Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM VỀ VIỆC TỔ CHỨC MỘT SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Ở MÔN TIẾNG ANH 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.43 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

1

KINH NGHIỆM VỀ VIỆC TỔ CHỨC MỘT SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG Ở MÔN TIẾNG ANH 8.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do cấp thiết của đề tài:
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết của khoa học công
nghệ và cũng đang trong quá trình hội nhập quốc tế đa lónh vực nó đòi hỏi con
người trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai phải là con người biết
hành động một cách tích cực, năng động và sáng tạo, biết thích ứng với mọi yêu
cầu của thời đại mới thì kết quả cũng chính là sản phẩm mang lại mới đạt hiệu
quả cao.
Giáo dục cũng vậy nó cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng
quan trọng góp phần phát triển xã hội, đất nước. Với việc đổi mới phương pháp
dạy học là một yêu cầu khách quan nhằm giúp cho người học hệ thống được
kiến thức, năng động hơn, sáng tạo hơn, phát triển năng lực trí tuệ ở những kiến
thức cơ bản. Trong khi đó, đối tượng học sinh ở nhiều vùng miền chưa cân đối
về điều kiện và khả năng học tập, chẳng hạn như ở nông thôn hay miền núi,
các em chưa có điều kiện để tham gia vào các khoá học tiếng Anh, chưa có
điều kiện để giao tiếp với người nước ngoài, thông tin báo chí, sách tham khảo
cần thiết còn ít. Để đáp ứng được yêu cầu trên, người dạy học phải sớm tìm ra
giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn và đem lại hiệu quả cao cho
việc dạy và học môn tiếng Anh.
Nhìn vào thực tế học sinh trường THCS Long Hưng, vốn tiếng Anh của các
em còn rất hạn chế, các em cảm thấy không tự tin khi học tiếng Anh. Hơn nữa,
hiện nay khả năng nhận thức của học sinh chưa tốt các em còn e ngại trong quá
trình rèn luyện ngôn ngữ. Do vậy không khí lớp học thường buồn tẻ, thiếu sinh
động và kém hấp dẫn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi phải cho các em
thấy được tiếng Anh hay như thế nào, mà muốn làm được điều này thì đòi hỏi


học sinh phải tích cực, chủ động trong việc học. Trên cơ sở đó, từ những suy
nghó của mình, tôi đã áp dụng một số hoạt động khởi động và đã tạo ra được
bầu không khí học tập sôi nổi của học sinh trong những giờ học tiếng Anh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số kinh nghiệm về việc tổ chức một số các hoạt động khởi
động môn tiếng Anh 8.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8 trường THCS Long Hưng.

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Höng


Sáng kiến kinh nghiệm

2

4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
a. Khách thể:
Dựa trên tình hình học tập thực tế môn Tiếng Anh của học sinh trường
THCS Long Hưng, nơi tôi đang công tác.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng về vấn đề học sinh còn hạn chế trong quá trình tham gia đóng
góp và xây dựng bài ở môn tiếng Anh của học sinh lớp 8, trường THCS Long
Hưng, Mỹ Tú, Sóc Trăng và một số kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm
dạy lớp 8.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra thăm dò.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì trước hết chúng
ta phải hiểu tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện sự gắng sức cao về
nhiều mặt trong hoạt động học tập và nói đến tính tích cực học tập thực chất là
nói đến tính tích cực nhận thức, nó được biểu hiện: học sinh có nhu cầu tiếp thu
kiến thức, kó năng, vận dụng kó năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập, từ đây
các em sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích luỹ (vốn
từ, quy tắc ngữ pháp…) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử
sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức
và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời
nói, bài viết thông qua ngôn ngữ. Các em biết cách làm việc theo cặp, theo
nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu
cầu của giáo viên. Học sinh mong muốn được đóng góp thêm những thông tin
mới thu nhận được từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài bài học… Ba
cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập là:
Bắt chước
Tìm tòi
Sáng tạo
Từ tư duy tích cực tiến tới tư duy sáng tạo là kết quả quá trình hoạt động
không ngừng của cả thầy và trò. Nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra
phương pháp dạy học phù hợp, đó là cách dạy học hướng tới người học, giúp
người học được hoạt động để nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

Dương Quang Minh


Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

3

tạo, tạo điều kiện cho người học tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức chống
lại thói quen học tập thụ động.
Để làm tốt được điều này thì giáo viên cần xây dựng tập thể lớp tự giác
học tập. Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức các hoạt động để có sự thi đua giữa các
nhóm, tạo không khí học tập sôi nổi. Từ đây các em thấy được tầm quan trọng
của tính tự giác trong học tập và cảm thấy ham học, nỗ lực thi đua nhau trong
học tập. Thành công của một tiết dạy phụ thuộc rất nhiều vào học sinh.
2. Thực trạng:
Long Hưng là xã vùng nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn
nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, nhất là môn
Tiếng Anh. Hầu hết các em không có phương tiện học tập cho môn này (ngoài
sách giáo khoa, các em không còn phương tiện học tập nào khác), không được
có điều kiện giao tiếp với người nước ngoài... Qua thực tế nhiều năm giảng dạy
và trong thời gian gần đây tôi thấy rằng các em đang dần có tâm trạng chán học
và buông xuôi do hạn chế về kiến thức cơ bản. Trong một lớp học chỉ có vài
học sinh tham gia tích cực, số còn lại thì ngồi im, thường trở nên rụt rè, ít chịu
phát biểu và thẩn thờ làm cho không khí lớp học rất buồn tẻ, thiếu sinh động,
nhàm chán, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học môn Ngoại ngữ.
Vì vậy, để giúp các em có được tâm lý thoải mái, trạng thái phấn khích,
thân thiện và tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học tiếng Anh đó là
điều mà tôi rất quan tâm.
3. Giải pháp đề ra:
- Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 8 và qua học hỏi đồng nghiệp

cũng như được tham dự các lớp tập huấn, các tiết thao giảng, chuyên đề... tôi đã
đưa ra một số hoạt động khởi động giúp các em tích cực và hứng thú hơn trong
các giờ học tiếng Anh.
- Các hoạt động khởi động (warm-up activities) trước khi vào bài học mới
có thể được thực hiện ở cả bốn kỹ năng nghe (Listening), nói (Speaking), đọc
(Reading) và viết (Writing), ngoài ra cũng có thể vận dụng ở một số tiết giảng
dạy về các điểm ngữ pháp ở phần Language focus.
- Phần khởi động thường chiếm một khoảng thời gian ngắn so với cả bài
học, song vô cùng quan trọng. Nó có mục đích là chuẩn bị về tâm lí, kiến thức
cho bài học mới, khơi dậy những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan cần
thiết cho bài học mới, gây hứng thú cho bài học mới, tạo không khí dễ chịu giữa
thầy và trò. Vì vậy, để làm được điều này giáo viên cần phải linh hoạt sử dụng
các thủ thuật khác nhau như: sử dụng tranh ảnh, vật thật sưu tầm thay cho tranh
trong sách để gây hấp dẫn, hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới,

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

4

chơi một số trò chơi nhỏ để khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh và dẫn
dắt vào bài mới. Khi thực hiện phần này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
có thể sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại
giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học
sinh. Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra
những thủ thuật phù hợp.

- Sau đây là một số các hoạt động khởi động mà tôi đã thường áp dụng ở
một số tiết học ở môn tiếng Anh lớp 8.
a) Networks:
Hoạt động này đòi hỏi học sinh tìm những thông tin về chủ điểm đã cho
và sau đó so sánh kết quả với các bạn cùng cặp hoặc nhóm. Để hoạt động này
có thể diễn ra sôi nổi và tranh đua hơn tôi có thể phân chia lớp học thành nhiều
nhóm (đội) để thi đua. Cuối cùng tôi tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh.
Ví dụ: Unit 1: My friends – Section: Speak (p.11/SGK TA8)
Nhằm giúp học sinh nắm vững một số từ quan trọng để thực hành nói về
dáng vóc (build), mái tóc (hair) của người khác và bản thân mình, tôi đưa ra
một số gợi ý trên bảng và chia lớp thành các nhóm (đội) thi đấu, ai viết được
nhiều từ đúng hơn sẽ là nhóm (đội) giành chiến thắng. Để đánh giá được kết
quả chính xác, mỗi nhóm (đội) sử dụng một loại phấn màu khác nhau.
curly

tall

fat
build

hair

slim
short

bald

straight

thin

blond
black
hair color
dark

fair
brown

b) Shark attack:
Hoạt động này nhằm giúp các em phán đoán từ ngữ có liên quan đến chủ
điểm của bài học mới.
Để thực hiện hoạt động này tôi chuẩn bị các vật dụng: hình một con cá
mập và hình người được cắt rời, vẽ những nét gợn sóng trên bảng tượng trưng
cho mặt biển và những bậc thang dẫn xuống mặt nước, gạch các đường nét

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

5

ngắn trên bảng. Mỗi gạch nét tượng trưng cho một ký tự. Học sinh lần lượt đoán
các mẫu ký tự có trong từ đó cho đến khi tìm được từ cần đoán. Nếu đoán sai
tôi sẽ di chuyển cô gái xuống một bậc thang. Đến bậc thang cuối cùng mà học
sinh vẫn chưa đoán được thì cô gái sẽ bị ăn thịt và sẽ là nhóm (đội) thua cuộc.
Ví dụ: Unit 1: My friends – Section: Read (p.13/SGK TA8)
Nhằm dẫn dắt học sinh vào chủ đề của bài đọc để tìm hiểu về một số tính

cách của các bạn học sinh.
CHARACTER
Group A

Group B

c) Bingo:
Hoạt động này đòi hỏi học sinh có khả năng nghe để chọn các từ đúng
mà chúng nghe được. Thông qua hoạt động này cũng giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng nghe chọn thông tin cụ thể.
Để thực hiện hoạt động này tôi có thể đưa ra khoảng 10 - 15 từ trên bảng
con mà các em đã học. Sau đó tôi yêu cầu mỗi em chọn 5 từ bất kỳ trên bảng. Kế
tiếp tôi sẽ đọc ngẫu nhiên các từ không theo thứ tự. Học sinh sẽ nghe và đánh
dấu () vào từ đã chọn (nếu có). Học sinh nào có cả 5 từ được đánh dấu () thì
hô to “Bingo”. Để khuyến khích tinh thần tham gia của các em tôi có thể cho
điểm học tốt.
Ví dụ: Unit 3: At home – Section: Listen (p.30/SGK TA8)
Để giúp học sinh hướng vào các từ mà các em sẽ nghe và chọn tranh
đúng trong các cặp tranh cho sẵn về các nguyên liệu và vật dụng thích hợp để
thực hiện món ăn “Special Chinese fried rice”.
Các từ được cho sẵn: chicken, beef, garlic, sugar, noodles, rice, peas, green
pepper, cooking-oil, onion, ham, pan, steamer, ...
d) Matching:
Hoạt động này giúp học sinh ôn lại các từ, cụm từ đã học hoặc phán đoán
ngữ nghóa của các từ hoặc cụm từ mà có liên quan đến bài học mới.

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng



Sáng kiến kinh nghiệm

6

Tôi thực hiện hoạt động bằng cách chia bảng thành 2 cột: A và B. Cột A ở phía
bên trái chứa các từ, cụm từ. Còn lại cột B ở phía bên phải tôi viết các định nghóa, từ
tiếng Việt hoặc vẽ tranh.
Ví dụ: Unit 5: Study habits – Section: Getting started (p.46/SGK TA8)
Để giúp học sinh ôn lại một số từ vựïng nói về các môn học ở lớp 8.
A
1. Geography
2. Literature
3. History
4. Chemistry
5. Physics
6. Music
7. Math
8. Technology
9. Biology
10. Civic education
11. Fine Art
12. Physical education
13. English

B
a.

g.


b.

h.

c.

i.

d.

j.

e.

k.

f.

l.

m.

e) Chatting:
Hoạt động này nhằm giúp học sinh có thể trao đổi những kinh nghiệm cá
nhân mà có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học. Ngoài ra còn tạo cho
học sinh cảm thấy tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh và không lo gì về việc ý
tưởng hay hay dở, phát âm chuẩn hay không.
Ví dụ: Unit 7: My neighborhood – Section: Read (p.67/SGK TA8)
Để giúp học sinh nêu lên ý kiến về nơi cư trú của mình có những công
trình gì mà các em ưa thích.

1) Do you like going shopping?
2) Where do you often go shopping?
3) Is there a supermarket near here?
4) Do like it? Why?
5) Do you know what the mall is?
f) Brainstorming:
Đây là một hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên có thể thiết
lập tình huống và giới thiệu chủ điểm của bài học.
Ví dụ: Unit 10: Recycling – Section: Read (p.92/SGK TA8)
Để dẫn dắt học sinh đi vào nội dung bài học nói về một số dữ kiện về tái

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

7

chế trong một trang “Nhật báo xanh”, tôi yêu cầu học sinh suy nghó và viết lên
bảng những gì mà có thể được tái chế. Chẳng hạn, học sinh có thể nêu lên:
tires, glass, paper, bottles, ... Sau khi học sinh hoàn thành trong thời gian quy
định từ 2-3 phút, tôi sẽ sử dụng những ý tưởng đó để giới thiệu nội dung bài
mới.
g) Hangman:
Hoạt động này tương tự như “Shark attack”.
Tôi gạch những đường ngắn trên bảng. Mỗi gạch tượng trưng cho một
mẫu tự trong từ (tuỳ theo số mẫu tự mà sẽ có số gạch tương ứng). Học sinh lần
lượt đoán các mẫu tự có trong từ. Nếu mỗi lần học sinh đoán sai tôi gạch một

gạch (theo thứ tự trong hình vẽ). Nếu học sinh đoán sai 8 lần thì bị thua. Giáo
viên giải đáp từ. Ở hoạt động này tôi cũng có thể chia lớp thành 2 nhóm thi đua
với nhau. Ai có số gạch ít hơn và giải đáp được từ khoá sẽ là người chiến thắng.
Ví dụ: Unit 2: Making arrangements – Section: Write (p.23/SGK TA8)
Để chuẩn bị cho học sinh thực hành viết một tin nhắn qua điện thoại. Tôi
yêu cầu các em đoán từ “Message” là chủ điểm của bài viết.
MESSAGE
1
2
5

3
4

7

6
8

h) Pelmanism:

Hoạt động này nhằm giúp các em luyện khả năng ghi nhớ những kiến
thức đã học ở những bài học trước đó. Cụ thể thường được sử dụng để ôn về các
từ ngữ. Chẳng hạn, động từ ở dạng nguyên mẫu với quá khứ, tính từ và từ đồng
nghóa hoặc trái nghóa, từ tiếng Anh với tranh vẽ, từ tiếng Anh với nghóa tiếng
Việt...
Để thực hiện hoạt động này tôi cần chuẩn bị một số thẻ bằng bìa được
đánh số một mặt và mặt kia có nội dung mà tôi viên muốn học sinh luyện tập.
Sau đó dán các thẻ đó lên bảng chỉ cho học sinh thấy có mặt đánh số. Kế tiếp
chia lớp ra làm hai nhóm. Lần lượt mỗi nhóm chọn 2 số. Học sinh luân phiên lật

các thẻ. Nếu khớp nhau thì nhóm đó được tính điểm. Nếu không khớp, lật úp lại
như cũ và tiếp tục trò chơi đến khi tất cả các thẻ đã được lật ra. Nhóm nào
nhiều điểm hơn là người chiến thắng.
Ví dụ: Unit 4: Our past – Section: Write (p.42/SGK TA8)

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

8

Nhằm giúp các em hiểu và sử dụng các động từ cho sẵn ở dạng simple
past để hoàn thành câu chuyện. Tôi đã chuẩn bị các thẻ có các nội dung sau:
1

escape

6

lit

11

tied

16


tie

2

was

7

light

12

appear

17

burned

3

say

8

go

13

burn


18

leave

4

went

9

be

14

appeared

19

graze

5

said

10

escaped

15


grazed

20

left

Để đỡ mất thời gian tôi chia lớp làm hai nhóm A và B, mỗi nhóm được chỉ định
số lượng thẻ phù hợp: nhóm A sẽ lật từ thẻ 1 - 10, nhóm B sẽ lật từ thẻ 11 - 20. Nhóm
nào lật đúng nhiều nhất và nhanh nhất trong thời gian 2 phút sẽ giành chiến thắng.
i) Wordsquare:
Hoạt động này cũng nhằm giúp học sinh ôn và nhớ lại những từ mà có liên
quan đến chủ điểm của bài học.
Trước hết tôi chuẩn một bảng con hoặc bìa cứng kẻ các ô có chứa các chữ cái.
Kế tiếp tôi giới thiệu cho học sinh biết chủ điểm của các từ và số lượng từ cần phải
tìm trong ô chữ. Học sinh có thể làm việc theo cặp hoặc theo nhóm để tìm các từ ẩn
chứa trong ô chữ. Tôi chia lớp thành hai nhóm hoặc nhiều hơn (nếu có thể) lên bảng
viết ra các từ mà các em tìm thấy theo nhóm của mình. Các từ trong ô chữ có thể tìm
theo hàng dọc, hàng ngang hay hàng chéo. Nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là người
chiến thắng.
Ví dụ: Unit 8: Country life and city life – Section: Speak (p.73/SGK TA8)
Trong bài học này tôi yêu cầu các em tìm ra 7 tính từ mà liên quan đến chủ
điểm bài học.
E X
O A
U B
I C
W L
S M
Q O
B P

K R

P E N
M D N
O I S
D R T
E T W
R Y B
N O I
T F D
T C Y

S I V E
U V O S
V E Y V
R S F D
U L L A
G T I Z
S Y B Q
E L V N
J A K E

B
E
A
U
T
I
F
U

L

expensive, noisy
tall
modern, dirty, beautiful
busy
j) Kim’s game:

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Höng


Sáng kiến kinh nghiệm

9

Đây là trò chơi nhằm rèn luyện trí nhớ. Giúp học sinh nhớ từ ngữ nhanh, hiệu
quả.
Tôi chia lớp thành 2 - 3 nhóm. Tôi có thể đưa ra từ 8 - 10 đồ vật hoặc tranh vẽ
phóng to dán trên bảng. Cho học sinh quan sát đồ vật hoặc tranh vẽ trong vòng 20 –
30 giây. Kế tiếp yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ. Sau đó tôi sẽ cất
các đồ vật hoặc tranh vẽ đi. Học sinh lên bảng viết lại tên các đồ vật hoặc tranh vẽ
mà các em vừa xem. Nhóm nào nhớ và ghi nhiều từ nhất là người chiến thắng.
Ví dụ: Unit 10: Recycling – Section: Speak (p.90/SGK TA8)
Để chuẩn bị cho học sinh nói về những thứ có thể được tái chế hoặc tái sử
dụng. Tôi phóng to tranh trong sách giáo khoa. Tôi yêu cầu học sinh quan sát trong
vòng 30 giây. Sau đó viết tên các thứ có trong tranh. Những thứ có thể laø: envelopes,
cans, jars, bottles, clothes, cardboard boxes, banana peels, tins, old newspapers,
glasses, ...


Ngoài những thủ thuật và các hoạt động như trên tôi cũng có thể áp dụng thêm
một số các thủ thuật khác tuỳ theo chủ đề, chủ điểm của các đơn vị bài học như:
Chain game, Lucky numbers, Slap the board,...

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
- Qua việc áp dụng các thủ thuật và các hoạt động nêu trên, tôi nhận thấy
rằng kết quả mang lại rất khả quan và có những ưu điểm sau:
+ Học sinh đã không còn cảm giác e dè, thụ động và chán nản.
+ Học sinh đã trở nên tích cực tham gia vào các hoạt động một cách sôi
nổi và nhiệt tình.
+ Học sinh có được nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến cá nhân của mình.
+ Có được sự gắn kết giữa thầy và trò.
+ Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
+ Giáo viên có thể dễ dàng theo dõi và giúp đỡ những học sinh yếu kém.

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

10

- Với việc áp dụng các thủ thuật và các hoạt động trên, kết quả cho thấy
học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về tính tích cực, chủ động và sáng tạo khi tham gia
vào các giờ học tiếng Anh:
Năm học

2008 – 2009
2009 – 2010:
+ HKI
+ Giữa HKII
2. Bài học kinh nghiệm:

Mức độ tham gia của học sinh
60%
75%
80%

Qua việc áp dụng các thủ thuật và các hoạt động nêu trên tôi đã rút ra
được nhiều kinh nghiệm cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh và quá trình lónh nhận của học sinh trong các giờ học tiếng Anh, tôi
nhận thấy rằng:
a) Đối với giáo viên:
- Cần phải tìm tòi, sáng tạo những cái mới phù hợp với điều kiện giảng
dạy và khả năng học tập của học sinh nhằm làm giảm và khắc phục được
những khó khăn và hạn chế trong tiết dạy và học môn ngoại ngữ nói chung và
môn tiếng Anh nói riêng.
- Cần tạo ra bầu không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi, sinh
động và mang lại sự thân thiện giữa thầy và trò.
- Cần phải nắm bắt được những nhu cầu, tâm tư, tình cảm của học sinh để
tạo ra các thủ thuật và các hoạt động phù hợp thì lúc đó kết quả mang lại mới
thật sự như mong muốn.
- Phải là người chủ động khơi dậy những tiềm năng sẵn có của bản thân
và của học sinh. Phải giữ vai trò là người hướng dẫn và là người tạo điều kiện
cho việc học tập để học sinh đạt được kết quả tốt.
b) Đối với học sinh:
- Cần khắc phục những tư tưởng tham gia hay không tham gia cũng không sao.

- Phải tham gia một cách tích cực và nhiệt tình thì mới cải thiện được
những mặt hạn chế và yếu kém trong quá trình học ngoại ngữ (tiếng Anh).
- Thường xuyên trau dồi những kiến thức đã lónh nhận từ thầy (cô) không
chỉ ở trường mà còn ở nhà thì mới có thể trao đổi và đóng góp cho bài học. Từ
đó bản thân mình sẽ dần cải thiện được những sự rụt rè và cảm giác buồn chán
đối với môn học này.
3. Đề xuất:

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

11

- Đề nghị Phòng GD - ĐT huyện cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan,
băng, đóa, tranh ảnh và hỗ trợ trường xây dựng phòng nghe - nhìn... nhằm giúp
giáo viên có điều kiện giảng dạy và học sinh có điều kiện học tập được tốt hơn.
- Mở nhiều lớp tập huấn, chuyên đề, hội giảng để giáo viên có được điều
kiện trao đổi, học hỏi và nâng cao tay nghề để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy
và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện. Kính mong được sự
đóng góp chân thành của quý vị để việc giảng dạy và học môn Tiếng Anh
mang lại những hiệu quả tốt nhất.
Long Hưng, ngày 10 tháng 04 năm 2010.
Người thực hiện

Dương Quang Minh


Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Anh. (Phạm Phương Luyện – Hoàng Xuân
Hoa)
- Sổ tay người dạy tiếng Anh.

(Tứ Anh - Phan Hà - May Vi Phương - Hồ Tấn)

- Sách giáo khoa và sách giáo viên tiếng Anh lớp 8.
- Một số tài liệu tham khảo khác...

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng


Sáng kiến kinh nghiệm

13


MỤC LỤC


I. PHẦN MỞ ĐẦU

trang 1

1. Lý do cấp thiết của đề tài

trang 1

2. Mục đích nghiên cứu

trang 1

3. Đối tượng nghiên cứu

trang 1

4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

trang 2

a) Khách thể

trang 2

b) Phạm vi nghiên cứu


trang 2

5. Phương pháp nghiên cứu

trang 2

II. NỘI DUNG

trang 2

1. Cơ sở lý luận

trang 2

2. Thực trạng

trang 3

3. Giải pháp đề ra

trang 3

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

trang 9

1. Kết luận

trang 9


2. Bài học kinh nghiệm

trang 10

3. Đề xuất

trang 10

Dương Quang Minh

Trường THCS Long Hưng



×