Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

luận văn hay đại học sư phạm Phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.91 KB, 65 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, tư tưởng Nho giáo có một vị trí và vai trò rất
đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ bởi giá trị sâu sắc của nội dung tư tưởng
mà và tầm ảnh hưởng của nó đến thời đại ra đời mà còn ảnh hưởng sâu
rộng đến các nước phương Đông ngày nay.
Khổng Tử là người đặt nền móng đầu tiên cho tư tưởng Nho giáo.
Phạm trù Lễ là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng về chính
trị - xã hội, luân lý đạo đức của ông. Lễ trong giáo dục phong kiến đến Lễ
trong giáo dục hiện nay đã có những biến động nhưng ở thời kỳ nào cũng
có giá trị bảo tồn. Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, người Việt đã
sớm tiếp biến tư tưởng của Khổng Tử không chỉ qua sự giao thoa văn hóa
tự nhiên mà còn bởi sự ủng hộ và tiếp sức của giai cấp phong kiến Việt
Nam qua nhiều thời đại. Chính vì vậy, tư tưởng của Khổng Tử cũng như
phạm trù Lễ đã chiếm một vị trí quan trọng không chỉ trong đời sống mà
còn trong giáo dục của người Việt.
Ngày nay, sự suy thoái đạo đức diễn ra không ở riêng tầng lớp nào,
nghề nghiệp nào cả và hiện tượng này diễn ra ở một bộ phận không nhỏ
học sinh, sinh viên đang chạy theo cám dỗ của đồng tiền, chạy theo hư vinh
phù phiếm…đánh mất chính mình, trong đó có một bộ phận sinh viên
trường ĐHSP Hà Nội. Trước tình hình đó, việc giáo dục đạo đức cho SVSP
là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.
Một điều kiện hết sức quan trọng để giáo dục đi đến thành công đó là
phải giáo dục người thầy, bởi: “Muốn cho việc giáo dục đạt hiệu quả thì
những người làm công tác giáo dục cần phải tự giáo dục bản thân mình”
[21, tr292]. Người thầy phải là người tiên tiến, có niềm tin sâu sắc vào
chính nghĩa có trình độ học vấn cao, được đào tạo đầy đủ về mặt chính trị,
khoa học và sư phạm. Người thầy không tỏ ra là nhà giáo dục trước mắt
học sinh không đứng trên thiên giới sư phạm của mình mà gương cao các
1
chân lý đạo đức. Đạo đức người thầy là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực


nhằm đánh giá cách ứng xử của người thầy trong quan hệ với học sinh,
đồng nghiệp, với khoa học với sự nghiệp “trồng người” và với xã hội. Như
Hồ Chủ Tịch đã nói dịp về thăm trường ngày 21/10/1964: Làm thế nào để
nhà trường này không chỉ là trường sư phạm mà là trường mô phạm trong
cả nước.
Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài: “Phạm trù Lễ của Khổng Tử và
ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP
Hà Nội hiện nay” với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình làm cho
môi trường sư phạm ngày càng tốt đẹp hơn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề tư tưởng Nho giáo và các phạm trù là một vấn đề nghiên cứu
không mới, được nhiều người nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng áp dụng nó như thế nào cho có hiệu quả thực sự là vấn đề còn nhiều
tranh cãi. Đặc biệt, hệ tư tưởng Nho giáo này gần như được nghiên cứu
nhiều qua các quan hệ gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, giữ gìn
nếp sống văn hóa, … quan niệm về sự sống – chết, về vĩnh cửu của tổ tiên
mà chưa hoặc ít đề cập tới việc áp dụng hệ tư tưởng ấy vào thế hệ trẻ như
học sinh, sinh viên.
2.1. Đề tài nghiên cứu về Nho giáo và phạm trù Lễ
2.1.1. Về Nho giáo
Bài viết “Mấy đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam” của
GS.TS.Nguyễn Tài Thư với nội dung về: đặc điểm Nho giáo về chiều
hướng và động lực phát triển của Nho giáo Việt Nam; vị trí, vai trò của xã
hội Việt Nam phong kiến, độc lập, tự chủ; phong cách tư duy của Nho giáo
Việt Nam. Sau đó là phân tích đặc trưng của Nho giáo Việt Nam như:
truyền bá và phát triển Nho giáo Việt Nam trong điều kiện không bình
thường, Nho giáo Việt Nam thiếu cơ sở vật chất cần thiết để phát triển…
2
Bài viết “Nho giáo” được đăng trên Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia gồm những nội dung như: điều kiện kinh tế, xã hội và thân thế

sự nghiệp của Khổng Tử, Nho giáo nguyên thủy, Tống Nho, các phạm trù
Tam cương Ngũ thường….
Đề tài “Tư tưởng Nho giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó với nước
ta hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Mai đăng trên Nghiên cứu Văn hóa –
Số 2 (Thông báo khoa học) bao gồm các nội dung như: khái quát nội dung
tư tưởng đạo đức Nho giáo, các phạm trù Ngũ thường và ảnh hưởng của
Nho giáo ở nước ta hiện nay…
2.1.2. Phạm trù Lễ
Bài viết “Lễ giáo trong nền đạo đức Khổng Mạnh” của GS.Trần Văn
Đoàn, Đại học Quốc Gia Đài Loan. Trong bài viết này giáo sư đã đề cập tới
những vấn đề như chữ Lễ trong Nho giáo, Lễ trong Luận Ngữ, Lễ trong Mạnh
Tử, Lễ trong tư tưởng của Tuân Tử… tuy nhiên giáo sư nghiên cứu nhiều về
phần lí luận chưa đề cập tới thực tiễn của phạm trù Lễ trong cuộc sống.
Bài viết “Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam” của tác giả
Vũ Khiêu, Tạp chí Triết học số 8, trang 37 – 40, 2009. Trong bài viết
này tác giả đề cập tới vấn đề Nho giáo với kinh tế, Nho giáo với vấn đề
tu dưỡng đạo đức, Nho giáo về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (Ngũ
thường)…
Bài viết “Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người” của
TS.Nguyễn Thị Thọ, khoa Triết học, ĐHSP Hà Nội, được đăng ngày
25/03/2013, trên trang chủ của khoa Triết học [35]. Tác giả đề cập tới đạo
làm người, đạo làm người qua các mối quan hệ xã hội như: bản thân, xã
hội…trong đó đề ra những yêu cầu để thực hiện những mối quan hệ đó
đúng với đạo làm người: phải chính danh, phải có sự tôn trọng của cả hai
phía, trong quan hệ vua – tôi thì đều được coi là người cầm quyền,…
3
Đề tài “Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễ” của Nguyễn Văn Nội,
Đại học Văn hóa Hà Nội đề cập tới phạm trù Nhân, Lễ trong xã hội công
nghệ, khoa học – kĩ thuật phát triển như hiện nay trên tư tưởng Nhân, Lễ của
Nho giáo nguyên thủy của Khổng Tử, Tuân Tử và từ đó đề ra các biện pháp

kế thừa, chọn lọc và phát huy kinh nghiệm của tư tưởng Nho giáo để lại.
2.2. Đề tài về lối sống, thực trạng giáo dục, xây dựng, hoàn thiện
đạo đức của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội
Trong “Báo cáo thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên
và công tác giáo dục lối sống”. Số tư liệu: 9106/BGDT – CTHSSV của
thành Đoàn Thành phố Hà Nội với nội dung: thực trạng đạo đức lối sống
của địa phương, công tác giáo dục đạo đức lối sống, chất lượng hiệu quả
của công tác giáo dục, những đề xuất kiến nghị… Báo cáo này với những
con số cụ thể, xác thực đã cho chúng ta cái nhìn bao quát nhất về thực trạng
giáo dục lối sống đạo đức cho thanh niên. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục thực trạng trên.
Đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ĐHSP Phú Yên”,
Th.s Lê Thị Mai, khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Phú Yên. Đề tài đưa ra
cơ sở lí luận của đạo đức nghề sư phạm trong bối cảnh thời kỳ đổi mới hiện
nay, thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ĐHSP Phú Yên,
đưa ra các bản khảo sát và số liệu cụ thể từ đó đưa ra giải pháp.
Đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính
– kế toán” góp phần vào sự nghiệp giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh
viên trường cao đẳng Tài chính – Kế toán Quảng Ngãi. Nguyên nhân, thực
trạng, biện pháp khắc phục, nội dung giáo dục đạo đức.
Đề tài “Giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV – cần sự chung tay của
toàn xã hội” của Thành đoàn Hà Nội có thể được coi như là nội dung phát
động sâu rộng đến tất cả thanh niên trước thực trạng đạo đức của thanh
niên đang đi xuống.
4
Tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi vào tìm hiểu
Nho giáo, phạm trù Lễ và phương pháp giáo dục lối sống đạo đức dưới
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và đem lại kết quả tốt đẹp nhưng gần
như chưa có công trình nào hoặc ít nghiên cứu về phạm trù Lễ và ảnh
hưởng của nó đến giáo dục lối sống cho sinh viên ĐHSP Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu phạm trù Lễ - một trong năm phạm trù
quan trọng củ Nho giáo: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Làm rõ cái hay, cái
đẹp, cái hợp lí và chưa hợp lí trong phạm trù Lễ này.
Đưa ra những biện pháp áp dụng phạm trù Lễ vào trong giáo dục đạo
đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội để đem lại hiệu quả giáo dục cao. Từ đó
chỉ ra ý nghĩa và vai trò to lớn của việc giáo dục Lễ cho sinh viên áp dụng
phổ biến cho việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ĐHSP nói riêng và hệ
thống giáo dục các cấp trong cả nước nói chung, thông qua các môn học
như: Giáo dục Công dân, Đạo đức học, Giáo dục học,…
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống lại phạm trù Lễ của Khổng Tử
Phân tích, đánh giá chứng minh ý nghĩa của phạm trù Lễ đối với giáo
dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội.
Làm tài liệu cho nghiên cứu giảng dạy các môn đạo đức.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên toàn trường ĐHSP, đặc biệt chú trọng vào sinh viên các
nghành như: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Đặc biệt, Sư
phạm Nghệ thuật, Sư phạm Văn học, Giáo dục Công dân,…Vì đặc thù của
những ngành học này ảnh hưởng sâu rộng tới đạo đức học sinh sau này. Ví dụ:
giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên của trẻ khi tới trường khi xa vòng tay
bố mẹ, là người giáo dục nhân cách, đạo đức đầu tiên ngoài gia đình…
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên ĐHSP Hà Nội năm nhất đến năm ba, đặc biệt là các khoa
như: Giáo dục Mần non, Giáo dục Tiểu học, Lí luận Chính trị - Giáo dục
công dân, Sư phạm Văn học…
Các thầy cô giáo giảng viên ở các khoa, ở các bộ môn khoa học xã

hội, đặc biệt là những thầy cô trực tiếp giảng dạy môn đạo đức học ở các
khoa như Lí luận Chính trị - Giáo dục công dân, Triết học, Tiểu học…
Ngoài ra, các thầy cô giáo tham gia công tác Đoàn quản lí nề nếp, tư cách
sinh viên…
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Đề tài được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng cho việc phân tích, đánh giá,
chứng minh phạm trù Lễ của Khổng Tử và mức độ ảnh hưởng của nó đối
với giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-
Lênin, trong đó chủ yếu vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử. Ngoài
ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: hệ thống, phân tích, so
sánh, đối chiếu nhằm tái hiện lại một cách chân thực và đánh giá khách
quan phạm trù Lễ và ý nghĩa của nó với giáo dục đạo đức.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm sâu sắc và hiểu hơn về phạm trù Lễ, ý nghĩa của
nó đối với SVSP nói riêng và sinh viên nói chung. Đặc biệt về vấn đề mà xã
hội trong quan tâm khi đạo đức suy thoái cả ở đội ngũ không nhỏ giáo viên.
Đề tài có thể áp dụng vào thực tế giáo dục đạo đức nếu có tính khả
thi và thực tiễn cao.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu và giảng dạy Nho giáo, đạo đức cho đông đảo đội ngũ học sinh, sinh
6
viên trong cả nước và tài liệu dạy các môn học như: Triết học phương
Đông, Đạo đức học….
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục viết tắt, đề tài nghiên cứu bao gồm: 2 chương và 7 tiết.

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHẠM TRÙ LỄ CỦA KHỔNG TỬ
1.1. Cơ sở hình thành phạm trù Lễ của Khổng Tử
1.1.1. Khổng Tử cuộc đời và sự nghiệp
Khổng Tử (551 – 479 trCN) tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh ra ở nước
Lỗ (hiện nay là làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc huyện
Duyện châu, tỉnh Sơn Châu, Trung Quốc). Người dòng dõi người nước
Tống (Hà Nam). Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ bị sa sút. Quê
hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản
văn hóa cũ nhà Chu. Như đã nói ở trên, thời đại Khổng Tử là thời đại của
“Vương đạo suy vi”, “Bá đạo” nổi lên lấn át “Vương đạo” của nhà Chu, trật
tự nhà Chu đang bị đảo lộn, như ông than rằng: “vua không phải đạo vua,
tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con”
[33, tr28]. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc
nhà Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế, kỷ cương của nhà Chu với một
nội dung cho phù hợp.
Ông lập ra học thuyết, mở trường dạy học, đi chu du các nơi trong
nước, tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lý tưởng của mình nhằm
phục vụ mục đích trên. Sau đây là tư tưởng của ông:
Về học thuyết chính trị
Hoài bão chính trị nhất quán trước sau của Khổng Tử là kế thừa sự
nghiệp của Văn Chương, Chu Công. Chu Công lặp lại kỷ cương nhà Chu.
Để thực hiện lý tưởng Chính trị của mình, ông xây dựng học thuyết về
Nhân – Lễ - Chính danh.
Điều “Nhân” là hạt nhân của học thuyết chính trị của Khổng Tử.
Theo ông, “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức, “Chính danh” là con
đường đạt tới điều Nhân. (Ông nói: sửa mình, khôi phục điều Lễ là người
Nhân). Học trò của Khổng Tử là Phàn Trì hỏi, thế nào là “Nhân”, Khổng
Tử trả lời: “Thương người” (Ái nhân). “Thương người”, “điều gì mà mình

8
không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác” kỷ sở bất dục, vật
thi ư nhân). “Mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình
muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt” [33, tr28] (Kỷ dục lập
nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân) là nội dung cơ bản trong học thuyết
về “Nhân” của Khổng Tử. Ông cho rằng, phẩm chất chất phác, tình cảm
chân thực là điều kiện cần thiết để trau dồi đức “Nhân” (Một nột cận
Nhân); những người thích trau chuốt, hình thức, khéo nói là ít đức “Nhân”
(xảo ngôn lệnh sắc, tiểu hĩ nhân). Tuy nhiên, do hạn chế của lập trường giai
cấp học thuyết “Nhân” của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng. Ông
cho rằng chỉ có người quân tử (tức giai cấp thống trị) mới có thể có được
đức “Nhân”. (Quân tử nhi bất Nhân giả hữu hi, vị hữu tiểu nhân nhi Nhân
giả dã). Nghĩa là đạo Nhân là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị.
Thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông “Lễ nhạc hư hỏng”,
cần phải khôi phục lại “Lễ”.
Tính hai mặt của Khổng Tử cũng thể hiện trong tư tưởng “thân thân”
(thương yêu người thân) và “thượng hiền” (tôn trọng người hiền tài). Chế
độ nhà Chu là chế độ Tông pháp, lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, mỗi
cá nhân phải toàn tâm toàn ý vì quyền lợi của tông tộc mà phục vụ. Khổng
Tử theo nhà Chu nên tư tưởng nên tư tưởng “thân yêu người thân” bám rất
chắc trong tư tưởng của ông. Mặt khác, tư tưởng tôn trọng hiền tài của
Khổng Tử cũng khá rõ nét, mang nhiều ý nghĩa tích cực. Ông chủ trương
quốc gia nên dùng người hiền tài, không kể người thân hay không thân; nếu
là người tài giỏi hơn mình thì phải nhường, nếu không nhường thì bị coi là
“ăn cắp địa vị”. Ông nói: “Học tập lễ nhạc trước rồi mới làm quan, chính
là những kẻ dã nhân (tức dân thường), làm quan trước mới học lễ nhạc
chính là người quân tử (con cháu quý tộc). Nếu đúng người thì ta chọn
những người học tập là nhạc trước” [33, tr29].
Thời đại của Khổng Tử là thời kỳ gọi là “danh và thực oán trách
nhau”; tức là danh và thực không phù hợp với nhau. Từ thời Xuân Thu trở

9
đi, những khái niệm (danh) của kiến trúc thượng tầng đã tỏ ra lạc hậu trước
sự thay đổi nhanh chóng, toàn diện của cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp
trong xã hội. Một hiện thực “lộn xộn”, cũ – mới đan xen. Trước tình hình
đó Khổng Tử cho rằng, cần phải “chính danh” cho vua ra vua, tôi ra tôi…
“Chính danh” là điều căn bản của việc làm chính trị, đưa xã hội “loạn” trở
về “trị”. Nhưng có điều ông đã nhận ra được cội nguồn của “danh thực oán
trách nhau” ấy nên ông đã chủ trương một cách duy tâm. Ông cho rằng
“Lễ nhạc không hưng thịnh” (tức kiến trúc thượng tầng lung lay) không
phải do sự biến đổi từ cơ sở, mà là do “danh không chính”, “ngôn không
thuận”. Và, ông đã lộn ngược theo quan điểm duy tâm đó.
Về tư tưởng triết học
Khổng Tử rất ít bàn đền vấn đề trừu tượng thuộc bản thể, ít bàn đến
chuyện quỷ thần. Ông nói: Chưa biết chuyện của người, làm sao biết
chuyện của quỷ thần. Từ Lộ lại hỏi: Sau khi chết con người ta sẽ ra sao?
Ông nói: “Chưa biết được việc sống làm sao biết được việc chết” [33,
tr29]. Tuy nhiên, trong nghị luận nhiều chỗ ông nhắc đến “Trời”, “Mệnh
trời” để trình bày ý kiến của mình. “Trời” đối với Khổng Tử có chỗ như là
một quy luật, là trật tự của vạn vật (“Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay
đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng”), có chỗ ông khẳng định trời có ý chí
(“Than ôi! Trời làm mất đạo của ta rồi”; “Mắc tội với trời không thể cầu ở
đâu mà thoát được” [33, tr29]). Ý chí của Trời là Thiên mệnh (Mệnh lệnh
của trời: Mệnh trời. “Thiên mệnh” nói vắn tắt là mệnh. Ông cho rằng mỗi
cá nhân, sự sống – chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do “Thiên mệnh quy
định. Phú quy không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu”. Mặt
khác, Khổng Tử lại cho rằng con người bằng nỗ lực chủ quan của mình
cũng có thể thay đổi lại được cái “Thiên mệnh” ban đầu. Ông nói, con
người lúc mới sinh ra, cái “tính” trời phú cho là giống nhau như trong quá
trình tiếp xúc, học tập… (thực tiễn - L.G.T.) nó làm cho họ khác nhau, có
kẻ trí người ngu (“Tính tương cận, Tập tương viễn”). Đây là mặt tích cực,

10
chỗ “thêm vào” của Khổng Tử so với quan niệm “Mệnh trời” trước đó. Đối
với quy thần, khổng Tử tỏ thái độ hoài nghi về sự tồn tại của quỷ thần cho
nên một mặt ông chủ trương tôn kính, một mặt ông lại xa lánh và cảnh
giác. Ông nói: “Biết kính quỷ thần mà lánh nó là người trí – Như vậy kẻ mê
tín quỷ thần là kẻ ngu; Tế thần như có thần – Có thần hay không là do
mình; Quỷ thần không đáng tế mà tế là nịnh – Phải cảnh giác” [33, tr30].
Sau khi Khổng Tử mất, học thuyết của ông được các thế hệ học trò
tiếp tục phát triển và trở thành trường phái lớn lúc bấy giờ.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thời Xuân Thu
Thời kỳ Xuân Thu khoảng từ năm 770 trước C.N, đến năm 475 trước
C.N, bắt đầu từ khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông, thuộc Lạc Ấp,
Lạc Dương, Hà Nam ngày nay, còn gọi là thời kỳ Đông Chu. Thời kỳ
Chiến Quốc bắt đầu từ năm 475 trước C.N, và kết thúc vào năm 221 trước
C.N, bằng sự thống nhất đất nước của nhà Tần.
Về kinh tế
Trong thời Xuân Thu, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt và
dùng bò kéo cày đã khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất
hoang, hoàn thiện kỹ thuật canh tác ruộng đất và kỹ thuật canh tác ruộng
đất và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền”, góp phần nâng cao năng suất lao
động (trong nông nghiệp). Thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới, đặc
biệt ở sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra một loạt
ngành nghề mới bên cạnh các nghề truyền thống, như nghề luyện kim,
nghề đúc, nghề rèn, nghề mộc, nghề xây, nghề thuộc da, nghề nhuộm, nghề
làm đồ gốm…Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp,
thương nghiệp buôn bán cũng phát đạt hơn. Trên cơ sở phát triển của sức
sản xuất xã hội, đất do nông dân vỡ hoang trở thành ruộng tư ngày càng
tăng thêm. Bọn quý tộc có quyền thế chiếm đoạt ruộng đất công ngày một
nhiều. Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành.
11

Về chính trị
Suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của “Thiên tử” nhà Chu không còn
được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy
đồi. Nạn chư hầu chiếm ngôi “Thiên tử”, đại phu lấn quyền chư hầu, tôi
giết vua, cha giết con, anh hại em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra. Các
nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hết
sức khốc liệt. Thời Xuân Thu có khoảng 295 năm thì đã xảy ra 483 cuộc
chiến tranh. Những nước chư hầu mạnh lên thay nhau làm bá thiên hạ.
Trong số những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước gọi là
cục diện “Ngũ bá”, gồm: Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống. Cuối Xuân Thu, có thêm
nước Ngô và nước Việt. Do vậy, dân nghèo khổ lại càng thêm nghèo khổ,
nên như ở các nước Tần “thây người chết đầy đồng”.
1.2. Khổng Tử bàn về Lễ
1.2.1. Phạm trù Lễ
Lễ là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạo đức dùng để chỉ tôn
ti trật tự kỷ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải
học, phải làm theo. Lễ cũng là chuẩn mực đạo đức. Nếu Nhân là nội dung
của Lễ thì Lễ là hình thức của Nhân.
Khổng Tử đã kế thừa và phát triển phạm trù Lễ của các bậc Nho sĩ
thời trước và có nội dung rộng rãi phong phú hơn. Lễ trong tư tưởng của
Khổng Tử không chỉ là lễ giáo, nghi thức kỷ cương định ra có danh có khi
dứt khoát. Mà quan trọng hơn, Lễ là đức của con người, nhất là người cai
trị. Lễ còn là đạo đức của bậc quân tử cũng như kẻ thứ dân.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, ban đầu Lễ: chữ Lễ
trước tiên chỉ dùng để nói cách thờ thần cho được phúc tức là chỉ có cúng
tế, thuộc về đường tông giáo mà thôi. Sau dùng rộng ra nó bao gồm cả quy
củ, phong tục tập quán của nhân dân đã thừa nhận như: quan, hôn, triều,
sính, tang, tế, tân chủ, hương ẩm tửu, quân lữ. Sau chữ Lễ lại có nghĩa thật
rộng gồm cái quyền bính của nhà vua và các tiết chế hành vi của nhân
chúng. Vậy Lễ với ý nghĩa là một có thể lấy làm quy củ cho sự hành vi và

12
có thể tùy thời mà thay đổi cho hay hơn, tốt hơn không phải cố chấp lấy cổ
lễ cựu tục làm hạn. Chữ Lễ hiểu rộng như thế mới đúng với cái tông chỉ
của Nho giáo. Tông chỉ ấy nhất là hàm chương những tình cảm cho thật
nhân hậu, để gây thành cái tập quán đạo đức cho các bậc thánh nhân.
Sau này cũng vì mục tiêu bảo vệ chế độ tông pháp nhà Chu và ổn
định trật tự xã hội, Khổng Tử tuyên bố: “Ngô tòng Chu”. Dần dần trong
quá trình nhận thức ông đã nhận ra được ý nghĩa đạo đức và văn hóa của
Lễ. Lễ được coi là tiêu chuẩn đánh giá con người đối xử với nhau có yêu
quý và tôn trọng nhau hay không. Coi Lễ là cái gốc của nhân, biểu hiện thái
độ của Lễ là ở kính ở lòng chí thành, ông còn ví Lễ coi đẹp như ngọc lụa
như chiêng, trống. Khắc kỷ phục Lễ chính là để con người rèn luyện các
phẩm chất đạo đức như: cung, khiêm, dũng, trực xã hội. Lễ đã trở thành
những quy phạm bắt buộc, là tiêu chuẩn phổ biến của xã hội để điều chỉnh
những hành vi của con người. Nó không chỉ là phong tục tập quán của lễ
giáo cổ đơn thuần, mà còn là điển chương, là pháp luật, nếp sống… mang ý
nghĩa đạo đức văn hóa rộng lớn.
Theo Khổng Tử, Lễ là phạm trù đạo đức thời Tây Chu, tức là Lễ của
nhà Chu. Do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không giữ đúng đạo tôi, cha
không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con nên thiên hạ đại loạn.
Do vậy phải lập kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con để
cho thiên hạ hữu đạo xã hội yên ổn. Lễ có tác dụng bao trùm tất cả các hành
vi của con người và xã hội, là khâu tất yếu của đạo làm người và được cụ thể
hóa thành những nguyên tắc đạo đức để đánh giá đạo đức của con người. Lễ
vừa có tính chất khuyên răn, vừa có tích chất ràng buộc để con người hàng
ngày, hàng giờ, mọi nơi, mọi lúc trở thành thói quen đạo đức cá nhân và xã
hội. Bậc thánh nhân phải dùng Lễ trong việc trị nước thì mới yên bình thịnh
trị được. Lễ giống như cái lưới bủa ra rất rộng và siết lại rất chặt của Nho
giáo. Theo “Kinh lễ”, thì phải có đức Nhân, Nghĩa mới thành thói quen của
đạo đức mới thành mối liên hệ giữa người với người người với trời đất, quỷ

13
thần mới thông suốt. Người ta nói đến Lễ là nói đến đức, một đức bên trong
Ngũ thường, một đức bên trong bốn đức có sẵn đầu mối tâm của con người.
Đã là người thì phải học Lễ, biết Lễ, có Lễ và tiêu chuẩn của Lễ là sự đúng y
tăm tắp với những giáo huấn, những kỷ cương, những nghi thức do Nho giáo
đề ra cho những Tam cương, Ngũ thường…cho cả những việc thờ cúng thần
linh. Bởi vậy con người phải học Lễ từ tuổi thơ và về sau muốn làm nên như
thế nào thì cứ phải “Tiên học lễ” đã.
Có thể nói, Lễ là trung tâm của chính trị Nho giáo, là hình thức biểu
hiện của một xã hội thái bình thịnh trị, là tiêu chuẩn đánh giá con người và
chế độ xã hội. Có thể hiểu được nội dung, tác dụng và giá trị của Lễ mà
Khổng Tử nói: “Không phải là không Lễ thì không nhìn, không phải Lễ thì
không nghe, không nói và không hành động”. Mọi hành động vượt quá Lễ
đều không đúng và không tốt vì “cung kính quá Lễ thành ra lao nhọc thân
hình cần ngay thẳng quá Lễ thành ra gắt gỏng bất cập” [31, tr29].
Lễ do Thiên tử đặt ra để dạy dân, nhưng nó không phải là bất biến
mà cũng “quyền biến” (tùy thời mà thay đổi) để cốt sao cho nước trị, dân
yên, “xây dựng được những tập quán luân lý cho con người”. Vì “cái gốc
của Lễ là thuận lòng người (được gọi là tán thành) cho nên những đức
kinh lễ cho phép mà thuận lòng người cũng là Lễ” [9, tr373].
1.2.2. Các phạm trù trong mối tương quan với quan với phạm trù Lễ
Nói đến nền luân lí cổ của Á Đông người ta thường nhắc đến Tam
cương, Ngũ thường. Tam cương là ba quan hệ chủ chốt trong xã hội theo
quan điểm phong kiến là: vua tôi, cha con, vợ chồng (quân thần, phu tử,
phu phụ), trong đó người trên (vua, cha, chồng) phải thương yêu, chăm sóc
và bao dung người dưới, người dưới (tôi con, vợ) phải kính nhường,
thương yêu phục tùng và biết ơn người trên.
Cách ứng xử đúng chức năng như vậy làm cho gia đình thuận hòa,
êm ấm. Theo Nho giáo áp dụng cách thức như vậy trong quan hệ xã hội và
quan hệ Nhà nước, giữa người cầm quyền với dân cũng tạo ra một cảnh êm

14
ấm thuận hòa. Đó là cách lấy gia đình thuận hòa làm mẫu để xây dựng xã
hội thái bình, hòa mục, trật tự và ổn định. Tuy nhiên, trong ba quan hệ này,
quan hệ vua tôi là quan trọng và được đề cử cao nhất (vì “trung quân” đồng
nghĩa với “ái quốc”). Tam cương thể hiện trật tự trong xã hội, đi liền với
Ngũ thường – năm đức cơ bản của con người – gọi tắt là “cương thường”,
nền tảng chính trị, đạo đức của chế độ phong kiến.
Ngũ thường chỉ có năm đức cơ bản của đạo làm người là: Nhân, Lễ,
Nghĩa, Trí, Tín.
Mối quan hệ giữa Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín được thể hiện trong bài thơ:
Người không có Nhân thì sẽ thành độc ác
Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc
Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép
Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu dốt
Người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.
Thứ nhất: Mối quan hệ giữa Lễ và Nhân
Vậy Nhân là gì? Quả thật không ai có thể đưa ra một định nghĩa
chọn vẹn về đức nhân ngay cả Khổng Tử. Bởi vì Nhân hầu như bao gồm tất
cả, liên hệ đến tất cả. Với những gì được chép lại về đức nhân trong sách
Luận ngữ (tài liệu chính yếu để nghiên cứu về đức Nhân) chúng ta có thể
rút ra nhận xét:
Khổng Tử rất đề cao đức Nhân, ông đã nhân lên thành đức mục cao
nhất, coi đó là đích của tự tu dưỡng. Khổng Tử nói rất nhiều lần về đức
Nhân nhưng ông chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về đức mục
trung tâm đó của Nho giáo. Theo sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: Nhân là
yêu người. Và ở một chỗ khác: Nhân là trung thứ, là “cái nhìn không muốn
thì đừng làm cho kẻ khác; cái mình mong có thì làm người khác có”. Lúc
khác, Khổng Tử lại nói: “Ai làm được năm điều này trong thiên hạ, người
đó là nhân: cung, khoan, tín, mẫn, huệ” [18, tr29]. Cung là khiêm tốn, biết
tôn trọng người và tôn trọng công việc, không coi thường thành ra kiêu

15
ngạo, thành ra không chu đáo. Khoan là rộng rãi, không riết róng, thu nhận
của người đến kiệt. Tín là nói sao vậy, coi trọng lời hứa. Mẫn là nhanh
nhẹn, linh hoạt, không lề mề, trì độn, ỳ ra. Huệ là rộng rãi, không bủn xỉn,
keo kiệt, cho người không tiếc rẻ, không bớt xén. Làm được năm điều đó
thì dân vui lòng nghe theo, dân tin, dễ sai khiến… Đó là đức mục của
người cầm quyền trong quan hệ với Nhân. Nhân như vậy đòi hỏi xuất phát từ
lòng thương người từ sự tôn trọng con người mà việc có hiệu quả, có công ơn
với dân. Ngày nay, có thể hiểu một cách khái quát Nhân là lòng thương
người.
Trong Luận Ngữ, khái niệm Nhân được Khổng Tử nhắc tới nhiều lần
tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà Nhân được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất Nhân là nguyên tắc đạo đức. Theo Khổng
Tử, Nhân là nội dung, Lễ là hình thức của Nhân và Chính danh là con
đường để đạt đến điều Nhân.
Để đạt được đức Nhân con người phải có Lễ, Lễ là hình thức biểu
hiện của Nhân, con người sẽ không đạt được Nhân nếu như: xem, nghe,
nói, làm điều trái Lễ. Và vì vậy cũng như Nhạc, Thi, Thư; Lễ là phương
tiện để giáo hóa con người. Nếu không có Nhân mà dùng Lễ thì Lễ chỉ là
hình thức sáo rỗng mà thôi.
Thứ hai: Mối quan hệ giữa Lễ và Nghĩa
Mạnh Tử phát huy tư tưởng của Khổng Tử, giảng về Nhân cũng
giống như Khổng Tử, cũng coi đức đó là quan trọng nhất của con người, là
cái đạo của con người. Khổng Tử rất ít nói đến Nghĩa, trái lại Mạnh Tử rất
trọng Nghĩa.
Nhân là đức trời phú cho, Nghĩa cũng là đức trời phú cho. Nhân gốc
ở tính thiện. Ông cho là ai cũng có lòng thẹn, ghét. Mà lòng đó là đầu mối
của Nghĩa. Nghĩa là điều người ta phải làm không kể lợi hại cho mình. Khi
thấy một đứa trẻ sắp té xuống giếng thì ai cũng có lòng bồn chồn thương
xót chứ không vì chút lợi lộc nào. Nghĩa đã được đưa lên ngang hàng với

16
Nhân. Nhân là cái nhà, Nghĩa là con đường ngay chính. Nhân là lòng
người, Nghĩa là đường của con người phải đi.
Khổng Tử chỉ nói đến Nhân trong đó Nhân có Ta và Người. Mạnh
Tử nói cả Nhân và Nghĩa. Trong Nhân và Nghĩa đều có Ta và Người. Đổng
Trọng Thư tách biệt Nhân và Nghĩa. Nhân là đối với người; Nghĩa là đối
với ta. Nhân là yêu người; Nghĩa là làm để ngay thẳng cái lòng ta. Cái
khuôn phép ấy của Nghĩa ở chỗ làm ngay cái lòng ta (chính ngã) chứ không
phải ở chỗ sửa lòng người cho ngay (chính thân). Ta không tự chính thì dù
có chính được người cũng không cho là Nghĩa. Như vậy, Nhân không còn
tính cách bao quát các đức tính khác như quan niệm của Khổng Tử nữa.
Lòng tu ố (xấu hổ, ghét) là đầu mối của Nghĩa. Thấy điều gì mà ta
ghét, ta xấu hổ thì biết điều đó là phi nghĩa. Chỉ có lương tâm và lương tri
là phân biệt được Nghĩa và phi Nghĩa. Sự tu dưỡng cần nhất là khuếch sung
cái lương tâm, lương tri.
Đối với người Việt, hai chuẩn mực quan trọng nhất, có Lễ là Nhân
Nghĩa và Lễ Nghĩa. Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa, trung nghĩa,
tín nghĩa đều được xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa. Hành vi hiếu chỉ
có thể biểu hiện qua Lễ, qua thái độ (lễ độ), qua hành vi (lễ phép) qua lối
suy nghĩ đạo đức đòi buộc (lễ nghĩa). Và lòng thành tín, lòng trung thành
cũng chỉ giãi bày ra được qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động hợp Lễ. Một
người yêu kính cha mẹ không thể có ngôn ngữ vô lễ đối với đấng sinh
thành. Từ đó, chúng ta nhận được là “Nhân Nghĩa và Lễ Nghĩa” là nền tảng
của mọi nhân đức khác.
Như vậy, có thể nói là Lễ Nghĩa gắn liền với bản tính. Đây là lý do
tại sao nho gia Việt hiểu hay lý giải, giải thích lý thuyết tính bản thiện của
Mạnh Tử theo ý nghĩa của Lễ Nghĩa và Nhân Nghĩa và theo đạo của Khổng
Tử. Là bản tính không thể tách rời con người. Điều mà chúng ta nâng lên
hàng tinh thần, cũng chính là Lễ Nghĩa: hồn nước, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ.
Điều mà chúng ta coi như một yếu tố quyết định tương lai dân tộc, lại cũng

17
chính là Lễ và Nghĩa. Lễ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chứ không phải là
“tiên học võ” hay “tiên học thuật” và sau đó mới là học Lễ. Câu nói này
không có nghĩa là lễ đi trước, văn đi sau, hay Lễ quan trọng hơn văn nhưng
muốn nói lên tầm quan trọng của Lễ Nghĩa: Lễ Nghĩa chính là nền căn bản
của đạo làm người. Mà khi nói đạo làm người, người Việt muốn nhấn
mạnh đến một con người theo đúng cái đạo ai cũng phải theo đó là: đạo con
người trung thực, một con người thăng tiến, một con người tiếp tục và phát
sinh các giá trị nhân loại.
Một con người trung thực đòi hỏi ta không được phản bội với những
bản tính bẩm sinh của con người, mà bản tính đó vốn là Nhân Nghĩa, hay
tính bản thiện, hay dĩ hòa vi quý. Một con người toàn vẹn là một người biết
sáng tạo, hay cộng tác vào sự sáng tạo, làm cho con người và xã hội hoàn
bị hơn. Sự sáng tạo, sự hoàn hảo được thấy rõ rệt hơn cả là sự hoàn bị của
Lễ. Đây chính là lý do tại sao Khổng Tử yêu thích nhạc, lễ và múa. Người
Việt chúng ta cũng hiểu như vậy, khi tế lễ, lễ cúng, lễ bái, hôn lễ, tang lễ,…
luôn là trung tâm sinh hoạt của con người Việt trong quá khứ và cả hiện
nay. Nói cách khác, Lễ Nghĩa tạo ra nhân cách con người.
Thứ ba: Mối quan hệ giữa Lễ và Trí
Nhân mà đạt tới mức độ cao để có thể giúp đời thì lại phải có Trí. Có
sáng suốt thì mới biết làm lợi cho đức Nhân của mình. Tể Ngã có lần hỏi
Khổng Tử: “Nếu có khả đến cho rằng: có người ngã xuống giếng, thì
người nhân có thể nhảy xuống vớt không?”. Ngài trả lời: “Sao lại như vậy
được…” [2, tr11]. Có người ngã xuống thì phải đứng trên giếng tìm cách
cứu chữa người ta, chứ nhảy xuống thì chết cả hai. Như vậy là ngu chứ
không phải là Nhân. Ưa làm điều Nhân mà không ưa học (Trí) thì cái mối
hại là sự ngu muội che lấp hết.
Nhân mà không Trí thì yêu người mà không phân biệt được (phải
trái, họa phúc). Trí mà không Nhân thì biết mà không làm: Nhân là để yêu
nhân loại, Trí là để trừ cái hại cho nhân loại. Trí là trước khi làm phải định

18
cái quy tắc, là sớm đoán trước được họa phúc, lợi hại, trông thấy vật động
mà biết được nó sẽ biến hóa ra sao, thấy việc dấy lên mà biết nó sẽ đưa đến
đâu, trông thấy lúc đầu mà biết được lúc hết…Trước sau không trái nhau,
phân biệt được đầu đuôi…lời nói ít mà dư, gọn mà rõ giản dị mà sâu xa…tuy
ít mà không thể thêm được, tuy nhiều mà không thể bớt được, hành động
trúng luân thường, lời nói xứng với công việc.
Đức Nhân ai cũng làm được. Nhân là cái đức rất cao. Bản chất của
nó là ái nhân (yêu người), gồm cái nghĩa tự cường, tu thân để hiểu người,
giúp người. Nó mênh mông, làm tiêu chuẩn cho tất cả hành vi của ta.
Thứ tư : Mối quan hệ giữa Lễ và Tín
Chữ Tín trong Nho giáo cũng rất quan trọng. Trong tương quan cá
nhân chữ Tín đã được tạo được sự yêu kính, tin tưởng thì trong đời sống xã
hội, chính trị chữ Tín ngày càng thân thiết. Cai trị một nước khi làm một
việc, bất luận là việc gì không dám khinh xuất là “kính sự”. Đã kính sự
nhưng nếu khi phát xuất hiệu lệnh có điều gì thất tín với dân thì dân không
tin phục. Đã kính sự còn phải giữ chữ Tín với dân (nhi tín). Thầy Tử Cống
hỏi việc chính trị, Khổng Tử nói: Về kinh tế đủ ăn (túc thực); về quốc phòng
đủ binh (túc binh); đối đãi với dân phải thành tín để dân tin phục (dân tín
chi hỉ). Trong ba việc đó nếu cần thì bỏ binh trước rồi đến ăn nhưng không
bỏ tín được. Bỏ binh chưa hết, bỏ thực thì có thể chết. Chẳng qua chết mà
thôi, nhưng ai mà chẳng chết. Mà dân không tin dầu còn sống thì cũng như
chết. Việc tín vì vậy không bao giờ bỏ được. Bỏ binh chưa hết, bỏ thực có
thể chết. Mà dân đã không tin dầu còn sống cũng như chết [22, tr37].
1.3. Khái quát một số nội dung cơ bản của phạm trù Lễ
1.3.1. Lễ là những quy định về nghi thức tế lễ
Người ta dùng Lễ để hàm dưỡng tính tình của con người khi thực
hiện các quy định tế lễ. Nguyên Nho giáo là cái học trong tình cảm, cho
nhân sự đều bởi tình cảm sinh ra. Vậy nên thánh hiền rất chú ý về việc gây
nên nhiều tình cảm tốt đẹp, rất hậu, tức là gây thành cái gốc đạo nhân. Cái

19
nghĩa tối cổ chữ Lễ thuộc về việc tế tự vẫn quan hệ với đạo. Vì vậy tế tự có
thể gây thành cái trạng thái của nhiều tình cảm rất hậu. Tế là lấy bụng
thành thực tôn kính mà đối với tổ tiên, quỷ thần: Phù tế giả, phi vật tự
ngoại chí giả giã, tự trung xuất, sinh ư tâm giã: tế là không phải cái vật ở
ngoài đến làm tự trong bụng ra, ở tâm mà sinh ra vậy. Trong khi tế tự cha
ông tổ tiên, lúc nào người ta cũng như đến luôn. Trước ba ngày tế lễ trai
giới để bụng chăm chăm vào việc tế lễ. Cách ăn mặc trong lúc tang chế, ở
chỗ triều đình hay trận mạc, phải theo Lễ, cũng là có để ý để nên những
tình cảm cho xứng đạo nhân.
Nho giáo dùng Lễ cốt là để tạo thành ra một thứ không khí Lễ Nghĩa,
khiến người ta có cái đạo đức tập quán để làm điều lành và điều phải mà
vẫn tự nhiên không biết. Khổng Tử dùng Lễ tức là để hình thành cái không
khí đạo đức vậy. Ngày nay người ta dùng ý nghĩa của Lễ trong các nghi
thức tế lễ khác nhau như: trong tín ngưỡng thờ thần, thờ thổ địa, cách ăn
mặc trong tang chế: trang nghiêm, bày tỏ đau thương, con trai, gái, con dâu,
rể, cháu chắt… ăn mặc theo quy định, không lố lăng, phô trương …
Trong dân gian, chúng ta có rất nhiều lễ, từ Thanh Minh (tảo mộ,
tưởng niệm người quá cố) tới Thánh Gióng (anh hùng dân tộc) thì (Lễ) Hội
tới (Lễ). Làng từ Lễ giỗ (Tổ) tới lễ “ăn mừng”, “khao vọng”…Nơi đây, Lễ
không chỉ dành cho thần thánh, người dân thường có Lễ của dân thường,
phường trộm cắp cũng có Lễ của phường trộm cắp.
Nói tóm lại, trong bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam, trong bất cứ lối
sống nào của dân Việt, chúng ta đều thấy là, chữ Lễ mang tính toàn diện
của cuộc sống con người. Và do đó, chúng ta có thể tạm trả lời cho câu hỏi,
nếu Lễ là quy luật, thì nó phải là quy luật sống, chứ không phải chỉ là
những loại luật pháp, như pháp luật hay những loại luật không hẳn hoi liên
quan tới con người.
Trong lối tổ chức xã hội Việt, Lễ cũng giữ vai trò quan trọng không
kém. Từ thôn xóm tới làng xã rồi từ đô thị tới kinh đô, tất cả đều theo một

20
“tôn ti trật tự” biểu hiện qua các lễ phép. Bổng lộc được trả theo cái tôn ti
trật tự này, lễ phục, phẩm phục cũng tùy theo phẩm trật. Và có một thời
gian ngay cả kiến trúc, nhà ở kiến trúc, nhà ở cũng theo một quy luật rõ rệt.
Trong phẩm quan, từ đệ nhất phẩm xuống tới cửu phẩm trong dân gian, từ
dân đinh lên tới lý trưởng, ta thấy có những nghi lễ quy định. Thời bình là
một thời mà người ta trọng Lễ và giữ Lễ, khi trong thời loạn mới thấy sa
đọa của tôn ti trật tự và thiếu Lễ Nghĩa mà thôi.
Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy là:
Thứ nhất, chính ở sự nhận thức ra sự khác biệt giữa Lễ như một loại
luật pháp và Lễ như là quy luật của cuộc sống, mà người Việt luôn dùng
chữ Lễ đi với chữ Nghĩa: Lễ Nghĩa. Đây là một điều mà chúng tôi ít thấy
trong văn hóa phương Bắc.
Thứ hai, người Việt đã Việt hóa những quan niệm triết học của
người phương Bắc (Hán, Tống, Minh, Thanh) bằng chính lối sống của họ.
Đối với họ, Lễ biểu hiện một cuộc sống toàn diện, ăn sâu vào trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi người. Và như thế, Lễ không chỉ dành riêng cho
Nho giáo cho riêng mình. Nho giáo không hoàn toàn đồng nhất với Hán
Nho, Tống Nho,…Nó mang tính chất đặc thù của người Việt, của thế giới
Việt. Để chứng minh lối nhìn rất hay này, tức là những cố gắng Việt hóa
Nho giáo, rồi đạo Phật, cũng như đạo Kitô giáo của người Việt, chúng tôi
bắt đầu những quan niệm Lễ trong những kinh điển Nho giáo, đặc biệt các
bộ Luận ngữ, Lễ ký, cũng như phần nào trong tư tưởng của Khổng Tử. Phải
bắt đầu từ những tư tưởng trên, bởi những tư tưởng Việt trong chúng ta đã
từng bị ảnh hưởng của họ. Và phải hiểu nội dung của chữ Lễ trong kinh
điển trên, chúng ta mới thấy sự khác biệt giữa tư tưởng phương Nam và
phương Bắc.
1.3.2. Lễ là đường lối trị nước và luật lệ quốc gia
Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội ra đời để ổn định trật tự xã
hội nhưng sai lầm lớn của Khổng Tử là trong khi xã hội loạn lạc, lòng

21
người rối reng thì ông lại dùng nhân học để khuyên người ta yêu thương
nhau. Điều này là không thể được chứng minh là Tần Thủy Hoàng đã dùng
“Pháp trị” thống nhất được đất nước Trung Hoa xưa. Tuy nhiên không thể
phủ nhận vai trò của học thuyết của ông là một trong những đường lối trị
nước vĩ đại của thời đó. Khổng Tử đã dùng Lễ là cơ sở để làm đường lối trị
nước và luật lệ quốc gia.
Khổng Tử cho rằng nếu mọi người trong thiên hạ không giữ đúng
đạo của mình sẽ trở nên loạn. Trên quan điểm đó ông chủ trương dùng Lễ
để điều tiết xã hội, khiến con người trở về với đạo nhân. Lễ là làm cho
quốc gia ổn định, dân chúng có lợi. Công dụng của Lễ là để điều chỉnh
hành vi của dân, cho nên nhà cầm quyền phải dùng Lễ để dạy phép tắc cho
dân. Khổng Tử cho rằng trong xã hội nếu thiếu Lễ sẽ không thể phân biệt
được lớn bé, già trẻ. Không phân biệt được người trên, kẻ dưới. Trong một
xã hội như vậy tất yếu sẽ sinh ra loạn lạc, tranh quyền, đoạt vị. Trên quan
điểm đó Khổng Tử cho rằng Lễ sẽ tồn tại với thời gian, sánh ngang cùng
trời đất. Lễ làm cho cha nhân từ, con hiếu thảo, anh thương yêu em kính
cẩn, chồng hòa hợp vợ nhu thuận.
Lễ có công dụng trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ vua tôi.
Ông cho rằng nếu nhà cầm quyền dùng Lễ để cai trị khi hạ lệnh “bề tôi nghe
theo, thuyết phục ở chổ có lễ thì xã tắc được bảo vệ giữ gìn vậy” [4, tr337].
Để bình ổn xã tắc theo ông nhà cầm quyền phải dùng Lễ, nếu nhà cầm quyền
dùng Lễ để trị dân thì tự nhiên dân sẽ tự cảm hóa và thịnh trị. “Lễ sở dĩ gìn
giữ được nước là do thi hành chính lệnh, không làm mất dân của nước” [4,
tr337]. Phê phán quan điểm dùng hình để trị nước của các học phái đương
thời Khổng Tử cho rằng: “nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp lệnh mà
dẫn dắt dân chúng, chuyên dùng hình phạt mà trị dân thì dân sợ mà chẳng
phạm pháp đó thôi chứ họ chẳng có lòng hổ thẹn, vậy muốn dẫn dắt dân
chúng phải dùng đức, muốn trị dân phải dùng lễ thì chẵng những dân biết
hổ thẹn mà còn cảm hóa để trở nên tốt lành” [9, tr15]. “Nếu nhà cầm quyền

22
biết dùng lễ nhượng trị đất nước, thì cai trị có khó gì? Còn như không biết
dùng lễ nhượng cai trị đất nước thì làm sao mà có lễ được” [9, tr57].
Mục đích của Lễ là để tu dưỡng đạo đức, con người có đạo đức là
người luôn biết tự sửa mình để trở thành một con người lý tưởng. Khổng
Tử chủ trương là con người nhất định phải biết Lễ, như vậy đối với người
học trước hết phải học Lễ trước, khi đã biết Lễ rồi thì sẽ biết cung kính
người trên, nhường nhịn người ở dưới. Người giàu không ức hiếp kẻ
nghèo, người nghèo không vì thấy của cải mà phạm tội. Khi con người biết
phân biệt lớn nhỏ, biết phân biệt thân sơ quý tiện thì xã hội sẽ thịnh trị.
Một đất nước thịnh trị là một nước dùng Lễ để cai trị. Lễ làm bền cái
gốc của nước, là uy thế của người cai trị. Nhận thức được tầm quan trọng
của Lễ nên Không Tử chủ trương nếu như con cháu của các bậc thân
vương, sĩ, đại phu nếu không biết Lễ thì phải làm thứ dân; tuy con cháu của
thứ dân mà hiểu Lễ Nghĩa thì có thể trở thành khanh tướng, sĩ, đại phu.
Nhà vua xem Lễ như một chuẩn mực để kiểm tra những hành vi của quan
lại. Lễ không chỉ dành cho riêng ai mà nó dành cho tất cả con người trong
xã hội được biểu hiện trong các mối quan hệ Ngũ luân.
1.3.3. Lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội
Nho giáo là học thuyết chính trị thiên về đạo đức xã hội loài người
trong xã hội điều đó được thể hiện rõ nét trong Tam cương, Ngũ thường.
Chính vì thế, cái chủ đích thứ ba của phạm trù Lễ là định lẽ trái phải, tính
thâm sơ, trật tự trên dưới cho phân minh. Theo Khổng Tử bản chất của con
người là “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (nghĩa là con người sinh ra vốn là
lương thiện). Chính vì thế, con người trở nên tốt xấu là do giáo dục tạo nên.
Từ đó, Khổng Tử đã đưa ra và sử dụng Lễ với mục đích là chuẩn mực điều
chỉnh hành vi của con người cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Ở trong xã hội có vua tôi cha con, vợ chồng, có người thân kẻ sơ, có
việc phải việc trái, cho nên phải có Lễ để phân biệt cho rõ mới Lễ, khiến
người ta biết đường ăn ở cho phải đạo.

23
Nếu không có Lễ thì làm thế nào cho biết thờ trời đất, quỷ thần cho
phải, lấy gì mà phân biệt nghĩa vua tôi, trên dưới cho hợp đạo lý? Lễ dùng để
phân biệt tôn ti trật tự, tức là phép tắc ở trong gia đình, xã hội, quốc gia vậy.
Khổng Tử cho rằng, công dụng căn bản của Lễ không có gì khác hơn
là chính nền đạo đức. Đạo Nhân, đạo Nghĩa, đạo Nghĩa, đạo Tín là những
đức tính căn bản của Lễ. Một người thiếu Lễ, không thể là người quân tử
“Lễ là làm việc của con người, không có Lễ, không có đứng vững được” [4,
tr336]. Khổng Tử cho rằng nhưng người khi đã hiểu Lễ rồi thì sẽ có một lối
sống toàn diện, tức lối sống đó đòi hỏi mọi người phải theo để có thể bảo
tồn sự sống và xã hội.
Ngoài ra, Khổng Tử còn chủ trương lấy Lễ làm nền tảng cho tất cả
nền đạo đức. Lễ mang tính chất như một cái thước đo lường, cái thước phát
xuất từ nội tâm nhưng có thể đo được con người nhờ vào hình thức ở bên
ngoài. Nói cách khác, nếu Nhân là cái bản chất của đạo đức, thì Nghĩa là
cái thước đo, là cái mức, cái hình mà chỉ theo đó ta mới nhận ra được
Nhân. Khổng Tử cho rằng: “Phi lễ phi thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn,
phi lễ vật động: sắc chi không hạp lễ thì đừng ngó, tiếng chi chẵng hạp lễ
thì mình đừng nghe, lời chi chẳng hạp lễ thì đừng nói, việc chi chẳng hạp
lễ thì đừng làm” [9, tr181]. Lễ chỉ là những hình thức, nghi thức. Nhưng
nếu nghi thức đó áp dụng sai, hay cho những người không xứng đáng thì
một nghi lễ như vậy thì mất hết tinh thần của Lễ. Người hiểu Lễ trở thành
con người đạo đức (quân tử). Vậy nên, Lễ luôn phải đi đôi với Nghĩa, Nhân
phải có Nghĩa, và ngay cả đạo cũng cần phải có Nghĩa, mới có thể thực
hiện được.
Các bậc thánh vương nhận ra tai họa của vô trật tự nên thiết lập Lễ
và dạy dỗ dân chữ nghĩa, với mục đích giúp người dân nhận ra được cả giới
hạn cũng như trách nhiệm khi đi tìm thỏa mãn ước vọng của mình. Như
vậy, công dụng của Lễ tồn tại trong tất cả những giá trị đạo đức của xã hội
lúc bấy giờ “dân chúng do lễ mà sinh sống, vì vậy lễ rất lớn, không có Lễ

24
thì không có tiết độ, ý nghĩa để thờ trời đất thần linh, không có Lễ thì
không thể phân biệt đâu là tình trai gái, cha con, anh em hoặc những giao
tình xa gần, hôn nhân. Bậc quân tử vì thế mà phải tôn kính Lễ” [8, tr 220].
Lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội được thể hiện
qua sáu chữ: Tiên học lễ, hậu học văn.
Sáu chữ trên không có nghĩa gì xa lạ với người Việt chúng ta. Chúng
đã biến thành khẩu hiệu nằm trên đầu môi ngọn lưỡi của các nhà sư phạm,
các bậc phụ huynh, của nhiều vị “dân chi phụ mẫu” và đôi khi cũng là
chính sách của nhà nước nữa. Chúng ta không lạ lẫm gì khi hầu hết các tác
phẩm thi ca kinh điển của những bậc đại Nho đều nâng Lễ Nghĩa lên thành
một đức tính ngang với Tam tòng, Tứ đức đôi khi lại còn hơn thế nữa.
Nguyễn Du coi Lễ như là quy tắc, trong khi Nguyễn Đình Chiểu lấy Lễ làm
nòng cốt của một nền đạo đức. Trong Lục Vân Tiên cụ đồ họ Nguyễn nhắc
lại không biết mệt mỏi chữ Lễ mà cụ coi là “khuôn vàng thước ngọc” đo
cái giá trị làm người. Nói một cách khác, nhà thi sĩ mù lòa chất phác này
đồng nghĩa với luân thường đạo lý và thường được coi Lễ như một nền
tảng đạo đức. Thực ra, cụ đồ Chiểu đã phản ánh cái tâm thức chung coi Lễ
không khác chi là quy luật của một người bình dân Việt: “Cá không ăn
muối cá ươn. Con không giữ lễ (nghe mẹ) trăm đường con hư” mà thôi.
Thế nên “tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quy tắc tất yếu, suy diễn từ
lối nhìn bình dân như vậy.
Lối suy tư coi Lễ là lề luật, có phải là lối suy tư đại biểu duy nhất của
người Việt Nho hay không, đây là một điểm đáng được tranh luận. Theo ý
kiến của tôi, quan niệm này chỉ đúng được phần nào, bởi lẽ câu hỏi quan
trọng hơn nằm ở sau, đó là nếu Lễ là quy luật, thì đó là quy luật gì? Nếu nó
chỉ là pháp luật, hình luật thì Lễ là chưa phản ánh được cái Lễ nghĩa của
người Việt, nhưng nếu Lễ là quy luật sống, thì nó mới thực là Lễ Nghĩa.
Như mọi người đều thấy, ngay từ thời thơ ấu, chúng ta đã được đào
tạo phải giữ đạo nghĩa, mà đạo nghĩa thường phải chi khác hơn là chính Lễ

25

×