Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

luận văn hay báo chí phân tích, đánh giá thực trạng thi hành 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu lực của quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.91 KB, 42 trang )

Họ tên: Lê Thị Hải Yến
Lớp : Truyền hình k31-A2
Bài thi môn: Luật Báo chí và Đạo đức nghề nghiệp Nhà Báo
Đề bài: Anh (chị) phân tích, đánh giá thực trạng thi hành 9 điều quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng hiệu lực của quy định về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam.
Mở đầu
Năm 2013 qua đi, dư luận xã hội có cảm nhận, là năm mà số vụ việc vi
phạm liên quan đến đạo đức nghề báo tăng hơn những năm trước đó. Một số
nhà báo nhũng nhiễu, thậm chí tống tiền, bị bắt quả tang. Đây đó, không ít
doanh nghiệp ca thán một số người làm báo gây khó dễ, ép doanh nghiệp làm
điều nọ, việc kia, trong lúc chính các doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Có ý kiến cho rằng, 9 điều quy định về đạo đức báo chí Việt Nam, được
Đại hội VIII Hội Nhà báo Việt Nam thông qua, chưa thật sự đi vào cuộc sống.
Đánh giá như vậy không hoàn toàn đúng, là chưa am tường sâu sắc sự vận
hành của đời sống báo chí đương đại. Vì sao, trong báo giới có nhiều vụ việc
vi phạm đạo đức nghề nghiệp? Do cơ chế thị trường, hay còn có những
nguyên nhân khác? Một câu hỏi cần lời giải đáp, trước thềm năm mới 2014.
Nghề báo cũng như bao ngành nghề khác đều có những quy chuẩn về đạo đức
nghề nghiệp. 9 điều quy định về đạo đức nghề báo có thể quy gọn thành 3
nhóm vấn đề: Người làm báo trung thành với Đảng, chế độ, với lý tưởng
chiến đấu mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn; người làm báo cách
mạng phấn đấu hết lòng vì nhân dân: đó là hành nghề trung thực, trung thực
trong thông tin là bản chất của một nền báo chí chân chính; nhà báo tuân thủ
pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, không lợi dụng
nghề nghiệp để vụ lợi, làm điều phi pháp. Báo chí tôn vinh bản sắc văn hóa
1
dân tộc, không làm tổn hại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đạo
đức nhà báo, đòi hỏi phẩm chất trong sáng, lối sống lành mạnh, đạo đức sinh
hoạt trong sáng, có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp.


9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp chỉ ra rất cụ thể những việc nhà
báo cần làm, cần tránh. Vậy mà đây đó, có cả những nhà báo từng trải với nghề
vẫn vi phạm. Một trong những nguyên nhân cũng là điểm yếu làm cho các vụ
vi phạm đạo đức nghề nghiệp có dấu hiệu gia tăng, chính là sự quản lý lỏng
lẻo, buông lỏng của các cơ quan báo chí, của người đứng đầu cơ quan báo chí.
Không ít cơ quan báo chí cho thành lập văn phòng đại diện, cơ quan thường
trú, tiếp sau đó là sự tuyển dụng nhân sự một cách dễ dãi, không đúng quy
định. Khi đụng sự, xảy ra chuyện, người đứng đầu cơ quan báo chí vẫn vô sự,
không bị xem xét, xử lý trách nhiệm liên đới. Ở đây có cả sự xử lý thiếu
nghiêm khắc của cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo
chí. Một số địa phương có biểu hiện nể nang, ngại va chạm, không kiên quyết
xử lý các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú báo chí trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
thi hành 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt
Nam, từ đó đề suất một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu lực của quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Việc nghiên cứu này, giúp cho các nhà báo đặc biệt là các phóng viên trẻ,
các bạn sinh viên chuyên ngành báo chí hiểu rõ hơn và thực hiện đúng 9 điều
quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
2
Nội dung
1.Quan niệm chung về đạo đức
Cùng với nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người, đạo đức đánh giá hành
vi con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác, chính nghĩa và phi
nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, cái nên làm và cái không nên
làm… Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội.
Về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “toà án lương tâm” có khả năng tự phê phán,
đánh giá và suy xét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân. Xét
về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa chọn của mỗi
người. Vì vậy, ngoài biểu hiện trong các quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong

thái độ, hành vi và sự tự ứng xử của bản thân mỗi con người.
"Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành
vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như
những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất
cưỡng chế mà mang tính tự giác ( ) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã
hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên
nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa
những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa
vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ,
phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" – theo Cơ sở lý
luận báo chí - truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Nxb Văn
hóa - thông tin, H., 1995, tr. 252.
2. Các khái niệm có liên quan
2.1 Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong
một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao
gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh
3
vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong
nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
2.2 Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ
và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện nay, đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. Trong luận án này, chúng tôi sử
dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo.
Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo
chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực
đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc

vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. So
với các quy ước về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí
quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những
điểm tương đồng và một số nét mang tính đặc thù.
3. Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng
được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong
đời sống tinh thần của con người, ở một khía cạnh nào đó nó còn tham gia
vào tiến trình lịch sử của thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người,
nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, những người làm
nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc
từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể
xảy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo, xã hội
phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả.
4. 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam
Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam được Đại hội VI (năm 1995) thông
qua và trở thành nghị quyết của Đại hội. Tại Đại hội VII (năm 2000), các đại
4
biểu quyết định tiếp tục duy trì này trong hoạt động nghề nghiệp của báo chí
Việt Nam. Đại hội VIII (năm 2005) Hội Nhà báo Việt Nam, sau 10 năm đi
vào cuộc sống sống động của nền báo chí nước nhà, quy ước đạo đức báo chí
Việt Nam được cô đúc súc tích, ngắn gọn trong 9 điều quy định về đạo đức
báo chí Việt Nam, đó là:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân;
3. Hành nghề trung thực khách quan, tôn trọng sự thật;
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm
trái pháp luật;
5, Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách

nhiệm xã hội;
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông
tin;
7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề
nghiệp;
8. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ,
khiêm tốn cầu tiến bộ;
9, Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền
văn hóa khác.
Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam là những điều đã thỏa thuận cần phải làm
theo. Trên cơ sở những quy ước về đạo đức báo chí Việt Nam, sau 10 năm (2
nhiệm kỳ Đại hội - VI và VII), Đại hội VIII Hội Nhà báo Việt Nam (8-2005)
đã thảo luận và quyết định thông qua 9 quy định đạo đức nghề nghiệp, theo
đó mọi nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện.
5
5. Phân tích, đánh giá thực trạng 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo Việt Nam
Thực tế báo chí cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã chứng minh, đối
với nghề báo, những người vô tình hay cố ý vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp đều không có cơ hội quay lại và phát triển với nghề này. Có lẽ, chưa
lúc nào, đạo đức nhà báo được nói tới nhiều như hiện nay. Bên cạnh những vụ
vi phạm đạo đức nghề nghiệp nổi cộm mà báo chí đã nêu, thực tế đã có những
nhà báo, tòa soạn chạy theo việc câu views, câu quảng cáo đã đưa tin không
đúng sự thật, nên đã bị kỷ luật, có trường hợp phải trả giá bằng cả sinh mạng
chính trị của mình.
Dù ở chính thể nào, nhà báo vừa phản ánh hiện thực khách quan nhưng
cũng vừa thể hiện tư tưởng, lập trường, quan điểm của mình. Tư tưởng, lập
trường, quan điểm này do đạo đức nghề nghiệp và đặc điểm của nền báo chí
mà nhà báo phục vụ tác động, chi phối. Đạo đức báo chí cách mạng Việt Nam
luôn đòi hỏi đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân làm ưu tiên lựa chọn

hàng đầu như nhà báo lão thành Hữu Thọ khẳng định: Nhà báo cách mạng
Việt Nam cần phải có “mắt sáng”, “lòng trong”, “bút sắc. Chính vì vậy,
chương trình đào tạo nguồn nhân lực báo chí phải luôn chú trọng cả “Hồng”
và “Chuyên”. Sản phẩm đào tạo không đơn thuần chỉ là những người có kỹ
năng biết viết tin giỏi, phỏng vấn hay mà phải có đạo đức nghề nghiệp phù
hợp với nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức báo chí cách mạng Việt Nam.
Trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc phải được đặt lên hàng đầu.
5.1.Thực trạng báo chí thi hành đúng quy định về đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo
Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả
của nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ lụy cho
cả một cộng đồng. Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của
nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời
6
sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là câu chuyện luôn được
đề cao và coi trọng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.
Hằng ngày, các tòa soạn báo, đài thường nhận hàng chục, thậm chí hàng
trăm cuộc gọi và tiếp nhận đơn thư của bạn đọc trong và ngoài nước gửi về.
Trong số đó, có không ít người từng gõ cửa các cơ quan công quyền những
mong tìm được một lời giải đáp thỏa đáng về những bức bách trong cuộc
sống nhưng đã thất vọng. Họ buộc phải tìm đến các tòa soạn báo với hy vọng,
vụ việc của họ sẽ được công khai. Bởi trong tiềm thức của họ, báo chí có
quyền năng thông tin tạo nên sức mạnh công luận khiến các cơ quan chức
trách bị sự hối thúc và sức ép đó để xử lí vụ việc. Có thể nói, bạn đọc đã đặt
niềm tin của mình vào sự khách quan, trung thực của nhà báo. Trong suy nghĩ
của người dân, nhà báo luôn đứng về phía của người yếm thế, luôn “đứng về
phía nước mắt”, đứng về phía những người bị oan khuất, những người luôn bị
chịu thiệt trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Đó chính là lí do để người dân
đến với báo chí như một sự lựa chọn trong hành trình tìm đến công lý của họ.
Một khi người dân đã đặt niềm tin vào nhà báo thì không một lý do gì để các

nhà báo phản bội kỳ vọng của họ. Ở khía cạnh này, đạo đức nhà báo không
chỉ là việc đi đến tận cùng của nỗi oan khiên để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng
cho người bị oan khuất mà cái chính là, bằng ngòi bút của mình, bằng sự
trung thực và trách nhiệm của mình, nhà báo phải làm công việc của một bác
sĩ phẫu thuật, cắt bỏ vĩnh viễn những khối u có thể trở thành “tiền lệ xấu”, có
thể lây nhiễm thói hư cho cả cộng đồng.
Ví dụ: Vụ hôi của từ một chiếc xe chở bia bị lật ở Đồng Nai
www.24h.com.vn/hoi-bia-mac-tai-xe-van-xin-c46e29 , nếu không có sự vào
cuộc và lên án quyết liệt từ các cơ quan báo chí thì chắc chắn sẽ khó có động
thái “tử tế” đi nhặt từng tờ bạc trả lại cho chủ nhân của nhiều thanh niên ở
Phan Thiết vừa mới xảy ra.
Hàng loạt những chiếc xe tải chở hàng bị lật ở Hà Nội, Thanh Hóa,
sau “vụ Đồng Nai”, người dân ở những nơi đó không những không “hôi của”
7
như đã từng xảy ra mà còn giúp đỡ tận tình các tài xế để khắc phục hậu quả.
Người dân ở những nơi đó đã “vỡ ra” câu chuyện về tình người sau khi báo
chí lên án mạnh mẽ hành vi lấy “cướp ngày” ở Đồng Nai. Nếu báo chí
xem việc “hôi của” như là chuyện “không phải của mình” mà đứng ngoài
cuộc thì hẳn đó sẽ là một tiền lệ xấu, sẽ không có những nghĩa cử rất đáng
trân trọng của người dân ở những vụ tai nạn tiếp theo. Đạo đức của nhà báo,
trong câu chuyện này chính là góp phần định hướng cho cộng đồng để
mỗi người phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn, phải biết đùm bọc nhau
trong cơn hoạn nạn. Đối mặt với cái xấu, cái phi tiến bộ để đấu tranh, hạn chế,
triệt tiêu nó, đó cũng là một khía cạnh về đạo đức của nhà báo vậy.
Hay trong các tờ báo đều có mục nhân ái, viết và kêu gọi mọi người ủng
hộ, chung tay góp sức cứu giúp người nghèo, những người có hoàn cảnh khó
khăn, người mồ côi, bệnh hiểm nghèo… Nhờ có báo chí mà những người có
hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của công chúng.
Cả nước hiện có trên 800 tờ báo với đủ các loại hình, kèm theo đó là gần
hai vạn nhà báo đang hành nghề, một con số không hề nhỏ đối với một nghề

có tính đặc thù như nghề báo và đối với một quốc gia có 90 triệu dân. Sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã trở
thành lực đẩy để các nhà báo “tăng tốc” cho kịp với tốc độ của thông tin thời
“số hóa”. Bên cạnh sự chính xác, trung thực trong phản ảnh, thì sự nhanh
nhạy, kịp thời cũng là những tiêu chí mà mỗi nhà báo, mỗi tòa soạn báo đang
hướng đến.
5.2.Thực trạng báo chí vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo
Quan niệm về đạo đức nghề báo cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói
chung để phân biệt tốt - xấu, thiện - ác. Lạm dụng báo chí vì lợi riêng là việc
làm xấu, ác. Công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta cần chống lại sự lạm
dụng báo chí, một khía cạnh quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, để gìn giữ
năng lực giải quyết vấn đề của hệ thống truyền thông trong một nền dân chủ,
8
ngược lại với kết quả không mong muốn và một số lỗi lầm thực tế của báo chí
hiện nay.
Song, trong hệ thống truyền thông công khai, báo chí đã được điều chỉnh
và điều khiển bằng nhiều cách khác nhau. Những điều kiện mà cơ cấu truyền
thông tạo ra rất khó hòa hợp với phạm trù đạo đức. Ví dụ như báo chí hoạt
động trong nền kinh tế thị trường tất nhiên phải chấp nhận sự cạnh tranh và
không thể không tính đến lợi nhuận. Điều đó dễ dẫn đến sự lạm dụng báo chí
nhằm tăng lợi nhuận cho đơn vị mình mà các phóng viên có thể "câu khách"
bằng những thông tin phi nhân bản. Đối với công luận thì khi có sự giận giữ
đối với nó, người ta mới tìm kiếm chuẩn mực để đánh giá thái độ cư xử của
báo chí. Sau đó mới có phê bình báo chí. Song báo chí cũng tự viết về mình.
Qua tổng kết, thống kê của Bộ TTTT, những vi phạm PLBC chủ yếu là
vi phạm hành chính như thông tin sai sự thật; rút tít không phù hợp với nội
dung; không đúng quy định giấy phép. Những vi phạm này cũng thường được
xử lý bằng các biện pháp hành chính: phạt tiền, phạt cảnh cáo, thu hồi thẻ nhà
báo, đình bản, thu hồi báo. Cụ thể, đối với báo in và báo điện tử, trong năm

2011 đã xử lý tổng số 51 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 41
trường hợp với tổng số tiền 343 triệu đồng, cảnh cáo: 01, nhắc nhở: 09 (trong
đó 18 trường hợp thông tin sai sự thật; 04 trường hợp rút tít không phù hợp
với nội dung; 05 trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép; 04
trường hợp đăng phát bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền Việt Nam; 13
trường hợp vi phạm quảng cáo). Đối với phát thanh và truyền hình, trong năm
2011 đã xử lý tổng số 15 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 10
trường hợp với tổng số tiền 126 triệu đồng, nhắc nhở 05 trường hợp (trong đó
03 trường hợp thông tin sai sự thật; 05 trường hợp đăng bản đồ thể hiện
không đúng chủ quyền Việt Nam; 05 trường hợp vi phạm quảng cáo; 02
trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép). Cũng trong năm 2011,
đã có 09 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí bị cơ quan báo
chí, cơ quan chủ quản báo chí xử lý kỷ luật vì liên quan đến việc viết và biên
9
tập bài báo có nội dung thông tin sai sự thật; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh
hoạt Đảng; quản lý yếu kém, vi phạm quy định về quản lý tài chính; đã có 6
trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo; có nhà báo bị truy tố trước pháp luật.
Dĩ nhiên, sự lí giải trong các cuộc thảo luận về đạo đức truyền thông cũng
khó được xếp hạng (như các quan niệm về trách nhiệm mà chúng tôi đã bàn
đến trong bài "Xã hội thông tin và trách nhiệm của nhà báo"). Rõ ràng là phải
giải thích xem cái gì là đối tượng của đạo đức báo chí.
Công tác báo chí vốn dĩ vẫn gây ấn tượng mạnh cho công chúng và trở thành
đối tượng của những lý lẽ trong các cuộc tranh luận về đạo đức. Những tranh
luận đó có thể làm sáng tỏ những vùng xung đột của đạo đức báo chí. Sau đó
lại có những bài phê phán riêng rẽ, những lưu ý đến các mâu thuẫn hoặc tin
tức sai.
Ví dụ: tháng 8/2000, một tờ báo đã đưa tin về một ca sĩ nổi tiếng, nghệ sĩ
nhân dân bị chồng bắn vì ghen tuông, rồi sau đó lại cải chính. Thật khó khăn
khi phải phân biệt lỗi lầm do tay nghề kém, đạo đức tồi hay có "vùng tối"
trong tư tưởng.

Mặt khác, còn có một sự tranh luận chung chung có tính phê phán đối với
các cơ quan báo chí viết về những vấn đề đạo đức trong mối liên quan tới
những biểu hiện thương mại hóa của một số tờ báo, với cơ cấu của các hãng
truyền thông lớn, với việc đòi hỏi quá nhiều thẩm quyền dành cho báo chí.
Trong đó có đề cập đến các số liệu về việc sử dụng phương tiện thông tin và
việc đánh giá về công tác thông tin.
Lấy ví dụ đơn cử như vấn đề đặt Tít cho bài báo là một trong những biểu
hiện. Thực tế có những phóng viên, tòa soạn báo đã lạm dụng việc đăng
những tin, bài nhạy cảm để câu views, quảng cáo như: liên quan đến đời tư
của con người, những cảnh tai nạn giao thông, cướp của, giết người, hiếp
dâm,…Những cách đặt Tít đó, cách viết đó tuy chưa hẳn vi phạm đạo đức báo
chí nhưng lại chưa thể hiện được tính nhân văn của báo chí, chưa thể hiện
được trách nhiệm xã hội và ý thức công dân của nhà báo. Nó nói lên sự vô
10
cảm của nhà báo trước nỗi đau của đồng loại. Đơn thuần liệt kê sự kiện không
gọi là báo chí; nói báo chí chỉ phản ánh sự kiện khách quan, đó là điều giả tạo.
Đứng trước cái xấu, nhà báo không thể không lên án; đứng trước cái đẹp, cái
thiện nhà báo không thể không cổ súy; đứng trước an nguy quốc gia và lợi ích
của nhân dân bị đe dọa, nhà báo cách mạng không thể không đấu tranh. Báo
chí cách mạng Việt Nam còn mang tính Đảng Cộng sản, là công cụ tuyên
truyền của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của quần chúng nhân dân.
Nhà báo, như Bác Hồ dạy, phải biết “Phò chính, diệt tà”. Tức phải bảo vệ,
cổ vũ cái tốt, cái đúng, cái thiện và lên án cái xấu. Khi cái thiện, người tốt
được bảo vệ, cổ vũ thì cái xấu ắt không có đường sống. Hằng ngày đọc báo,
những thông tin giật Tít thiếu tình người và sự chia sẻ trên các trang báo như:
“Nổ bình bơm hơi, thi thể bé trai bị xé thành nhiều mảnh”
www.aihay.net/ thanh /Y0JLaDZxUm1CNEU.html; tibo.0-host.net/ /thi-
the-be-trai-bi-nat-vun-boi-vu-no ”
“Nổ bánh xe tải một người vỡ nát ống thực quản” vov.vn/Doi-song/No-
banh-xe-tai /300300.vov

“Nổ xe máy trong đêm hai thanh niên tan xác” danviet.vn › Thời sự
“Xe tải cán nát bét đầu thanh niên”
www.goc18.vn/xem/xe+tải+cán+nát+đầu+thanh+niên/
Những kiểu đặt Tít báo kiểu “vơ đũa cả nắm”, “treo đầu dê bán thịt
chó”,…vẫn xuất hiện hàng ngày trên các trang báo; đã không chia sẻ được
mà còn khắc sâu thêm nỗi đau của con người. Tuy nhiên, việc đặt những cái
tít hấp dẫn để thu hút độc giả là rất cần thiết, và có những nguyên tắc đặt tít
khác nhau không hề “giật gân” nhưng vẫn hấp dẫn được độc giả, tạo được
thương hiệu của tờ báo và “câu” được quảng cáo mà nhà báo nào cũng được
đào tạo khi còn trên ghế giảng đường hoặc được học qua những lớp nghiệp vụ
về báo chí. Nhưng nguyên tắc hàng đầu, quan trọng nhất đó chính là vấn đề
đạo đức và lương tâm của nhà báo.
11
Thời gian qua, trong thực tiễn hoạt động báo chí cũng xuất hiện và tồn tại
nhiều khuyết điểm, yếu kém rất đáng lo ngại, nhất là tình trạng vi phạm đạo
đức nghề nghiệp. Có thể nêu một số biểu hiện sau:
- Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén, chưa làm tốt chức năng tư tưởng,
văn hóa, chức năng tham gia quản lý, giám sát xã hội, có biểu hiện xa rời tôn
chỉ, mục đích, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hậu
quả của tình trạng này là không ít cơ quan báo chí, nhà báo đã có những bài
viết mang nội dung thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác, phản ánh
một chiều thông tin về mặt trái của xã hội - phản ánh quá nhiều những vụ việc
tiêu cực, tệ nạn xã hội, gây dư luận xã hội bất an; chưa quan tâm phát hiện,
biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua
yêu nước.
- Do sa vào khuynh hướng “thương mại hóa” báo chí, nhiều báo có những ấn
phẩm phụ với nội dung chưa thiết thực, chạy theo thị hiếu tầm thường của
một số ít độc giả; trong thông tin còn sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho các
thế lực xấu lợi dụng, khai thác, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Trong khi đó, công tác đấu tranh, phản bác các thông tin và luận điệu sai trái,

thù địch chưa được chú trọng, chưa thật sự sắc bén, thiếu tính thuyết phục
- Một số nhà báo lợi dụng cái gọi là “quyền lực thông tin”, mà thực chất là lợi
dụng sức mạnh của công chúng, sức mạnh của dư luận xã hội, vi phạm tính
khách quan, chân thật của báo chí, “bẻ cong ngòi bút” để mưu lợi riêng. Biểu
hiện dễ nhận thấy nhất đã từng xảy ra thời gian qua là một số nhà báo dùng
danh nghĩa “chống tiêu cực” để thực hiện hành vi tiêu cực: dựa trên
những bằng chứng thu thập được qua điều tra để hù dọa, tống tiền các đơn vị,
doanh nghiệp, cá nhân, hoặc yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân phải
thực hiện những việc làm có lợi cho riêng cá nhân nhà - Một số cơ quan báo
chí, nhà báo không (hoặc ít) chú trọng tính chân thật trong thông tin quảng
cáo các sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên đài, báo; đăng phát ca ngợi, tâng
bốc một chiều, vì lợi ích kinh tế cục bộ của cơ quan báo chí hoặc vì lợi riêng
12
của nhà báo, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tiền bạc… của người tiêu
dùng, gây tác hại không nhỏ cho lợi ích của một bộ phận công chúng.
- Nhiều nhà báo không chịu khó đi thực tế mà thường ngồi bàn giấy, quán cà
phê, quán nhậu…, dựa vào mạng internet để kiếm thông tin, dựa vào thông tin
đồng nghiệp “chia sẻ” qua email để viết bài, đưa tin, tùy tiện, bịa đặt hư cấu
thêm thông tin, chi tiết trong tác phẩm. Không ít tờ báo, nhất là báo mạng,
đưa nhiều tin, bài không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa
Việt Nam, thông tin thiên về bạo lực, tình dục, vụ án, đời tư người nổi tiếng,
mê tín dị đoan,… để câu khách một cách rẻ tiền.
- Một số báo, nhất là báo mạng, chạy theo xu thế thông tin nhanh, soi mói
những chi tiết phản cảm, phi văn hóa để cạnh tranh với báo khác mà không
chú trọng kiểm chứng nguồn tin, kiểm tra tính xác thực của thông tin; thông
tin hời hợt, không rõ tính mục đích, tính định hướng của thông tin; không
phân định được ranh giới giữa quyền của báo chí và sự xâm phạm đời tư,
nhân phẩm con người. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trên những trang
báo mạng điện tử mới ra đời mà có ở cả một số tờ báo mạng điện tử, báo in đã
có chỗ đứng, khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả.

- Không ít cơ quan báo chí chưa thực hiện nghiêm túc việc công khai xin lỗi,
cải chính đối với những thông tin sai lệch, không chính xác, gây ảnh hưởng
xấu đến uy tín của các cá nhân, đơn vị. Thể hiện rõ nhất là tình trạng cơ quan
báo chí cố tình lờ đi không đăng tin cải chính (nếu không bị cá nhân, đơn vị
mà mình viết báo sai kiện cáo); cải chính không kịp thời; đăng tin cải
chính chỉ vài dòng chữ nhỏ ở nơi khó nhìn thấy trên các trang báo; hoặc chỉ
đăng là “Nói lại cho rõ”, “Tin thêm về vụ…”… để hòng khỏa lắp, làm nhẹ sai
trái của nhà báo, của cơ quan báo chí.
- Một số nhà báo ít đưa tin, viết bài theo nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm xã
hội với Đảng, Nhà nước và nhân dân mà chỉ chú trọng đưa tin, viết bài theo
mức độ “nặng” hay “nhẹ” của “phong bì” nhận được từ cơ quan, đơn vị, địa
13
phương, doanh nghiệp mời họ đến tham dự các sự kiện với tư cách người đưa
tin. Tệ hại hơn, trong trường hợp không có “phong bì” có nhà báo đã
cố tình khai thác những chi tiết bất lợi, thông tin tiêu cực từ các cơ quan, đơn
vị, địa phương, doanh nghiệp đưa lên báo để dằn mặt, trả đũa.
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng một số
doanh nghiệp dùng mọi thủ đoạn để hạ uy tín doanh nghiệp đối thủ. Một
trong những thủ đoạn đó là tranh thủ lôi kéo giới truyền thông - báo chí viết
khen ngợi doanh nghiệp mình và viết bôi nhọ, hạ bệ doanh nghiệp đối phương
khi có điều kiện. Trong bối cảnh đó, một số nhà báo vô tình hay
cố ý đã trở thành công cụ cho một số doanh nghiệp.
Tóm lại, bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực là cơ bản, mang
tính chủ đạo thì những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo ở nước ta hiện
nay cũng là một thực trạng rất đáng lo ngại
Trong các cuộc thảo luận về vấn đề đạo đức báo chí hiện nay đang có
nhiều cách lý giải, biện minh. So với nhiều năm trước thì trong mấy năm gần
đây, tình trạng vi phạm đạo đức báo chí đang tăng lên. Biểu hiện của sự vi
phạm này không chỉ là những tác phẩm được công bố mà ngay cả sự im lặng
không bình thường cũng được công chúng nhận thấy. Chẳng hạn như có

những cơ quan báo chí hoàn toàn "làm ngơ" trước một sự kiện động trời nào
đó như sự cố ở mỏ than Quảng Ninh hay vụ án Năm Cam Trong những tình
huống như vậy, công luận lại bắt đầu chú ý đến vấn đề đạo đức và thẩm
quyền của báo chí. Những cuộc thảo luận về đạo đức truyền thông lại trở nên
sôi nổi, mặc dù đề tài này chưa bao giờ thực sự biến mất khỏi bức tranh hàng
ngày, khỏi giáo trình đào tạo phóng viên, khỏi tài liệu chuyên môn.
Cường độ của cuộc thảo luận tăng lên không theo một chu kỳ nhất định.
Cứ khi nào có sự cố đặc biệt của báo chí có liên quan đến vấn đề đạo đức thì
cường độ của cuộc thảo luận lại tăng theo. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ
20, sau cái chết tự sát của ông Giám đốc nhà máy bia rượu Hà Nội, đã nổi lên
những tranh luận đối với vấn đề đạo đức báo chí. Cùng với rất nhiều vấn đề
14
đạo đức báo chí phát sinh trong cơ chế thị trường, mặt khác để hoàn thiện
những chuẩn mực đạo đức của thời kì đổi mới, Hội nhà báo Việt Nam đã
thông qua Quy ước đạo đức báo chí (1994). Các nhà báo đã có một văn bản
pháp quy làm nền tảng cơ sở lí luận cho đạo đức nghề nghiệp của họ. Họ đã
tìm thấy sự ổn định về đạo đức. Mặc dù vậy, trong hoạt động thực tiễn của
nghề báo, những vi phạm về tiêu chuẩn đạo đức vẫn không giảm.
Năm 2000, sau vụ "cháu bé gái 8 tháng tuổi", dư luận lại dấy lên về chủ đề
đạo đức nhà báo. Có người đã viết lên báo rằng, nhà báo đưa tin đó lên báo
còn đáng ghét hơn thằng đàn ông đã làm hại cháu. Phải chăng sự khiếm
khuyết đạo đức hiện nay có nguyên nhân chủ yếu ở chỗ thiếu sự đền bù xứng
đáng cho hành vi có đạo đức?
Trong làng báo của chúng ta có không ít đồng nghiệp đã biến mình thành
những con sâu và làm rầu cũng không ít nồi canh. Trong từng tòa soạn của
các loại hình báo chí ở địa phương, kể cả văn phòng đại diện của các cơ quan
báo chí trung ương, cơ quan báo chí của các tỉnh bạn không phải không có
những con sâu như thế. Nhẹ thì bị nhắc nhở về thái độ khiếm nhã khi tiếp cận
với nhân dân để tìm hiểu sự việc, thu thập số liệu không chính xác dẫn đến
việc xin lỗi, cáo lỗi nhân vật, bạn đọc, bạn nghe đài phát thanh, bạn xem

truyền hình; nặng thì bị kỹ luật cảnh cáo khi để xảy ra hậu quả, làm mất uy tín
tòa báo. Ở Quảng Nam, báo chí địa phương thỉnh thoảng cũng rơi rớt một vài
trường hợp bị nhắc nhở. Riêng đối với phóng viên của các báo ngoài tỉnh, báo
ngành thường trú ở Quảng Nam, đã không ít lần bị những cá nhân, tập thể nói
chung là người cung cấp thông tin phàn nàn, thậm chí có thái độ gay gắt. Còn
nhớ, cách đây vài năm, ở thành phố Tam Kỳ có chủ trương trồng cây hoa sữa
trên các đường phố. Đến mùa trổ hoa, hoa rụng, mùi của hoa nghe khó chịu,
có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến đề nghị chặt bỏ đi. Trước dư
luận này, nhiều tờ báo đưa tin. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên, phóng
viên của một tờ báo tỉnh bạn đã tranh thủ lúc đi nhờ xe, ngồi ghế sau, nghe
lóm vài câu trò chuyện của đồng chí phó chủ tịch tỉnh về dư luận cây hoa sữa
15
nói trên. Thế là hôm sau đăng lên một bài báo có cái box tóm tắt mấy câu trò
chuyện của đồng chí phó chủ tịch tỉnh như là nội dung chính thức của một
cuộc phỏng vấn! Kết quả việc làm cẩu thả này, là bài báo làm cho dư luận
hiểu sai quan điểm của người lãnh đạo.
Có thể thấy rằng, việc khai thác và xử lý nguồn tin là hết sức quan trọng
đối với người làm báo. Hay nói cách khác là rất cần ở nhà báo sự nhạy cảm có
lý trí dựa trên cơ sở khoa học. Đây là một tố chất quí giá, là điều kiện tiên
quyết của người làm báo đích thực. Đôi khi do sự bất cẩn hoặc bị choáng
ngợp trước những nguồn tư liệu hấp dẫn, phức tạp mà phóng viên khai thác
được, dẫn đến việc chọn lựa, sử dụng nguồn tin làm chất liệu cho tác phẩm
báo chí không có hiệu quả. Cũng chính cái hấp dẫn, phức tạp đó đôi khi làm
cho cái ngòi bút cong lệch, trang giấy nhàu nát nếu nhà báo đã bị mua chuộc
hoặc cố tình làm tiền, để cho ra một thứ sản phẩm kém chất lượng, tác hại đến
môi trường văn hóa, ô nhiễm đời sống tinh thần trong cộng đồng. Thực tế,
bấy lâu nay chúng ta đã từng xót xa khi nghe tin một vài đồng nghiệp bị khởi
tố, đứng trước vành móng ngựa bởi những con chữ nghiêng ngã vì đồng tiền.
Chúng ta càng xấu hổ trước quần chúng nhân dân khi họ biết ta là người làm
báo. Rất may là bên cạnh những con sâu, trong làng báo của chúng ta vẫn còn

nhiều nhà báo có lương tâm, giữ được đạo nhà. Chẳng hạn như Quảng Nam
chúng tôi cách đây không lâu, có một chánh án cấp huyện bị lộ tẩy chuyện
chạy án. Báo chí trung ương, địa phương vào cuộc và tình huống xãy ra khi
ông ta mang hai, ba chục triệu đồng đến tận nhà phóng viên để hối lộ. Ông ta
vừa mở miệng nhỏ to, lập tức bị phóng viên cảnh cáo, buộc ông ta đem tiền
về, nếu không sẽ điện thoại báo công an. Sau lần ấy, ông ta không dám hó hé
nữa và công việc của người làm báo vẫn tiếp tục. Kết cuộc ông chánh án đó
đã bị sa thải.
Hai câu chuyện trên là một trong nhiều câu chuyện buồn vui về đạo đức
người làm báo hôm nay mà chúng ta đã và đang chứng kiến, cũng đủ để
chúng ta suy ngẫm về đạo đức người làm báo cách mạng. Hội viên - nhà báo
16
nào vi phạm đạo đức thì cần phải lên án. Những ai giữ được đạo nhà thì cần
phải tôn trọng, khen thưởng, biểu dương. Nói như thế có nghĩa là các cấp Hội
Nhà báo Việt Nam, dù có muộn cũng phải kiên quyết khai trừ ra khỏi Hội
những hội viên - nhà báo vi phạm 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo Việt Nam được thông qua tại Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà
báo Việt Nam ngày 13/8/ 2005 và điều 36, chương IX của Điều lệ (sửa đổi,
bổ sung) của Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX. Tại hội thảo này, thêm một lần
các cấp Hội Nhà báo Việt Nam nói chung, các Hội Nhà báo khu vực Trung
-Nam Trung Bộ của chúng ta nói riêng, phải thừa nhận rằng thời gian qua,
hơn 17 nghìn hội viên đã giữ được đạo nhà, số trường hợp bị thu hồi thẻ hội
viên không nhiều. Tuy nhiên ưu điểm ấy chưa phải là tất cả. Thiết nghĩ, chúng
ta cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đóng
chân trên địa bàn để khen thưởng hoặc xử lý kịp thời những hội viên - nhà
báo có công hoặc có tội. Tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng đã biểu dương, chúc mừng, cám ơn
những đóng góp to lớn của giới báo chí nước nhà và của Hội Nhà báo Việt
Nam. Tuy nhiên theo Tổng Bí thư, vẫn còn “nhiều tổ chức Hội hoạt động còn
mang tính hình thức, thiếu chiều sâu. Việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao

nhận thức chính trị, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện những quy định về đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam chưa đạt hiệu quả như mong
muốn”.
Hội thảo như là nhịp cầu để các nhà báo tâm huyết nói hết những gì mà
mình muốn nói. Quan điểm của nhà báo Võ Xuân Phụng, Ủy viên BCH Hội
Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Bình Định là: “Bản lĩnh và đạo
đức nhà báo là sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất trí tuệ và phẩm chất tư
cách đạo đức nghề nghiệp. Ở Bình Định chưa có nhà báo nào phải ra tòa vì
những hành vi lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, nhưng vẫn có dư luận râm
ran về một vài nhà báo uốn cong ngòi bút vì lợi ích cá nhân. Gần đây, xung
quanh phóng sự truyền hình “Ai chắp cánh cho thần chết” của phóng viên
17
Dũng Chinh (Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định) được cho là có yếu tố
dàn dựng, đã được Ban Kiểm tra Hội Nhà báo tỉnh Bình Định xem xét về đạo
đức trong tác nghiệp và xử lý thông tin”. Theo đó, vào chiều ngày 01.10.
2013 phóng viên Dũng Chinh nhận kỹ luật khiển trách và bị thu hôi các giải
thưởng đã trao tặng cho phóng sự truyền hình nói trên. Nhà báo Phan Thị
Thủy, Hội Nhà báo Đà Nẵng bức xúc trước những trường hợp phóng viên
thiếu tôn trọng với cả bản thân mình khi được các đơn vị địa phương mời
tham dự bất cứ cuộc gì. Nhận tài liệu, nhận “bì” xong là chuồng ngay. Chính
cớ sự ấy mà tin bài của họ không chính xác vì nguồn tin thiếu kiểm chứng.
Các nhà báo nên nhớ rằng, tài liệu chúng ta nhận đôi khi chỉ là dự thảo. Vì
vậy nếu không tôn trọng thời gian quy định của cuộc họp, thì làm sao nghe
được những ý kiến khác nhau để đi đến kết luận một vấn đề. Đó là một trong
nhiều ví dụ ! . Nhà báo Phan Thị Thủy nói: “Thực tế cũng cho thấy, có không
ít doanh nghiệp, đơn vị khi nghe tên của một số nhà báo ấy đã kinh hãi, tìm
cách né tránh không muốn tiếp chuyện. Hiện tượng một số nhà báo suốt ngày
chỉ biết đi “đánh hơi” các sai phạm của một đơn vị, doanh nghiệp nào đó để
đến hù dọa hòng kiếm chác, hay mượn danh nhà báo để xin xỏ trong giới báo
chí xem ra không còn hiếm…Chính những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức

của nhà báo trong quá trình tác nghiệp đã làm “mất điểm”, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín của nghề báo…”. Với nhà báo Nguyễn Sơn, Trưởng
Phân xã - Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Nam thì: “Để ra đời một tác
phẩm báo chí phải qua nhiều công đoạn, không chỉ cánh phóng viên - người
trực tiếp viết tin, bài phải chuẩn mực về mặt đạo đức mà lực lượng biên tập
viên cũng cần phải nghiêm chỉnh chấp hành vấn đề này. Có phóng viên miệt
mài điều tra để làm ra tác phẩm báo chí mang tính chiến đấu cao, tuy nhiên
khi đến tay biên tập, vì nể nang lãnh đạo của đơn vị nào đó đã “hạ” xuống
thành bài báo phản ánh vô thưởng vô phạt (che dấu sự thật)…” . Ngoài
những điều trao đổi ở trên, rất nhiều ý kiến nói thẳng tại hội thảo cũng cần
quan tâm như việc ăn cắp bài viết lẫn nhau để cắt ghép làm thành bài báo của
18
mình, lợi dụng trang mạng cá nhân làm nhiễu loạn thông tin, các trang mạng
không phải báo chí nhưng hoạt động như cơ quan báo chí. Nhà báo Lê Văn
Nhi, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Nam nêu rõ: “Đó là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về báo
chí, nhất là việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thống cho báo chí; giải
đáp kịp thời những vấn đề mà báo chí đặt ra trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mỗi tổ chức, cá nhân. Là vai trò, trách nhiệm của Trung ương Hội
Nhà báo Việt Nam, các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí và các Hội, Chi
hội nhà báo cấp cơ sở trong công tác quản lý, xử lý sai phạm và bồi dưỡng,
giáo dục về tư cách đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ đối với hội viên cũng như
vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí (bộ phận lãnh đạo, chỉ đạo tác
nghiệp, biên tập, kiểm duyệt quyết định xuất bản) và lực lượng trực tiếp khai
thác, xử lý nguồn tin (chủ yếu là phóng viên, cộng tác viên).”
5.3.Nguyên nhân (tác động) ảnh hưởng đến đạo đức nghề báo
Trào lưu hội nhập và toàn cầu hoá dẫn đến áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn
giữa các cơ quan truyền thông, không chỉ với nước ngoài mà ngay cả trong
nước. Các phương tiện truyền thông cổ điển đánh mất đi vị thế độc quyền
trong xã hội. Người phóng viên không còn là "người gác cổng" nữa, sản phẩm

của họ trở thành một phần nhỏ trong khối tư liệu đồ sộ được thu nhập từ nhiều
nguồn khác nhau. Phương tiện truyền thông trong nền kinh tế thị trường nói
chung xuất hiện nhiều loại tư liệu mang tính chất tiếp thị, quảng cáo, điều
đó làm cho độ tin cậy đối với báo chí không có khả năng tăng lên.
- Quá trình phát triển của hệ thống báo chí luôn luôn dẫn đến việc xuất hiện
những phương tiện thông tin hiện đại hơn. Vì vậy mà kĩ xảo nghề nghiệp
cũng có thể được phát huy tối đa. Hành vi đạo đức bị “sấy khô” bởi các hoạt
động theo định chế.
- Đối với những chủ đề của xã hội hiện đại làm cho báo chí có thẩm quyền
cao hơn, đồng thời báo chí ngày càng chịu nhiều sức ép của những người chi
19
tiền quảng cáo. Mặt khác, quan trọng hơn là việc báo chí có thể đưa ra những
nội dung có chọn lọc, có sắp xếp, xử lý khác hẳn với thông tin "thô" ban đầu.
- Tầm quan trọng và độ tin cậy của thông tin không còn được đảm bảo chắc
chắn như trước. Một bộ phận công chúng có thể quay lưng lại với phương tiện
truyền thông vì họ không còn tin cậy nữa. Đáng kể nhất là những lời phê phán
tác động của phương tiện truyền thông bởi những bài báo vô trách nhiệm của
một vài phóng viên.
- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, khuynh hướng thương mại hóa của
một số cơ quan báo chí vẫn diễn ra thật phức tạp. Với sự trợ giúp của kỹ thuật
điện tử, phương tiện truyền thông trở nên gần như không bị giới hạn
Thực tế đang tồn tại trong báo chí hiện nay, đó là sự lập lờ giữa vi phạm và
không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Thực trạng này có 2 nguyên nhân chủ yếu:
1- Do sự thiếu hiểu biết, sự nhận thức non kém của nhà báo
2- Do chạy theo xu hướng thương mại hóa báo chí hiện nay.
- Do bản thân tờ báo đó thiếu văn hóa nghề và thừa tính không chuyên
nghiệp, không có khả năng được bạn đọc lựa chọn nếu làm báo nghiêm túc.
Họ đã xin được cho tờ báo ra đời thì phải tìm mọi cách để “sống”.
-Ngoài ra còn lý do cơ quan quản lý “quản” chưa chặt, chưa xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm tôn chỉ mục đích và nguyên tắc tính nhân văn của

báo chí. Chúng ta có giám sát, thẩm định thông tin, nhưng thẩm định không
xuể, và có thể đã biết, nhưng chưa xử lý, mới nhắc nhở là chính.
- Nhiều cái xấu diễn ra nhiều ở VN nhưng không được chấn chỉnh, khiến
người ta dần quen, như chuyện cướp hoa, cướp thức ăn ở nhà hàng khuyến
mãi, chen lấn, chửi bậy, đánh nhau… Thông tin giật gân dần thành quen.
Nhưng báo chí lại có vai trò giáo dục và định hướng xã hội, nên báo chí nếu
không chấn chỉnh, không loại trừ sẽ có trách nhiệm với sự lan tỏa hành vi tiêu
cực, vi phạm đạo đức xã hội…
- Nguyên nhân sâu xa do nền báo chí VN nhìn bề ngoài thì rất “oách”.
Chúng ta hiện có tới 852 cơ quan báo chí, khoảng 1.500 sản phẩm báo. Báo
20
chí VN, đang có xu hướng ngược báo chí thế giới. Báo thế giới trong quá
trình định vị lại vai trò trong cạnh tranh, nhiều báo in phải giải tán. Nhưng
VN đầu báo thì lại tăng lên, năm nào cũng tăng. Đây không phải đáng mừng,
mà đáng lo. Bởi nhiều báo ra không phải vì đáp ứng được nhu cầu của bạn
đọc, mà tiêu vào tiền thuế của dân, hoặc có mục đích đi “bon chen”, “xin xỏ”
để sống. Và khi đã ra rồi, họ phải tìm mọi cách để tồn tại…
6.Giải pháp nhằm tăng tính hiệu lực của quy định về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam
Cần siết chặt quản lý
Hiện tại, cần rà soát lại tôn chỉ, mục đích các tờ báo, trang báo mạng, báo
nào theo xu hướng giật gân, câu khách nên đóng cửa.Quá nhiều tờ báo, trong
đó rất nhiều tờ “không sống được” bằng phát hành đang ảnh hưởng đến hình
ảnh của báo chí VN. Báo nào cần phải bao cấp thì phải bao cấp đàng hoàng,
còn lại phải siết về kinh tế, bản quyền. Cũng nên hạn chế cấp mới giấy phép
báo chí. Tạo nền báo chí chuyên nghiệp, có tính văn hóa cao và phản biện tốt
sẽ có lợi cho dân.
Thường xuyên rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật về báo chí
Hoạt động rà soát và hệ thống hóa văn bản PLBC xuất phát từ thực trạng
hoạt động báo chí, thực trạng ban hành và thực hiện PLBC để kịp thời hủy bỏ

các quy định đã lỗi thời và bổ sung những quy định mới phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội của đất nước.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động báo chí, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm PLBC. Các văn
bản này được ban hành trong những thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau nên không tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu so với
thực tiễn. Khắc phục tình trạng trên, một trong những giải pháp quan trọng là
tiến hành thường xuyên và có chất lượng việc rà soát và hệ thống hóa các văn
bản PLBC trên từng lĩnh vực cụ thể.
21
Rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật hiện hành nói chung và PLBC nói
riêng là công việc rất quan trọng, thể hiện ở một số điểm: Phục vụ trực tiếp
cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Mục tiêu của hoạt động
rà soát, hệ thống hóa PLBC là nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc loại bỏ
các quy định, các văn bản PLBC trái với Hiến pháp và các đạo luật, các văn
bản mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với thực tiễn để xây dựng và
hoàn thiện hệ thống PLBC thống nhất, hợp hiến, hợp pháp. Kết quả của rà
soát, hệ thống hoá là đưa ra các danh mục (danh mục các văn bản pháp luật
hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành; danh mục văn bản pháp luật cần ban hành
mới, cần sửa đổi, bổ sung; cần bãi bỏ, huỷ bỏ và đình chỉ thi hành). Với các
loại danh mục này, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, nhà báo, người dân
sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu pháp luật, dễ dàng biết được những
văn bản pháp luật nào còn hay đã hết hiệu lực và phải thực hiện theo văn bản,
quy định nào, tránh được những thủ tục rườm rà, không cần thiết, tiết kiệm
thời gian và tiền bạc mỗi khi có việc liên quan đến PLBC. Đối với cơ quan
quản lý nhà nước về báo chí sẽ có cái nhìn tổng thể về hệ thống PLBC hiện
hành, nhờ đó biết được cần phải ban hành văn bản nào để điều chỉnh cho phù
hợp. Đối với cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ tránh được
tình trạng áp dụng sai PLBC. Phục vụ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về
báo chí, PLBC.

Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực
hiện pháp luật về báo chí
Hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có PLBC đã và đang phát huy vai
trò trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, không
phải tất cả các văn bản pháp luật đều phát huy được tác dụng, thậm chí nhiều
văn bản đã nhanh chóng bị lạc hậu trước sự thay đổi của thực tiễn. Nguyên
nhân của sự lạc hậu này, một mặt do pháp luật luôn bị lệ thuộc vào sự biến
đổi của xã hội, mặt khác, quá trình xây dựng pháp luật chưa chú trọng đến vai
trò dự báo khoa học của pháp luật đối với xu hướng phát triển của xã hội.
22
Ngoài ra, việc nghiên cứu, đánh giá chưa đầy đủ, không chính xác những yếu
tố khách quan khi ban hành pháp luật cũng dẫn tới sự lạc hậu của các quy
phạm pháp luật so với yêu cầu của cuộc sống. Vì vậy, PLBC muốn phát huy
được vai trò, tác dụng phải luôn phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan. Điều
này chỉ có thể đạt được thông qua việc thường xuyên nghiên cứu, tổng kết,
đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện PLBC.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật sẽ phát
hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp, những vấn đề pháp luật
còn thiếu để từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, tránh nóng
vội, chủ quan, duy ý chí vì “việc sửa đổi, bổ sung các văn bản là cần thiết để
khắc phục sự lạc hậu của pháp luật nhưng nếu sửa đổi, bổ sung quá nhanh và
quá nhiều lần sẽ làm cho pháp luật mất tính ổn định cần thiết, khó dự đoán, từ
đó gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự tác động của các văn
bản đó”. Mặt khác, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật sẽ tìm
ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực thi, từ đó có cơ sở để hoàn
thiện pháp luật, kiện toàn cơ chế thực hiện về các phương diện: tổ chức bộ
máy; sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động
tuyên truyền, phổ biến PLBC; kiện toàn đội ngũ công chức.
Như vậy, có thể khẳng định, nếu không nghiên cứu, khảo sát, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện PLBC thì không có cơ sở khoa

học đầy đủ để hoàn thiện pháp luật, càng không thể có những văn bản pháp
luật có chất lượng cao phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc thường xuyên
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện
PLBC là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo hoàn thiện PLBC
trong điều kiện hiện nay. Một số đề xuất khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát,
đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện PLBC là:
Một là, phải giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng
pháp luật và thực trạng thực hiện PLBC để tiến tới sửa đổi Luật BC cho các
cơ quan có thẩm quyền và có khả năng thực hiện. Hiện nay, Chính phủ đã
23
giao cho Bộ TTTT chịu trách nhiệm chủ trì và các cơ quan thuộc các bộ, ban,
ngành có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp. Theo chúng tôi, để công tác
nghiên cứu đạt kết quả, cần phải quan tâm thực hiện một số vấn đề sau: Trước
hết, phải nghiên cứu tên gọi của luật: Luật Báo chí, Luật về Quyền tự do báo
chí hay Luật Truyền thông đại chúng. Mặt khác, cần phải có cơ chế để tập
hợp được các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm về PLBC để luật ban hành
đảm bảo tính khách quan, khoa học và khả thi. Nhà nước cần sớm khắc phục
tình trạng thiếu cơ chế cho sự tham gia đóng góp thiết thực, hiệu quả của các
các chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo và nhân dân trong quá trình xây dựng
các văn bản pháp luật. Hiện nay, có không ít văn bản luật khi soạn thảo xong,
lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, nhiều ý kiến thiết thực nhưng
không được ban soạn thảo chấp nhận.
Hai là, phải có sự nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của các nước trên thế
giới về xây dựng, hoàn thiện và thực hiện PLBC, qua đó tiếp thu có chọn lọc
kinh nghiệm của các nước để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Ba là, phải tiến hành khảo sát, đánh giá một số vấn đề như hoạt động của
các cơ quan báo chí, liên kết trong hoạt động báo chí, trình độ nhà báo, sự
hiểu biết PLBC của người dân Đây là những thông số có ý nghĩa quan trọng
giúp các nhà làm luật xây dựng và điều chỉnh kịp thời các vấn đề do thực tiễn
báo chí đặt ra.

Bốn là, Nhà nước phải đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện PLBC. Đây là
một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho các hoạt động được thực
hiện có hiệu quả.
Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí
Xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống các quy phạm pháp luật về
báo chí khoa học và phù hợp là một yêu cầu tiên quyết và quan trọng, nhưng
để nó được áp dụng và phát huy hiệu lực, hiệu quả thì cần phải xây dựng và
24
hoàn thiện các quy định nhằm cải cách bộ máy, cơ chế và đội ngũ quản lý
thích hợp.
Về bộ máy quản lý
Thứ nhất, cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn
chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa Bộ TTTT với các bộ, ngành như:
nhiệm vụ cung cấp và quản lý thông tin giữa Bộ Bộ TTTT với Ban Tuyên
giáo Trung ương; nhiệm vụ quản lý hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt
Nam giữa Bộ TTTT với Bộ Ngoại giao.
Thứ hai, ở địa phương, cần xây dựng các quy định mới và cụ thể hơn để tổ
chức lại bộ máy quản lý nhà nước cũng như để nâng cao vai trò của các Sở
TTTT. Bởi, hiện nay Sở TTTT chỉ là cơ quan giúp việc cho Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về báo chí nên nhiều khi rất thụ
động, phụ thuộc vào cấp trên, trong khi đó, UBND có quá nhiều việc phải giải
quyết nên khâu quản lý báo chí nhiều khi bị buông lỏng và rất trì trệ. Vì vậy,
phải có một cơ chế thích hợp để tăng tính chủ động của cơ quan quản lý báo
chí ở các địa phương. Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ TTTT cần có những
quy định và kế hoạch phân cấp quản lý nhiều hơn cho các cơ quan quản lý
nhà nước về báo chí ở địa phương.
Thứ ba, triển khai áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện
đại vào hệ thống quản lý nhà nước về báo chí. Hiện nay, Bộ TTTT là cơ quan
được Chính phủ giao cho quản lý nhà nước về báo chí mà trực tiếp là Cục

Báo chí. Tuy nhiên, Cục Báo chí mới được thành lập từ năm 2002 đến nay
trên cơ sở kiện toàn Vụ Báo chí, nên số lượng cán bộ còn ít, chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu, đầu việc nhiều
nên đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện
đại vào hệ thống quản lý báo chí là việc làm cấp thiết. Được như vậy vừa tinh
25

×