Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

luận văn hay việt nam học đại học sư phạm hà nội PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SUỐI MỠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU
DU LỊCH SUỐI MỠ
Hà Nội – tháng 4 năm 2013
1
Giáo viên hướng dẫn: TH.S TRẦN ĐĂNG HIẾU
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ HUỆ
Lớp: K59A – Khoa VIỆT NAM HỌC
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Trần Đăng Hiếu-
người đã tận tình hướng dẫn và luôn giúp đỡ, động viên khuyến khích em trong
suốt quá trình triển khai, thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Việt Nam Học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian em học tập tại khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Nghĩa Phương, BQL khu du lịch
suối Mỡ, các bác, các chị , các anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, khảo sát,
thu thập thông tin, sử lý số liệu xong nội dung khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót
và hạn chế. Kính mong thầy cô và bạn đọc cảm thông và góp ý kiến thêm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Đỗ Thị Huệ
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Du lịch được coi là ngành kinh tế


mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng”.Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình
và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối
tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu:
“du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu
sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo
khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ”.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà ngành du lịch đem lại thì sự phát triển
nhanh chóng của nó cùng với những tác động của quá trình đô thị hóa, bùng nổ
dân số cũng có tác động không nhỏ tới môi trường và xã hội toàn cầu. Bởi vậy
phát triển bền vững đặc biệt đối với những ngành kinh tế có mối quan hệ gắn bó
với tự nhiên như ngành du lịch đã trở thành nhu cầu, mục tiêu, định hướng phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là một quần
thể di tích danh thắng quan trọng và có đóng góp to lớn cho sự phát triển du lịch
nói riêng và sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang nói chung. Du lịch suối Mỡ
ngày càng thu hút được khách du lịch, nó có đóng góp quan trọng vào kinh tế
của huyện Lục Nam. Tuy nhiên các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, cơ
sở hạ tầng của khu du lịch còn nhiều vấn đề.
Cho nên tôi làm luận văn với đề tài phát triển bền vững khu du lịch suối Mỡ để
góp một phần không nhỏ giúp chính quyền địa phương đánh giá được hiện trạng
phát triển và định hướng phát triển bền vững khu du lịch.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển
du lịch của khu du lịch suối Mỡ.
Từ đó đề ra các biện pháp và kiến nghị để phát triển khu du lịch Suối Mỡ
bền vững
3
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài tập chung chủ yếu vào:
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch bền vững

- Khảo sát và đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch
nhân văn của khu du lịch suối Mỡ
- Nghiên cứu và phân tích hiện trạng phát triển du lịch của khu du lịch
suối Mỡ
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển khu du lịch suối
Mỡ bền vững, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội
chung của địa phương cũng như tỉnh Bắc Giang
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, hiện trạng phát triển du lịch của khu du
lịch suối Mỡ
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ khu du lịch
suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài viết về phát triển du lịch bền vững là một đề tài đang được nhiều
người quan tâm về du lịch nghiên cứu. Các bài viết về khu quần thể danh thắng
suối Mỡ có khá nhiều, tuy nhiên các tác giả chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nào
đó như giới thiệu về tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ hội suối Mỡ, giới thiệu các di tích
lịch sử văn hóa suối mỡ, hay nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của khu du
lịch này…
Cuốn lễ hội Bắc Giang do Ngô Văn Trụ (chủ biên), Nguyễn Thu Minh,
Trần Văn Lạng, Sở VH- TT (Văn Hóa – Thông Tin) tỉnh Bắc Giang, xuất bản
năm 2002 [3, 312]. Tác giả tổng hợp tất cả các di tích lễ hội của tỉnh Bắc Giang,
di tích và lễ hội suối Mỡ chỉ là một phần nhỏ trong đó và chỉ mang tính chất giới
thiệu
Cuốn di sản văn hóa Bắc Giang của Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành (chủ
biên), Trần Văn Lạng…Bảo tàng tỉnh Bắc Giang xuất bản 2008. Tập trung hệ
4
thống lại các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Bắc Giang. Không đi sâu
vào nghiên cứu suối Mỡ

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu
Đây là phương pháp cơ bản có tính ứng dụng lớn đối với nhiều công trình
khoa học. Dựa trên những thông tin từ BQL khu du lịch suối Mỡ, Sở VHTT-DL
Bắc Giang, cục thống kê tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Nam, UBND xã
Nghĩa Phương…chúng tôi đã tổ hợp số liệu từ mọi dữ liệu, các tài liệu, số liệu,
thông tin liên quan trong việc phát triển du lịch ở suối Mỡ, từ đó đưa ra các phân
tích, nhận định liên quan tới khu du lịch cho nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thực địa
Phương pháp này tạo điều kiện cho chúng tôi trong việc bám sát thực tế
khi tác giả đến tận nơi khu du lịch. Như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
trong việc xem xét, đánh giá các yếu tố, xu hướng hoạt động nên đã đưa ra được
các thẩm định và kết quả đã thu thập, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu
- Khảo sát tại chỗ nhằm thu thập thông tin cần thiết mang tính cập
nhật. Phương pháp này giúp cho ý nghĩa thực tiễn của đề tài được nâng cao.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội Dung của khóa luận gồm
các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch của khu du lịch Suối Mỡ
Chương 3: Thực trạng và kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch theo
hướng bền vững
5
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG
1.1. Tổng quan về du lịch
1.1.1. Du lịch
Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu
là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ nhũtng năm 30

của thế kŒ này có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của
hiện tượng Du lịch để đưa ra 1 định nghĩa chính xác. Nhưng nhìn chung việc
định nghĩa Du lịch gặp rất nhiều khó khăn vì :
Du lịch có 2 nghĩa. Một mặt khi nói đến Du lịch người ta hiểu rằng đó là
cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở
thường xuyên của họ) để nghỉ dưỡng chữa bệnh, thỏa mãn các nhu câu về văn
hóa, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảm, công v Mặt khác Du lịch được
hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ việc thực hiện các cuộc
hành trình và lưu trú tạm thời của con người, thông qua việc tổ chức phục vụ vận
chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, phục vụ hướng dẫn tham quan Tất
cả những hoạt động nêu trên tạo nên ngành kinh doanh Du lịch.
Ngày nay bên cạnh việc đi du lịch ở nước ngoài, con người cũng đặt ra
một nhu cầu du lịch trong nước không kém phần phong phú và đa dạng. Như vậy
khái niệm chung về Du lịch cần được nghiên cứu xuất phát từ đối tượng hoạt
động của du lịch, đó là người du khách.
Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.
6
1.1.2. Khách du lịch
Đây là khái niệm có nhiều quan niệm đưa ra. Khách du lịch là đối tượng
trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối
tượng của các đơn vi phục vụ và kinh doanh du lich.
Nhà kinh tế học người Ao, Lozep Stander định nghĩa: Khách du lịch là
hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả
mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mc đích kinh tế.
Kripendort đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về du khách
như sau: là nhũng kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quen thói
bóc lột và vô cảm với môi trường.

Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận
về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: Khách du
lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng
thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng
không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi
ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như
những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác.
Theo luật Du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người
có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố
tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái
niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tại điều 10 của
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng
tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố
7
cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du
lịch”.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn

hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức,
cá nhân.
1.1.4. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
1.2. Du lịch bền vững
1.2.1. Những vấn đề chung về phát triển du lịch bền vững
1.2.1.1. Khái niệm du lịch bền vững
Giáo sư Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã
nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Theo hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc
đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những
khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững
là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng của những thế hệ mai sau”.
8
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm
thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương
hại đến nhu cầu của tương lai.
 Mục tiêu của Phát triển du lịch bền vững

Như vậy, phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố
(hay còn gọi là ba chân của du lịch bền vững):
1. Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp nhất đến
nguồn lợi tự nhiên, bằng cách sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để
những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch;
duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trỡ cho việc bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Gần gũi về xã hội và văn hóa, du lịch bền vững không gây hại đến các
cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay
vào đó, nó lại tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của các cộng đồng ở các điểm
đến, bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của
người dân đại phương; tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền
văn hóa khác.
3. Có kinh tế. Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều
bên liên quan khác càng tốt, nó mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và
cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ
nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh
tốt nhờ làm tốt”. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có
9
thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hóa và
mang lại lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi.
 Những nguyên tắc của du lịch bền vững
1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản
nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy
thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
3. Duy trì tính đa dạng: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã

hội và văn hóa là rất quan trọng đối với DLBV, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
4. Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc
gia.
5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh
tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản
địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.
6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của du khách.
7. Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác
lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải
pháp DLBV, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.
9. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách
những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du
khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần
thỏa mãn nhu cầu của du khách.
10
10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi
ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lich và cho du khách.
1.2.1.2. Các yếu tố chỉ thị
“Yếu tố chỉ thị là những hiện tượng hoặc những dấu hiệu của những sự việc
hoặc những hệ thống phát triển phức tạp. Đó có thể là những thông tin chỉ ra
những đặc điểm nổi bật của các hệ thống phức tạp đó hoặc nhấn mạnh đến
những vấn đề đang diễn ra”
Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình
trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì
tính đa dạng sinh học. Mặc dù vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững,
ngành du lịch Việt Nam phải tuân theo những yếu tố chỉ thị cơ bản sau:

• Tỷ lệ các khu, điểm du lịch được bảo vệ
Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như số lượng các khu, điểm du
lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, bảo vệ chiếm
tŒ lệ cao. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các khu du lịch được Chính phủ giao
trực tiếp cho các hộ tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân trong một thời gian xác
định, mọi hoạt động phát triển du lịch đều nằm dưới sự kiểm soát của tư nhân,
vai trò của Nhà nước đối với các khu điểm du lịch lúc này chỉ là việc định ra
những định hướng phát triển, quy định trong khai thác, cũng như các yêu cầu đặt
ra cho bảo tồn, tôn tạo.
Ở Việt Nam, hầu hết các nguồn tài nguyên du lịch đều được đặt dưới sự
quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động khai thác hay đầu tư đều phải tuân theo
các văn bản pháp quy quy định. Đây chính là một đặc điểm cơ bản của du lịch
Việt Nam. Vì vậy, việc phân biệt giữa điểm du lịch “được bảo vệ” với điểm du
lịch “chưa được bảo vệ” để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch là điểm du lịch đó
có được Nhà nước quan tâm đầu tư tôn tạo, xây dựng các hệ thống xử lý, và
kiểm soát chất thải hay không.
11
Để đánh giá tính bền vững của các khu điểm du lịch trên lãnh thổ Việt
Nam nhất thiết phải dựa vào “tŒ lệ các khu du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo
trong tổng số các khu du lịch nằm trong danh mục được Nhà nước phê duyệt”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới - WTO nếu tŒ số này vượt quá 50% thì
được đánh giá là phát triển bền vững.
• Quản lý áp lực môi trường tại các điểm du lịch
Quản lý áp lực từ hoạt động du lịch lên môi trường thực chất là việc giới
hạn các tác động tiêu cực từ du lịch lên môi trường, trong đó việc giới hạn và
quản lý “sức chứa” của điểm du lịch đó được đặt lên hàng đầu. Bản chất của việc
này là hạn chế lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu, điểm du lịch
trong cùng một thời điểm. Mục tiêu của phát triển bền vững là tạo ra một sự phát
triển và tăng trưởng ổn định về kinh tế, do đó việc khai thác quá giới hạn cho
phép của một điểm du lịch sẽ đưa lại những tác động tiêu cực, làm suy giảm tính

bền vững của một khu vực, phá vỡ khả năng phát triển bền vững của ngành.
• Số lượng khách du lịch quay trở lại tại các điểm du lịch
Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc hình thành nên “cầu” du
lịch, là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển du lịch
của một điểm du lịch cụ thể. Các chỉ tiêu về khách có thể cho biết rất nhiều
thông tin, cụ thể là thước đo của sự phát triển du lịch, của sự nổi tiếng của điểm
du lịch, của sức hấp dẫn của điểm du lịch, của khả năng “cung” và đáp ứng các
nhu cầu của du khách của điểm du lịch…
Các đánh giá về khách là bức tranh về hoạt động du lịch của điểm du lịch,
các đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều đánh giá liên quan khác cũng như
đưa ra những định hướng phát triển du lịch trong tương lai. Để có những đánh
giá cụ thể về khách cần thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra nhằm đánh giá
12
mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch cũng như thái độ đón
tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch.
Đối với khách du lịch quốc tế
Phát triển du lịch bền vững dưới góc độ đánh giá các tiêu chí về khách du lịch
quốc tế đó là việc có được những đánh giá cụ thể của du khách trong việc “mong
muốn dược quay trở lại điểm du lịch đó lần thứ hai, thứ ba ”, nói cách khác
phát triển du lịch bền vững theo tiêu chí về khách du lịch là việc phân tích “tŒ lệ
khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai, thứ ba, thứ n” trong cơ cấu khách
quốc tế. Các giá trị này có được thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra,
phỏng vấn khách du lịch tại các khu điểm du lịch trên toàn lãnh thổ hoặc thông
qua việc phối hợp với các hãng lữ hành trên toàn quốc tổ chức các cuộc phỏng
vấn. TŒ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai càng cao chứng tỏ rằng
hoạt động du lịch tại khu vực đó, quốc gia đó đang phát triển đúng hướng, có
hiệu quả cao. Đối với Việt Nam, trong khi tiến hành điều tra phỏng vấn khách,
cần tập trung chú ý vào các thị trường khách có khả năng chi trả cao, có thời
gian lưu trú dài ngày và thị trường đó phải là thị trường có lượng khách
outbound lớn như Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ, và một số nước trong cộng đồng

Châu Âu.
Ngoài ra tiêu chí về sự ổn định và tăng trưởng của lượng khách quốc tế từ
các thị trường nguồn trọng điểm đến Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng để
đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch.
Đối với khách du lịch nội địa
Khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung chú ý như một nguồn
thu ngoại tệ chính đối với ngành du lịch thì khách du lịch nội địa có vai trò duy
trì sự phát triển và tăng trưởng chung của ngành du lịch. Việc khuyến khích
được người dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập
giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm
13
cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính phủ như các
chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng Như vậy
đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát
triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và góc độ xã hội.
“TŒ lệ người dân Việt Nam đi du lịch trong một năm” là cơ sở để đánh giá
mức độ phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, con số này càng cao thì mục
tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công.
• Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho bảo tồn và phát triển kinh tế
của địa phương
Du lịch tự bản thân nó là một ngành kinh tế tổng hợp, trực tiếp khai thác
các thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, do vậy để có thể phát triển bền vững cần có
sự tập trung cho công tác bảo tồn và cần sự tham gia của mọi bên liên quan, đặc
biệt là cộng đồng tại các điểm du lịch.
Để đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, trước hết chúng ta phải
có được những số liệu báo cáo cụ thể về “mức độ đóng góp của ngành du lịch
cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch”.
* Đối với các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự
nhiên thường là các loại tài nguyên sẵn có trong tự nhiên, và thường rất khó phục
hồi lại như cũ nếu như chúng bị khai thác quá giới hạn cho phép hoặc bị các tác

động từ phía du khách hoặc các thành phần tham gia phục vụ du lịch làm cho
biến đổi so với hình dạng ban đầu của nó. Tính bền vững của các nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên được đánh giá thông qua “số lượng các loài sinh vật đặc
hữu quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng trên tổng số các loài được điều tra”.
* Đối với tài nguyên du lịch nhân văn: Khác với tài nguyên du lịch tự
nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc
nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp
14
nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần
do con người sáng tạo ra đều đưọc coi là những sản phẩm văn hoá.
Không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những sản phẩm du lịch
nhân văn, chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được
coi là tài nguyên du lịch nhân văn. “TŒ lệ các tài nguyên du lịch nhân văn được
khai thác phục vụ du lịch trên tổng số tài nguyên du lịch nhân văn được thống
kê” sẽ là cơ sở đánh giá mức độ khai thác cũng như hiện trạng tái đầu tư cho
công tác bảo tồn.
Tài nguyên du lịch khi được khai thác phục vụ mục đích du lịch đều đem
lại một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa
phương. Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan, vé cho các
dich vụ vui chơi giải trí, từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản của
địa phương… và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch. Sự đóng góp của
ngành du lịch cho bảo tồn thể hiện ở “tŒ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho
chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch đó
phục vụ công tác bảo tồn và tôn tạo”.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao. Chính vì vậy tŒ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại cho cơ quan chủ
quản các nguồn tài nguyên du lịch càng cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên
ngành tốt. Việc đánh giá khả năng phát triển bền vững của ngành bắt buộc phải
dựa trên yếu tố này, kết quả thu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu
du lịch trích lại không được dùng vào mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài

nguyên nói trên nhưng phần nào cũng thể hiện nội dung của phát triển bền vững.
• Hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch đã được quy hoạch
Đối với một chiến lược hoặc kế hoạch phát triển du lịch của một quốc
gia, một vùng lãnh thổ hoặc một điểm du lịch cụ thể thì công tác quy hoạch luôn
nắm vai trò quan trọng và quyết định. Đặc biệt với quy hoạch cho phát triển bền
15
vững thì yếu tố thiết kế dự án quy hoạch, thực hiện và giám sát thực hiện quy
hoạch lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
“Số lượng các địa phương có Quy hoạch tổng thể du lịch được phê duyệt”
và “Số lượng các khu, điểm du lịch có trong danh mục các điểm du lịch quốc gia
đã xây dựng Quy hoạch chi tiết” là những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá
tính bền vững trong mục tiêu phát triển của ngành. Việc tiến hành xây dựng Quy
hoạch đánh dấu thời điểm Nhà nước bắt đầu tập trung các nguồn vốn cho việc
xây dựng, mở rộng các hạng mục công trình vui chơi giải trí, đa dạng hoá các
sản phẩm du lịch của khu vực cũng như việc đầu tư cho các công trình hạ tâng
cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và các kế hoạch duy tu, bảo dưỡng hàng năm.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của các khu du lịch đã được Quy
hoạch cũng đưa lại những kết luận chính xác về tính bền vững trong mục tiêu
hoạt động của khu du lịch đó. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một khu du
lịch được thể hiện thông qua các số liệu về doanh thu, lượng khách, số lượng
buồng phòng khách sạn và công suất sử dụng buồng phòng.
* Một số yếu tố chỉ thị khác: Tăng trưởng về đầu tư cho du lịch, TŒ lệ GDP du
lịch trong cơ cấu GDP của cả nước
1.2.1.3. Một số phương pháp tính toán
1.2.1.3.1. Phương pháp gắn với vòng đời của điểm du lịch
 Vòng đời của điểm du lịch
Khái niệm vòng đời được hoàn chỉnh năm 1980 bởi Butler trên cơ sở bổ
sung những ý kiến ban đầu của Gilber 1939 và Chrisraller 1963. Vòng đời lúc
đầu gồm 3 giai đoạn: phát hiện, tăng trưởng và suy thoái. Sau đó được chi tiết
hóa thành 6 giai đoạn:

• Giai đoạn phát hiện (Discovery):
16
Vòng đời của khu du lịch được mở đầu bằng giai đoạn phát hiện ra lãnh
thỏ du lịch bởi một số ít du khách có tính thích phiêu lưu, tìm tòi. Khách du lịch
phát hiện và bị thu hút bởi vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên hoặc đặc trưng văn
hóa của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, số lượng du khách còn hạn chế do
khu du lịch thiếu cơ sở hạ tầng, phương tiện đu lại cũng như chưa có tổ chức tiếp
thị. Thái độ của dân địa phương ở giai đoạn này còn tò mò, thân thiện với du
khách.
• Giai đoạn tham gia (Involvement):
Xuất hiện các sáng kiến địa phương nhắm đáp ứng nhu cầu của du khách
và quảng cáo cho khu du lịch, kết quả là tăng lượng du khách – xuất hiện các
mùa du lịch và thị trường du lịch. Nảy sinh sức ép của du lịch lên lĩnh vực dịch
vụ công cộng và cơ sở hạ tầng. Quan hệ chủ - khách vẫn thân thiện nhưng đã
xuất hiện các dấu hiệu không hài lòng nhau.
• Giai đoạn phát triển (Development):
Bùng phát lượng du khách. Khu du lịch được đầu tư lớn với sức mạnh đầu
tư từ cơ quan địa phương ban đầu dần dần chuyển vào tay các tổ chức đầu tư bên
ngoài. Sự đầu tư ồ ạt từ ngoài khiến cho du lịch mất dần các dáng vẻ truyền
thống, xuất hiện các dáng vẻ xa lạ (kiến trúc, lối sống, …) như là cội nguồn của
sự suy thoái sau này. Do sự bùng nổ khách du lịch và kinh doanh khách sạn, nhà
hàng, khu du lịch bắt đầu suy giảm chất lượng do sử dụng quá mức tài nguyên và
cơ sở hạ tầng. Công tác quy hoạch và kiểm soát quy mô vùng hoặc quy mô nhà
nước bắt đầu tham gia vào giải quyết vấn đề. Khu du lịch tham gia vào thị
trường marketing du lịch quốc tế và xuất hiện ngày càng nhiều khách quốc tế.
Du khách quốc tế ngày càng phụ thuộc vào sự sắp xếp của các công ty du lịch, ít
khả năng chủ động. Du khách bị thương mại hóa, quan hệ giữa du khách và dân
địa phương không còn hoàn toàn thân thiện mà đã xuất hiện mâu thuẫn, xung đột
giữa:
17

• Du khách và dân địa phương.
• Cơ sở kinh doanh du lịch địa phương và ngoài địa phương.
• Cơ sở kinh doanh du lịch và cơ sở không tham gia vào du lịch.
• Giai đoạn hoàn chỉnh (Consolidation):
Tốc độ tăng lượng khách du lịch chững lại, tuy nhiên lượng du khách vẫn
tăng và vượt qua dân số địa phương. Khu du lịch được khai thác đến tối đa khả
năng, hình thành các trung tâm du lịch thương mại độc lập và riêng biệt không
còn chút dáng dấp của môi trường địa lý tự nhiên nào. Wolfe (1952) gọi đây là
giai đoạn “ly hôn” giữa trung tâm nghỉ dưỡng du lịch và cảnh quan địa lý.
• Giai đoạn quá bão hòa (Stagnation):
Lượng du khách vượt quá khả năng tải của lãnh thổ du lịch, tạo ra sự lộn
xộn, xuống cấp của lãnh thổ du lịch. Du khách mới ngày cành ít, chủ yếu là
nhóm du khách quen và đám thương gia sử dụng các tiện nghi ở khu du lịch. Các
nhà kinh doanh du lịch ráng sức duy trì số lượng du khách, xung đột môi trường
căng thẳng khiến du khách không cảm thấy hài lòng. Xuất hiện hàng loạt các vấn
đề gay cấn về môi trường, xã hội và kinh tế.
• Giai đoạn suy tàn (Decline):
Du khách chuyển đến các khu du lịch mới. Khu du lịch suy tàn chỉ thu hút
các du khách trong ngày và cuối tuần. Xuất hiện việc chuyển nhượng bất động
sản. Các cơ sở hạ tầng cho du lịch bị chuyển mục đích sử dụng khác. Vào giai
đoạn này, các nhà kinh doanh du lịch tìm mọi cách để thay mới dịch vụ du lịch.
Các sòng bạc – casino xuất hiện như là để cố gắng trẻ hóa khu du lịch và thu hút
thêm khách, mở thêm các loại hình mới thu hút khách vào các mùa vắng khách
như nghỉ đông, cải tiến quản lý kinh doanh,… Các giải pháp này đều nhằm cứu
vãn hoạt động du lịch của một khu du lịch suy tàn.
18
Mô hình vòng đời là công cụ thuận lợi để xem xét sự phát triển của một
khu du lịch, dự báo tương lai của nó để có giải pháp kéo dài giai đoạn phát triển.
Sự kéo dài giai đoạn phát triển khiến cho mô hình du lịch thương mại tiếp cận
dần với du lịch bền vững.

 Chỉ số bực mình Doxey Irridex- DI (Doxey, 1976)
1. Hớn hở (0.0 đến 0.25 điểm): mới phát triển DL, nhà đầu tư và du khách
được chào đón nồng nhiệt, hầu như chưa có quy hoạch hay giám sát DL
2. Hững hờ (trên 0.25 đến 0.50 điểm): sự xuất hiện của du khách là bình
thường, quan hệ chủ-khách bị thương mại hóa, quy hoạch chủ yếu liên quan đến
tiếp thị
3. Khó chịu (trên 0.50 đến 0.75 điểm): chủ bắt đầu nghi ngại về ngành DL,
đầu tư DL chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng hơn là kiểm soát sự tăng trưởng DL.
Dân địa phương khó chịu một cách ngấm ngầm
4. Xung đột (trên 0.75 điểm): chủ thể hiện khó chịu một cách công khai,
du khách được coi là nguyên nhân của phiền toái, DL và kinh tế truyền thống
bản địa mâu thuẫn căng thẳng
 Phương pháp xác định sức chứa
Khái niệm “sức chứa” là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể
chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội
giữa cộng đồng địa phương và du khách và không gây suy thoái nền kinh tế
truyền thống của cộng đồng bản địa. Tùy theo cách tính trên mà ta có 3 giá trị
“sức chứa” như sau:
• Sức chứa sinh thái.
• Sức chứa xã hội.
• Sức chứa kinh tế.
• Sức chứa sinh thái:
“Sức chứa sinh thái là số người mà môi trường có thể nuôi dưỡng; số
lượng này dao động trong nội bộ của hệ tự nhiên xung quanh giá trị biến động tự
19
nhiên. Hoạt động quản lý có thể can thiệp vào hệ tự nhiên để tăng, giảm hoặc
bình ổn sức chứa, nhưng kết quả của sự can thiệp phải nằm trong ranh giới của
khả năng tải bền vững của hệ thống tự nhiên hoặc hệ thống được quản lý”
(Carpenter RA và Maragos JE, 1989).
C

st
= (A/a).(T/t) = AT/at
Trong đó:
• A - Yếu tố sinh thái nhạy cảm nhất có thể là diện tích cho sử dụng công
cộng, diện tích bãi biển, độ dài đường mòn đi hiking, diện tích cắm trại,…
• a - tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhạy cảm cho 1 DK theo phân hạng tiêu
chuẩn
• T - thời gian mở cửa điểm DL: giờ/ngày (vd thời gian tắm biển,…)
• t - thời gian dành cho 1 DK sử dụng yếu tố sinh thái nhạy cảm nói trên:
giờ/ngày.
• Tiêu chuẩn Việt Nam ( tiêu chí a QĐ 02/2003/QQĐ-BTNMT)
• Mặt nước cho tắm biển: 15-20m2/người
• Diện tích bãi biển: 10-15 m2/ người
• Độ dài bờ biển: 4m/người
• Diện tích mặt nước cho lướt ván: 0,5-1,0 ha/người
• Diện tích Picnic: 100-250 m2/người
• Đường đi dạo: 100m2/người
• Đường mòn đi bộ: 100m/người
• Đí săn nơi được phép: 5.000m2/người
• Tiêu chuẩn IUCN 1996
• Đường mòn đi bộ trong khu BTTN 1m/người (20m cho 1 nhóm 20 người)
(= 1% TCVN?)
• Khoảng cách giữa các nhóm trên cùng một đường mòn: 50m
• TC TCDL VN - 2002
20
• Diện tích cho nghỉ dưỡng: 30-40 m2/người
• Diện tích cho Picnic: 50-60m2/người
• Diện tích cho chơi thể thao: 200-400m2/người
• Diện tích cắm trại:100-200m2/người
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

• Sức chứa xã hội:
Sức chứa xã hội là số lượng du khách được cộng đồng địa phương chấp
nhận, chịu đựng được. Số lượng này tùy thuộc vào giới hạn chấp nhận của cộng
đồng chứ không phải là số lượng du khách được lãnh thổ du lịch thu hút.
C
xh
= P. r (số du khách )
Trong đó:
• P: dân số địa phương của điểm DL
• r: tŒ lệ giữa số DK/ 1 người dân địa phương khi chỉ số Doxey Index DI =
0.50

• Sức chứa kinh tế:
Sức chứa kinh tế là khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không
gây phương hại đến các hoạt động mà địa phương mong đợi.
Định nghĩa về sức chứa kinh tế không thực sự chặt chẽ, vì rất có thể
những thiệt hại của các hoạt động kinh tế khác sẽ được bù đắp bằng nguồn lợi
của hoạt động du lịch, và điều đó được địa phương chấp nhận.
1.2.1.3.2. Tiếp thị xanh
Tiếp thị xanh là yêu cầu bắt buộc đối với du lịch bền vững, gồm 3 nội
dung:
(1) Cung cấp thông tin chính xác cho du khách về điểm du lịch như thời tiết,
cảnh quan, các di tích lịch sử văn hóa, đặc trưng về phong tục tập quán của cộng
đồng địa phương, hàng hóa, món ăn , lễ hội, nghề thủ công truyền thống, các
điểm dừng chân có phong cảnh đẹp hay độc đáo (landmarks)
21
(2) Cung cấp thông tin về trách nhiệm của du khách khi đến điểm du lịch
nhằm bảo vệ môi trường, tôn trọng phong tục tập quán địa phương
(3) Cung cấp cho du khách thông tin về các hiểm họa trong môi trường và
cách phòng tránh để du khách có thể tự bảo vệ mình, như : sương mù, gió xoáy,

trượt lở đất đá, dòng chảy ven bờ, các sinh vật độc hại
Nhà tiếp thị du lịch không nên lo rằng các nội dung (2), (3) trên đây sẽ làm
cho du khách sợ hãi không dám đi du lịch. Ngược lại, du khách luôn biết rõ rằng
ở bất cứ đâu, ngoài cái hay cũng đều có những cái dở và họ muốn biết thông tin
chính xác về cả hai mặt của điểm du lịch để có thể lựa chọn thời gian và cách
ứng xử phù hợp. Trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch sẽ làm du khách vững
tâm và tin tưởng vào doanh nghiệp hơn.
Chỉ số đo lường của tiếp thị xanh (green marketing index = GMI) được đề xuất
lần đầu giúp cho việc đánh giá công tác tiếp thị một cách định lượng bằng công
thức sau:
GMI = 1/3( I1 +I2 +I3)
Trong đó :
I1: Chỉ thị về tính hấp dẫn du lịch - là tŒ lệ giữa các yếu tố được giới thiệu
với du khách so với tổng số yếu tố hấp dẫn du khách của điểm du lịch.
I2: Chỉ thị về trách nhiệm của du khách – tŒ lệ giữa các vấn đề mà du
khách không được vi phạm đã được thông báo cho du khách trên tổng số các vấn
đề cấm vi phạm tại điểm du lịch.
I3: Chỉ thị về độ an toàn môi trường – tŒ lệ giữa các mối nguy hiểm môi
trường được thông tin cho du khách so với tổng số các nguy hiểm tại điểm du
lịch.
22
Vì I1, I2, I3 biến thiên từ 0,0 đến 1,0 nên GMI cũng tiến từ 0,0 (không tiếp thị
gì) đến 1,0 (tiếp thị có trách nhiệm cao nhất).
Một nghiên cứu thử nghiệm tại Hà Nội về tiếp thị của 20 công ty lữ hành
về điểm du lịch Đồ Sơn và 10 công ty lữ hành về điểm du lịch Hạ Long trong
năm 2006 cho thấy các giá trị GMI đạt được đều rất thấp (từ 0,15 đến 0,30). Kết
quả này cho thấy họat động tiếp thị hiện nay có trách nhiệm rất thấp, các chỉ thị
I2 và I3 hầu hết đều bằng 0.
1.2.1.3.3. Độ hấp dẫn du khách của điểm du lịch (Lea.J. 1998)
TAM (Tourists’Attractive Measure)

TAM = 1/10 (A-B)
TAM biến thiên từ 0.0 (không hấp dẫn) đến 1.0 (cực kỳ hấp dẫn)
Trong đó:
Tăng hấp dẫn: A=10 điểm
1. Phong cảnh đẹp
2. Thời tiết trong lành
3. Không quá xa
4. Đi lại rẻ
5. Dịch vụ tốt
6. Ổn định chính trị
7. Thịnh vượng kinh tế
8. Gần gũi về văn hóa, lịch sử với du khách
9. Mới lạ
10. Ăn ở rẻ
Giảm hấp dẫn: B=10 điểm
1. Lạm phát cao
2. Đồng tiền mạnh
3. TŒ lệ tội phạm cao
4. Khủng bố
23
5. Thiên tai, sự cố MT
6. Mất ổn định chính trị
7. Chính quyền thiếu sự ủng hộ của dân chúng
8. Tiếp thị thiếu trách nhiệm
9. Kinh tế yếu kém
10. Nhiều phiền toái tại điểm du lịch
1.2.1.3.4. Phương pháp làm tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch
Các điểm du lịch nội địa dần dần đã trở thành quen thuộc, kém hấp dẫn du
khách và làm du khách không muốn quay trở lại. Tuy nhiên, có thể “làm mới”
các điểm du lịch đã quen thuộc bằng hai phương pháp sau:

• Phương pháp 1+1>2:
Thêm một dạng tài nguyên du lịch được khai thác sẽ làm giá trị điểm DL tăng
lên hơn cả giá trị riêng của loại tài nguyên đó nếu đứng riêng lẻ.
• Phát hiện các dấu tích bị lãng quên:
Tại không ít điểm du lịch, có nhiều dấu tích ít hoặc không ai để ý tới. Các dấu
tích này có thể là một yếu tố kiến trúc, công nghệ chế tác, cây cổ thụ, lòng sông
tàn, vách đá đổ lở, đầm lầy không tên, một địa danh cổ Chúng có những giá trị
lớn lao và có sức hấp dẫn du khách, nhưng gần như bị lãng quên trong hoạt động
du lịch. Chúng giống như một file con trong bộ nhớ máy tính vẫn còn chưa được
mở. Phát hiện và đưa vào chương trình hướng dẫn du lịch có thể làm tăng tính
hấp dẫn của điểm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Nếu gọi i là độ gia tăng hấp dẫn của một điểm du lịch, thì i được đo bằng tŒ số
thời gian gia tăng (t1) và thời gian du khách dùng để viếng thăm điểm du lịch
trước đây (t2).
I = (t1/t2) x 100%
24
Rất nhiều dấu tích bị lãng quên này chưa thể được lý giải thấu đáo về mặt khoa
học, nhưng chúng gợi mở nhiều vấn đề và góp phần làm gia tăng tính hấp dẫn
của điểm du lịch.
• Giải mã các dấu tích tàn dư:
Dấu tích “tàn dư” là những dấu tích vật thể tại điểm du lịch, có ý nghĩa lớn,
nhưng chưa được quan tâm và giải mã.
• Rũ bụi thời gian:
Thời gian phủ bụi lên những giá trị của một điểm du lịch, theo chiều từ hiện tại
đến quá khứ. Các giá trị của một điểm du lịch thường có 4 tầng thời gian mà chỉ
có thể phát hiện được khi nghiên cứu sâu các tư liệu lịch sử, tiền sử và địa sử.
1.3. Định hướng phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Định hướng của tổ chức kinh doanh du lịch:
1.3.1.1. Lựa chọn thị trường:
- Phát triển du lịch cần xác định những thị trường ưu tiên. Việc xác định này có

ảnh hưởng đến các chính sách về:
+ Loại hình du lịch.
+ Chiến lược tiếp thị
- Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần phải cân nhắc các yếu tố phát triển bền
vững sau:
+ Tính thời vụ
+ Tiềm năng phát triển
+ Mức chi tiêu bình quân đầu người trong cộng đồng
+ Thời gian lưu trú
+ Khoảng cách đi lại
+ Tính tin cậy
+ Tạo cơ hội cho mọi người
25

×