Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non thị trấn văn điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 27 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN BỮA CHÍNH CHIỀU CHO LỨA
TUỔI NHÀ TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON A THỊ TRẤN VĂN
ĐIỂN”
TaiLieu.VN Page 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với trẻ mầm non nói chung, cơ thể trẻ đang tăng trưởng và phát triển đòi hỏi lượng
dinh dưỡng nhiều, vì vậy lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho trẻ phải đầy đủ nhằm giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thì mới tiếp thu được
những tri thức, lĩnh hội được những vốn sống mà cô giáo, xã hội tác động, giáo dục
truyền dạy cho trẻ. Đối với trẻ nhà trẻ nói riêng, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các
cháu càng được các trường quan tâm chăm sóc. Ở lứa tuổi này bữa ǎn hàng ngày của bé
rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tǎng
trưởng của những thời kỳ tiếp theo.
Cuộc sống ngày nay với nhiều lo toan, tất bật khiến các bậc cha mẹ không có đủ thời gian
để chăm lo bữa ăn cho con. Vì thế, những món ăn thường trở nên đơn điệu, dẫn đến việc
trẻ chán ăn, biếng ăn… hoặc trẻ ăn uống vô độ, dẫn đến béo phì và thiếu vận động. Đây
chính là hệ quả của việc ăn uống không điều độ cùng với chế độ dinh dưỡng không hợp
lý, từ đó dẫn đến những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh đáng tiếc sau này. Trường
mầm non là một môi trường rất tốt cho trẻ em nhất là lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi trẻ vẫn
quen với sự chăm sóc của cha mẹ và gia đình, khi vào trường trẻ sẽ học những bài học
đầu tiên, trẻ sẽ có sự thay đổi về sinh hoạt hằng ngày, về nhu cầu ăn uống, nhu cầu dinh
dưỡng.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con cái mình khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn
diện. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái, để mong bồi dưỡng được
một thế hệ sau khỏe mạnh và thông minh hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta
bồi bổ cho trẻ một cách thái quá. Cân nặng và chiều cao là những tiêu chí phát triển thể
chất dễ quan sát nhất, nhưng chưa đánh giá hết sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Một chế độ
dinh dưỡng quá dư thừa hay không hợp lý đều có thể ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành
của trẻ. Lứa tuổi 2 tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ đi học ở trường mầm non, ở độ tuổi này


trẻ đã sẵn sàng giao tiếp với môi trường bên ngoài, bé có thể rời ngôi nhà quen thuộc, nơi
được mọi người cưng chiều để hòa mình với môi trường mới. Việc ăn uống ở trường
cũng là một vấn đề. Phần lớn trẻ em giai đoạn đầu đến lớp thường không chịu ăn hoặc ăn
ít vì có nhiều thay đổi từ thực đơn đến cách cho ăn, thời gian và môi trường xung quanh.
Để bé không sút cân hoặc ốm bệnh trong thời điểm "vượt khó" này thực đơn ở trường
mầm non là rất quan trọng, ngoài bữa chính sáng thì bữa chính chiều cung cấp năng
lượng cần thiết cho cơ thể trẻ sau thời gian buổi sáng vận động. Sau 4 tiếng khi ăn bữa
chính sáng cơ thể trẻ cần đáp ứng nhu cầu calo mới để phục vụ hoạt động buổi chiều.
TaiLieu.VN Page 2
Là một nhân viên nuôi dưỡng đã có 6 năm công tác và có kinh nghiệm trong trường mầm
non, tôi đã rất tâm huyết với nghề. Tôi luôn trăn trở quan tâm đến lứa tuổi các cháu nhà
trẻ. Ngoài thời gian tập trung vào công việc, dựa vào kinh nghiệm vốn có của bản thân,
qua sự học hỏi từ các cô, các chị đồng nghiệp nên tôi đã tìm hiểu nghiên cứu cách chế
biến bữa chính chiều hợp lý cho trẻ tại trường mầm non và tôi mạnh dạn chọn đề tài: “
Một số biện pháp chế biến bữa chính chiều cho lứa tuổi nhà trẻ tại trường mầm non A
thị trấn Văn Điển.”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dinh dưỡng đối với con người là vô cùng quan trọng. Một cơ thể khoẻ mạnh là một cơ
thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ mầm non, cơ thể trẻ là một cơ thể
đang tăng trưởng và phát triển. Vì vậy lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho trẻ phải đầy
đủ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong trường mầm non. Vấn đề chăm sóc
sức khoẻ và giáo dục trẻ là hai nhiệm vụ trọng tâm, song song hàng đầu với các cô trong
nhà trường. Đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, cơ thể của trẻ còn non nớt, sức đề kháng
của trẻ còn yếu, vì vậy phải đảm bảo sức khoẻ cho trẻ trong thời gian ở trường.
Đối với các bé 2 và 3 tuổi: chăm sóc sức khỏe tốt cho bé là điều mong muốn của các bậc
phụ huynh khi các con lần đầu tiên đến trường, vì ở lứa tuổi này các bé còn trong giai
đoạn rất khó thích nghi với môi trường đông và mới lạ, lại rất dễ ốm. Chính vì vậy chế độ
dinh dưỡng cho các bé 2-3 tuổi rất quan trọng. Trường mầm non A thị trấn Văn Điển
luôn chú trọng đến bữa ăn của trẻ, để các cháu có những bữa ăn ngon miệng và đầy đủ

chất dinh dưỡng nhất. Ngoài những bữa ăn chính sáng, bữa ăn chính chiều được chú
trọng, nhà trường đã tính toán để trẻ ăn 2 bữa cơm mỗi ngày đó là việc rất có lợi cho sức
khỏe của các cháu.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm tình hình:
Trường mầm non A thị trấn Văn Điển thuộc khu chợ thị trấn Văn Điển, trường có 2 điểm
với tổng diện tích 3 870m2. Điểm 1 diện tích 1 780,4m2, Điểm 2 diện tích 2 090m2. Với
tổng số 620 trẻ ăn bán trú tại trường, với thực đơn phong phú lứa tuổi nhà trẻ được ăn 2
bữa chính, 1 bữa phụ/ ngày. Giờ ăn được chia đều sáng 8h30 uống sữa, trưa 10h ăn bữa
chính sáng, chiều 14h ăn bữa chính chiều, bữa phụ uống sữa 15h45’ đảm bảo bổ sung
thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
TaiLieu.VN Page 3
Trường có 13 lớp học, trong đó điểm 1 có 6 lớp học, điểm 2 có 7 lớp học. Trường có 1
lớp NT với tổng số 45 cháu/lớp
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 61 người trong đó:
+ Cô nuôi: 12 cô (100 % đạt chuẩn)
+ Kế toán: 1 (trình độ đại học)
2. Thuận lợi
Mức ăn 20 000/ngày ( kể cả chất đốt )
Hai điểm trường cách nhau 50m có một bếp ăn
Bếp ăn mới được sửa chữa cải tạo lại, bếp một chiều, thoáng mát đầy đủ đò dùng dụng cụ
chế biến bằng Inox, đảm bảo VSATTP.
Ban giám hiệu luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành
tốt công việc được giao.
Cô nuôi có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn cho trẻ và có 11/11 cô nuôi có
bằng kỹ thuật nấu ăn 3/7 và trung cấp nấu ăn.
2.3 Khó khăn
Trẻ mới đi học còn chưa quen với môi trường mới.
Giá cả thị trường không ổn định
Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến nhiều loại thực phẩm.

Ý thức của các nông dân nuôi trồng gia súc, gia cầm đã sử dụng các loại cám tăng trọng.
III. CÁC BIỆN PHÁP
1. Tham mưa xây dựng lựa chọn thực đơn cho trẻ.
Theo viện dinh dưỡng một ngày trẻ ở độ tuổi 2 đến 3 tuổi cần ăn 3 bữa cơm 1 ngày và
mỗi bữa nên cách nhau 4 tiếng để cơ thể trẻ hấp thụ đầy đủ các năng lượng, chất đạm,
chất béo, vitamin và muối khoáng. Khi x©y dùng thùc ®¬n cho trÎ tôi chØ chó ý đến yêu
cầu đảm bảo calo, các chất dinh dưỡng cân đối, chưa chú trọng đến ăn nhiều loại thực
TaiLieu.VN Page 4
phm, cha thng xuyờn thay i mún n. Hu ht cỏc mún n trong thc n c
thng l m, min, bỳn, bỏnh a. Vỡ vy cỏc mún n thng n iu khụng hp dn
cho tr nh tr.
Sinh hot chuyờn mụn t nuụi
Đầu năm học và qua các kỳ họp nuôi, tổ nuôi thờng đợc giao nhiệm vụ mỗi ngời xây
dựng thực đơn cho trẻ và lựa chọn các món ăn để tham mu cùng hiệu phó xây dựng thực
đơn theo tuần cho trẻ. Sau mt thi gian theo hc lp cao ng nu n tụi luụn trau di
kin thc cú th xõy dng thc n cho cỏc chỏu nh tr thc n hp lý, thay i
TaiLieu.VN Page 5
theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn
thực vật và động vật.
Với những kiến thức dinh dưỡng quan trọng đó tôi mạnh dạn đề xuất với hiệu phó
nuôi và kế toán đổi mới cho các cháu nhà trẻ ăn cơm vào bữa chính chiều thay vào các
món, bún, phở, mì, miến mà lâu nay các cháu thường ăn. Và tổ nuôi đã áp dụng thực đơn
cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non A thị trấn Văn Điển ăn 2 bữa cơm vào 2 bữa chính
chiều/ ngày. ( Thực đơn phần phụ lục )
Ví dụ: Trước đây món thịt xốt cà chua thì chỉ có thịt lợn xay sau đó xốt với cà chua, nay
kết hợp chế biến thịt lợn với đậu phụ, nấm hương với tôm nõn đông lạnh sốt dầu hào.
Vì mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thực
phẩm, món ăn ta chế biến được sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và chất nọ bổ sung chất
kia. Ta sẽ có được một bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng tăng lên. Trẻ được ăn đầy
đủ sẽ mau lớn khỏe mạnh và phát triển cân đối.

Chính vì vậy khi xây dựng thực đơn tôi đã chú ý đến thực đơn phải đảm bảo đầy đủ các
yếu tố sau:
+ Phải có tâm huyết, lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, như người mẹ hiền thứ 2 của trẻ
+ Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng sử dụng thực phẩm sạch, được cung cấp từ những
địa chỉ tin cậy và vệ sinh ATTP
+ Nắm vững vai trò và giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.
+ Lựa chọn thực phẩm phong phú theo mùa và các loại thực phẩm mà trẻ ưa thích.
Nhưng cần lưu ý đến 10 cặp thực phẩm xung khắc.
+ Cải tiến các món ăn ngon, chế biến vệ sinh phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi
các món ăn thường xuyên. Món ăn hấp dẫn, trẻ ăn ngon miệng, hết khẩu phần ăn, tăng
cường chế biến món ăn không mua thức ăn sẵn.
+ Thực hiên tốt khâu giao nhận thực phẩm có kiểm tra chất lượng đảm bảo vệ sinh
ATTP.
+ Hàng ngày lên định lượng thực phẩm sống – Chín kịp thời để nhà bếp chia đúng, đủ,
chính xác với từng trẻ.
+ Phối kết hợp giữa thực tế với sách vở thì mới thu được kết quả tốt.
TaiLieu.VN Page 6
+ Không ngừng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp sáng tạo trong công việc
một cách khoa học.
+ Ăn thức ăn giàu đạm, tăng cường bổ xung dinh dưỡng: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương
(đậu phụ, sữa đậu nành), hoa quả tươi.
+ Các món ăn phải đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng theo độ tuổi, đảm bảo
cân đối chất P : L : G – 14 – 16 : 24 – 26 : 60 – 62 , lượng calo đạt từ 700 trở lên.
+ Năng lượng giữa các bữa có tỉ lệ thích hợp
Bữa chính sáng 50%
Bữa chính chiều 35 %
Bữa phụ 15 %
+ Các món ăn có tên gọi, hình thức và màu sắc gây hấp dẫn đối với trẻ.
+ Điều chỉnh lượng tiền ăn không để thừa hoặc thiếu quá nhiều so với mức quy định
2. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng

Các loại thực phẩm là nguyên liệu chính trong chế biến các món ăn cho trẻ. Để có
một bữa chính chiều từ các loại thực phẩm ngon cho trẻ thì phải lựa chọn các loại thực
phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh thực phẩm và giàu vitamin.
Ví dụ: Thịt lợn cung cấp vitamin B tổng hợp ( riboflavin, thiamine ) nhiều hơn các loại
thịt khác. Nó còn giàu kẽm và phốt pho.
Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khoáng và vitamin hơn so với
thịt đỏ.
Chế biến các loại thực phẩm tưởng là công việc dễ dàng nhất, nhưng để có những món ăn
ngon từ các loại thực phẩm không hề đơn giản. Trong đó có khâu liên quan đến chọn lựa
các loại thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta có
thể lựa chọn nhưng cũng cần biết cách lựa chọn các loại thực phẩm, nếu chỉ bằng cảm
quan bên ngoài để chọn lựa thì sẽ không thể chọn được các loại thực phẩm ngon. Với nền
kinh tế thị trường, với sự ô nhiễm môi trường, cách bảo quản các loại thực phẩm khi thu
hoạch và khi giết thịt. Ngày nay, các loại thực phẩm tuơi nhưng đảm bảo an toàn, không
chất độc hại rất khó để chọn lựa. Để chọn lựa cho các cháu các loại thực phẩm tươi,
TaiLieu.VN Page 7
ngon, đảm bảo an toàn, trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển đã chọn những cơ sở có
tin cậy trên địa bàn để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm. Và các cơ sở đó sẽ cùng ký
hợp đồng với ban giám hiệu, từ khâu vận chuyển đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp
ăn nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng ( tươi ngon,
sạch sẽ, không bị dập nát, không héo hoặc thối) các dụng cụ vận chuyển phải sạch sẽ.
Một số cách chọn các loại quả:
+Thịt lợn: màng ngoài khô, dịch hoạt trong, rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào
thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra.
+Thịt bò: có màu đỏ đặc trưng, mỡ vàng màu nhạt, độ đàn hồi tốt bề mặt khô mịn.
+Thịt gà ( Vịt, ngan): Thịt có màu sắc tự nhiên từ trắng ngà đến vàng tươi da kín lành lặn,
không có vết bẩn mốc meo hoặc vết lạ : Mùi vị bình thường đặc trưng của gia cầm,
không có màu lạ, không có phẩm màu.
+Trứng gà: Chọn trứng bằng quan sát vỏ màu sáng, không có vết xám đen không bị dập
quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng dùng nước lã để chọn: trứng mới

thì chìm xuống và nằm ngay dưới lòng chậu.
Dùng cảm giác: Cầm trứng lên xem nặng, nhẹ ra sao và lắc thử nếu nhẹ lắc có tiếng động
là trứng tốt.
+Cá: Cơ cứng, để trên bàn tay không thõng xuống, nhãn cầu lõm, trong suốt miệng ngậm
cứng, vảy tươi óng ánh, dính chặt, thịt cá rắn chắc có độ đàn hồi, dính chặt vào xương
sống
+Cua: Con sống, càng khoẻ, béo, vỏ xanh, bụng trắng, mai chắc, thịt tươi.
+Giá đỗ: Màu sắc bình thường, thân giá cong, không quá to mập, không co mùi lạ, chỉ có
mùi đặc trưng của giá đỗ.
+Rau muống ( Rau cải ngon): Lá rau có màu xanh, sạch, sáng, cuống tươi, không có mùi
lạ.
+ Su hào: Củ dọc nhỏ, thưa lá, mỏng vỏ, nặng tay, không bị sâu.
+ Cà rốt: Chọn củ non, mập, đỏ sậm, rễ nhỏ.
+ Cà chua: Chọn loại cà quả to, mọng ,đỏ hồng, chắc tay, không bị dập nát.
TaiLieu.VN Page 8
+ Nấm xoè: Chọn nấm trắng, không thâm, cánh nấm to, không nát.
+ Bí đỏ: Chọn quả có vỏ cứng, già, màu vàng nâu.
Cô nuôi lựa chọn thực phẩm
TaiLieu.VN Page 9
- Trong thực tế bản thân tôi đã tham gia chọn thực phẩm và đã kiểm tra chất lượng thực
phẩm, thực phẩm ngày càng tươi ngon hơn, trứng gà nhìn bên ngoài trông rất ngon nhưng
khi đập ra vẫn có quả bị hỏng. Do đó tôi đã chọn trứng bằng cách cho trứng vào nước quả
nào nổi lên thì quả đó là trứng hỏng. Đối với cam, tôi chọn những quả có vỏ nhẵn, bóng,
nắn quả không rắn, và các thực phẩm khác cũng đã được lựa chọn kỹ nên rất đảm bảo
chất lượng. Vì vậy với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tôi đã rút được một số lưu ý
khi chọn các loại thực phẩm không còn tươi:
+ Thịt Lợn: màng ngoài nước nhiều, mỡ màu tối, độ rắn giảm sút mùi vị ôi, khi ấn ngón
tay để lại vết lõm sau đên trở về bình thường.
+ Thịt Bò: màu sẫm, mỡ vàng đậm, xương cũng có màu vàng, độ đàn hồi kém, thịt nhão,
mùi hôi, bề mặt nhớt

+ Cá: thân cá có dấu hiệu lên men thối, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng, miệng mở
hẳn, bụng phình, vẩy cá có niêm dịch bẩn, mùi hôi trơn, mang màu nâu xám, có nhớt bẩn
mùi hôi thối
3. Chế biến thực phẩm
Với trẻ mầm non bữa ăn không chỉ có ăn no đủ nữa mà đòi hỏi phải ngon, hấp dẫn trẻ.
Ngoài bữa chính sang thì bữa chính chiều cũng rất quan trọng. Bữa chính chiều có ngon
miệng, có hấp dẫn thì trẻ sẽ ăn hết suất của mình, trẻ sẽ có đủ lượng calo cần thiết để duy
trì hoạt động. Để đảm bảo việc chế biến các loại thực phẩm sao cho ngon miệng, tôi cùng
với tổ nuôi đã chế biến rất nhiều cách khác nhau như: Thịt lợn ngoài những cách làm cũ
tôi đã chế biến kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để chế biến cho các cháu các món dễ
ăn, màu sắc đẹp như: cá, thịt lợn sốt cà chua, thịt lợn thịt bò xào khoai tây vvv. Qua thời
gian thử nghiệm những món ăn mới, cùng với việc thường xuyên tham quan giờ ăn các
cháu, tôi đã thấy các cháu trường mầm non rất thích thú và ăn hết xuất.
Đối với trường mầm non A thị Trấn Văn Điển thực đơn một tuần của trẻ ăn rất đa dạng
và phong phú, đảm bảo đủ lượng và chất cho sự phát triển của trẻ bao gồm những loại
thực phẩm đa dạng và phong phú như sau: Cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò vvv.
- Trong chế biến món ăn, kỹ thuật làm chín là khâu cuối cùng của việc chế biến , nó kết
hợp các nguyên liệu và gia vị để tạo nên món ăn hoàn chỉnh.
- Món ăn chín phải có mùi vị thơm ngon, giữ nguyên được màu sắc, hấp dẫn giúp cho
cơ thể trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ dễ dàng.
TaiLieu.VN Page 10
- Để đảm bảo được các yêu cầu trên ta phải biết về kỹ thuật chế biến món ăn tuỳ theo
thời gian chế biến, khi chế biến những tính chất của gia vị mà nguyên liệu non hay già,
cứng hay mềm mà quyết định làm chín và cho gia vị lúc nào thích hợp.
VD: + Khoai tây: Đối với khoai tây trước kia chúng tôi thái nhỏ nhưng trẻ vẫn khó ăn,
sau đó tôi đã dùng phương pháp cho khoai tây vào xay nhỏ và trẻ dễ ăn hơn.
+ Thịt kho tàu: Nếu sử dụng hành lá tươi trẻ không thích ăn nên tôi đã thay hành lá
bằng hành củ khô nướng lên và xay nhỏ đun lẫn với thịt
+ Su su, cà rốt: phải thái mỏng và nhỏ khi nấu sẽ mềm trẻ dễ ăn và ăn ngon miệng .
Một số cách chế biến: ( Theo thực đơn + các món ăn)

* Cơm tẻ -Trứng gà, thịt lợn đảo bông - Canh bí đỏ hầm thịt – Sinh tố dưa hấu.
- Cơm tẻ :
+ Nguyên liệu: Gạo Bắc Hương
+ Cách làm: Vo gạo đổ vào xoong, đặt vào nồi cơm điện đổ nước vào gạo xong đậy nắp
nồi lại, ấn nút nấu (cook). Khi nào cơm cạn nhẩy nút (warm) là cơm chín để khoảng 20’
là cơm chín hẳn. Chia cơm cho trẻ theo định xuất.
+ Trạng thái: Cơm dẻo, chín đều, mềm, hạt cơm săn.
- Trứng gà, thịt lợn đảo bông:
+ Nguyên liệu: Trứng gà, thịt lợn, hành lá, hành khô
+ Sơ chế: Thịt nạc vai, thịt sấn mông rửa sạch thái mỏng rồi xay nhỏ.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
Trứng gà rửa sạch bỏ vỏ đánh tan.
+ Cách làm: Phi thơm hành khô, cho thịt lợn đã xay nhỏ vào đảo đều cho thịt săn lại, tơi
đều. Sau đó cho trứng gà đã đánh tan vào đảo đều cho bông, cho nước mắm vào nêm vừa
miệng rồi cho hành hoa vào.Chia theo định xuất.
TaiLieu.VN Page 11
+ Trạng thái: màu vàng đặc trưng của trứng, vị vừa ăn mùi thơm.
- Canh bí đỏ hầm thịt:
+ Nguyên liệu: Bí đỏ, thịt lợn, hành khô, hành hoa
+ Sơ chế: Thịt nạc vai, thịt sấn mông rửa sạch thái mỏng rồi xay nhỏ.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
Bí đỏ bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu
+ Cách làm: Phi thơm hành khô, cho thịt vào xào đảo đều cho nước vừa ăn đun thịt chín
mềm cho bí đỏ vào đun chín nêm gia vị vừa ăn, cho hành khô tắt bếp.
+ Trạng thái: màu sắc đặc trưng của bí, vị ngọt thanh.
- Sinh tố dưa hấu:
+ Nguyên liệu: Dưa hấu, đường xuất khẩu loại 1, nước tinh khiết.
+ Cách làm: Dưa hấu bỏ vỏ, bỏ hạt cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng đường và nước.

Xay nhỏ dưa hấu chia theo định xuât
+ Trạng thái: Màu đỏ của dưa, vị ngọt vừa ăn.
* Cơm tẻ + Thịt lơn rim mắm + Canh rau cải nấu thịt lợn + Sinh tố cam
- Cơm tẻ :
+ Nguyên liệu: Gạo Bắc Hương
+ Cách làm: Vo gạo đổ vào xoong, đặt vào nồi cơm điện đổ nước vào gạo xong đậy nắp
nồi lại, ấn nút nấu (cook). Khi nào cơm cạn nhẩy nút (warm) là cơm chín để khoảng 20’
là cơm chín hẳn. Chia cơm cho trẻ theo định xuất.
+ Trạng thái: Cơm dẻo, chín đều, mềm, hạt cơm săn.
- Thịt lợn rim mắm:
+ Nguyên liệu: Thịt nạc vai, thịt sấn mông, nước mắm, hành khô, hành hoa.
TaiLieu.VN Page 12
+ Sơ chế: Thịt nạc vai, thịt sấn mông rửa sạch thái mỏng rồi xay nhỏ.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cách làm: Phi thơm hành khô, cho thịt lợn đã xay nhỏ vào đảo đều cho thị săn lại, tơi
đều. Sau đó cho nước mắm vào nêm vừa miệng cho ít nước vào đun thịt chin mềm rồi
cho hành hoa vào.Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: thịt chin mềm. thơm mùi mắm, vị vừa ăn.
- Sinh tố cam:
+ Nguyên liệu: Cam, đường xuất khẩu loại 1, nước tinh khiết.
+ Cách làm: Bổ đôi quả cam dung cối vắt cam để vắt cam chỉ lấy nước cam bỏ hạt cam
Đổ cam ra ấm cho đường và nước tinh khiết vào khuấy đều. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: màu sắc của cam thơm mùi cam.
TaiLieu.VN Page 13
Bữa chính chiều: Cơm tẻ + Thịt lơn rim mắm + Canh rau cải nấu thịt lợn + Sinh tố
cam ( Định xuất 1 trẻ)
* Cơm tẻ + Cá trắm, thịt lợn sốt cà chua + Canh rau muống nấu thịt + Nước quýt
- Cá trắm, Thịt lợn sốt cà chua
+ Nguyên liệu: Cá trắm, thịt lợn, cà chua, hành khô, hành hoa.

TaiLieu.VN Page 14
+ Sơ chế: Cá trắm làm sạch luộc chín, gỡ lấy thịt.
Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ.
Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cách làm: Phi thơm hành khô cho thịt và cá vào xào chín. Cà chua sau khi đã trưng cho
vào xoong cá và thịt đun sốt chín mềm, nêm gia vị vừa ăn cho hành hoa vào. Chia theo
định xuất.
+ Trạng thái: Màu sắc đặc trưng của nguyên liệu, vị vừa ăn, mùi thơm, sốt sánh.
- Canh rau muống nấu thịt
+ Nguyên liệu: rau muống, thịt lợn, cà chua.
+ Sơ chế: Rau muống nhặt ngọn bỏ cuống, sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ.
Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ.
Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
+ Cách làm: Rau muống sau khi đã rửa sạch, thái nhỏ. Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ, Cà chua
rửa sạch thái hạt lựu. Cho dầu vào xào thịt lợn sau đó cho nước đủ dung đun sôi cho thịt
chin cho rau muống vào đun chin rau muống cho cà chua đã trưng vào. Chia theo định
xuất.
+ Trạng thái: Vị ngọt, canh trong, rau không bị vàng.
- Nước quýt:
+ Nguyên liệu: Quýt, đường xuất khẩu loại 1, nước tinh khiết.
+Bổ đôi quả quýt dùng cối vắt để vắtquýt chỉ lấy nước quýt bỏ hạt quýt Đổ quýt ra ấm
cho đường và nước tinh khiết vào khuấy đều. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: màu sắc của cam thơm mùi cam.
* Cơm tẻ + Thịt bò xào khoai tây, cà rốt + Canh thịt nấu me + Sinh tố chanh leo
TaiLieu.VN Page 15
- Thịt bò xào khoai tây, cà rốt
+ Nguyên liệu: Thịt bò, khoai tây, cà rốt, hành khô, hành hoa.
+ Sơ chế: Thịt bò rửa sạch, thái miếng rồi đem xay nhỏ.

Khoai tây nạo bỏ vỏ, mắt khoai đem rửa sạch thái miếng nhỏ.
Cà rốt nạo bỏ vỏ đem rửa sạch thái miếng nhỏ.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cách làm: Phi thơm hành khô cho thịt bò vào xào sau đó cho khoai tây, cà rốt xào chin
cho hành hoa rồi tắt bếp. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: màu sắc đặc trưng của nguyên liệu, vị vừa ăn.
- Canh thịt nấu me
+ Nguyên liệu: thịt lợn, cà chua, me, hành khô, hành hoa.
+ Sơ chế: Thịt lợn rửa sạch thái miếng rồi đem xay nhỏ.
Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cách làm: Me luộc chín lọc lấy nước.Phi thơm hành khô cho thịt vào xào chín, cho
nước dùng vào đun sôi. Cho cà chua đã chưng màu vào, cho nước me vào nêm vị vừa ăn
cho hành hoa vào tắt bếp. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: Canh trong, vị chua vừa ăn.
- Sinh tố chanh leo
+ Nguyên liệu : chanh leo, đường kính, nước tinh khiết, máy xay sinh tố
TaiLieu.VN Page 16
+ Cách làm: Sau khi rửa sạch, bổ đôi quả chanh dùng thìa lấy ruột chanh bỏ vỏ . Cho
ruột chanh, đường kính và nước tinh khiết vào máy xay sinh tố . Xay đều trong máy xay
sinh tố.
Khi hỗn hợp đánh tan hết ruột chanh, đổ ra xoong qua một lưới lọc.
+ Trạng thái: Màu sắc của chanh leo, thơm mùi chanh
Bữa chính chiều: Cơm tẻ + Thịt bò xào khoai tây, cà rốt + Canh thịt nấu me + Sinh
tố chanh leo( Định xuất 1 trẻ)
TaiLieu.VN Page 17
* Cơm tẻ - Thịt lợn xốt chua ngọt – Canh thịt giá đỗ - Sinh tố xoài
- Thịt lợn xốt chua ngọt

+ Nguyên liệu: Thịt lợn, cà chua, hành khô, hành hoa, đường
+ Sơ chế: Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ.
Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
Hành khô bóc vỏ sau đó đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành hoa cắt gốc rửa sạch, thái nhỏ.
+ Cách làm: Phi thơm hành khô cho thịt xào chín. Cà chua sau khi đã trưng cho vào
xoong thịt đun sốt chín mềm, nêm đường, gia vị vừa ăn cho hành hoa vào. Chia theo định
xuất.
+ Trạng thái: Màu sắc đặc trưng của nguyên liệu, vị vừa ăn, mùi thơm, sốt sánh.
- Canh thịt giá đỗ
+ Nguyên liệu: Thịt lợn, cà chua, giá đỗ
+ Sơ chế: Giá đỗ rửa sạch băm nhỏ
Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ.
Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
+ Cách làm. Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ, Cà chua rửa sạch thái hạt lựu. Cho dầu vào xào
thịt lợn sau đó cho nước đủ dùng đun sôi cho thịt chín cho giá đỗ vào đun chín cho cà
chua đã trưng vào. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: Vị ngọt, canh trong,
- sinh tố xoài:
+ Nguyên liệu: Xoài, đường xuất khẩu loại 1, nước tinh khiết.
+ Cách làm: Xoài bỏ vỏ, bỏ hạt cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng đường và nước.
Xay nhỏ xoài chia theo định xuât
TaiLieu.VN Page 18
+ Trạng thái: Màu đặc trưng của xoài, vị ngọt vừa ăn.
Bên cạnh đó trường mầm non A thị trấn Văn Điển còn thay đổi thực đơn đa dạng
và phong phú như cháo chim bồ câu, cháo trai cho các cháu nhà trẻ.
* Cháo chim bồ câu, thịt lợn + bánh canxi + sinh tố cam.
- Cháo chim bồ câu, thịt lợn:
+ Nguyên liệu: Chim bồ câu, thịt lợn, cà rốt, gạo Bắc Hương.
+ Sơ chế: Chim bồ câu sau khi làm sạch đe luộc chín gỡ lấy thịt, còn xương đem xay nhỏ

lọc lấy nước dùng.
Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ.
Cà rốt nạo bỏ vỏ rửa sạch, xay nhỏ.
Gạo Bắc Hương đem vo sạch để ráo nước.
+ Cách làm: Đun sôi nước dùng cho gạo đã để ráo nước vào đun. Ninh gạo cho nhừ
mềm, sau đó ta cho thịt lợn, chim bồ câu vào, đun chín thịt thì cho tiếp cà rốt vào đun tất
cả nguyên liệu chín ta nêm vừa gia vị vừa ăn, cho 1 ít dầu ăn vào đun sôi cho hành hoa
rồi tắt bếp. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: Cháo sánh mượt, màu sắc đặc trưng của nguyên liệu, thơm, vị ngọt.
- Bánh canxi: Chia bánh theo định xuất.
- Sinh tố cam:
+ Nguyên liệu: Cam, đường xuất khẩu loại 1, nước tinh khiết.
+ Cách làm: Bổ đôi quả cam dung cối vắt cam để vắt cam chỉ lấy nước cam bỏ hạt cam
Đổ cam ra ấm cho đường và nước tinh khiết vào khuấy đều. Chia theo định xuất.
+ Trạng thái: màu sắc của cam thơm mùi cam.
TaiLieu.VN Page 19
TaiLieu.VN Page 20
Bữa chính chiều: Cháo chim bồ câu, thịt lợn + bánh canxi + Sinh tố cam ( Định xuất
1 trẻ)
4. Phối kết hợp cùng giáo viên tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ nhà trẻ.
Ở bất kì lứa tuổi nào trong quá trình phát triển của con người, khi cần đặt ra một vấn đề
nghiên cứu khoa học, thì bao giờ yếu tố tâm lý cũng được tìm hiểu đầu tiên vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu và tính chính xác sau này. Trẻ nhà trẻ cũng vậy,
tâm lý khó nắm bắt, làm thế nào để với trẻ nhà trẻ :
“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
“ Hằng ngày dẫn cháu đến trường
Các cô ra đón tình thương dạt dào,
Nụ hồng cô giáo gửi trao,
Tấm lòng con trẻ xuyến xao mong chờ…”
Do đặc thù của trẻ nhà trẻ ( cháu mới đến trường) nên tổ nuôi dưỡng chúng tôi rất quan

tâm đến các cháu lớp nhà trẻ.
Sự phối hợp giữa cô nuôi và giáo viên trên lớp có ý nghĩa quan trọng trong trường, lớp
mầm non, tạo lên sự hỗ trợ, hợp tác giữa giáo viên và cô nuôi trong quá trình chăm sóc
trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài
hòa.
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã phối hợp trong tổ nuôi xây dựng lịch phân công 11/11
cô: Phân rõ ca trực, thời gian và công việc cụ thể của từng thành viên, mỗi người phụ
trách từng mảng công việc cụ thể như: Cô chính 1 và cô chính 2 chuyên nấu, cô phụ
chuyên vệ sinh, 5 cô phụ cuối tham gia trực tiếp cho trẻ ăn cùng giáo viên, thời gian 10h
30 trực tiếp bê đồ ăn, phụ cho trẻ ăn tại các lớp cụ thể như:(Lịch phân công cô nuôi minh
họa phần phụ lục)
Trong giờ phụ giờ ăn trên lớp nhà trẻ chúng tôi thường xuyên có mặt trên lớp trong giờ
ăn của trẻ để phụ giúp công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Lúc đầu, khi trẻ chưa quen, trẻ
thường hay sợ sệt. Tôi cùng các cô trong tổ nuôi cố gắng tiếp xúc nhiều với trẻ để hiểu
tâm lý của trẻ. Việc này rất cấn thiết và quan trọng. Tôi thường giới thiệu món ăn, các
TaiLieu.VN Page 21
thực phẩm, chất dinh dưỡng cần thiết cho cô và trẻ tại các lớp, xúc cơm cho các cháu nhà
trẻ mới đi học.
Cô nuôi phụ giờ ăn trên lớp nhà trẻ
Để đánh giá chất lượng giờ ăn kịp thời thay đổi cách sơ chế và chế biến hợp khẩu vị với
trẻ chúng tôi tiếp thu ý kiến của giáo viên trên lớp cùng với việc trực tiếp theo dõi giờ ăn
trên lớp. Nhờ có việc theo dõi, đánh giá sau giờ ăn hàng ngày chúng tôi kịp thời rút kinh
nghiệm và thay đổi cách chế biến, tham mưu với ban giám hiệu, kế toán thay đổi thực
đơn phù hợp với khẩu vị của nhà trẻ.
TaiLieu.VN Page 22
Ví dụ: Khi sơ chế món Thịt bò xào khoai tây tôi thấy trẻ rất thích ăn nhưng một số cháu
và giáo viên lại thích có thêm cà rốt vào món ăn cho thêm mầu sắc đẹp, tạo cảm giác hấp
dẫn hơn. Nhờ ý kiến đó chúng tôi bổ xung thêm cà rốt thì thấy trẻ thích ăn hơn và ăn
ngon hơn.
Món: “ hoa quả dưa hấu ” Món: “ sinh tố dưa hấu ”

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Trong năm học 2012-2013 tôi đã thực hiện tốt các biện pháp trên góp phần đảm bảo việc
chế biến bữa ăn chính chiều cho các cháu nhà trẻ phong phú và hấp dẫn ở trường mầm
non A thị trấn Văn Điển. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên nên các cháu đi học
chuyên cần, yêu trường mến lớp. Các bậc phụ huynh yên tâm, tin tưởng khi gửi con tại
trường mầm non A thị trấn Văn Điển.
TaiLieu.VN Page 23
Chế biến đúng cách, đảm bảo giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
đã góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh
béo phì, giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối cả về thể chất và trí tuệ. Đồng thời bản thân tôi
và đồng nghiệp cũng rút ra được những kinh nghiệm trong công tác chế biến nấu ăn cũng
như chăm sóc trẻ và công tác phối hợp giữa cô nuôi với cô trên lớp, giữa gia đình - nhà
trường và xã hội.
Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, hay tìm tòi, hay nghiên cứu, học hỏi
không ngừng vươn lên, đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, sự chỉ
đạo sát sao, sự đổi mới quản lý của ban giám hiệu đã tạo mối quan hệ tốt giữa cô nuôi với
cô giáo trong trường, kết hợp với các biện pháp khoa học đã trình bày ở trên, sau gần
một năm học trôi qua, tôi và các chị em trong tổ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non A thị trấn Văn Điển.
Những biện pháp trên của tôi đã được áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Chế
biến ngon, hợp khẩu vị, trẻ ăn hết xuất. Giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao
phòng chống một số bệnh học đường.
Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Vệ sinh an toàn thực phẩm đạt loại tốt, 100% trẻ được an toàn tuyệt đối, không có trường
hợp nào bị ngộ độc thực phẩm.
Kỹ thuật chế biến thức ăn tốt.
Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Việc chế biến món ăn được cải thiện thường xuyên, khoa học. Thực phẩm chế biến đa
dạng, đảm bảo đủ chất, đủ lượng. Thực đơn phong phú và được thay đổi thường xuyên
hợp khẩu vị với trẻ

Qua các buổi kiểm tra, thanh tra, chấm thi cô nuôi giỏi các cấp đều đạt được kết quả tốt.
Trong hội thi cô nuôi giỏi cấp trường năm học 2012 – 2013 tôi tham gia đạt giải A
Nâng tỷ lệ chuyên cần đạt %. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở lớp nhà trẻ là Song tôi nghĩ
rằng bản thân mình phải cố gắng hơn nữa, năng động và tìm tòi nghiên cứu, học hỏi để
đổi mới phương pháp, hình thức, cách chế biến nấu ăn cho trẻ cùng với đồng nghiệp, nhà
trường thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển hài hoà
TaiLieu.VN Page 24
cân đối phấn đấu không còn trẻ suy dinh dưỡng đó là niềm hạnh phúc của mọi gia đình
và toàn xã hội.
TaiLieu.VN Page 25

×