Tải bản đầy đủ (.pptx) (54 trang)

Hình thức tổ chức thảo luận nhóm và hình thức tự học ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 54 trang )

CHÀO MỪNG THẦY
VÀ CÁC BẠN ĐẾN
VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH

Câu 9: Hãy phân tích hình thức tổ chức
dạy học thảo luận nhóm tại lớp và hình
thức tự học ở nhà?

Câu 10: Hãy phân tích các hình thức dạy
học còn lại?
Câu hỏi :
Hình thức tổ chức dạy học thảo luận nhóm tại
lớp và hình thức tự học ở nhà
Khái niệm hình thức tổ chức dạy học:
Hình thức tổ chức dạy học là cách thức sắp xếp và tiến
hành quá trình dạy học. Hình thức tổ chức còn được coi
là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sư phạm thích hợp,
nó tương đối phụ thuộc mục đích, nhiệm vụ dạy học: mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh; quan hệ giữa học
sinh với nhau: theo số lượng người học; theo không gian
diễn ra quá trình dạy học; theo cơ sở vật chất, thiết bị kĩ
thuật phục vụ cho quá trình dạy học.
Trong hình thức tổ chức dạy học, yếu tố tổ chức là cực kì
quan trọng, bởi nó phản ánh trình tự sắp xếp tương hỗ
và sự liên hệ qua lại giữa các yếu tố tồn tại trong một bài
học hay quá trình dạy học nói chung. Tổ chức dạy học
cũng được hiểu như là một trình tự xác định cả về mặt ý
nghĩa, chức năng trong quy trình dạy học, cũng như ý
nghĩa cấu trúc tạo ra sự khác nhau giữa các loại bài học.
Ý nghĩa


I. Hình thức tổ chức dạy học thảo luận nhóm tại lớp:
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà
trường, dạy học theo nhóm đã có từ khá lâu: ở
Đức và Pháp vào thế kỉ XVIII; ở Anh và nhiều
nước phương Tây khác vào cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX Cho đến nay, ở hầu khắp các nước
có nền giáo dục được phát triển cũng như ở Việt
Nam chúng ta, hình thức dạy học theo nhóm
được sử dụng rất phổ biến dưới nhiều hình thức
khác nhau.
1.Khái niệm:
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học có
sự kết hợp giữa tập thể và cá nhân, là bước
chuyển đổi từ dạy học tập thể sang cá thể hay
từ độc thoại sang đối thoại, từ việc truyền thụ,
áp đặt tri thức sắp sẵn của giáo viên sang hoạt
động tự tìm kiếm, được khích lệ của mỗi cá
nhân trong các nhóm nhỏ.
2. Đặc trưng
Đặc trưng của hình thức học tập theo
nhóm là mỗi lớp được phân chia thành các
nhóm nhỏ, tùy theo yêu cầu, nội dung học
tập, điều kiện, phương tiện và tính chất của
vấn đề học tập, nghiên cứu mà số lượng các
thành viên trong nhóm có thể từ 5 đến 10
người hoặc cũng có thể từ 10 đến 20 người.
Ví dụ: Cùng nghiên cứu, thảo luận một vấn đề
thì chỉ cần nhóm nhỏ còn nếu tổ chức trò chơi
đóng vai, biểu diễn hay kịch ngắn, diễn đàn,
thì lại phải tổ chức học tập theo các nhóm lớn.

Hình thức dạy học theo nhóm có ưu điểm cơ bản là:
- Tạo nên môi trường học tập mà trong đó có sự
trao đổi, hợp tác giúp đỡ giữa các thành viên trong
nhóm với nhau.
- Hình thành không khí học tập tích
cực trong nhóm: khuyến khích, động
viên các thành viên trong nhóm có ý
thức sưu tầm tài liệu, tìm giải pháp
mới để giải quyết vấn đề, tích cực tư
duy sáng tạo để chuẩn bị phát biểu,
tranh luận, bồi dưỡng kỹ năng trình
bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói.
- Hình thành và phát triển thói
quen làm việc tự giác, tích cực, độc
lập và ý thức trách nhiệm đối với
tập thể nhóm cũng như sự quan
tâm giúp đỡ bạn bè trong nhóm.
- Hình thành và phát triển một số
kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự
kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt
động học tập của bản thân cũng
như của nhóm v.v
Tuy nhiên, nếu tổ chức không tốt, hình
thức học tập theo nhóm dễ mất thời
gian mà hiệu quả lại thấp, không phát
huy đồng đều tính tích cực của mỗi cá
nhân, dễ tạo nên sự ỉ lại, dựa dẫm vào
bạn bè…
Để hình thức tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu
quả cao, cần chú ý thực hiện một số yêu cầu sau:

- Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, đặc biệt là nội
dung học nhóm phải được xác định cụ thể, chi tiết.
- Phải hình thành các nhóm học tập sao cho có sự
phù hợp, tương đồng về năng lực học tập, về hứng
thú đối với môn học, về tình cảm và tính cách v.v
- Mỗi nhóm phải có số thành viên phù hợp với yêu
cầu cùng học tập, cùng nghiên cứu các vấn đề. Các
nhóm phải được tổ chức chặt chẽ, có nhóm
trưởng điều khiển, nếu cần có thể có thư kí để ghi
chép.
- Việc học nhóm ở trên lớp, ở nhà
hay trên giảng đường cũng cần có
địa điểm, cần có các phương tiện
học tập tối thiểu (tài liệu học tập,
bảng, phấn và các phương tiện nghe
nhìn khác nếu có v.v ) để phục vụ
cho cả nhóm cùng học.
- Yêu cầu cuối cùng là vai trò của giáo
viên trong việc tổ chức, điều khiển nhóm
học tập. Để phát huy cao độ tính tích cực,
chủ động của học sinh, giáo viên nên
đóng vai trò người hướng dẫn, động viên
khuyến khích hoạt động của mỗi thành
viên và của các nhóm trong việc xây dựng
kế hoạch, chuẩn bị các phương tiện, tổ
chức tiến trình học tập, v.v
II. Hình thức tự học (ở nhà)
Hoạt động học ở nhà, hay còn gọi là hoạt động
tự học, diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp
của giáo viên, học sinh tự mình sắp xếp kế

hoạch, sử dụng điều kiện sẵn có trong gia
đình, tài liệu, củng cố, đào sâu, mở rộng và
hoàn chỉnh tri thức, hoàn thành các nhiệm vụ
học tập đã được giáo viên giao và hướng dẫn
sơ bộ cách thức thực hiện
1. Mục đích của hình thức tự học
- Mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa và khái quát hóa
những điều đã tiếp thu trên làm cho vốn kiến thức
được hoàn thiện.
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, sử dụng những tri thức
của mình vào các tình huống quen thuộc và những
tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
- Chuẩn bị lĩnh hội tri thức mới bằng cách đọc trước
bài trong sách giáo khoa, học làm thí nghiệm, thực
nghiệm đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tự bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, trình tự giác,
độc lập, tính kỉ luật, tính tổ chức, tính kế hoạch trong
học tập.
2. Hình thức học tập ở nhà chỉ có thể đạt kết
quả khi thực hiện một số yêu cầu sau:
- Làm cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng và trách nhiệm
cơ bản về môn học ở nhà, có nhu cầu với hoạt động đó.
- Đảm bảo cho học sinh có đủ thời gian tối thiểu để học ở
nhà bằng việc dự tính hợp lí những nhiệm vụ được giao
và thời gian có thể có được của học sinh.
- Đảm bảo những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất như
bàn, ghế, ánh sáng, vị trí góc học tập v.v
- Cá biệt hóa các bài tập về nhà trên cơ sở những bài tập
cho cả lớp.

- Đảm bảo cho các bài tập có tính đa dạng
(quen biết hoặc mới lạ, dễ hay khó)
- Bồi dưỡng học sinh một số phương pháp học
tập có liên quan tới việc học ở nhà như
phương pháp đọc sách, phương pháp giải bài
tập, phương pháp ôn tập.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động học tập ở
nhà của học sinh dưới nhiều hình thức như
giao bài tập tương tự với bài đã làm ở nhà,
kiểm tra các bài tập đã giao về nhà thông qua
việc gọi lên bảng, kiểm tra bài vở của học
sinh v.v
Như vậy hình thức tổ chức hoạt động học ở nhà
của học sinh phải được hiểu là sự phối hợp chặt
chẽ vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên
bằng các tác động sư phạm với vai trò chủ thể
hoạt động nhận thác của học sinh thông qua
việc rèn luyện kỹ năng tự tổ chức, tự điều chỉnh
trong hoạt động tự học.
phân tích các hình thức dạy học còn
lại
1. Hình thức tham quan
2. Hình thức thảo luận và hình thức xêmina
3. Hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo)
4. Hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy
học
HÌNH THỨC THAM QUAN
1.Khái niệm
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy
học trong thực tế nhờ quan sát trực tập của

học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
là cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự
vật, hiện tượng cần thông hiểu trong nội
dung dạy học.

Hình thức này có thể được tổ chức ở
một số môn học đặc biệt là lịch sử,
địa lí

×