MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Tóm tắt: 2
A. Giới thiệu: 3
B. Giải pháp thay thế: 4
II. Phương pháp: 6
A. Khách thể nghiên cứu: 6
B. Thiết kế: 7
C. Quy trình nghiên cứu: 9
D. Đo lường: 10
III. Phân tích dữ liệu: 11
IV. Kết luận và khuyến nghị: 15
V. Tài liệu tham khảo: 16
VI. Phụ lục: 16
1
ĐỀ TÀI:
ĐƯA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO DẠY MÔN TOÁN 3 VÀ ĐƯA PHẦN MỀM HỖ TRỢ GV KHỐI 4;5
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM THI CỦA HS VÀ MỘT SỐ CÔNG VIỆC
TRONG CÔNG TÁC GIÚP GV KHỐI 4; 5 GIẢM ÁP LỰC CÔNG VIỆC.
Người nghiên cứu: Tô Thế Hùng
Đơn vị công tác: trường Tiểu học Hiệp Hòa – Vĩnh Bảo – Hải Phòng
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới PPDH. Trường
Tiểu học Hiệp Hòa cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc ứng dụng
CNTT vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Toán. Vì các nội dung dạy học
môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán 3 nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu
tượng. Ví dụ: các dạng bài về hình học, các dạng bài triển khai hình, các cách sắp xếp
hình, sơ đồ, Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình
ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các
phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, Giáo viên hướng dẫn HS quan sát, kèm
theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho HS hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với
nội dung khó như khi mô tả các dạng bài về “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị;
Diện tích của một hình, ” mà giáo viên chỉ dùng lời nói và hình ảnh tĩnh để minh
họa thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều
học sinh làm được bài nhưng không hiểu được bản chất của bài dẫn đến kĩ năng vận
dụng thực tế vẫn chưa tốt. Hay dạng bài “chia hai, ba, bốn, năm chữ số cho số có một
chữ số” mà giáo viên chỉ dùng lời nói để mô tả thì học sinh rất khó hình dung. Nhiều
học sinh vẫn làm được bài song vẫn không hiểu cách hạ các chữ số tiếp theo như thế
nào, xuống chỗ nào là đúng. Bên cạnh đó công tác quản lý điểm thi cho HS cũng như
làm một số công việc khác của GV khối 4; 5 còn mất rất nhiều thời gian vì khi quản
lý điểm qua mạng Internet nếu như gặp sự cố về mạng cũng như nếu máy tính nhà
mình không có mạng thì những việc như sau gặp không ít khó khăn về thời gian. Ví
dụ như: In điểm thi đầu năm, in điểm thi GKI, in điểm thi CKI, in điểm GKII, in điểm
cả năm, thống kê các môn phụ, in phiếu liên lạc kỳ I, in phiếu liên lạc cuối năm,
2
thống kê đầu năm, thống kê giữa kỳ I, thống kê cuối kỳ I, thống kê giữa kỳ II, thống
kê cuối năm, in tổng hợp cả năm, in biên bản bàn giao chất lượng giáo dục, in biên
bản bàn giao danh sách học sinh, in giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu
học.
Giải pháp của tôi là sử dụng một số tệp có định dạng Flash và video clip có nội
dung phù hợp vào một số bài học thuộc dạng bài “Bài toán liên quan đến rút về đơn
vị; Diện tích của một hình, ” hoặc dùng các hiệu ứng phù hợp thay vì sử dụng các
hình ảnh tĩnh trong SGK và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp các em tìm hiểu
bản chất, đặc điểm của các dạng bài đó. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm
tương quan: Hai lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hòa. Lớp 3A là lớp thực nghiệm và 3B
là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài
về “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị; Diện tích của một hình, ”; “Chia số có hai;
ba; bốn; năm chữ số cho số có một chữ số”. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập
cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung
bình là 8,09; điểm bài đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Kết quả kiểm chứng t-test cho
thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng đưa ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học Toán 3 làm nâng cao kết quả học tập các bài học về “Bài toán liên
quan đến rút về đơn vị; Diện tích của một hình; ”; “Chia số có hai; ba; bốn; năm chữ
số cho số có một chữ số” cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hòa. Đồng thời
cũng viết một phần mềm quản lý điểm cho HS khối 4; 5 và lấy GV khối 4;5 của
trường Tiểu học Hiệp Hòa chia làm hai nhóm tương quan cùng thực nghiệm và đối
chứng
A. GIỚI THIỆU:
Trong sách Toán ở tiểu học các hình ảnh, đồ dùng trực quan chỉ là những ảnh,
vật tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy
chiếu Projector đã tạo ra những hình màu 3D rực rỡ, sinh động kèm theo âm thanh
ngộ nghĩnh như nước chảy; mật ong được rót vào can; các hình tách, ghép; các chữ số
được hạ xuống, góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị dạy học trong nhà
3
trường và phù hợp với học sinh Tiểu học.
Tại trường Tiểu học Hiệp Hòa, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án.
Số giáo viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint là 10/ 24 người, nhưng chủ yếu mới
dừng lại ở việc biết trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai thác các hình ảnh động,
các Video clip phục vụ cho bài học.
Qua việc thăm lớp dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các
phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên bảng lớp cho học sinh quan sát, mô tả xuông
bằng lời nói. Họ cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu
vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải
quyết vấn đề. Kết quả là học sinh làm được bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bài, kĩ
năng vận dụng vào thực tế chưa cao.
Đối với GV khối 4; 5 của trường đa số đều rất ngại về việc quản lý điểm thi của HS
qua mạng internet vì mạng internet của trường không ổn định mà ở nhà thì lại không
có mạng internet.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các tệp có định dạng
Flash và Video clip và các hiệu ứng thay cho tranh ảnh và mô tả xuông bằng lời nói
và khai thác nó như là một nguồn dẫn đến kiến thức. Cũng như đưa ra một phần mềm
quản lý điểm giúp GV khối 4; 5 khắc phục khó khăn từ đó giảm thời gian làm việc,
đồng thời giảm áp lực công việc.
B.GIẢI PHÁP THAY THẾ: Đưa các tệp có định dạng Flash miêu tả sự tách, ghép
các hình, các video clip mô tả việc rót mật ong vào can, hiệu ứng hạ các chữ số khi
thực hiện các lần chia, giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát, nêu hệ thống
câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức.
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học đã có nhiều bài
viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ:
- Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của
GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp
- Bài những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả
Đào Thái Lai, viện khoa học giáo dục Việt Nam
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong dạy học của cô giáo Trần Hồng
4
Vân, trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội
+ Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương –MS 720
+ Sử dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756
Các đề tài này đều đề cập đến định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa ứng dụng
CNTT vào dạy và học.
Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trường Đại học,
Cao đẳng cũng đã đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học.
Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói
chung mà chưa có tài liệu, đề tài đi sâu vào việc sử dụng các tệp có định dạng Flash
và Video clip hay tạo các hiệu ứng có hiệu quả cao trong dạy học. Hay làm thế nào
giúp GV khối 4; 5 quản lý điểm thi và công tác thống kê các môn một cách chính xác,
nhanh, ít tốn thời gian, giúp giảm áp lực công việc cho GV.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới
PPDH thông qua việc sử dụng các Flash và Video clip cũng như các hiệu ứng, phần
mềm có hiệu quả cao hỗ trợ giáo viên khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài
học về “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị; diện tích của một hình; Chia số có hai;
ba; bốn; năm chữ số cho số có một chữ số; ”.Qua nguồn cung cấp thông tin sinh
động đó, học sinh tự khám phá ra kiến thức và giúp GV khối 4; 5 giảm bớt áp lực
công việc. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào Toán học, say mê tìm hiểu Toán học
cùng các ứng dụng của nó trong đời sống và giúp GV khối 4; 5 bớt căng thẳng hơn vì
áp lực công việc.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Việc đưa ứng dụng CNTT vào dạy môn Toán lớp 3 có
nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 3 không?
Việc đưa phần mềm quản lý điểm thi vào khối 4; 5 có giúp GV giảm bớt áp lực công
việc hay không?
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
- Đưa ứng dụng CNTT vào dạy môn Toán 3 sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh
lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hòa.
- Đưa phần mềm quản lý điểm thi vào khối 4; 5 sẽ giảm áp lực công việc cho GV
khối 4; 5
5
II.PHƯƠNG PHÁP:
A) KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Tôi lựa chọn trường Tiểu học Hiệp Hòa vì trường có những điều kiện thuận lợi cho
việc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
Hai cô giáo dạy hai lớp 3, hai cô giáo chủ nhiệm hai lớp 4 và hai thầy cô chủ nhiệm
lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên dạy giỏi và chủ
nhiệm lớp trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác
giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Cô Đào Thị Diên – giáo viên dạy lớp 3A (lớp thực nghiệm)
2. Cô Nguyễn Thị Mỵ - giáo viên dạy lớp 3B (lớp đối chứng)
Đối với khối 4
1. Cô Phạm Thị Hòa – giáo viên chủ nhiệm lớp 4A (thực nghiệm)
2. Cô Nguyễn Thị Cần – giáo viên chủ nhiệm lớp 4B (đối chứng)
Đối với khối 5
1. Cô Phạm Thị Giỏi – giáo viên chủ nhiệm lớp 5B (thực nghiệm)
2. Thầy Nguyễn Viết Dương – giáo viên chủ nhiệm lớp 5A (đối chứng)
* Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới
tính và đều là dân tộc Kinh, đều ở Nông thôn, trong cùng một xã. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc, nơi cư trứ:
Số HS các nhóm Dân tộc Nơi cư trú
Tổng số Nam nữ Kinh Hiệp Hòa
Lớp 3A 26 11 15 26 Hiệp Hòa
Lớp 3B 26 12 14 26 Hiệp Hòa
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của
tất cả các môn học.
* GV khối 4:
Hai giáo viên được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
6
giới tính và đều là dân tộc Kinh, đều ở Nông thôn, trong cùng một xã, cùng công tác
tại một trường. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc, nơi cư trứ:
Số GV các nhóm Dân tộc Nơi cư trú Nơi công tác
Tổng số Nam nữ Kinh Hiệp Hòa TH Hiệp Hòa
Lớp 4A 1 0 1 1 Hiệp Hòa TH Hiệp Hòa
Lớp 4B 1 0 1 1 Hiệp Hòa TH Hiệp Hòa
* GV khối 5:
Hai giáo viên được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
trình độ chuyên môn, dân tộc Kinh, đều ở Nông thôn, trong cùng một huyện, cùng
công tác tại một trường. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc, nơi cư trứ:
Số GV các nhóm Dân tộc Nơi cư trú Nơi công tác
Tổng số Nam nữ Kinh Hiệp Hòa TH Hiệp Hòa
Lớp 5B 1 0 1 1 Hiệp Hòa TH Hiệp Hòa
Lớp 5A 1 1 0 1 Hùng Tiến TH Hiệp Hòa
B) THIẾT KẾ:
- Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 3A là nhóm thực nghiệm và 3B là nhóm đối chứng.
Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn Toán làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả
kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép
kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai
nhóm trước khi tác động.
- Chọn hai cô giáo có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp: Cô chủ nhiệm lớp
4A là cô thực nghiệm và cô chủ nhiệm lớp 4B là cô đối chứng. Đồng thời tôi cũng
chọn hai thầy cô có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở khối 5: cô chủ
nhiệm lớp 5B là cô thực nghiệm và thầy chủ nhiệm lớp 5A là thầy đối chứng. Tôi
dùng điểm kiểm tra đầu năm, giữa kỳ I, cuối kỳ I làm phần kiểm tra trước tác động.
Kết quả cho thấy không có sự khác nhau về thời gian. Nên tôi không cần dùng phép
kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương của HS khối 3
Đối chứng Thực nghiệm
7
TBC 6.0 6.3
P = 0,135
P = 0,135 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế hai: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu đối với HS lớp 3:
Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm 01
Dạy học có sử
dụng CNTT
03
Đối chứng 02
Dạy học
không sử
dụng CNTT
04
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu đối với GV khối 4:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
(thời gian - ngày)
Tác động
Kiểm tra sau tác động
(thời gian - ngày)
Thực nghiệm 01
Có sử dụng
phần mềm hỗ
trợ
½
Đối chứng 01
Không sử
dụng phần
mềm hỗ trợ
01
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu đối với GV khối 5:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
(thời gian - ngày)
Tác động
Kiểm tra sau tác động
(thời gian - ngày)
Thực nghiệm 01
Có sử dụng
phần mềm hỗ
trợ
½
Đối chứng 01 Không sử
dụng phần
01
8
mềm hỗ trợ
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
C) Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Nguyễn Thị Mỵ dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng
CNTT, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Tôi và cô Đào Thị Diên: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng CNTT, sưu tầm, lựa
chọn thông tin tại các Website baigiangdientubachkim.com; tvtbachkim.com;
giaovien.net; th-hiephoa-haiphong.com; và tham khảo các bài giảng của đồng
nghiệp (Trần Thị Thu Yến – Tiểu học Hồng Bàng - quận Hồng Bàng – thành phố Hải
Phòng; Đặng Thị Hưởng – Tiểu học số 1 Bảo Linh – Thành phố Đồng Hới, Dương
Quang Bình – Tiểu học số 2 Nam Phước – huyện Duy Xuyên – Quảng Nam, Đồng
Văn Hảo – Tiểu học Phong Thạnh A – huyện cầu kè – Trà Vinh )
- Đối với GV khối 4:
- Cô Nguyễn Thị Cần (đối chứng): Quản lý điểm theo cách thông thường (không sử
dụng phần mềm)
- Cô Phạm Thị Hòa (thực nghiệm): Quản lý điểm có sử dụng phần mềm do tôi viết.
- Đối với GV khối 5:
- Thầy Nguyễn Viết Dương (đối chứng): Quản lý điểm theo cách thông thường
(không sử dụng phần mềm)
- Cô Phạm Thị Giỏi (thực nghiệm): Quản lý điểm có sử dụng phần mềm do tôi viết.
* Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
5/ 27 Toán 3 27
Chia số có hai chữ số cho số có một
chữ số
5/ 24 Toán 3 69
Chia số có hai chữ số cho số có một
chữ số
9
6/ 25 Toán 3 70
Chia số có hai chữ số cho số có một
chữ số (tiếp theo)
2/ 28 Toán 3 71
Chia số có ba chữ số cho số có một
chữ số
3/ 29 Toán 3 72
Chia số có ba chữ số cho số có một
chữ số (tiếp theo)
4/ 8 Toán 3 113
Chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số
5/ 9 Toán 3 114
Chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số (tiếp theo)
6/ 10 Toán 3 115
Chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số (Tiếp theo)
3/ 21 Toán 3 122 Bài Toán liên quan đến rút về đơn vị
5/ 16 Toán 3 139 Diện tích của một hình
4/ 5 Toán 3 153
Chia số có năm chữ số cho số có một
chữ số
5/ 7 Toán 3 154
Chia số có năm chữ số cho số có một
chữ số
4/ 13 Toán 3 157 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
*Đối với GV khối 4; 5
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch của nhà trường để đảm bảo
tính khách quan.
D) ĐO LƯỜNG:
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Toán 3, do nhà trường ra đề thi
chung cho cả khối 3.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung “Bài
toán liên quan đến rút về đơn vị; Diện tích của một hình; Chia số có hai; ba; bốn; năm
chữ số cho số có một chữ số; ”; do hai giáo viên dạy lớp 3A, 3B và tôi tham gia thiết
kế (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm có 7 câu hỏi trong đó có 4 câu
hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, chọn đáp án đúng và 3 câu hỏi tự luận.
* Đối với GV khối 4; 5
Kiểm tra trước tác động là quản lý điểm bài thi đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I,
thống kê đầu năm, thống kê giữa kì I, thống kê cuối kì I, In phiếu liên lạc cuối kì I, in
10
điểm đầu năm, in điểm giữa kì I, in điểm cuối kì I của HS khối 4; 5
Kiểm tra sau tác động là quản lý điểm bài thi đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I,
thống kê đầu năm, thống kê giữa kì I, thống kê cuối kì I, In phiếu liên lạc cuối kì I, in
điểm đầu năm, in điểm giữa kì I, in điểm cuối kì I, của HS khối 4; 5
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra một tiết (nội dung
kiểm tra ở phần phụ lục).
Sau đó tôi cùng hai giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
*Đối với GV khối 4; 5
Sau khi thực hiện quản lý điểm xong, tôi và hai GV cùng tiến hành quản lý điểm
theo phần mềm do tôi viết (nội dung các Sheet).
III.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,21 8,09
Độ lệch chuẩn 0,93 0,72
Giá trị p của T-Test 0,00003
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0,00003, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0,9
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 cho thấy
mức độ ảnh ưởng của dạy học có sử dụng CNTT đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm là lớn.
Giả thiết của đề tài: “Đưa ứng dụng CNTT vào dạy môn Toán 3 sẽ nâng cao kết quả
11
0,93
8,09 – 7,21
học tập cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hiệp Hòa” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
*Đối với GV khối 4
Bảng 5: So sánh thời gian sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Trung bình
01
½
Độ lệch chuẩn 01 0,5
Giá trị p của T-Test 0,00005
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,5
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch thời gian trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0,00005, cho thấy sự chênh lệch giữa thời gian trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch thời gian trung bình nhóm thực
nghiệm thấp hơn thời gian trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0.5
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,5 cho thấy
mức độ ảnh ưởng của làm việc có sử dụng phần mềm quản lý điểm thi đến kết quả
làm việc của nhóm thực nghiệm là lớn.
12
1
0.5 – 1
Giả thiết của đề tài: “Đưa phần mềm quản lý điểm thi vào khối 4 sẽ giảm áp lực công
việc cho GV khối 4” đã được kiểm chứng.
*Đối với GV khối 5
Bảng 5: So sánh thời gian sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Trung bình
01
½
Độ lệch chuẩn 01 0,5
Giá trị p của T-Test 0,00005
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,5
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch thời gian trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0,00005, cho thấy sự chênh lệch giữa thời gian trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch thời gian trung bình nhóm thực
nghiệm thấp hơn thời gian trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0.5
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,5 cho thấy
mức độ ảnh ưởng của làm việc có sử dụng phần mềm quản lý điểm thi đến kết quả
làm việc của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thiết của đề tài: “Đưa phần mềm quản lý điểm thi vào khối 5 sẽ giảm áp lực công
việc cho GV khối 5” đã được kiểm chứng.
BÀN LUẬN:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình = 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =
7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; điều đó cho thấy điểm trung bình
của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
13
1
0.5 – 1
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p =
0.00003<0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
*Đối với GV khối 4
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là thời gian trung bình
= ½ ngày, kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là thời gian trung bình =
01. Độ chênh lệch thời gian giữa hai nhóm là ½ ngày; điều đó cho thấy thời gian
trung bình của hai GV đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, GV được
tác động có thời gian trung bình ít hơn GV đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của thời gian là SMD = 0,5. Điều này có nghĩa
mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test thời gian trung bình sau tác động của hai GV là p =
0.00005<0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch thời gian trung bình của hai
GV không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về GV thực nghiệm.
*Đối với GV khối 5
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là thời gian trung bình
= ½ ngày, kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là thời gian trung bình =
01. Độ chênh lệch thời gian giữa hai nhóm là ½ ngày; điều đó cho thấy thời gian
trung bình của hai GV đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, GV được
tác động có thời gian trung bình ít hơn GV đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của thời gian là SMD = 0,5. Điều này có nghĩa
mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test thời gian trung bình sau tác động của hai GV là p =
0.00005<0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch thời gian trung bình của hai
GV không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về GV thực nghiệm.
* Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng CNTT trong giờ học môn Toán ở Tểu học và
trong quản lý điểm thi cho HS lớp 4; 5 và hỗ trợ GV một số công việc trong công tác
là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần có trình
độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử
14
dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí,
biết nhập điểm theo phần mềm.
IV . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
* Kết luận:
Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy nội dung Toán 3 (Bài toán liên quan đến rút về
đơn vị; Diện tích của một hình; Chia số có hai; ba; bốn; năm chữ số cho số có một
chữ số; ) ở trường Tiểu học Hiệp Hòa thay thế cho các tranh ảnh tĩnh có trong SGK
đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.
- Đưa phần mềm quản lý điểm thi và hỗ trợ một số công việc cho GV khối 4; 5 ở
trường Tiểu học Hiệp Hòa thay thế cho cách quản lý thông thường đã giảm thời gian
làm việc và giảm áp lực cho GV.
* Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang
thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết
nối cho trường. mở lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo
viên áp dụng CNTT vào dạy học.
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết
khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết
bị dạy học hiện đại.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt là đối với giáo viên cấp Tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy
học môn Toán để tạo hứng thú, niềm say mê và nâng cao kết quả học tập cho học
sinh. Đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian, giảm được nhiều áp lực trong
công việc.
Hiệp Hòa, ngày 15 tháng 01 năm 2013
Người nghiên cứu
Tô Thế Hùng
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
15
- Tan, C., Tai liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng
viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ-Bộ GD&ĐT, 2008
- Toán 3. NXB GD, 2006
- Phần mềm Macromedia Flash 8; Ulead VideoStudio 11
- Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net;
- Sách hướng dẫn tự học Tin học.
VI. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I.KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1.1 Kế hoach bài học: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Những kiến thức học sinh đã biết
có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới
cần hình thành
- Biết chia số có hai, ba, bốn chữ số cho số có một
chữ số
- Giải bài toán bằng hai phép tính
- Đã biết hình tam giác
- Biết giải toán liên quan
đến rút về đơn vị
+ Rút về đơn vị (Tính giá
trị của một phần)
- Cần nhận diện chính
xác hình thì mới có thể
ghép được hình
A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết cách ghép hình đúng theo mẫu
B. Đồ Dùng:
- 8 hình tam giác
- Giáo án điện tử
- Máy tính
- Máy chiếu Projector, camera vật thể.
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút)
16
- Chiếu Slide 1 (yêu cầu HS lấy bảng)
- Hỏi: Bạn An đến trường lúc mấy giờ?
(chiếu Slide 2)
* Giáo viên nhận xét
2. Hoạt động 2: Bài mới (13 – 15 phút)
2.1 Giới thiệu bài: (1 – 2 phút)
Qua việc các em làm bài thầy thấy các em
về nhà học bài….Hôm nay thầy và các em
xẽ tìm hiểu một cách giải toán có lời văn
khác qua bài học “Bài toán liên quan đến rút
về đơn vị”
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại tên bài học
(Chiếu Slide 3)
2.2 Giáo viên hướng dẫn giải bài toán 1
(Chiếu Slide 4)
Bài toán 1: Có 35l mật ong chia đều vào 7
can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
(GV chiếu video clip rót mật ong vào can)
+ Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
+ GV tóm tắt đề (bằng hình ảnh như SGK –
Slide 5)
+ GV yêu cầu HS làm bảng con (Slide 6)
+ Chữa bài
? Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta
làm thế nào?
+ Chốt kiến thức
2.3 Hướng dẫn giải bài toán 2
(Chiếu Slide 7)
- HS lấy bảng
- HS làm bảng con, nhận xét, chữa
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài
Vài HS nhắc lại tên bài học
- HS quan sát
- Một HS đọc lại đề bài
- 35lít mật ong chia đều và 7 can.
- Mỗi can có mấy lít mật ong?
- HS làm bảng con
- HS trình bày bài giải
- 1HS trả lời
17
Bài toán 2 : Có 35l mật ong chia đều vào 7
can. Hỏi hai can có mấy lít mật ong?
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
GV tóm tắt: (Slide 8)
7 can: 35l
2 can: l?
? Muốn tìm hai can đựng được bao nhiêu lít
mật ong trước hết ta phải tìm gì?
+ GV yêu cầu HS làm bảng con (Dựa vào
bài tập 1 hãy tìm số lít mật ong trong một
can – Slide 9 )
+ Gọi HS trình bày
(GV đưa bài giải - Slide 10)
+ GV chốt: Đây chính là bước rút về đơn vị
? 1 can chứa 5l mật ong tìm hai can chứa
bao nhiêu lít mật ong em làm thế nào? Hãy
thể hiện bằng phép tính.
+ Chữa bài
+ GV đưa bài giải hoàn chỉnh (Slide 11)
+ GV yêu cầu HS đọc bài giải hoàn chỉnh
? Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn
vị ta thực hiện theo mấy bước?
* GV chốt:
+ Bước 1: Tìm giá trị một phần (Slide 12)
+ Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (Slide 13)
- GV gọi HS nhắc lại các bước thực hiện
- 1 HS đọc đề bài
- 35 lít mật ong chia đều vào 7
can.
- Hai can có mấy lít mật ong.
- Tìm số lít mật ong trong mỗi can
- HS làm bảng con
35: 7 = 5(lít)
- 1 HS trình bày bài làm
+ HS khác nhận xét, sửa
- HS làm bảng con
5 x 2 = 10 (lít)
- HS trình bày bài giải
+ HS khác nhận xét, sửa
- 1 HS đọc
+ HS trả lời
+ Bước 1: Tìm số lít mật ong
trong 1 can
+ Bước 2: Tìm số lít mật ong
trong 2 can
18
giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Hoạt động 3: Thực hành (15 – 17 phút)
* Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề (Slide 14)
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt: (Slide 15)
4 vỉ chứa: 24 viên
3 vỉ chứa: viên?
+ Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con (Slide
16)
+ GV chữa bài
- Bài toán em vừa làm thuộc dạng toán gì?
Em đã giải bài toán đó theo mấy bước? Đâu
là bước rút về đơn vị?
+ GV chốt kiến thức
* Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề, phân tích
(Slide 17)
Tóm tắt (Slide 18)
7 bao có: 28kg
5bao có: kg?
+ GV yêu cầu HS làm vở (Slide 19)
+ GV theo dõi, chấm bài.
+ Yêu cầu HS đổi chéo vở, kiểm tra chéo
(Slide 20)
+ Chữa bài
- HS nhắc lại
+ HS đọc đề
+ HS trả lời
+ HS thực hiện
+ HS trình bày cách giải
24 : 4 = 6 (viên)
6 x 3 = 18 (viên)
+ HS trả lời
- HS đọc đề bài
+ HS làm vở
+ HS đổi vở, phát hiện lỗi sai của
bạn
+ HS trình bày bài giải
Số kg gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg gạo
19
+Ngoi cỏch tr li trờn ra em cũn cỏch tr
li no khỏc khụng?
+ GV cht kin thc
* Bi 3: GV gi HS c yờu cu (Slide 21)
+ yờu cu HS ly dựng v xp hỡnh
+ Cha bi, a cỏc ỏp ỏn (Slide 22, 23)
+ Cht cỏch lm
4. Hot ng 4: Cng c - dn dũ (3 5
phỳt)
+ Nờu bi tp trc nghim: yờu cu HS thc
hin trờn bng con. (Slide 24, 25)
? Hụm nay cỏc em ó c hc dng toỏn
gỡ?
?Cú my bc gii dng toỏn ny?
- Nhn xột tit hc
- HS thc hin
- HS thc hin
- HS theo dừi, nhn xột
- HS theo dừi v thc hin
- HS tr li
- HS tr li
* D kin sai lm ca HS:
- Bi 1, 2 HS cú th sai bc 2
- Bi 3: HS sai cỏch xp hỡnh
* Rỳt kinh nghim gi dy:
2 Thit k bi hc: Din tớch ca mt hỡnh
Nhng kin thc hc sinh ó bit
cú liờn quan n bi hc
Nhng kin thc mi cn hỡnh
thnh
- Bit hỡnh ch nht
- Bit hỡnh trũn
- Bit hỡnh tam giỏc
- Làm quen với khái niệm diện tích.
Có biểu tợng về diện tích qua hoạt
động so sánh diện tích các hình.
- Biết đợc hình này nằm trọn trong
hình kia thì diện tích hình này bé hơn
20
h×nh kia.
A. Mục tiêu:
- Giúp HS:
- Làm quen với khái niệm về diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so
sánh diện tích các hình
- Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn hình kia.
B.Đồ dùng dạy học:
- Giáo án điện tử
- Máy tính
- Máy chiếu Projector.
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút)
(Chiếu slide 1 – yêu cầu HS lấy bảng)
Tính chu vi hình tứ giác có các cạnh lần lượt là:
4cm, 3cm, 5cm, 3cm (Slide 2)
* GV nhận xét
2. Hoạt động 2: Bài mới (13 – 15 phút)
2.1 Giới thiệu bài: (1 – 2 phút)
Qua việc các em làm bài thầy thấy các em về nhà
học bài Hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu
một dạng toán về hình học qua bài “Diện tích của
một hình”
GV yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài học
(Slide 3)
2.2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới:
Ví dụ 1: GV đưa hình tròn, hình chữ nhật (Slide
4; 5) Tô màu vào hình tròn và hình chữ nhật
- GV đưa hình chữ nhật vào trong hình tròn
? Em có nhận xét gì về vị trí nằm của hình chữ
- HS lấy bảng
- HS đọc và thực hiện yêu cầu
- HS nhận xét, chữa
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- Vài HS nhắc lại tên bài học
- HS quan sát
- HS quan sát
- Hình chữ nhật nằm hoàn toàn
21
nhật?
GV chốt: Hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong
hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn
diện tích hình tròn.
Ví dụ 2: GV đưa hình A và hình B giống SGK
(Slide 6; 7)
? Hình A gồm mấy hình vuông?
? Hình B gồm mấy hình vuông?
- GV cho hiệu ứng 1 hình vông đổi màu, sau đó
chạy đè nên các hình vuông còn lại.
? Các em có nhận xét gì về các hình vuông có
trong hình A và hình B?
? Vậy hình A và hình B có diện tích như thế nào?
GV chốt: Hình A gồm 5 ô vuông như nhau. Hình
B cũng gồm 5 ô vuông như thế. Ta nói: Diện tích
hình A bằng diện tích hình B.
Ví dụ 3: GV đưa hình P (Slide 8)
?Hình P gồm mấy ô vuông?
GV đưa hiệu ứng tô màu 4 ô vuông
GV đưa hiệu ứng tách hình P thành hai hình M
gồm 6 ô vuông và hình N gồm 4 ô vuông
? Em hãy so sánh diện tích hình P và tổng diện
tích của hai hình M và N?
GV chốt: Hình P gồm 10 ô vuông như nhau
được tách thành hình M gồm 6 ô vuông và hình
N gồm 4 ô vuông.
Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình
M và hình N
trong hình tròn
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Hình A gồm 5 hình vuông
- Hình B gồm 5 hình vuông
- HS quan sát
- Các hình vuông như nhau
(bằng nhau)
- Hình A và hình B có diện tích
bằng nhau
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Hình P gồm 10 ô vuông
- HS quan sát
- HS quan sát
Diện tích hình P bằng tổng diện
tích hình M và hình N
- HS lắng nghe
22
3. Hoạt động 3: Thực hành (15 – 17 phút)
* Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề
+ Yêu cầu HS thực hiện trên SGK
? Muốn so sánh diện tích các hình với nhau ta
làm thế nào?
GV chốt: Muốn so sánh diện tích các hình với
nhau ta thực hiện đặt hình này nằm trọn trong
hình kia.
* Bài 2: gọi HS đọc yêu cầu
(Slide 9)
? Em có nhận xét gì về các ô vuông trong hai
hình P và hình Q?
(GV trình chiếu cho một ô vuông đổi màu, sau đó
cho ô vuông này chạy đè lần lượt lên trên các ô
vuông còn lại cho HS quan sát để khẳng định các
ô vuông đó bằng nhau)
Yêu cầu HS làm vở
GV chốt: So sánh diện tích các hình bằng cách
đêm số ô vuông bằng nhau
* Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS thao tác trên đồ dùng
Chữa bài
? Để làm được bài tập 3 em làm như thế nào?
(Slide 10)
GV đưa hình A và hình B
(Thao tác cắt hình A thành hai phần theo chiều
dọc và ghép lại thành hình B, cắt hình B theo
đường chéo và ghép thành hình A)
+ HS đọc đề
+ HS thực hiện
+ HS trình bày miệng
+ HS trả lời
+ HS lắng nghe
+ HS đọc yêu cầu
+ Các ô vuông đều bằng nhau
+ HS quan sát
+ HS làm vở, chữa
- HS đọc yêu cầu
+ HS thao tác trên đồ dùng
+ HS trả lời (ghép hai hình tam
giác thành một hình vuông, )
- HS quan sát
23
Yêu cầu HS đếm số ô vuông có trong mỗi hình
hoặc số ô vuông và số hình tam giác có trong mỗi
hình
? Em hãy so sánh diện tích hình A và diện tích
hình B?
GV chốt: Cách so sánh diện tích các hình bằng
cách xếp ghép hình
4. Hoạt động 4. Củng cố - Dặn dò (3 -5 phút)
(Slide 11)
+ Nêu bài tập trắc nghiệm: yêu cầu HS thực hiện
trên bảng con
- Nhận xét giờ học
- HS đếm
- Hình A và hình B có diện tích
bằng nhau
- HS theo dõi, thực hiện
* Dự kiến sai lầm: HS so sánh sai diện tích các hình
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG:
I. Phần trắc nghiệm:
1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Bạn Phan đọc được 216 trang sách trong 9 ngày. Hỏi trong 7 ngày bạn Phan sẽ đọc
được bao nhiêu trang sách?
A. 220 trang B. 240 trang C. 168 trang D. 288 trang
2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Trong một buổi đồng diễn thể dục, khi xếp 864 thì được 8 hàng. Hỏi 7 hàng có bao
nhiêu người
A. 755 B. 756 C. 757 D. 758
24
3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Trong hình bên
Diện tích hình chữ nhật ABCD và Diện tích hình tam giác ECD là:
A. Diện tích hình tam giác ECD lớn hơn diện tích
hình chữ nhật ABCD.
B. Diện tích hình tam giác ECD bé hơn diện tích
hình chữ nhật ABCD.
C. Diện tích hình tam giác ECD bằng diện tích
hình chữ nhật ABCD
4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Diện tích hai hình bên là:(biết rằng mỗi ô vuông là như nhau)
A. Diện tích hình A bằng diện tích hình B
B.Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B
C. Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B
II. Phần tự luận
Bài 1. Trong vườn ươm, người ta đã ươm 2032 cây giống trên 4 lô đất, các lô đều có
số cây như nhau. Hỏi 2 lô đất có bao nhiêu cây giống?
25
A
B
D
C
E
Hình B
Hình A