Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.78 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì các nhu cầu của
con người được đáp ứng nhiều hơn, đầy đủ hơn. Cuộc sống của con người do đó
cũng tốt hơn, tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật lại
làm cho cuộc sống của con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe dọa
cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,
Đặc biệt khi kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời
thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động. Song song với
nó là vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một ra tăng. Điều này do
nhiểu nguyên nhân nhưng chủ yếu do vấn đề lao động còn chưa được chú ý nhiều
và các chế độ đảm bảo từ phía nhà nước và người sử dụng lao động còn chưa
hoạt động một cách có hiệu quả. Nhất là đối với các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam. Mà mục tiêu của chúng ra là tiến lên xã hội chủ nghĩa, một xã
hội đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người. Để đạt được mục tiêu này chúng
ta phải cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các vấn đề phúc lợi cho mọi
người.
Trước tình hình trên, em chọn đề tài "Tình hình tai nạn lao động ở nước
ta trong những năm gần đây" để nghiên cứu.
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Tai nạn lao động
Chương 2. Thực trạng về tình hình tai nạn lao động ở nước ra trong những
năm gần đây
Chương 3. Kiến nghị và đề xuất
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) "Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra
do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho
bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong
quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể


cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh
nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi
làm việc." [1]
Theo nguồn thông tin khác thì "Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong
quá trình lao động, công tác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công việc
được giao, là hậu quả của sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm có hại,
gây chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường
của một bộ phận nào đó của cơ thể người lao động." [9]
Khái niệm Tai nạn lao động được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau, tuy
nhiên có thể hiểu một cách khái quát nhất đó là Tai nạn lao động là tai nạn làm
tổn thương bất kỳ bộ phận cơ thể nào hoặc làm chết người do tác động đột ngột
của yếu tố bên ngoài trong quá trình lao động.
• Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động.
+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.
- Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách.
Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian
hợp lý.
2. Phân loại
Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:
2.1. Tai nạn lao động chết người
Là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn;
chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian
3
đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra,
2.2. Tai nạn lao động nặng
Là người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định
tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư liên tịch số: 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-
BYT-TLĐLĐVN.

2.3. Tai nạn lao động nhẹ
Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
3.1. Nguyên nhân chủ quan
Trước hết, đó là do chính các thiết bị không bảo đảm an toàn, hoặc do điều
kiện làm việc không tốt. Tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ thì điều
kiện thiết bị công nghệ lạc hậu. Trang, thiết bị an toàn thiếu hoặc không bảo đảm
yêu cầu. Đặc biệt, nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
nhưng chưa được kiểm tra, đăng ký sử dụng.
Tiếp đó là nhận thức của người sử dụng lao động không quan tâm tới công
tác an toàn và bảo hộ lao động. Thực tế, người sử dụng lao động, nhất là doanh
nghiệp tư nhân, trong đó có cả một số doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo lợi
nhuận nên các chi phí bị giảm tới mức tối đa, do vậy, công tác bảo hộ lao động bị
coi nhẹ. Mặc dù đã được cảnh báo về những nguy cơ gây tai nạn lao động nhưng
người sử dụng lao động vẫn làm ngơ, không thực hiện những giải pháp về an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nhận thức của chính người lao động về tầm
quan trọng của công tác an toàn chưa cao. Mặc dù biết mức độ nguy hiểm nhưng
nhiều người sử dụng các thiết bị vẫn không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.
Hiện nay, tất cả các thiết bị áp lực, từ các bình gas, bình chứa khí nén cho tới các
lò hơi hiện đại trong các nhà máy nhiệt điện đều đã có các tiêu chuẩn an toàn
trong tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng… nhưng người
sử dụng vẫn vi phạm các tiêu chuẩn an toàn này.
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động còn nhiều bất cập
so với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế.
4
3.2. Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân do thiết bị, do người sử dụng lao động, do
người lao động, thì phải kể đến các nguyên nhân như: thiên tai, hỏa hoạn và các
trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
4. Biện pháp khắc phục tai nạn lao động
Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy
sinh trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều
phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng:
4.1. Thiết bị che chắn
Thiết bị che chắn là thiết bị dùng để cách ly vùng nguy hiểm và người lao
động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người
lao động.
4.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
Thiết bị bảo hiểm là thiết bị dùng để ngăn chặn tác động xấu so sự cố của
quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất. Sự cố gây ra có thể
do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao
hoặc thấp quá, cường độ dòng điện quá cao, Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động
dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.
4.3. Tín hiệu, báo hiệu
Tín hiệu, báo hiệu dùng để: nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh,
không bị tác động xấu của sản xuất như: biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo
động, Hướng dẫn thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều
khiển cần trục, lùi xe ô tô, Nhận biết quy định về kỹ thuật và kĩ thuật an toàn
qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ: biển báo chỉ đường,
4.4. Khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động
và các loại phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau
5
để không bị tác động của các yếu tố sản xuất như: khoảng cách cho phép giữa
đường dây diện trần tới người, khoảng cách an toàn khí nổ mìn,
4.5. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa
Cơ cấu điều khiển có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt,
vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nằm gần

vùng nguy hiểm, dễ phân biệt, phù hợp với người lao động.
Phanh hãm nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương
tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động. Khóa liên động là khóa cơ cấu
nhằm tự động nhằm loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động khi người lao động
vi phạm trong quy trình vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới
được mở máy,
Điều khiển từ xa có tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm
đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc như điều khiển đóng mở hoặc
điều chỉnh các van trong công nghiệp hóa chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều
khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp xúc với phóng xạ,
4.6. Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số thiết bị, công việc
Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện
pháp dụng cụ, thiết bị an toàn chung không thích hợp cần thiết phải có thiết bị,
dụng cụ an toàn riêng biệt như: dụng cụ cầm tay trong công nghiệp phóng xạ,
công nghiệp hóa chất,
6.7. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ
nhưng có vai trò rất quan trọng (đặc biệt là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc
hậu). Thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không thể tiến hành sản xuất
được và có thể xảy ra nguy hiểm đối với người lao động. Ở nước ta trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ: điều kiện thiết bị
bảo đảm an toàn đang còn thiếu.
4.8. Phòng cháy, chữa cháy
Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, tính
mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an
6
toàn xã hội.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Tình hình chung

Tai nạn lao động tại Việt Nam đang ngày càng nổi lên như một thách thức,
với tính chất nghiêm trọng về số thương tật, tử vong, ảnh hưởng tiêu cực tới sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp,
mỗi năm có khoảng 5000 vụ tai nạn lao động khiến từ 500 đến 600 người chết.
Những ngành, nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm vẫn
là lao động giản đơn trong khai thác khoáng sản, xây dựng, hóa chất Trong đó,
lĩnh vực khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ
lệ cao, khoảng 18 - 20% tổng số vụ tai nạn lao động. Ở ngành xây dựng, tai nạn
và bệnh nghề nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong các năm gần đây. Các
trường hợp xảy ra tai nạn nhiều là ngã trên cao xuống, sập đổ công trình, vật đè,
điện giật Còn trong ngành hóa chất, chỉ riêng Tập đoàn hóa chất trong 5 năm
gần đây xảy ra 157 vụ tai nạn lao động. Tình trạng nhiễm độc, ngộ độc do hóa
chất hiện nay ở mức báo động. Tình trạng ngộ độc, nhiễm độc ở các cơ sở sản
xuất có sử dụng hóa chất như sản xuất dẻo, in bao bì, giày, da và nhiễm độc hóa
chất qua thức ăn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi, có nhiều vụ rất nghiêm trọng.
[5]
2. Thực trạng về tình hình tai nạn lao động ở nước ta những năm gần đây
2.1. Thực trạng năm 2011
Bảng 1: Tỷ lệ người chết vì tai nạn lao động ở Việt Nam năm 2010 - 2011
7
Năm 2010 Năm 2011
Tổng vụ tai nạn lao động 6250 5125
Vụ tai nạn gây chết người 507 554
Số người chết 550 601
Nguồn: Báo mới - Kinh tế, 2011
Theo số liệu thống kê, năm 2011, tỉ lệ người chết vì tai nạn lao động ở Việt
Nam gia tăng đáng kể. Trên toàn quốc đã xảy ra 5125 vụ tai nạn lao động làm
5307 người bị nạn. Mặc dù số vụ tai nạn giảm 18% so với năm 2010 (6250 vụ)
nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết lại tăng 9,27%. Năm 2011 có 554 vụ

gây chết người và có tổng cộng 601 người chết; năm 2010 có 507 vụ gây chết
người, và có tổng cộng 550 người chết. Đây là chưa kể những vụ tai nạn doanh
nghiệp gây ra cho những người dân mà nguyên nhân là do doanh nghiệp cẩu thả
trong sản xuất và thiết kế, xây dựng công trình. Việc trang bị các thiết bị cứu trợ
an toàn lao động chưa được các doanh nghiệp trong nước chú trọng, đặc biệt là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất coi nhẹ vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp
biện minh mỗi khi xảy ra tai nạn lao động là do doanh nghiệp không có đủ kinh
phí để đầu tư, trang bị máy móc hiện đại để bảo vệ an toàn cho nhân viên.[7]
Nhưng thực tế cho thấy cái thiếu này không nằm ở khía cạnh tài chính mà
nằm ở suy nghĩ của các nhà quản lý các cấp. Có nhiều doanh nghiệp thường cắt
giảm các khoản chi phí, trong đó có việc giảm chi phí trang bị bảo hộ lao động cá
nhân, các dụng cụ bảo hiểm cần thiết cho người lao động, khiến việc thực hiện
các quy định về an toàn vệ sinh lao động không được đảm bảo và là nguyên nhân
chính trong việc gây ra các vụ tai nạn lao động.
2.2. Thực trạng năm 2012
8
Trong năm 2012 cả nước xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người
chết; chi phí do tai nạn lao động là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng,
tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là gần 86 nghìn ngày. So với năm 2011,
năm 2012 số vụ tai nạn lao động có xu hướng tăng đáng kể. 10 địa phương để
xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, làm chết nhiều người nhất đó là: TP.HCM,
Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
An, Đà Nẵng và Bình Thuận. Những ngành, nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao
động nghiêm trọng trong năm 2012 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ,
xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị.Trong
năm 2012, cả nước đã xảy ra 1.906 vụ cháy, làm chết 73 người, bị thương 136
người, thiệt hại về tài sản ước tính 1.114 tỷ đồng và 652 hec ta rừng. Đã xảy ra 29
vụ nổ làm chết 11 người, bị thương 50 người, gây thiệt hại 307 tỷ đồng. Những
nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này là do chủ quan của cả chủ sử dụng lao
động, người lao động lẫn cơ quan nhà nước.[6]

Việc xây dựng tốt công tác bảo hộ lao động là rất cần thiết trong xu thế hội
nhập hiện nay. Đặc biệt, cần chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền
nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc, coi đây là bước đột phá nhằm
đưa chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ đến
với đông đảo các tầng lớp công nhân lao động.
2.3. Thực trạng năm 2013
Bảng 2: Tỷ lệ tai nạn lao động và cháy nổ giai đoạn 2012 - 2013
Năm 2012 Năm 2013
Tổng số vụ tai nạn lao động 6777 6600
Số người chết 606 626
9
Thiệt hại vật chất (tỉ đồng) 11 71,85
Tổng số vụ cháy nổ 1935 2700
Số người chết 84 101
Số người bị thương 186 205
Thiệt hại về tài sản (tỉ đồng) 1421 1700
Nguồn: Báo Lao động - Công đoàn, 2013
Tai nạn lao động thực sự là thảm họa giáng xuống nhiều gia đình công
nhân. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành, năm 2013, cả nước xảy ra 6.600 vụ tai nạn
lao động, làm 6.887 người bị nạn; trong đó có 626 người chết và 1.500 người bị
thương nặng; tổng thiệt hại về vật chất 71,85 tỉ đồng. Riêng cháy nổ, trên toàn
quốc xảy ra 2.700 vụ, tăng hơn 700 vụ so với năm 2012; làm chết 101 người, bị
thương 205 người; thiệt hại về tài sản ước tính giá trị 1.700 tỉ đồng. Tuy nhiên,
trên thực tế, số vụ tai nạn lao động và số người chết có thể còn lớn hơn nhiều.
Hiện mới chỉ có 5% số doanh nghiệp hằng năm báo cáo về số vụ tai nạn lao động
xảy ra, nên kết quả thống kê xa rời thực tế. Công tác truyền thông về bảo hộ lao
động cũng còn quá hạn chế.[3]
Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu của phần lớn các vụ tai nạn lao động là
do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an

toàn; không huấn luyện, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động
cũng có nhiều vi phạm về quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra, công tác thanh
tra, kiểm tra, xử lý các vụ tai nạn lao động nghiên trọng, chết người còn chậm
nên hiệu quả ngăn ngừa chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức trách nhiệm
của người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ. Lao động trong các
10
ngành có nguy cơ cao như khai thác mỏ, xây dựng thường có hợp đồng ngắn hạn,
thời vụ, xuất thân từ nông thôn thiếu kỹ năng làm việc và kỷ luật lao động thấp.
11
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Để giảm thiểu tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, tiết kiệm
thời gian và chi phí điều trị do tai nạn lao động, tránh những rủi ro bất hạnh
không đáng có cho người lao động, cần triển khai đồng bộ các biện pháp như:
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động
nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và người
lao động để mọi người có ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn.
Các cơ quan, ban ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công
tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế. Trong đó, đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt- sửa chữa- sử dụng điện, khai
thác đá và sử dụng vật liệu công nghiệp, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động.
Đối với doanh nghiệp, phải lấy biện pháp phòng ngừa là chính, tăng cường
công tác tự kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những nguy cơ mất an toàn
lao động, đồng thời tổ chức tốt công tác bảo hộ lao động, đầu tư cải thiện điều
kiện làm việc của người lao động. Hằng năm, các cơ quan, doanh nghiệp phải
nghiêm túc tổ chức huấn luyện công tác an toàn - vệ sinh lao động, tăng cường
tuyên truyền, giáo dục người lao động tự giác chấp hành các quy định về bảo hộ
lao động. Đặc biệt, đối với những lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm,

độc hại hoặc tiếp xúc với đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
lao động cần phải thường xuyên tập huấn và nhắc nhở thực hiện quy định của
Luật Bảo hộ lao động.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng, quy trình an toàn
lao động, vệ sinh lao động cho chủ cơ sở sử dụng lao động cũng như đối với
người lao động.
Cơ quan sử dụng người lao động phải thực hiện nghiêm túc Bộ luật Lao
động, thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe công
12
nhân, chế độ bảo hộ lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Trang bị, phòng
hộ, bảo hộ lao động đầy đủ. Tu sửa kịp thời thiết bị máy móc, nhà xưởng đã cũ
kỹ, xuống cấp.
Hằng năm cần thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao
động theo Bộ luật Lao động để phân loại sức khỏe, bố trí công việc phù hợp với
tình trạng sức khỏe của từng người.

13
KẾT LUẬN
Tiểu luận "Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần
đây" đã hoàn thành và đạt được những vấn đề sau:
• Trong những năm gần đây, tai nạn lao động đang là một vấn đề thời sự trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Tình hình tai nạn lao động có xu hướng
ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Từ thực trạng tai nạn lao động qua các năm gần đây thấy được công tác
quản lý của các cơ quan, ban ngành chức năng còn yếu kém.
• Qua đó đưa ra các kiến nghị để giảm thiểu tai nạn lao động thông qua biện
pháp sau:
+ Tuyên truyền về an toàn - vệ sinh lao động để mọi người có ý thức
phòng ngừa tai nạn lao động
+ Cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ công tác thực hiện an toàn lao động

của các doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp cần phải phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và khắc phục an
toàn lao động
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động cho doanh nghiệp và
người lao động
+ Doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ chế độ cho người lao động
+ Hằng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để
hoàn thành được tiểu luận với đề tài “Tình hình tai nạn lao động ở nước ta
trong những năm gần đây”, bên cạnh sự nổ lực của bản thân đã vận dụng
những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông
tin số liệu có liên quan đến đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của các thầy cô cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình,
bạn bè trong những lúc em gặp khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Kim Tú đã tận tâm hướng dẫn chúng
em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh
vực của môn học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em
nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em
xin chân thành cảm ơn cô.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu
đi vào thực tế, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thu Huyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo, Thuật ngữ lao động và xã hội. Được lấy về từ:

https://sites. google.com/site/thuatngulaodongxahoi/atvsldh
2. Tài liệu tham khảo, Bảo hộ lao động. Được lấy về từ: ipedia
.org /wiki/B%E1%BA%A3o_h%E1%BB%99_lao_%C4%91%E1%BB%99ng
3. Tài liệu tham khảo (2014), Văn hóa an toàn để ngăn ngừa tai nạn lao
động. Được lấy về từ: />ngan-ngua-tai-nan-lao-dong-188199.bld
4. ThS.Trần Văn Đại (2014), Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao
động, phòng ngừa tai nạn lao động vè bệnh nghề nghiệp. Được lấy về từ:
/>88de-f944738b43f7&id=88d1b4f9-055b40b4a23b6b78c90a30a3&sKeyOrgValue
=565E3FD2-3D8F-4A8E-88DE-F944738B43F7
5. Thu Hằng (2013), Báo động tai nạn lao động. Được lấy về từ:
/>6. Tài liệu tham khảo (2013), Nâng cao nhận thức văn hóa an toàn lao
động. Được lấy về từ: />7. Thanh Loan (2011), Văn hóa an toàn lao động: Bao giờ có trong doanh
nghiệp Việt?. Được lấy về từ: />dong-Bao-gio-co-trong-doanh-nghiep-Viet/47/5974417.epi
8. TS.Lý Ngọc Minh (2011), Tai nạn lao động, nguyên nhân từ đâu? Được
lấy về từ: />2011110 2200210403.htm
9. PGS.TS.Trịnh Khắc Thẩm (2007), Giáo trình Bảo hộ lao động, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

×