Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của hệ thống ngân hang thương mại hiện nay.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.08 KB, 9 trang )

Hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của hệ thống ngân hang
thương mại hiện nay.
1. Nguồn vốn cho hoạt động tín dụng
Nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hang thường rất đa dạng và phong phú,
nhưn g tập trung chủ yếu ở các nguồn sau:
- Nguồn vốn tự có: bao gồm
+ Vốn điều lệ: đây là nguồn vốn ban đầu do NN hoặc do các thành viên , cổ đông
đóng góp.
+ vốn coi như tự có: bao gồm lợi nhuận chưa chia, các khoản phải trả phải nộp
chưa đến hạn.
+ Vốn dự trữ: được hình thành từ lợi nhuận ngân hàng, được trích lập thành
nhiều quỹ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là quỹ dự phòng được trích lập
theo quy định của NHNN
- Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động tín dụng của
ngân hàng, tỉ trọng của nguồn vốn này luôn là lớn nhất. Nguồn vốn này được huy động
quy nhiều hình thức khác nhau:
1. Tiền gửi không kì hạn của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế: các khoản tiền gửi này
không nhằm mục đích lấy lãi, chủ yếu phục vụ mục đích thanh toán
2. Tiền gửi kì hạn của tổ chức: tiền gửi kì hạn không được rút trước, nếu rút trước sẽ
phải chịu lãi suất không kì hạn.
3. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: bao gồm 2 loại: tiết kiệm kì hạn và tiết kiệm không kì
hạn.
4. Phát hành trái phiếu, kì phiếu
- Nguồn vốn vay
Nguồn vốn vay đóng vai trò quan trọng và chủ yếu khi các ngân hàng gặp khó
khăn về thanh khoản trong ngắn hạn bao gồm: vay tái cấp vốn từ NHNN, vay trên thi
trường liên ngân hàng, phát hành CDs…
2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
- Không kì hạn
- Kì hạn ngắn ( < 1 năm)


- Kì hạn trung và dài
3 Nguyên tắc lãi suất
- lãi suất kì hạn ngắn < lãi suất kì hạn dài
- Lãi suất tiền gửi của tổ chức < lãi suất tiền gửi của dân cư
- Lãi suất tiền gửi tiết kiêm là cao nhất
Các nguyên tắc lãi suất trong huy động nói trên giúp ta định hình về đường cong
lãi suất.
4 Thực trạng hiện nay tại Việt Nam
Hiện nay tai Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn,
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại đang gặp phải một số vấn đề
Thứ nhất, trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận sự lớn mạnh của hoạt động tín
dụng ngân hàng. Để có sự tăng trưởng đó, hoạt động huy động vốn trong các năm qua đã
có nhiều bước tiến mạnh mẽ với tổng lượng tiền gửi gia tăng mạnh qua các năm( ở mức
bình quân 25%/năm). Tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn vốn của hệ thống NHTM thời gian
qua nảy sinh nhiều vấn đề. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đồng nội tệ trượt giá nhanh
chóng, các cá nhân và tổ chức đều không còn mặn mà nhiều với tiền gửi kì hạn dài. Chưa
có thống kê chính thức từ hệ thống NHTM nhưng có thể khẳng định tỉ trọng vốn ngắn hạn
đang chiếm phần lớn lượng vốn huy động được của hệ thống. Một cơ cấu vốn bất hợp lý
tiềm ẩn rủi ro kì hạn cho hệ thống một khi các ngân hàng đem vốn ngắn hạn đi cho vay
trung dài hạn thì khả năng mất thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo quy đinh
của NHNN, các NHTM không được sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn,
tuy nhiên với 1 cơ cấu vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn như vậy, các ngân hàng đã tìm
cách lách luật thông qua các hợp đồng tiền gửi với danh nghĩa 12-24 tháng, song khách
hàng được phép rút trước hạn và nhận lãi theo thời gian thực gửi. Đây rõ ràng là một thủ
thuật biến các khoản huy động kì hạn ngắn hoặc không kì hạn thành kì hạn dài. Ngay sau
đó, NHNN giải quyết tình trạng trên bằng cách quy định các khoản tiền gửi rút trước hạn
phải chịu lãi suất không kì hạn, ngay lập tức các NHTM nâng lãi suất tiền gửi không kì hạn
lên cao, từ mức chỉ 2-3% lên đến 9-12%, thậm chí gần chạm đỉnh trần lãi suất huy động
14% mà NHNN công bố. Hàng loạt các động thái của ngân hàng cho thấy họ vẫn đang huy
động vốn bằng mọi cách, mà đương nhiên huy động là để đem cho vay, với 1 cơ cấu vốn

bất hợp lý như vậy thì tất nhiên rủi ro kì hạn là không hề nhỏ.
Vấn đề thứ 2 cần phải xem xét là lãi suất huy động. Từ năm 2010 đến nay chúng ta đã
chứng kiến 1 cuộc đua lãi suất thực sự trên toàn hệ thống. Lãi suất huy động lần lượt phá
các mức kỉ lục chỉ trong thời gian ngắn. Từ thời điểm giữa năm 2010, để thực hiện mục
tiêu giảm lãi suất huy động, VNBA đã đồng thuận duy trì trần lãi suất huy động ở mức
12%, nhưng chẳng bao lâu sau đó trần lãi suất huy động này đã bị các ngân hàng thành
viên phá vỡ. Đến năm 2011, khi trần lãi suất huy động đã được luật hóa ở mức 14%,
NHNN đã cử nhiều thanh tra kiểm tra lãi suất huy động tại các ngan hàng. Đương nhiên 1
biện pháp hành chính không thể có tác dụng lâu dài. Ngược lại nó đnag là đường cong lãi
suất ở NHTM biến dạng. Không những lãi suất huy động bị kéo thẳng ở mức 14% ở tất cả
các kì hạn, ở một số NH còn xảy ra tình trạng đường cong lãi suất ngược, khi lãi suất kì
hạn dài thấp hơn kì hạn ngắn. rõ ràng việc làm này chỉ đnag khuyến khích người gửi gửi
tiền ở các kì hạn ngắn nhiều hơn, càng làm trầm trọng thêm mất cân đối cơ cấu vốn của
NH. Hiện nay trên toàn hệ thống ,việc vượt trần lãi suất đã trở nên quá phổ biến. Khách
hàng có thể mặc cả lãi suất lên đến 17-18% cho các khoản tiền gửi của mình. Cuộc đua lãi
suất này có nguyên nhân từ đâu? Trước hết phải nói đến chính sách thắt chặt tiền tệ để
ổn định kinh tế vĩ mô của NHNN. Đương nhiên lãi suất tăng là hệ quả tất yếu của những
chính sách này, bởi cũng qua đó sẽ làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Song cuộc đua lãi
suất hiện nay còn là hệ quả của bất cập hệ thống. Tiềm lực tài chính của các ngân hàng
hiện nay quá chênh lệch. Một thị trường nhỏ như VN mà tồn tại trên dưới 50 ngân hàng.
Có NH thuộc hạng đại gia, thanh khoản luôn dồi dào nhưng cũng có ngân hàng với số vốn
nhỏ bé và thanh khoản luôn căng như dây đàn. Các ngân hàng này chính là người khơi
mào cho cuộc đua lãi suất, buộc các ngan hàng lớn phải chạy theo để giữ khách. Huy
động vốn bằng mọi cách đã dẫn đến hệ quả là lãi suất huy động ngày càng cao, và đương
nhiên hệ quả sau đó là chi phí vốn của người đi vay sẽ không thể thấp.
Vấn đề thứ 3 về huy động vốn của NHTM hiện nay là các kênh huy động. Hoạt động
huy động vốn từ dân cư và tổ chức đã được trình bày ở trên. Kênh huy động được đề cập
đến tiếp theo là đi vay NHNN và liên ngân hàng. Đây vốn là những kênh huy động nhằm
mục tiêu chủ yếu là giải quyết thanh khoản cho ngân hàng, nhưng trong bối cảnh tìm vốn
bằng mọi cách thì vấn đề đã khác đi. Doanh số trên TT liên ngân hàng trong 1 tuần

thường ở mức trên dưới100 ngàn tỉ đồng. hiện nay lãi suất liên ngân hàng đang ở mức
khá ổn đinh sau hàng loạt biện pháp của NHNN nhưng quý 1 năm 2011 đã ghi nhận mức
lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dâng cao kỉ lục. Có thời điểm lãi suất liên ngân
hàng nhảy lên đến 22-23%, chi phí vốn trên thị trường 2 quá đắt đỏ gây khó khăn cho
nhiều ngân hàng và đây không thể là kênh tìm vốn hiệu quả được nữa. Đương nhiên trên
thị trường liên ngân hàng, người có tiền cho vay là các ngân hàng lớn, với thanh khoản
dồi dào và người đi vay là các ngân hàng nhỏ. Chúng ta sẽ tìm hiểu 1 cách thức giúp các
ngân hàng lớn của VN có thể kiếm tiền trên TT liên ngân hàng như thế nào.
Cách kiếm tiền trên TT liên ngân hàng của NH lớn, đương nhiên 1 phần do sức mạnh
nội tại của các ngân hàng này. Với mạng lưới rộng lớn, quan hệ với khách hàng lớn, các
NH này luôn dồi dào tiềm lực tài chính. Tuy nhiên cơ chế tái cấp vốn tái chiết khấu của
NHNN đã đóng góp không nhỏ cho lợi nhuận của các NH này trên TT liên ngân hàng. Về
mặt lý thuyết, NHNN chỉ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, nhưng ở VN thì ngược
lại. Lãi suất vay tái cấp vốn hiện nay đã nâng lên 13%, nhưng trước đây 2 loại ls này trong
nhiều năm luôn duy trì ở mức thấp( năm 2010 là 9% và 7%). Muốn vay tái cấp vốn hay tái
chiết khấu thì phải có giấy tờ có giá hoặc HĐTD. Mà những thứ này thì chỉ có NHTM lớn,
mà cụ thể ở đây là các ngân hàng quốc doanh mới có. Giả sử 1 NHTM mua TPCP với mức
lãi suất là 11,5%, sau đó mang đi chiết khấu với NHNN ở mức 7%, sau đó đem tiền vay
được cho vay trên TT liên ngân hàng với lãi suất 22%, như vậy có thể thấy lợi nhuận
khổng lồ mà hoạt động này đem lại. đó chính là lý do khi thời gian qua đã có ý kiến cho
rằng các NHTM lớn của VN đang kiếm tiền trên lưng các NH nhỏ. Và tất nhiên NHNN cũng
đã đóng góp không nhỏ cho sự bất công bằng này.
2 Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam được coi là hoạt động chủ đạo ,
đem laị nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, thậm chí tại 1 số ngân hàng chiếm
tới 80% doanh thu.
1 Các hình thức cho vay
Có 6 hình thức cho vay cơ bản bao gồm
- Tín dụng ứng trước: bao gồm cho vay có bảo đảm và cho vay dựa vào uy tín
- Tín dụng hạn mức( thấu chi)

- Chiết khấu thương phiếu
- Bao thanh toán
- Tín dụng thuê mua
- Tín dụng bằng chữ kí
- Tín dụng tiêu dùng
2 Quy trình tín dụng
- Hình thành khoản vay : đây là giai đoạn tiếp xúc giữa cán bộ tín dụng và người cần vay
vốn, có thể cá nhân hoặc tổ chức. Cán bộ tín dụng sẽ bắt đầu quá trình tìm hiểu thông
tin về đối tượng muốn vay.
- Xử lý yêu cầu vay vốn: cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu về mục đích khoản vay, điều kiện
vay, kế hoạch sử dụng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Sau đó sẽ đưa ra
quyết định cho vay hay không.
- Ra quyết định cho vay
- Cấu trúc khoản vay, kí kết: cấu trúc 1 khoản vay bao gồm lãi suất, thời hạn, lịch hoàn
trả, sự bảo đảm, người bảo lãnh, điều kiện và kiểm soát. Sau khi thống nhất các yếu tố
này sẽ kí kết hợp đồng vay vốn.
- Kiểm soát khoản vay: sau khi kí kết, trong tiến trình cấp vốn cho đối tác, ngân hàng có
trách nhiệm giám sát các khoản vay này để đảm bảo khả năng trả lãi và gốc của khách
hàng. Với các khoản vay lớn. cán bộ tín dụng phải đến tận cơ sở để xem xét kiểm tra
tình hình tài chính. Hoạt động, chất lượng và giá trị của các tài sản thế chấp.
- Xử lý các khoản vay có vấn đề: với các khoản vay có vấn đề, ngân hàng thường tìm
cách chỉnh sửa thông qua đàm phán với con nợ để sửa chữa khoản vay. Giải quyết tài
sản thế chấp chỉ là bước đi cuối cùng.
3 Nguyên tắc lãi suất tín dụng
- Lãi suất cho vay ngắn hạn < lãi suất cho vay dài hạn
- Lãi suất cho vay sản xuất < lãi suất cho vay phi sản xuất
- Lãi suất đến hạn < lãi suất quá hạn
- Lãi suất cho vay ưu đãi là nhỏ nhất
4 Quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động then chốt của ngân hàng, nó quyết định đến sự

tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Hiện nay các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt
động tín dụng được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý và trong các quy định của
từng ngân hàng, chúng tôi chỉ xin giới thiệu 1 vài quy định quan trọng đang được áp dụng
hiện nay:
1. Đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu > 3000 tỉ đồng và hệ số CAR >= 9%
Công thức tính hệ số đủ vốn CAR :
2. Không sử dụng quá 80% số vốn huy động được để cho vay
3. Không sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
4. Nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro ( ban hành quyết định 493 và quyết định 18)
Theo điều 6 quyết định 493 và QĐ 18, nợ quá hạn của ngân hàng được chia làm
5 nhóm:
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tỉ lệ trích lập 0%
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại

×