Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận kế toán quốc tế Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.68 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2
Phần thứ nhất........................................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ............................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................................................3
1.2. Sơ lược về chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS )...........................................................3
1.3. Mục đích của IFRS............................................................................................................................7
1.4. Áp dụng IFRS....................................................................................................................................8
Phần thứ hai...........................................................................................................................................9
IFRS 5: TÀI SẢN DÀI HẠN GIỮ ĐỂ BÁN VÀ HOẠT ĐỘNG KHÔNG LIÊN TỤC..............................................9
2.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS 5): “Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không
liên tục”..................................................................................................................................................9
2.1.1. Mục tiêu của chuẩn mực IFRS 5....................................................................................................9
2.1.2. Nội dung chính.............................................................................................................................9
2.2. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết về việc trình bày báo..............................................12
2.3. Việt Nam có nên áp dụng chuẩn mực IFRS 5 khơng?.....................................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc áp
dụng IFRS khơng chỉ gói gọn vào các cơng ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt
Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các cơng ty Việt Nam;
Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp. Các công
ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ doanh nghiệp có
cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặt biệt là trong các trường hợp mua
bán, sát nhập, có thêm cổ đơng mới v.v
Chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến 2005 theo ngun tắc vận dụng có
chọn lọc thơng lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của


doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều
chuẩn mực vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Dựa trên cơ sở đó bài tiểu luận này sẽ đi trình bày chuẩn mực IFRS 5 “ Tài sản
dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục”.

2


Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI

CHÍNH

QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Chuẩn mực kế toán: gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính (Điều 8, Luật Kế tốn năm 2003 do Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 17/6/2003).
- Chuẩn mực kế tốn Việt Nam (viết tắt là VAS): Tại Việt Nam bắt đầu từ năm
2001, Bộ Tài chính là cơ quan ban hành Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao
gồm các chuẩn mực kế toán. Cho đến thời điểm này Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam đã ban hành được 26 Chuẩn mực. Chuẩn mực kế tóan Việt Nam được ban hành
dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế
tại Việt Nam.
- Chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt là IAS/IFRS): là một Hệ thống chuẩn mực
kế tốn quốc tế gồm Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASB)- tiền thân
là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASC) ban hành.

1.2. Sơ lược về chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS )

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS) là điều kiện để đảm bảo các
doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách
thống nhất trong cơng tác lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện
chất lượng thơng tin kế tốn và do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành để
thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới.
Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực quốc tế phát hành. Trong thời
kỳ này các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Từ
năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế tốn quốc tế mơ tả các ngun tắc kế tốn với tên
gọi mới là Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, mặc dù các chuẩn mực kế tốn
quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận.

3


Năm 2005, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới về cách quản lý kinh doanh
toàn cầu và hoàn thành sự nỗ lực trong 30 năm bằng việc ban hành các nguyên tắc lập
báo cáo tài chính cho thị trường vốn trên thế giới. Cũng trong năm này, rất nhiều quốc
gia đã chính thức áp dụng hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính được xây dựng
phù hợp với quốc gia mình và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005, như Úc, Hồng Kông, các
nước Châu Âu…
Hầu hết các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) của các quốc
gia đã bị giảm tầm quan trọng hoặc đang dần dần được thay thế bởi IFRS. Cụ thể,
Canada thông báo GAAP (mà tương tự như GAAP của Mỹ) sẽ thay thế bằng IFRS vào
năm 2011. Ngoại trừ GAAP của Mỹ được coi như là sức ép cạnh tranh trong chuẩn
mực kế toán và trong tương lai cần thiết có sự hợp nhất giữa GAAP của Mỹ và IFRS.
IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích
lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ
thống lập báo cáo tài chính. Phương thức lập báo cáo tài chính được mơ tả là tập trung
vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin
đến thị trường vốn. Cơ quan nhà nước vẫn sử dụng báo cáo tài chính như là hoạt động

kinh tế, tuy nhiên báo cáo tài chính này được lập cho mục đích của nhà đầu tư.
IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể,
báo cáo tài chính cung cấp thơng tin tồn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư
có nhiều thơng tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định
kinh tế. báo cáo tài chính được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác
biệt trong chuẩn mực kế tốn, các thơng tin trên báo cáo tài chính có tính so sánh qua
đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thơng tin kế tốn, giảm sự
khác biệt khác biệt quốc tế trong chuẩn mực kế tốn. Ngồi ra, chất lượng thơng tin
cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.
Đặc điểm cơ bản của IFRS thông qua các chuẩn mực đó là nguyên tắc giá trị
hợp lý được đề cập nhiều hơn. Đáng chú ý đó là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các
chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3. Danh sách các chuẩn mực sử dụng
giá trị hợp lý sẽ nhiều thêm qua thời gian. Chuẩn mực lập báo cáo tài chính hiện tại
(IAS và IFRS) bao gồm:

4


IAS 1: Trình bày BTCT
IAS 2: Hàng tồn kho
IAS 7: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
IAS 8: Chính sách kế tốn, sự thay đổi trong ước tính kế tốn và sai sót
IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngày thành lập Bảng cân đối kế toán
IAS 11: Hợp đồng Xây dựng
IAS 12: Thuế Thu nhập doanh nghiệp
IAS 14: Báo cáo thơng tin tài chính theo bộ phận
IAS 16: Tài sản, nhà cửa và thiết bị
IAS 17: Kế toán về thuê tài sản
IAS 18: Doanh thu
IAS 19: Lợi ích người lao động

IAS 20: Kế toán đối với nguồn tài trợ và trình bày sự hỗ trợ của chính phủ
IAS 21: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
IAS 23: Chi phí đi vay
IAS 24: Trình bày các bên liên quan
IAS 26: Kế tốn và báo cáo lợi ích hưu trí
IAS 27: báo cáo tài chính hợp nhất và riêng biệt
IAS 29: Lập báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát
IAS 31: Lập báo cáo tài chính về lợi ích của liên doanh
IAS 32: Cơng cụ tài chính: Trình bày
IAS 33: Lãi trên cổ phiếu
IAS 34: Lập báo cáo tài chính tạm thời
IAS 36: Giảm giá trị tài sản
IAS 37: Dự phịng, cơng nợ và tài sản ngẫu nhiên
IAS 38: Tài sản cố định vơ hình
IAS 39: Cơng cụ tài chính: ghi nhận và đo lường
IAS 40: Tài sản đầu tư
IAS 41: Nông nghiệp
IFRS 1: Áp dụng lần đầu IFRS
IFRS 2: Thông tin dựa trên cổ phiếu
5


IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh
IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm
IFRS 5: Tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn
IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài sản ngun khống sản
IFRS 7: Cơng cụ tài chính: Trình bày
IFRS 8: Bộ phận kinh doanh
IFRS 9: Cơng cụ tài chính
IFRS 10: Báo cáo tài chính hợp nhất

IFRS 11: Thỏa thuận liên doanh
IFRS 12: Disclosure of Interests in Other Entities
IFRS 13: Đo lường theo giá trị hợp lý
Theo kế hoạch của IASB, trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn
đề liên quan đến IFRS. Vấn đề lập báo cáo (hiện được đổi tên là trình bày báo cáo tài
chính) là cơng việc ưu tiên phải làm. Đầu tiên là giải quyết những gì những gì được
trình bày trên báo cáo tài chính, dẫn đến việc sửa đổi dự án ghi nhận doanh thu thông
qua việc phân tích tài sản, nợ phải trả thay vì phương pháp hiện nay tập trung vào các
nghiệp vụ đã hoàn thành và doanh thu đã thu được tiền. Phương pháp này có ảnh
hưởng lớn về thời gian ghi nhận lợi nhuận, do đó dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo
các giai đoạn thơng qua chu trình nghiệp vụ. IASB cũng tiếp tục xem xét lại chuẩn
mực hợp nhất kinh doanh, cũng như nỗ lực hợp nhất giữa IFRS và GAAP của Mỹ…
Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách
thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên báo cáo tài chính.
IFRS được chấp nhận như chuẩn mực chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các cơng ty
tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ
tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thơng tin cung
cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu
quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thơng qua việc áp dụng IFRS
sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khốn bằng việc đảm bảo báo cáo tài chính minh
bạch hơn. báo cáo tài chính được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện
và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng báo cáo tài chính.

6


1.3. Mục đích của IFRS
Mục đích của IFRS khơng nằm ngồi việc duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo tài
chính trên tất cả các yếu tố định tính (chất lượng của BCTC) theo IAS 1
- Tính phù hợp (Relevance)

- Trình bày trung thực (Faithful Presentation)
- Tính có thể so sánh được (Comparability)
- Tính có thể xác minh (Verifability)
- Tính kịp thời (Timeliness)
- Tính dễ hiểu (Understandability)
Hiểu một cách đơn giản các chuẩn mực IFRS có mục đích là:
-Tăng cường sự minh bạch và thống nhất
-Hỗ trợ và bảo vệ các bên có lợi ích liên quan (người đọc, sử dụng báo cáo tài
chính)
Một cách rõ ràng hơn IFRS có mục đích là:
Sửa đổi bổ sung các chuẩn mực theo hướng thích nghi với tình hình mới đặc
biệt là cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra và kéo theo các hệ lụy và thay đổi chưa từng
có (VD các chứng khoán phái sinh đầy rủi ro)
Ngăn ngừa giảm thiểu các thủ thuật làm đẹp tình hình tài chính ngày càng tinh
vi (Fraud, Account manipulation, Creative accounting, Window dressing, Earning
management)
Giúp đơn giản hóa, đồng bộ hóa về các khái niệm, hướng dẫn xử lý
(Accounting mismatch - các IFRS or SIC lại xung đột với nhau)
Tuy nhiên, trong tình hình thị trường ngày càng biến động với các giao dịch phức
tạp, địi hỏi tính xét đốn nghề nghiệp cao và nhiều nghiệp vụ còn ẩn chứa nhiều rủi ro
hoặc còn tranh luận về hướng xử lý. Do đó vẫn cần nhiêu thời gian công sức của các
chuyên gia cũng như người thực hiện để hoàn thành bộ chuẩn mực IFRS.

7


1.4. Áp dụng IFRS
Kế tốn được coi là ngơn ngữ của kinh doanh (Warrant Buffet). Các doanh
nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia đang phát triển ngày càng rộng khắp và đóng góp vào
sự hội nhập và phát triển của kinh tế toàn cầu. Việc ra được của IFRS giúp đưa ra bộ

chuẩn mực thống nhất về lập báo cáo tài chính trên tồn cầu. Điều đó khơng chỉ giúp
cho sự minh bạch, thống nhất trong trình bày báo cáo của cơng ty mà cịn góp phần
vào q trình tồn cầu hóa, sự ổn định và phát triển của kinh tế, tài chính tồn cầu.

8


Phần thứ hai
IFRS 5: TÀI SẢN DÀI HẠN GIỮ ĐỂ BÁN VÀ HOẠT ĐỘNG
KHÔNG LIÊN TỤC
2.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS 5): “Tài sản dài hạn giữ để
bán và hoạt động không liên tục”.
2.1.1. Mục tiêu của chuẩn mực IFRS 5
Quy định về kế toán các tài sản dài hạn nắm giữ để bán và việc trình bày về
hoạt động khơng liên tục
Đặc biệt, IFRS 5 yêu cầu:
+ Tài sản đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là giữ để bán được được đo lường
theo giá trị nào thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán thanh lý;
và ngừng khấu hao
+ Tài sản đáp ứng các tiêu chí để được phân loại như giữ để bán được trình bày
riêng trong báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động ngưng được trình bày một
cách riêng biệt trong báo cáo thu nhập toàn diện.
2.1.2. Nội dung chính
6. IFRS 5 áp dụng cho tất cả các tài sản dài hạn và nhóm tài sản thanh lý
của doanh nghiệp mà giá trị sẽ được thu hồi chủ yếu bằng việc bán đi thay vì
tiếp tục sử dụng.
Đo lường
15. Các tài sản hoặc nhóm tài sản thanh lý được phân loại là giữ để bán
được đo lường theo giá trị nào thấp hơn gữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý trừ đi
chi phí bán thanh lý.

15A. Các tài sản hoặc nhóm tài sản thanh lý được phân loại là giữ để phân phối
cho các chủ sở hữu theo giá trị nào thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý trừ đi
chi phí phân phối( chi phí phân phối là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc phân
phối trừ chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập có thể xảy ra)
30. Một thực thể sẽ trình bày và công bố những thông tin mà cho phép người sử
dụng báo cáo tài chính đánh giá kết quả báo cáo tài chính về việc khơng hoạt động liên
tục và thanh lý tài sản dài hạn( hoặc nhóm tài sản thanh lý).
9


Phân tích
Hoạt động khơng liên tục là một bộ phận của doanh nghiệp ( chỉ khi đó là một
phân khúc hoạt động), hoặc một hoạt động kinh doanh mà được thanh lý hoặc được
phân loại là giữ để bán và (a) đại diện cho một dây chuyền lớn riêng biệt hoặc một
vùng địa lý quan trọng của doanh nghiệp, (b) là một phần của kế hoạch phối hợp để
thanh lý một dây chuyền lớn riêng biệt hoặc một vùng địa lý của doanh nghiệp hoặc
(c) là một công ty con được mua nhằm mục đích bán lại.
Phân loại giữ để bán được áp dụng khi (a) tài sản có thể được bán ngay lập tức
trong tình trạng hiện tại, với những điều khoản bình thường hoặc thơng lệ áp dụng cho
các loại tài sản hoặc nhóm tài sản thanh lý đó; và (b) giao dịch mua bán này là khả thi.
Một giao dịch mua bán là khả thi khi: (a) ban giám đốc hoặc cấp có thẩm qyuền cam
kết kế hoạch bán, (b) có một chương trình đang được thực hiện để tìm người mua và
hồn tất kế hoạch bán, (c) tài sản hoặc nhóm tài sản thanh lý được chào bán ở một giá
chấp nhận được so với giá trị hợp lý của nó, (d) giao dịch mua bán dự kiến hồn tất
trong vịng 1 năm kể từ ngày phân loại và (e) những hoạt động cần thiết để hồn tất kế
hoạch, cho thấy rằng khơng có những thay đổi lớn đối với kế hoạch hoặc kế hoạch sẽ
bị hủy bỏ. Trong một số trường hợp nhất định, thời gian hồn tất giao dịch có thể dài
hơn một năm.
Các hình thức thanh lý
- Bán hồn tồn mảng kinh doanh

- Bán từng phần, trong đó tài sản được bán riêng lẻ hoặc theo từng nhóm và nợ
phải trả được thanh tốn riêng lẻ
- Bán một phần, khi đó cơng ty vẫn giữ lại một phần lợi ích như là cơng ty liên kết,
đơn vị đồng kiểm soát hoặc tài sản tài chính.
- Bán trên danh nghĩa: chi phí mua khơng được nhận một cách trực tiếp, nhưng lợi
ích của cơng ty vẫn bị sụt giảm theo một cách nào đó.
- Trao đổi mảng kinh doanh để có được lợi ích trong 1 công ty con, công ty liên kết
hay hợp tác kinh doanh
- Chia tách hoạt động kinh doanh cho các chủ sở hữu hiện hành của doanh nghiệp
-Đóng cửa mảng hoạt động kinh doanh kinh doanh
- Mất quyền đối với công ty con nhưng không thông qua việc bán công ty,
10


Ví dụ: Những thay đổi về quyền biểu quyết gắn liền với số cổ phiếu nắm giữ.
Phương pháp trình bày trên bảng cân đối
Có 2 phương pháp trình bày bảng cân đối kế toán đối với khoản mục giữ để bán:
+ phân loại theo tính chất ngắn hạn
+ phân loại theo tính chất dài hạn
Trừ khi việc trình bày dựa trên tính thanh khoản cung cấp thơng tin phù hợp và
đáng tin cậy hơn. Khi cách trình bày dựa trên tính thanh khoản được sử dụng, các tài
sản dài hạn được hiểu là sẽ được thu hồi trong thời gian dài hơn 12 tháng từ ngày báo
cáo.
- Tài sản hoặc nhóm tài sản thanh lý được phân loại là giữ để bán (hoặc giữ để
phân phối cho cổ đông) được đo lường ở mức giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ (sau khi
thực hiện kiểm tra sụt giảm giá trị) và giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng (loại trừ
thuế phát sinh từ việc thanh lý và chi phí tài chính). Các yêu cầu về cách đo lường này
không được áp dụng cho các tài sản đã được đo lường theo giá trị hợp lý, với những
thay đổi trong giá trị hợp lý được ghị nhận trong báo cáo lãi lỗ (các tài sản tài chính
theo quy định của IAS 39, tài sản dài hạn được đo lường theo giá trị hợp lý theo quy

định của IAS 40 và IAS 41) và các tài sản dài hạn khó xác định giá trị thị trường (ví dụ
tài sản thuế thu nhập hoãn lại)
- Tài sản dài hạn được phân loại là giữ để bán, hoặc là một phần của một nhóm tài
sản thanh lý được phân loại là giữ để bán, không được khấu hao. Lãi vay hay bất kỳ
loại chi phí nào khác gắn liền với nợ phải trả mà là một phần của nhóm tài sản thanh lý
được phân loại là giữ để bán thì vẫn được ghi nhận bình thường.
- Khi một cơng ty mua lại một cơng ty con nhằm mục đích bán lại, cơng ty có thể
lựa chọn thực hiện phương pháp hợp nhất toàn bộ các khoản tài sản và nghĩa vụ vào
báo cáo của mình hoặc thực hiện theo phương pháp rút gọn.
- Lãi hoặc lỗ phát sinh khi đo lường các tài sản dài hạn hoặc các nhóm tài sản giữ
để bán được ghi nhận trong các khoản mục hoạt động liên tục, trừ khi nhóm tài sản đó
được xác định là tạm ngưng
Công ty phải công bố trong các thuyết minh hoặc trên bề mặt báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, các dòng tiền ròng phát sinh từ mỗi nhóm hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài

11


chính của các hoạt động khơng liên tục. Khơng cần phải trình bày riêng biệt các cơng
ty con được mua lại mà thỏa mãn điều kiện giữ để bán như là nhóm tài sản thanh lý.

2.2. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết về việc trình bày báo
cáo tài chính theo IFRS trong tình hình hiện nay?
Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc áp
dụng IFRS khơng chỉ gói gọn vào các cơng ty con của các tập đồn đa quốc gia ở Việt
Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam;
Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp. Các công
ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ doanh nghiệp có
cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặt biệt là trong các trường hợp mua
bán, sát nhập, có thêm cổ đông mới v.v

Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các qui định có liên quan có thể chưa có
hướng dẫn cụ thể. Việc hiểu biết IFRS giúp doanh nghiệp có cách áp dụng hợp lý hơn;
Chuẩn bị cho việc thay đổi của chuẩn mực Việt Nam trong tương lai gần theo
chiều hướng hội nhập với quốc tế;
IFRS là ngơn ngữ tài chính chung được sử dụng tồn cầu. Việc hiểu biết IFRS
giúp doanh nghiệp có những thơng tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác;
Riêng đối với doanh nghiệp FDI mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc biết và
áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc để nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở
cơng ty mẹ.

2.3. Việt Nam có nên áp dụng chuẩn mực IFRS 5 khơng?
Khơng có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng với IFRS 5. Nhưng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì Việt Nam cần phải sớm soạn
thảo và ban hành một chuẩn mực tương ứng, phù hợp với điều kiện kinh tế của Đất
nước. Song bên cạnh đó cịn gặp phải một số khó khăn:
- Thị trường VN chưa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu của IFRS, ví dụ
như giá trị hợp lý (fair value). IFRS 5 chưa phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam ở thời
điểm hiện tại vì:

12


IFRS địi hỏi kế tốn viên tìm ra giá trị hợp lý của tài sản và nợ nhưng ở Việt Nam,
giá gốc được quy định là một nguyên tắc cơ bản của kế tốn Việt Nam. Vai trị của giá
trị hợp lý còn khá mờ nhạt.
Sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam chỉ ra rằng, giá trị hợp lý và việc sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam
tuy đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn mang tính chấp vá, chưa có một
định hướng rõ ràng về việc sử dụng giá trị hợp lý. Điều này thể hiện qua các điểm chủ

yếu sau:
- Chưa xác định một cách rõ ràng và nhất quán về tính tất yếu của việc sử dụng giá
trị hợp lý là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán;
- Định nghĩa giá trị hợp lý chưa rõ ràng, chưa đầy đủ;
- Các quy định về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán nằm rải rác
trong các chuẩn mực, mang tính chấp vá, thiếu tính hệ thống;
- Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định giá trị hợp
lý trong kế toán;
- Giá trị hợp lý sử dụng chủ yếu cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày
các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình
bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường
Cũng cần lưu ý thêm rằng, bên cạnh sự chưa hoàn chỉnh một hệ thống thị trường
hoạt động (active market) ở Việt Nam, cũng như sự thiếu vắng các quy định và hướng
dẫn về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý, thì vấn đề đang là một rào cản đáng để
ngăn cản sự phát triển và sử dụng giá trị hợp lý chính là vấn đề về nhận thức, đó là
niềm tin vào tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý.

13



×