Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

môn kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 41 trang )

[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

1

Lời nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với với kinh tế khu vực và thế giới
thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển
với phương châm “đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế”. Một trong
những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế của thế giới nói chung và
nền kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ. Đẩy mạnh các quan hệ về các lĩnh vực, đặc biệt là
hoạt động thương mại, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn.
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực
ngày 11/12/2001 đã mở ra bước đường mới trong quan hệ thương mại hai nước, xóa bỏ
phân biệt đối xử về thuế quan tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn
sang thị trường Mỹ. Bên cạnh những cơ hội ấy, hàng hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nhiều thách thức về khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng, khả năng quản lý,…
Muốn vượt qua những trở ngại này, Việt Nam cần phải nghiên cứu thị trường, đánh giá
chính xác khả năng thực tế của hàng hóa Việt Nam trước khi thâm nhập thị trường. Cần xác
định đúng những xu hướng mới để bắt kịp với sự thay đổi của thị trường. Để góp phần tìm
hiểu vấn đề này, Nhóm chọn đề tài “Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các xu hướng sắp
tới”.
Đề tài nghiện cứu có liên quan đến lịch sử ngoại giao hai nước, một số hiệp đinh giữa
hai nước với trọng tâm là hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Cùng với đó đề tài cũng trình
bày quan hệ thương mai, đầu tư, xuất nhập khẩu của hai nước từ sau khi thiết lập mối quan
hệ ngoại giao.
Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi sai sót, Nhóm mong thầy và các bạn
cùng đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn đề tài này.


[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

2

MỤC LỤC
Lời nói đầu 1

I)

Tổng quan về quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ 4

1)

Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ nước từ trước thế kỷ 20 đến trước năm 1991 . 4

2)

Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ từ năm 1991 đến trước năm 2000 4

3)

Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ từ năm 1991 đến trước năm 2000 5

II)

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 9


1)

Giới thiệu đôi nét về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 9

2)

Nội dung chủ yếu của hiệp định : 12

a)

Thương mại hàng hoá : 12

b)

Thương mại dịch vụ : 13

c)

Quan hệ đầu tư. 14

d)

Quyền sở hữu trí tuệ 15

3)

Những lợi ích mang lại trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 15

III)


Quan hệ thương mại Việt - Mỹ 17

1)

Quan hệ thương mại Việt – Mỹ trước 1975: 17

2)

Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ năm 1975 – 1994: 17

3)

Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ 1994 đến nay: 18

a)

Xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kì: 20

b) Nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ: 26
IV)

Những xu hướng trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ 32

1)

Từ lúc Việt Nam bình thường quan hệ với Mỹ cho đến nay: 32

2)


Các xu hướng phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ sắp tới: 32

a)

Đề ra và thực thi chiến lược thay đổi thuế quan phù hợp với ngành và sản
phẩm được bảo hộ. 32

b)

Xây dựng các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực thích ứng với các khu vực
thị trường. 33

c) Cải cách hệ thống ngân hàng. 33
d)

Tăng cường quản lý nhà nước để xúc tiến thương mại. 33

e)

Xác định các loại mặt hàng có lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh
tranh, xúc tiền thương mại và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. 34

3) Xu hướng tăng cường xuất khẩu các ngành chủ lực. 35
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

3


a)

Hàng dệt may. 35

b)

Hàng dày dép. 36

c)

Hàng thủy sản 37

d)

Hàng cà phê 37

e)

Hàng chè 38

f)

Hàng rau quả. 38

Kết luận 40

Tài liệu tham khảo 41




[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

4

I) Tổng quan về quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ
1) Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ nước từ trước thế kỷ 20 đến trước năm
1991
Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ đã bắt đầu xuất hiện từ trước thế kỷ 20, nhưng lúc này
quan hệ chủ yếu trên mặt chính trị. Sau những biến động về mặt chính trị thì đến cuối thế kỷ
20, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới bắt đầu phát triển hơn cho tới ngày nay, và
lúc này bên cạnh quan hệ chính trị thì thương mại cũng được quan tâm rất nhiều.
Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975, Tổng thống Hoa
Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào
ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội.
Việt Nam đặt tòa đại sứ ở Washington D.C, một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco (tiểu
bang California) và một tại Houston (tiểu bang Texas). Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại
Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng. Lúc này,
ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên gắn kết hơn và đã bình thường hóa chính trị. Hai
nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu
vực; ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực
từ tháng 12 năm 2001; tháng 11 năm 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương
mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
2) Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ từ năm 1991 đến trước năm 2000
Năm 1991, tháng 4, Chính quyền của Tổng thống George Bush đề xuất với Chính phủ
Việt Nam “lộ trình” từng bước bình thường hóa quan hệ. Hai bên nhất trí mở một Văn

phòng của Chính phủ Mỹ ở Hà Nội để giải quyết các vấn đề về quân nhân bị mất tích trong
chiến tranh (MIA). Tháng 10, Ngoại trưởng James Baker tuyên bố Washington sẵn sàng tiến
tới bình thường hóa quan hệ với Hà Nội. Tháng 12, Washington dỡ bỏ lệnh cấm việc đi lại
có tổ chức từ Mỹ tới Việt Nam. Quốc hội Mỹ ủy quyền cho Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA)
bắt đầu trao đổi các chương trình với Việt Nam, khởi đầu cho một mối quan hệ mới tốt đẹp
hơn.
Tháng 2 năm 1992, hỗ trợ tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (JTF-FA) . Đến
tháng 6, Quỹ Hỗ trợ Trẻ mồ côi và Trẻ lang thang được Quốc hội Mỹ cho phép hoạt động
nhân đạo tại Việt Nam.
Năm 1993, Hoa Kỳ mới tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay
tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế và mở đường cho việc nối lại các khoản vay
quốc tế, bao gồm vốn vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

5

Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận
Việt Nam. Cũng trong năm 1994, Mỹ và Việt Nam lập cơ quan liên lạc giữa hai quốc gia,
hai nước ký kết Hiệp định Lãnh sự.
Năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức ký Hiệp định giải quyết các vấn đề về bồi
thường và thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô của mỗi nước.Cũng trong năm này, Việt
Nam đã cung cấp cho Phái đoàn của Tổng thống Mỹ một bộ tài liệu về người Mỹ bị mất tích
trong chiến tranh. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Willianm J. Clinton công bố
“bình thường hóa quan hệ” với Việt Nam. Ngay sau đó một ngày, Thủ tướng Việt Nam Võ
Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Tháng 5 năm 1996, Mỹ trao cho Việt Nam tài liệu phác thảo về Hiệp định Thương mại.

Tháng 5 năm 1997, Mỹ và Việt Nam trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến tranh. Theo
đó, ông Lê Văn Bàng trình quốc thư tại thủ đô Washington D.C., đảm nhiệm cương vị Đại
sứ Việt Nam tại Mỹ. Cũng trong năm này, Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright thăm chính
thức Việt Nam và ký hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn
Mạnh Cầm.
Năm 1998, vào ngày 11 tháng 3, Tổng Thống William J. Clinton ban hành quy chế tạm
miễn áp dụng Đạo luật Sửa đổi bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam, mở đường cho
hoạt động của nhiều công ty và tổ chức của Mỹ tại Việt Nam như Cơ quan Hỗ trợ đầu tư tư
nhân hải ngoại, Ngân hàng Ex-Im Bank, Cơ quan Thương mại và phát triển Mỹ, Bộ Nông
nghiệp Mỹ, và Cơ quan Quản lý Hàng hải Mỹ. Ngày 26 tháng 3, Ký kết Hiệp định về hoạt
động của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) tại Việt Nam
Ngày 25 tháng 7 năm 1999, Đại diện Thương mại Mỹ Richard Fisher và Bộ trưởng Bộ
Thương mại Trương Đình Tuyển đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về Hiệp định Thương mại
Song phương tại Hà Nội. Tháng 9, USAID bắt đầu chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ
Thương mại Việt Nam để thúc đẩy tăng tốc quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại song
phương. Tháng 12, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Ex-Im Bank) và Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam hoàn tất các thỏa thuận khung, mở đường cho Ex-Im Bank đi vào hoạt động tại Việt
Nam.
3) Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ từ năm 1991 đến trước năm 2000

[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

6

Năm 2000, chứng kiến chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng William
Cohen và trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam kể từ khi chiến

tranh kết thúc. Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại
diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương tại văn phòng Đại
diện Thương mại Mỹ. Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi lễ ở Vườn
Hồng, Nhà Trắng.
Vào năm 2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao đến
Washington, D.C., New York và San Francisco. Ngày 10 tháng 12 năm 2001 – Hiệp định
Thương mại Song phương Việt Mỹ được ký kết tại Washington, D.C. giữa Đại diện Thương
mại Robert Zoellick và Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ
Khoan.
Năm 2002, tổ chức buổi hội nghị khoa học Việt – Mỹ đầu tiên về Chất độc màu da cam
đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà nghiên cứu của Việt Nam và
Mỹ. Đến tháng 5, Phó Đại diện Thương mại Jonathan Huntsman thành lập Ủy ban Hỗn hợp
Việt Nam – Mỹ về quan hệ thương mại tại Hà Nội.
Năm 2003, Hiệp định Dệt may Việt Nam – Mỹ đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt
Nam Trương Đình Tuyển và Đại sứ Mỹ Raymond Burghardt ký kết ở Hà Nội. Tháng 11, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đến thăm Mỹ để thảo luận về hợp tác thúc đẩy an
ninh khu vực và chiến hạm Hải quân USS Vandegrift cập bến Thành phố Hồ Chí Minh, trở
thành con tàu hải quân đầu tiên của Mỹ cập bến ở Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết
thúc, đây là một hành động mang tính biểu tượng hướng tới việc tăng cường quan hệ giữa
Việt Nam và Mỹ. Vào tháng 12, Mỹ và Việt Nam ký kết Thỏa thuận Hàng không Song
phương.
Trong năm 2004, vào ngày 23 tháng 6, Tổng thống Mỹ George W. Bush chọn Việt Nam
là một trong 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ từ “Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của
Tổng thống Mỹ” (PEPFAR) trị giá 15 tỷ đô-la Mỹ để chống lại đại dịch HIV/AIDS trên
toàn cầu.
Đến năm 2005, ngày 06 tháng 1, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tán thành kết luận sơ
bộ được đưa ra vào tháng 02 năm 2004 về việc phát hiện thấy các hàng hóa nhập khẩu đã
gây hại hoặc có thể gây hại cho các nhà máy chế biến tôm và ngư dân Mỹ. Ngày 19-24
tháng 6, Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George W. Bush ở Washington
[

MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

7

D.C. trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam thời kỳ hậu chiến.
Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật cũng như
các thỏa thuận về sự phê chuẩn quốc tế, tình báo và hợp tác quân sự. Thủ tướng, cùng với
hơn 100 đại diện của khu vực công và tư nhân đến thăm ba thành phố khác và ký kết nhiều
hợp đồng kinh doanh lớn.
Năm 2006, đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam
với nền kinh tế thế giới với sự kiện ngày 07 tháng 11 – Tổ chức Thương mại Thế giới chính
thức mời Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này. Trong năm này, mối quan hệ Việt
- Mỹ đã thiết lập mối quan hệ đối tác song phương giữa Mỹ và Việt Nam nhằm ngăn chặn
HIV/AIDS ở Việt Nam.
Năm 2007, Mỹ và Việt Nam ký kết Hiệp định Hàng hải Song phương tại Washington
D.C. Cũng trong năm này, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft gặp mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng để thảo luận về cải thiện sức khỏe trẻ em. Đến tháng 6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết thăm chính thức Mỹ và hội kiến với Tổng thống George W. Bush để thảo luận về hợp
tác kinh tế và thương mại. Trong chuyến thăm chính thức này, Thứ trưởng Bộ Bưu chính -
Viễn thông Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đại diện Thương mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định
khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) vào ngày 21 tháng 6. Ngày 24-29 tháng 9, Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm năm ngày đến New York để tham dự
phiên họp lần thứ 62 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và để tìm kiếm sự hỗ trợ cho cuộc bỏ
phiếu bầu Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Ngày 16 tháng 10, Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.


Năm 2008, năm có nhiều bước tiến về xuất khẩu lao động Việt Nam sang Mỹ, tiến
hành đối thoại chiến lược về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phong và hợp tác nhân đạo.
Ngày 23-26 tháng 6 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Mỹ theo
lời mời của Tổng Thống Mỹ, George W. Bush. Trong các cuộc hội đàm với các quan chức
cao cấp của Mỹ, gồm có các lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng
và Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Thủ tướng đều nhận được những tín hiệu tích cực trong việc
thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế,
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

8

thương mại, đầu tư và giáo dục, giữa Việt Nam và Mỹ. Kết quả chuyến thăm của Thủ tướng
đã đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ giữa hai nước.
Năm 2009, đây là năm đánh dâu nhiều sự kiện liên quan đến hợp tác văn hóa, giáo dục,
môi trường giữa hai nước với các sự kiện: chuyến chuyến lưu diễn châu Á mang tên Asian
Horizons Tour (Các chân trời châu Á), Triển lãm quốc tế “Gặp gỡ Việt Nam 2009”, ký kết
biên bản ghi nhớ (MOU) về khuôn khổ thực hiện các chương trình y tế môi trường và khắc
phục dioxin….
Năm 2010, Hội thảo Văn học Việt - Mỹ, với hàng chục tham luận, nhà thơ và học giả
hai nước đã ôn lại những ký ức chiến tranh, bày tỏ hy vọng về một tương lai cảm thông,
chia sẻ hơn giữa hai dân tộc. Thủ tướng Tấn Dũng đề nghị Quốc hội và chính phủ Mỹ tăng
cường hỗ trợ Việt Nam khắc phục ảnh hưởng do dioxin để lại, đặc biệt là tẩy rửa những
vùng đất bị nhiễm chất độc da cam.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]


2014

9

II) Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
1) Giới thiệu đôi nét về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Việc ký kết hiệp định thương mại Việt nam – Hoa Kỳ là một quá trình dài mà ở đó cả
hai bên đã cùng nhẫn nại xích lại gần nhau để tìm ra tiếng nói chung . Quá trình này bắt đầu
từ tháng 10 năm 1995 khi Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Việt nam và Đại
diện thương mại Mỹ thoả thuận, tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế –thương mại và chuẩn bị
đàm phán qua các vòng :
- Vòng 1 : từ 2/9/1996 tại Hà nội .
- Vòng 2 : từ 9/12/1996 tại Hà nội .
- Vòng 3 : từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 trao cho Việt nam“văn bản dự thảo Hiệp
định” đề cập đến các vấn đề như :
 Quy định về giá và điều tiết giá
 Hệ thống thuế
 Các trợ cấp đối với nền kinh tế nhất là đối với nông nghiệp.
 Chế độ đầu tư .
 Cán cân thanh toán .
 Thuế quan nhập khẩu , bao gồm cả thuế quan ưu đãi,phí hải quan, miễn thuế .
 Các biện pháp tự vệ và các đền bù khác. (Chống bán phá giá , thuế đối kháng).
 Giấy phép nhập khẩu .
 Các Công ty,Doanh nghiệp nhà nước .
 Tiêu chuẩn và chứng nhận hàng hoá nhập khẩu , các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ
khác .
 Hoạt động kinh tế đối ngoại . Hệ thống, thống kê và phát hành các ấn phẩm ngoại
thương .
 Hệ thống bảo vệ quyền tác giả .

 Các bước tự do hoá thương mại trong tương lai được thể hiện trong các quy định
và các bộ luật quốc gia …
- Vòng 4 : từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington
- Vòng 5 : từ 16/9/1998 đến 22/5/1998 tại Hà nội
- Vòng 6 : từ 15/9/1999 đến 19/3/1999 tại Hà nội các vòng đàm phán 5,6,7 hai bên
tập chung trao đổi về thương mại dịch vụ và đầu tư
- Vòng 8 : từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington
- Vòng 9 : từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà nội , gặp mặt cấp Bộ trưởng , Hiệp
định đã được thoả thuận về nguyên tắc .
- Vòng 10: từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington , xử lý các vấn đề về kĩ thuật
- Vòng 11: từ 3/7/2000 tại Washington , hoàn tất hiệp định.
Qua các vòng đàm phán, hai bên đều thể hiện sự thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán ký
kết Hiệp định thương mại. Không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn vì lợi ích lâu dài của cả
hai bên. Vào tháng 9/2001 Hiệp định thương mại Việt –Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

10

và Thượng viện thông qua.Hiệp định dài gần 120 trang,gồm 7 chương, 72 điều và 9 phụ lục,
đề cập đến 4 nội dung chủ yếu:Thương mại hàng hóa,Thương mại dịch vụ , Sở hữu trí tuệ ,
Quan hệ đầu tư.
Thương mại hàng hóa

Điều 1 nói về quy chế tối huệ quốc sẽ được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức
với các thuế liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu.


Điều 2 nói về cách đối xử cấp quốc gia về các cơ hội cạnh tranh bằng nhau cho
sản phẩm của hai nước.

Điều 3 đưa ra các nghĩa vụ thương mại để bảo đảm cân bằng thương mại giữa hai
nước.

Điều 4 khuyến khích việc quảng bá sản phẩm thương mại thông qua các triển lãm
và hội chợ thương mại.

Điều 5 cho phép các văn phòng đại diện thương mại cấp nhà nước được thiết lập ở
hai nước.

Điều 6 nói về các trường hợp khẩn cấp xảy ra trong thương mại.

Điều 7 đưa ra các biện pháp nếu có tranh chấp thương mại.

Điều 8 về thương mại giữa các doanh nhân nghiệp nước với nhau.

Điều 9 đưa ra các định nghĩa chung về công ty và xí nghiệp.
Các quyền sở hữu trí tuệ

Điều 1, 2: các định nghĩa chung.

Điều 3: đối xử cấp quốc gia.

Điều 4: quyền tác giả, gồm cả cho tác phẩm viết, chương trình máy tính, sưu tập
dữ liệu, băng ghi âm, ghi hình.

Điều 5: tín hiệu truyền qua vệ tinh.


Điều 6: nhãn hiệu hàng hóa.

Điều 7: sáng chế.

Điều 8: thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Điều 9: bí mật thương mại.

Điều 10: kiểu dáng công nghiệp.

Điều 11 đến 18: thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục, biện pháp v.v.
Thương mại dịch vụ
 Điều 1: Phạm vi và Định nghĩa
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

11

 Điều 2: Đối xử Tối huệ quốc
 Điều 3: Hội nhập Kinh tế
 Điều 4: Pháp luật Quốc gia
 Điều 5: Độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền
 Điều 6: Tiếp cận thị trường
 Điều 7: Đối xử Quốc gia
 Điều 8: Các cam kết bổ sung
 Điều 9: Lộ trình cam kết cụ thể
 Điều 10: Khước từ Lợi ích

 Điều 11: Các định nghĩa
Phát triển các quan hệ đầu tư
 Điều 1: Các định nghĩa
 Điều 2: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
 Điều 3: Tiêu chuẩn chung về đối xử
 Điều 4: Giải quyết tranh chấp
 Điều 5: Tính minh bạch
 Điều 6: Các thủ tục riêng
 Điều 7: Chuyển giao công nghệ
 Điều 8: Nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài
 Điều 9: Bảo lưu các quyền
 Điều 10: Tước quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại do chiến tranh
 Điều 11: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
 Điều 12: Việc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước
 Điều 13: Đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương trong tương lai
 Điều 14: Việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này
 Điều 15: Từ chối các lợi ích
Đồng thời quan hệ Thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là tiêu chuẩn của WTO
và có tính đến đặc điểm kinh tế của mỗi nước để quy định khác nhau về khung thời gian
thực hiện các điều khoản của Hiệp định . Do Việt nam là nước đang phát triển ở trình độ
thấp và đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
nên kèm theo bản Hiệp định là 9 bản phụ lục có quy định lộ trình thực hiện thích hợp cho
Việt nam . Hiệp định dược xây dựng trên hai khái niệm quan trọng. Khái niệm Tối huệ quốc
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

12


(đồng nghĩa với quan hệ thương mại bình thường) mang ý nghĩa hai bên đối xử hàng hoá,
dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi hơn so với cách đối xử với hàng
hoá, dịch vụ , đầu tư của nước thứ ba(đương nhiên không kể đến các nước nằm trong Liên
minh thuế quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham gia. Còn khái niệm Đối xử
quốc gia–thì nâng mức này lên như đối xử với Công ty trong nước . Hai khái niệm này quan
trọng vì chúng được đề cập đến hầu hết ở các chương của bản hiệp định . Ngoài ra , các phụ
lục được dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ , chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng các
khái niệm trên:
Chương I : Thương mại hàng hoá gồm 9 điều .
Chương II : Quyền sở hữu trí tuệ gồm 18 điều .
Chương III : Thương mại dịch vụ gồm 11 điều .
Chương IV : Phát triển quan hệ đầu tư gồm 15 điều .
Chương V : Những điêù kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình Thường .
Chương VI : Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng Cáo .
ChươngVII. Những điều khoản chung .
2) Nội dung chủ yếu của hiệp định :
a) Thương mại hàng hoá :
Những quyền về thương mại : Cả hai bên cam kết thực hiện theo tiêu chuẩn của
WTO về quyền thương mại.Tuy nhiên,đây là lần đầu tiên Việt nam đồng ý thực hiện quyền
về xuất nhập khẩu hàng hoá một cách cởi mở,tuân theo những quy định chặt chẽ của
WTO.Do vậy,quyền đối với các doanh nghiệp Việt nam và các Công ty do Mỹ đầu tư và các
cá nhân,Công ty Mỹ hoạt động tại Việt nam theo hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng
giai đoạn từ 3-6 năm (được áp dụng với một số mặt hàng nhạy cảm ).
Quy chế tối huệ quốc: Việt nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ
quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước.(với các nước không được nhận
MFN là 50% thuế suất).
Cắt giảm thuế quan: Việt nam đồng ý cắt giảm thuế quan ( mức cắt giảm thuế quan
phổ biến từ 1/3 đến 1/2 đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm
như các sản phẩm vệ sinh,phim,máy điều hoà nhiệt độ,tủ lạnh,xe gắn máy,điện thoại di

động,video,game,thịt cừu,bơ,khoai tây,cà chua,hành tỏi,các loại rau khác,nho,táo,các loại
hoa quả tươi khác,bột mỳ,đậu tương, dầu thực vật,thịt cá đã được chế biến,các loại nước hoa
quả.Việc cắt giảm các mặt hàng này sẽ được thực hiện trong 3 năm.phía Mỹ cắt giảm ngay
theo Hiệp định song phương .
Những biện pháp phi thuế quan:Phía Mỹ,theo quy định của WTO sẽ không có những
biện pháp phi thuế quan (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may);trong khi đó,Việt Nam đồng ý
loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp
(các linh kiện lắp ráp, thịt bò,các sản phẩm cam quýt )
Cấp giấy phép nhập khẩu:Việt nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một
cách tuỳ ý,và sẽ tuân theo các quy định của WTO. Về việc xác định giá trị hải quan và các
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

13

chi phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng hai năm.Về phía Mỹ và
theo luật Thương mại Mỹ,các công ty Việt nam và các nước khác sẽ được cấp giấy phép khi
có yêu cầu.
Những thước đo về tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm:Hai bên cam
kết tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO;các quy định về kĩ thuật và những thước đo vệ sinh an
toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia,và chỉ được áp dụng trong
chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng(bảo vệ con người,bảo vệ
cuộc sống của động vật,sinh vật)
Mậu dịch quốc doanh:Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO.
b) Thương mại dịch vụ :
Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương III của bản hiệp định , gồm các vấn đề
cơ bản sau đây :

Các cam kết chung bao gồm: các quy định của khuôn khổ hiệp định chung về thương
mại và dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc gia và Pháp luật quốc gia.
Về các lĩnh vực và ngành cụ thể :
+ Các dịch vụ pháp lý;Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi
nhánh, công ty 100% vốn của Mỹ;các chi nhánh này có thể được cấp giấy phép hoạt động là
5 năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm.
+ Các dịch vụ kế toán,kiểm toán:cho phép công ty 100% vốn Mỹ được hoạt động trong
lĩnh vực này. giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp, có hiệu lực trong 3 năm,không
có giới hạn sau đó. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
trong 2 năm đầu, không có giới hạn sau đó.
+ Các dịch vụ quảng cáo:Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt nam mới được phép
kinh doanh hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. phần góp vốn của Mỹ không được phép vượt
qua 49% vốn pháp định của liên doanh.5 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, hạn chế này là
51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh.
+ Các dịch vụ viễn thông.
Các dịch vụ viễn thông có giá trị gia tăng: liên doanh với Việt nam được phép kinh
doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm(3 năm đối với dịch vụ Internet), vốn pháp định của Mỹ
không được quá 50 % vốn pháp định của liên doanh.
Các dịch vụ viễn thông cơ bản(bao gồm mobile, cellular và vệ tinh): liên doanh với
Việt nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4năm, vốn đống góp phía Mỹ không
quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
Dịch vụ điện thoại cố định: Liên doanh với đối tác Việt nam được phép kinh doanh
dịch vụ viễn thông sau 6 năm, vốn đóng góp của phía Mỹ không được quá 49% vốn pháp
định của liên doanh. Phía Việt nam có thể xem xét yêu cầu tăng vốn đóng góp từ phía Mỹ
khi hiệp định được xem xét lại sau 3 năm.
+ Các dịch vụ phân phối:(bán buôn và bán lẻ).được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp
định có hiệu lực, vốn đóng góp từ phía Mỹ không quá 49%.Sau 6 năm Hiệp định có hiệu lực
hạn chế này sẽ được bãi bỏ.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

]

2014

14

+ Các dịch vụ tài chính
Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt buộc : Được phép thành
lập liên doanh sau 3 năm hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 50%. Sau
5 năm được phép 100% vốn Mỹ.
Các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc ( bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,
bảo hiểm trong xây dựng ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm hiệp định có hiệu lực,
không giới hạn vốn góp phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ. Các dịch vụ ngân
hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác.
Các nhà cung cấp, Công ty thuê mua tài chính và ngoài ngân hàng: Được phép
thành lập Công ty liên doanh trong vòng 3 năm ( kể từ khi hiệp định có hiệu lực ,cho phép
100% vốn Mỹ ).
Ngân hàng: Sau 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép
thành lập ngân hàng 100% vốn Mỹ tại Việt nam. Trong thời gian 9 năm đó, các ngân hàng
Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với Việt nam, trong đó phần vốn góp của Mỹ
không quá 49% và không kém 30%.
Các dịch vụ chứng khoán: Các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ chỉ lập văn phòng đại
diện tại Việt nam.
+ Các dịch vụ như :
- Các dịch vụ kiến trúc. - Các dịch vụ kỹ thuật .
- Các dịch vụ vi tính và các dịch vụ liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn quản lý .
- Các dịch vụ nghe nhìn.
- Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật đồng bộ có liên quan.
- Các dịch vụ giáo giục.

- Các dịch vụ y tế.
- Các dịch vụ du lịch và lữ hành
c) Quan hệ đầu tư.
Các cam kết chung bao gồm : Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được đối tác
cam kết bảo hộ . Việt nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các
khoản đầu tư của họ tại Việt nam.
Các chuyển khoản tài chính: Cho phép các nhà đầu tư Mỹ được đem về nước các
khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sơ đãi ngộ quốc gia.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMS): Phía Mỹ cam kết thực
hiện ngay từ đầu, Việt nam sẽ huỷ bỏ các TRIMS không phù hợp với các biệnpháp đầu tư
liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về số lượng hoặc giá
trị sản xuất) trong nước.
Đối xử quốc gia: Việt nam cam kết thực hiện chế độ đối xử quốc gia với một số ngoại
lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được loại bỏ dần đối với hầu hết các khu vực trong giai
đoạn 2,6,9 năm( tuỳthuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ đầu tư trong khu Công nghiệp hay
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

15

trong khu vực sản xuất ) tuy nhiên Việt nam vẫn dành quyền kiểm tra giám sát trong những
khu vực ngoại lệ nhất định
Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với
phần vốn góp phía Mỹ trong các Công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loaij
bỏ những quy định bán cổ phần của Mỹ cho các đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được
thành lập Công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua
quá 30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm

sau khi hiệp định có hiệu lực
Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong còng 3 năm hủy bỏ quy định về số thành viên
nhất định người Việt Nam trong Ban Giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó sự
nhất trí của Ban Giám đốc; cho phép ccs nhà đầu tư Mỹ được quyền tuyển chọn nhân viên
quản lí không phụ thuộc vào quốc tịch. Phía Việt Nam cũng cam kết ngày sau khi hiệp định
có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả các đối xử bất công về giá đối với các Công ty và cá nhân
Mỹ như phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, các phí vận tải thuê mướn nhà
xưởng, trang thiết bị, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng 2 năm sẽ gỡ bỏ chế độ 2 giá
đối với đăng kí ôtô, dịch vụ cảng cà đăng kí điện thoại. Trong 4 năm sẽ loại bỏ chế độ 2 giá
đối với mọi hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá điện hay giá máy bay.
d) Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong Chương 2 của Hiệp đinh. Việt Nam nhất trí tuân
thủ hoàn toàn các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) trong tất cả các
lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền tác giả cà
nhãn hiệu hàng hóa trên cơ sở TRIPS được thực thi trong vòng 12 tháng; bảo hộ các bí mật
thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPS được thực thi trong vòng 18 tháng. Việt Nam
đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín
hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, bảo hộ bản quyền đối với đọng vật và thực
vật, bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp
bảo hộ tín hiệu vệ tinh mạng chương trình mã hóa thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp
định được thực hiện trong giai đoạn 30 tháng.
Theo Hiệp định thương mại Song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền sở hữu trí
tuệ được ki kết từ ngày Hiệp định có hiệu lực ngoại trừ các nghĩa vụ quy định tại điểu 8,
khoản 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kễ bố trí, mạch tích hợp được thi hành sau 24
tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực
Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đọt giữa các quy định của Hiệp định nà,
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ và quyền tác giả kỹ tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy
định này được áp dựng trong phàm vi xung đột.
3) Những lợi ích mang lại trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì việc thực thi Hiệp định thương mại sẽ mang lại
những lợi ích to lớn sau đây:
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

16

 Tăng trưởng kinh tế: Các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp
ứng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam có thể tăng số lượng hàng xuất khẩu sang
Hoa Kỳ lên gần tám trăm triệu đô la. Ngoài ra còn có các tác động tích cực khác đối với nền
kinh tế Việt Nam. Bằng cách khuyến khích cạnh tranh và các cải cách trong nước kèm theo,
Hiệp định sẽ giảm chi phí và khuyến khích hiện đại hoá.
 Việc làm: Các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho xã hội.
 Giáo dục và đào tạo: Người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ
và phương pháp quản lý tiên tiến. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn về đào tạo nghề cũng
như phát triển nghề nghiệp.
 Ðầu tư nước ngoài: Việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương sẽ thu hút
sự quan tâm của toàn thế giới và nó sẽ được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam sẽ giành được thêm cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện
đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. Hiệp định Thương mại Song phương sẽ giúp
tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó cũng mở ra cơ hội cho tất
cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường ASEAN rộng lớn.
 Công nghệ: Ðầu tư nước ngoài và sự cải thiện về bảo vệ sở hữu trí tuệ được tăng
cường sẽ khuyến khích công nghệ đổ vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử
dụng công nghệ hiện đại hơn trong các quy trình sản xuất.
 Phát triển nông thôn: Hiệp định Thương mại Song phương sẽ khuyến khích
nông nghiệp và tăng thu nhập nghề nông. Ví dụ: hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với

nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc sẽ tăng cường sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gia
súc. Xuất khẩu nông sản sẽ tăng.
 Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao: Giống như mọi quốc gia tham gia mậu
dịch khác, ở Việt Nam, khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hoá và dịch vụ sẽ giảm
đối với một người có thu nhập bình thường.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

17

III) Quan hệ thương mại Việt - Mỹ
1) Quan hệ thương mại Việt – Mỹ trước 1975:
Mặc dù đã có sự viếng thăm của nguyên thủ quốc gia giữa hai nước nhưng vào giai
đoạn đầu thế kỷ XX, Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có quan hệ mua bán chính thức nào. Tuy
nhiên, người Việt Nam đã sớm biết đến các sản phẩm của Mỹ do các hãng tàu buôn chở tới,
trong đó có hãng Caltex với sản phẩm dầu hỏa nổi tiếng của mình – đây là một trong những
hãng buôn đầu tiên của Mỹ lập đại lý tại Đông Dương.
Thời kỳ Pháp thuộc, thông qua chính quyền Pháp, Mỹ có mua của Việt Nam một số mặt
hàng như: cao su, thiếc và các loại khoáng sản khác. Vào những lúc cao điểm, Việt Nam đã
xuất sang Mỹ tới 92000 tấn cao su, chiếm 39% giá trị xuất khẩu của Đông Dương. Đổi lại
Mỹ viện trợ cho chính quyền Pháp tại Việt Nam khoảng 1700 triệu USD trị giá hàng tiêu
dùng, vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Sau năm 1954, Mỹ chuyển sang buôn bán với chính quyền Sài Gòn cũ. Hình thức buôn
bán chủ yếu là viện trợ từ Mỹ để phục vụ chiến tranh. Kim ngạch buôn bán do đó khá hạn
chế, chủ yếu là quan hệ thương mại một chiều. Trong giai đoạn 1954 – 1975. Khoảng 90%
hàng hóa trên thị trường miền Nam thời kỳ này là hàng nhập khẩu từ Mỹ. Chính quyền Sài
Gòn cũng xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng như: cao su, gỗ, hải sản, hàng thủ công mỹ

nghệ, đồ gốm,… nhưng số lượng không đáng kể. Do diễn biến chiến tranh, từ năm 1973
hoạt động buôn bán song phương giảm dần và chấm dứt vào năm 1975.
2) Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ năm 1975 – 1994:
Sau khi chiến tranh kết thúc, do chính sách cấm vận của Mỹ, quan hệ thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ hầu như chấm dứt. Tuy nhiên, với tinh thần yêu hòa bình và thiện chí khép
lại quá khứ để hướng tới tương lai, ngay sau mùa xuân năm 1975, Việt Nam đã có những
bước đi để thiết lập quan hệ với Mỹ. Kết quả bước đầu là chính quyền Mỹ đã thực hiện việc
nghiên cứu, tìm hiểu để cải thiện quan hệ với Việt Nam. Song đến năm 1978, do những diễn
biến phức tạp của tình hình và Mỹ “lúc đó đã có một canh bạc khác” nên sợi chỉ mỏng manh
trong quan hệ hai nước bị đứt đoạn. Từ đó, chính quyền của Tổng thống Carter và sau đó là
Reangan đã tuyên bố chỉ gắn việc cải thiện quan hệ với Việt Nam với việc giải quyết vấn đề
Campuchia và POW/MIA (vấn đề tù binh và người mất tích trong cuộc chiến Việt Nam).
Từ năm 1988, quan hệ hai bên có sự tiến bộ, do việc chủ động cải thiện tình hình từ
phía Việt Nam bằng việc đặt trọng tâm cố gắng vào việc giải quyết vấn đề nói trên theo
hướng phù hợp với đòi hỏi của Mỹ lúc đó. Tháng 5 năm 1988, ta rút 5 vạn quân tình nguyện
cùng Bộ Tư lệnh lùi xa khỏi biên giới Thái Lan 30 km. Cũng năm đó, trong văn kiện Đại
hội Đảng Việt Nam thôi không kêu gọi Mỹ là kẻ thù. Chính phủ Việt Nam xác định giải
quyết cơ bản vấn đề MIA, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những người đã từng hợp tác
với Mỹ dưới chính quyền cũ di cư sang Mỹ một cách dễ dàng. Trong thời gian này, một số
công ty Mỹ thông qua con đường gián tiếp đã tìm cách xuất khẩu sang Việt Nam. Năm
1987, giá trị hàng xuất khẩu của Mỹ nhập vào Việt Nam đạt 23 triệu USD, đến năm 1988
đạt 15 triệu USD và năm 1989 là 11 triệu USD.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

18


Tháng 7 năm 1993, chính quyền Mỹ tuyên bố không ngăn cản Việt Nam đặt quan hệ
với các tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Tháng 11 năm 1993, Mỹ tham dự hội nghị lần hai về
việc viện trợ phát triển cho Việt Nam với tư cách là quan sát viên. Tháng 12 năm 1998, tại
hội nghị lần 6 ở Paris, Mỹ đã chính thức gia nhập nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam.
3) Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ 1994 đến nay:
Năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại
đối với Việt Nam và đề nghị mở cơ quan đai diện ở hai nước.
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã coi việc thúc đẩy quan hệ kinh tế
thương mại là trọng tâm của mới quan hệ và đã đạt được những kết quả tích cực. Hai bên
cũng đã ký kết các Hiệp định như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả, Hiệp định về
hoạt động của tổ chức đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC)… tạo cơ sở pháp lý cho việc triển
khai những hoạt động khác có liên quan. Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng có những
bước tiến vượt bậc. Nếu như kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm 1993 là 7,46 triệu
USD thì năm 1994, con số này là 222,3 triệu USD – tăng 31 lần so với năm 1993. Sang năm
1995, con số này tăng lên 454,4 triệu USD – gấp 2 lần so với năm 1994. Năm 1996, tổng
kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ là 948 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với
năm 1995. Đây là tốc độ phát triển nhanh nhất trong quan hệ buôn bán của Việt Nam với
các nước.


0
100
200
300
400
500
600
700
800

900
1000
Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
Biểu đồ thể hiện kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam -
Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 1996
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

19

Từ năm 1996, dựa trên các kết quả tích cực trong việc cải thiện quan hệ song phương từ
phía Việt Nam cùng với sức ép của các công ty Mỹ, những người chiếm một vị trí quan
trọng trong bộ máy Chính phủ Mỹ, luôn nhận thức được tầm quan trọng trong quan hệ với
Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Việt Nam về Hiệp định thương mại
song phương nhằm tăng cường các cơ hội thương mại và bảo vệ quyền lợi cho các công ty
Mỹ.
Sang năm 1997, hai nước bắt đầu trao đổi Đại sứ, Tổng thống Clinton bổ nhiệm cựu
Nghị sĩ Quốc hội, cựu tù binh chiến tranh Douglas Pete Peterson làm Đại sứ Mỹ đầu tiên tại
Việt Nam. Ngược lại Việt Nam cũng bổ nhiệm Đại sứ của mình tại Mỹ. Sự kiện này đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 10 tháng 3 năm 1998, Tổng thống Mỹ Clinton đã ký quyết định bãi miễn việc áp
dụng Điều sửa đổi Jackson – Vanik đối với Việt Nam cùng việc bãi bỏ đạo luật Viện trợ
nước ngoài và đạo luật Ngân hàng xuất nhập khẩu, điều này cho phép Việt Nam tham gia
vào các chương trình khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư của Mỹ, bao gồm các chương
trình liên quan tới Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM), Công ty Đầu tư tư nhân ở nước ngoài
(OPIC), cơ quan phát triển quốc tế AID… Các cơ quan này sẽ giúp các công ty Mỹ đang

hoạt động ở Việt Nam có thể cạnh tranh hiệu quả hơn. Việc miễn áp dụng này đã được gia
hạn vào năm 1999 và 2000. Ngày 10/04/1998, ngân hàng EXIMBANK đã thông báo họ bắt
đầu xem xét việc cấp tài chính hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Việt Nam,
đồng thời cho biết có một chính sách đảm bảo hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn thúc
đẩy xuất khẩu sang khu vực quốc doanh của Việt Nam. Bên cạnh đó, OPIC và các tổ chức
hữu quan khác cũng đã có những hoạt động chuẩn bị theo hướng có lợi cho các công ty Mỹ
hoạt động ở Việt Nam. Như vậy, với việc bãi bỏ điều sửa đổi Jackson – Vanik đối với Việt
Nam, Tổng thống Mỹ đã gỡ bỏ một trong những hàng rào thể chế quan trọng để thúc đẩy
quan hệ Việt – Mỹ, cho thấy một cách nhìn mới mẻ của Mỹ đối với Việt Nam và là nền tảng
cho việc đàm phán ký kết Hiệp định thương mại song phương và việc áp dụng quy chế Tối
huệ quốc của Mỹ đối với Việt Nam.
Năm 1999, sau 3 năm đàm phán Mỹ và Việt Nam đạt được những thỏa thuận nguyên
tắc về các điều khoản chủ chốt trong Hiệp định thương mại song phương.
Sang năm 2000, Mỹ và Việt Nam đạt được thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định thương
mại này, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000
tại Washington, đánh dấu một bước tiến chủ chốt trong quá trình tái hòa giải giữa Mỹ và
Việt Nam. Có thể nói bản Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã hoàn tất quá trình bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước, đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa Mỹ và Việt
Nam. Ngày 11/12/2001, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực,
mở ra những cơ hội vô cùng to lớn cho cả hai nước. Đây chính là điều mà nhiều người dân
Mỹ cũng như Việt Nam chờ đợi từ nhiều năm qua, đặc biệt là các công ty Mỹ muốn làm ăn
với Việt Nam. Chính họ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình bình thường hóa quan hệ
với Việt Nam và tiến tới ký Hiệp định thương mại.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

20


a) Xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kì:
Khi hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì có hiệu lực, nước ta nhận được nhiều sự
ưu đãi về những mặt hàng sản xuất từ chính phủ Hoa Kì.
Bảng 1.2 Kim ngạch XNK Việt Nam-Hoa Kỳ sau Hiệp định Thương mại giai đoạn
2001-2006
(Đơn vị: Triệu USD )
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
KN xuất khẩu sang Hoa Kỳ

(tăng so với năm trước- %)


1.053,2
28%

2.394,8
127%

4.554,8
90%

5.275,3
16%

6.631,2
20%

8.566,7
29%

KN nhập khẩu từ Hoa Kỳ
(tăng so với năm trước- %)


460,4
25%

580
26%

1.323,8
128%

1.164,3
-12%

1.193,2
2,5%

1.100,3
-7,8%
Tổng kim ngạ
ch XNK VN
HK

(tăng so với năm trước- %)


1.513,6
27%


2.974,8
96%

5.878,6
98%

6.439,6
10%

7.824,4
21%

9.667,0
24%
Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ[5;tr.22]
Ta có thể thấy rõ những thành tựu kinh tế mà chúng ta đã đạt được sau khi Hiệp định
Thương mại được kí kết qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
(Đơn vị: triệu USD)
1998 1999

2000

2001

2002

2003


2004

2005

2006

VN xuất kh

vào HK

554 608 821
1.053
2.394
4.554
5.275
6.631
8.566

Hàng chưa ch
bi
ến/sơ chế
390 399 732 819 994
1.275
1.310
1.686
2.209
Cá và hải sản 94 139 416 478 616 732 568 630 653
Rau quả 26 282 52 50 76 106 184 179 186
Cà phê 142 100 130 76 53 76 114 157 204
Cao su thô 1 2 5 2 11 13 17 23 31

Dầu mỏ 107 100 88 182 181 278 349 605
1.036
Hàng chưa ch
bi
ến khác
20 30 32 31 57 70 78 92 99

Hàng công
nghi
ệp chế tạo
164 209 98 234
1.400
3.279
3.965
4.945
6.357
Khoáng sả
n công
nghi
ệp
3 4 6 9 20 28 32 40 51
Sản phẩ
m kim lo
0,7 3 3 3 8 16 31 64 51
Hàng điện tử 0,2 0,6 0,6 1 4 14 22 21 22
Đồ gỗ 1 3 9 13 80 188 386 692 895
Hàng du lịch 0,6 1 1,6 0,8 50 86 110 114 116
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]


2014

21

May mặc 28 36 47 48 900
2.380
2.571
2.738
3.239
Giày dép 114 145 24 132 225 327 475 721 960
Hàng công nghi

ch
ế tạo khác
16,5 16,4

6,8 27.2

113 240 338 555
1.023
Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ[5;tr.22]
Trong năm 2001-2002, thế mạnh về xuất khẩu của Việt Nam vẫn là hàng dệt may, hải
sản và giày dép: những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế vượt trội với lực lượng lao động
dồi dào, có tay nghề vững. Tuy nhiên nước ta vẫn thường xuất khẩu loại hàng hóa dưới
dạng thô (chưa qua chế biến) nhiều hơn là dạng tinh ( đã qua chế biến). Đó cũng là lý do vì
sao chúng ta xuất với một lượng hàng hóa lớn mà giá trị thực lại không cao. Đặc biệt lượng
hải sản đã chế biến xuất đi nhìn chung chỉ băng ¼ hoặc 1/5 lương hàng hải sản chế biến
điều này cho thấy công nghệ chế biến của nước ta vẫn còn lạc hậu.
Năm 2004, bình quân 1 năm tăng 49,4% - vượt xa so với các chỉ số tương ứng 6,5

lần và 20,7% của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất
khẩu vào mỹ đạt kim ngạch lớn nhất là dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, dầu thô,
hạt đều, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê,
Năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007 tổng giá trị
hàng hóaViệt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2008, cuộc khủng
hoảng kinh tế nổ ra toàn cầu, và Việt Nam cũng chịu không ít ảnh hưởng, nhưng tổng kim
ngạch buôn bán hàng hóa giữa hai nước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Đến
năm 2009, hậu quả của cuộc khủng hoảng vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề nên tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 14 tỷ USD, bằng 94,6% năm 2008, giảm 0,5 tỷ
USD. Hầu hết các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm: hàng dệt may chỉ đạt 4,9
tỷ USD, giảm 3% sao với năm 2008. Tốc độ giảm của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn tốc độ giảm
mặt hàng này của các khu vực khác. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa
lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 đạt 14,24 tỷ USD, chiếm 19,72% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của cả nước năm 2010, tăng 25,38% so với năm 2009. Hàng xuất khẩu
chủ lực sang Hoa Kỳ vẫn là các sản phẩm dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy
sản; máy vi tính, điện tử trong đó, hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch với 6,12 tỷ USD,
chiếm 42,97% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là mặt hàng giày dép với 1,41 tỷ USD, chiếm
9,9%; đứng thứ 3 là gỗ và các sản phẩm gỗ 1,39 tỷ USD, chiếm 9,78%; tiếp đến là hàng
thủy sản 955,93 triệu USD, chiếm 6,71%; máy vi tính, điện tử chiếm 4,17% đạt 593,88 triệu
USD.
Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dư hàng hóa của Việt Nam trong buôn bán trao
đổi thương mại với Hoa Kỳ đã vượt qua con số 10 tỷ USD, cao gấp 26,5% so với năm
trước. Đến năm 2012, nhờ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4 lần
so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước từ thị trường này, mức xuất siêu của Việt
Nam sang Hoa Kỳ đã lên tới 14,8 tỷ USD.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]


2014

22


Và hàng dệt may vẫn là mặt hàng dẫn đầu trong những năm qua về xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2012 là 7,4 tỷ USD, chiếm đến
38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm
của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng
lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm
trước và chiếm tới 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Ở chiều ngược
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

23

lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 2,6 tỷ USD, tăng
10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số lượng thị trường xuất khẩu, nhập
khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là 44 thị trường trong đó xuất khẩu là 27 thị trường, nhập
khẩu là 17 thị trường (tăng 2 thị trường xuất khẩu và 4 thị trường nhập khẩu so với năm
2012). Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nhóm các thị trường này chiếm gần 90%

kim ngạch xuất khẩu và 88% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với
giá trị tuyệt đối. Trong nhóm các thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD nêu trên, có 3 thị
trường xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước)
và Hoa Kỳ là một trong 3 thị trường đó. Trong đó, xuất khẩu đạt tốc độ tăng là 21,4% so với
năm 2012 với kim ngạch lên tới 23,9 tỷ USD (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước), nhập khẩu là 5,2 tỷ USD, tăng 8,3%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2013 là hàng dệt
may đạt 8,6 tỷ USD (tăng 15,5% so với năm 2012); giày dép các loại đạt 2,6 tỷ USD (tăng
17,3%); sản phẩm gỗ đạt gần 2,0 tỷ USD (tăng 12,2%); máy vi tính sản phẩm điện tử và
linh kiện đạt 1,5 tỷ USD (tăng 57,6%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 1,0 tỷ
USD (tăng 7,1%), v.v Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị
trường này năm 2013 cũng đạt hơn 2,6 tỷ USD (tăng 15,1%). Hầu hết các mặt hàng thuộc
nhóm này xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng dương cụ thể là thủy sản (tăng 25,3%),
rau quả (tăng 29,1%), hạt điều (tăng 32,8%), chè (tăng 31,5%), cao su (tăng 1,9%), v.v…
trừ cà phê (giảm mạnh 34,2%).
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 2,35 tỷ
USD, tăng 2,5% so với tháng 12/2013 và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2013. Với kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 2,35 tỷ USD.
Hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ rất đa dạng, phong phú; Trong số đó thì dệt may tiếp tục
đứng đầu về kim ngạch với 954,53 triệu USD, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch,
tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5 so với tháng trước. Tiếp theo là nhóm
hàng giày dép đạt 248,12 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên so với
tháng 12/2013 thì mặt hàng này lại giảm 10,8%. Gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng đứng thứ 3
về kim ngạch xuất khẩu với 186,67 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]


2014

24

Nhìn chung hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tháng đầu năm tăng trưởng
dương ở hầu hết các nhóm hàng; đáng chú ý, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện
mặc dù kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí thứ 5, với 126,93 triệu USD nhưng so với cùng kỳ
năm ngoái lại tăng rất mạnh, tới 1.033,8%. Tuy nhiên, các nhóm hàng nông sản xuất khẩu
sang thị trường này lại sụt giảm mạnh trong tháng đầu năm như: cà phê (-37,6%), hạt tiêu (-
37,7%), cao su (-35,1%), chè (-32,4%).
[
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
]

2014

25


Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Hoa Kỳ tháng 01 năm 2014
. ĐVT: USD

Mặt hàng T1/2014 T12/2013
T1/2014 so v
T12/2013 (%)
Tổng kim ngạch

2.357.873.112

2.299.647.595


+2,5

Hàng dệt, may 954.531.378 840.175.149 +13,6
Giày dép các loại 248.125.802 278.265.813 -10,8
Gỗ và sản phẩm gỗ 186.673.928 212.834.623 -12,3
Hàng thủy sản 155.663.788 135.518.309 +14,9
Điện thoại các loại và linh kiện

126.939.118 100.017.536 +26,9
Máy vi tính, sản phẩm điện tử

linh kiện
116.090.843 122.660.965 -5,4
Máy móc, thi
ết bị, dụng cụ phụ
tùng khác
98.777.534 90.900.664 +8,7
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù 88.995.971 78.197.392 +13,8
Phương tiện vận tải và phụ tùng

54.831.212 52.130.530 +5,2
Cà phê 33.643.071 30.375.587 +10,8
Sản phẩm từ sắt thép 31.781.016 27.287.612 +16,5
Hạt điều 29.329.890 42.041.225 -30,2
Đá quý, kim loại quý
và sản phẩm
27.380.968 31.497.363 -13,1
Sản phẩm từ chất dẻo 20.797.638 21.274.550 -2,2
Hạt tiêu 9.672.164 5.907.569 +63,7

Kim loại thư
ờng khác và sản phẩm
9.196.132 8.255.754 +11,4
Sản phẩm gốm, sứ 8.860.300 6.461.875 +37,1
Cao su 6.937.670 4.346.100 +59,6
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

5.236.402 4.848.413 +8,0
Hàng rau quả 5.068.123 4.602.407 +10,1
Giấy và các sản phẩm từ giấy 4.722.085 4.595.836 +2,7
Sản phẩm từ cao su 4.097.045 5.464.723 -25,0
Thủy tinh và
các sản phẩm từ thủy tinh
3.912.305 4.500.102 -13,1
Dây điện và dây cáp điện 3.286.061 3.739.177 -12,1
Bánh kẹo và các sản phẩm

từ ngũ cốc
2.678.113 4.086.076 -34,5
Hóa chất 2.410.580 7.514.653 -67,9
Xơ, sợi dệt các loại 2.389.715 3.319.909 -28,0
Gạo 1.850.633 2.680.444 -31,0
Sắt thép các loại 1.715.434 3.470.851 -50,6
Sản phẩm hóa chất 1.331.833 1.551.458 -14,2
Chè 739.617 1.287.387 -42,5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×