Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.56 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


PHẠM ĐÌNH THÚY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ
2: TS. Hoàng Ngọc Phong
Phản biện 1: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc
Phản biện 3: TS. Vũ Quang Hùng
Luận án được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Viện họp tại Viện Chiến lược phát triển
Vào hồi: ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Chiến lược phát triển
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước, việc phát triển ngành cơ khí (NCK) theo hướng bền vững
càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian


vừa qua NCK của nước ta chưa phát triển như mong muốn, chưa tương
xứng với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, trong việc hoạch định
chính sách và đánh giá sự phát triển đối với NCK còn có nhiều ý kiến khác
nhau. Không ít ý kiến cho rằng, một mặt Nhà nước chưa có chiến lược
phát triển NCK đúng tầm; chính sách của nhà nước lại chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển của ngành công nghiệp này; mặt khác các doanh nghiệp
chưa thật sự coi trọng phát triển NCK. Một số khác cho rằng, NCK của
nước ta đã được chú ý phát triển nhưng sự phát triển của nó chưa có nền
tảng, còn thiếu bền vững và kém hiệu quả. Đồng thời, để nhận biết rõ về vị
trí, vai trò của NCK trong quá trình thực thi công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng như làm thế nào để phát triển NCK một cách hiệu quả và bền vững ở
nước ta cũng chưa hoàn toàn rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trước tình
hình ấy tác giả chọn vấn đề “Phát triển ngành cơ khí theo hướng bền
vững” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a- Về mặt lý luận: Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu
có liên quan ở trong và ngoài nước đã công bố và từ những đúc rút tri thức
trong thực tiễn phát triển ở Việt Nam, luận án làm rõ những vấn đề lý luận
chủ yếu về phát triển NCK theo hướng bền vững trong quá trình CNH,
HĐH ở Việt Nam (nổi bật như quan niệm phát triển NCK bền vững, các
yếu tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển NCK bền vững, quan sát kinh
nghiệm quốc tế, xác định chỉ tiêu đánh giá phát triển NCK bền vững,…)
1
để vận dụng vào nghiên cứu phát triển NCK của nước ta có hiệu quả và
bền vững có tính tới bối cảnh toàn cầu hóa.
b- Về mặt thực tiễn: Vận dụng những vấn đề lý luận đã được làm
rõ, tiến hành phân tích hiện trạng và xác định giải pháp đảm bảo phát
triển bền vững NCK ở nước ta đến năm 2020; làm cơ sở khoa học phục
vụ hoạch định chính sách phát triển nói chung và chính sách phát triển
NCK nói riêng ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: ngành cơ khí trong trạng thái phát triển
bền vững.
+ Phạm vi nghiên cứu: a) Về không gian nghiên cứu: là trên phạm vi
cả nước. b) Về thời gian nghiên cứu: là giai đoạn 2001-2012 và 2014-
2020; và c) Về mặt khoa học: NCK theo hướng bền vững, yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển bền vững của NCK và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát
triển bền vững của NCK, hiện trạng phát triển NCK và giải pháp phát triển
NCK Việt Nam theo hướng bền vững đến năm 2020.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Tác giả tiến hành tổng quan 92 công trình (trong đó có 4 công trình
tiếng nước ngoài) đã công bố liên quan tới yêu cầu nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở tổng quan, tìm ra những điểm có thể kế thừa và xác định những
điểm mà luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Nhìn chung, nhiều chuyên
gia kinh tế cũng như chuyên gia công nghiệp tương đối thống nhất cho
rằng, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa vật chất, công nghiệp trở
thành đầu tàu của nền kinh tế thế giới, nhất là của các nền kinh tế ở Châu Âu
và Bắc Mỹ trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Chương trình khoa học cấp nhà
nước mã số KC.03/11-15 cho rằng, NCK Việt Nam nên được xem là cơ
khí chế tạo với 7 nhóm chính: đúc, chế tạo trong khuôn, định hình, cắt gọt,
2
liên kết, chế tạo nhanh và nhóm khác. NCK phát triển dựa trên nền tảng 7
nhóm công nghệ liên ngành và tích hợp chủ yếu như: Điện tử, cơ điện tử
và tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và di động,
công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và công nghệ môi trường. NCK
phát triển từ thấp đến cao theo đà phát triển của công nghiệp cũng như của
kỹ thuật công nghệ. Nhiều người cho rằng, quá trình phát triển của NCK
một mặt phụ thuộc vào quá trình phát triển chung của các quốc gia và quá
trình phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ; mặt khác nó có vai trò
quyết định hiện đại hóa nền kinh tế. Quan hệ giữa phát triển NCK và

CNH, HĐH mang tính tương tác hai chiều. Nếu người Mỹ và người Anh
mất khoảng 80-100 năm để có được nền công nghiệp phát triển thì Nhật Bản
và các nước công nghiệp mới ở Đông Á (NICs) chỉ mất khoảng 35-38 năm.
Tức là người ta có thể rút ngắn thời gian để có được nền công nghiệp phát
triển. Theo W.W.Rostow (nhà kinh tế học người Mỹ), sự phát triển của xã
hội loài người có thể phân chia thành 5 “giai đoạn trưởng thành về kinh
tế”: (1) Giai đoạn xã hội truyền thống; (2) Giai đoạn tạo tiền đề để “cất
cánh”; (3) Giai đoạn cất cánh; (4) Giai đoạn trưởng thành, quần chúng tiêu
dùng ở mức cao và sau đó là (5) Giai đoạn theo đuổi chất lượng sống.
W.W. Rostow nhấn mạnh nhân tố mang tính quyết định của sự cất cánh là
kỹ thuật mới được áp dụng mà kỹ thuật mới bao giờ cũng được áp dụng
vào ngành công nghiệp cụ thể, trong đó NCK giữ vai trò nòng cốt. Ngày
nay, trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ trên cơ sở có sự
phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, NCK cũng đã có sự thay đổi
đáng kể mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển NCK cũng không thể xem
nhẹ hoặc không chú ý. Các nhà chuyên môn cho rằng, sự thay đổi đó theo
các xu hướng chính sau đây: a) Quốc tế hóa sản xuất sản phẩm cơ khí; b)
Di chuyển thị trường sản phẩm cơ khí; c) Liên kết NCK với công nghiệp
3
điện tử thành ngành công nghiệp cơ điện tử - một ngành công nghiệp đầy
tiềm năng. Nội dung trung tâm của thực hiện CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức

là lựa chọn phương thức phát triển để có thể bỏ qua
một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công
nghệ mới nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo
hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức,
giá trị gia tăng cao. Nói đến NCK không thể không nói tới CNH, HĐH
để đất nước phát triển, giàu có, bởi nó giữ vai trò then chốt của quá trình
này. Trong khi nghiên cứu về tình hình sản xuất và phân bố NCK của

thế giới, cho biết NCK trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Đức, Anh, Pháp, Nga đi đầu trong lĩnh vực này bởi vì nó đã được
phát triển và hoàn thiện qua hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất và lần thứ hai. Trình độ phát triển và công nghệ ở các quốc gia trên
đã đạt tới đỉnh cao gắn với các ngành công nghiệp kỹ thuật điện, máy
móc, thiết bị chính xác, công nghiệp hàng không, vũ trụ. Các sản phẩm
của NCK rất phong phú và đa dạng.
Đến nay nhìn chung chưa có học giả nào đề cập phát triển NCK
theo hướng bền vững, đặc biệt họ chưa đề cập hệ thống chỉ tiêu đánh giá
phát triển bền vững đối với NCK trong điều kiện Việt Nam. Để đánh giá
chất lượng phát triển (mà nội hàm của nó là hiệu quả và bền vững) học giả
Ngô Doãn Vịnh cho rằng, phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu: a- Nhóm
chỉ tiêu tăng một cách tương đối ổn định. Nhóm này gồm các chỉ tiêu chủ
yếu như: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế; (2) Năng suất lao động gắn với
con người được phát triển toàn diện; (3) Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư; (4)
Hiệu suất sử dụng tài nguyên (kể cả hiệu suất sử dụng nguyên liệu); (5)
Sức cạnh tranh của nền kinh tế; (6) Độ mở của nền kinh tế; (7) An toàn,
4
an ninh xã hội một cách ổn định; b- Nhóm chỉ tiêu giảm một cách tương
đối ổn định; Nhóm này gồm các chỉ tiêu chủ yếu: (8) Mức tiêu tốn năng
lượng (hoặc tiêu tốn điện năng) để tạo ra một đơn vị GDP (đây chính là
hiệu suất sử dụng điện năng); (9) Tỷ lệ thất nghiệp; (10) Tỷ lệ đói
nghèo; (11) Mức độ ô nhiễm môi trường; (12) Tệ nạn xã hội, tai nạn
giao thông và tai nạn lao động. Tư tưởng này tác giả luận án có thể kế
thừa được nhiều điểm.
Bên cạnh việc tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan, tác giả còn tìm hiểu một số trường hợp phát triển NCK như của
Singapore, Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga và Ấn Độ. Từ việc nghiên cứu phát
triển NCK của một số quốc gia trên thế giới cho phép rút ra một số nhận

xét quan trọng để phát triển NCK của nước nhà như sau: a) Nhà nước phải
có quan tâm về mặt chính trị và ý chí chính trị mạnh mẽ về phát triển
NCK; b) Nhà nước ban hành những chính sách cần thiết mang tính khuyến
khích đủ đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vốn để phát triển NCK; c)
Nhà nước có chính sách đào tạo nhân lực cho NCK một cách thiết thực;
đồng thời; d) Nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài nhằm nhanh chóng có sự phát triển vượt bậc về công
nghệ và mở mang thị trường quốc tế tạo tiền đề cho NCK phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững.
5- Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1- Khung lý thuyết nghiên cứu luận án. Với phương châm tiếp cận
hệ thống và trên quan điểm tuân thủ lôgich khoa học luận chứng, luận án
được nghiên cứu theo tinh thần của sơ đồ tổng quát dưới đây:
5
Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết nghiên cứu chỉ ra một cách tổng quát các câu hỏi
khoa học cần nghiên cứu và cần trả lời để đạt được mục tiêu đề ra đối với
luận án. Nó chỉ rõ những công việc nghiên cứu phải triển khai để hoàn
thành luận án một cách có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của
một luận án tiến sĩ.
5.2- Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng phổ biến các
phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp phân tích hệ thống, Phương
pháp phân tích thống kê, Phương pháp dự báo, Phương pháp sử dụng
chuyên gia, Phương pháp sơ đồ bảng biểu, Phương pháp phân tích chính
sách. Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã sử dụng tổng hợp
các phương pháp để hạn chế bớt những khiếm khuyết của mỗi phương
pháp và đảm bảo độ tin cậy cần thiết có được kết quả nghiên cứu như
mục tiêu đề ra.
Mục tiêu
nghiên cứu

Vấn đề lý luận cơ bản
Phân tích hiện trạng
Giải pháp
Kiến
nghị
Nội dung nghiên cứu
Tổng
quan
Nhận
thức
Kết
luận
6
6- Những đóng góp mới
a) Kiến nghị quan niệm mới, nội dung phát triển NCK theo hướng
bền vững; các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển NCK bền vững và đề xuất
bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đối với NCK trong điều kiện thực
tế của Việt Nam.
b) Sau khi phát hiện những yếu kém trong quá trình phát triển NCK
trên quan điểm bền vững trong những năm 2001-2012, tác giả kiến nghị 5
biện pháp cơ bản để đảm bảo NCK Việt Nam phát triển có hiệu quả và bền
vững ở thời kỳ 2013-2020, cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định
chính sách phát triển nói chung và phát triển NCK nói riêng ở nước ta.
7- Kết cấu luận án
Nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương:
- Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
- Chương II: Những vấn đề lý luận về phát triển NCK theo hướng
bền vững;
- Chương III: Hiện trạng phát triển NCK Việt Nam giai đoạn 2001-2012;
- Chương IV: Giải pháp đảm bảo phát triển bền vững NCK của Việt

Nam đến năm 2020.
Tiếp theo là danh mục các công trình khoa học đã công bố.
Dưới đây là nội dung chủ yếu của luận án:
7
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Vai trò then chốt của ngành công nghiệp cơ khí trong quá
trình phát triển của Việt Nam. Về bản chất, đó chính là ý nghĩa quyết
định của NCK đối với hiện đại hóa đất nước. Nhiều người cho rằng, NCK
và gần đây là công nghiệp cơ điện tử có vai trò quan trọng đặc biệt đối với
quá trình hiện đại hóa đất nước mà chính hiện đại hóa mới quyết định quá
trình thịnh vượng đối với mỗi quốc gia. Toàn bộ quá trình hiện đại hóa ấy
gắn liền với sự phát triển của NCK, nhất là NCK chế tạo.
Hình 2: Ba giai đoạn chuyển đổi phương thức hiện đại hóa
Nguồn:Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu
phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Quá trình hiện đại hóa NCK về cơ bản đó là sự chuyển hóa giai đoạn
từ cơ khí hóa sang cơ điện tử và tự động hóa. Theo bảng phân loại hệ
thống ngành kinh tế quốc dân tại Quyết định số 10 của Thủ tướng Chính
phủ, ban hành ngày 23/01/2007, NCK gồm 7 nhóm phân ngành (từ nhóm
24 sản xuất kim loại đến nhóm 30 sản xuất phương tiện vận tải). Tán đồng
với ý kiến của một số chuyên gia quốc tế và của nhiều chuyên gia của
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tác giả cho rằng, NCK
Hiện đại còn ít, nhờ bên
ngoài; gia công là chủ yếu
Tăng dần hiện đại và

khả năng tự
sáng tạo

Tự lực sáng tạo và
làm chủ công nghệ
1
2 3
8
có bốn nhóm chính: Sản xuất kim loại; Cơ khí chế tạo; Cơ khí sửa chữa và
Cơ khí lắp ráp. Vì thế, muốn NCK phát triển bền vững thì cả bốn bộ phận
này đều phải được phát triển có hiệu quả và bền vững.

Hình 3: Cấu trúc chi tiết phân ngành cơ khí
Ghi chú: SXSP: Sản xuất sản phẩm, TB: thiết bị, SX: sản xuất
Nguồn: Chính phủ, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg về phân ngành
kinh tế quốc dân.
Theo tác giả, cách phân chia chi tiết như trên chưa thể hiện được vai
trò then chốt của NCK đối với ngành công nghiệp và chưa biểu đạt được
vai trò nòng cốt của NCK chế tạo. Vì thế tác giả đề xuất cách phân ngành
cơ khí theo hướng mới
.
9
Ngành
cơ khí
24- SXSP kim loại
25- SXSP từ kim loại
đúc sẵn
26- SXSP điện tử,
máy tính,
SP quang học
27- SX thiết bị điện
28-SX máy móc, thiết bị
chưa phân vào đâu

29- SX xe có động cơ, 30-SX
phương tiện vận tải khác
Công
nghiệp
cơ khí
Công nghiệp
sản xuất kim
loại
Công nghiệp
chế tạo
Cơ khí
lắp ráp
Cơ khí
chế tạo
Cơ khí
sửa chữa
Hình 4: Phân ngành cơ khí theo quan điểm hiện đại hóa
Nguồn: Ngô Doãn Vịnh (2009), Kinh tế phát triển, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội
Sự phát triển của NCK, cơ điện tử đảm bảo cho sự hợp tác quốc tế cả
trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm phục vụ tốt cho công cuộc chấn hưng NCK của nước nhà.
1.2. Ph¸t triÓn ngành công nghiệp cơ khí theo hướng bền vững
trong điều kiện Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng về phát triển bền vững nói chung, tác
giả cho rằng, phát triển NCK bền vững được xem là NCK phát triển có
hiệu quả cao và có hiệu suất lớn dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và
thân thiện với môi trường.
Hình 5: Khái quát nội dung phát triển công nghiệp cơ khí bền vững
ở Việt Nam

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển và UNIDO (1997), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Ở góc độ khác, NCK phát triển bền vững có nghĩa là nó phát triển có
tổ chức, có hiệu quả trong thời gian dài (chứ không phải chỉ trong một vài
Phát triển
bền vững
ngành cơ khí
Bền vững
tiêu thụ
Bền vững
với các
ngành khác
Bền vững
sản xuất
Bền vững
đời sống
công nhân
Bền vững tích
lũy
Bền vững
thị trường
10
năm) và trên cơ sở đủ sức tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu cũng như chủ
động, tích cực tham gia mạng phân phối toàn cầu trong lĩnh vực cơ khí chế
tạo với trình độ công nghệ ngày càng cao. Tác giả cho rằng, dù ở giai đoạn
nào thì phát triển bền vững NCK cũng có những nội dung chủ yếu như sau:
+ Sản xuất bền vững dựa trên một cơ cấu ngành nghề hiện đại, có
khả năng thích ứng cao với thị trường trong nước và quốc tế cũng như phù
hợp cả trước mắt và lâu dài để có được sự bền vững trong quá trình sản
xuất sản phẩm cơ khí. Các doanh nghiệp cơ khí sản xuất kinh doanh hiệu

quả, đảm bảo có lãi cao, sản lượng tăng lên không ngừng.
+ Tiêu thụ sản phẩm bền vững trên cơ sở sản phẩm có chất lượng và
sức cạnh tranh vững chắc trong cả ngắn hạn và dài hạn. Sản phẩm NCK có
thị trường lớn, ổn định và không ngừng mở rộng.
+ Quan hệ giữa NCK với các ngành công nghiệp khác cũng như với
nền kinh tế quốc dân được giữ vững và đảm bảo trên cơ sở lợi ích của
mỗi phía.
Những yếu tố và điều kiện chủ yếu mang tính lý thuyết để NCK phát
triển bền vững rất đa dạng

nhưng tựu trung có ba yếu tố chính. Thứ nhất,
Nhà nước và hoạt động của nhà nước đối với NCK. Đây là yếu tố quan
trọng hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển bền vững, có hiệu quả của NCK.
Thứ hai, đội ngũ doanh nghiệp cơ khí lớn mạnh và sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Thứ ba, thị trường. Ba chủ thể nêu trên cùng có ý chí phát triển
mạnh mẽ, cùng ra sức đầu tư phát triển và cùng hưởng lợi ích do sự phát
triển NCK mang lại là điều kiện tiên quyết để phát triển NCK của nước ta.
1.3. Chỉ tiêu phản ánh phát triển công nghiệp cơ khí bền vững
trong điều kiện Việt Nam
Với quan niệm NCK là bộ phận hợp thành cơ cấu ngành của nền kinh
tế, nên sự phát triển bền vững của NCK cũng mang những nét chung của
sự bền vững đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, vì nó chỉ là một bộ
phận nên sự bền vững trong phát triển của NCK có phạm vi giới hạn hơn.
11
Tác giả cho rằng, sự phát triển bền vững của NCK biểu hiện ở các đặc trưng
chủ yếu như: (1) Tốc độ tăng trưởng sản lượng; (2) Hiệu suất phát triển; (3)
Tồn kho; (4) Thứ hạng cạnh tranh; (5) Mức độ hiện đại của cơ cấu NCK.
Tham khảo các bộ chỉ tiêu về phát triển bền vững nói chung, tác giả
tiến hành xây dựng có tính lựa chọn bộ chỉ tiêu phản ánh NCK phát triển
bền vững trong điều kiện Việt Nam. Đó là:

(1) Tăng trưởng sản lượng NCK qua các năm (Ký hiệu là Tck). Chỉ
tiêu này được tính theo biểu thức:
Tck =
[
(Si- S0): S0
].100
(đơn vị tính %)
Trong đó: Si: Giá trị gia tăng (hay gía trị sản lượng) NCK năm i;
S0: Giá trị gia tăng (hay gía trị sản lượng) NCK năm gốc.
(2) Hiệu suất phát triển, cần sử dụng một số chỉ tiêu: Nhóm này có
mấy chỉ tiêu chính sau đây:
a) Năng suất lao động (Nsl). Chỉ tiêu này được tính theo biểu thức:
Nsl = S : L
Trong đó: S: Giá trị gia tăng (hay giá trị sản lượng) NCK; L: Tổng
lao động làm việc trong NCK.
Ngoài chỉ tiêu trên, phải tính thêm chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao
động của NCK (Tns).
Tns = (Nsli – Nsl0) : Nsl0 x 100 (%)
Trong đó: Nsli: Năng suất lao động của NCK năm i; Nsl0: Năng
suất lao động NCK năm gốc.
b) Tốc độ tăng giá trị gia tăng (hay giá trị sản lượng) trên 1 đồng
vốn đầu tư (Ggv). Nó được tính bằng công thức:
Ggv = ∆ SL : V (đơn vị tính: đồng)
Trong đó: ∆ SL: phần gia tăng giá trị gia tăng NCK (lấy giá trị gia
tăng NCK năm i trừ đi giá trị gia tăng NCK năm gốc); V: Tổng vốn đầu tư
đã thực hiện để phát triển NCK từ năm gốc đến năm thứ i
12
c) Chỉ số ICOR của NCK. Đây là chỉ tiêu phản ánh chỉ số vốn đầu tư
cần thiết để tạo ra một đồng giá trị tăng thêm của NCK. Chỉ tiêu này
ngược với chỉ tiêu (ICOR = V: ∆ SL)

d) Hiệu suất sử dụng điện năng (Hđn). Chỉ tiêu này được tính bằng
cách lấy sản lượng điện tiêu thụ cho NCK chia cho giá trị gia tăng toàn
ngành cơ khí (hoặc giá trị sản lượng của ngành cơ khí) hoặc ngược lại.
e) Hiệu quả sử dụng đất (Hđ). Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy
tổng giá trị gia tăng NCK chia cho tổng diện tích đất (ha) mà các doanh
nghiệp cơ khí sử dụng.
g) Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản của NCK (Tts). Chỉ tiêu này
được tính bằng cách lấy giá trị tài sản do đầu tư tạo ra chia cho tổng vốn
đầu tư cho NCK đã thực hiện.
(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh đóng góp cho nền kinh tế quốc dân (Đkt).
Chỉ tiêu này được tính bằng biểu thức: Đkt = (GTcktn : TGck) x 100 (%)
Trong đó: GTcktn: Giá trị sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước;
TGck: Tổng gía trị sản phẩm cơ khí tiêu dùng của xã hội
(4) Tỷ lệ tồn kho của sản phẩm cơ khí (Tt). Chỉ tiêu này thường
được tính theo biểu thức:
Tt = (St : S) x 100 (%)
Trong đó: St: Sản lượng tồn kho của NCK; S: Sản lượng toàn NCK
(5) Thứ hạng cạnh tranh của NCK (Hct). Thực tiễn phát triển cho
thấy, Hct là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó đã bao hàm rất nhiều khía cạnh
mà trong đó có cả khía cạnh năng suất, hiệu suất phát triển của NCK, năng
lực quản trị quốc gia và năng lực quản trị doanh nghiệp.
(6) Cơ cấu nội bộ NCK (Ti). Chỉ tiêu này được tính cho từng năm
hoặc tính trung bình cho thời kỳ và theo biểu thức sau: Ti = (si : S) x 100
(%). Trong đó: Ti: Tỷ trọng của phân ngành i trong toàn bộ NCK (%); si:
Sản lượng của ngành thứ i cần xem xét (cần tính toán tỷ trọng); S: Sản
13
lượng toàn NCK. Cụ thể cơ cấu nội bộ NCK được xem xét trên ba góc độ
chính: a) Cơ cấu giữa ba nhóm ngành: NCK chế tạo; NCK sửa chữa và
NCK lắp ráp; b) Cơ cấu giữa NCK có công nghệ cao và phần còn lại. Chỉ
tiêu này phải dựa vào số liệu điều tra bổ sung; c) Cơ cấu giữa NCK sản

xuất sản phẩm xuất khẩu và phần còn lại.
(7) Tỷ trọng GDP xanh trong tổng GDP ngành cơ khí (Tx). Chỉ
tiêu này phản ánh mức độ thân thiện với môi trường; Tx được tính toán
trên cơ sở tổng hợp giá trị gia tăng của những doanh nghiệp có công nghệ
cao và thân thiện với môi trường. Tỷ lệ GDP xanh càng cao thì càng tác
động tốt tới môi trường và ngược lại.
8) Đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng của NCK (Đg). Cũng
như đối với cả nền kinh tế, Đg là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của
các yếu tố vốn, lao động và TFP. Tỷ trọng đóng góp của TFP càng lớn
càng chứng tỏ sự phát triển càng có hiệu quả.
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ
VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2012
2.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp cơ khí trong quá trình
phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2001-2012
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
12 năm qua, quy mô của nền kinh tế và năng lực sản xuất của các
ngành đều tăng. GDP tính theo giá so sánh năm 2012 gấp hơn 2,16 lần so
với năm 2000. GDP năm 2012 theo giá thực tế tính bằng USD ước đạt 119
tỷ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000. GDP theo giá thực tế tính theo đầu
người quy ra USD của năm 2012 đạt khoảng 1.350 USD. Nước ta dù đã ra
khỏi nhóm nước có nền kinh tế kém phát triển, nhưng vẫn ở mức có thu
nhập trung bình thấp và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Mức
độ hiện đại hóa và tự động hóa của nền kinh tế còn thấp.
14
2.1.2. Khỏi quỏt quỏ trỡnh phỏt trin NCK Vit Nam
a) Thnh tu ch yu: Ngành cụng nghip cơ khí đợc hình thành và
phát triển từ sm. Trong nhng nm 1960-1970, mỗi năm ngành cơ khí đã
đáp ứng đợc khong 45 - 50% nhu cầu sn phm c khớ trong nớc. Quỏ
trỡnh phỏt trin NCK Vit Nam ó tri qua my giai on chớnh: a) Thi

k trc nm 1975; b) Thi k t nm 1976 n nm 1990; c) Thi k t
nm 1991 n nay. Cựng vi quỏ trỡnh phỏt trin t nc, v trớ ca NCK
trong nn kinh t quc dõn dn c tng lờn.
Biu 3: Tc tng trng thi k 2001-2012
n v: %
Ngnh 2001-2005 2006-2010 2001-2012
1- C nc 7,5 7,0 7,1
2- Ton ngnh cụng nghip 10,3 8,6 7,4
3- NCK 9,7 11,8 10,4
- úng gúp ca NCK vo tng trng
GDP quc gia,%
12,1 16,5 13,6
Ngun: Tỏc gi x lý theo s liu t Niờn giỏm thng kờ ca TCTK
T trng NCK trong ton ngnh cụng nghip cng nh trong nn kinh
t quc dõn ngy cng tng.
Biu 1: GDP cụng nghip qua cỏc nm (tớnh theo giỏ 1994)
n v: T ng
Ngnh 2000 2005 2010 2012
C nn kinh t quc dõn 273.666 393.031 551.609 590.221
GDP ca ton ngnh cụng nghip 82.376 129.450 189.695 200.675
GDP ca NCK 35.834 58.382 89.725 95.320
T trng so vi GDP c nc,% 13,1 14,8 16,3 16,2
T trng trong ton ngnh cụng
nghip,%
43,5 45,1 47,3 47,4
Ngun: Tỏc gi x lý theo s liu t Niờn giỏm thng kờ ca TCTK.
C cu ni b NCK cng thay i tng i rừ theo chiu hng i
mi, tin b nhng ang bc l nhiu bt cp. Nm 2012, ch to thit b
in t, mỏy tớnh v ch to mỏy múc, thit b c khớ mi chim khong
15

25% tổng giá trị NCK. Điều đó có thể nói lên là cơ cấu NCK chưa có được
tính hiện đại và sự tiến bộ cần thiết.
Biểu 2: Cơ cấu ngành cơ khí Việt Nam
Đơn vị: %
Số TT Ngành 2005 2010 2012
Toàn ngành cơ khí 100,0 100,0 100,0
1 SX kim loại 15,3 17,2 15,1
2 SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 18,7 23,0 21,0
3 SX sản phẩm điện tử, náy tính 15,2 15,7 21,0
4 SX thiết bị điện 12,9 11,2 11,3
5 SX máy móc, thiết bị(chưa tính vào đâu) 4,9 4,6 4,0
6 SX xe có động cơ 12,8 12,2 11,5
7 SX phương tiện vận tải 4,5 15,8 15,5
8 Khác 15,7 0,3 0,4
Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu từ Niên giám Thống kê của TCTK.

Xuất khẩu sản phẩm NCK có nhiều tiến bộ. Năm 2006 giá trị xuất khẩu
cơ khí đạt 1,88 tỷ USD và đến năm 2011 đã đạt 9,67 tỷ USD. Điều đó cho
thấy ngành cơ khí đang trở thành một trong những ngành xuất khẩu quan
trọng của nền kinh tế nước ta, làm cho cán cân xuất nhập khẩu thu hẹp hơn.
b) Hạn chế và yếu kém: Mặc dù đã đạt được một số thành tựu như nêu
ở trên, nhưng NCK Việt Nam còn có nhiều yếu kém, bất cập. Nhìn chung,
NCK của Việt Nam phát triển chưa bền vững, hiệu quả vẫn còn thấp, hội nhập
quốc tế cũng còn nhiều hạn chế. Số doanh nghiệp lớn còn ít cũng như công
nghiệp hỗ trợ chưa phát triển theo yêu cầu. Trong khi trên phạm vi cả nước,
các doanh nghiệp đạt chuẩn chất lượng ở mức khoảng 33% thì của NCK đã
đạt khoảng 42,7%; song các doanh nghiệp NCK vẫn chỉ có công nghệ ở mức
trung bình và thấp.
c) Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng yếu kém: Bên cạnh những
nguyên nhân từ phía doanh nghiệp chưa đổi mới kịp thời kỹ thuật, công

nghệ, thiếu nhân lực chất lượng cao còn có nguyên nhân từ phía Nhà nước
16
m ni bt l s bt cp ca h thng chớnh sỏch v trong iu hnh v mụ,
kim soỏt ri ro. Tuy cú chin lc phỏt trin NCK n nm 2010 v tm
nhỡn n nm 2015 nhng cha tm v cng cha mc. Trong 12
nm, tng vn u t ca ngnh c khớ chim t trng hn 58% tng vn
u t vo ton ngnh cụng nghip nhng vn thp so vi yờu cu. i vi
NCK, vn u t trc tip nc ngoai chiờm ty trong ln (92,3% toan
nganh c khi), cụng nghiờp t nhõn chiờm 5%. Vn u t ca cỏc c s
sn xut c khớ trong nc quỏ nh so vi doanh nghip cú vn u t
nc ngoi, vn u t bỡnh quõn ca mt doanh nghip c khớ Nh nc
tng ng 3,7 triu USD, vn u t bỡnh quõn ca mt c s c khớ cú
vn u t nc ngoi l 10,6 triu USD. Phần lớn công nghệ và thiết bị
vạn năng cũ, lạc hậu khong 30-40 năm so với khu vực và 50-60 năm so
với nhng nc cú cụng nghip phỏt trin trờn thế giới. Nhõn lc ca NCK
tuy tng nhanh nhng cht lng cũn thp.
2.2. ỏnh giỏ tỡnh hỡnh phỏt trin ngnh cụng nghip c khớ Vit
Nam da theo quan im v ch tiờu bn vng
2.2.1. Nng sut lao ng NCK. Nng sut lao ng ca NCK ang
thp, khin kh nng cnh tranh yu. Nng sut lao ng ca NCK tng
gim khụng n nh. Tuy nhiờn nhỡn chung, 12 nm tng u v vi tc
khong 4,5%/nm (cao hn mc trung bỡnh ca nn kinh t c nc 4,25%
v cao hn mc 4,3% ca ton ngnh cụng nghip). Nhỡn chung nng sut
lao ng NCK ca nc ta cũn thp xa so vi ca nhiu nc trong khu
vc ụng (ch bng 0,8 ca Thỏi Lan, 0,77 ca Malaysia, 0,56 ca
Singapore). Trong khi thi k 2001-2012 i vi nn kinh t c nc
nng sut lao ng úng gúp khong 61% vo tng trng GDP thỡ con s
tng ng ca NCK ch t 43%.
2.2.2. Hiu sut s dng vn u t ca ngnh cụng nghip c
khớ. Hiu sut s dng vn u t ca NCK tuy cao hn so vi ton ngnh

cụng nghip nhng vn cũn thp. Trc ht, giỏ tr gia tng bỡnh quõn trờn
17
1 đồng vốn đầu tư đã thực hiện tuy có cao hơn so với mức trung bình của
toàn ngành công nghiệp nhưng cao hơn không đáng kể. Điều đó làm cho
khả năng cạnh tranh của NCK bị hạn chế.
Biểu 4: Giá trị gia tăng trên 1 đồng vốn đầu tư
Đơn vị: đồng
2001-2005 2006-2010
Tăng,
giảm;lần
Của cả nước 0,29 0,32 +0,03
Của toàn ngành công nghiệp 0,30 0,34 +0,04
Của ngành cơ khí 0,32 0,37 +0,05
Hệ số so sánh cả nước với
NCK
1,06 1,13 -
Nguồn:Tác giả xử lý theo số liệu từ Niên giám thống kê của TCTK.
Thứ hai, chỉ số ICOR dù có thấp hơn mức trung bình của toàn bộ
ngành công nghiệp nhưng cũng không nhiều. Điều này cũng nói lên rằng,
hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của NCK của nước ta cũng còn nhiều hạn
chế, thậm chí có thể nói là thấp.
Biểu 5: Chỉ số ICOR qua các thời kỳ
Đơn vị: lần
Lĩnh vực công nghiệp 2001-2005 2006-2010
Tăng,
giảm;lần
Của cả nước 3,9 4,3 +0,4
Của toàn ngành công nghiệp 4,6 4,8 +0,2
Của ngành cơ khí 4,3 4,5 -0,2
Hệ số so sánh ngành cơ khí:

- So với cả nước
- So với toàn ngành công nghiệp
1,1
0,9
1,04
0,93
-
-
Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu từ Niên giám thống kê của TCTK.
2.2.3. Tỷ lệ tồn kho sản phẩm công nghiệp cơ khí . Mức tồn kho
sản phẩm của NCK tuy không lớn nhưng có xu hướng tăng trong những
năm 2009-2012. Theo số liệu tổng hợp sơ bộ, cuối năm 2012 NCK chỉ số
tồn kho của NCK tăng so với năm trước khoảng 7,9%. Trong đó, ôtô, xe
18
máy lắp ráp tồn kho tăng 12- 14%, thép khoảng 19- 21%, tủ lạnh khoảng
6,5%, tàu thủy khảng 21- 25%. Với hiệu suất phát triển thấp và khả năng
cạnh tranh theo đó mà vẫn thấp như đã nói ở trên thì tồn đọng sản phẩm
không tiêu thụ được là tất yếu.
2.2.4. Đóng góp của ngành công nghiệp cơ khí cho nền kinh tế
quốc dân. Nhìn chung mức đóng góp có xu hướng tăng nhưng còn ở mức
hạn chế. Trong giai đoạn 2001-2012, NCK đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế của cả nước chỉ khoảng 13,6% và đóng góp được khoảng 10% tổng giá
trị xuất khẩu của cả nước. Đồng thời, mới đáp ứng được khoảng 25% nhu
cầu sản phẩm cơ khí của đất nước.
Biểu 6: Mức độ đóng góp của NCK cho nền kinh tế quốc dân
Chỉ tiêu chính 2001-2005 2006-2010 2001-2012
Tỷ lệ đóng góp vào tốc độ tăng
trưởng của cả nền kinh tế trung
bình năm, %
12,1 16,5 13,6

Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sản phẩm
NCK của nền kinh tế quốc dân; % 19,2 27,5 25,5
Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu từ Niên giám thống kê của TCTK.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
Để phát triển hiệu quả, bền vững NCK của Việt Nam, góp phần thực
hiện thành công mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, tác giả cho rằng, nước
ta phải thực thi đồng bộ, đủ mức và kiên quyết những giải pháp cơ bản
dưới đây:
3.1. Đổi mới quan điểm, định hướng phát triển đối với ngành
công nghiệp cơ khí tới năm 2020
3.1.1. Thực thi quan điểm phát triển mới: Phải coi NCK là loại công
nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế
19
- xã hội, bảo đảm độc lập và tự chủ về kinh tế của đất nước. Phát triển có
chọn lựa, có trọng tâm trọng điểm; hình thành một số chuyên ngành và sản
phẩm NCK trọng điểm có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh quốc tế
cao. Lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm thước đo hàng đầu đối với
phát triển NCK.
3.1.2. Đổi mới định hướng phát triển: Ở giai đoạn 2014-2020 tốc
độ tăng của NCK phải đạt mức lớn gấp 2,6-2,8 lần tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế (chỉ số này của năm 2000 là 2,09 và của năm 2010 là 2,43) và
gấp khoảng 2,2-2,3 lần tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp; vào năm
2020 mục tiêu phát triển của NCK nước ta đạt mức có cơ khí chế tạo chiếm
khoảng 40-45% trong sản lượng ngành công nghiệp; đảm bảo nhu cầu sản
phẩm cơ khí cho nền kinh tế khoảng 45-50%, sản phẩm cơ khí xuất khẩu
chiếm khoảng 30% tổng giá trị của ngành công nghiệp này. Đồng thời, đáp
ứng khoảng 75-80% nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản, vận tải, sản xuất vật liệu, sản xuất điện và khoảng 80-85%

sản phẩm cơ khí, điện tử tiêu dùng cao cấp
Biểu 7: Dự kiến tỷ trọng một số nhóm ngành cơ khí chủ yếu
Đơn vị: %
2010* 2015 2020
Toàn ngành cơ khí 100 100 100
- Cơ khí chế tạo 6,4 12 15-16
- Cơ khí gia công lắp ráp 65,2 50,0 35-40
- Cơ khí sửa chữa 28,4 38,0 30-40
Nguồn: Tính toán của tác giả; * Năm 2010 xử lý theo số liệu của TCTK

Ra sức thực hiện lộ trình 4 I: I (Imitate) - Bắt chước, I (Improve) -
Cải tiến, I (Innovate) - Đổi mới và I (Invent) - Phát minh. NCK nước ta
phấn đấu vào năm 2015 có được sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, vào năm
2020 có sản phẩm do Việt Nam thiết kế và sau năm 2025 có sản phẩm do
phát minh tại Việt Nam.
3.2. Đổi mới phương thức phát triển ngành ngành công nghiệp cơ khí
20
Hiện đại hóa gắn với thu hút các nhà đầu tư công nghiệp tiềm năng
của nước ngoài; đồng thời, thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị sản xuất và
chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sử dụng quy luật kinh tế thị trường và
công cụ cơ chế chính sách để khuyến khích NCK phát triển đúng hướng thay
vì áp dụng kiểu chỉ huy hành chính tập trung, quan liêu bao cấp như trước
đây phải được xem là phương thức cơ bản để phát triển NCK của nước ta.
3.3. Đổi mới quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp cơ khí
Đây là vấn đề then chốt. Nhà nước cần đổi mới mạnh mẽ và triệt để
chính sách để hệ thống chính sách đủ sức thúc đẩy NCK theo hướng nêu
trên. Tập trung vào các hướng sau đây: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước đối với phát triển NCK trên cơ sở đổi mới bộ máy, đội ngũ
công chức, cải cách chính sách kinh tế; mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút
các tập đoàn NCK của những nước phát triển; tăng cường tổ chức nghiên

cứu và triển khai.
3.4. Phát triển Chuỗi nghiên cứu khoa học - sản xuất và hình
thành Trung tâm thông tin về công nghiệp cơ khí
Tác giả đề nghị chú ý phát triển các chuỗi nghiên cứu khoa học - sản
xuất tiêu biểu (gọi tắt là chuỗi khoa học-sản xuất) sau đây: (1) Chuỗi khoa
học-sản xuất cơ khí chế tạo động cơ và thiết bị toàn bộ; (2) Chuỗi khoa
học-sản xuất cơ khí tàu thủy, tàu hỏa; (3) Chuỗi khoa học-sản xuất ôtô và
phương tiện vận tải; (4) Chuỗi khoa học-sản xuất vật liệu mới; (5) Chuỗi
khoa học-sản xuất cơ khí nông, lâm nghiệp và thủy sản; (6) Chuỗi khoa
học-sản xuất cơ khí xây dựng; (7) Chuỗi khoa học-sản xuất cơ khí chế tạo
máy móc, thiết bị y tế (khám chữa bệnh, sản xuát thuốc chữa bệnh,
vácxin…); (8) Chuỗi khoa học-sản xuất cơ khí điện tử….
Nhà nước phối hợp cùng với đội ngũ doanh nghiệp NCK, Hiệp hội
cơ khí hình thành Trung tâm thông tin thống nhất trên phạm vi cả nước.
21
3.5. Kiến nghị định hướng đầu tư trọng điểm đối với ngành
ngành công nghiệp cơ khí ở Việt Nam
Thực hiện phương hướng đổi mới như trên, NCK cần tổng số vốn đầu
tư trong giai đoạn 2014-2020 khoảng 11-12 tỷ USD (trong đó 25-26%
dành cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ). Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng
35-40% tổng nhu cầu (trong đó Nhà nước đầu tư mồi và hỗ trợ khoảng 10%
và vốn của các doanh nghiệp khoảng 25-30%); nguồn vốn nước ngoài chiếm
khoảng 60-65%. Trong tổng số vốn đầu tư phát triển NCK nêu trên thì vốn
đầu tư dành cho NCK chế tạo máy móc, thiết bị nên chiếm khoảng 50-55%.
Nhất thiết phải đầu tư tập trung và có trọng điểm. Dự kiến có 27 dự án đầu tư
ưu tiên sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm trong giai đoạn 2014-2020
và với tổng số vốn đầu tư khoảng 5,8-6 tỷ USD.
3.6. Dự báo kết quả và hiệu quả phát triển ngành cơ khí Việt Nam
theo hướng bền vững
Nếu thực hiện thành công định hướng phát triển và thi hành những

giải pháp như đã trình bày thì đến năm 2020 NCK Việt Nam phát triển
mạnh hơn hiện nay tương đối khá và đảm bảo có được hiệu quả và sự phát
triển bền vững rõ rệt. Các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững của bản thân
NCK đã có bước thay đổi đáng kể. Nổi bật là cơ cấu ngành nghề tiến bộ,
hiện đại hơn, tổng các yếu tố năng suất đóng góp vào tăng trưởng của
NCK tăng lên, nhân lực chất lượng cao cũng tăng nhanh… Do đó, góp
phần đáng kể vào sự phát triển bền vững chung của cả nền kinh tế Việt
Nam. Vào năm 2020, NCK tạo ra việc làm cho khoảng 4,0-4,2 triệu
người, đóng góp khoảng 30-31% vào giá trị gia tăng của toàn bộ ngành
công nghiệp của nước ta; đảm bảo khoảng 45-55% nhu cầu trang bị máy
móc, thiết bị, phụ tùng cơ khí cho nền kinh tế. Năm 2020 so với năm
2010, năng suất lao động gấp 1,7 lần, giá trị gia tăng trên vốn đầu tư gấp
1,3 lần, mức đóng góp của tổng các yếu tố năng suất gấp 1,3 lần
22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG
Luận án rút ra một số kết luận chung và kiến nghị quan trọng như sau:
1. Để phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển NCK nói
riêng, nhất thiết phải tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án phát triển
ngành công nghiệp này một cách thận trọng, đủ căn cứ khoa học và có
tầm nhìn dài hạn cũng như có tính tới bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh
tranh quốc tế.
2. Ngành cơ khí của Việt Nam đã được quan tâm phát triển từ sớm
và ngay sau khi thống nhất đất nước, NCK đã được Nhà nước quan tâm
phát triển, song do thiếu một chiến lược hợp lý và thiếu những yếu tố
phát triển cơ bản (như thiếu vốn đầu tư, thiếu nhân lực chất lượng cao,
thiếu chính sách khuyến khích đủ mức, thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi)
nên nhìn chung NCK phát triển chưa có hiệu quả và chưa bền vững.
Đồng thời, NCK chưa tạo ra nền tảng cần thiết để chủ động hiện đại hóa
nền kinh tế đất nước. Muốn NCK của nước ta phát triển có hiệu quả và
bền vững, NCK nhất thiết phải đi ngay vào hiện đại hóa, sử dụng công

nghệ cao và thân thiện với môi trường, sử dụng chính sách như đòn bảy;
đồng thời phát triển theo hướng hình thành các Cluster và các chuỗi
khoa học-sản xuất.
3. Đề nghị Nhà nước ban hành khung luật pháp đủ mức, có lợi cho
phát triển của NCK; đồng thời, phải có chính sách ưu tiên nguồn lực tài
chính và xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của NCK
trong những năm tới. Để có chiến lược phát triển NCK có chất lượng
Nhà nước nên thành lập cơ quan đánh giá chất lượng phát triển NCK
Việt Nam cho thời kỳ dài hạn và hình thành Trung tâm thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin đủ mức, kịp thời, chính xác cho các doanh nghiệp
cơ khí của nước ta. Đồng thời, tăng cường điều hành vĩ mô gắn với
23

×