HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TÌM HƯỚNG
CHỨNG MINH BÀI TẬP HÌNH HỌC LỚP 7
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình THCS thì Toán học là một bộ môn khoa học đòi
hỏi có sự tư duy cao trong quá trình lĩnh hội. Đặc biệt là hình học, đây là
môn học đòi hỏi các em phải có khả năng lập luận và tư duy tốt. Tuy nhiên
đa phần học sinh lớp 7 rất sợ môn hình học vì các em không biết lí luận mà
chỉ quen với việc quan sát, thử nghiệm, đo đạc, vẽ hình để đi đến kết quả,
một lí do khác không kém phần quan trọng làm cho học sinh lớp 7 sợ học
hình là đa số các tiết lí thuyết các em vẫn tiếp thu kiến thức mới theo kiểu
lớp 6, ít được rèn chứng minh nhưng sau bài định lí thì lượng bài tập đòi hỏi
học sinh phải chứng minh tăng rõ rệt. Vì vậy những tiết giải bài tập hình học
thường giáo viên là người cung cấp mọi kiến thức, giáo viên hầu như thực
hành hết các bước từ phân tích tìm lời giải cho đến bước cuối cùng là trình
bày lời giải đó, còn học sinh thì vẫn thụ động chép những kiến thức mà giáo
viên đã tìm sẵn, và khi không có sự hướng dẫn của giáo viên thì các em khó
tìm ra phương pháp chứng minh mà chỉ chứng minh theo quán tính. Vì vậy
giáo viên cần “Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tìm hướng
chứng minh bài tập hình học lớp 7” để các em có thể chủ động tìm ra
hướng giải bài tập một cách nhanh chóng và khoa học nhất. Đó chính là lý
do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong quá trình nâng cao chất lượng dạy toán ở trường trung học cơ sở, thì
việc dạy học sinh giải bài tập hình học là công việc khó đòi hỏi người giáo
viên phải có phương pháp phù hợp mới đạt kết qủa cao. Phương pháp dạy
phải khơi gợi ở các em lòng ham mê khám phá, luôn mong muốn tự tìm
tòi kiến thức mới, phát huy tính tư duy tích cực của học sinh. Đây là một
vấn đề mấu chốt nhằm đào tạo ra những con người năng động cho mai sau.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong quá trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở nhiều giáo viên nói
chung và giáo viên toán nói riêng đã luôn cố gắng cải tiến phương pháp
giảng dạy theo phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đem toán học trở nên gần với cuộc sống thực tiễn hơn, trong đó việc sử dụng
sơ đồ tư duy để tổng kết bài học, tìm ra phương pháp chứng minh được áp
dụng thường xuyên nhưng ít giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết sơ đồ tư
duy để tìm ra phương pháp chứng minh bài toán hình. Để lập một sơ đồ tư
duy đôi khi phải qua nhiều công đoạn nên tùy theo khả năng của từng học
sinh và tùy theo giai đoạn người giáo viên phải biết khéo léo giao việc cho
các em nhằm kích thích hứng thú và phát huy tính năng động, sáng tạo của
từng học sinh trong quá trình giải bài tập hình học.
IV. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU:
1.Mục đích:
“Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tìm hướng chứng
minh bài tập hình học lớp 7” giúp cho học sinh biết cách tìm ra phương
pháp chứng minh thích hợp cho một bài tập hình học, từ đó giúp các em
hứng thú hơn trong giờ học và giải bài tập, tránh tình trạng học sinh chỉ
trông chờ vào gợi ý của giáo viên và trình bày lại bài giải. Nhằm phát huy
cao nhất tính hợp tác, tích cực tự giác, tập trung suy nghĩ, sáng tạo của học
sinh. Học sinh sẽ nhanh chóng tìm được lời giải cho một bài chứng minh
hình học qua loạt câu hỏi. “Để chứng minh vấn đề A cần chứng minh theo
hướng nào? Theo hướng đó thì yếu tố nào đã có từ đề bài, yếu tố nào cần
phải chứng minh tiếp? ” Đó là các câu hỏi thường xuyên được đặt ra và học
sinh phải trả lời được các câu hỏi ấy để hoàn thành bài chứng minh của
mình.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp theo dõi, phát hiện sự việc.
Phương pháp đối chứng.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
3.Nội dung, đối tượng áp dụng:
a) Nội dung:
- Chứng minh bằng nhau: Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, tam
giác bằng nhau…ứng dụng để: So sánh góc, đoạn thẳng, chứng minh trung
điểm của đoạn thẳng, tia phân giác của góc…
- Chứng minh song song:
- Chứng minh vuông góc.
b) Đối tượng:
- Học sinh khối 7
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1) Thuận lợi:
- Đối tượng học sinh được chọn áp dụng cho đề tài này có khả năng tiếp
thu bài khá tốt.
- Được BGH quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu.
- Được các giáo viên trong trường và bạn bè đóng góp, giúp đỡ, phương
tiện dạy học được đáp ứng kịp thời.
2) Khó khăn:
-Đa số các em chưa quen với lập luận toán học, câu từ chưa rõ ràng, các
em làm toán quen với việc nhìn hình và khẳng định.
-Trình độ tiếp thu giữa các học sinh không đồng đều dẫn đến hoạt động
dạy học còn hạn chế.
-Sách giáo khoa biên soạn tuần tự theo hệ thống luận lý, không tổng hợp
từng loại làm cho người mới học không nắm được những phương pháp
chứng minh cơ bản cho mỗi lượng kiến thức.
3) Mâu thuẫn:
-Đa số kiến thức trong sách giáo khoa được các em tiếp nhận qua
phương pháp quan sát, vẽ hình, đo đạc, thừa nhận không chứng minh, bài
tập cũng đa phần được chứng minh sẵn theo các ý và các em chỉ cần sắp xếp
khoa học các ý đó, lượng bài có chứng minh không nhiều, song đa phần các
bài kiểm tra đều yêu cầu các em phải chứng minh làm các em lúng tứng
không biết định hướng chứng minh như thế nào. Và học sinh cũng đã từng
hỏi giáo viên: “Làm thế nào để nghĩ ra cách chứng minh phù hợp cho một
bài tập?” chính vì thế giáo viên cần chú ý rèn luyện khả năng tư duy của học
sinh qua quá trình viết sơ đồ tư duy cho một bài chứng minh.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Giáo viên phải giúp học sinh nhận biết rõ 4 bước để giải một bài tập hình:
a) Tìm hiểu đề bài toán:
+ Giả thiết là gì? Kết luận là gì? Hình vẽ minh họa ra sao? Sử dụng kí
hiệu như thế nào?
+ Phát biểu bài toán dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ bài toán.
+ Dạng toán nào?
+ Kiến thức cơ bản cần có là gì?
Khi vẽ hình giáo viên cần chú ý học sinh một số điểm sau :Hình vẽ
phải mang tính tổng quát, không nên vẽ hình trong trường hợp đặc biệt vì
như thế dễ gây ngộ nhận chẳng hạn đối với đoạn thẳng không nên vẽ bằng
nhau, đối với các đường thẳng không nên vẽ vuông góc hay song song với
nhau, còn tam giác không nên vẽ tam giác cân hay vuông …nếu bài không
yêu cầu.
b) Lập sơ đồ tư duy:
+Chỉ rõ các bước giải theo một trình tự thích hợp.
c) Thực hiện chương trình giải:
+Trình bày bài làm theo các bước đã được chỉ ra. Chú ý các sai lầm thường
gặp trong tính toán, biến đổi.
d) Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
+ Xem xét có sai lầm không, có phải biện luận kết quả không
+ Nghiên cứu bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn để,
2.Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra lý thuyết học sinh, giúp học sinh hệ
thống lại một số phương pháp chứng minh một nội dung, cụ thể.
a) Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau:
+Dựa vào số đo.
+Dựa vào hai tam giác bằng nhau.
+Dựa vào đoạn thẳng thứ ba, trung điểm của đoạn thẳng.
b)Chứng minh các góc bằng nhau:
+Dựa vào số đo.
+Dựa vào hai tam giác bằng nhau.
+Dựa vào góc thứ ba,tia phân giác của một góc
c)Chứng minh các tam giác bằng nhau:
+Dựa vào các trường hợp bằng nhau của tam giác.
d)Chứng minh hai đường thẳng vuông góc:
+Dựa vào định nghĩa (cắt nhau tạo ra góc 90
0
)
+Dựa vào đường thẳng thứ ba.
e)Chứng minh hai đường thẳng song song:
+Dựa vào dấu hiệu nhận biết (quan hệ giữa các góc so le trong, đồng vị,
trong cùng phía )
+Dựa vào đường thẳng thứ ba (cùng vuông góc, cùng song song)
3.Giáo viên phải chú ý đến từng học sinh, từng giai đoạn mà áp dụng biện
pháp phù hợp cho việc lập sơ đồ tư duy:
+Giai đoạn 1: Giáo viên gợi ý – lập sơ đồ cụ thể.
+Giai đoạn 2: Giáo viên lập sơ đồ khuyết – học sinh điền khuyết
+Giai đoạn 3: Giáo viên gợi ý – học sinh lập sơ đồ.
+Giai đoạn 4: Học sinh tự lập sơ đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY
ĐỂ CHỨNG MINH BÀI TẬP HÌNH HỌC 7.
* Ngoài việc tuân thủ theo bốn bước chung để giải bài tập hình, ta đi sâu
vào hai bước: Tìm hiểu đề bài và hướng dẫn lập sư đồ tư duy.
- Bài toán yêu cầu phải chứng minh điều gì? ( Kết luận A)
- Để chứng được kết luận A ta phải chứng minh được điều gì? ( Kết Luận
X)
- Để chứng minh được kết luận X ta dựa vào dấu hiệu nào, chứng minh điều
gì?
( Kết luận Y)….
-Quá trình phân tích trên dừng lại khi đã sử dụng được giả thiết của bài toán
và các kiến thức đã học trước đó.
Sơ đồ phân tích bài toán như sau:
Để chứng minh A
Phải cm
X
Phải cm
Y
Phải cm
Phải cm
Z (điều có được từ GT)
IV. CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ:
1.Ví dụ 1: (sử dụng giai đoạn 1- giai đoạn 3)
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy
điểm E sao cho ME = MA. Chứng minh rằng
a) AB = CE
b) AC // BE.
Hướng dẫn tìm lời giải:
Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình
và ghi gt, kl giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời các câu hỏi sau và viết thành sơ đồ tư duy:
a) -Để chứng minh AB = CE ta phải chứng minh điều gì?
(GV gợi ý: Dựa vào các tam giác bằng nhau có chứa hai cạnh là hai đoạn
thẳng trên:
ABM ECM
∆ = ∆
).
-Theo các em hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp nào?
(GV gợi ý: Hai tam giác này đã có những yếu tố nào bằng nhau? tại sao?
ABM ECM
∆ = ∆
(c – g – c))
AB = CE
ABM ECM
∆ = ∆
AM = EM
·
·
AMB EMC=
BM = CM
(GT) (Đối đỉnh) (GT)
-Sau đó giáo viên cho học sinh trình bày theo hướng ngược lại (Từ
dưới lên).
b) Để chứng minh hai đường thẳng song song ta dựa vào các dấu hiệu
nào? (Học sinh nêu các dấu hiệu – giáo viên hướng cho học sinh nên sử
dụng cặp góc so le trong bằng nhau).
-Để chứng minh AC//BE Ta chứng minh cặp góc nào bằng nhau? ( góc
CAE bằng góc BEA hoặc góc ACB bằng góc CBE).
-Muốn chứng minh góc ACB bằng góc CBE ta chứng minh hai tam
giác nào bằng nhau?(
AMC EMB
∆ = ∆
)
-Từ GT ta đã chứng minh được hai tam giác trên bằng nhau chưa ? Tại
sao? (
AMC EMB
∆ = ∆
(c – g - c)). Gv để hs tự lập sơ đồ phần 2 tam giác
bằng nhau.
Sơ đồ phân tích:
AC // BE
·
·
ACB CBE=
Hai góc này là hai góc so le
trong
AMC EMB
∆ = ∆
AM = EM
·
·
AMC EMB=
BM = CM
(GT) (Đối đỉnh) (GT)
Sau đó học sinh trình bày cách chứng minh theo hướng ngược lại (Từ dưới
lên).
2.Ví dụ 2: (Sử dụng giai đoạn 4, 2, 1)
Cho tam giác ABC, K là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng bờ AC
không chứa điểm B kẻ Ax vuông góc với AC và lấy M
∈
Ax sao cho AM =
AC. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB không chứa điểm C kẻ Ay
vuông
góc với AB và lấy N thuộc Ay sao cho AN = AB. Lấy P trên tia đối của tia
KA sao cho AK = KP. CMR:
a) AC//BP
b)
AMN BPA
∆ = ∆
c) AK
⊥
MN.
Hướng dẫn tìm lời giải.
Giáo viên cho học sinh vẽ hình ghi GT, KL
a) (Sử dụng giai đoạn 4)
GV để học sinh tự lập sơ đồ tư duy cho câu a
(gọi hs lên bảng trình bày sơ đồ đã tự chuẩn bị)
AC // BP
·
·
ACB CBP=
Hai góc này là hai góc so le
trong
AKC EKB
∆ = ∆
AK = EK
·
·
AKC EKB=
BK = CK
(GT) (Đối đỉnh) (GT)
Yêu cầu một học sinh nhận xét – trình bày lại bài chứng minh theo sơ đồ tư
duy.
b)(Sử dụng giai đoạn 2)
GV: Hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau để tìm hướng chứng minh câu b?
(dành 5 phút cho học sinh hoàn thành sơ đồ)
∆MAN=∆BPA
…………
·
·
MAN ABP
=
………….
(……) (……)
·
·
0
180MAN BAC
+ =
·
·
0
180BAC
+ =
(……………)
AC // BP
-Gọi học sinh nhận xét sơ đồ của nhóm làm nhanh nhất.
-Gọi học sinh lên bảng hoàn chỉnh bài chứng minh.
c) (Sử dụng giai đoạn 1)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy bằng hệ thống câu hỏi như
sau:
- Muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc ta dựa vào các dấu hiệu nào
( Học sinh nhớ lại các dấu hiệu đã học )
- Giáo viên hướng cho học sinh sử dụng dấu hiệu hai đường thẳng cắt nhau
tạo thành một góc vuông).
-Nếu gọi H là giao điểm của AK và MN thì để chứng minh AK
⊥
MN ta
phải chỉ ra điều gì?
(
·
0
90AHM =
hoặc
·
0
90AHN =
).
- Hãy chỉ ra các cách chứng minh
·
0
90AHN =
(HS nêu:
·
·
AHM AHN=
hoặc
µ
·
0
1
90A HNA+ =
).
-Giáo viên hướng cho học sinh chứng minh
µ
·
0
1
90A HNA+ =
.
-Tính
µ
¶
1 2
A A
+
( = 90
0
).
-Vậy để chứng tỏ
µ
µ
0
1
90A N
+ =
ta phải chỉ ra được góc N và góc A
2
có quan
hệ gì với nhau? (bằng nhau). CM được vì:
AMN BPA
∆ = ∆
.
Sơ đồ tư duy:
AK ⊥ MN
·
0
90AHN
=
µ
µ
0
1
90N A
+ =
µ
µ
2
N A
=
µ
¶
0
1 2
90A A+ =
AMN BPA
∆ = ∆
(cmt)
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán trên theo
hướng ngược lại
Ví dụ 3. Cho tam giác ABC, các điểm D, E lần lượt là trung điểm của các
cạnh AB, AC. Trên đường thẳng DE lấy điểm F sao cho E là trung điểm của
DF. Chứng minh rằng:
a) BD=CF
b) DE//BC
Sơ đồ phân tích.
a) BD=CF
BD=AD CF = AD
ADE CFE∆ = ∆
……………. ………… …………
c) Học sinh tự lập sơ đồ (có 2 cách)
Cách 1: DE//BC
·
·
CDF BCD
=
BDC FCD
∆ = ∆
…………
·
·
BDC DCF
=
………….
Cách 2: DE//BC
·
·
DFB FBC=
BDF FCB
∆ = ∆
…………
·
·
DBF BFC=
………….
Ví dụ 4: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi
đoạn. Trên các cạnh AC và BD lần lượt lấy các điểm E, F sao cho AE=BF.
Chứng minh rằng các điểm E, O, F thẳng hàng.
Sơ đồ phân tích:
CM: E, O, F thẳng hàng
µ µ µ
0
1 2 3
180O O O
+ + =
µ µ µ
0
4 2 3
180O O O
+ + =
µ
¶
1 4
O O
=
AOE BOF
∆ = ∆
AE = BF
· ·
EAO FBO=
AO = BO
∆AOC = ∆BOD
OA = OB
·
·
AOC BOD
=
OC = OD
GT đối đỉnh GT
Ví dụ 5: Hướng dẫn để hs lập sơ đồ
Tam giác ABC cân tại A. Phân giác của góc A cắt
cạnh BC tại D. M là một điểm nằm giữa A, D.
CMR: ∆BMD = ∆CMD.
Sơ đồ cơ bản:
∆BMD=∆CMD
MB = MC
¶ ¶
1 2
M M
=
MD chung
ABM ACM
∆ = ∆
D
AB = AC
· ·
BAM CAM
=
AM Cạnh chung
(gt) (gt)
Ví dụ 6. Tam giác ABC có góc A bằng 90
0
và AB=AC.
Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho xy không cắt đoạn
Thẳng BC. Kẻ BD và CE vuông góc với xy.
CMR: DE=BD+CE
Sơ đồ cơ bản.
µ
·
·
µ µ µ
1
2 1 2
DE BD CE
,DA BD AE EC
ABD CAE
A ACE
ACE A A A
= +
↓
= =
↓
∆ = ∆
↓
=
↓
+ = +
Ví dụ 7: (bài 8 trang 109 SGK tập 1)
Cho tam giác ABC có
µ
µ
0
40 .B C= =
Gọi Ax là tia phân giác của góc ngoài tại
đỉnh A. Hãy chứng tỏ rằng Ax // BC.
Gọi học sinh vẽ hình ghi Gt, Kl
A
B
C
y
x
1
2
Học sinh viết sơ đồ tư duy để tìm hướng chứng minh:(Có sự gợi ý của giáo
viên)
D
C
B
A
¶
µ
¶
·
µ
2
0 0
2
Ax / /
1
40 , 40
2
BC
A C
A yAC C
⇓
=
⇓
= = =
Bằng cách làm tương tự giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chứng minh
nhiều bài tập chứng minh khác bằng cách phân tích ngược như trên. Các ví
dụ cụ thể
được minh họa trong tiết dạy như sau:
TIẾT 33: LUYỆN TẬP
VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC .
Nội dung bài dạy được thể hiện như sau:
Dạng1: Chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau
Bài1.Cho ∆ABC có AB=AC. Chứng minh rằng góc B bằng góc C
Giáo viên cho học sinh vẽ hình ghi GT,KL và tìm hướng chứng minh của
bài toán.
Theo hệ thống câu hỏi
- Góc B và Góc C trong cùng 1 tam giác lại chưa biết số đo
Vậy muốn c/m
µ
µ
B C
=
ta nên làm thế nào?
( HS Tạo ra hai tam giác chứa hai góc đó bằng cách kẻ thêm
đường phụ)
- GV: Yêu cầu học sinh chứng minh hai tam giác đó bằng nhau theo
nhóm.
Bài 2. Cho góc xOy khác góc bẹt Ot là tia phân giác của góc xOy, trên tia
Ot lấy điểm H. Kẻ đường thẳng vuông góc với Ot
tại H,
đường thẳng này cắt tia Ox, Oy lần lựt tại A và B.
a) CMR: 0A=0B
b) Trên tia Ot lấy điểm C. Chứmg minh Ot là
đường phân giác của góc ACB.
2
1
t
H
y
x
O
C
B
A
GV: cho học sinh ghi GT; KL và chứng minh phần a.
b) GV: Hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi:
- Để chứng minh Ot là đường phân giác của góc ACB ta phải chứng minh
điều gì?
( HS : góc ACH bằng góc BCH)
-Muốn chỉ ra góc ACH bằng góc BCH
Ta làm như thế nào?
HS:
AOC BOC
∆ = ∆
hoặc
AHC BHC
∆ = ∆
Hai tam giác trên bằng nhau chưa? Tại sao?
GV: Trình chiếu lời giải chi tiết của bài toán
Giáo viên chốt lại sơ đồ cơ bản tìm hướng chứng minh phần b) như sau:
Ot là phân giác của góc ACB
↓
·
·
ACO BCO=
↓
AOC BOC
∆ = ∆
hoặc
AHC BHC
∆ = ∆
Dạng2: Chứng minh quan hệ vuông góc, song song của hai đường
thẳng.
Bài 3. Cho hình vẽ,
Biết AB=CD, BC=AD.
Chứng minh rằng AB//CD
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách chứng minh
tương tự như ví du 1: của chuyên đề.
Bài 4. Cho
∆
ABC nhọn có AB=AC, D là trung điểm của BC
a) CMR: AD
⊥
BC
b) Kẻ BM
⊥
AC, CN
⊥
AB (M
∈
AC, N
∈
AB)
Chứng minh
b1) AN=AM
b2) MN//BC
c)BM cắt CN tại H, chứng minh ba điểm A, H, D
cùng thuộc một đường thẳng.
- GV: Đưa hình vẽ lên màn hình
- HS: Ghi GT, KL trên bảng
Hướng dẫn học sinh chứng minh phần a, b
a) GV: Nếu AD⊥BC, khi đó hãy so sánh
hai góc ADB và ADC
- HS: Hai góc ADB và ADC bằng nhau
- GV: Khi đó Hai tam giác ADB và ADC có quan hệ với nhau như thế nào?
- HS: hai tam giác bằng nhau (c-g-c)
- GV cho một HS trình bày trên bảng theo hướng ngược lại.
b) GV: AM=AN Khi nào
- HS: Khi BN=CM.
- GV: BN=CM khi nào?
- HS: Hai tam giác BNC và CMB bằng nhau.
- GV: Hai tam giác BNC và CMB bằng nhau theo trường hợp nào?
- HS: Hai tam giác BNC và CMB bằng nhau (cạnh huyền- góc nhọn)
(Sử dụng kết quả bài 1)
- GV: MN//BC khi nào?
- HS: MN//BC khi
µ
·
2
N ABC
=
- GV yêu cầu HS về nhà trình bày bài làm vào vở.
phát triển phần c theo hướng sau:
- Ở phần a ta đã chứng minh được AD
⊥
BC nên cần chứng minh
AH
⊥
BC.
-Mà theo b) MN // BC nên cần chứng minh AH
⊥
MN thì AH
⊥
BC. Vì
qua H chỉ có một đường thẳng vuông góc với BC nên A, H, D cùng thuộc
một đường thẳng
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
Với chương trình của hình học 7 được xem là khó đối với học sinh
nhưng khi áp dụng phương pháp này thì học sinh đã thay đổi được suy nghĩ
của mình. Nếu tìm hiểu thì các bước lập sơ đồ tư duy đã giúp các em hệ
thống được các phương pháp chứng minh hình cơ bản và từ đó giúp các em
định hướng nhanh chóng cho bài làm của mình.
Qua việc áp dụng đề tài vào việc dạy hình học chương I và nửa
chương II của học sinh lớp 7A4 tại trường THCS Lê Quang Cường tôi thấy
các em đã biết cách định hướng cho bài chứng minh và vận dụng tương đối
tốt các bài tập hình liên quan đến chứng minh song song, các tam giác bằng
nhau, các cạnh, các góc bằng nhau, kết quả đạt được như sau.
Lớp Sĩ số
KẾT QUẢ ĐIỂM TRƯỚC KHI VẬN DỤNG ĐỀ TÀI (15 phút thử)
Giỏi Khá Tb Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
7A4 25 3 12% 5 20% 9 36% 8 32%
Lớp Sĩ số
KẾT QUẢ ĐIỂM SAU KHI VẬN DỤNG ĐỀ TÀI (45 phút)
Giỏi Khá Tb Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
7A4 25 20 80% 3 12% 2 8%
Lớp Sĩ số
KẾT QUẢ ĐIỂM SAU KHI VẬN DỤNG ĐỀ TÀI (45 phút)
Giỏi Khá Tb Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
7A4 25 25 100%
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Giáo viên đừng vội nản lòng trước việc học sinh lơ mơ khi lập sơ đồ tư
duy khi chứng minh một bài tập hình, giáo viên hãy vững tin và kiên trì tổ
chức cho các em rèn luyện để các em vận dụng tốt bước lập sơ đồ tư duy cho
một bài chứng minh hình học lớp 7.
III. KIẾN NGHỊ
Chân thành cảm ơn BGH nhà trường đã động viên giúp đỡ. Cảm ơn các
anh chị và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh
nghiệm này .
Rất mong sự góp ý chân thành từ quí thầy cô.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị:
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Long Tâm, ngày 8 tháng 12 năm 2013.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
Phần mở đầu Trang 1
Phần nội dung Trang 3
Phần kết luận Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên toán 7.
-Sách bồi dưỡng học sinh giỏi hình học 7.
-Sách “Định lí hình học và các phương pháp chứng minh”.