Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam tại huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.16 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

i


DANH MỤCCÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007..Error: Reference
source not found
Bảng 2.3. Dinh dưỡng trong lá cam 7 – 10 tuổi ( lá 4 – 7 tháng tuổi/ cành
không quả )...................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1. các loại đất nông nghiệp tại Nghĩa Dàn – Nghệ An.Error: Reference
source not found
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng quỹ đất ở Nghĩa Đàn như sau....Error: Reference
source not found
Bảng 4.3. Diện tích, sản lượng các loại cam quýt trồng...........Error: Reference
source not found
tại huyện Nghĩa Đàn từ năm 2007 - 2010.....Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Đất trồng cam và kỹ thuật làm đất.........Error: Reference source not
found
Bảng 4.5. Một số kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ cỏ dại cho cây cam....Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Số lượng một số loại phân bón nông hộ thường sự dụng..........Error:
Reference source not found
Bảng 4.7. Thành phần và mức độ gây hại của các lọai dịch hại cam........Error:
Reference source not found
Bảng 4.8. Bảo vệ thực vật trong canh tác cam quýt của nông hộ..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.9. Hạch toán kinh tế/ha của một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Error:
Reference source not found



ii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của con người
cũng như trong nền kinh tế quôc dân. Ở Việt Nam trải qua hàng ngàn năm
lich sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể
thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và mỗi vùng miền nói
riêng. Do có giá trị kinh tế cao nên diện tích cây ăn quả ngày càng tăng. Tại
Việt Nam trong những năm qua, từ 426.100 ha trong năm 1997, diện tích cây
ăn quả tăng lên 775.500 ha vào năm 2007. Trong các loại cây ăn quả được
trồng phổ biến thì nhóm cây có múi Citrus (Cam, quýt, chanh, bưởi ) chiếm
một diện tích rất lớn 73.394 ha, chỉ tính riêng khu vực miền bắc Việt Nam
trong năm 2009, diện tích của nhóm Citrus đã chiếm đến 25.485 ha với năng
suất bình quân 84,3 tạ/ ha.
Việt nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng
về sinh thái, rất thuận lợi cho nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm qua
nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền nông nghiệp, góp phần vào việc xóa đói
giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ thành thị
tới nông thôn.
Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản bởi giá trị dinh dưỡng
và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng
vitamin C từ 40-90mg/ 100g quả tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có
nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu
thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, mước giải khát, chữa bệnh.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày càng mở rộng,
việc phát triển cây cam xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu

cây trồng ở nhiều địa phương.

1


Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An, có đất đai phù hợp cho nhóm cây có
múi Citrus (cây cam, quýt, chanh, bưởi... ) sinh trưởng và phát triển tốt. Vì
vậy, Nghĩa Đàn có thương hiệu cam Vinh với chất lượng thơm ngon nổi tiếng
trong toàn quốc .
Tuy nhiên người nông dân trồng cây có múi, đặc biệt là cam chưa có
kiến thức tốt về kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cách bảo
quản và tiêu thụ để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó để tháo gỡ những khó
khăn nêu trên, cần phải có điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam, phân
tích những thuận lợi và khố khăn, những tồn tại để đề xuất các biện pháp khắc
phục nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với cây cam là rất cần
thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, trong thời gian thực hiện chuyên
đề, chúng tôi tiến hành “ Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam tại
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng sản xuất cam, những thuận lợi, khó khăn và biện
pháp khắc phục nhằm góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng
cam tại Nghĩa Đàn, Nghệ An
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện
Nghĩa Đàn
- Điều tra tình hình sản xuất cam tại huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An
thông qua các chỉ tiêu về: diện tích đất trồng, cơ cấu giống cam, kỹ thuật
trồng, chăm sóc (bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành, sự dụng thuốc bảo vệ thực

vật ), biện pháp thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất cam tại
huyện. Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cam quýt
2.1.1. Nguồn gốc
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn
chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
Đông Nam Á
Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc ở Ấn Độ và
Miến Điện. Các tác giả Trung Quốc thì cho rằng phần lớn các loài hiện trồng
ở Trung Quốc đều là nguyên sản (trừ bưởi, song cũng đã được nhập vào
Trung Quốc cách đây 2.000 năm).
Ở Trung Quốc, nghề trồng cam quýt đã có cách đây 3.000-4.000 năm,
từ thời Hán đã khá phát triển sang thời Tống đã có cuốn “Quýt lục” của Hàn
Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế biến
Việt Nam nằm trong khu vực này cho nên cũng có nhiều giống cam
quýt có nguồn gốc ở nước ta. Trong tập đoàn cam, quýt ta thấy có nhiều cây
trồng hoang dại (cây chỉ xác, cây gai xọng, cây tắt…) là những loài tổ tiên của
cây cam, quýt
Bên cạnh đó có một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King ( Citrus
nobilis Lour ) là ở Miền nam Việt Nam. Nước ta từ Bắc đến Nam ở địa
phương nào cũng trồng cam với nhiều giống khác nhau tùy từng vùng miền:
Cam sành Bố Hạ, cam Sen Dình Cả Bắc Sơn, cam Bù Hà Tĩnh…..
Nhìn chung cam quýt được trồng từ xích đạo đến vĩ tuyến 43 0 từ độ cao
mặt biển lên tới 2.500m. Các loài, các chi lai hữu tính với nhau rất dễ dàng,

dẫn đến các loài mới sinh ra rất thuận lợi, nhưng không biết bố mẹ.
2.1.2. Phân loại cam quýt
Cây có múi thuộc nhiều chủng loại khác nhau, ngoài chi Citrus chỉ có 2
chi khác đã được trồng là chi Poncirus (cam ba lá) và chi Fortunnella (quất)
do đó công tác phân loại có gặp nhiều khó khăn nhất là phân loại nông
3


nghiệp. Có nhiều tác giả phân loại trên thế giới như: Swingle, Hodgson,
Bailey, Tanaka, Scora, Reece...
- Chi Poncirus (cam ba lá): không trồng ở Việt Nam mà chỉ mới được
nhập vào để dùng làm gốc ghép vì có nhiều ưu điểm: chống được rét, chống
được bệnh chảy gôm, chịu được bệnh tristeza, chịu đất ẩm nhưng không chịu
được đất hạn, đất mặn nhiều vôi.
- Chi Fortunellta (quất): trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc và
Việt Nam. Giống quả nhỏ, màu vàng như cam nhưng ít múi (3-7) múi, mỗi
múi chỉ có 1-2 hạt. Quả chua nên không dùng ăn tươi mà chủ yếu trồng làm
cảnh hoặc lấy quả làm gia vị.
- Chi Citrus: gồm rất nhiều nhóm và nhiều giống.
+ Giống chanh yên và phật thủ (Citrus medica): được thuần dưỡng rất
sớm ở Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương.
Chanh có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm.
Chanh núm (Citrus limon): gốc ở miền Trung và miền Tây Bắc Ấn
Độ, không ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu không quá
nóng nhưng không quá lạnh và hơi khô ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế
thấp.
Chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia): nguồn gốc ở những vùng nóng
và mưa nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành, nhiều gai, cuống lá gần như không có eo
lá, quả thường nhỏ, vỏ mỏng hình trái xoan, nhiều nước rất chua. Khi chín vỏ
quả còn xanh hoặc chỉ hơi vàng.

Cam chua (Citrus aurantium): trồng rất giống cam về hình dạng nhưng
lá có cánh to hơn, quả không tròn và nhẵn như cam. Nước chua, vỏ và múi
hơi đắng như bưởi. Trước đây, cam chua rất hay được trồng dùng làm gốc
ghép cho cây cam ngọt vì tăng sức chống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh
chảy gôm do phytophtora gây ra nhưng lại mẫn cảm với bệnh tristeza
nên không được dùng nữa.

4


Quýt (Citrus reticulata) theo Swingle những đặc điểm chính của quýt là
nhiều múi (9-13 múi), vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, lá mầm xanh lục, nhưng theo
Praloran loài Citrus reticulata này phức tạp có thể chia thành các nhóm phụ
đó là:
* Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở độ vĩ tuyến cao
nhất so với các cây có múi khác. Quýt Satsuma chín sớm, thường không có
hạt và có nhiều loài phụ.
* Quýt Kinh (cam sành) quả to, vỏ hơi dày khó bóc, đáy quả hơi lõm
xuống, một số hạt lá mầm màu xanh, thịt quả khi chín có màu đỏ vàng giống
như quýt nên Praloran cho rằng đó là một giống lai giữa cam
(C.sinensisOsbeck) và quýt (C.reticulata Blanco). Nhiều tác giả xếp quýt
King vào loại C.nobilis, chủ yếu phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam.
Cam sành của Việt Nam cũng thuộc loại này. Nguồn gốc lai của giống
này rất rõ vì có nhiều đặc tính giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ quả khi
dày, mỏng, lá mầm chỉ có một số ít là xanh còn đa số là trắng. Trung bình có
từ 15 – 25 hạt/quả.
2.2. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của

các vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách
mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề
cam quýt cũng sớm phát triển và ngược lại.
Năm 2005 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 7.850.535 ha, năng
suất trung bình đạt 157,1 tạ/ha, sản lượng đạt 109.817.920 tấn. Đến năm 2007
diện tích là 8.322.605 ha và sản lượng là 115.650.545 tấn đều tăng, có năng
suất hơi giảm đạt 156,5 tạ/ha.

5


So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2007, châu Á có tổng diện tích
lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ
nhất là châu Đại Dương 39.662 ha
- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,
Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành
muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu
cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây
phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2005 đến năm 2007
năng suất trung bình đạt trong khoảng 187,7 tạ/ha đến 194.9 tạ/ha. Tuy nhiên
vùng cam châu Đại Dương có diện tích nhỏ nhất nhưng năng suất trung bình
lại rất cao năm 2005 năng suất đạt 208,4 tạ/ha, năm 2006 đạt 195,5
tạ/ha, năm 2007 đạt 195,9tạ/ha.
Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất
năm 2005 là 3.354.056 ha, chiếm 42,7%, năm 2006 là 3.710.888 ha, chiếm
45,7%, năm 2007 là 3.859.604 ha, chiếm 46,4% tổng diện tích của toàn thế
giới. Tuy nhiên năng suất và sản lượng đạt thấp hơn vùng châu Mỹ.
Năm 2005 sản lượng của vùng châu Á đạt 39.534.075 tấn, chiếm 35,9%, năm
2006 đạt 43.072.363 tấn, chiếm 37,7%, năm 2007 đạt 44.873.491 tấn chiếm

38,8%tổng sản lượng của toàn thế giới. Năm 2005 sản lượng của vùng châu
Mỹ đạt 46.811.134 tấn, chiếm 42,7%, năm 2006 đạt 46.507.942 tấn,
chiếm 40,7%, năm 2007 đạt 46.522.167 tấn chiếm 40,2% tổng sản lượng của
toàn thế giới.
Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp
nhất.
- Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết
các nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn
còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có

6


những hạn chế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và
đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự
canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin... tình trạng sâu bệnh
hại nhiều nghiêm trọng
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam
quýt ở một số nước châu Á năm 2007 như sau:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007
TT

Vùng, lãnh
thổ

Năm 2006

Năm 2007

Diện tích


Năng suất

Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

(ha)

(tạ/ha)

1

Trung Quốc

370.00

90,7

385.500

87,5

2

Ấn Độ


421.50

81,4

440.000

88,6

3

Nhật Bản

4.280

147,1

4.350

149,4

4

Inđônêxia

72.390

231.3

72.400


231,2

5

Philippin

1.936

27,0

2.000

30,0

6

Thái Lan

20.000

175,0

20.000

175,0

(Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics – năm 2008)
Diện tích trồng cam lớn nhất ở châu Á là Ấn Độ năm 2005 có 421.500
ha năng suất đạt 81,4tạ/ha, năm 2007 diện tích và năng suất có tăng

hơn diện tích 440.000 ha, năng suất đạt 88,6 tạ/ha. Đứng thứ 2 là Trung
Quốc năm 2006 có 370.000 ha, năng suất đạt 90,7 tạ/ha, năm 2007 có
385.500 ha, năng suất đạt 87,5 tạ/ha. Về năng suất bình quân ở Inđônêxia
đạt cao nhất 231,2 tạ/ha và Philippin thấp nhất đạt 30,0 tạ/ha.

7


2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.
Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam
quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số
vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2
vùng chuyên canh cam có kinh nghiệm, một số gia đình cũng đã biết làm
giàu từ cây cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng quý
hiếm
Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường
quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông
Lô, Cao Phong, Sông Bồi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành một số vùng
trồng cam chính ở nước ta như: vùng Nghệ An khoảng 1.000 ha, vùng
tây Thanh Hoá 500 ha, vùng Xuân Mai (Hoà Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc
500 ha và các vùng còn lại khác 500ha.
Thời kỳ này có khoảng 3.000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ,
sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá
phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân
những năm đó vào khoảng 135 - 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất
đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha
Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng

cam có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 19601965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì vậy, đã chuyển sang trồng các
loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện
tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có
diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp...

8


Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so với những năm 1975
của thế kỷ 20 thì diện tích, năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất
mạnh và dần ổn định.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007
STT

Chỉ tiêu theo dõi

Năm
2001

2004

2005

2006

2007

1

Diện tích (ha)


73.600

82.700

87.200

84.800

86.700

2

Diện tích cho thu hoạch (ha)

51.000

55.500

60.100

62.300

64.600

3

Năng suất (tạ/ha)

88,5

451.00

97,4
541.00

100,9
606.40

98,1
611.00

102,5

4

Sản lượng (tấn)

662.000
0
0
0
0
(Nguồn: Nguyễn Văn Nghiêm 19/02/2009)

Như vậy, diện tích sản xuất cam quýt được tăng vọt từ năm 2001 là
73.600 ha đến năm 2004 tăng lên 82.700 ha sau đó ổn định qua các năm từ
2004 – 2007. Diện tích cao nhất đạt 87.200 ha năm 2005, năm 2007 là
86.700 ha. Cùng với tổng diện tích thì diện tích cho thu hoạch sản phẩm
cũng tăng dần đều, thấp nhất năm 2001 là 51.000ha, cao nhất năm 2007
là 64.600 ha. Năng suất trung bình năm 2001 rất thấp chỉ đạt 88,5 tạ/ha và

tăng dần từ năm 2004 từ 97,4 tạ/ha lên 102,9 tạ/ha năm 2007. Tổng sản
lượng cam quýt cũng đạt cao nhất vào năm 2007 đạt 662.000 tấn tuy
rằng tổng diện tích cam quýt không tăng, ngược lại còn giảm so với năm 2005
là 500 ha.
Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng
cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam
đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều
giống cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc
Sơn, cam sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước năm 2007 là
86.700ha, phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng

9


Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có diện tích lớn là
Đồng bằng sông Cửu Long 47.900 ha, vùng Đông Bắc 13.100 ha và vùng
BắcTrung bộ 8.600 ha
Diện tích cây cam đang cho thu hoạch cao nhất là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long 36.500 ha so với tổng diện tích của toàn vùng là 47.900 ha
chiếm 76,2%, thấp nhất là vùng cam Tây Nguyên diện tích cho thu hoạch sản
phẩm là 600 ha so với tổng diện tích toàn vùng là 900 ha chiếm 66,6%.
Năng suất bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 102,5 tạ/ha. Vùng
Đông Nam bộ đạt năng suất cao nhất là 122,1 tạ/ha. tiếp đến là vùngĐồng
bằng sông Cửu Long 115,7 tạ/ha và Đồng bằng sông Hồng đạt 105,4 tạ/ha,
thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 32,2 tạ/ha. Tổng sản lượng cam năm
2007 đạt 662.000 tấn riêng vùng cam của Đồng bằng sông Cửu Long đạt
422.200 tấn chiếm 63,7% tổng sản lượng.
Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm
lại, giảm đi nhất là miền Bắc. Nguyên nhận chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có

biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng
chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
• Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
- Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 9 015’ đến 10030’ vĩ độ
Bắc và 1050 đến 1060 45’ độ kinh Đông. Đây là vùng tận cùng phía nam đất
nước thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng, bằng hoặc cao
hơn mực nước biển 3-5m. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ lượng mưa, độ ẩm
không khí .... được phân bố theo 2 mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và sự
phân bố này tương đối ổn định qua các năm. Về chế độ nhiệt: vùng đồng bằng

10


sông Cửu Long có chế độ nhiệt cao và rất ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm
25,5-29,80C, tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ
trung bình 24-250C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 21 – 22 0C. Tháng nóng
nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình 28 – 29 0C, nhiệt độ tối cao không quá 38
-300C, bức xạ nhiệt lớn và ổn định.
Về chế độ mưa và độ ẩm: lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long dao động từ 1.300 – 1.600 mm, tập trung vào mùa mưa
90%, chỉ có 10% ở các tháng mùa khô, tháng 11 là mưa ổn định nhất, còn các
tháng khác đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 số ngày mưa và lượng mưa rất biến
động. Mùa khô có 2 tháng, tháng 1 và 2 là mưa ít nhất, mỗi tháng chỉ có 2-3
ngày. Độ ẩm không khí trung bình 83-85%, tháng khô hạn nhất độ ẩm không
khí còn 75%.
Nói chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận
lợi về khí hậu để phát triển sản xuất cây có múi.

Lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, ngay
từ ngày đầu khai phá vùng đất Nam Bộ. Do quá trình lịch sử lâu đời
nên người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất có nhiều kinh nghiệm
trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Chủ yếu cam quýt được trồng
ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền,
sông Hậu nông dân thường phải lên liếp trồng cam quýt để tránh mực nước
ngầm cao vào những tháng lũ (tháng 9-10). Trước đây đa số nông dân nhân
giống bằng chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, song hiện nay họ đã
biết áp dụng các kỹ thuật nhân giống tốt hơn bằng cách ghép. Đặc biệt trong
kỹ thuật chăm sóc, người ta đã biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao
cây để sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước,
không khí trong đất, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi
trường sinh thái vùng đồng bằng.

11


Ở đây cũng có tập đoàn loài cam quýt rất phong phú như: cam chanh,
cam sành, bưởi, chanh giấy, quýt... theo Grawfurd, cam của Nam Bộ trái lớn,
hương vị thơm ngon vượt xa loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa.
Các giống được ưu chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật,
quýt tiều (hay quýt hồng), quýt xiêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi
Năm Roi, bưởi Long Tuyền.... năng suất của các giống trên ở điều kiện khí
hậu, đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao. Cam quýt được
phát triển nhiều và mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngoài yếu tố khí
hậu, đất đai thuận lợi còn do cam quýt có giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao
so với các loại cây trồng khác.
Số liệu điều tra của Trường Đại học Cần Thơ tháng 12/1992 cho thấy:
lãi thuần trên 1ha quýt là 82,4 triệu đồng, cam đạt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7
triệu và bưởi 21 triệu đồng.

Nhìn chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế về điều
kiện khí hậu nhất là chế độ nhiệt ổn định, ôn hoà, khả năng mở rộng diện tích
cam quýt còn lớn, có tập đoàn giống phong phú, đa dạng, nhiều giống hiện tại
được coi là những giống tốt, cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế lớn. Tuy
nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những hạn chế nhất định, đó
là:
- Chế độ nhiệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao, ôn hoà trong suốt
cả năm cho sinh trưởng của cam quýt, song do không có mùa Đông lạnh, biên
độ nhiệt độ ngày đêm những tháng quả chín ngắn, nên khả năng hình thành
các sắc tố anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn
còn xanh, cần phải có công nghệ degreening sau thu hoạch thì quả mới có mã
đẹp. Cũng do nhiệt độ cao, nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách
múi dai.

12


- Đất phù sa là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sông
Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ăn
sâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng.
- Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệ
thực vật, phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém.
- Vùng khu IV cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến
200 30’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với
diện tích năm 1990 là 1.600 ha. Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về
tiềm năng đất đai, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo
cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất cây có múi.
Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An, từ vĩ độ 19 009’ đến
19030’ vĩ độ Bắc và 105024’ độ kinh Đông, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn

và một phần huyện Quỳ Hợp. Diện tích tự nhiên 730.000 ha, trong đó đất đỏ
bazan chiếm hơn 40%, ngoài ra còn có các loại đất khác như: Feralit đỏ vàng
phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa không được bồi
hàng năm... cũng là những loại đất trồng cam quýt tốt. Là vùng đồi núi,
nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3-6 0 rất thuận lợi cho trồng
cam quýt và các cây trồng lâu năm khác.
Về điều kiện khí hậu: do ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió
lạnh) và Tây – Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa
rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông
vùng Phủ Quỳ từ 15 – 170C. Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng1)
xuống tới 20C. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới
10 ngày. Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam
quýt. Ngược lại về mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây – Nam nên khí hậu rất
khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27-30 0C, nhiệt

13


độ tối cao trung bình là 33-33,60C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng
nóng nhất (tháng 7) lên tới 42 0C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600
mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây
hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc
hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước.
Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu
thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng
Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định.
Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư
thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế
được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra. Mặt khác, việc thay đổi
cơ cấu giống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản

xuất cam là chính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam.
-Vùng miền núi phía Bắc
Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22-23 vĩ độ Bắc như:
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,
và Thái Nguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên.
Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có
địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều
kiện khí hậu có mùa đông lạnh và mùa hè tương đối nóng. Nhiệt độ
trung bình năm vào khoảng 21-22 0C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
(tháng1) từ 14-150C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng7) từ
27-280C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa
phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện
khí hậu. Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống
cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 –
1.800mm. Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 –

14


3.200 mm. Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều, lượng mưa phần lớn
tập trung vào các tháng mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng
khác lượng mưa không đáng kể. Đặc biệt ở miền núi phía Bắc (trừ vùng
Đông Bắc) ít bão và chỉ bị ảnh hưởng của bão.
Đất đai rất đa dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất
như: đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa
không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòn
tạo thành...
Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Phần lớn độ dốc từ 100 trở lên,
những đất có độ dốc nhỏ hơn 100 thích hợp với trồng cây ăn quả thâm canh

thường diện tích nhỏ, phân tán.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các tỉnh miền núi phía
Bắc thích hợp với trồng cây ăn quả có múi. Trên thực tế, cam quýt đã là một
cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cam quýt được trồng
ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm,
sông Thương, sông Chảy... được trồng thành từng khu tập trung 500 ha
hoặc 100ha như Bắc Sơn - Lạng Sơn; Bạch Thông - Bắc Kạn; Hàm Yên,
Chiêm Hoá –Tuyên Quang; Bắc Quang - Hà Giang... tại những vùng này
cam quýt trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân, đem lai hiệu
quả kinh tế cao nhất so với các loai cây trồng khác trên cùng loại đất. Đặc
biệt, ở miền núi phía Bắc là nơi có tập đoàn giống cam quýt phong phú và đa
dạng. Qua kết quả điều tra của Hoàng Ngọc Thuận (1993) và Đỗ Đình Ca
(1995) ở 2 vùng Lạng Sơn và Bắc Quang - Hà Giang cho thấy chỉ 2 vùng đã
có tới 33 giống thuộc 5 loài khác nhau, trong đó có nhiều giống quýt quý
như: quýt chum, quýt chun (quýt sen), quýt đường, quýt đỏ, quýt vàng
Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang. Những giống này cho năng suất rất cao trong
điều kiện sinh thái địa phương, có những cây ở lứa tuổi từ 15-20 năm đạt từ
350 – 500 kg quả/cây, phẩm chất tốt, thích hợp với phát triển làm hàng hoá.

15


Có thể nói, vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng là tiềm năng phát triển cam
quýt lớn, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích
và tập đoàn giống phong phú, đa dạng.
Khí hậu ở miền núi các tỉnh phía Bắc, ngoài thích hợp với sinh trưởng
phát triển bình thường của cam quýt, còn có ưu thế nổi bật so với vùng đồng
bằng sông Cửu Long là có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa
các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc
trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở

phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã. Hạn chế cơ bản của việc
phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc là:
Địa bàn phân tán, ít có vùng tập trung lớn như vùng Phủ Quỳ - Nghệ
An hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mới chỉ có một số vùng tương đối
tập trung trồng nhiều cam quýt đó là: Bắc Sơn - Lạng Sơn (khoảng
trên 500ha), Hàm Yên – Tuyên Quang (trên 2000 ha); Bắc Quang – Hà
Giang (trên 2.000 ha).
Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở
rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp niều khó khăn do
trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm.
Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống, nên
dễ bị ứ đọng sản phẩm, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển chọn
nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất ngày
càng xuống cấp.
Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh của các tỉnh
miền núi phía Bắc về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có
múi, chỉ có thể làm từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật về giống vào những vùng
sản xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác.

16


2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây cam
2.3.1. Yêu cầu về ngoại cảnh
Thực tế cho thấy; năng suất cao, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp khi cam
quýt được trồng ở vùng á nhiệt đới cho dù có phổ thích nghi rộng.
Vũ Công Hậu (1996)cho rằng: Tuổi thọ của các cây có múi thường cao,
đặc biệt ở những nơi khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt.

Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 4050 năm. Ở các vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng
đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối
đa tới 50-60 năm.
VIR. Catalog (1982) cho rằng: cam và quýt có yêu cầu khí hậu khác
nhau nhiều. Cam mọc tốt hơn ở vùng á nhiệt đới, khí hậu khô mùa hè ẩm,
mùa đông ấm và mưa nhiều.
- Nhiệt độ: do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới vì vậy, chúng
không chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt
hơn chịu lạnh.
+ Theo Bain F.M-1949 ở giới hạn nhiệt độ 0 0C và 500C cây cam mới
hoàn toàn ngừng sinh trưởng, nhiệt độ 13 – 39 0C cây sinh trưởng bình
thường và thích hợp nhất là từ 23 – 290C.
+ Miller E.V và cộng sự (1939) cho rằng: một vùng trồng cam
quýt tốt phải có nhiệt độ trung bình lớn hơn 21 0C, cao nhất không quá 400C
và thấp nhất không dưới 50C.
+ Hoàng Ngọc Thuận (2000) đa số các giống cam có thể sinh
trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12- 39 0C, nhiệt độ 400C kéo dài trong
nhiều ngày cây cam sẽ ngừng sinh trưởng.
+ Nghiên cứu của Hodgson R.W (1937) cho rằng: khi nhiệt độ
xuống thấp -20C cây vẫn sống được từ 2-7 ngày, ở nhiệt độ -6 0C cây cam mới
chết hẳn.

17


Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm ≥ 170C đều có
thể trồng được cây cam.
Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các
vùng khác đều có thể phù hợp và trồng được cây cam.
- Ẩm độ và nước: cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần

trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong
thời kỳ lúc hạt nảy mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt
1270mm/năm. Do đó vườn trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu
phục vụ tưới cho cây nhất là trong vụ khô.
+ A. Haury và cộng sự (1978) cho rằng: trong điều kiện rất ẩm, với
lượng mưa hàng năm cao hơn 4.000mm, các giống Osceola, Dancy cho mã
quả đẹp, thịt quả mềm nhiều nước, vị ngọt. Giống Tagelo mineola vị ngon
nhưng ít thơm. Giống Clementin vị ngọt nhưng mã quả xấu. Quýt King thịt
quả mềm nhiều nước, thơm nhưng nhiều hạt, vỏ xanh .
+ Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do
phân bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây.
Ngược lại cây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá
rụng và cây sẽ chết).
- Ẩm độ không khí: cam không ưa ẩm độ không khí quá thấp,
quả ngoài rìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn
định hơn. Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh
chảy gôm. Độ ẩm không khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả
đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước ít rụng.
- Ánh sáng: cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn
ánh sáng trực xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất
hữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngược lại thiếu ánh
sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường

18


độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng
với cường độ chiếu sáng của mặt trời lúc 16-17h trong ngày mùa hè).
2.3.2. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây cam
Cây cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt

trung bình hoặc thịt nhẹ, rất mẫn cảm với nồng độ muối và không chịu được
trong điều kiện bị ngập úng. Tầng dày của đất phải trên 1m, độ pH đất cây
cam có yêu cầu tương đối rộng từ 4-8 nhưng phù hợp nhất là 5,5-6,5.
* Các nguyên tố khoáng
- Đạm là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá
trình sinh trưởng của cây cam có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất
của quả. Đạm xúc tiến sự phát triển của cành, lá và hình thành các đợt lộc
mới trong năm. Đủ đạm cây sinh trưởng khoẻ nhiều lộc, lá xanh, quang hợp
mạnh, ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước, năng suất ổn định.
- Lân: rất cần cho cho cây cam trong quá trình phát triển của bộ rễ và
trong gian đoạn phân hoá mầm hoa. Lân có ảnh hưởng đến phẩm chất quả rõ
rệt: làm giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/axit cao; làm cho hương
vị của quả thơm hơn, lõi quả chặt hơn màu sắc của quả đẹp hơn.
- Kali: có nhiều trong quả, lộc non. Cây được cung cấp đủ kali cho quả
to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ khi vận chuyển. Nhưng thừa kali gây
hiện tượng hấp thu canxi, magie kém làm cây sinh trưởng về cành lá kém, đốt
ngắn, chậm lớn, quả tuy to những mã quả xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
- Canxi: thiếu canxi rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm,
lá vàng rụng, hoạt động của vi sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinh
dưỡng ở cây kém cho nên bón vôi làm tăng độ pH cũng như cung cấp canxi
cho cam quýt.
- Magiê, sắt: thiếu magiê lá chuyển màu vàng rụng nhiều cây dễ
bị bệnh, thiếu Fe cây chịu rét kém...

19


- Các nguyên tố vi lượng: đồng, mo, bo, kẽm, manggan… cũng có ảnh
hưởng rõ rệt đến cam quýt, tuỳ từng loại đất và mức độ thiếu hụt mà biểu hiện
các ảnh hưởng này nhiều hay ít.

Theo các nhà nghiên cứu vè việc bón phân cho cam quýt cho rằng cơ
sở khoa học của việ bón phân có hiểu quả là dựa vào phân tich hàm lượng
dinh dưỡng trong đất và trong lá theo thang tiêu chuẩn của Chapman và các
tác giả, cần căn cứ vào đó để khi cung cấp phân bón cho cây tránh làm sao
không xảy ra hiện tượng dư thừa gây lãng phí và làm giảm năng suất và chất
lượng cây trồng ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và
thu được kết quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An
từ những năm 1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản
xuất cam quýt vậy chúng ta có thể thấy rằng các chất dinh dưỡng trong lá cây
có hàm lượng khác nhau, do vậy mà nhu cầu về hàm lượng các chất dinh
dưỡng là không giống nhau. Bón phân cho cam quýt cần có những hiểu biết
nhất định để khi bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng.
Nếu thơà hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của
cam quýt. Đặc biệt là sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu. khi hàm lượng dinh
dưỡng trong lá thích hợp thì cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam cho
năng suất cao.

20


Bảng 2.3. Dinh dưỡng trong lá cam 7 – 10 tuổi
( lá 4 – 7 tháng tuổi/ cành không quả )
Nguyên tố
Đạm ( N )
Lân ( S )
Kali ( K )
Canxi (Ca)
Magiê (Mg)
Lưu huỳnh ( S)
Bo ( B )

Sắt ( Fe )
Mangan( Mn )
Kẽm ( Zn )
Đồng ( Cu )
Molipden (Mo)

Thiếu
2,0%
0,08
0,6
1,5
0,15
1,13
20 mg/kg lá
35
15
15
4,0
0,05

Thấp
Đủ
Cao
Quá thừa
2,1-2,8% 2,4-2,9% 3,0-3,5%
3,6%
0,09-0,11 0,12-0,16 0,17-0,29
0,3
0,7-1,4
1,2-1,7

1,8-2,3
2,4
1,6-2,9
3,0-5,5
5,6-6,8
7,0
0,16-0,29
0,3-0,6
0,7-1,1
1,2
0,14-0,19
0,2-0,3
0,4-0,5
0,6
21-40
50-150
160-260
270
36-59
60-120
130-200
350
16-24
25-200
300-500
1000
16-24
25-100
110-200
300

4,1-5,9
6-16
17-22
25
0,06- 0,09 0,1-0,29
0,3
0,4
Nguồn: Trích dẫn theo Dương Tấn Lợi ( 2002 )

21


3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá trên tất cả các giống cam được trồng tại huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Điều tra tại các hộ gia đình trồng cam trên địa bàn huyện.
3.2. Nội dung điều tra
- Điều tra về tình hình văn hóa, xã hội, điều kiện kinh tế của huyện
Nghĩa Đàn liên quan đến sản xuất cam
- Điều tra tình hình tự nhiên của địa phương.
- Điều tra tình hình sản xuất cam:
+ Diện tích trồng
+ Các giống cam, kỹ thuật trồng, chăm sóc (bón phân, tưới nước, cắt tỉa
tán lá, sự dụng thuốc bảo vệ thực vật).
+ Biện pháp thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cam trên địa bàn so với các cây
khác
3.3. Thời gian và địa điểm điều tra.
+ Thời gian: Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010

+ Địa điểm: huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An
3.4. Phương pháp điều tra
- Điều tra, thu thập số liệu theo phiếu lập sẵn, phỏng vấn các hộ trồng
cam tại huyện (phụ lục)
- Các số liệu thứ cấp tiến hành thu nhập qua phòng nông nghiệp, phòng
thống kê, phòng tài nguyên môi trường, trạm khí tượng của huyện Nghĩa Đàn

22


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Được chia
thành 24 xã với quy mô diện tích 61.785 ha đất tự nhiên. Vị trí trung tâm của
huyện được quy hoạch tại xã Nghĩa Bình, cách đường Hồ Chí Minh 1 - 2 km
về phía Đông, cách Thành phố Vinh khoảng 90 km và cách thị xã Thái Hoà 8
km về phía Đông - Bắc. Nghĩa Đàn có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 48, quốc
lộ 15A đi qua, có sông Hiếu chảy qua; có vùng đất đỏ bazan màu mỡ rất thích
hợp để phát triển các cây ăn quả như cây cam, dứa..., công nghiệp dài ngày
như cao su, cà phê; mía …
Huyện Nghĩa Đàn có toạ độ địa lý 105 018’ – 105035’ kinh độ Đông và
19013’ – 19033’ vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên 61.785 ha, dân số (đến
30/6/2010) là 134.122 người với 30.371 hộ, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái và Thổ.
Dân số trong khối nông nghiệp năm 2010 có 114.773 người, chiếm 85,57%
tổng dân số. Nghĩa Đàn có đường giáp ranh chung với các huyện:
- Huyện Như Xuân và Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) phía Bắc.
- Huyện Tân Kỳ phía Nam.
- Huyện Quỳnh Lưu phía Đông.
- Huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu ở phía Tây.

Và bao quanh toàn bộ thị xã Thái Hoà vừa mới thành lập ở giữa.
Với vị trí địa lý của mình, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
* Địa hình, đất đai.
Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, địa hình ít phức tạp. Bao vòng
ngoài huyện từ Tây Bắc sang Bắc, vòng sang Đông và Đông Nam là những
dãy núi có cao độ từ 300 – 400 m nối nhau liên tiếp, dạng địa hình này chiếm
khoảng 27% diện tích tự nhiên. Khu vực phía Tây Nam và vùng trung tâm có
23


×