Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề cương chi tiết ôn thi Học sinh giỏi Sử 8 9 (Ôn đội tuyển HSG huyện Tiên Yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.68 KB, 33 trang )

PHẦN 1:

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Lịch sử
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (79-90)

Câu 1: Trình bày nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu ? Em nhìn nhận như thế nào về sự sụp đổ này?
a. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
* NGUYÊN NHÂN:
+ Đã xây dựng mơ hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, khơng
phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ,
thiếu công bằng.
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa,
thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN
Mác-Lênin.
+ Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà
lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm
mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
+ Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mơ hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn,
là một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của
loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên
bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo
Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và
một số nước Đông Âu nhưng rồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông
xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi
ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và
đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
BÀI 3: Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân
tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa


Câu 2: Hãy điền vào cột bên phải các sự kiện tiêu biểu trong mỗi giai đoạn của
phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II.
Giai đoạn
Sự kiện chính
Từ 1945- giữa những năm 60 của thế kỷ - ĐNA: các nước In-đô-nê-xia, Việt
xx
nam, Lào tuyên bố độc lập trong năm
( Đấu tranh nhằm đập tan hệ thống thuộc 1945.
1


địa của chủ nghĩa đế quốc)

- Ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba
thắng lợi.
- Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập,
thế giới gọi là "năm châu Phi"
=> Tới giữa những năm 60 của TK XX,
hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản
sụp đổ.
Từ giữa những năm 60- giữa những
Phong trào đấu tranh vũ trang ở ba
năm 70 của thế kỷ xx
nước này bùng nổ -> năm 1974, ách
(nhân dân 3 nước ăng-gô-la, Mô dăm thống trị của TD Bồ Đào Nha bị lật đổ.
Bích,Ghi-nê bít xao, chống thực dân Bồ
Đào Nha)
Từ giữa những năm 70- giữa những năm
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xố
90 của thế kỷ xx.

bỏ: Rơ-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng
( Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân hoà Dim-ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm
biệt chủng tộc Apácthai ở cộng hòa Nam 1990 ( nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a) và
Phi và Dim ba bu ê và Na mi bi a)
Cộng hoà Nam Phi năm 1993.

Bài 4:châu á
Câu 3: Từ sau CTTG II đến nay, các nước châu á đã đạt được những thành
tựu gì và đang đứng trước khó khăn thử thách nào? (6đ)
Đáp án
a.Những thành tựu của châu Á từ sau CTTG II (4 điểm)
* Giành độc lập(1điểm)
Năm 1945 có VN, LÀO, IN-ĐƠ-NÊ- XI –A
- 1946 Phi lip- pin, 1947 Mian ma, 1949 TQuốc, 1950 ấn độ, 1953
CPC, 1957 có Ma-lai-xi –a….
*Đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát
triển.(3đ):
+ Nhật Bản: Siêu cường kinh tế, đứng thứ 2 trên thế giới
+ Trung Quốc: cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, đạt được nhiều thành
tựu lớn, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
+ ấn Độ: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cuộc Cách mạng xanh và
công nghệ thông tin…
+ Bốn con rồng của châu Á: Đài loan, Hồng công, Hàn Quốc, Xin –ga-po
+ Thái Lan, Ma-lai-xi –a, Phi lip- pin, In- đô- nê-xi-a đạt được nhiều thành
tựu lớn
+ Việt Nam đổi mới: Từ năm 1986 đến nay
2


+ Tổ chức ASEAN, ASEAN + 1( + TQuốc), ASEAN+ 3( TQuốc+ NBản+

Hàn Quốc).
b.Những thuận lợi và khó khăn thử thách của châu Á (2điểm)
- Thuận lợi:
+Thị trường rộng lớn, tài nguyên phong phú
+ Thế giới đang trong xu thế hịa hỗn, hịa dịu lấy phát triển kinh tế làm trọng
tâm
+ Khoa học, kĩ thuật đạt nhiều thành tựu lớn
- Khó khăn:
+ Trong xu thế tồn cầu hóa, nếu khơng có chính sách phù hợp, các nước
châu Á sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
+Thiên tai: Động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán..
+ Li khai, chiến tranh, khủng bố, xung đột bạo lực: Tây Nam Á,
In đô-nê- xi-a, Thái Lan, Phi lip- pin…
+ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ,Tham nhũng, bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội..
Câu 4: Nội dung đường lối cải cách mở cửa Trung Quốc từ năm 1978? những
thành tựu sau 20 năm đổi mới cải cách mở cửa Trung Quốc? và tác động của
nó đến TQ
?Từ đó em hãy liên hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
A. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc:
* Bối cảnh lịch sử:
Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động tồn
diện. Chính điều này địi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải đổi mới để đưa
đất nước đi lên. Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra
đường lối cải cách - mở cửa: Đường lối mới. Chủ trương xây dựng CNXH mang
màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở
cửa.
. Thành tựu sau 20 năm cải cách mở cửa:
+ Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
(GDP tăng 9,6%).
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

+ Chính trị-xã hội: ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng cao.
+ Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa
người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới)
+ Đối ngoại: bình thường hố quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp
tác, thu hồi Hồng Công 1997, Ma Cao 1999.
3


+ Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước,
thực hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới
* Ý nghĩa:
Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần
củng cố sức mạnh và địa vị của trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều
kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội và ngược lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm
năng như Trung Quốc.
B.Tác động đối với TQ:
- Nền kinh tế tăng tốc độ nhanh, trở thành con rồng châu Á, nền kinh tế đang vươn
lên đứng thứ 2 trên thế giới.
C. Liên hệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Việt Nam năm 1986 cũng bắt đầu đổi mới nền kinh tế toàn diện lấy đổi mới về
kinh tế làm trọng tâm, xóa bỏ chế độ bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự
quản lí của nhà nước
-Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đây là một bước ngoặc
lớn có tác dụng làm cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, góp phần củng
cố độc lập dân tộc và xây dựng XHCN, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên
trường quốc tế.
…………………………………………………………………………………..

Câu 5: Trình bày những biến đổi của Châu Á sau CTTG II ? Kể tên những “
điểm nóng”, “ xung đột” ở Châu Á ngày nay?
a. Biến đổi:
- Trước CTTG2 châu Á là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa
- Đến nay trừ nhân dân Plextin còn tất cả các nước châu á khác đều
đã giành lại được nền độc lập…
- Một số nước lựa chọn phát triển theo con đường XHCN như
TRung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào…
- Đại đa số các quốc gia khác đi theo con đường TBCN
- Châu Á đang góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thế
giới
b. Kể tên những “ điểm nóng”, “ xung đột” ở Châu Á ngày nay?
- Một số nước vẫn xảy ra mâu thuẫn như: xung đột bạo lực: Tây Nam Á,
In đô-nê- xi-a, Thái Lan, Campu chia, Phi lip- pin…
- Xung đột khu vực Trung Đông, các vụ tranh chấp, xung đột dân tộc, sắc tộc,
biên giới, phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man ví dụ
4


như: ấn Độ, Pa-ki-xtan, tạo nên điểm yếu trong khu vực để các nước có có cơ
hội nhảy vào xâm lược
- Cuộc xung đột giữa Ixraen và Palextin diễn ra liên miên
- Tranh chấp quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Bài 5:

CÁC NƯỚC ĐNÁ

Câu 6: Trình bày sự thành lập và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
Giải thích vì sao đến năm 1995 Việt Nam mới chính thức ra nhập tổ chức
ASEAN ?


Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào,
Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đơ-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và
Đơng Ti-mo.
a. Hồn cảnh:
Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và
thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
+ Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm
cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên
ngoài đối với khu vực.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô
Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-laixi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
b. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hố thơng qua những nỗ lực
hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hồ bình và ổn định
khu vực.
c.giải thích :
Vì Việt Nam phải trải qua cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, cần phải
khắc phục hậu qủa sau chiến tranh với những chính sách kinh tế định hướng
theo con đường XHCN
-Từ năm 1979- đầu những năm 90 quan hệ giữa asean và các nước (ba nước
đông Dươg) hết sức căng thẳng do vấn đề campuchia
-thời kì 89-97 sau khi vấn đề campu chia được giải quyết theo hướng hịa bình,
các nước Asean đã phát triển quan hệ song phương Với Việt Nam
5


-1992 VN mới chính thức tham gia hiệp ước Bali (IN đô)và trở thành quan
sát viên
Của ASEAN

-> Nên 1995 ta mới gia nhập tổ chức ASEAN

Câu 7: Từ sau CTTG II đến nay, ĐNA có những biến đổi to lớn gì? Trong đó
biến đồi nào là quan trọng nhất nhất? vì sao?
Đáp án
. Những biến đổi của các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Những biến đổi của ĐNÁ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc
lập.
+ Biến đổi thứ hai: từ khi giành được được độc lập dân tộc, các nước Đông
Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn, như Thái
Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Đặc biệt, Xin-ga-po trở thành nước phát triển nhất
trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế
giới.
+ Biến đổi thứ ba: Trước 4/1975, các nước khu vực ĐNA đối đầu với 3 nước
Đông Dương…sau chuyển sang đối thoại và hội nhập.cho đến nay, các nước Đông
Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là
một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu
xây dựng những mối quan hệ hồ bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong
khu vực.
Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ ba là biến đổi quan trọng nhất (chuyển từ
đối đầu sang đối thoại và hội nhập). bởi vì
+ Nhờ có biến đổi đó, các nước Đơng Nam Á mới có những điều kiện
thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn
vinh.
+ Vì đây là tổ chức liên minh chính trị - kinh tế- văn hố nhằm xây dựng những
mối quan hệ hồ bình, hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực.
…………………………………………………………………………………….
Câu 8: Em hãy trình bày hồn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc cơ
bản của tổ chức ASEAN ? Quan hệ Việt Nam và ASEAN diễn ra như thế nào?

?Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ xx “ một chương mới” đã
mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA?
Trả lời
a. Hoàn cảnh:
6


Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và
thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
+ Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm
cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên
ngoài đối với khu vực.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô
Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-laixi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào,
Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đơ-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và
Đơng Ti-mo.
b. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hố thơng qua những nỗ lực
hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hồ bình và ổn định
khu vực.
c. Ngun tắc hoạt động:
+ Tơn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hồ bình.
+ Hợp tác cùng phát triển.
e. Quan hệ Việt Nam - ASEAN:
Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hịa dịu, có lúc căng
thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở
Cam-pu-chia.

Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách
"đối đầu" sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với
tất cả các nước", quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới
trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam ra nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các
nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn
hóa, khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
* Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử
các nước Đơng Nam Á là vì:
7


Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ
rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng
4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu
tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức
thống nhất.Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác
kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA),
lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một mơi trường hồ bình, ổn định cho công
cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Câu 9: Lập bảng niên biểu về tiến trình xây dựng và hồn thiện của hiệp hội
các nước ĐNA?(ASEAN) theo mẫu sau:
tt

Mốc thời gian


1 Ngày 8-tháng 8- 1967
2 Từ 1967-1975
3 Những năm 70
4 Tháng 2- 1976
5 Năm 1984
6 Năm 1992
7 Tháng 7-1995
8 Tháng7- 1997
9 Tháng 4-1999

Các sự kiện
Tổ chức ASEAN được thành lập tại Băng Cốc
Thái Lan với 5 nước
Hợp tác khu vực ,cịn trong tình trạng khởi đầu
Có bước tiến mới
Hiệp ước Ba Li
Brunây ra nhập ASEAN thành viên( thứ 6)
Việt Nam, Lào tham ra hiệp ước BaLi
Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN (thứ 7)
Lào, Mianma ra nhập tổ chức ASEAN
Campu-chia ra nhập tổ chức ASEAN

…………………………………………………………………………………….
Bài 6: CHÂ PHI
U
CÂ 10: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước
U
Châu Phi từ sau CTTG2 đến nay. Em biết gì về Nen-Xơn-Man-Đê-La?
Đáp án
a. châu Phi:

- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra sôi nổi
- Phong trào nổ ra sớm nhất là vùng Bắc Phi
- Hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lược tan rã, các dân tộc
châu Phi giành lại được độc lập chủ quyền..
- Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội đã thu được
nhiều thành tích nhưng chưa đủ sức làm thay đổi bộ mặt của châu Phi,
nhiều nước vẫn lạc hậu, đói nghèo, bệnh dịch…
8


b.Về Nen-xơn-Man- đê- la:
- Quê hương: Sinh ra tại ngôi làng Vê dô nhỏ bé là một trong những khu vực
nghèo nhất đất nước. Sinh ra một vị anh hùng dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời
cho sự nghiệp cách mạng. Lãnh tụ của “ Đại hội dân tộc Phi” (ANC). bị cầm tù
27 năm vì đấu tranh địi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc Apác- thai, bền bỉ
tiến hành cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người da đen. Đến năm 1993 chế độ
phân biệt chủng tộc Apác- thai bị xoá bỏ, tồn tại hơn 300 năm (340 năm).
- Trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên của Nam Phi, người anh hùng dân
tộc
Nen-xơn-Man- đê- la đã được nhân dân tín nghiệm bầu tổng thống người da đen
đầu tiên trong lịch sử của cộng hoà Nam Phi năm( 5/1994)
- Với những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nhân
quyền ơng đã nhận giải Nobel hồ bình của tổng thống. được mọi người trên
khắp thế giới kính trọng và yêu mến vì đức tính khiêm tốn, giản dị và sẵn sàng
hy sinh vì người nghèo
- Liên hợp Quốc đã quyết định 18/7 hàng năm là ngày “ Quốc tế Nen-xơn-Manđê- la”
Và năm nay toàn thế giới lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm “ Ngày Quốc tế Nenxơn-Man- đê- la”. để ghi nhận những đóng góp to lớn của ơng đối với hịa bình
thế giới và bình đẳng xã hội
Câu 10 (dạng 2). Sau CTTG2, tình hình châu Phi có điểm gì nổi bật? hiện nay
các nước Châu Phi đang gặp khó khăn gì? (4điểm)

Trả lời
a. Tình hình châu Phi có những điểm nổi bật sau (2điểm)
- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sơi nổi tại châu Phi.Sớm nhất là ở Bắc phi
với thắng lợi ở Ai Cập, Li Bi. Năm 1960 được gọi là “năm châu Phi’ với 17 nước
tuyên bố độc lập. Năm 1962 nhân dân An-giê-ri giành được thắng lợi sau 8 năm vũ
trang kháng chiến chống Pháp.
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã xây dựng đất nước phát triển
kinh tế- xã hội nhưng chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt châu Phi.
- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi cangfkhos khăn. Các nước châu Phi
cùng cộng đồng quốc tế đang tìm biện pháp tháo gỡ những klhó khăn: giải quyết
xung đột, khắc phục đói nghèo, nhăn ngừa dịch bệnh…

* Những khó khăn của châu Phi hiện nay(2điểm).
-Nhiều nước cịn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định do xung đột sắc tộc và tôn
giáo, đảo chính, nội chiến, ví dụ như: Ru-an-đa…
9


-Đói nghèo, bệnh tật và mù chữ: khoảng 15 triệu người ở châu Phi đói ăn thường
xuyên…
- Sự bùng nổ dân số làm cho châu Phi càng nghèo đói.
-Nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài…
………………………………………………………………………………………
BÀI 7: MĨ LA TINH
Câu 11: (6 điểm) Trình bày những nét nổi bật của lịch sử châu Mỹ La Tinh từ sau
CTTG II? Đến năm 1991. ? em có suy nghĩ gì về Cu Ba trong giai đoạn hiện nay.
A. Những nét chính(nổi bật) cùa lịch sử châu Mĩ La Tinh từ sau CTTG2- 1991
- Thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ có chính sách thốt dần khỏi sự
khống chế của Mĩ
- Khơng cịn là thuộc địa kiểu mới của Mĩ như trước song vẫn còn một số lệ thuộc

vào Mĩ.
- Cu Ba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh và cắm mốc
đầu tiên của CNXH ở Tây bán cầu.
- Nica-ra-goa năm 1979 lật đổ chế độ độc tài Xô-Mô-Xa.
-Lo sợ (Một Cu Ba thứ hai) ở Mĩ La Tinh, Mĩ ráo riết chống phá cách mạng Ni
Cara-goa, giúp đỡ các thế lực phản động gây nội chiến kéo dài.
- Năm 1990, những người đối lập với mặt trận Xan-Đi- Nô thắng thế trong cuộc bầu
cử tổng thống, cách mạng Mica-ra-goa gặt khó khăn.
B. Em có suy nghĩ gì về tình hình Cu Ba trong giai đoạn hiện nay.
- Khó khăn do bị Mĩ bao vây, cấm vận… chống Mĩ - Kiên cường chống MĨ, kiên
định con đường XHCN.
-Đang tìm tịi đường lối đổi mới
- Vẫn duy trì quan hệ anh em thân thiết với Việt Nam.
Câu 12 Trình bày những nét chính về tình hình các nước Mĩ La Tinh sau
CTTG2? Trình bày những hiểu biết của em về lãnh tụ phi-đen ca-xtơ –rô và sự
giúp đỡ của Cu Ba đối với Việt Nam?
a. tình hình các nước Mĩ La Tinh
b.Lãnh tụ phi-đen ca-xtơ –rô
- Biểu tượng tinh thần của nhân dân Cu Ba, một chiến sĩ cách mạng vô sản tiêu
biểu của nhân loại thế kỉ XX.
-Sinh ngày 13/8/1226, sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng cử nhân
luật, là một huyền thọai đối với nhân dân Cu Ba, người đã lật đổ chế độ độc tài
Ba ti-xti tại CuBa và tiến hành lãnh đạo đất nước theo con đường XHCN họ gọi
ông là Phiđen ‘vô cùng yêu quý và tôn vinh ‘sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối
10


với những người khác” cùng với “ tinh thần chiến đấu khơng mệt mỏi vì lí
tưởng”.
- Phiden đã từng làm thủ tướng CuBa từ 12/1959 tới 12/1976 và sau đó là chủ

tịch hội đồng nhà nước cu ba cho tới khi ơng từ chức 2/2008. Ơng là bí thư thứ
nhất cuả ĐCS Cu Ba từ 10/1965- 4/2011 . vì vậy ông xứng đáng là người chiến
sĩ cách mạng tiêu biểu nhất ở Châu Mĩ La tinh
c. Cuba giúp đỡ Việt Nam
- 1/12/1960 cho đến nay hai nước thiết lập ngoại giao đã trải qua 50 năm quan
hệ thủy chung trong sáng.
- Từ năm 1975 trở đi Việt Nam và cu Ba lại sát cánh bên nhau trong cuộc XD
CNXH và BVTQ, những tấm lòng vàng của CuBa dành cho việt nam còn ngời
sáng ở diễn đàn tổ chức quốc tế sau 1975 trong bối cảnh các thù địch , tìm mọi
thủ đoạn bao vây, cô lập, chống phá trên trường quồc tế, CuBa vẫn thủy chung
đứng cạnh Việt Nam giúp đỡ. Chủ tịch Phiđen đã từng nói: vì Việt Nam Cu Ba
sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình
………………………………………………………………………………..
B…I 8: NƯỚC MĨ
Câu 13 :(5 điểm)
? Trình bày về tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG II? Em nhìn nhận như thế nào
về chủ nghĩa Tư Bản hiện đại
a. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Hồn cảnh:
Mĩ khơng bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây
Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để
sản xuất. Mặt khác, nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc buôn bán vũ khí
cho hai bên. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế
tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
* Sự phát triển kinh tế Mĩ:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính
duy nhất của tồn thế giới:
+ Cơng nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức,
Italia, Nhật cộng lại.

+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế
giới.
11


+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí
hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.
- Nguyên nhân:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao,
năng đông sáng tạo.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, bn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời…
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ
thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đay là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự
phát triển kinh tế Mĩ.
+ Ngồi ra cịn nhiều ngun nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học,
người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi...
Từ những năm 70 trở đi, Mĩ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu
và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thối
khủng hoảng, chi phí qn sự lớn, chênh lệch giàu nghèo...
b.CNTB hiện đại :
- áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học- kĩ thuật-lao động sáng tạo
-Qúa trình tư nhân hóa các khu vực kinh tế nhà nước, chuyển sự can thiệp của nhà
nước từ trực tiếp sang gián tiếp đối với nền kinh tế
- tạo nên bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật
-Điều chỉnh các chính sách chính trị,xã hội để thích ghi với tình hình mới.Như thực
hiện nhiều chính sách phúc lợi, tiến bộ xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ tư
sản, bảo vệ nhân quyền...
- Vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn(tư bản > < công nhân, người cực giàu > < người

cực nghèo dưới mức tối thiểu, nhiều tệ nạn xã hội không thể khắc phục được)
………………………………………………………………………………………
BÀI 9:

NHẬT BẢN

Câu 14. Từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế
Nhật Bản đã phát triển như thế nào?
-Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “Thần kì” của nền kinh tế Nhật
Bản (5 điểm)
Trả Lời
a. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản…(2điểm).
- Từ những năm 50 đến những năm 60, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

12


- Từ những năm 60 đến những năm 1973 là giai đoạn phát triển “ thần kì ” của kinh
tế Nhật Bản. Năm 1968 kinh tế Nhật Bản đã vượt qua Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn
lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản, sau Mĩ:
+ Tổng sản phẩm quốc dân 1950 chỉ đạt 20 tỉ USA, đến năm 1968 là 183 tỉ USD
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm khoảng 13,5% đến 15%. Từ
đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung
tâm kinh tế- tài chính thế giới.
b. Nguyên nhân phát triển (3 điểm).
- Nền kinh tế thế giới đang phát triển, cách mạng khoa học- kĩ thuật đạt được những
tiến bộ kì diệu:
- Mĩ sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên.
-Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ của Mĩ .
- Truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ của

thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống quản lí có hiệ quả của các xí nghiệp, cơng ti…
- Vai trị quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược, nắm bắt đúng
thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên, cần cù lao động,
đề cao kỉ luật, coi trọng tiết kiệm.
- Chi phí cho quốc phịng thấp, khơng q 1%
…………………………………………………………………………………
BÀI 10:

CÁC NƯỚC TÂY ÂU

Câu15. Trình bày quá trình hình hành và phát triển của Liên minh châu Âu?
Đáp án
a. Hình thành: 4-1951 “ cộng đồng than, thép châu âu” gồm 6 nước Pháp, Đức, I
ta li a,
Bỉ, Hà lan và Lúc-xăm- bua
3-1957: 6 nước trên lại cùng nhau thành lập “ cộng đồng năng lượng nguyên
tử châu âu”, “ Cộng đồng kinh tế châu âu” ( EEC). Năm 2007, kỷ niệm 50 năm
thành lập liên minh châu âu
b. Phát triển:
- 7-1967 ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành “ Cộng đồng châu Âu” (EC)
- 1991: “ Cộng đồng châu Âu” mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu(EU)
- 1999: EU có 15 nước và phát hành đồng tiền chung châu Âu là đồng ơrơ( EURO)
năm 2004: EU có 25 nước thành viên
13


………………………………………………………………………………
Bài 11 : TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CTTG2

Câu16. Theo em có thể phân chia các giai đoạn của lịch sử quan hệ quốc tế từ
năm 1945- nay như thế nào? Đặc điểm của từng giai đoạn là gì?
Đáp án
Từ năm 1945-1989
+ Hình thành và tồn tại hai cực Ianta
+ Chiến tranh lạnh: Chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế
quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
Đầu thập kỉ 90 của Thế kỉ XX
+ Thời kì quá độ tiến lên một trật tự thế giới mới, có khả năng sẽ là đa cực
+ Mĩ muốn duy trì trậy tự đơn cực
Câu 17.
Trình bày sự phân kì lịch sử thế giới 1945- nay và nêu rõ đặc
điểm của từng thời kì lịch sử?
ĐÁP ÁN
A.Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70
- Mặc dù cịn những thiếu xót, CNXH đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều
mặt…có tác động to lớn vào sự nghiệp của cục diện thế giới
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi bộ mặt thế giới
- CNTB có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học - kĩ thuật và mang những
đặc điểm mới
- Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giữa “hai cực” Xô – Mĩ
diễn ra gay gắt.
B. Nửa sau những năm 70- 1991
- Sự khủng hoảng và sụp đổ của một mơ hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn ở
Liên Xô và Đông Âu
- chấm dứt “chiến tranh lạnh” và xu thế đối đầu chuyển dần sang xu thế đối thoại…
C. Từ 1991-đến nay:
- Một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành.
………………………………………………………………………………………
Câu 18. Tại sao nói: Hồ bình, hợp tác cùng phát triển, vừa là thời cơ, vừa là

thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX? nhiệm vụ của
nước ta hiện nay là gì?
14


+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT
vào sản xuất...
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
+ Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: tập trung sức lực triển khai lực
lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu,
đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân
Câu 18(dạng 2). Em hãy trình bày trật tự thế giới mới sau CTTG2? Tại sao nói: “
xu thế hịa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối
với các dân tộc”.
Đáp án
A.Trật tự thế giới mới sau CTTG2:
Trật tự hai cực Ianta 1945 diễn ra tại Liên Xơ
+ Sự sụp đổ mơ hình xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Chiến tranh lạnh từ 1947-1989
Thời kì sau “chiến tranh lạnh” từ 1989- nay, chuyển từ xu thế đối đầu
sang đối thoại, hợp tác để phát triển kinh tế trong cùng tồn tại hòa bình.
Trật tự thế giới mới- đa cực đang dần dần hình thành từ đầu thập niên 90
đến nay.
B. Tại sao nói: “xu thế hịa bình bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời
cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc”.
-+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT
vào sản xuất...

+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
………………………………………………………………………………………
Bài 12 : NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA KHKT
Câu 19: Từ năm 1945 đến nay, cách mạng khoa học- kĩ thuật đã đem lại những
lợi ích gì cho cuộc sống con người và đã gây nên những hậu quả tiêu cực nào ?
Trả lời
a. Lợi ích: Đánh dấu một bước phát triển của lịch sử tiến hóa nhân loại, tăng năng
suất lao động, làm thay đổi cơ bản cuộc sống của con người đó là phát minh ra náy
tính điện tử, hệ thống máy tự động, nhiều nguồn năng lượng mới được tìm ra như:
năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió… sáng chế ra vât liệu chất dẻo tổng hợp với
15


nhiều tính năng tốt, tiến bộ về giao thơng-vận tải và thơng tin liên lạc, khoa học vũ
trụ có những thành tựu vượt bật vd: Liên Xô và Mĩ những phát minh về tốn , lý,
hóa, sinh…
b. Hậu quả tiêu cực:
- Gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thơng, vũ khí hủy diệt, đạo đức suy
thối
…………………………………………………………………………………..
ĐỀ THI HSG SỦ 9 HUYỆN THẠCH THẤT NĂM 2010-1011
Câu 1: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu
thế kỷ xx với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX về mục đích, hình thức đấu
tranh?
Câu 2: Em hãy trình bày trật tự thế giới mới sau CTTG II ? Tại sao nói: “ Xu
thế hồ bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối
với các dân tộc” ?
Câu 3
a, Hãy điền sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau:

8/8/ 1967., 7/1995., 15-16/12/1998
b, Hãy cho biết mối liên hệ giữa các sự kiện trên
Câu 4 : Em hãy nêu tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử?
( Sắp xếp theo thứ tự thời gian)
-

Đáp án
Đại la ( Thăng Long) Th LÝ(1010)
Đông Đô ( Hồ)
Đông Quan ( Nhà Minh xl)
Đông Kinh ( Lê) 1430
Thăng Long ( Vua lê- chúa Trịnh)
Hà Nội ( Minh Mạng) 1831

Câu 5:

Trình bày những hiểu biết của em về Đức vua Lý Thái Tổ ( 974- 1028)
Đáp án
( Trong sách lịch sử Hà Nội dùng cho hs lớp 6,7,8,9 chương trình địa phương)
trang 15

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012-1013
MÔN : LỊCH SỬ
16


Thời gian làm bài: 120 phút

A. ĐỀ BÀI


Câu 1(5 điểm)
So sánh hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
( Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế)
Câu 2(6 điểm) Em hãy trình bày hồn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc
cơ bản của tổ chức ASEAN ? Quan hệ Việt Nam và ASEAN diễn ra như thế nào?
?Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ xx “ một chương mới”
đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA?
Câu 3 :(4 điểm
Trình bày về tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG II?
Câu 4(5 điểm). Em hãy trình bày trật tự thế giới mới sau CTTG2? Tại sao nói: “ xu
thế hịa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với
các dân tộc”.

............................Hết...................................

TânXã, ngày 25/10/2012
Giáo viên:
Nguyễn Thị Hồng

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9
17


NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1(5 điểm)
So sánh hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
( Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế)
NỘI DUNG
Chủ trương


PHAN BỘ CHÂU
Đánh đuổi thực dân Pháp
bằng phương pháp bạo động
vũ trang
Biện pháp
Nhờ Nhật giúp đỡ đưa thanh
niên sang Nhật học
Khả
năng Không thực hiện được
thực hiện
Tác dụng
Bồi dưỡng lòng yêu nước,
ảnh hưởng đến phong trào
sau này.
Hạn chế
Dựa vào một nước để đánh
đuổi một nước đế quốc

PHAN CHÂU TRINH
Cải cách văn hóa, kinh tế, xã hội
Mở trường học, tổ chức diễn
thuyết…
Khơng thực hiện được
Nâng cao dân trí, bổi dưỡng lòng
yêu nước
Theo xu hướng cải lương, dựa
vào Pháp

Câu 2(6 điểm) Em hãy trình bày hồn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, nguyên
tắc cơ bản của tổ chức ASEAN ? Quan hệ Việt Nam và ASEAN diễn ra như

thế nào?
?Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỷ xx “ một chương mới” đã
mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA?
Trả lời
a. Hoàn cảnh:
Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và
thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
+ Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm
cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên
ngoài đối với khu vực.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô
Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-laixi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào,
Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và
Đơng Ti-mo.
18


b. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực
hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hồ bình và ổn định
khu vực.
c. Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội
bộ của nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hồ bình.
+ Hợp tác cùng phát triển.
e. Quan hệ Việt Nam - ASEAN:
Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hịa dịu, có lúc căng
thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở

Cam-pu-chia.
Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách
"đối đầu" sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với
tất cả các nước", quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới
trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam ra nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các
nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn
hóa, khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
* Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử
các nước Đơng Nam Á là vì:
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ
rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng
4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu
tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức
thống nhất.Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác
kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA),
lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một mơi trường hồ bình, ổn định cho cơng
cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Câu 3 :(5 điểm)
19


? Trình bày về tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG II? Em nhìn nhận như thế nào
về chủ nghĩa Tư Bản hiện đại
a. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Hồn cảnh:

Mĩ khơng bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây
Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che trở, nước Mĩ có điều kiện n bình để
sản xuất. Mặt khác, nhờ chiến tranh, Mĩ thu được nhiều lợi từ việc bn bán vũ khí
cho hai bên. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế
tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
* Sự phát triển kinh tế Mĩ:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính
duy nhất của tồn thế giới:
+ Công nghiệp: chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức,
Italia, Nhật cộng lại.
+ Tài chính: chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế
giới.
+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí
hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.
- Nguyên nhân:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao,
năng đơng sáng tạo.
+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, bn bán vũ kí cho hai bên để kiếm lời…
+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ
thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đay là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự
phát triển kinh tế Mĩ.
+ Ngồi ra cịn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học,
người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi...
Từ những năm 70 trở đi, Mĩ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu
và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ ln vấp phải những cuộc suy thối
khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo...
thể khắc phục được)

……………………………………………………………………………

20


Câu 18. Tại sao nói: Hồ bình, hợp tác cùng phát triển, vừa là thời cơ, vừa là
thách thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX? nhiệm vụ của
nước ta hiện nay là gì?
+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT
vào sản xuất...
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc...
+ Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: tập trung sức lực triển khai lực
lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu,
đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân
Câu 18(dạng 2). Em hãy trình bày trật tự thế giới mới sau CTTG2? Tại sao nói: “
xu thế hịa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối
với các dân tộc”.
Đáp án
A.Trật tự thế giới mới sau CTTG2:
Trật tự hai cực Ianta 1945 diễn ra tại Liên Xơ
+ Sự sụp đổ mơ hình xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Chiến tranh lạnh từ 1947-1989
Thời kì sau “chiến tranh lạnh” từ 1989- nay, chuyển từ xu thế đối đầu
sang đối thoại, hợp tác để phát triển kinh tế trong cùng tồn tại hịa bình.
Trật tự thế giới mới- đa cực đang dần dần hình thành từ đầu thập niên 90
đến nay.
B. Tại sao nói: “xu thế hịa bình bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời
cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc”.

-+ Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT
vào sản xuất...
+ Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc...

………………..………………………….

21


PHẦN 2:

ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 8

Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858- đến năm 1873
Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Thực dân Pháp xâm lược nước ta là do:
Chủ nghĩa tư bản phát triển cần nguyên liệu, thị trường
Việt Nam cũng như ĐNÁ nói chung có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài
nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu.
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Nội dung: - Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền
Đơng Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hịa) và đảo cơn lôn
Mở ba cửa biển( Đà Nẵng, Ba lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ
lệnh cấm đạo trước đây.
Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc
Pháp sẽ “ trả lại ” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình
buộc được dân chúng ngừng kháng chiến

Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873- 1874)
Câu 3: Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874? nội dung
vì: Do tính tốn thiển cận muốn bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng
họ chia quyền thống trị với Pháp. Triều đình Huế trượt dài trên con
đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị
xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện âm mưu xâm
lược tiếp theo
Nội dung: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
Theo đó, Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì, cịn triều đình thì chính thức thừa nhận
sáu tỉnh Nam Kì hồn tồn thuộc Pháp
 Hiệp ước năm GiápTuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh
thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Câu 3( dạng 2 tham khảo) Nội dung cỏ bản của hiệp ước Hác-măng năm 1883
là gì?
*Nội dung: Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp
Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thơng qua khâm sứ
Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh –Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
22


-

Cơng sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm sốt mọi cơng việc của quan lại triều
đình, nắm quyền trị an và nội vụ.
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp
nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.
Tham khảo nội dung hiệp ước Pa-tơ- nốt 1884
* Nội dung hiệp ước Pa-tơ- nốt 1884 đã được kí kết chấm dứt sự tồn tại độc
lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nền “bảo hộ” của Pháp được xác

lập trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 3. Hiệp ước năm 1884 khác với hiệp ước 1883 ở điểm gì và âm mưu
xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào?
Trả lời: Hiệp ước năm 1884 có nội dung cỏ bản giống hiệp ước Hác –măng 1883,
chỉ sửa đổi về danh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và
Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kì.
- Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua
chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến nhà Nguyễn.
………………………………………………………………………….

Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những
năm cuối thế kỉ XIX
Câu4: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Sau cuộc tấn công Pháp của phe chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua
Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây ngày 13/7/1885 ông đã nhân
danh vua Hàm Nghi ra “ chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân
đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp
dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX được gọi là Phong trào Cần
Vương. Trong giai đoạn 1885-1888 phong trào sôi nổi nhất là ở Trung Kì và
Bắc Kì.
- Trong giai đoạn 1885-1889 tuy vua Hàm Nghi đã bị bắt nhưng phong trào cần
vương vẫn được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mơ và
trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1885- 1888.

***

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

1.Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
a. Căn cứ:

- Cắn cứ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn ,tỉnh Thanh Hố. Đó là chiến tuyến phịng
thủ kiên cố được xây dựng trên 3 làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê.
23


b. Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
c. Thành phần nghĩa quân: gồm người kinh, Mường, Thái
d. Diễn Biến:
- Từ 12-1886  1-1887
- Nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm trong vòng vây của kẻ thù, bẻ gãy nhiều
đợt tấn công của địch
- Cuối cùng cuộc khởi nghĩa thất bại do giặc Pháp đã tập trung lực lượng dùng súng
phun lửa để triệt hạ căn cứ, xoá tên 3 làng trên bản đồ.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
a. Căn cứ:
- Bãi Sậy (Hưng Yên). Đó là vùng đầm lầy ở các huyện Văn Lâm, Văn Giang,
Khoái Châu,Yên Mỹ.
b. Lãnh đạo
- 1883 là Đinh Gia Quế
- 1885-1892 là Nguyễn Thiện Thuật
c. Diễn biến:
- Từ 1883  1892, nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích, tiêu diệt nhiều sinh
lực địch
- Giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nên lực lượng suy giảm và rơi vào thế
bị bao vây, cô lập. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc,
phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã vào năm 1892.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
a. Lãnh đạo:
- Lãnh đạo cao nhất là Phan Đình Phùng, ông là quan ngự sử trong triều.Tính cương
trực, phản đối việc phế lập vua của phe chủ chiến, bị cách chức về quê.

- Trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng đó là Cao Thắng (1864-1893).
b. Diễn biến:
+ Giai đoạn I:
- 1885  1888 xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng rèn đúc vũ khí,
+ Giai đoạn II: 1888-1895
- Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, chỉ huy thống nhất, đẩy lùi
nhiều cuộc càn quét của địch.
- Thực dân Pháp tập Trung binh lực bao vây cô lập nghiã quân và tấn công vào căn
cứ Ngàn Trươi.
- 28-12-1895 Phan Đình Phùng hi sinh, nghĩa quân tan rã.
………………………………………………………………………..

24


Câu 5: Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và
khởi nghĩa Ba Đình
* Bãi Sậy(Hưng Yên)
Khác nhau; Không tập trung một nơi mà phân tán, trà trộn vào dân
Đánh du kích
Sáng tạo trong xây dựng căn cứ và cách đánh giặc
Thời gian tồn tại lâu hơn kéo dài 9 năm từ (1883-1892)
Câu 6: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có
bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần Vương?
Nói cuộc cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có bước phát
triển cao nhất trong phong trào Cần Vương vì: Phan Đình Phùng và những
người lãnh đạo “ trung quân ái quốc”
Quy mô cuộc khởi nghĩa rộng lớn, địa bàn rộng, lối đánh linh hoạt…
Thời gian tồn tại lâu nhất 10 năm( 1885-1895)
Tính chất ác liệt( chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong

kiến bù nhìn
Nghĩa quân được tổ chức tương đối chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại( súng trường theo mẫu súng
của Pháp)
Được đông đảo nhân dân ủng hộ.
BÀI 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 7: Khởi nghĩa n Thế có những đặc điểm gì so với các cuộc khởi
nghĩa cùng thời?
Mục tiêu chiến đấu khơng phải vì vua và khơi phục chế độ phong kiến
mà là để bảo vệ cuộc sống của nhân dân
Lãnh tụ Hồng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: căm thù đế
quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền
lợi những người cùng cảnh ngộ, một lịng vì nghĩa qn.
Nghĩa qn đều là những người nông dân cần cù, chất phát, yêu cuộc
sống tự do
Địa bàn cuộc khởi nghĩa ở vùng trung du: nghĩa quân có lối đánh linh
hoạt.
Khởi nghĩa kéo dài 30 năm gây cho địch nhiều tổn thất.
 Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nơng dân. Có
tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du của thực dân
Pháp.
25


×