Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận Quản trị chất lượng KỸ THUẬT THỐNG KÊ (SPC) TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 27 trang )

KỸ THUẬT THỐNG KÊ
(SPC)
TRONG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG
Nhóm 1
Thành viên Nhóm 1
Bùi Phương Ánh
Tạ Văn Chuẩn
Nguyễn Hồ Đức
Nguyễn Thị Thùy Dương
Nguyễn Nhất Duy
Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Phan Duy Phúc
Tháng 10/2013
Ngô Thị Thanh Tâm
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cao học Khóa 22
Lớp Ngày 2 (QTKD)
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ (SPC)_____________________1
II. CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ_______________________________________1
II.1. Lưu đồ (Flowchart)
II.1.a. Khái niệm về lưu đồ
II.1.b. Công dụng của lưu đồ
II.1.c. Cách xây dựng lưu đồ
II.1.d. Lưu ý khi xây dựng lưu đồ
II.1.e. Ví dụ minh họa lưu đồ
II.2. Phiếu kiểm tra (Checksheet)
II.2.a. Khái niệm về phiếu kiểm tra
II.2.b. Công dụng của phiếu kiểm tra


II.2.c. Cách thiết lập phiếu kiểm tra
II.2.d. Lưu ý khi thiết lập phiếu kiểm tra
II.2.e. Ví dụ minh họa phiếu kiểm tra
II.3. Biểu đồ Pareto (Pareto diagram)
II.3.a. Khái niệm về biểu đồ Pareto
II.3.b. Công dụng của biểu đồ Pareto
II.3.c. Cách xây dựng biểu đồ Pareto
II.3.d. Ví dụ minh họa biểu đồ Pareto
II.4. Biểu đồ phân bố tần số (Histogram)
II.4.a. Khái niệm về biểu đồ phân bố
II.4.b. Công dụng của biểu đồ phân bố
II.4.c. Cách xây dựng biểu đồ phân bố
II.4.d. Cách đọc biểu đồ phân bố
II.4.e. Ví dụ minh họa biểu đồ phân bố
II.5. Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect diagram)
II.5.a. Khái niệm về biểu đồ nhân quả
II.5.b. Công dụng của biểu đồ nhân quả
II.5.c. Cách xây dựng biểu đồ nhân quả
II.5.d. Lưu ý khi xây dựng biểu đồ nhân quả
II.5.e. Ví dụ minh họa biểu đồ nhân quả
II.6. Biểu đồ tán xạ (Scatter diagram)
II.6.a. Khái niệm về biểu đồ tán xạ
II.6.b. Ứng dụng của biểu đồ tán xạ
II.6.c. Cách xây dựng biểu đồ tán xạ
II.7. Biểu đồ kiểm soát (Control chart)
II.7.a. Khái niệm về biểu đồ kiểm soát
II.7.b. Công dụng của biểu đồ kiểm soát
II.7.c. Cách xây dựng biểu đồ kiểm soát
II.7.d. Cách đọc biểu đồ kiểm soát
II.7.e. Ví dụ minh họa biểu đồ kiểm soát

I. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG KỸ THUẬT THỐNG KÊ (SPC)
SPC là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích
các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải
tiến quá trình hoạt động của một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó. Sự
biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể phân ra thành 2 nguyên
nhân:
Loại thứ nhất: Những nguyên nhân gây ra biến động ngẫu nhiên vốn có của
quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo. Biến động
do nguyên nhân này là tự nhiên, bình thường không cần phải điều chỉnh, sửa sai.
Loại thứ hai: Những nguyên nhân đặc biệt, bất thường gây ra sự biến động
không ngẫu nhiên mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa
nhằm ngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân loại này có thể do
thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu có sai sót, máy móc bị hư, công
nhân thao tác không đúng…
Như vậy, việc áp dụng SPC giúp ta tập hợp số liệu dễ dàng, nên có thể xác
định vấn đề, phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân, từ đó đề xuất và tiến hành
các hành động loại bỏ nguyên nhân nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện các sai lỗi và xác
định hiệu quả của cải tiến.
II. CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ CƠ BẢN
II.1. Lưu đồ (Flowchart)
II.1.a. Khái niệm về lưu đồ
Lưu đồ, còn gọi là biểu đồ tiến trình, là cách tiếp cận quy trình một cách có
hệ thống. Lưu đồ thể hiện các bước trong một quy trình và dòng chảy của các công
đoạn trong quy trình đó dưới dạng hình vẽ. Mặc dù lưu đồ không phải là một công
cụ thống kê, nhưng nó mô tả rõ ràng trình tự thực hiện một quy trình, nên nhà quản
trị có thể dựa vào nó để điều khiển hoặc điều chỉnh nhằm cải tiến chất lượng của
quy trình đó.
II.1.b. Công dụng của lưu đồ
Giúp nhà quản trị phối hợp các công đoạn vào quy trình.
5

Giúp các thành viên hiểu nội dung quy trình và vị trí bản thân trong hệ
thống để có thể chủ động tham gia vào quy trình.
Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và mối liên hệ giữa các bộ phận trong
quy trình.
Có thể phát hiện ra vấn đề của quy trình, chẳng hạn như gián đoạn hay
trùng lặp công đoạn.
II.1.c. Cách xây dựng lưu đồ
Bước 1: Xác định rõ đầu vào, đầu ra của quy trình.
Bước 2: Xác định rõ các công đoạn của quy trình.
Bước 3: Xác định rõ mối liên hệ giữa các công đoạn trong quy trình.
Bước 4: Mô tả đúng nội dung các công đoạn trong quy trình.
Bước 5: Phác thảo lưu đồ.
Bước 6: Lấy ý kiến các cá nhân và bộ phận liên quan.
Bước 7: Tiếp thu ý kiến để xây dựng lưu đồ chính xác.
Bước 8: Theo dõi và điều chỉnh sau khi đưa lưu đồ vào hoạt động.
II.1.d. Lưu ý khi xây dựng lưu đồ
Một số ký hiệu thường dùng trong quản lý chất lượng:
Hình oval Bắt đầu/Kết thúc
Hình chữ nhật Công đoạn xử lí
Hình bình hành Thu thập thông tin
Hình thoi Rẽ nhánh ra quyết định
Tứ diện có
cạnh dưới lượn sóng
Tài liệu
Nhiều tứ diện có
cạnh dưới lượn sóng
Nhiều tài liệu
6
Hình tròn Chuyển đến quy trình của bộ phận khác
Mũi tên Nối đến công đoạn tiếp theo

Gạch đứt quãng Nối với ghi chú hoặc diễn giải bổ sung
Giảm thiểu số nhánh để hạn chế số điểm kết thúc.
Giảm thiểu cầu nối liên lạc và truyền tải thông tin.
Nội dung trong mỗi ký hiệu giới hạn trong 1 câu.
Rẽ nhánh từ hình thoi đi lên là không chấp nhận, đi xuống là chấp nhận.
Tránh tách mũi tên ra thành nhiều nhánh.
Tránh chồng chéo các đường kẻ.
II.1.e. Ví dụ minh họa lưu đồ
Lưu đồ quy trình nhận may gia công tại Công ty may mặc Alien Amour.
Bắt đầu
Nhận yêu cầu
Xem xét
yêu cầu
Từ chối yêu cầu
Không đáp ứng được
Ý kiến
khách hàng
Điều chỉnh bảng vẽ
Không chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
{ Đến bộ phận sản xuất
Thiết kế bảng vẽ
M
II.2. Phiếu kiểm tra (Checksheet)
II.2.a. Khái niệm về phiếu kiểm tra
Phiếu kiểm tra là môt dạng biểu mẫu dùng thu thập và ghi chép dữ liệu một
cách trực quan, nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích.
II.2.b. Công dụng của phiếu kiểm tra
Thu thập dữ liệu một cách hệ thống nhằm có được bức tranh rõ ràng về

thực tế.
7
Kiểm tra ghi nhận lý do sản phẩm bị trả lại, nguyên nhân gây ra khuyết tật,
vị trí xuất hiện các khuyết tật, sự phân bố của các đặc tính chất lượng
Phúc tra công việc kiểm tra cuối cùng hoặc để trưng cầu ý kiến khách hàng.
II.2.c. Cách thiết lập phiếu kiểm tra
Bước 1: Xác định dạng phiếu, xây dựng biểu mẫu để ghi chép dữ liệu, cung
cấp các thông tin về: 5W + 1 H (what, where, when, why, who + how ).
Bước 2: Thử nghiệm trước biểu mẫu này bằng việc thu thập và lưu trữ một
số liệu.
Bước 3: Xem xét lại và sửa đổi biểu mẫu nếu thấy cần thiết.
II.2.d. Lưu ý khi thiết lập phiếu kiểm tra
Hình thức phiếu phải đơn giản.
Cách kiểm tra, mã số phiếu phải đồng nhất.
Cách bố trí phải phản ánh trình tự quá trình và tuần tự công việc.
II.2.e. Ví dụ minh họa phiếu kiểm tra
Bảng dữ liệu thu thập cho thấy loại khuyết tật “quá mờ” xảy ra nhiều nhất
và thường xuyên nhất. Sử dụng các công cụ thống kê như Biểu đồ nhân quả, Biểu
8
đồ Pareto để xử lý và phân tích các số liệu đã thu được sẽ góp phần tìm ra giải pháp
để nâng cao chất lượng bản copy và giảm số lượng khuyết tật.
II.3. Biểu đồ Pareto (Pareto diagram)
II.3.a. Khái niệm về biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống
thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể, chẳng hạn như một dạng trục trặc hoặc
nguyên ngân gây ra trục trặc. Chiều cao của mỗi cột biểu hiện mức đóng góp tương
đối của mỗi cá thể vào kết quả chung. Mức đóng góp này dựa trên số lần xảy ra, chi
phí liên quan đến mỗi cá thể hoặc các phép đo khác về kết quả. Đường tần suất tích
lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp của các cá thể.
II.3.b. Công dụng của biểu đồ Pareto

Cho thấy đóng góp của mỗi cá thể đến kết quả chung theo trình tự quan
trọng.
Phát hiện được cá thể quan trọng nhất.
Xác định thứ tự ưu tiên cho việc cải tiến.
Thực hiện được sự cải tiến lớn nhất với chi phí ít nhất.
II.3.c. Cách xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định dữ liệu cần thu thập, cách phân loại, cách thu thập dữ
liệu.
Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu.
Bước 3: Sắp xếp dữ liệu theo số lượng từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
Bước 4: Tính tần suất và tần suất tích lũy.
Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto
- Vẽ 2 trục tung, bên trái là cột dữ liệu đầu tiên, bên phải là dữ liệu cuối
cùng.
- Thang đo bên trái được định cỡ theo đơn vị đo, giá trị tối đa bằng tổng số
độ lớn của tất cả các cá thể.
- Thang đo bên phải có cùng chiều cao và được định cỡ từ 0% đến 100%.
9
- Mỗi cá thể vẽ một cột có chiều cao thể hiện lượng đơn vị đo của cá thể
đó và đường tần suất tích lũy
Bước 6: Xác định cá thể quan trọng nhất để cải tiến theo nguyên tắc 80:20
và theo nguyên tắc điểm gãy.
II.3.d. Ví dụ minh họa biểu đồ Pareto
Nghiên cứu sản phẩm đúc bị lỗi.
Áp dụng nguyên tắc 80:20, ta có thể xác định được sức căng, xước và lỗ
hổng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sản phẩm đúc bị lỗi.
II.4. Biểu đồ phân bố tần số (Histogram)
II.4.a. Khái niệm về biểu đồ phân bố
Biểu đồ phân bố tần số, còn được gọi là biểu đồ phân bố mật độ hay biểu đồ
cột, dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự

thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
Trong biểu đồ phân bố tần số, trục hoành biểu thị các giá trị đo; trục tung
biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện; bề rộng của mỗi cột bằng khoảng
phân lớp; chiều cao của mỗi cột nói lên số lượng chi tiết (tần số) tương ứng với mỗi
10
phân lớp. Ba đặc trưng quan trọng của biểu đồ phân bố tần số là tâm điểm, độ rộng,
độ dốc.
II.4.b. Công dụng của biểu đồ phân bố
Cung cấp thông tin trực quan về biến động của quá trình, tạo hình đặc trưng
"nhìn thấy được" từ những con số tưởng chừng vô nghĩa. là công cụ hữu ích khi cần
phân tích dữ liệu lớn.
Thông qua hình dạng phân bố so sánh được các giá trị tiêu chuẩn với phân
bố của biểu đồ, tổ chức có thể kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu
vào, kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.
II.4.c. Cách xây dựng biểu đồ phân bố
Bước 1: Thu thập giá trị các số liệu. Đếm lượng số liệu (n), tốt nhất là trên
50.
Bước 2: Tính toán các đặc trưng thống kê.
- Xác định độ rộng của toàn bộ số liệu: R = X
max
- X
min
- Xác định số lớp (k) và độ rộng (h) của một lớp.
o Số lớp, còn gọi là số khoảng, là một số nguyên, thường được ước
lượng bằng nhiều công thức khác nhau dựa vào kinh nghiệm và tùy
thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
Theo Douglas C.Montgomery: k = √n
o Độ rộng của một lớp: h = R/k
Để thuận tiện cho việc tính toán, h thường được làm tròn số theo
hướng tăng lên, và khi đó k cũng thay đổi theo.

- Xác định biên độ trên (BĐT) và biên độ dưới (BĐD) của các lớp.
o Lớp đầu tiên:
 BĐD1 = X
low
 X
low
là giá trị thuận tiện nhỏ hơn Xmin một ít: X
low
= X
min
- h/2
 BĐT1 = BĐD1 + h
o Lớp thứ hai:
 BĐD2 = BĐT1
11
 BĐT2 = BĐD2 + h
o Tiếp tục như thế cho những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng chứa
giá trị đo lớn nhất.
- Lập bảng tần suất.
- Tính giá trị trung tâm của từng lớp: Xoi = (BĐDi + BĐTi)/2
- Đếm số dữ liệu xuất hiện trong mỗi lớp.
Bước 3: Vẽ biểu đồ phân bố tần số. Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị
số liệu, trục tung theo thang tần số (số lần hoặc phần trăm số lần xuất hiện). Vẽ các
cột tương ứng với các giới hạn của lớp, chiều cao của cột tương ứng với tần số lớp.
II.4.d. Cách đọc biểu đồ phân bố
Có 2 phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ tần số.
Cách thứ nhất là dựa vào dạng phân bố. Biểu đồ phân bố thường có dạng
phân bố đối xứng, hình chuông. Chính vì thế, hình dạng, "độ trơn" của biểu đồ được
dùng để đánh giá khả năng của quá trình nhằm phát hiện ra những nguyên nhân đặc
biệt đang tác động đến quá trình từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá

trinh. Dưới đây là một số dạng cơ bản của biểu đồ phân bố:
12
Cách thứ hai là so sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ. Ta
đưa ra các so sánh tỉ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn, giá trị trung bình có trùng với
đường tâm của hai giới hạn không, hình dạng biểu đồ lệch qua phải hay qua trái, từ
đó đưa ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.
II.4.e. Ví dụ minh họa biểu đồ phân bố
Ví dụ 1: Xác định nguyên nhân của khách hàng không hài lòng.
Cửa hàng phát hiện nếu ly kem dưới 47gr thì khách hàng không hài lòng,
nhưng nếu lớn hơn 53gr thì lợi nhuận sẽ giảm. Cửa hàng quyết định kiểm tra trọng
lượng kem tại các máy và phát hiện 1 máy có vấn đề như hình dưới. Cửa hàng
quyết định sẽ sửa chữa lại máy phun kem.
13
Ví dụ 2: Xác định lượng khách hàng mục tiêu để cạnh tranh.
Một người muốn mở một tiệm café để cạnh tranh với Café Nhật nên quyết
định khảo sát độ tuổi của các khách hàng tại café Nhật để trang trí quán phù hợp với
đối tượng khách hàng này, đồng thời chọn lựa các lại đồ uống và cung cách phục vụ
phù hợp.
14
II.5. Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect diagram)
II.5.a. Khái niệm về biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả, còn gọi là sơ đồ Ishikawa, liệt kê tất cả các nguyên nhân
gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến phân tích
quá trình, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau.
II.5.b. Công dụng của biểu đồ nhân quả
Liệt kê và phân tích các mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên
nhân khiến quá trình quản lý biến động vượt ra ngoài giới hạn quy định trong tiêu
chuẩn hoặc quy trình.
15
Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề, định rõ những nguyên nhân

cần xử lý trước và thứ tự công việc cần tiền hành nhằm duy trì, ổn định và cải tiến
quá trình.
Giúp các thành viên trong tổ chức nâng cao hiểu biết, tư duy logic và sự
gắn bó giữa các thành viên.
Trên cơ sở xác định và hiểu thấu đáo những nguyên nhân gốc gây ra vấn đề,
biểu đồ nhân quả còn có tác dụng trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật
và kiểm tra.
II.5.c. Cách xây dựng biểu đồ nhân quả
Bước 1: Xác định rõ vấn đề chất lượng cần phân tích. Viết vấn đề đó bên
phải và vẽ mũi tên từ trái sang.
Vấn đề chất lượng
cần phân tích
Bước 2: Xác định những nguyên nhân chính (cấp 1). Thông thường sẽ chia
thành 4 nguyên nhân chính: con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp.
Cũng có thể chọn các bước chính của một quá trình sản xuất làm nguyên nhân
chính của một quá trình sản xuất làm nguyên nhân chính.
Vấn đề chất lượng
cần phân tích
Con Người
Phương Pháp
Thông tin
Đo Lường
Môi Trường
Thiết bị
Nguyên vật liệu
16
Bước 3: Phát triển biểu đồ bằng cách liệt kê nguyên nhân ở các cấp tiếp
theo (nguyên nhân phụ) xung quang nguyên nhân chính và biểu thị chúng bằng
những mũi tên ( nhánh con) nối lền với nguyên nhân chính.
Vấn đề chất lượng

cần phân tích
Con Người
Phương Pháp
Thông tin
Đo Lường
Môi Trường
Thiết bị
Nguyên vật liệu
Bước 4: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần trao đổi với những
người có liên quan, nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra đầy đủ các
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vấn đề chất lương cần phân tích.
Bước 5: Điều chỉnh các yếu tố và lập biểu đồ nhân quả để xử lý.
Bước 6: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ khoảng từ 3 đến 5 nguyên
nhân gốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng cần phân tích. Do có nhiều
nguyên nhân tiềm tàng nên chúng ta có thể phân tích đồng thời để giảm bớt thời
gian thực hiện.
II.5.d. Lưu ý khi xây dựng biểu đồ nhân quả
Động não tìm ra tất cả các nguyên nhân, có thể ghép chúng thành nguyên
nhân chính và nguyên nhân phụ, có thể sử dụng biểu đồ quan hệ.
17
Xem danh mục các bước chính của một quá trình như là nguyên nhân
chính.
Một biểu đồ thiết lập tốt có ít nhất là 3 cấp.
Ưu điểm:
- Đặt ra yêu cầu xây dựng Biểu đồ dòng chảy quá trình.
- Xem hệ thống hiện thời là những nguyên nhân tiềm năng của một vấn
đề.
- Xác định các quy trình công việc khác nhau.
- Hướng dẫn, đào tạo cho các thành viên chưa quen với quá trình hoạt
động.

- Dễ sử dụng do hầu hết mọi thành viên đều quen thuộc với hệ thống.
- Dự đoán những vấn đề qua việc chú trọng vào nguồn gốc của các sai
lệch.
Nhược điểm:
- Dễ bỏ qua những nguyên nhân tiềm năng do nhân viên đã quá quen
thuộc với quá trình.
- Khó áp dụng với các quá trình sản xuất dài, phức tạp.
- Không thể giúp xác định nguyên nhân tiềm năng nào là nguyên nhân gốc
rễ.
II.5.e. Ví dụ minh họa biểu đồ nhân quả
Sử dụng biểu đồ nhân quả tại nhà máy sản xuất TOYOTA.
Vấn đề chất lượng cần khắc phục là chống lắp nhầm BRKET.
Các nguyên nhân cấp 1:
(1) phương pháp;
(2) con người;
(3) thiết bị;
(4) vật tư vật liệu.
Các nguyên nhân phụ tác động các nguyên nhân chính cần kiểm soát:
(1) tài liệu hướng dẫn không rõ ràng;
18
(2) thao tác khó khi người làm thay;
(3) không chuẩn bị đầy đủ thiết bị;
(4) BRK to nhỏ để lẫn lộn;
(5) các máy tính để chồng chất.
II.6. Biểu đồ tán xạ (Scatter diagram)
II.6.a. Khái niệm về biểu đồ tán xạ
Biểu đồ tán xạ, còn gọi là biểu đồ phân tán, là một kỹ thuật đồ thị để nghiên
cứu mối quan hệ giữa hai bộ dữ liệu liên hệ theo cặp. Biểu đồ phân tán trình bày
các cặp như một đám mây điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy
ra từ hình dạng của các đám mây đó.

Trong biểu đồ phân tán, trục tung thường được biểu thị cho đặc trưng chúng
ta muỗn khảo cứu (Y), trục hoành biểu thị biến số mà chúng ta đang xét (X).
II.6.b. Ứng dụng của biểu đồ tán xạ
Phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai bộ số liệu có liên hệ.
19
Xác nhận hoặc bác bỏ mối quan hệ đoán trước giữa hai bộ số liệu có liên
hệ.
II.6.c. Cách xây dựng biểu đồ tán xạ
Bước 1: Chọn mẫu, nên có từ 30 quan sát trở lên.
Bước 2: Vẽ biểu đồ.
Bước 3: Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ
của mối quan hệ đó. Năm dạng thường xảy ra nhất của đám mây được trình bày
trong các hình sau:
- Quan hệ thuận mạnh:
- Quan hệ nghịch mạnh:
20
- Quan hệ thuận yếu:
- Quan hệ nghịch yếu:
- Không có quan hệ:
21
Trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân, thoạt nhìn ta tưởng hai
biến số dường như có quan hệ nhưng thực ra chúng không quan hệ với nhau. Ngược
lại, trong một số trường hợp ta thấy hai biến dường như không có quan hệ nhưng
khi phân vùng số liệu thì giữa chúng mối quan hệ rất rõ rệt. Cần quan tâm đến
nguồn gốc, cách thu thập số liệu để tiện cho việc phân vùng cũng như phân tích số
liệu sau này.
II.7. Biểu đồ kiểm soát (Control chart)
II.7.a. Khái niệm về biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ xu hướng có một đường tâm để chỉ giá trị
trung bình của quá trình và hai đường song song trên và dưới đường tâm biểu hiện

giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới của quá trình được xác định theo
thống kê.
II.7.b. Công dụng của biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của các hoạt động và quá trình
trong một khoảng thời gian nhất định . Do đó, nó được sử dụng để dự đoán, giá sự
ổn định của quá trình, kiểm soát, xác định khi nào điều chỉnh quá trình và để xác
định sự cải tiến của một quá trình.
22
Có hai loại biểu đồ kiểm soát, một loại được dùng cho các giá trị liên tục, là
biểu đồ kiểm soát dạng biến số, và loại còn lại dùng cho các giá trị rời rạc, là biểu
đồ kiểm soát dạng thuộc tính.
- Giá trị liên tục:
o Biểu đồ X – R (giá trị trung bình và khoảng sai biệt)
o Biểu đồ x (giá trị đo được)
- Giá trị rời rạc:
o Biểu đồ Pn (số sản phẩm khuyết tật)
o Biểu đồ p (tỉ lệ sản phẩm khuyết tật)
o Biểu đồ c (số sai lỗi)
o Biểu đồ u (số sai lỗi trên mỗi đơn vị)
II.7.c. Cách xây dựng biểu đồ kiểm soát
Bước 1: Lựa chọn đặc tính để áp dụng biểu đồ kiểm soát.
Bước 2: Lựa chọn loại biểu đồ kiểm soát thích hợp.
Bước 3: Quyết định cỡ mẫu và tần suất lấy mẫu.
Bước 4: Thu thập và ghi chép dữ liệu (nên ít nhất là 20 mẫu), hoặc sử dụng
các dữ liệu lưu trữ trước đây.
Bước 5: Tính các giá trị thống kê đặc trưng cho mỗi mẫu.
Bước 6: Tính giá trị đường tâm, các đường giới hạn kiểm soát dựa trên các
giá trị thống kê tính từ các mẫu.
Bước 7: Thiết lập biểu đồ va đánh dấu trên biểu đồ các giá trị thống kê mẫu.
Bước 8: Kiểm tra trên biểu đồ đối với các điểm (giá trị của mẫu đo) ở ngoài

giới hạn kiểm soát và đối với các dầu hiệu bất thường vượt khỏi tầm kiểm soát
Bước 9: Ra quyết định.
- Nếu tất cả các điểm đều nằm trong giới hạn kiểm soát và không có dấu
hiệu đặc biệt nào nằm vượt quá tầm kiểm soát nghĩa là quá trình ổn định.
23
- Nếu một hoặc vài điểm vượt ngoài vùng kiểm soát, ta cần tìm nguyên
nhân đặc biệt gây ra tình trạng này đối với từng điểm. Khi nguyên nhân
đặc biệt được tìm thấy, điểm ngoài giới hạn kiểm soát do nguyên nhân
đặc biệt đó sẽ bị loại bỏ. Sao đó cần tính lại giới hạn đường trung tâm,
giới hạn trên, giới hạn dưới từ những điểm nằm trong giới hạn kiểm soát,
vẽ biểu đồ mới.
- Nếu có nhiều điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát, và chúng ta tự ý bỏ
qua các điểm này, chúng ta vẫn có thể tính toán được đường giới hạn
kiểm soát có độ tin cậy từ những điểm còn lại, tuy nhiên cách tiếp cận
này không thỏa đáng vì nó bỏ qua nhiều thông tin hữu ích từ bộ dữ liệu.
II.7.d. Cách đọc biểu đồ kiểm soát
Quá trình sản xuất ở trạng thái ổn định khi tất cả các điểm trên biểu đồ đều
nằm trong hai đường giới hạn kiểm soát và không xuất hiện các dấu hiệu bất thường
vượt khỏi phạm vi kiểm soát. Quá trình sản xuất ở trạng thái không ổn định khi rơi
vào 1 trong 2 trường hợp:
- Có ít nhất 1 điểm vượt ra ngoài các đường giới hạn của biểu đồ kiểm
soát.
- Các điểm trên biểu đồ có dấu hiệu bất thường, mặc dù chúng đều nằm
trong vùng kiểm soát.
Các dạng biểu hiện của dấu hiệu bất thường:
- Dạng một bên đường tâm: Khi trên biểu đồ xuất hiện 7 điểm liên tiếp
(hoặc hơn) chỉ ở một bên đường tâm.
- Dạng xu thế: Khi 7 điểm liên tiếp hoặc hơn trên biểu đồ có xu hướng
tăng hoặc giảm liên tục.
- Dạng chu kỳ: Khi các điểm rên biểu đồ cho thấy cùng kiểu loại thay đổi

qua các khoảng thời gian băng nhau
- Dạng kề cận với đường giới hạn kiểm soát:
o Khi có 2 trong số 3 điểm liên tiếp rơi vào vùng A ở cùng một phía của
đường tâm.
24
o Hơn 1/3 dữ liệu rơi vào vùng A và rất ít dữ liệu nằm trong vùng C.
- Dạng kề cận với đường tâm: Có khoảng 2/3 các điểm dữ liệu nằm trong
vùng C. Có 4 trong số 5 điểm liên tiếp rơi vào vùng B ở cùng một phía
của bên đường tâm.
Vùng A
GHT
Vùng B
Vùng C
Đường tâm
Vùng C
Vùng B
GHD
Vùng A
II.7.e. Ví dụ minh họa biểu đồ kiểm soát
Sau đây chúng ta sẽ làm quen với cách xây dựng một dạng biểu đồ kiểm
soát thông dụng sử dụng số liệu liên tục, biểu đồ kiểm soát X - R. Phần X cho thấy
các thay đổi về giá trị trung bình của mỗi chỉ tiêu chất lượng nào đó của quá trình
sản xuất.
Phiếu kiểm soát trọng lượng:
- Có số nhóm n = 5
- Mỗi nhóm có số mẫu k = 5
Số nhóm con x
1
x
2

x
3
x
4
x
5
∑ X R
1
2
3
4
5
47
19
19
29
28
32
37
11
29
12
44
31
16
42
45
35
25
11

59
36
20
34
44
38
25
178
146
101
197
146
35.6
29.2
20.2
39.4
29.2
27
18
33
30
33
6
7
8
9
10
40
15
35

27
23
35
30
44
37
45
11
12
32
26
26
38
33
11
20
37
33
26
38
35
32
157
116
160
145
163
31.4
23.2
32

29
32.6
29
21
33
17
22
25

×