Sinh viên thực tập : Nguyễn Xuân Quỳnh
Lớp :QTKD TM50B
MSSV:CQ502201
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SHINEC
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu
của bất kì ai,bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh .
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ
tổ chức ,quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn.Trong điều kiện kinh
tế thị trường ngày càng phát triển ,cùng với quá trình hội nhập của nền kinh
tế, doanh nghiệp muốn tồn tại muốn vươn lên thì trước hết kinh doanh phải
mang lại hiệu quả.
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh chúng ta có thể tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau nhưng nhìn chung phân tích dưới góc độ nào cũng phải
thông qua đại lượng so sánh :so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra
và ngược lại :so sánh giữa kết qủa đầu ra với chi phí đầu vào những cách so
sánh này phản ánh những khía cạnh hay mức độ khác nhau của hiệu quả kinh
doanh và thông qua các chỉ tiêu dưới đây:
1
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP
2.1.1 Sức sản xuất của vốn
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì
Sức sản xuất của vốn =
Tổng Vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nó cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chỉ tiêu
sức sản xuất của vốn qua các năm 2009 – 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2010 và
2009
So sánh giữa 2011
và 2010
% %
Doanh thu
tiêu thụ sản
phẩm trong
kỳ
358.531.667 496.142.931 601.339.870 137.611.264 38,38% 105.196.939 21,2%
Tổng vốn
kinh doanh
trong kỳ
511.532.886 550.217.558 606.487.775 38.684.672 7,5% 56.270.217 10,2%
Sức sản
xuất của
vốn
0,701 0,901 0,991 0,2 28,53% 0,09 9,9%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
2
Như vậy qua bảng trên ta nhận thấy rằng:
Sức sản xuất của vốn tăng dần qua các năm 2009, 2010, 2011.Năm 2009
sức sản xuất của vốn là 0,701 đến năm 2010 tăng lên là 0,2 tăng tương ứng là
28,53% .Điều đó chứng tỏ rằng năm 2010 doanh nghiệp đã đạt hiệu quả về sức
sản xuất của vốn .Năm 2011 chỉ tiêu này đã tăng nhưng không đáng kể chỉ có
0,09 tương ứng 9,9% .Nguyên nhân là do mức độ tăng của tổng vốn kinh
doanh trong kỳ và tổng vốn kinh doanh ở mức sàn bằng nhau. Điều này cho
thấy việc huy động và sử dụng vốn của công ty năm 2011 chưa thực sự đạt
hiệu quả.
2.1.2 Tỉ suất doanh thu trên chi phí
Tỷ suất doanh thu trên chi phí Doanh thu
sản xuất tiêu thụ trong kỳ = x100%
Tổng Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ bỏ ra thì thu
về được bao nhiêu đồng doanh thu
3
Bảng 2.2: Bảng đánh giá chỉ tiêu tổng
chi phí sản xuất và tiêu thụ qua các năm 2006 – 2008
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa
2009 và 2010
So sánh giữa 2010
và 2011
% %
Giá vốn hàng
bán
320.466.813 332.948.914 461.504.869 12.482.101 3,89% 128.555.955 38,6%
Chi phí bán
hàng
2.868.753
2.739.739
2.934.142 -129.014
-
4,49%
194.403 7,09%
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
5.430.331 5.486.990 5.547.512 56.659 1,04% 60.522 1,1%
Tổng chi phí
sản xuất và
tiêu thụ trong
kỳ
328.705.897 341.175.643 469.986.523 12.746.469 3,8,% 128.810.880 37,75%
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Qua bảng trên ta thấy: Tổng chi phí sản xuất tăng dần qua các năm, và
tăng nhiều nhất là năm 2011. Năm 2011 tăng lên 128.810.880 nghìn đồng so
với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 37,75%. Năm 2010 tăng lên 12.746.469
nghìn đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 3,8% nguyên nhân của việc
tăng lên này là do sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần
thay đổi loại hình kinh doanh . Riêng năm 2011 chi phí này tăng lên nhiều
như vậy ngoài nguyên nhân trên còn do sự biến động của thị trường nên chi
phí nguyên vật liệu tăng cao, và do lạm phát vì vậy tiền Việt Nam mất giá.
4
Các chi phí cho hoạt động kinh doanh lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao,
lợi nhuận rất thấp, so với quy mô của Công ty thì đây quả là một điều không
mong muốn. Do đó Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu chi phí nâng cao
hiệu quả kinh doanh tối đa hóa lợi nhuận.
Bảng 2.3 Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất
doanh thu trên chi phí qua các năm 2009 – 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2009
và 2010
So sánh giữa 2011 và
2010
% %
Doanh thu
358.531.667 496.142.931 601.339.870 137.611.264 38.38% 105.196.939 21,2%
Tổng chi phí
sản xuất và
tiêu thụ
trong kỳ
328.705.897 341.175.643 469.986.523 12.746.469 3,8,% 128.810.880 37,75%
Tỷ suất
doanh thu
trên chi phí
1,09 1,45 1,27 0,36 33,32% -0,18
-
12,41%
Nguồn Phòng tài chính kế toán
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì ta thu lại được
bao nhiêu đồng doanh thu. Nó phản ánh mức độ sinh lợi của những yếu tố đầu
vào. Năm 2009 Công ty bỏ ra một đồng thì thu lại được 1.09 đồng doanh thu,
năm 2010 sức sinh lợi của một đồng tăng lên cứ một đồng chi phí bỏ ra thì
thu về được 1.45 đồng doanh thu, năm 2011 mức sinh lợi giảm đi còn 1.27
đồng doanh thu.
5
Ta có thể nhận thấy rằng tỷ suất doanh thu trên chi phí năm 2010 tăng
so với năm 2009 là 0.36 tương ứng với tỷ lệ 33,32%.Con số này cho ta thấy
công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi
phí bỏ ra thu về được nhiều đồng doanh thu hơn. Đây là một điều kiện cơ bản
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2011 thì tỷ suất này giảm
nhưng so với mức tăng tỉ suất doanh thu trên chi phí của năm 2010 so với
năm 2009 thì vẫn ít hơn,mặc dù chi phí sản xuất và tiêu thụ trong năm 2008
tăng lên rất nhiều nhưng cùng với đó thì doanh thu của năm 2008 cũng tăng
lên rất ít.
2.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu(ROS-Return on sales)
Tỷ suất lợi nhuân trên tổng doanh thu hay được gọi là sức sinh lợi của
doanh thu. Chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Nó có ý nghĩa khuyến khích các
doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí, tuy nhiên để đảm bảo có hiệu quả
thì tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu = x 100%
Tổng doanh thu
Bảng 2.4: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
6
trên tổng doanh thu qua các năm 2009 – 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2009
và 2010
So sánh giữa 2011
và 2010
% %
Tổng lợi nhuận 135.460 1.491.618 3.620.793 1.356.158 1001% 2.129.175 142,7%
Tổng doanh
thu
396.336.009 639.145.080 700.179.706 242.809.070 61,3% 61.034.626 9,5%
Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng
doanh thu
0,0003 0,002 0,5 0,0017 585,2% 0,003 121,8%
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Năm 2009 một đồng doanh thu của Công ty Cổ phần công nghiệp tàu
thủy Shinec thì có 0.0003 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 do lợi nhuận
tăng lên hơn 10 lần,doanh thu tăng cũng tăng lên gần gấp đôi nên một đồng
doanh thu đem lại 0,002 đồng lợi nhuận .Do đó mức lợi nhuận sau thuế của
một đồng doanh thu bán hàng năm 2010 tăng lên 585,2 % so với năm 2009
điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên rất
nhiều. Năm 2010 doanh thu tăng it nhưng lợi nhuận lợi nhuận tăng lên gấp
rưỡi vì vậy một đồng doanh thu thu được 0.005 đồng lợi nhuận tăng 121,8%
so với năm 2010.
Qua việc phân tích chỉ tiêu này ta thấy hoạt động kinh doanh ở Công ty
vẫn có hiệu quả vì trong những năm gần đây chỉ số này tăng mạnh ở mức kỉ
lục.Tuy nhiên giá trị của chỉ tiêu này so với các doanh nghiệp khác thì vẫn ở
7
mức rất thấp .Nguyên nhân là do các chi phí sản xuất ,bán hàng và quản lí
doanh nghiệp quá lớn nên hiệu quả kinh doanh của công ty là chưa cao.
2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cứ một
đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tận
dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức
Tổng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100%
Tổng vốn
Bảng 2.5: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
qua các năm 2009 – 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2009
và 2010
So sánh giữa 2008 và
2011
% %
Tổng lợi nhuận
135.460 1.491.618 3.620.793 1.356.158 1001% 2.129.175 142,7%
Tổng vốn
511.532.886 530.217.558 606.487.775 38.684.672 7,5% 56.270.217 10,2%
Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng
vốn
0,0002 0,002 0,005 0,0018 550% 0,003 121,8%
Tỷ suất lợi
nhuận trên
tổng vốn
8
Nhìn vào bảng trên ta thấy cứ một đồng vốn thì năm 2009 tạo ra được
0.0002 đồng lợi nhuận.Con số này là rất thấp, điều đó chứng tỏ rằng khả nặng
vận dụng vốn của công ty chưa cao.Đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên
0,0018 ,năm 2011 tăng lên 0,003.Qua các năm chỉ tiêu này có xu hướng
tăng ,đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng gần giống với chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận trên tổng doanh thu ,nếu so với các doanh nghiệp khác thì cũng
ở mức thấp.Nguyên nhân là do công ty đang trong quá trình mở rộng quy mô
kinh doanh,đầu tư vào xây dựng khu công nghiệp,cần một nguồn vốn lớn do
đó trong ngắn hạn thì vẫn chưa thể thu hồi được vốn nhanh.
2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong
kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ
chi phí sản xuất và tiêu thụ = x 100%
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
9
Bảng 2.6: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên
tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ qua các năm 2009 – 2010
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2009
và 2010
So sánh giữa 2010 và
2011
% %
Lợi nhuận từ
hoạt động bán
hàng
12.873.056 25.100.952 34.638.062 12.227.896 94,98% 9.537.110 37,97%
Tổng chi phí
sản xuất và tiêu
thụ trong kì
328.705.897 341.175.643 469.986.523 12.746.469 3,8% 128.810.880 37,75%
Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng
chi phí sản xuất
và tiêu thụ
0,039 0,0735 0,0737 0,034 87,17% 0,0002 0,27%
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Ta thấy rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty tạo ra được 0.039
đồng năm 2009, 0.0735 đồng năm 2010, và 0.0737 đồng năm 2011. Điều này
cho thấy lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ phải bỏ ra năm
2010 tăng lên so với năm 2009 là 0.034 đồng tương ứng với tỷ lệ 87,17%
như vậy năm 2010 Công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí tương đối lớn
so với năm 2009 tăng, có sự tăng lên này là do tỷ lệ mà lợi nhuận tăng lên cao
hơn so với tỷ lệ tăng của tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Năm 2011
thì lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ phải bỏ ra tăng lên
0,0002 đồng tương ứng với tỷ lệ là 0,27% .Mức tăng này là không đáng
kể.Nguyên nhân là do mức độ tăng lợi nhuận tương ứng với chi phí sản xuất
trong kì.
10
2.1.6 Khả năng sinh lợi của của vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE- return on equity) là chỉ
tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau
thuế và được xác định theo công thức :
Khả năng sinh lợi của Lợi nhuận trong kỳ
vốn chủ sở hữu =
Tổng chi phí sản xuất và tiêu
Bảng 2.7: Bảng đánh giá khả năng sinh lợi của
vốn chủ sở hữu qua các năm 2009 - 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2007
và 2006
So sánh giữa 2008 và
2007
% %
Lợi nhuận 135.460 1.491.618 3.620.793 1.356.158 1001% 2.129.175 142,7%
Vốn chủ sở hữu 20.234.733 29.163.324 77.562.018 8.928.591 44,12% 48.398.694 160%
Khả năng sinh
lợi của vốn chủ
sở hữu
0,007 0,05 0,04 0,043 598% -0,01 20%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua bảng này ta thấy được cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Công
ty thu về được 0.07 đồng năm 2009, 0.05 đồng năm 2010, và 0.04 đồng năm
2011. Như vậy lợi nhuận do một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra năm 2010 tăng
lên so với năm 2009 là 0.043 đồng nguyên nhân là do lợi nhuận và vốn chủ sở
hữu đều tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng nhiều hơn, năm 2011 giảm so với năm
11
2010 là 20% vì lợi nhuận tăng lên vốn chủ sở hữu cũng tăng lên,nhưng mức
độ tăng của vốn chủ sở hữu nhiều hơn.
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU
VÀO CƠ BẢN
2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn
Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu được
của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh quy mô sản xuất kinh
doanh của một Công ty. Để biết được tình hình hoạt dộng sản xuất kinh doanh
của Công ty cũng như việc sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả hay không ta
cần nghiên cứu cơ cấu vốn theo vốn cố định và vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.8: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh giữa 2010 So sánh giữa 2011
12
và 2009 và 2010
% %
Doanh thu 358.531.667 496.142.931 601.339.870 137.611.264 38,38% 108.196.939 21,2%
Lợi nhuận 135.460 1.491.618 3.620.793 135.618 1001% 2.129.175 142,7%
VCĐ 236.237.712 132.363.912 164.626.712
-
103.873.800
-43,97% 32.262.800 24,37%
Sức sản
xuất của
vốn cố định
1,517 3,748 3,652 2,2678 149,4% -0,096 - 2,56%
Sức sinh lợi
của vốn cố
định
0,0006 0,011 0,021 0,0104 173% 0,01 90,9%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Sức sản xuất của vốn cố định năm 2009 là 1,517; năm 2010 là 3,748
như vậy năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 là 2,2687 tương ứng với
149,4%,đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm đi 0,096 tương ứng với
2,56%.Nguyên nhân là do năm 2011 doanh thu tăng ,tổng vốn cố định cũng
tăng nhưng với mức độ ít hơn.
Sức sinh lợi của vốn cố định của công ty qua các năm gần đây có xu
hướng tăng. Nếu năm 2009 sức sinh lợi của vốn cố định là 0,0006 thì đến năm
2010 sức sinh lợi của vốn cố định là 0,011 tăng lên175%,năm 2011 tăng 0,01
đồng tương ứng với 90,9%. Như vậy năm 2010 việc quản lý và sử dụng vốn
cố định ở công ty là tương đối tốt,thanh lí một số máy móc cũ ,thu hồi
vốn,mua máy móc mới đây là kết qủa của việc đầu tư có hiệu quả vào công
nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố
định, hoàn thiện những khâu yếu và lạc hậu của quy trình công nghệ
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
13
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng vốn doanh thu
- Sức sinh lợi của vốn lưu động
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động trong kỳ thì sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Doanh thu tiêu thụ trừ thuế
Chỉ tiêu này cho ta biết phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc
sản xuất ra một đồng doanh thu.
- Số vòng quay của vốn lưu động
Tổng số luân chuyển thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
14
Chỉ tiêu này cho ta biết vốn lưu động quay vòng được bao nhiêu vòng
trong kỳ. Số vòng quay nhiều chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả
và ngược lại số vòng quay mà ít thì việc sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp chưa tốt.
- Thời gian của một vòng quay
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian của một vòng quay =
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp cần bao nhiêu ngày cho một vòng
quay của vốn. Thời gian của một vòng quay càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng
càng cao và ngược lại thời gian của một vòng quay mà lớn thì hiệu quả sử
dụng không được cao
Bảng 2.9: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa 2009 và
2010
So sánh giữa 2011
và 2010
% %
Doanh
thu
358.531.667 496.142.931 601.339.870 137.611.264 38,38% 108.196.939 21,2%
15
Lợi
nhuận
135.460 1.491.618 3.620.793 1.356.158 1001% 2.129.175 142,7%
VLĐ 91.432.147 110.456.342 115.042.867 19.024.195 20,8% 4.586.525 4,15%
Tổng số
luân
chuyển
thuần
358.222.134 496.012.387 601.217.222 137.790.353 38,46% 105.204.385 29,36%
Sức sản
xuất của
vốn lưu
động
3,921 4,491 5,227 3,49 348,6% 0,736 16,38%
Sức sinh
lợi của
vốn lưu
động
0,001 0,013 0,031 0,012 1200% 0,018 138,4%
Số vòng
quay của
vốn lưu
động
3,917 4,490 5,226 1,146 29,25% 0,736 16,39%
Thời gian
của một
vòng
quay
93,1 81,2 69,8 -0,82 -0,93% -11,14 14,03%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Điều kiện tiên quyết để Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh là phải có vốn. Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị
tài sản lưu động và được sử dụng vào quá trình tái sản xuất.
Ta thấy cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra 3,921 đồng doanh thu năm
2009; 4,491 đồng doanh thu năm 2010, và 5,227 đồng doanh thu năm 2011.
Như vậy năm 2010 chỉ số này tăng 3,49 tương ứng với 348%, sự tăng vọt này
16
là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, tuy
nhiên năm 2011 thì tốc độ tăng của doanh thu có chậm hơn so với năm tốc độ
tăng của năm 2010 vì vậy sức sản xuất của vốn lưu động năm 2011 tuy tăng
nhưng tăng không nhiều bằng năm 2009
Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2010 tăng so với năm 2009 là
1200%, điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty hiệu quả
hơn rất nhiều. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2010 tăng mạnh như vậy là
do lợi nhuận của năm 2010 tăng lên rất nhiều (1001%) so với năm 2009. Sức
sinh lợi của vốn lưu động năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 nhưng mức
độ tăng ít hơn chỉ tăng có 138,4% .
Số vòng quay của vốn lưu động của Công ty năm 2009 là 3,917 vòng/
năm, năm 2010 là 4,496 vòng/năm tăng so với năm 2009 là 1,146 vòng 1
năm. Năm 2011 số vòng quay của vốn lưu động là 5,526 vòng/năm, số vòng
quay này cũng tăng so với năm 2010 là 0,736 vòng/năm tương ứng với
16,39% . Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả
2.2.2 Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, số
lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.Do tính chất ngành nghề kinh doanh của
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Shinec cho nên lao động chủ yếu là lao
động trực tiếp, họ giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất. Chính vì lẽ đó
nên sử dụng lao động như thế nào để đem lại hiệu quả cao là mối quan tâm
hàng đầu của ban lãnh đạo Công ty. Mức sinh lời bình quân của một lao động
cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính
toán. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức cụ thể sau:
17
• Năng suất lao động của một công nhân viên trong kỳ
Năng suất lao động của Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
một công nhân viên trong kỳ =
Tổng số công nhân viên làm việc trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết một công nhân viên trong doanh nghiệp thì sẽ
làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ
• Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ
tính cho một lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
18
Bảng 2.13: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
của Công ty qua các năm 2009 – 2011
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh giữa
2010và 2009
So sánh giữa 2011 và
2010
% %
Doanh thu 358.531.667 496.142.931 601.339.870 136.611.264 38,38% 108.196.339 21,2%
Lợi nhuận 135.460 1.491.618 3.620.793 1.356.158 1001% 2.129.175 142,7%
Số lao động
bình quân
734 820 900 86 11,71% 80 9,75%
Năng suất lao
động bình
quân trong kì
488.462 605.052 668.155 116.590 23,86% 63.103 09,44%
Lợi nhuận
bình quân
tính cho một
lao động
187 1.819 4.023 1.630 871% 2.204 121%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Nhìn trên bảng ta thấy:
Năng suất lao động bình quân trong kì tăng lên qua các năm.Năm 2010
tăng lên 116.590 nghìn đồng/người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ
23,86%. Năm 2011 năng suất này cũng tăng nhưng ít hơn so với năm
2010,tăng 63.103 nghìn đồng/người tương ứng với tỷ lệ 9,44%. Điều này cho
thấy năng suất của người lao động trong Công ty đã được nâng cao đáng kể
một phần là do sự đầu tư công nghệ mới vào trong sản xuất nguyên nhân khác
là do trình độ của người lao động trong Công ty cũng tăng lên chính vì vậy
hoạt động lao động cũng có hiệu quả hơn.
19
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động năm 2010 tăng lên 1630 nghìn
đồng/người tương ứng với tỷ lệ 88.32%,năm 2011 tăng 2204 nghìn đồng tương
ứng với 121% mặc dù số lượng công nhân viên tăng lên không nhiều nhưng lợi
nhuận bình quân tính cho một lao động lại tăng lên rất nhiều .Điều đó chứng tỏ
rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tương đối lớn đã dần quen
với công việc, nhiều lao động đã trở nên có tay nghề thuần thục hơn, có kỹ
năng hơn và đội ngũ quản lý cũng có kinh nghiệm hơn trong việc điều hành
sản xuất. Thêm vào đó là lượng đơn đặt hàng của Công ty cũng tăng lên rất
nhiều do sự năng động và quan hệ tốt với đối tác của ban lãnh đạo Công ty.
Tất cả các nguyên nhân đó đã khiến cho lợi nhuận bình quân của mỗi lao
động trong Công ty là tăng dần qua các năm .mức độ tăng tương đối lớn. Đó
là một thành quả rất xuất sắc của tập thể lao động Công ty cổ phần công
nghiệp tàu thủy Shinec.
2.2.3 Tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Để phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh mỗi Công ty phải
có những bước đi đúng đắn trong việc đầu tư máy móc thiết bị, nhà cửa vật
kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc quản lý để đảm bảo cho sự hoạt động
liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như việc tiếp cận với những công nghệ
mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Đây là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi
Công ty. Hiện nay, Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Shinec có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Thống kê hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Đơn vị 1000đồng
20
Các chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị còn lại
Nhà cửa,kiến trúc 96.130.217 88.577.921
Máy móc quản lý 1.104.674 230.185
Phương tiện vận tải 5.146.371 1.211.014
Máy móc thiết bị sản xuất,phục vụ công
tác giải phóng mặt bằng
86,519,969 53,621,227
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Nhìn bảng trên ta thấy rằng giá trị còn lại của máy móc thiết bị,máy
móc phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; nhà cửa vật kiến trúc của Công ty
vẫn còn nhiều so với nguyên giá ban đầu. Điều này cho thấy Công ty đã có sự
quan tâm đến việc đầu tư máy móc thiết bị mới, cũng như hệ thống kho bãi để
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục.
Cũng ở bảng trên ta thấy giá trị còn lại của máy móc quản lý; phương
tiện vận tải của Công ty không nhiều so với nguyên giá ban đầu do nhiều máy
móc, phương tiện đã khấu hao hết trong khi đó máy móc, phương tiện đầu tư
mới lại chưa nhiều. Điều này gây bất lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Do hệ thống máy móc quản lý xuống cấp sẽ không
tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và tạo thành một tổng thể
thống nhất nên sẽ không tạo ra được một bầu không khí, một môi trường làm
việc thoải mái và không khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn.
Phương tiện vận tải, dùng để vận chuyển hàng hoá nếu không đủ, hay xuống
cấp nó sẽ gây ra sự trì trệ, không kịp thời từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
2.2.4. Tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty
21
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất nội ngoại thất của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Shinec
Đơn vị:Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)
A. Giá trị tổng sản
lượng
180.000.000 182.324.234 101,3% 190.000.000 192.834.131 101,5% 200.000.000 202.265.326 101,13%
Sphẩm nội ngoại thất
văn phòng
80.000.000 80.324.111 100,4% 100.000.000 102.011.000 102,01% 130.000.000 130.323.651 100,24 %
Sphẩm nội ngoại thất
tàu thủy
100.000.000 102.000.123 102% 90.000.000 90.823.131 100,91% 70.000.000 72.321.675 103,31%
B. Số lượng sản
phẩm
Sphẩm nội ngoại thất
văn phòng
90.022 91.444 101,5% 93.488 95.217 101,8% 94122 95.167 101.1%
Sản phẩm nội ngoại
tàu thủy
40.486 40486 100% 42.379 38.126 89,1% 45687 43975 96,25%
Nguồn: Phòng kinh doanh và xây dựng cơ bản
22
Bảng 2.12:Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC
Đơn vị:Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)
A. Doanh thu 170.000.000 174.269.406 102,5% 198.000.000 200.186.769 101,1% 198.000.000 195.257.625 98,6%
Sphẩm nội ngoại thất
văn phòng
75.000.000 76.123.653 101,5% 110.000.000 112.063.452 101,9% 130.000.000 129.567.913 99,67%
Sphẩm nội ngoại thất
tàu thủy
95.000.000 98.145.753 103,3% 88.000.000 88.123.317 100,1% 68.000.000 65.689.712 96,7%
B. Số lượng sản phẩm
Sphẩm nội ngoại thất
văn phòng
85.000 85.931 101,2% 91.000 87.000 95,6% 94.000 93.905 99,8%
Sphẩm nội ngoại thất
tàu thủy
36.000 37.452 104,03% 40.000 39.555 98,9% 45.000 41.000 91,1%
23
Bảng 2.13: Tình hình thực hiện kế hoạch cho thuê đất khu công nghiệp qua các năm 2009-2011
Đơn vị:Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)
Số lượng hợp đồng
thuê đất
8 7 87,5% 9 9 100% 10 11 110%
Diện tích đất cho thuê
(ha)
78 75,6 96,9% 81,5 82 100,6% 80 92,5 112,62%
Doanh thu(VNĐ) 235.567.488 200.895.132 85,3% 298.000.000 299.153.374 100,4% 360.000.000 380.978.527 130,9%
Nguồn: Phòng kinh doanh và xây dựng cơ bả
24
Nhìn chung việc thực hiện kế hoạch sản xuất đều vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Năm 2009 các chỉ tiêu đều vượt mức so với kế hoạch đề ra.Về số lượng
sản phẩm cũng như tổng sản lượng của sản phẩm nội thất văn phòng và sản
phẩm nội thất tàu thủy đều tăng lên so với kế hoạch đề ra.Tổng sản lượng
tăng 1,3%,số lượng tăng 1,5 % hai mức tăng này tương đương nhau và không
đáng kể.Điều đó phù hợp với quy luật sản xuất tự nhiên.Như vậy công tác lập
định mức tiêu dùng của công ty năm 2009 là rất tốt.
Năm 2010 các chỉ tiêu đặt ra hầu như đã hoàn thành riêng sản phẩm nội
thất tàu thủy thì về mặt số lượng là vẫn chưa đạt được chỉ tiêu mới chỉ đạt
được 89,1% thế nhưng giá trị của nó thì lại là 100.1% và đối với sản phẩm nội
thất văn phòng thì chỉ tiêu về sản lượng thì vượt mức kế hoạch là 1,8 %
nhưng giá trị lên tới 2,1% điều này chứng tỏ công tác quản lý hao hụt, mất
mát chưa tốt.
Năm 2011 các chỉ tiêu về sản lượng đã vượt mức kế hoạch.Đối với chỉ
tiêu về số lượng,sản phẩm nội thất văn phòng vượt kế hoạch 1,1% nhưng sản
lượng tăng có 0,24% như vậy việc sản xuất sản phẩm này là rất tốt.Tuy nhiên
đối với sản phẩm nội thất tàu thủy thì chỉ tiêu về số lượng không hoàn thành
kế hoạch 4,75% trong khi đó chỉ tiêu về sản lượng vượt kế hoạch những
3,1%.Điều này chứng tỏ rằng công tác quản lí hao hụt mất mát vẫn chưa được
khắc phuc.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ:
Năm 2009 các chỉ tiêu về mặt doanh thu đều đạt kế hoạch và vượt mức.
Sản phẩm tiêu thụ phân bổ đều các loại tránh tình trạng sản phẩm này tồn
kho,sản phẩm khác thì cháy hàng.Như vậy trong năm 2009 công tác lập kế
hoạch Công ty thục hiện rất tôt.
Năm 2010 ,về mặt số lượng cả 2 sản phẩm đều không vượt mức kế
hoạch. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới lại lần nữa lâm vào tình trạng
25