Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐỀ TÀI: Lập dự toán thu hci tại bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.5 KB, 73 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HCM
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên đề:
GVHD: Ngoc Dung
SVTT: Trần Thị Thu Liễu
Lớp: HCSN 18/1
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
MỤC LỤC
TRANG
Chương I: Lý luận chung 1
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 2
I. Quá trình thành lập và phát triển 2
1. Lịch sử hình thành 2
2. Quá trình phát triển 2
II. Chức năng và nhiệm vụ 3
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4
1. Sơ đồ tổ chức 4
2. Chức năng của các phòng ban 6
3. Mối quan hệ giữa bệnh viện với các cơ quan hữu quan 10
IV. Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán ở bệnh viện Nhi Đồng 2 11
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 11
2. Phần hành cụ thể 12
3. Hình thức kế toán 14
Chương II: Thực trạng lập dự toán tại đơn vị bệnh viện Nhi Đồng 2 17
LẬP DỰ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 18
I. Yêu cầu của việc lập dự toán 18
II. Căn cứ lập dự toán 18
III. Lập dự toán 19
A. Lập dự toán thu 19
B. Lập dự toán chi 25


I. Chi thường xuyên 26
II. Chi Ngân sách Nhà nước không thường xuyên 53
Chương III: Nhận xét – kiến nghị 57
A. Nhận xét 57
B. Kiến nghị 61
Phụ lục đính kèm.
LỜI CẢM ƠN
 
Trường Cao Đẳng Kinh Tế TP.HCM - nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ kế
toán cho thế hệ tương lai đã trang bị cho em những kiến thức giúp em hiểu
được thế nào là tài chính, kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán đơn vị dự
toán nói riêng. Từ những giáo viên yêu nghề, tâm huyết với công việc cộng
với nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu để tự tin bước vào cuộc sống và vươn xa hơn trong tương
lai.
Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết “Học đi đôi với hành” đó là điều tất yếu,
nếu chỉ có lý thuyết không thì cũng không đủ mà còn phải tiếp cận thực tế để
có thêm kinh nghiệm. Chính vì thế, trước khi kết thúc một khoá học để bước
vào kỳ thi tốt nghiệp và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, trường Cao đẳng
Kinh tế đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế bằng cách cho chúng em
đi thực tập tại các đơn vị hành chính – sự nghiệp và em đã chọn bệnh viện Nhi
Đồng 2 làm nơi thực tập. Tại đây em đã có cơ hội tìm hiểu các phần hành kế
toán nhờ những ngày tháng thực tế tại đơn vị.
Sau hơn 1 tháng tiếp cận với tình hình thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 2,
với sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong Phòng Tài chính Kế toán ít
nhiều đã giúp em hoàn chỉnh kiến thức mà trong suốt 2 năm qua em được
thầy, cô trường Cao Đẳng Kinh Tế truyền đạt.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Cao Đẳng Kinh Tế và cô
Trần Thị Thùy Anh đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong kỳ thực tập. Em cũng
xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2 đặc biệt là

các anh, chị trong Phòng Tài chính Kế toán đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
được tiếp cận với tình hình thực tế và giúp em hoàn thành báo cáo này.
Mặc dù em rất cố gắng trong việc tìm tòi và nghiên cứu nhưng 1 tháng
tiếp cận thực tế cộng với 2 năm lý thuyết thì quả là ngắn ngủi. Do đó bài báo
cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn thêm của thầy, cô cũng như cơ quan thực
tập để em có thể hoàn chỉnh thêm lượng kiến thức còn hạn chế của mình.
Một lần nữa em xin gửi đến bệnh viện Nhi Đồng 2, các anh, chị Phòng
Tài chính Kế toán cùng quý thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Học viên thực tập
TRẦN THỊ THU LIỄU
LỜI NÓI ĐẦU
 
Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị
trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, bước đầu đã tạo sự chuyển biến
sâu sắc từ nhận thức đến thực tiễn, kéo theo đó là sự phân công lao động xã
hội cũng ngày càng phát triển nên trong xã hội hình thành nhiều ngành kinh tế
quốc dân khác nhau, có ngành trực tiếp sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã
hội nhưng có ngành lại không trực tiếp sản xuất và không tạo ra của cải vật
chất, từ đó mà nền kinh tế quốc dân được phân hoá thành 2 khu vực lớn là khu
vực sản xuất và khu vực không sản xuất. Nhưng dù ở khu vực nào thì vẫn cần
phải có nguồn kinh phí để hoạt động. Vì thế, công tác quản lý tài chính cũng
rất quan trọng. Ở đây, em chỉ nghiên cứu về khu vực không sản xuất hay nói
cách khác là khu vực hành chính – sự nghiệp, cụ thể là đơn vị sự nghiệp có
thu như bệnh viện, trường học…, đây là các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí
do Ngân sách Nhà nước cấp.
Hằng năm, Nhà nước phải chi một khoản kinh phí để đảm bảo cho các
đơn vị này hoạt động được liên tục, bình thường, đồng thời thực hiện tốt các
chức năng, nhiệm vụ đảm nhận. Khoản chi của Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp y tế chiếm một tỷ trọng khá cao, trong đó chi cho bệnh viện có tầm

quan trọng nhất. Bệnh viện không chỉ là một cơ sở chữa bệnh mà còn là một
trung tâm công tác y tế phòng bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo
cán bộ. Do đó, bệnh viện có rất nhiều khoản thu, chi khác nhau và đòi hỏi phải
có sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy, trước khi chi thì đơn vị phải thực hiện công
việc lập dự toán thu, chi hàng năm để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thu, chi
tại đơn vị.
Để hiểu thêm về công tác lập dự toán như thế nào thì chúng ta hãy đi sâu
vào tìm hiểu vấn đề này tại đơn vị bệnh viện Nhi Đồng 2.
Học viên thực tập
TRẦN THỊ THU LIỄU
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN:
1. Lịch sử hình thành:
 Bệnh viện được bắt đầu xây dựng từ 1867 và bắt đầu nhận bệnh từ
1873.
 Ban đầu bệnh viện mang tên bệnh viện Hải quân, sau đó là Bệnh viện
Quân đội, phục vụ chiến tranh Đông Dương.
 Bác sĩ Grall có mặt từ 1905. Bệnh viện mang tên bệnh viện Grall từ
năm 1925.
 Bệnh viện trở thành bệnh viện Dân sự với 560 giường bệnh từ năm
1958.
 Bệnh viện được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1976.
2. Quá trình phát triển:
 Từ 01/06/1978, bệnh viện được giao nhiệm vụ khám, chăm sóc, điều trị
cho trẻ em và mang tên Bệnh viện Nhi Đồng 2. Là bệnh viện hạng I,
cùng với BV Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị cho bệnh nhân thuộc TP
HCM và các tỉnh phía Nam.
 Từ 02/09/2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai
năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ (đã sử dụng trên 100 năm).

 Hiện tại, bệnh viện đang có dự án sửa chữa và xây dựng lại khu xét
nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học
Oxford và Wellcome – Trust tài trợ.
 Bệnh viện Nhi Đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM.
 Vị trí:
• Phía mặt tiền giáp đường Lý Tự Trọng.
• Phía Đông giáp đường Chu Mạnh Trinh.
• Phía Bắc giáp đường Nguyễn Du.
• Phía Tây giáp đường Hai Bà Trưng.
 Bệnh viện Nhi Đồng 2, là bệnh viện hạng I, cùng bệnh viện Nhi Đồng 1
phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa cho các Tỉnh, Thành phía Nam.
 Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 1000 giường kế hoạch, mỗi ngày có từ 4.000
– 5000 bệnh nhân ngoại trú đến khám. Hoạt động của bệnh viện bao
gồm: khám và điều trị bệnh, dự phòng, chỉ đạo tuyến, đào tạo, huấn
luyện, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và làm kinh tế y tế.
 Bệnh viện có 7 phòng chức năng, 23 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm
sàng với đầy đủ các chuyên khoa (đặc biệt bệnh viện có: tổ Ngoại thần
kinh nhi, Khoa Tâm lý trẻ em và Khoa khám trẻ em lành mạnh).
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ:
 Bệnh viện Nhi Đồng 2 là cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế,
UBND Tỉnh, Thành phố và các ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa
bệnh cho bệnh nhi một số tỉnh trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội
ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện
đại, có khoa chuyên sâu và cơ sở hạ tầng phù hợp.
 Bệnh viện là một tổ chức có vị trí quan trọng trong toàn bộ mạng y tế,
tổ chức khám, chữa bệnh cho bệnh nhi từ ngoài vào hoặc từ các bệnh
viện khác chuyển đến, đảm bảo cho các bệnh nhi được chăm sóc toàn
diện về mặt y tế, kể cả phòng - khám - chữa bệnh. Bệnh viện tổ chức
khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
 Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế

chuyên khoa cấp đại học, tổ chức đào tạo cho các đội ngũ y bác sĩ trong
bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn.
 Nghiên cứu khoa học về y học: Bệnh viện tổ chức nghiên cứu và hợp
tác về các đề tài y học và những tiến bộ khoa học chuyên khoa, chú
trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Bệnh viện lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật
chuyên môn, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
 Hợp tác quốc tế: Bệnh viện còn hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở
nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
 Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi,
từng bước hạch toán các chi phí khám và chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế như viện phí, bảo hiểm
y tế và các dịch vụ khác.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ:
1. Sơ đồ tổ chức:
KHỐI LÂM SÀNG
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
Phòng
Kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng

Điều
dưỡng
Phòng
Chỉ đạo
tuyến
Phòng
Trang
thiết bị
Phòng
Hành
chính
quản trị
Phòng
Tổ chức
Cán bộ
Phòng
Tài
chính -
Kế toán
Khoa nội:
1. Khoa Khám bệnh.
2. Khoa Cấp cứu –
Lưu.
3. Khoa Nhiễm.
4. Khoa Tim mạch.
5. Khoa Nội tổng
hợp.
6. Khoa Hô hấp 1.
7. Khoa Hô hấp 2.
8. Khoa Tâm lý.

9. Khoa Thần kinh.
10. Khoa Hồi sức.
11. Khoa Dịch vụ 1.
12. Khoa Dịch vụ 2.
13. Khoa Dịch vụ 3.
14. Khoa Sơ sinh.
15. Khoa Tiêu hóa.
16. Khoa Khám trẻ
em LM.
17. Khoa Tai – Mũi –
Họng.
18. Khoa Răng – Hàm
– Mặt.
19.
Khoa Thận – Nội
tiêu hóa.
Khoa ngoại:
1. Khoa Ngoại
tổng hợp.
2. Khoa Phẫu
thuật – Gây mê.
3. Khoa Thận –
Niệu.
4. Khoa Phỏng
– Chỉnh hình.
KHỐI CẬN
LÂM SÀNG
VÀ CHUYÊN
KHOA LẺ:
1. Giải phẫu

bệnh lý.
2. Dinh
dưỡng.
3. Khoa Vi
sinh.
4. Chuẩn
đoán – Hình
ảnh.
5. Khoa
Dược.
6. Chuyên
khoa lẻ.
7. Hóa sinh.
KHỐI HẬU
CẦN:
1. Bảo vệ.
2. Cơ
xưởng.
3. Công xa.
4. Vệ sinh
ngoại cảnh.
5. May
giặt.
6.
Y tế cơ
quan.
2. Chức năng của các phòng ban:
a) Ban Giám đốc:
 Giám đốc:
- Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng Ngân

sách của đơn vị, kiểm tra việc thu – chi, kiểm tra công tác tài chính – kế
toán để chống tham ô, thất thu, lãng phí.
- Chú trọng công tác cấp cứu, chăm sóc các đối tượng
chính sách.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị y tế và
tài sản trong bệnh viện.
- Tổ chức bộ máy hoạt động của bệnh viện cho phù hợp
với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính
sách chế độ đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo
quy định của Nhà nuớc.
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát
triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo các quy định của Nhà nước.
- Khi vắng mặt phải uỷ quyền cho Phó Giám đốc.
- Chủ trì các cuộc họp giao ban.
 Phó Giám đốc:
- Là người giúp Giám đốc về từng mặt công tác, được uỷ
quyền thay Giám đốc giải quyết các công việc theo giấy uỷ quyền của
Giám đốc.
- Hướng dẫn các khoa, các phòng lập kế hoạch thực hiện
các hoạt động của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả của công việc thực
hiện, báo cáo cho Giám đốc xem xét và chỉ đạo.
- Thành lập các hội đồng tư vấn, định kỳ sơ kết, tổng kết
công tác điều trị, xây dựng quy hoạch, triển khai chuyên môn kỹ thuật.
b) Các phòng ban:
 Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác của phòng Kế hoạch
tổng hợp.
- Tổ chức công tác giao ban, hội chuẩn, hội thảo, kiểm thảo tử vong liên
khoa và toàn bệnh viện, tổ chức ghi chép biên bản để lưu trữ hồ sơ.

- Chỉ đạo thường xuyên và tổ chức theo dõi, đôn đốc thực hiện quy chế
của bệnh viện.
- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện.
- Tổ chức việc điều hòa, phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong
bệnh viện và giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng
cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.
- Hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động
của bệnh viện.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị để báo cáo cho Giám đốc và
các cơ quan cấp trên.
 Phòng Điều dưỡng:
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ y tá, kỹ thuật viên và hộ lý.
- Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư cho công tác chăm sóc và phục
vụ người bệnh, kiểm tra sử dụng và bảo quản theo quy định đảm bảo
tiết kiệm chống lãng phí.
- Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác y tá (điều dưỡng) lên Giám
đốc bệnh viện.
 Phòng Chỉ đạo tuyến:
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình bày cho Giám đốc bệnh viện phê
duyệt.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động chuyên môn
kỹ thuật của tuyến dưới.
- Phối hợp với các chuyên khoa để đào tạo cho cán bộ tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, đút rút kinh nghiệm để trình Giám đốc và cấp trên.
- Tổ chức thống kê và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
 Phòng Trang thiết bị:
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập dự trù kế hoạch mua
sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện để

trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện cung ứng đầy đủ thiết bị y tế,
vật tư tiêu hao theo kế hoạch đã duyệt.
- Tổ chức bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
- Lập hồ sơ lý lịch cho các loại máy.
- Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện nhằm nâng cao tay
nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.
- Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y
tế trình Giám đốc.
 Phòng Hành chính Quản trị:
- Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa,
phòng nhằm đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại quy định về quản lý tài
chính.
- Tổ chức tốt các công tác quản lý, các công văn đến, bảo quản, lưu trữ
hồ sơ theo quy định, bảo đảm thông tin liên lạc cho bệnh viện.
- Kiểm tra chế độ quản lý sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị.
- Quản lý nhà cửa, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải.
- Tổ chức thực hiện sửa chữa, duy tu máy móc thông dụng.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ nước sạch, cung ứng điện thuê để sấy, hấp
tiệt trùng, xử lý chất thải và vệ sinh chung toàn bệnh viện.
- Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư, trang thiết
bị thông dụng, báo cáo Giám đốc.
 Phòng Tổ chức Cán bộ:
- Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp, đào tạo nhân lực, tổ chức thi
tuyển nhân sự để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ
chức Đảng và chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong
những việc có liên quan.
 Phòng Tài chính – Kế toán:
- Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh
viện để lập dự toán Ngân sách, thu – chi của bệnh viện và tổ chức thực

hiện khi kế hoạch được duyệt.
- Theo định hướng hạch toán kế toán trong công tác khám, chữa bệnh và
tổ chức chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
- Theo kế hoạch ngân sách các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định
mức, chỉ tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
- Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện
hành, thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ,
chính sách vật tư, tài sản HCSN chính xác, kịp thời. Tổ chức hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu – chi của bệnh viện.
- Định kỳ thực hiện công tác báo cáo quyết toán tổng kết tài sản, kiểm tra
tài sản.
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy
định.
- Tổng hợp tình hình số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh
viện.
3. Mối quan hệ giữa bệnh viện với các cơ quan hữu quan:
Để có thể hoạt động liên tục và ngày càng phát triển thì bệnh viện phải có
các mối quan hệ hữu quan sau:
- Quan hệ với Kho bạc Nhà nước quận 1.
- Quan hệ với Sở Y tế.
- Quan hệ với Sở Tài chính.
- Quan hệ với các công ty cung ứng vật tư, tài sản cố định, thuốc men…
IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Ở BỆNH
VIỆN NHI ĐỒNG 2:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
2. Phần hành cụ thể:
Trưởng phòng
Phó phòng
K
ế


t
o
á
n

K
h
o
K
ế

t
o
á
n

V
i

n

p
h
í
K
ế

t
o

á
n

T

n
g

h

p
K
ế

t
o
á
n

V
i

n

p
h
í

p
h

ò
n
g

k
h
á
m
K
ế

t
o
á
n

N
h
à

t
h
u

c
K
ế

t
o

á
n

L
ư
ơ
n
g

+

B
H
X
H
T
h


q
u

K
ế

t
o
á
n


T
h
a
n
h

t
o
á
n
 Trưởng phòng:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan tổ chức cấp trên về toàn
bộ hoạt động tài chính ở đơn vị.
- Phân công công việc hợp lý đối với các thành viên trong phòng, có kế
hoạch kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động tài chính của đơn vị.
- Tổ chức lưu trữ các hồ sơ và tài liệu có liên quan.
- Giúp giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Kiểm tra và ký duyệt các chứng từ cần thiết.
 Phó phòng:
- Lập dự toán thu – chi hàng quý, năm.
- Thay quyền kế toán trưởng khi vắng mặt.
- Trực tiếp điều hành công việc trong phòng kế toán.
- Lập báo cáo kế toán cuối kỳ.
- Lập báo cáo quyết toán tài chính.
 Kế toán Tổng hợp:
- Tập hợp các chứng từ đã thực hiện, tiến hành kiểm kê, phân loại, chỉnh
lý chứng từ ghi sổ, sau đó trình Kế toán trưởng duyệt.
- Giữ sổ tổng hợp.
- Đôn đốc các phần hành thực hiện việc khóa sổ vào cuối kỳ và thực hiện
khóa sổ tổng hợp.

- Lập báo cáo kế toán theo đúng quy định.
- Tổ chức và thực hiện việc lưu trữ chứng từ ở đơn vị.
 Kế toán Kho:
- Tổ chức ghi chép, tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số
lượng, hiện trạng và giá trị các loại tài sản, vật tư…
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản, vật tư…
 Kế toán Viện phí + BHYT:
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình thu
viện phí hằng ngày của bệnh viện.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản thu từ bệnh nhân, hạn chế tối đa
tình trạng thất thu.
- Phải thu đúng, thu đủ đúng theo quy định với mức điều trị, theo dõi chặt
chẽ nguồn thu này.
- Đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân thuộc diện chính sách xóa đói giảm
nghèo, các đối tượng có BHYT.
- Trích nộp Ngân sách đầy đủ, kịp thời.
 Kế toán Viện phí phòng khám:
- Phải thu đúng, thu đủ theo mức khám đã được quy định.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ nguồn thu về viện phí phòng khám.
 Kế toán Nhà thuốc:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số liệu về tình
hình thu mua, vận chuyển, bảo quản thuốc.
- Lập bảng thống kê cấp phát thuốc hằng ngày và đối chiếu sổ sách với
các khoa.
 Kế toán Lương + BHXH:
- Theo dõi tình hình biến động nhân sự.
- Tính lương và thanh toán lương đúng thời hạn.
- Tham gia quản lý chặt chẽ.
- Lập bảng thanh toán lương, phụ cấp cho từng khoa, phòng.
- Nắm được các nguyên tắc về BHXH, thanh toán BHXH cho những cán

bộ - công nhân viên do những trường hợp thai sản, ốm đau…
 Kế toán Thanh toán:
- Phải theo dõi chặt chẽ các khoản thu ở đơn vị.
- Lập chứng từ theo dõi các khoản thanh toán Ngân sách, thanh toán với
nhà cung cấp, thanh toán tạm ứng, thanh toán với công nhân viên.
 Kế toán Ngân hàng:
- Theo dõi các khoản kinh phí do Ngân sách cấp cho bệnh viện.
- Thực hiện các thủ tục rút kinh phí, thanh toán tiền qua Kho bạc hay nộp
tiền cho Ngân sách. Định kỳ tiến hành đối chiếu với Kho bạc Nhà nước.
- Phản ánh đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của các loại tiền gửi
Ngân hàng, Kho bạc.
- Kiểm tra, giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu – chi và quản lý
tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
 Thủ quỹ:
- Kiểm tra các chứng từ thu – chi tiền mặt của đơn vị và các quỹ khác.
- Thực hiện kiểm tra quỹ, báo cáo quỹ theo đúng chế độ.
- Giữ sổ tổng hợp của đơn vị.
3. Hình thức kế toán:
 Tại đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung: tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian
phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ
nhật ký ghi vào sổ cái. Tất cả các quy trình trên đều được thực hiện trên
máy và sau đó in ra thành sổ.
 Sổ kế toán sử dụng:
 Sổ kế toán chi tiết.
 Sổ kế toán tổng hợp.
HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Chú thích:
: Nhập số liệu hàng ngày.
: In sổ, báo cáo cuối tháng.

: Đối chiếu, kiểm tra.
 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:
 Hệ thống chứng từ do đơn vị thiết lập trên máy vi tính cho đặc
thù riêng của bệnh viện đã được mã hoá, được cơ quan thuế, Bộ Tài
Chính chấp thuận.
 Phần mềm kế toán được nâng cấp từ phần mềm Microsoft Visual
FoxPro, do Sở Y Tế cung cấp cho bệnh viện.
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG
TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BÁO CÁO
TÀI
CHÍNH
SỔ
KẾ TOÁN
MÁY
VI
TÍNH
 Quy trình trên máy: Sắp xếp chứng từ cùng loại, nhập dữ liệu vào
chương trình > định kỳ in sổ sách (sổ chi tiết, sổ tổng hợp) > in
báo cáo tài chính > kiểm tra > trình ký, phê duyệt.
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
 Bệnh viện đã tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được ban hành theo quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính.
 Tuy nhiên bên cạnh đó bệnh viện còn sử dụng một

số tài khoản mang tính đặc thù riêng của bệnh viện.

CHƯƠNG II:
LẬP DỰ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
− Thời điểm lập dự toán của bệnh viện thường là vào quý 3 năm kế
hoạch.
− Bệnh viện chỉ lập dự toán năm chứ không lập dự toán quý.
I. YÊU CẦU CỦA VIỆC LẬP DỰ TOÁN :
+ Đảm bảo đủ kinh phí cho bệnh viện hoạt động bình
thường, liên tục, đồng thời phải tiết kiệm.
+ Phải tính toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của
bệnh viện để nâng cao hiệu suất công tác và chất lượng điều trị của bệnh
viện với chi phí thấp nhất.
II. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN :
+ Tình hình năm thực hiện và những năm trước. Chỉ dựa vào con số bình
quân nhưng số bình quân này phải chấp nhận được và hợp lý.
+ Nhu cầu của năm kế hoạch. Dựa vào những con số bình quân của năm thực
hiện, nếu có sự thay đổi thì phải điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời.
+ Những định mức, chế độ, chính sách của Nhà nước quy định. Căn cứ vào
những định mức thu – chi của Nhà nước mà lập dự toán, nếu định mức
thay đổi thì phải điều chỉnh theo những định mức mới, hiện hành (Tham
khảo thêm ở phần Phụ lục).
+ Những thay đổi khác, linh tinh khác từ các yếu tố khách quan bên ngoài tác
động như giá điện, giá nước, giá xăng, … do cơ chế thị trường thay đổi.
Bệnh viện cũng phải thay đổi theo sự thay đổi của thị trường.
III. LẬP DỰ TOÁN :
A. LẬP DỰ TOÁN THU :
 Dự toán thu là căn cứ để lập dự toán chi, bởi vì trước hết phải xác
định được nguồn thu là bao nhiêu và từ đó mới xác định được nguồn chi.

 Nguồn thu của bệnh viện chủ yếu là từ các nguồn sau đây:
1. Thu từ Ngân sách Nhà nuớc cấp :
+ Mức kinh phí được Nhà nước cấp phát
giữ nguyên trong 3 năm, sau đó mới được Nhà nước xét và cấp lại
+ Bệnh viện hoạt động theo hình thức tự
chủ một phần kinh phí nên bên cạnh nguồn thu từ viện phí (bệnh viện giữ
lại 100%) thì bệnh viện còn được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí để
đảm bảo hoạt động của bệnh viện được liên tục, có hiệu quả hơn.
+ Căn cứ vào định mức giường bệnh.
→ Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách
Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05):
2. Thu từ viện phí :
+ Khoản thu này liên quan đến số
giường bệnh (số giường bệnh càng nhiều thi thu về viện phí sẽ nhiều) và
chịu sự ảnh hưởng của giá cả thị trường (như là tiền thuốc, nếu dùng thuốc
ngoại mà chất lượng cũng tương tự hoặc có thể cao hơn như thuốc nội, vẫn
chữa được bệnh mà giá thuốc cao thì cũng chấp nhận được vì giá thuốc cao
thì tiền thu từ thuốc cũng cao).
+ Thu viện phí có 3 hình thức:
− Thu trực tiếp.
− Thu tạm ứng.
− Thu viện phí ra viện.
+ Trong bệnh viện có 2 loại viện phí, đó
là:
− Viện phí bình thường.
− Viện phí miễn phí.
+ Đây là nguồn thu chủ yếu của bệnh
viện. Bệnh viện được hưởng 100% nguồn thu này, không phải nộp lại
Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, toàn
bộ số thu về viện phí phải nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, nếu cần

phải lấy ra để chi tiêu thì vẫn phải báo cáo cấp trên.
+ Mặc dù khoản thu này không phải
chịu thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp…) nhưng vẫn do Cơ quan Thuế
quản lý.
→ Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05,
Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, về số thu viện
phí như sau:
− Ước thực hiện năm 2008 là
90.000 triệu đồng.
− Dự toán năm kế hoạch
2009 là 90.000 triệu đồng.
3. Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ :
+ Phải xác định được tình hình năm cũ, năm mới, các chính sách
của Nhà nước.
+ Bệnh viện có những khoản kinh doanh dịch vụ như sau:
− Kinh doanh nhà thuốc :
 Đây là khoản doanh thu khoán vì không thể xác định
được cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng.
 Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì đối với đơn
vị sự nghiệp có thu mà có kinh doanh nhà thuốc thì phải đóng thuế 1%
trên doanh thu khoán (số thu từ các hóa đơn).
→ Doanh thu khoán từ kinh doanh nhà thuốc trên
Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số
2- Biểu số 05) thể hiện như sau:
− Ước thực hiện năm 2008: 47.000 triệu đồng.
− Năm kế hoạch 2009: 50.000 triệu đồng.
− Dịch vụ khám chữa bệnh :
 Bệnh viện cũng áp dụng hình thức khoán doanh thu
và bệnh viện có kinh doanh dịch vụ này vì chức năng khám chữa bệnh
gắn liền với chuyên môn cũng như chức năng chính của bệnh viện.

Thay vì phải nằm phòng bệnh bình thường thì có người lại thích nằm
phòng bệnh cao cấp hơn, có máy lạnh, tủ lạnh, tivi… được trang bị hiện
đại, cũng có một số người thích khám bệnh dịch vụ hơn (khám ngoài
giờ) do không bị gò bó về thời gian khám bệnh… người ta sẵn sàng
chấp nhận chi phí của loại dịch vụ này với giá cao hơn, vì thế tạo được
phần thu cho bệnh viện.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp mà bệnh viện chịu là
5% trên doanh thu khoán theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực.
→ Ví dụ: Số thu của dịch vụ khám chữa bệnh năm 2008 là 19.000
triệu đồng, năm kế hoạch 2009 là 20.000 triệu đồng (Phụ lục số 2 –
Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009).
Năm 2009, bệnh viện sẽ đầu tư thêm một số phòng bệnh hiện đại
và tăng cường thêm cho dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và tăng thêm thu nhập
cho bệnh viện vì thế dự toán năm 2009 cao hơn năm 2008.
− Căn tin, bãi xe :
 Bên cạnh chức năng chuyên môn của bệnh viện là
khám chữa bệnh thì bệnh viện còn kinh doanh căn tin, bãi xe dưới hình
thức cho thuê mặt bằng, diện tích một phần nào đó của bệnh viện nhằm
tạo thêm một phần thu nhập, bổ sung nguồn kinh phí cho bệnh viện.
 Thuế được tính là 10% trên doanh thu theo Luật thuế
năm 2009 có hiệu lực, trong đó gồm 5% thuế GTGT và 5% thuế thu
nhập doanh nghiệp.
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng
Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 thì doanh thu từ

×