Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

đánh giá tác động tổng thể khi việt nam trở thành thành viên của wto đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 328 trang )

-





HOẠT ĐỘNG HOR- 9

“Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam
trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chể"




BÁO CÁO CUỐI CÙNG



Nhóm tác giả

Claudio Dordi, Michel Kostecki, Francesco Abbate, Andrina Lever & Paul Baker



Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh,Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh,
Nguyễn Thị Lan Hương, Trần Thị Miêng, Nguyễn Đức Thanh,
Dương Ngọc Thí, Bùi Trung Nghĩa, Đặng Đức Anh, Nguyễn Đăng Bình,
Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Thanh Huấn và Nguyễn Thị Thủy












Hà Nội, tháng 5 năm 2008

Báo cáo này được chuẩn bị với sự hỗ trợ tài chính của Ủy ban Châu Âu. Những quan điểm trong báo cáo này
là của các tác giả và không thể hiện quan điểm chính thức của Ủy ban Châu Âu hay Bộ Công thương


DỰ ÁN HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN GIAI ĐOẠN II
(MUTRAP II)





Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban Châu Âu
ASIE/2003/005711

i

ii
MỤC LỤC

GIỚI

THIỆU 2
1. Nội dung nghiên cứu 2
2. Những khó khăn khi đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của cải cách theo các cam kết khi gia
nhập WTO 3
3. Không thể (hoặc không có khả năng) đo lường tác động mang tính chủ quan và dài hạn 3
TÓM TẮT 5
CHƯƠNG
I. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ 14
1. Giới thiệu 14
2. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế vĩ mô 15
3. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau một năm gia nhập 19
3.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế 19
3.2. Cán cân thương mại 24
3.3. Thu ngân sách 27
3.4. Cán cân thanh tóan và chu chuyển vốn 31
3.5. Chính sách tiền tệ và tỷ giá 33
4. Kết luận và các bài học rút ra 38
5. Tài liệu tham khảo 41
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 44
1. Giới thiệu: cải cách chính sách thương mại, kết quả thương mại và phát triển: Cách tiếp cận lý
luận 44
2. Lợi ích mong đợi và mối nguy tiềm tàng: mô hình biến hoá 47
3. Ảnh hưởng của WTO đến thương mại hàng hoá của Việt nam 51
3.1. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần trên thế giới của Việt nam 51

3.2. Chỉ số mở cửa của Việt nam 53
3.3. Chỉ số tập trung 54
3.4. Chỉ số đa dạng 55
3.5. Cơ cấu thương mại 57
3.6. Cán cân thương mại theo sản phẩm 60

3.7 Cơ cấu thương mại và yếu tố hàm lượng 64

iii
3.8. Thành tích xuất nhập khẩu và chuyên môn hoá theo sản phẩm 79
3.9.Điều kiện thương mại 81
3.10. Luồng thương mại 82
4. Ảnh hưởng của WTO đối với thương mại dich vụ của Việt nam 85
5. Kết luận 89
6. Tài liệu tham khảo 92
7. Phụ lục I 97
8. Phụ lục II 98
9. Phụ lục III 99
10. Phụ lục IV 100
11. Phụ lục V
103
12. Phụ lục VI: Giá hàng hoá-theo thời gian 106
13. Phụ lục VII: Cam kết thương mại của Việt nam theo hiệp định gia nhập WTO 107
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 110
1.Lời mở đầu 110
2. Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam từ sau năm 1996 112
2.1. Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa và phát triẻn 112
2.2. Các chính sách khuyến khích công nghiệp hóa sau năm 1996 113
2.2.1. Chính sách thương mại trước khi gia nhập WTO 113
2.2.2. Chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO 117
2.2.3. Các chính sách khác (FDI, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân và SME) 119
3. Bức tranh công nghiệp Việt Nam 120
3.1. Công nghiệp Việt Nam theo độ thâm dụng nhân tố sản xuất 120
3.2. Cơ cấu các cơ sở sản xuất của công nghiệp chế biến: số lượng và tỷ lệ 123
3.3. Lao động trong các ngành công nghiệp chế biến 126
3.4. Cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế biến 130

3.5. Cơ cấu sở hữu ngành công nghiệ
p 133
4. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp 134
5. Xuất khẩu hàng chế biến theo mức độ sử dụng nhân tố sản xuất 136
6. Các đặc trưng khác của ngành công nghiệp 139

iv
6.1. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 139
6.2. Hiệu quả của ngành công nghiệp 139
7. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và ngành công nghiệp Việt Nam 141
7.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 141
7.1.1. Chỉ số RCA và ERP về sức cạnh tranh và bảo hộ 141
7.1.2. Xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam 143
7.2. Năng lực cạnh tranh nhị nguyên củ
a thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước 145
8. Tác động của thay đổi chính sách 145
9. Các kiến nghị hành động 147
10. Tài liệu tham khảo 150
Phụ lục 152
CHƯƠNG
III. PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTOTỚI NÔNG NGHIỆP
VIỆTNAM 153
1. Nền tảng cơ sở của nông nghiệp Việt Nam 153
1.1. Đầu tư cho nông nghiệp 153
1.2.Tăng trưởng GDP và chuyển biến vị thế của ngành nông nghiệp 153
2. Thương mại nông sản 1 năm sau khi gia nhập WTO 155
3. Tác động mong đợi của gia nhập WTO lên thương mại hàng nông sản 157
3.1. Tác động lên thương mại 157
3.2. Các nguyên tắc của WTO về trợ cấp và chính sách thương mại nông sản 162
3.3. Tác động của gia nhập WTO đến thu nhập của nông dân và đói nghèo ở nông thôn 164

5. Một số gợi ý về chính sách 166
6. Tài liệu tham khảo 176
Phụ lục 1 – Quá trình thực hiện đổi mới nông nghiệp Việt nam từ năm 1995 179
Phụ lục 2. Những thay đổi về cơ cấu thuế quan ở Việt Nam từ năm 1995 185
Phụ lục 3. Các biện pháp Phi thuế quan của Việt Nam 195
Phụ l
ục 4. Các rào cản thương mại của các nước khác áp đặt đối với nông sản xuất khẩu của Việt
Nam 204
Phụ lục 5. Những bước phát triển gần nhất trong ngành nông nghiệp Việt Nam 205
Phụ lục 6. Thương mại một số mặt hàng nông sản chủ yếu 212

v
CHƯƠNG IV: PHẦN I Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO 235
1. Dẫn nhập 235
2. Tác động của WTO đối với doanh nghiệp: Các Vấn đề và Quan điểm 236
3. Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện 238
4. Cơ hội Xuất khẩu Mới 244
5. Tiếp cận các yếu tố Đầu vào Chi phí thấp và Công nghệ từ nước ngoài 246
6. Đe dọa từ Cạnh tranh Nước ngoài 247
7. Thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài 248
8. Kế
t luận 249
CHƯƠNG IV: PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 253
1. Bối cảnh 255
2. Thách thức đối với các DNNVV 256
3. Những tác động tiêu cực - các mối đe dọa 259
4. Tác động tích cực - cơ hội 262
6. Kinh nghiệm của các thành viên WTO khác 269
6.1. Các trung tâm hỗ trợ DNNVV Nhật Bản 269

6.2. Ấn Độ 270
6.3. Nam Phi 270
6.4. Đ
ài Loan Trung Quốc 271
7. Bài học kinh nghiệm 273
8. Khuyến nghị nhằm thúc đấy sự phát triển thành công của khu vực DNNVV sau khi gia nhập WTO 273
9. Tài liệu tham khảo 276
CHƯƠNG V: TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 278
1. Tự do hóa thương mại và nghèo đói: phương pháp tiếp cận khung khái niệm 278
1.1. Mối liên kết kinh tế vĩ mô 279
1.2. Mối liên kết kinh tế vi mô 279
1.2.1. Hệ thống phân phối 280
1.2.2. Doanh nghiệp: lợi nhuận, tiền lương và việc làm 282
1.2.3. Thuế mậu dịch và chi tiêu chính phủ 284

vi
2. Mô hình tổng thể về nền kinh tế và các nghiên cứu ngành 285
3. Nghiên cứu thực tiễn 288
3.1. Xóa đói giảm nghèo 288
3.2. Phát triển con người 290
3.3. Việc làm 292
3.4. Tiền lương 294
3.5. Quan hệ lao động 296
3.6. Vấn đề giới 297
3.7. Lao động trẻ em 300
4. Các tác động tiêu cực dự kiến 302
4.1. Tác động của một số cam kết khi gia nhập WTO 302

4.1.1. Nông nghiệp 303
4.1.2. Công nghiệp 304

4.1.3. Dịch vụ 305
4.1.4. Quyền sở hữu trí tuệ 306
4.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 306
4.2.1. Những cú sốc từ bên ngoài 306
4.2.2. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 309
4.2.3. Di dân trong nước 311
4.2.4. Bất bình đẳng về thu nhập 312
5. Lựa chọn chính sách 315
6. Tài liệu tham khảo 320



1

2
GIỚI THIỆU

1. Nội dung nghiên cứu

Trở thành thành viên của WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mang lại cho
Việt Nam cả những cơ hội và thách thức to lớn. Thực hiện các cam kết đối với WTO làm nảy
sinh các vấn đề xã hội khi tiến hành cải cách và tự do hóa thương mại. Các ngành công nghiệp
trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh do sức ép cạnh tranh. Cũng
giống nh
ư các quốc gia khác, việc thực hiện các nghĩa vụ khi gia nhập WTO của Việt Nam đang
có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội nói chung.

Để đảm bảo quá trình gia nhập WTO của Việt Nam mang lại sự phát triển kinh tế cân bằng và
bền vững, cần thiết phải có đánh giá tác động của việc gia nhập này cũng như đề ra các chính
sách và khuyến nghị hành động nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực.


Nghiên cứu này được tài trợ bởi dự án MUTRAP nhằm tập trung đánh giá tác động về cải cách
thể chế và thương mại mà Việt Nam đã thực hiện trong quá trình gia nhập WTO. Đặc biệt, với sự
hợp tác của các chuyên gia trong nước và Liên minh Châu Âu, nghiên cứu này tập trung phân
tích vào những chủ đề sau:

1. Tác động đến các chính sách kinh tế vĩ mô;
2. Tác động đến hoạt động ngoại thương;
3. Tác động đế
n một số ngành, cụ thể là công nghiệp và nông nghiệp
4. Tác động đến môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài;
5. Tác động đến xã hội.

Phương pháp nghiên cứu của báo cáo dựa chủ yếu vào phân tích số liệu định lượng và định tính
như phỏng vấn, điều tra, với mục tiêu chủ yếu là đánh giá về tình hình kinh tế xã hội sau một
năm gia nhập WTO. Các tài liệu liên quan, đặc biệt về tác động của tự do hóa thương mại về
kinh tế xã hội, cũng được xem xét. Nghiên cứu cũng không dựa trên việc áp dụng các mô hình
kinh tế lượng với các giả định không thực tế và chuỗi số liệu không đủ dài. Các kết luận của báo
cáo được dựa trên suy luận logic và vào các số liệu thu thập được; đồng thời các tác giả cũng
nhận thức được rằng cải cách thương mại theo quy định của WTO chỉ phần nào giải thích được
xu thế của của các biến số được phân tích.

Có thể nhận thấy rằng tác động ngắn hạn của việc thực hiện các quy tắc của WTO đến nền kinh
tế của một quốc gia mới gia nhập có thể không lớn do các lĩnh vực phải tuân thủ theo các quy tắc
của WTO chỉ bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa,
hầu hết các các quy định trong cam kết với WTO mang tính tiêu cực (ví dụ như không phân biệt
đối xử, không được dùng hạn chế định lượng, ) hơn là mang tính tích cực. Điều đó có nghĩa là
các cải cách kinh tế mà Việt Nam thực hiện chú yếu trên tinh thần tự nguyện hoặc do các ràng
buộc bên ngoài không liên quan đến việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, tư cách thành viên của
WTO cũng thúc đẩy mở cửa thị trường; và do đó Việt Nam buộc phải thực hiện các hoạt động hỗ

trợ ngoài các cam kết theo yêu cầu của WTO nhằm cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh
của tất cả các chủ thể, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, trong nền kinh tế khi phải đối mặt
với thách thức ngày càng tăng của cạnh tranh quốc tế.

3

2. Những khó khăn khi đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của cải cách theo các cam
kết khi gia nhập WTO

Không dễ dàng để phân tích các tác động kinh tế xã hội của việc gia nhập WTO do những lý do
chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những suy diễn từ các xu thế có thể do biến động mang tính chu kỳ hoặc các thay đổi
tạm thời trong khi những tác động mang lại bởi thay đổi trong chính sách thương mại chỉ có thể

xem xét trong trung và dài hạn.

Thứ hai, do các cam kết khi gia nhập WTO tương đối nhiều và phức tạp nên cũng tạo khó khăn
khi lựa chọn các tham số và các chỉ tiêu để đánh giá. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập
trung vào một số lĩnh vực và tham số được lựa chọn.

Thứ ba, hầu hết các cải cách về chính sách thương mại được Việt Nam thực hiện tương đối lâu
trước ngày gia nh
ập chính thức, trong đó một vài cam kết thực hiện đơn phương, một số khác là
kết quả của thực thi các hiệp định song phương (như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hoa Kỳ) hoặc khu vực (như tham gia vào AFTA). Một số còn lại được đưa ra theo yêu cầu cụ
thể của các thành viên WTO trong quá trình đàm phán. Do đó, không thể tách bạch được những
thay đổi về thể chế do cam kết WTO và các cam kết quốc tế. Đồng thời, chỉ có một số tham số
có thể giải thích bởi của cách thương mại và thể chế do việc trở thành viên của WTO. Hơn nữa,
do số liệu chỉ được thu thập trong thời gian một năm sau khi gia nhập có thể cũng đánh giá thấp

tác động của việc gia nhập WTO.

Thứ tư, giá trị của các tham số và chỉ số được chọn lựa để đánh giá tác động của việc gia nhập có
thể chịu tác động của các biến ngoại sinh (ví dụ như biến động giá trên thị trường quốc tế, chi phí
của các nguyên liệu thô, )

Thứ năm, cần nhấn mạnh rằng tác động của những cải cách thương mại gần đây chỉ có thể được
đánh giá trong dài hạn, tức là sau khi các điều chỉnh trong nước đã được th
ực hiện toàn bộ như
thay đổi về mô hình sản xuất; cơ cấu lại các doanh nghiệp nhằm tập trung vào các hoạt động
kinh doanh chính để các doanh nghiệp này khai thác được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tác động
học hỏi; những nỗ lực sáng tạo mà các doanh nghiệp cần thực hiện để cạnh tranh trên cả thị
trường trong nước và toàn cầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, trong ngắn hạn, các
doanh nghiệp có thể thua lỗ trên thị trường do không thể tăng giá nhưng trong dài hạn, các doanh
nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ việc tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí. Do đó, tác
động của việc gia nhập có thể phức tạp hơn là cú sốc một lần đối với nền kinh tế. Việc tuân thủ
với các quy định của thương mại quốc tế và tăng trưởng trong nội tại nền kinh tế có thể lại có tác
động lớn nhất đến các vấn đề về kinh tế và xã hội trong trung và dài hạn

3. Không thể (hoặc không có khả năng) đo lường tác động mang tính chủ quan và dài hạn

Cần lưu ý rằng rất khó đo lường những tác động tích cực tức thời do việc gia nhập WTO của một
thành viên mới. Thứ nhất, trở thành thành viên của WTO ngăn cản các thành viên khác của
WTO áp dụng các chính sách phân biệt đối xử và hạn chế đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt

4
Nam ngoại trừ những biện pháp đã được quy định trong các thảo thuận WTO. Thứ hai, Việt Nam
đã cải thiện được việc tiếp cận xuất khẩu đến thị trường của các nước thành viên. Các nước chưa
phải là thành viên phải đàm phán các hiệp định riêng lẻ với đối tác thương mại song phương
hoặc khu vực và có thể chịu rủi ro do sức mạnh của đối tác. Tình hu

ống này đặc biệt quan trọng
khi các liên kết kinh tế mang tính tiêu cực và các quốc gia cố gắng bảo hộ các ngành công
nghiệp trong nước. Thứ ba, tư cách thành viên của WTO tăng cường tính tin cậy của các chính
sách của chính phủ của các đối tác. Các nước đang phát triển thường gặp phải vấn đề “khoảng
cách về độ tin cậy” khi cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cũng như
cộng
đồng doanh nhân với những cam kết của họ đối với những chính sách cụ thể. Do những chính
sách của Việt Nam trong một số lĩnh vực được thể hiện bằng các cam kết pháp lý nên tư cách
thành viên WTO đưa ra sự cam kết quan trọng đối với định hướng chính sách của Chính phủ.
Như Bacchetta và Drabeck (2002) đã cho thấy “không giống như trong trường hợp của cải cách
chính sách đơn phương, cải cách chính sách được hỗ trợ bởi các cam kết đa phương có độ tin cậy
cao hơn, và đặc biệt do mối quan hệ mang tính chiến lược giữa chính phủ và khu vực tư nhân
càng làm cho các cam kết này đáng tin cậy. Trong bối cảnh đó, các chính phủ sử dụng các hiệp
định thương mại quốc tế để tăng cường độ tin cậy trong lựa chọn chính sách đối với khu vực tư
nhân”. Hơn nữa, tư cách thành viên này lại càng có ý nghĩa hơn đối với một nền kinh tế đang
chuyển đổi như Việt Nam như các tác giả trên đã nhấn mạnh rằng ““khoảng cách về độ tin cậy”
đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở nhiều nước nếu không muốn nói là ở hầu hết các nước đang
chuyển đổi do lịch sử của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bất định chính trị”.Thứ tư, từ quan
điểm thể chế, Việt Nam đã được yêu cầu thiết lập một bộ quy tắc và thể chế nhằm hỗ trợ cho tự
do hóa thị trường và tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy pháp trị, cưỡng chế thực thi và phát
triển hệ thống tư pháp độc lập. Thứ năm, gia nhập WTO đóng góp vào việc tăng tính dự đoán, an
toàn và tính minh bạch khi tiếp cận thị trương đối với cả hàng hóa xuất khẩu và nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam và đối với nhà xuất khẩu của Việt nam đến các nước thành viên WTO khác.
Ví dụ, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam không được hưởng lợi từ điều khoản “Quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn” với Hoa Kỳ và điều khoản này chỉ được dành cho Việt Nam
một tháng trước khi chính thức gia nhập WTO. Thứ sáu, Việt Nam và các thành viên khác của
WTO có khả năng giải quyết các mâu thuẫn dựa trên cơ chế giải quyết xung đột. Bên ngoài
WTO, việc giải quyết các xung đột dựa trên các quy tắc chung về luật quốc tế: các thủ tục về
đàm phán, trọng tài hay các biện pháp trả đũa được quy định bởi luật quốc tế chung. Thứ bảy,
Việt Nam có cơ hội định hướng đượ

c các quy tắc và nghĩa vụ trong tương lai của WTO thông sự
tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán thương mại song phương. Gia nhập WTO cũng mang
tới cơ hội đàm phán nhằm tăng mức ưu đãi về thị trường và yêu cầu về giảm trợ cấp; những điều
có thể làm tổn hại đến phát triển sản xuất trong nước. Thứ tám, người ta có thể đặt câu hỏi liệu
có hay không quyết định chính sách được đưa ra và cải cách được thực hiện sau khi diễn ra
với/không với việc gia nhập WTO. Chi phí của việc không gia nhập WTO là gì? Cần lưu ý rằng
gia nhập WTO tác động đến hoạt động kinh tế thậm chí ở những kênh gián tiếp như lượng đầu tư
trực tiếp nước ngoài tăng lên do hệ thống pháp lý và kinh doanh mang tính ổn định và dự đoán
cao hơn. Hệ thống này sẽ không có được kết quả đó khi thiếu những cải cách cần thiết, trực tiếp
hay gián tiếp khi gia nhập WTO.


5
TÓM TẮT

Báo cáo này được chuẩn bị nhằm đánh tác giá tác động về kinh tế xã hội khi Việt Nam gia nhập
WTO. Các nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, khung khổ pháp lý, xã hội và phân tích ngành đã xác
định những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết của mình. Các
khuyến nghị mang tính dài hạn đưa ra nhằm giúp Việt Nam củng cố thêm những lợi ích khi tham
gia vào hệ thống thương mại đa biên. Báo cáo được chia thành sáu lĩnh vực chủ yếu: kinh tế vĩ
mô, hoạt động ngoại thương, đầu tư và phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn,
môi trường kinh doanh và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tác động xã hội.


1. Tác động về kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO

Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có những biến
động bất thường. Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng ở Mỹ dẫn đến những xáo trộn trên thị
trường tài chính quốc tế và có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế Việt Nam. Ngoài ra cũng phải kể
đến tác động của sự tăng giá dầu và các hàng hóa khác ở mức cao kỷ lục. Năm 2007 cũng chứng

kiến các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là hạn hán và bão lụt, cũng như các bệnh dịch khác như
cúm gà và bệnh trên gia súc. Tất cả các yếu tố trên đã tác động đến sản xuất nông nghiệp và xuất
khẩu. Nói cách khác, những nhân tố khách quan này cũng tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô
của Việt Nam năm 2007.

Sự đan xen những tác động từ những chính sách khác và các yếu tố khách quan khiến việctách
bạch tác động chính xác những tác động gia nhập WTO đến kinh tế vĩ mô trở nên vô vùng khó
khăn. Quan trọng hơn, có độ trễ nhất định từ việc thực hiện chính sách mới và sự phản ứng của
các khu vực kinh tế đối với những thay đổi đó, làm cho việc phân tích trở nên phức tạp hơn khi
đo lường tác động kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO. Báo cáo cố gắng tách nguồn tác động
đến các biến kinh tế vĩ mô gộp nhưng các yếu tố kể trên vẫn là một phần không thể tách rời khi
thực hiện suy diễn chính sách.

Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại hay gia nhập WTO đến kinh tế vĩ mô cho
đều đi đến nhận định chung là:

• Tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn do tiếp cận về công nghệ, hiệu ứng động về năng lực cạnh
tranh, và tăng đầu tư. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh có thể dẫn đến việc thu hẹp đố
i với một
số ngành. Chi phí điều chỉnh có thể trầm trọng hơn do chính sách tỷ giá cố định cũng như sự
điều chỉnh chậm chạp của thị trường lao động và vốn;
• Biến động kinh tế vĩ mô thấp hơn khi có ưu đãi về tiếp cận thị trường đối với khu vực sản
xuất hàng phi nông nghiệp như trường hợp của Việt Nam;
• Đầu tư tăng thêm do môi trường chính sách ổn định hơn và thực thi các quy tắc thương mại
quốc tế và tự do hóa các dịch vụ tài chính;
• Rủi ro cao hơn đối với các cú sốc từ bên ngoài, có thể tác động đến các biến vĩ mô gộp khác,
bao gồm thâm hụt ngân sách;
• Tác động không rõ ràng đến thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách thấp thường gắn với cải
cách kinh tế trong nước mạnh mẽ; trong khi thâm hụt ngân sách cao sẽ dẫn đến nền kinh tế dễ
bị tổn thương và cải cách kinh tế ở mức thấp hơn;


6
• Cán cân thương mại dự kiến sẽ xấu hơn trong ngắn hạn nhưng sẽ trở nên cân bằng trong dài
hạn;
• Tăng tiếp cận đến nguồn vốn từ bên ngoài và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luồng vốn đầu
tư gián tiếp cũng được đổ vào thị trường tài chính trong nước;
• Khó khăn hơn trong quản lý chính sách tiền tệ khi đối m
ặt với dòng vốn chuyển vào nhiều,
với chính sách tỷ giá và hệ thống tài chính phát triển;

Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, ở mức
8,5% mà nền tảng là sự tăng trưởng của đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Một số yếu tố đóng góp
vào sự tăng trưởng nói trên có thể do gia nhập WTO mặc dù giá cả trên thị trường thế giới ở mức
cao và xu hướng tăng vốn đầu tư trực tiếp từ khi thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ cũng là các yếu tố quan trọng. Đồng thời, giá tiêu dùng dường như đã vượt ra khỏi tầm
kiểm sóat và tăng ở mức hai chữ số, tín dụng tăng ở mức báo động và cán cân thương mại bị suy
giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trái ng
ược với các dự báo, giảm thuế khi gia nhập WTO không
làm giảm nguồn thu từ thuế. Thay vào đó, thu ngân sách thực tế đã tăng trong năm 2007 với mức
đóng góp nhiều hơn của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đến tổng thu ngân sách. Điều này một
phần là do giảm thuế của Việt Nam theo cam kết WTO là tương đối nhỏ và được thực hiện dần
dần, do đó chỉ tác động đến một số ít ngành. Quan trọng hơn, tăng nhập khẩu đã dẫn đến mức
thuế được áp dụng cho diện thu thuế lớn hơn. Chính phủ cũng thực hiện các cải cách mạnh mẽ
về thủ tục hải quan và chính sách thuế trong năm trước và tiếp tục được phát huy trong năm đầu
gia nhập đã nâng được tỷ lệ thu thuế.

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xu thế biến động trên thị trường thế giới khi
gia nhập WTO với việc tăng rủi ro đối với hàng nhập khẩu và cũng như tăng rủi ro đối với thị
trường xuất khẩu. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng ngày càng tăng để tài trợ cho
thâm hụt thương mại, có thể dẫn đến sự đảo chiều vốn nhanh khi có sự thay đổi về kỳ vọng của

nhà đầu tư. Dòng vốn vào nhiều cũng làm suy yếu hiệu quả của chính sách tiền tệ và đặt ra vấn
đề về các công cụ mới cần thiết để quản lý lạm phát. Gia nhập WTO, các sáng kiến hội nhập khu
vực và mối quan hệ tăng lên về thương mại và đầu tư khiến Việt Nam chịu nhiều tác động từ thị
trường quốc tế và cần có những công cụ mới trong tác động đến các biến số kinh tế.

Các bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO. Giảm sự
thiên lệch về chính sách thuế đối với các sản phẩm phi nông nghiệp được kỳ vọng làm tăng ổn
định kinh tế vĩ mô. Những biến động gần đây về giá cả nông nghiệp và năng lượng cho thấy tầm
quan trọng c
ủa việc giảm sự phụ thuộc vào giá năng lượng và hàng hóa trên thị trường thế giới.
Giảm sự phụ thuộc, cũng như giảm tỷ lệ bảo hộ thực tế, không những đem lại lợi ích đối với môi
trường kinh tế mô mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững hơn. Trợ cấp đối với
khu vực nông nghiệp cần tiếp tục được duy trì, không những nhằm mục tiêu phát triển vì người
nghèo mà còn nhằm giảm sức ép lạm phát từ việc tăng giá đầu vào đối với khu vực nông nghiệp
và tăng giá lương thực trên thị trường thế giới.

Gần đây, nguồn vốn ngắn hạn và mang tính đầu cơ có khả năng gây mất ổn định cán cân thanh
tóan và kinh tế vĩ mô. Các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ những rủi ro đang tăng lên đối
với dòng vốn ngắn hạn mà yêu cầu trước mắt là cải thiện khả năng thu thập thông tin về dòng
vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo khả năng giám sát có thể được tiến hành.


7
Chính sách tiền tệ chịu tác động mạnh mẽ bởi luồng vốn đổ vào nhiều và việc dỡ bỏ các kiểm
sóat vốn (và nhập khẩu) mà cơ quan quản lý của Việt Nam đã thực hiện trong quá khứ. Các sức
ép từ việc gia nhập IMF đã hạn chế cách thức mà Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị
trường tiền tệ. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần tìm ra các cách thức mớ
i để kiểm sóat lạm phát và
sử dụng các công cụ trung hòa hóa khác với các công cụ mà họ đã sử dụng trong quá khứ. Hơn
nữa, sự tăng nhanh của mức độ thanh khỏan trong nước do dòng vốn vào khiến cho chính sách

cố định tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mở ngày càng mất tính bền vững. Hơn
nữa, cơ chế tỷ giá cố định sẽ kéo dài quá trình điều chỉnh n
ền kinh tế tới điểm cân bằng mới khi
thực hiện các cam kết gia nhập. Như vậy, các cơ quan quản lý cần tiến hành điều chỉnh chính
sách tỷ giá hiện tại, chính sách đang làm trầm trọng thêm các tổn thất mà nền kinh tế đang phải
gánh chịu trong giai đoạn điều chỉnh.


2. Tác động đến hoạt động ngoại thương

Không thể tách riêng tác động đến hoạt động ngoại thương do cải cách theo yêu cầu của WTO
mà Việt Nam đã thực hiện đơn phương hoặc trong khuôn khổ các hiệp định thương mại khu vực
(Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ)
từ lâu trước ngày ngày chính thức gia nhập WTO. Do đó, kết quả của hoạt động ngoại thương
chỉ là một phần do tác động của cải cách theo cam kết với WTO.

Cải cách thương mại đóng góp tích cực vào mở cửa của nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam
nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường gần đây trong giá
nguyên liệu thô và giá hàng hóa trên thị trường quốc tế. Thâm hụt thương mại của Việt Nam gia
tăng nhanh chóng trong năm 2007, chủ yếu do nhập khẩu thép, phôi thép, xăng dầu, máy móc,
hàng điện tử và linh kiện điện tử. Việt Nam dựa nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu thô và máy
móc thiết bị, đặc điểm cho thấy mức độ phát triển công nghiệp và khả năng cạnh tranh thấp đối
với hàng các sản phẩm công nghiệp nặng.

Đối với xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 1995
-2007 cho thấy sự mở rộng của xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ và hàng thủ công. Đặc
biệt, các lĩnh vực cho thấy sự tăng trưởng nhanh nhất là dệt may, da giầy và sản phẩm điện tử.
Các sản phẩm sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu đã giảm tỷ trọng từ 54% đến 41% trong giai đoạn
1995 – 2005, giảm đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, chỉ có giá trị xuất khẩu dầu thô tăng.
Tuy nhiên, trong năm 2006, cả sản phẩm nông nghiệp và dầu thô đều tăng giá trị xuất khẩu. Năm

2007, thủy sản, cà phê, gạo và than đá là những sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất và giá trị xuất
khẩu tăng tương ứng là 13%, 52%, 14 % và 11,4%.

Các sản phẩm xuất khẩu có sự dịch chuyển từ các sản phẩm sơ chế, ban đầu là các sản phẩm sử
dụng nhiều lao động giản đơn sang các sản phẩm sử dụng nhiều kỹ năng và công nghệ. Cùng với
những thay đổi đó, có sự gia tăng về thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành đặc biệt cao
đối với các sản phẩm chế tạo phức tạp (hóa chất, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị đ
iện và điện
tử). Ngoại thương của Việt Nam tăng trưởng ở mức độ cao mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ của
thương mại trong vùng.


8
Về xu hướng nhập khẩu, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa vào
Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gia tăng đột biến. Trung Quốc đã trở thành nhà cung
cấp hàng hóa hàng đầu của Việt Nam từ năm 2003. Trong các nước ASEAN, chỉ có Thái Lan
liên tục tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Việt Nam từ 2001 – 2006 và là nhà xuất khẩu lớn thứ sáu
vào Việt Nam.

Sự tái phân bố các nguồn cung cấp cho thấy sự tái cơ cấu sản xuất ở khu vực Châu Á khi xuất
hiện mô hình thương mại hình tam giác. Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc từng được xem như
cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp ở các nước phát triển Châu Á. Các nước
này thay vì xuất khẩu đến Hoa Kỳ và Châu Âu đã xuất khẩu hàng hóa trung gian đến các cơ sở
sản xuất ở Trung Quốc. Xu hướng này cùng với chi phí lao động đang tăng lên ở Trung Quốc, sự
lo ngại bởi các tranh chấp và các biện pháp tự vệ được Châu Âu và Hoa Kỳ áp dụng, có thể được
các doanh nghiệp áp dụng đối với Việt Nam như là một bộ phận của chiến lược “Trung Quốc
cộng một”, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc và và một quốc gia
Đông Nam Á khác. Ngoài ra, chi phí ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và mong muốn của các
công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa rủi ro đang mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam,
nơi mặc dù mức lương đang tăng lên song chi phí về lao động vẫn thấp hơn khoảng 30% so với

chi phí tại các vùng duyên hải của Trung Quốc.

Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể từ hiệp định thương mại song
phương với Hòa Kỳ. Trên thực tế, năm 2002, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp
theo đó là Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc và Đức trong khi các nước Đông Nam Á là thị trường
xuất khẩu lớn thứ ba. Năm 2007, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp
theo đó là Liên minh Châu Âu, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Từ khi bắt đầu quá trình
Đổi Mới và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt Nam đã đa
dạng hóa mạnh mẽ các thị trường xuất khẩu. Có thể nói Việt Nam đang chuyên môn hóa vào
“các thị trường đang đi xuống” – khi mà xuất khẩu của Việt Nam vượt quá tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu của các thị trường này, trong đó đáng chú ý là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,
Anh và Italia.Trong khi đó, Việt Nam đang giảm thị phần đối với các thị trường đang phát triển
mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore hay Hà Lan và Hàn Quốc, nơi mà tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam thấp hơn khả năng nhập khẩu của các quốc gia này.

3. Tác động đối với công nghiệp

Từ khi tiến hành đổi mới thương mại, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự dịch chuyể
n đáng kể
từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong đó có công
nghiệp chế biến. Trong quá trình công nghiệp hóa, cũng có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ trong
nội bộ ngành công nghiệp chế biến, từ những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động giản đơn sang
những lĩnh vực phức tạp và có giá trị gia tăng cao hơn.

Công nghệ sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Từ năm 1995 đến 2006, nhờ có sự gia tăng của FDI với việc trang bị những công nghệ tiên tiến,
tỷ trọng của các ngành có kỹ thuật trung bình và cao trong tổng sản phẩm của ngành công nghiệp
chế biến đã tăng lên đáng kể.



9
Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và sản phẩm, số lượng nhân công trong các
doanh nghiệp sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực may mặc, thuộc và chế
biến da, sản xuất đồ dùng gia đình - những lĩnh vực thu hút số lượng nhân công cao nhất. Cùng
với sự tăng trong số lượng cơ sở sản xuất và nhân công, có sự tăng đáng kể về số
lượng vốn sản
xuất, tạo ra công suất hoạt động lớn của các nhà máy.

Về số lượng các cơ sở công nghiệp, các DNNN đang giảm tương đối trong khi các cơ sở sản xuất
ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không kể quy mô và các doanh nghiệp
quy mô nhỏ, vừa và lớn đang tăng nhanh về số lượng.

Mặc dù giá trị tổng sản phẩm tăng lên trong tất cả các lĩ
nh vực, tăng trưởng của khu vực ngoài
quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 20%/năm trong một vài năm gần đây,
trong khi khu vực DNNN chỉ tăng khoảng 10%/năm (một phần là do cải cách DNNN, trong đó
có cổ phần hóa). Do đó, tỷ trọng của khu vực DNNN trong tổng sản phẩm công nghiệp đã giảm
xuống.

Phân tích về các hoạt động công nghiệp chỉ ra rằng các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế cạnh
tranh trong xuất khẩu (như các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động và sử dụng nhiều tài
nguyên trong nông nghiệp) đã duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2006 (tương đương
mức tăng trưởng thời kỳ 2001-2005). Trong khi đó, tăng trưởng của các lĩnh vực thay thế nhập
khẩu (thuốc lá, giấy và sản phẩm giấy, sản phẩm khai khoáng phi kim loại, máy móc, thiết bị,
dụng cụ y tế, chính xác, quang học, đồng hồ và xe máy) đã tăng trưởng thấp hơn thời kỳ 2001-
2005.

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá khá thấp. Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) đã xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam ở mức cuối của danh sách
xếp hạng, mặc dù đã có những cải thiện. Nếu xem xét cụ thể chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu

năm 2007, cũng có một số điểm tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam như thay đổi về thể chế và
sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Để kết luận, đặc điểm nổi bật về cơ cấu sản xuất hiện nay của Vi
ệt Nam là tính nhị nguyên, giữa
một khu vực xuất khẩu mạnh với một khu vực nội địa yếu và được bảo hộ (cạnh tranh nhập
khẩu). Ngoài ra, có sự liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong
nước, giữa các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trong nhiều ngành, như ngành dệt
may, da giày, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy, hầu hết nguyên liệu và đầu vào trung gian phải nhập
khẩu. Nhiều nghiên cứu và khảo sát chỉ ra một kết quả chung là các ngành phụ trợ của Việt Nam
vừa thiếu lại vừa yếu. Nhiều ngành phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mới tại Việt Nam chỉ
phát triển ở giai đoạn sơ khai, như công nghiệp đúc. Việt Nam hiện nay chỉ có những ngành phụ
trợ công nghệ thấp và trung bình, như sản xuất sản phẩm kim loại, hộp carton v.v Sự liên kết
yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng đã hạn chế sự phát triển
lan tỏa của FDI. Các hoạt động sử dụng hàm lượng tri thức cao như nghiên cứu và phát triển
(R&D) thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam rất hạn chế. Hầu hết các công nhân
Việt Nam được tuyển dụng để làm các công việc lắp ráp giản đơn. Mặc dù FDI ngày càng đ
óng
góp nhiều hơn trong xuất khẩu, các dự án FDI định hướng xuất khẩu trong những năm gần đây
nhìn chung có tác động trở lại hạn chế đối với các doanh nghiệp trong nước và ảnh hưởng lan tỏa
hạn chế tới nền kinh tế trong nước.

10


4. Tác động đối với nông nghiệp

Mặc dù tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế ngày càng giảm, nhưng ngành nông
nghiệp vẫn đóng vai trò kinh tế, xã hội quan trọng, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và
bền vững của nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã có sự tiến bộ rõ rệt về năng

suất và sản lượng. Tuy nhiên, ngành này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro
tiềm ẩn và có khả năng cạnh tranh hạn chế trong từng sản phẩm và từng lĩnh vực. Trong thiên
niên kỷ hội nhập khu vực và quốc tế, trong bối cảnh hội nhập WTO với những cơ hội và thách
thức đan xen, việc phát triển một ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững đòi hỏi vốn
đầu tư rất lớn.

Bên cạnh đó, cơ hội xuất khẩu trở thành một thách thức cho Việt Nam khi phải đạt được các tiêu
chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Kinh nghiệm
của Trung Quốc và các sự kiện xảy ra với một số sản phẩm của Việt Nam đã cho thấy tầm quan
trọng của vấn đề này. Chương viết về nông nghiệp này xem xét tình hình thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế và xã hội chủ yếu và nỗ lực làm rõ những ảnh hưởng của WTO.

Mặc dù ngành nông nghiệp có tăng trưởng quan trọng về giá trị gia tăng, với mức tăng hơn 3 lần
theo giá hiện hành, đóng góp của ngành trong GDP đã giảm trong giai đoạn 1995-2007 do những
ngành khác đã có sự phát triển năng động hơn.

Từ năm 2001, đầu tư trong nông nghiệp không đổi về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị
tương đối, từ 9,5% tổng đầu tư của cả nước vào năm 2001 giảm xuống 7,5% vào năm 2006. Từ
khi và trước khi gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng vọt, nhưng hầu hết nguồn
vốn đã chảy vào các ngành phi nông nghiệp.

Trước sự tăng trưởng mạnh về tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007, với mức tăng 21,5%,
xuất khẩu nông nghiệp
1
tăng trưởng 19,5%, đạt 12,5 tỷ USD, nhờ đó tiếp tục là nguồn thu ngoại
tệ quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này thấp hơn những năm trước đây
(22,2% vào năm 2006 và 26,7% vào năm 2005).

Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong một số sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam lại
chuyên môn hóa trong nhiều sản phẩm mà nhu cầu thị trường toàn cầu đang có dấu hi

ệu chững
lại hoặc tăng trưởng thấp như hoa quả, rau, hải sản, gỗ và gạo. Mặt khác, Việt Nam thành công
trong việc chuyên môn hóa vào sản xuất cà phê, sản phẩm hiện nay đang có cơ hội thị trường
thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam đang mất thị phần trong thị trường cao su đang có mức tăng
trưởng cao. Xu hướng đã tồn tại trước hội nhập này dường như sẽ tiếp tục duy trì sau khi gia
nhập WTO. Nhìn chung, xuất khẩu trong năm đầu tiên là thành viên WTO dường như không bị
ảnh hưởng.

Trong 11 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt hơn 3,7 tỷ USD, tăng
31% so với cùng kỳ năm 2006. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu đã thay đổi không đáng

1
Gồm các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản

11
kể sau khi gia nhập WTO vì hầu hết hàng hóa nhập khẩu là các sản phẩm mà Việt Nam không
sản xuất được (như hạt lúa mì và bột mì) hoặc có khả năng cạnh tranh thấp (như sữa, sản phẩm
sữa, bông, đường, mỡ động vật và dầu thực vật).


5. Môi trường kinh doanh Việt Nam và các DNNVV

Mặc dù những cải cách cơ cấu quan trọng và mở cửa thị trường đã được thực hiện trước khi gia
nhập WTO, nhưng việc trở thành thành viên của tổ chức này đã tạo ra động lực thúc đẩy mạnh
mẽ hơn cho những cải cách trong nước mà nhờ đó đã cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này
đã có tác động tích cực đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, trao đổi kiến thức về kỹ thuật,
đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư qua biên giới về tài sản tài chính của Việt Nam.

Là một bộ phận của thị trường toàn cầu, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những điều
kiện khác nhau của kinh tế thế giới như sự biến động của thị trường nguồn lực và năng lượng,

khả năng dễ bị tổn thương hiện tại của đồng đô la Mỹ và sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ ,
những điều đó làm khó khăn hơn cho việc tách biệt những tác động thực sự của việc gia nhập
WTO với những ảnh hưởng bên ngoài khác tới Việt Nam.

Những lĩnh vực cụ thể đã được tự do hóa trong dịch vụ, phân phối, viễn thông và dịch vụ tài
chính đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống truyền thống cũng như cách thức làm ăn
kinh doanh của người Việt Nam, thông qua việc mở ra các dịch vụ viễn thông tới vùng nông
thôn, tạo ra nhiều mạng lưới phân phối và cung cấp các sản phẩm tài chính có tính cạnh tranh
hơn. Nhiều dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng hiện nay đã sẵn có hơn và đã có sự tham gia nhiều
hơn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc tạo ra nhiều cơ hội hơn cho
các doanh nghiệp và người tiêu dùng, sự cạnh tranh mới này cũng tạo ra mối đe dọa cho các
doanh nghiệp nhỏ có cấu trúc giản đơn và tạo áp lực trên các nguồn lực và kết cấu hạ tầng trong
nước.

Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống luật
pháp với việc ban hành chính thứ
c các luật lệ và quy định, sự công bằng về thủ tục ra quyết định,
rà soát lại các văn bản pháp quy và nguyên tắc không phân biệt đối xử cũng như sự minh bạch,
hiệu lực quản lý nhà nước và đối xử quốc gia. Hơn thế nữa, việc xác định rõ ràng các quyền sở
hữu cũng là một trong những yêu cầu trong cam kết WTO, điều này liên quan đến việc tư nhân
hóa hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam và xác định rõ tình hình hoạt động của các DNNN.

Báo cáo đã đề xuất các khuyến nghị nhằm tạo ra môi trường thuận lợi hơn như sau:

o Cần giảm thời gian thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam và giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu
của Việt Nam so với Trung Quốc, Malaysia và Singapore, nhất là khi tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam phần lớn dựa trên sự phát triển của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu.
o Cam kết WTO về việc cho phép sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng nhấn mạnh sự
khẩn thiết trong cải cách các ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước.

o Một số lượng lớn FDI đã được cam kết tại Việt Nam từ khi gia nhậ
p WTO nhưng để tiếp tục
thu hút và nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư này, Việt Nam phải đưa ra nhiều giải

12
pháp để bảo vệ nhà đầu tư hơn. Ví dụ như những cải cách thể chế mới đưa ra nhiều nghĩa vụ
ủy thác cho các giám đốc nhưng không thành công trong việc thực thi các nghĩa vụ này. Việc
tăng cường trách nhiệm của giám đốc tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất trên thế giới và do
đó cần có những cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới.
o Một điều đã được thừa nhận rộng rãi là khu vực DNNVV mạnh và bền vững là trung tâm của
một nền kinh tế mạnh. Sự tăng trưởng của khu vực DNNVV Việt Nam trong thời gian qua là
đáng khích lệ và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần có
sự chú ý nhiều hơn đến đào tạo, hỗ trợ, trang bị các kỹ năng về công nghệ và quản lý trong
khu vực này nhằm giúp các DNNVV tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh.
o Đối với các DNNVV, vẫn còn tồn tại những vấn đề về tiếp cận tới đất đai, tài sản, vấn đề về
cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề về cải cách cơ cấu nhanh và trên diện rộng cần được giải
quyết.
o Đối với việc thâm nhập thị trường nước ngoài, cả hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đều phải
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao và ổn định để cạnh tranh trong các thị trường phát triển.
Cần chú ý và rút kinh nghiệm từ sự phản ứng của công chúng và sự giận dữ của người tiêu
dùng đối với các mặt hàng chất lượng kém, nhất là đồ chơi, sản phẩm y tế được sản xuất tại
Trung Quốc, những sản phẩm chứa chất độc gây ra cái chết của một số người tiêu dùng ở
nước ngoài.
o Khu vực thành thị đã thu được nhiều lợi ích từ FDI nhờ việc gia nhập WTO, nhưng khu vực
nông thôn vẫn kém phát triển. Chính quyền các địa phương phải tăng cường sự cạnh tranh
trong đầu tư nhằm đảm bảo cho các khu vực truyền thống của địa phương phát triển tốt và
hạn chế làn sóng di dân ra thành thị để tìm kiếm việc làm.
o Nhiều DNNVV cho rằng đã có sự cải thiện trong môi trường thể chế nhưng vẫn có sự khác
biệt trong quá trình thực hiện, do đó vẫn còn những hàng rào thể chế cần phải được xóa bỏ.


6. Tác động xã hội

Từ đầu những năm 1990, sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, xuất khẩu và dòng vốn FDI đã đóng
góp tích cực cho những thành tựu về giảm nghèo và phát triển con người, với sự cải thiện đáng
kể về y tế và giáo dục. Hội nhập kinh tế quốc tế nhanh đã có những ảnh hưởng tích cực đối với
lao động, thông qua việc tạo ra những công việc mới, tăng thêm việc làm trong các lĩnh vực phi
nông nghiệp và khu vực chính thức, giảm thất nghiệp ở khu vực thành th
ị và tăng lương thực tế.
Đã có những tác động tích cực trong các lĩnh vực quan trọng như lĩnh vực giới, với sự tăng lên
về mức lương của phụ nữ, sự thu hẹp khoảng cách về giới trong thu nhập và lao động trẻ em, với
sự giảm đáng kể về số lượng trẻ em đang làm việc. Ngược lại, lao động trong các DNNN là
những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa, nhất là về sự ổn định trong
việc làm, nhưng họ đã được bảo trợ bởi một quỹ phúc lợi xã hội và hầu hết các hộ gia đình đó có
mức sống ở trên mức chuẩn nghèo.

Đang có những dấu hiệu đáng lo ngại về việc xảy ra ngày càng nhiều vụ tranh chấp lao động,
nhất là trong các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài và sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong phân
phối thu nhập: chênh lệch ngày càng tăng giữa lương của lao động có kỹ năng và lao động không
có kỹ năng, thường được gọi là "khoảng cách kỹ năng" và phân phối thu nhập đang ngày càng
chênh lệch giữa các hộ gia đình và giữa các tỉnh. Nếu xu hướng tiếp tục tăng mạnh thì sẽ ảnh
hưởng đến mối liên kết xã hội, mộ
t trong những trụ cột của xã hội Việt Nam.


13
Một số cam kết gia nhập WTO, như cam kết trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ
và quyền sở hữu trí tuệ, có thể gây ra những ảnh hưởng xã hội tiêu cực đối với nghèo đói và việc
làm. Rất may, Việt Nam đã được phép tự do hóa từng bước trong một số lĩnh vực nhạy cảm và
một số biện pháp bảo vệ đã được triển khai nhằ
m hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội.


Báo cáo này đã đưa ra một số lựa chọn chính sách để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực có
thể của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xã hội Việt Nam và tăng cường các tác động tích cực.
Những đề xuất này phù hợp với Chương trình Hành động "Hậu WTO" mà Chính phủ đã ban
hành, bao gồm:

• Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương tới các dịch vụ
an sinh xã hội, như y tế và bảo hiểm thất nghiệp, với những giải pháp nhằm giúp tạo việc làm
cho họ.
• Hiện đại hóa luật lao động và các công cụ thị trường lao động, nâng cao vai trò của công
đoàn và thúc đẩy cơ chế 3 bên và đàm phán mang tính tập thể.
• Phát triển ngu
ồn nhân lực nhằm tăng kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam và đối mặt
với cạnh tranh quốc tế.
• Trợ giúp lao động di cư, bao gồm các thành viên gia đình họ ở lại địa phương, nhằm giảm
bớt gánh nặng chi phí xã hội của việc di dân trong nước.
• Hoạch định các chính sách vùng nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng giữa các tỉnh, giữa thành
thị và nông thôn cũng như tập trung vào những người nghèo cùng cực, đồng bào dân tộc
thiểu số, những nhóm người hầu như không được hưởng những lợi ích của toàn cầu hóa.
• Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi những sản phẩm nông nghiệp "dễ bị tổn
thương" hoặc nhóm dễ bị tổn thương, nhờ đó kịp thời triển khai những chương trình trợ giúp
đặc biệt trong trường họp cần thiết. Các nhóm dễ bị tổn thương nên là mục tiêu hàng đầu của
các chương trình trợ giúp nông nghiệp trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển, đào tạo,
cơ sở hạ tầng và tín dụng. Một cơ chế bảo vệ hiệu quả, tuân theo các quy định của WTO, nên
được thiết lập để bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương ở nông thôn.
• Thúc đẩy và đa dạng hóa các hoạt động xuất khẩu thông qua các kênh khác nhau, như trợ
giúp về tài chính và kỹ thuật để xúc tiến xuất khẩu; nâng cao năng suất của các doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng hiện đại, hiệu quả và các hoạt động nghiên cứu và
phát triển.
• Áp dụng các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các c

ơ sở thương mại nhỏ trong
nước, bao gồm việc cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụng phù hợp, đào tạo kỹ năng quản lý
hiện đại, kỹ năng marketing cũng như đẩy mạnh các hội nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới
cộng đồng để liên kết trong mua bán và vận tải.




14
CHƯƠNG I. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ

Nội dung: 1. Giới thiệu; 2. Các quan điểm lý thuyết về tác động vĩ mô của tự do hóa thương mại;
3. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau một năm gia nhập; 3.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế; 3.2.
Cán cân thương mại; 3.3. Thu ngân sách; 3.4. Cán cân thanh tóan và chu chuyển vốn; 3.5.
Chính sách tiền tệ và tỷ giá; 4. Kết luận và các bài học rút ra; 5. Tài liệu tham khảo


1. Giới thiệu

Có rất nhiều lý do để quan tâm các tác động có thể có của tự do hóa thương mại đến các biến số
kinh số vĩ mô. Lý do quan trọng nhất là tự do hóa có thể tác động đến định hướng, quy mô và
phạm vi mà chính sách tài chính tiền tệ tác động đến ổn định chu kỳ kinh tế và trung hòa các cú
sốc từ bên ngoài. Tự do hóa có xu hướng làm cho các quốc gia dễ bị tổn thương hơn với các cú
sốc về giá cả quốc tế và qua đó tăng khả năng rủi ro. Tự do hóa cũng có thể tác động đến tỷ lệ
trao đổi (term of trade) của một quốc gia; khả năng cạnh tranh và giá cả. Tất cả các yếu tố này có
thể có tác động mạnh mẽ đến việc làm và nghèo đói.

Chương này tập trung vào một số tác động kinh tế vĩ mô của việc Việt Nam gia nhập WTO. Nội
dung của phân tích sẽ tập trung vào thời gian từ lúc Việt Nam thực hiện đàm phán gia nhập
WTO vào năm 1995 cho đến khi chính thức gia nhập vào ngày 11 tháng 12 năm 2006 và một

năm sau đó.

Việt Nam đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ giữa những năm 1980 và gia nhập WTO là một
nỗ lực của cải cách kinh tế và đưa nền kinh tế hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Việt Nam
cũng thúc đẩy chính sách hội nhập khu vực thông qua các cam kết về Thỏa thuận thương mại tự
do ASEAN (AFTA), ASEA-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc và đang đàm phán một
loạt các hiệp định thương mại song phương khác như giữa ASEAN và với Nhật Bản, Ấn Độ,
Australia và New Zealand. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký
năm 2001 đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong nỗ lực tự do hóa và đảm bảo môi trường kinh
doanh ổn định cho thương mại giữa hai nước. Theo cam kết với WTO và các hiệp định song
phươ
ng, các chính sách và quy định của Việt nam sẽ có tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
cao hơn, tạo ra một môi trường thuận lợi và bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài.

Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến các biến số kinh tế vĩ mô gặp phải ít nhất một số
khó khăn sau: (i) khó xác định năm thay đổi về các biến số kinh tế vĩ mô do cải cách đã được
thực hiện trướ
c khi gia nhập chính thức và do đó những cải cách này đã có những tác động đến
kinh tế vĩ mô trước đó; (ii) diễn biến của thị trường tài chính thay đổi trong suốt quá trình gia
nhập trước khi nó thực sự diễn ra; do đó cũng khó xác định chính xác thời điểm tác động; (iii)
các tác động ngoại sinh như giá hàng hóa cao hơn (đặc biệt là các sản phẩm năng lượng và lương
thực) và mất ổn định tài chính thế giới năm 2007 cũng có tác động đến bối cảnh kinh tế vĩ mô
trong năm đầu gia nhập; và (iv) hội nhập khu vực và tham gia các hiệp định song phương cũng
đã có những động lực nhất định để Việt Nam tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế.


15
Một khó khăn khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu các cải cách chính sách có được đưa ra hay
không với kịch bản gia nhập và không gia nhập WTO. Câu trả lời có thể mang tính chủ quan

nhưng dường như nếu không gia nhập WTO, Việt Nam vẫn sẽ thực hiện hầu hết các cải cách,
đơn giản là do phải cạnh tranh trong môi trường toàn cầu và yêu cầu phải cải cách thể chế. Đây
là điều mà Việt Nam đã thực hiện từ khi cải cách kinh tế từ giữa những năm 1980. Hơn nữa, hội
nhập vào ASEAN và các hiệp định thương mại cũng tạo sức ép để Việt nam cải thiện môi trường
chính sách.

Có thể nhận thấy điều này khi quan sát việc Việt nam tham gia ký các công ước quốc tế trước khi
tham gia vào WTO như tham gia vào Ủy ban hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan Quốc
tế) năm 1993 và ký Hiệp định Kyoto năm 1997. Rõ ràng, Việt Nam đã thực hiện các chính sách
nhằm tăng cường tính minh bạch và ổn định trong môi trường thương mại trước khi đệ đơn gia
nhập làm thành viên WTO. Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ là một cam kết vững chắc của
Việt Nam trong việc thay đổi về môi trường thể chế.

Tác động của việc gia nhập có thể phức tạp hơn là một cú sốc đối với nền kinh tế như được mô
tả bằng các mô hình định lượng. Đó là sự ổn định do tuân thủ với các quy tắc thương mại quốc tế
và tăng trưởng nội sinh từ sự tuân thủ này có thể tác động mạnh nhất đến kinh tế vĩ mô. Tương
tự như vậy, việc gia nhập có thể có rất ít tác động đến thị trường của các nước thành viên khác
do Việt Nam đã được hưởng các ưu đãi này thông qua các hiệp định song phương và đa phương
khác với ASEAN, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như hệ thống ưu đãi chung của hầu hết các nước
phát triển. Do đó, lợi ích của gia nhập WTO có thể là môi trường kinh doanh mang tính dự đóan
cao hơn, qua đó tác động đến quyết định đầu tư. Gia nhập cũng tạo cơ hội cho Việt Nam trong
đàm phán nhằm tăng mức ưu đãi về thị trường và yêu cầu về giảm trợ cấp; những điều có thể
làm tổn hại đến phát triển sản xuất trong nước hoặc sử dụng cơ chế giải quyết xung đột của
WTO để giải quyết các mâu thuẫn lợi ích. Các yếu tố này có sẽ có tác động đến kinh tế vĩ mô
trong dài hạn nhưng khó có thể dẫn đến những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô trong
ngắn hạn.

Định nghĩa về kinh tế vĩ mô có thể rất rộng lớn vì nó bao gồm tất cả các quan hệ kinh tế gộp
trong nền kinh tế. Do đó, chúng tôi hạn chế phân tích của chương này ở năm lĩnh vực chính: (i)
tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ; (ii) cán cân thương mại; (iii) tác động đến ngân sách; (iv) cán cân

thanh tóan quốc tế và chu chuyển vốn quốc tế; và (v) chính sách tiền tệ và tỷ giá. Có thể nhận
thấy sự đan xen và kết nối giữa các phần của chương nhằm đáp ứng mối quan tâm của các nhà
hoạch định chính sách. Các phần khác của báo cáo sẽ tập trung vào khu vực sản xuất và các tác
động về mặt xã hội như việc làm, đói nghèo và thị trường lao động cũng như đầu tư nước ngoài.
Mỗi khu vực trên cần được phần tích kỹ lưỡng do tầm quan trọng của chúng tối với Việt Nam.


2. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế vĩ mô

Cho đến nay, có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đến tăng
trưởng kinh tế
2
. Nhìn chung, có sự thống nhất chung rằng mở cửa thương mại sẽ đưa đến tăng

2
Tự do hóa thương mại và gia nhập WTO được sử dụng thay thế lẫn nhau do trong trường hợp của Việt Nam, gia
nhập WTO thúc đẩy thực hiện các chính sách thương mại thương hướng tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư theo Phương thức 3.

16
trưởng kinh tế so với trường hợp không có sự thay đổi chính sách nào
3
. Lợi ích chủ yếu bao gồm
phúc lợi của người tiêu dùng được tăng lên mặc dù nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm sút; tiếp cận
tốt hơn đến công nghệ, đến hiệu ứng động của khả năng cạnh tranh và nguồn vốn đầu tư. Những
kết quả này cho thấy kỳ vọng ổn định từ tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, như đã đề cập ở
phần
trên, sự điều chỉnh của kinh tế vĩ mô diễn ra sau khi gia nhập WTO (hay tự do hóa thương mại ở
nghĩa rộng) có thể được chia thành tác động ngắn hạn (hiệu ứng tạm thời) và tác động dài hạn
(hiệu ứng ổn định). Không phải tất cả các biến số kinh tế vĩ mô có thể điều chỉnh theo cùng tốc

độ tới điểm cân bằng mớ
i, ví dụ như giá cả và tiền lương cứng nhắc, sự phản ứng chậm chạp của
cung. Những sự mất cân xứng đó có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sản xuất, việc làm
và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Phản ứng chậm chạp của khu vực sản xuất (ví dụ như thị trường lao động và tiền lương) khi có
thay đổi chính sách dẫn đến phân bổ nguồn lực kém hiệu quả và tổn thất phúc lợi. Tuy nhiên,
trong dài hạn, phúc lợi tăng thêm của người tiêu dùng sẽ bù đắp lại khoản tổn thất về nguồn thu
ngân sách. Trong tất cả các kịch bản, các mô hình cho thấy tự do hóa thương mại với chính sách
tỷ giá linh hoạt sẽ giảm được mất mát về phúc lợi so với trường hợp tỷ giá cố định
4
. Do Việt nam
duy trì chính sách tỷ giá neo với đồng đô la Mỹ, chúng tôi cho rằng nền kinh tế sẽ đòi hỏi nhiều
thời gian hơn để chuyển tới trạng thái cân bằng mới do sự không nhất quán của các nhà hoạch
định chính sách trong sử dụng tỷ giá để hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Điều đó
giải thích tại sao khi giảm thuế, giá cả hàng nhập thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước sẽ
khuyến khích việc dịch chuyển cầu từ hàng sản xuất trong nước sang hàng nhập khẩu. Do sản
xuất trong nước điều chỉnh chậm chạp nên giá cả chưa thay đổi kịp, điều đó dẫn đến giảm sản
lượng và việc làm. Nếu tỷ giá hối đoái không được giảm giá, khu vực xuất khẩu không thể đẩy
mạnh xuất khẩu (và qua đó tăng sản lượng và việc làm), để bù đắp cho thu hẹp trong những
ngành thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặc dù có tổn thất trong ngắn hạn, các mô hình mô phỏng
cho thấy cho thấy lợi ích dài hạn từ tự do hóa vượt xa so với khoản tổn thất.

Tác động của tự do hóa thương mại có mục tiêu
5
đến biến động kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan
trọng ở một quốc gia đang cố gắng chuyển từ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và
nguyên liệu đầu vào sang các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao như Việt Nam. Các mô
hình cho thấy mở cửa thị trường nông sản dẫn đến sự biến động lớn hơn với các biến số kinh tế
vĩ mô do tăng mức

độ rủi ro khi đối mặt với các cú sốc hàng hóa sơ chế; thể hiện rõ nhất ở những
cú sốc về giá dầu và lương thực trên thị trường thế giới đang diễn ra. Ngược lại, mở cửa thị
trường phi nông nghiệp lại dẫn đến các tác động tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô
6
. Cần lưu ý rằng
cắt giảm thuế lớn nhất ở Việt Nam là đối với các mặt hàng phi nông nghiệp với mức thuế giảm
từ 16,3 % trước khi gia nhập xuống 12% vào năm 2019 (giảm 25%), so với các sản phẩm nông
nghiệp với mức giảm từ 25,7% đến 21,7% vào năm 2012 (giảm 16%). Do đó, chúng tôi kỳ vọng
có sự ổn định hơn đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau khi gia nh
ập WTO.

Tác động của mở cửa thị trường dịch vụ dự kiến sẽ có tầm quan trọng đặc biệt đến các lĩnh vực
như bảo hiểm và ngân hàng. Việt Nam đã thực hiện một loạt các cam kết về tự do hóa trong lĩnh


3
Ví dụ xem các nghiên cứu nổi tiếng của Edwards (1998) và Rodrik (1999)
4
Choudri et al (2006)
5
Tự do hóa có mục tiêu có nghĩa là chính sách tập trung vào việc đa dạng hóa thông qua việc ưu tiên đối với một
ngành so với các ngành khác (ví dụ như giữa việc tiếp cận thị trường nông nghiệp và phi nông nghiệp).
6
Xem Srour (2006), Tille (1999)

17
vực dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Một số lý thuyết cho thấy tự do hóa thương mại làm gia tăng
đầu tư và cầu lao động. Do lao động tương đối khan hiếm, nên năng suất lao động sẽ tăng thêm
nhằm đáp ứng sự thiếu hụt đó với mức đầu tư cao hơn
7

. Kết luận quan trọng cũng được rút ra là
tự do hóa trong lĩnh vực tài chính sẽ thúc đẩu đầu tư, điều này đến lượt nó sẽ tăng cường tác
động phụ của tự do hóa thương mại với việc tăng năng suất trung bình và quy mô sản xuất (quy
mô danh nghiệp)
8
. Cả hai nhân tố này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô, tăng hiệu quả các
trung gian tài chính khi mở cửa thị trường sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế
9
. Những phát hiện của
nghiên cứu này dựa trên các tác động dài hạn và khác biệt với các tác động tạm thời, những tác
động có thể đi theo chiều hướng ngược lại
10
.

Các chính sách giảm thuế quan được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách từ thuế
thương mại, hiện nay đang chiếm dưới 10% nguồn thu ngân sách năm 2007 của Việt Nam. Ví
dụ, trong trường hợp của Trung Quốc, trong năm đầu tiên gia nhập WTO, tổng thu ngân sách đã
giảm sút. Tuy nhiên, giảm nguồn thu từ thuế quan chỉ diễn ra nếu quy mô và cấu phần nhập khẩu
không thay đổi sau khi gia nhập. Điều đó không thể xảy ra trong trường hợp những thay đổi lớn
về thuế quan. Thay đổi mạnh về mức thuế sẽ thay đổi cầu nhập khẩu cũng như tác động đến sản
xuất trong nước do hàng nhập khẩu rẻ hơn tương đối với hàng sản xuất trong nước. Tăng kim
ngạch nhập khẩu, thậm chí với mức thuế thấp hơn, có thể tạo ra thu nhập cho chính phủ lớn hơn
để bù đắp cho mức thuế thấp hơn. Tác động cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mức độ thay thế lẫn
nhau giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước và độ co giãn của thu nhập.

Nghiên cứu định lượng đối 66 nước đang phát triển cho thấy mở cửa thương mại làm tăng rủi ro
của quốc gia đối với các cú sốc từ bên ngoài
11
. Cú sốc tích cực dưới áp lực chính trị khiến chính

phủ khó có khả năng điều hòa khoản chi tiêu nhằm dự phòng cho tình huống xấu diễn ra sau đó.
Kết quả là thâm hụt ngân sách tăng lên, sự bùng nổ kéo theo sự đổ vỡ. Tác động chung không
chỉ là thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn mà sự không ổn định về ngân sách dẫn đến
những biến động về lãi suất, tỷ giá và trong chính sách tiền tệ.

Ngược lại, khi tự do hóa thương mại được thực hiện là một phần của một kế hoạch cả gói về cải
cách như đã được thực hiện ở Việt Nam, nó có thể củng cố ngân sách và qua đó điều hòa các cú
sốc tạm thời. Trong bối cảnh đó, tự do hóa thương mại không làm suy yếu ngân sách mà thay
vào đó củng cố sự bền vững. Một số nghiên cứu cho thấy sự bù đắp của giảm thuế thương mại
thông qua việc tăng nguồn thu gián tiếp trong nước hoặc cải thiện thực thi và quy định của luật
quản lý thuế và hải quan
12
.

Gia nhập WTO dự kiến sẽ tác động đến cơ cấu của nền kinh tế do thay đổi về tiếp cận thị trường
sẽ tác động đến giá tương đối của hàng nhập khẩu ở những khu vực có sự thay đổi về thuế quan.
Ngành có thể chịu tác động lớn bởi WTO là dệt may, khi mà mức thuế quan tối huệ quốc (MFN)
trước khi gia nhập WTO là 36,4% nhưng mức thuế cuối cùng cho năm 2007 chỉ là 13,6%. Thay

7
Baldwin và Forslid (2006)
8
Taylor (2008)
9
Chang et al (2005)
10
Abiad et al (2007)
11
Combes và Saadi-Sedik (2006). Báo cáo này không bao gồm Việt Nam trong các mẫu nước nghiên cứu
12

Suliman (2005), ECLAC (1999), Combes và Saadi-Sedik (2006)

18
đổi thuế quan sẽ có tác động đến cạnh tranh trong nước của Việt Nam và dẫn đến tái cơ cấu khu
vực này. Có một sự thống nhất chung là trong trường hợp của Việt Nam, hội nhập kinh tế nói
chung và gia nhập WTO nói riêng sẽ dẫn đến sự mở rộng nhanh đối với các ngành công nghiệp
nhẹ, một phần do mở ra cơ hội cho các thị trường mới và một phần do lợi thế so sánh c
ủa Việt
Nam trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, các lợi ích động của hội nhập kinh tế
quốc tế có thể từ việc: (i) tiếp cận tốt hơn đến kỹ năng và kiến thức từ bên ngoài; điều này tác
động tích cực đến tăng trưởng năng suất lao động; (2) tăng lợi tức từ việc sử dụng cả vốn vật
chất và con người, qua
đó thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài; (iii) chính sách mở cửa
được coi là công cụ hữu ích trong thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước
13
. Nhìn rộng hơn, giảm
bớt sự méo mó về giá cả gây ra bởi hàng rào thuế quan sẽ dẫn đến thay đổi đối với cơ cấu kinh
tế, làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực. Sự tái phân bổ này sẽ tác động tới lao động và vốn
được sử dụng bởi các ngành.

Giảm thuế quan được kỳ vọng sẽ dẫn đến giảm mức giá chung của nền kinh tế. Mức giá thấp hơn
sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước. Nếu các doanh
nghiệp có thể tận dung được cơ hội đó thì tự do hóa thương mại có thể dẫn đến năng suất lao
động và khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Tự do hóa thương mại có tác động không rõ ràng đến xuất nhậ
p khẩu. Các nghiên cứu cho thấy
có mối quan hệ rõ ràng giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng nhập khẩu. Tuy nhiên, có sự
không thống nhất về tác động đến các ngành xuất khẩu, khi mà các ngành này đươc hưởng lợi từ
giá cả đầu vào thấp hơn và dễ dàng hơn trong tiếp cận công nghệ và nguyên liệu sản xuất nhưng

lại bị tác động tiêu cực bởi sự lên giá của đồng nội tệ. Tác động tổng thể của cán cân thương mại
là tiêu cực trong ngắn hạn
14
nhưng có khả năng với hiệu ứng động, cán cân sẽ cân bằng trong dài
hạn.

Tự do hóa thương mại được kỳ vọng sẽ làm tăng dòng vốn vào. Điều này là do bản chất của các
dòng thương mại giữa các thời kỳ khi thâm hụt của các cân vãng lai cần được tài trợ bởi các
luồng vốn vào và do nền kinh tế mở cửa thu hút các cơ hội đầu tư mới, đặc biệt đối với ngành
xuất khẩu và dịch vụ. Dòng vốn vào sẽ bổ sung thêm cho đầu tư trong nước, dự trữ ngoại hối và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Ở khía cạnh khác, dòng vốn vào dẫn đến sự mở rộng tín dụng trong nước thông qua hệ thống
ngân hàng. Lượng tín dụng nhiều hơn thúc đẩy chi tiêu thông qua tăng đầu tư và bùng nổ tiêu
dùng (với khuynh hướng tăng tiêu dùng các mặt hàng nh
ập khẩu đắt tiền và tạo ra mức thêm hụt
thương mại lớn hơn) hoặc đầu cơ vào bong bóng tài sản. Trong trường hợp một quốc gia theo
đuổi chính sách neo tỷ giá, chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng để ngăn cản sự lên giá của
đồng nội tệ; điều này dẫn đến tăng cung tiền và sức ép lên lạm phát. Ngân hàng trung ương có
thể triệt tiêu sức ép này bằng việc sử dụng các công cụ nhằm trung hòa tác động của dòng vốn
vào thông qua nghiệp vụ thị trường mở hoặc tăng dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, hành động này có
thể dẫn đến vòng xóay lãi suất cao hơn và thu hút nhiều hơn vốn từ bên ngoài vào, đẩy lãi suất
và giá trị của đồng nội tệ lên cao hơn. Ngoài ra, dòng vốn vào đem lại nhiều rủi ro và làm trầm
trọng thêm những yếu kém về cơ cấu kinh tế v
ĩ mô căn bản; đặc biệt khi các dòng vốn vào ngắn


13
Fukase và Winters (1999)
14

Ví dụ xem Santos-Paulino và Thirlwall (2004); Wu và Zeng (2008)

×