Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh lớp 6 - trung học sơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.87 KB, 119 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học s phạm hà nội
Lêthị anh
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự
trong quá trình dạy văn bản tự sự cho
học sinh lớp 6 Trung học cơ sở
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hà nội , năm 2004
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học s phạm hà nội
Lêthị anh
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự
trong quá trình dạy văn bản tự sự cho
học sinh lớp 6 Trung học cơ sở
Chuyên ngành: phơng pháp dạy học tiếng việt
Mã số: 50702
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Ngời hớng dẫn khoa học: GS - TS Lê A
Hà nội , năm 2004
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm
ơn GS – TS Lê A – Người thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học
Tiếng Việt, tổ Lí luận ngôn ngữ khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội
đã giúp đỡ và đóng góp cho em những ý kiến quớ bỏu.
2
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các em học sinh ở các
trường thực nghiệm, cảm ơn tất cả bạn bè, người thân trong gia đình đã giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2004.
Học viên
Lê Thị Anh
MỤC LỤC
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 1
LªthÞ anh 1
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 1
LỜI CẢM ƠN 2
Phần mở đầu 6
1. Lý do chọn đề tài 6
1.1. Ý nghĩa lý luận 6
1.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
2.1. Mục đích 8
2.2. Nhiệm vụ của đề tài 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
4. Lịch sử vấn đề 10
3
5. Phương pháp nghiên cứu 13
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 13
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát 14
5.3. Phương pháp thực nghiệm 15
6. Giả thuyết khoa học 15
7. Giới thiệu cấu trúc của luận văn 15
phần nội dung 17
ch ng Iươ 17
o n v n t s v vi c d y o n v n t s líp 6Đ ạ ă ự ự à ệ ạ Đ ạ ă ự ựở 17
Trung h c c sọ ơ ở 17

1.1. Một số vấn đề chung về văn bản tự sù - đoạn văn tự sự 17
1.1.1. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt 17
1.1.2. Khái niệm về văn tự sự 18
1.1.3. Đoạn văn và đoạn văn tự sự 21
1.2. mối quan hệ giữa việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự với các
kỹ năng làm văn khác trong quá trình dạy văn tự sự cho học sinh líp 6 –
Trung học cơ sở 26
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng 26
1.2.2. Một số kỹ năng làm văn cơ bản cần rèn luyện cho học sinh khi
dạy học văn bản tự sự 27
1.3. Thực trạng dạy và học đoạn văn tự sự ở trung học cơ sở 33
1.3.1. Khảo sát sách giáo khoa 33
1.3.2. Khảo sát tình hình dạy của giáo viên Trung học cơ sở 34
1.3.3. Khảo sát kỹ năng viết đoạn văn tự sự của học sinh 38
Stt 38
Ch ng IIươ 44
rèn luy n cho h c sinh k n ng vi t o n v n t s thông qua h ệ ọ ỹ ă ế đ ạ ă ự ự ệ
th ng b i t pố à ậ 44
2.1. Bài tập và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 44
2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của bài tập 44
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 45
2.2. Giới thiệu hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự 46
2.2.1. Bài tập phân tích – nhận diện đoạn văn tự sự 50
2.2.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài 52
2.2.3. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết các đoạn phần thân bài 60
2.2.3.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn mô tả ngoại hình nhân
vật 62
2.2.3.3. Bài tập rèn luyện kỹ năng kể về các sự việc, các hành động
xảy ra với nhân vật 64
2.2.3.4. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có lời đối thoaị 67

4
2.2.3.5. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thay đổi ngôi kể 69
2.2.4. Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn kết bài cho một bài tự sự. .72
2.2.5. Bài tập liên kết các đoạn văn tự sự 75
2.2.5.2. Bài tập dùng từ ngữ chỉ trạng thái 76
2.2.5.3. Bài tập dựng cỏc từ chuyển tiếp 77
2.3. Hiện thực hoá, triển khai việc dạy hệ thống bài tập viết đoạn văn tự
sự qua cỏc giờ dạy 79
2.3.1. Triển khai bài tập trong giê trả bài 79
2.3.2. Phối hợp kiểu bài tự sự với cỏc kiểu bài khác 80
2.3.3. Phối hợp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn với bài đọc- hiểu văn
bản 81
Ch ng IIIươ 83
th c nghi m s ph mự ệ ư ạ 83
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 83
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 83
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 83
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 84
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 84
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm 84
3.2.3. Thời gian thực nghiệm 85
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 86
3.3.1. Nội dung thực nghiệm 86
3.3.2. Cách thức thực nghiệm 86
I. Tìm hiểu đề, tìm ý 98
3.3.3. Đánh giá thực nghiệm 102
Sau khi đã kiểm tra và tiến hành dạy thực nghiệm ở ba líp, ba trường
Trung học cơ sở khác nhau với ba tiết dạy các giáo án đã thiết kế,
chúng tôi tiến hành chấm các bài tập học sinh đã làm trong quá trình
thực nghiệm 102

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 103
3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện giáo án thực nghiệm 103
3.4.2. Kết quả đo nghiệm 104
Tổng số bài đối chứng: 122 bài 104
Kết quả bài làm của học sinh ở hai líp thực nghiệm và đối chứng được
chúng tôi ghi lại trên sơ đồ sau: 104
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm 105
Phần kết luận 106
PHỤ LỤC 1 109
5
PHỤ LỤC 2 111
Tài liệu tham khảo 117
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ý nghĩa lý luận
Tập làm văn là phõn mụn được học ở tất cả các cấp học: Tiểu học, Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông. Ngay cả ở các trường Đại học đặc biệt là Đại
học sư phạm, môn học này chiếm một vị trí quan trọng, được xếp ngang hàng
với tất cả các môn học khác. Từ sau cải cách giáo dục Tập làm văn được xem là
phõn mụn của Tiếng Việt. Theo chương trình dạy học mới, dạy học theo quan
điểm tích hợp thì Tập làm văn được xem là phõn mụn của Ngữ văn. Phõn mụn
này cũng góp phần giúp học sinh tiếp xúc và hướng tới xây dựng các văn bản
thông thường. Ở cấp Trung học cơ sở Tập làm văn là phõn mụn chiếm nhiều số
tiết: từ tự sự, miêu tả cho đến biểu cảm, nghị luận, hành chính công vụ… Trong
những kiểu văn bản Êy thì kiểu văn bản tự sự được học ở líp 6 chiếm vị trí quan
trọng trong chương trình.
Tập làm văn là môn thực hành – tổng hợp. Dạy Tập làm văn không chỉ
dạy cho học sinh nắm được các đơn vị lý thuyết mà chủ yếu dạy những kỹ năng
thực hành như: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn… Xuất phát
từ đặc trưng loại hình văn tự sự, thông qua những câu chuyện về đời sống, những

câu chuyện được lấy ra từ đời sống văn học, văn tự sự cũng góp phần củng cố và
hình thành những kỹ năng cơ bản trên.
Thông qua việc học kiểu văn bản này, học sinh sẽ hiểu được bước đầu về
cách xây dựng câu chuyện, để từ đó có thể sáng tạo được những câu chuyện theo
những dạng đề tài khác nhau. Mặt khác nắm vững kiểu văn bản tù sự sẽ góp
phần hình thành cho học sinh khả năng tư duy, củng cố thêm những phần kiến
thức của văn học sử, lý luận văn học. Cùng với các thể loại văn khác, văn tự sự
góp phần cho học sinh rèn luyện và sử dụng thành thạo các kỹ năng diễn đạt,
6
dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn và cuối cùng là xây dựng một văn bản hoàn
chỉnh.
Tự sự là một hoạt động quan trọng không chỉ có mặt trong đời sống của
con người, mà còn có mặt trong hầu khắp các thể loại văn học: thơ, kịch, truyện
ngắn, tiểu thuyết. Trong thể loại tù sự, vai trò chủ yếu của người kể và ngôn ngữ
kể chuyện là những yếu tố không thể nào vắng mặt. Tìm hiểu về văn tự sự, khảo
sát thực trạng của phương pháp dạy học kiểu văn bản tự sự là một dịp để hiểu
hơn về kiểu văn bản này và vai trò của người kể chuyện đối với đời sống.
Từ tầm quan trọng của văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 6, chóng
ta thõý việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn tự sự là điều cần thiết
đối với quá trình dạy học văn bản này bởi trong đoạn văn tự sự có đầy đủ các kỹ
năng khác như: kỹ năng dùng từ, đặt câu, kỹ năng xây dựng nhân vật, kỹ năng
viết lời kể, thay đổi ngôi kể…
Xây dựng đoạn văn tự sự là yêu cầu then chốt trong việc viết văn bản tự
sự. Thông qua đó chuẩn bị tiềm lực để học sinh học tốt văn bản tự sự.
Đề tài “Rốn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản
tự sự cho học sinh líp 6 - Trung học sơ sở” có ý nghĩa thiết thực đối với việc đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học: hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tập làm văn được xem là môn thực hành - tổng hợp ở trình độ cao ở phõn
mụn Văn và Tiếng Việt. Dạy học Tập làm văn là dạy cách hiểu từng kiểu văn

bản, cách xây dựng các kiểu văn bản trong đó có dạy học kiểu văn bản tự sự ở
líp 6 Trung học cơ sở. Vì là môn mang tính chất thực hành - tổng hợp, lý
thuyết Tập làm văn là lý thuyết về kỹ năng, lý thuyết của những cách thức và
phương pháp, cho nên giáo viên ở trường Trung học cơ sở phần lớn là ngại dạy,
học sinh thì ngại làm bài. Nằm trong tình trạng đú thỡ việc dạy học kiểu văn bản
tự sự vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
7
Theo quan điểm dạy học tích hợp, lấy học sinh làm trung tâm, từ đó phát
huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh, sách giáo khoa Ngữ văn 6 so với
sách chỉnh lý có cấu trúc rất khác về nội dung và hình thức, trong đó có cả Tập
làm văn. Đây là một sự thay đổi lớn không chỉ về nội dung hình thức, mà cả về
phương pháp dạy và học.
Sù thay đổi các văn bản mẫu, các ngữ liệu dạy và học Tập làm văn đòi hỏi
yêu cầu rất lớn đối với người dạy. Giáo viên trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn
6 còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh dựng đoạn. Làm sao để một giê
học vừa đảm bảo định hướng tích hợp, vừa không khô khan cứng nhắc. Dạy Văn
phải hé mở được phần Tiếng Việt và Tập làm văn. Dạy Tập làm văn và Tiếng
Việt phải hướng tới Văn học. Đó là vấn đề tương đối khó đặt ra cho phía người
dạy. Về phía học sinh chất lượng làm bài về kiểu văn bản tự sự còn chưa đáp
ứng được yêu cầu, đặc biệt ở một số kỹ năng: phân tích đề, chọn ý, lập dàn ý,
viết lời giới thiệu thuyết minh, dựng đoạn văn tự sự, liên kết đoạn văn tự sù.
Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn của chúng tôi mong muốn đề xuất
được hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự tương ứng với lí thuyết về đoạn văn,
phù hợp với điều kiện giảng dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Định ra hệ thống bài tập thích hợp, chúng ta vừa giúp cho giáo viên cú thờm
tài liệu, điều kiện giảng dạy vừa giúp học sinh có khả năng, phương tiện và điều
kiện vận dụng lí thuyết, để hình thành những kỹ năng cần có trong việc xây dựng
đoạn văn nói chung và đoạn văn tự sự nói riêng. Do đó chúng tôi chọn “Rốn
luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh
líp 6 – Trung học cơ sở” làm vấn đề nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Từ việc nghiên cứu các kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự, qua hệ thống bài
tập trong sách bài tập Ngữ văn 6, sách hướng dẫn, sách tham khảo và thực tế sử
dụng chúng trong quá quá trình dạy học văn bản tự sự, chúng tôi tổng hợp, khái
8
quát để từ đó khẳng định, sử dụng các kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự trong hệ
thống bài tập như một phương tiện để luyện tập cách xây dựng đoạn văn tự sự
cho học sinh líp 6 là cần thiết.
Với yêu cầu nhận thức và phát triển của học sinh hiện nay, trong quá trình
dạy học đoạn văn nói chung cũng như cách xây dựng đoạn văn tự sự nói riêng,
việc sử dụng hệ thống bài tập một cách linh hoạt, chủ động sẽ góp phần không
nhỏ để các em lĩnh hội kiến thức cơ bản và vận dụng sáng tạo trong khi làm bài.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát từ những lÝ do và mục đích đã nói ở trên, đề tài “Rốn luyện kỹ
năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh líp 6” có
những nhiệm vụ sau:
Đánh giá vai trò, vị trí then chốt, ý nghĩa lâu dài của việc rèn luyện kỹ
năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học cơ sở trong quá trình dạy học
Tập làm văn và học phần văn bản tự sù.
Từ đó xây dựng được những cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây
dựng đoạn văn nói chung và đoạn văn tự sự nói riêng. Trên cơ sở này đưa ra
những quan niệm, đề xuất nội dung, phương pháp, rèn luyện kỹ năng viết đoạn
văn tự sự. Qua sự phân loại những dạng bài tập, từ đó chỉ ra cách thức vận dụng
chúng vào việc dạy và học văn bản tự sự như là một phương tiện dạy học tích
cực.
Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra kết quả sử dụng hệ thống bài tập trong
giê luyện viết đoạn văn tự sự.
Khẳng định các kỹ năng trong hệ thống bài tập viết đoạn văn tự sự là một
phương tiện dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, phù hợp với yêu cầu hiện nay

về kết quả dạy học. Việc sử dụng hệ thống bài tập kỹ năng xây dựng đoạn văn tự
sù như là một phương tiện dạy học có cơ sở khoa học và thực tiễn cao cần được
phối hợp với các kỹ năng khác để hình thành một hệ thống kỹ năng tổng hợp
trong làm văn.
9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chúng tôi xây dựng nhằm hướng hiệu quả đến việc làm văn (cũng
như học Ngữ văn) của học sinh líp 6 – Trung học cơ sở. Vì vậy vấn đề đặt ra
cũng đòi hỏi phải phù hợp với đối tượng là học sinh líp 6.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nội dung, cách thức tổ chức
dạy và học viết đoạn văn tự sự cho học sinh líp 6 – Trung học cơ sở.
Dùa vào các kỹ năng xây dựng đoạn văn, hệ thống bài tập đề xuất trong
luận văn được chia thành:
- Bài tập phân tích - nhận diện đoạn văn tự sự.
- Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài.
- Bài tập rèn luyện kỹ năng viết các đoạn thân bài.
- Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn kết bài.
- Bài tập liên kết các đoạn văn tự sự.
Việc luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự sẽ được chúng tôi tìm hiểu trong
quá trình dạy và học văn bản tự sự ở líp 6. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài “Rốn
luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự” chúng tôi tập trung vào nội dung cách thức tổ
chức dạy và học cách viết đoạn văn tự sự cho học sinh líp 6 theo chương trình
Ngữ văn từ năm học 2002 – 2003.
4. Lịch sử vấn đề
Những vấn đề về văn bản được đề cập đến từ những năm 50, 60 ở thế kỷ
xx với những tên tuổi như: T.A.Van Djk, R.de.Beaugude, Dvessler, G.kasai…
Tỏc giả H.Harmann đã từng khẳng định: “Cỏc kớ hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ
mỡnh chừng nào chúng là những cái gắn bó với nhau trong văn bản” [10, 40],

còn M.A.K.Halliday thì khẳng định: “Đơn vị cơ bản khi chóng ta sử dụng ngôn
ngữ không phải là từ hay câu mà là văn bản” [10, 40] đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của ngôn ngữ học như một đơn vị ngôn ngữ cao nhất.
10
Ở Việt Nam vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tác giả Trần Ngọc
Thêm trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản”; Nguyễn Trọng Báu với cuốn
“Ngữ pháp văn bản” đã đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến văn bản:
khái niệm, tớnh liờn kết… Tuy nhiên, các tác giả trên cũng chỉ đề cập đến khái
niệm văn bản một cách chung nhất. Việc phân chia văn bản thành: văn bản miêu
tả, văn bản nghị luận… văn bản tự sự vẫn còn là một vấn đề mới mẻ.
Xung quanh vấn đề về văn tự sự và cách dạy văn tự sự cũng đó cú một số
ý kiến quan tâm nhưng thực ra là một vấn đề hoàn toàn mới. Trước năm học
2002, trong nhà trường Trung học cơ sở, chương trình Tập làm văn hướng đến
15 thể loại văn trong đó có trần thuật (líp 6); tường thuật, kể chuyện (líp 7). Thể
loại văn kể chuyện được xem là thể loại văn quan trọng. Những vấn đề liên quan
đến thể loại văn kể chuyện đã được đề cập đến rất kỹ trong sách giáo khoa líp 7,
sách giáo viên líp 7… Ngoài ra, còn nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến những
góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Về văn miêu tả và kể chuyện” [27] Phạm Hổ dưới hình thức
tâm sự với trẻ nhỏ đã đề cập đến khái niệm kể chuyện và cách kể chuyện. Tác
giả cũng đưa ra một số khái niệm: chuyện, ý nghĩa của chuyện, tính hợp lí trong
các tình tiết, các loại truyện kể: “cú vô vàn cách vào chuyện thì cũng có vô vàn
cách kể chuyện”. Tác giả Phạm Hổ còn bàn đến giọng kể; chất liệu cuộc đời để
có chuyện hay. Với mục đích là lời tâm sự với trẻ nhỏ nhưng cuốn sách cũng đã
dẫn dắt, chỉ ra một số yêu cầu cơ bản để hình thành kỹ năng kể chuyện một cách
hấp dẫn.
Trong cuốn “Rốn kỹ năng sử dụng tiếng Việt” (sách dùng cho hệ đào tạo
giáo viên Tiểu học) cũng đã trực tiếp đề cập đến phần văn kể chuyện như: nhân
vật, cốt truyện, hư cấu, cách trình bày sự việc trong bài văn kể chuyện, cách sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ… nhưng chủ yếu là hoạt động bằng lời nói. Sách

cũng không đặt ra yêu cầu sáng tạo một câu chuyện mà chỉ dùa vào văn bản
mẫu, kể lại bằng điệu bộ, ngôn ngữ của người kể.
11
Đến năm học 2002 – 2003, sách giáo khoa Ngữ văn 6 được áp dụng trên
toàn quốc. Thay vì học 15 thể loại như trước đây, chương trình Ngữ văn theo
quan điểm tích hợp tập trung vào sáu kiểu văn bản – tương ứng với sáu phương
thức diễn đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, điều hành. Văn tự
sự được hình thành từ ba thể loại văn trước đây: Trần thuật - tường thuật - kể
chuyện. Trong sách giáo viên “Ngữ văn 6” đã Ýt nhiều bàn đến phương pháp
dạy học kiểu văn bản tự sự nhưng chủ yếu là những gợi ý, định hướng chung
nhất. Điều đó khẳng định một phần vị trí quan trọng của kiểu văn bản tự sự trong
chương trình dạy học phổ thông cũng như vị trí của nó trong việc tạo lập và lĩnh
hội văn bản nói chung. Qua sự khảo sát một số tài liệu, chúng tôi thấy có thể
khẳng định rằng: những vấn đề liên quan đến văn tự sự cần có sự quan tâm ở
mức độ sâu sắc hơn, tương xứng với vị trí của kiểu loại văn bản này.
Từ vấn đề văn tự sự ở nhà trường Trung học cơ sở, vấn đề đoạn văn tự sự
và việc dạy học đoạn văn tự sự lại càng là vấn đề mới mẻ. Bởi vì, đoạn văn tự sự
và khái niệm đoạn văn đã được các nhà nghiên cứu Ngữ pháp văn bản đề cập
đến trong các tài liệu mà chúng tôi đã dẫn ra ở trên. Trong cuốn “Luyện tập cách
lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thụng” (Nguyễn Quang Ninh
chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội) có một hệ thống bài tập khá
phong phú về các loại đoạn văn nghị luận.
Từ những năm 1989, các tác giả Lê A - Đình Cao đã đưa ra cách hiểu về
đoạn văn, các kiểu mô hình cấu trúc đoạn văn, cỏch tỏch đoạn, liên kết đoạn
văn, qui trình viết đoạn văn vào nội dung của sách giáo khoa Làm văn 11. Bên
cạnh việc đưa ra mét quan niệm khoa học về đoạn văn các tác giả còn đề xuất
một hệ thống bài tập phong phú nhằm rèn luyện kỹ năng nhận diện và viết đoạn
văn. Cùng thời gian này, cuốn “150 bài tập rèn luyện rèn luyện kỹ năng dựng
đoạn” của tác giả Nguyễn Quang Ninh cũng đã đề xuất một hệ thống bài tập
dựng đoạn, biến đổi đoạn…với những kiểu dạng bài tập và cách thức chuyển,

dựng đoạn đa dạng phong phó.
12
Tóm lại, đoạn văn và việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn là một vấn đề
quan trọng được nhiều tác giả quan tâm. Trong nhà trường vấn đề này có liên
quan chặt chẽ đến việc tổ chức cho học sinh nhận biết và tạo lập những văn bản
hoàn chỉnh từ các đoạn văn. Tuy nhiên từ đó lại đặt ra một vấn đề: Đoạn văn
trong văn bản tự sự (mà sau đây chúng tôi sẽ gọi là đoạn văn tự sự) có những đặc
trưng gì giống và khác với các đoạn văn khác như: đoạn văn miêu tả, đoạn văn
nghị luận… Dạy học đoạn văn tự sự cần phải được tiến hành như thế nào? Mối
quan hệ giữa việc rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn tự sự với các kỹ năng làm
văn khác ra sao… Những vấn đề này vẫn là vấn đề mới mẻ, chưa có tài liệu nào
quan tâm một cách cụ thể và sâu sắc.
Trong luận văn này, chúng tụi tiến hành khảo sát tình hình dạy và học
đoạn văn tự sự ở trường Trung học cơ sở, rót ra những kết luận cụ thể để từ đó
đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện năng lực viết đoạn văn tự sự cho học cho học
sinh líp 6.
5. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu lý thuyết chính là phương pháp được tiến hành trên cơ sở tìm
hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lý thuyết đó cú để làm tiền đề cho
việc xác định giả thuyết khoa học mà mình đặt ra.
Xuất phát từ cách hiểu như vậy, có thể nói rằng bất kỳ một công trình khoa
học nào khi được công bố cũng đều phải dựa trờn một cơ sở lý thuyết nhất định
có liên quan. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ tập hợp các tài liệu có liên quan
đến chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở: những bài văn viết về văn bản tự sự,
được học ở chương trình líp 6, những đoạn văn mẫu trong các cuốn sách của các
tác giả viết về đoạn văn, những tài liệu lý thuyết đoạn văn, văn bản và xung
quanh vấn đề đoạn văn.

13
Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung đọc và phân tích những vấn đề lý thuyết về
đoạn văn, xung quanh đoạn văn:
+ Quan điểm về đoạn văn
+ Cách luyện viết đoạn văn trong văn bản
+ Các kỹ năng sử dụng khi viết đoạn văn
Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm, tuyển chọn những bài tập, những đoạn văn
mẫu hoàn thiện cả nội dung và hình thức, thuộc kiểu văn bản tự sự. Với cách làm
này, một mặt chúng tôi dễ dàng định hướng được đề tài, mặt khác xác định phạm
vi lý thuyết phù hợp với đề tài đưa ra.
Như vậy, để hình thành kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh líp 6, chúng
tôi kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Qua phân tích, chúng tôi sẽ tìm ra con
đường ngắn nhất để giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng viết đoạn văn tự sự.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Thông thường, để đi đến một kết luận, một nhận định đúng đắn người nghiên
cứu cần phải thông qua cỏc khõu điều tra, khảo sát thực tế để có những cơ sở
thiết thực trong việc nghiên cứu.
Với phương pháp này, chúng tôi đã chọn đối tượng khảo sát là một số trường
Trung học cơ sở thuộc hai đối tượng: học sinh quốc lập thành phố và học sinh
quốc lập nông thôn.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi tiến hành khảo sát bài làm về kiểu văn
bản tự sự: học sinh viết theo hình thức nào, những kỹ năng dựng đoạn được được
các em vận dụng khi viết đoạn văn ra sao, dung lượng đoạn văn như thế nào…
Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành khảo sát các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn Ngữ văn líp 6 ở nhà trường Trung học cơ sở về cách tổ chức dạy học sinh
cách viết đoạn văn tự sù.
Ngoài ra, còng qua tiến hành khảo sát, chúng tôi cú thờm những ý kiến
đóng góp từ phía đồng nghiệp và học sinh.
14
5.3. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, được thực
hiện sau khi đã đưa ra hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự
trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh líp 6 – Trung học cơ sở.
Thông qua phương pháp thực nghiệm, chúng tôi có được những dự cảm ban
đầu về tính đúng đắn, khả năng áp dụng vào thực tiễn cũng như tính thiết thực
của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là, chúng tôi sẽ tiến hành soạn giảng thực nghiệm
các giáo án về kiểu văn bản tự sự trong đó có lồng ghộp cỏc bài tập mà chúng tôi
giới thiệu ở chương II. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tụi cho học
sinh làm bài kiểm tra về đoạn văn tự sự. Các bài tập thu về có chấm, cho điểm
và thống kê, đánh giá kết quả.
Như vậy, với phương pháp này sẽ góp phần làm cho đề tài nghiên cứu của
chúng tôi có tính khách quan và khoa học, giúp người xem thấy vững tin hơn khi
đem ứng dụng luận văn này vào xây dựng bài văn tự sự thông thường.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được qui trình và cách thức tổ chức rèn luyện năng lực viết
đoạn văn tự sự phù hợp với đối tượng học sinh líp 6 – Trung học cơ sở, sẽ giúp
cho học sinh rèn luyện các kỹ năng dựng đoạn văn tự sự. Đồng thời giúp cho
giáo viên dạy học đạt kết quả tốt hơn khi dạy phần văn bản tự sự. Từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học văn bản tự sự trong chương trình Trung học
cơ sở.
7. Giới thiệu cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
Phần nội dung gồm ba chương:
15
Chương mét: Đoạn văn tự sự và việc dạy đoạn văn tự sự ở líp 6 – Trung
học cơ sở.
Trong chương này chúng tôi trình bày những vấn đề cụ thể sau:

1.1. Mét số vấn đề chung về văn bản tự sù - đoạn văn tự sự.
1.2. Mối quan hệ giữa việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự
với các kỹ năng làm văn khác trong quá trình dạy văn bản tự
sự cho học sinh líp 6 - Trung học cơ sở.
1.3. Khảo sát thực trạng của việc dạy và học đoạn văn tự sự ở
Trung học cơ sở.
Chương hai: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn tự sự thông
qua hệ thống bài tập.
Nội dung chương này gồm:
2.1. Bài tập và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
2.2. Giới thiệu hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn
tự sự
2.3. Hiện thực hoá, triển khai việc dạy hệ thống bài tập viết đoạn
văn tự sự qua cỏc giờ dạy.
Chương ba: Thực nghiệm sư phạm.
Chương này nêu rõ mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm. Mô
tả toàn bộ quá trình thực nghiệm và bước đầu có những đánh giá nhất định về
tính khả thi của đề tài.
Phần kết luận
Trong phần này, chúng tôi khái quát lại những nội dung cơ bản đã trình
bày trong luận văn, khẳng định việc có thể thực thi những vấn đề đó nờu ở phần
nội dung vào thực tế giảng dạy.
16
phần nội dung
chương I
Đoạn văn tự sự và việc dạy Đoạn văn tự sự ở líp 6
Trung học cơ sở
1.1. Một số vấn đề chung về văn bản tự sù - đoạn văn tự sự
1.1.1. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Tập làm văn là phõn mụn được học ở tất cả cỏc cỏc cấp học, với nhiều thể

loại khác nhau, từ miêu tả, trần thuật cho đến đơn từ, bỏo cỏo… Theo chương
trình thay sách của Bộ Giáo Dục và Đào tạo thỡ phõn mụn Tập làm văn cũng có
nhiều thay đổi. Chương trình lần này chia làm 6 kiểu văn bản chính, nhằm hình
thành và luyện tập 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận,
thuyết minh và điều hành.
Cần phân biệt rõ khái niệm: kiểu văn bản, thể loại tác phẩm và phương
thức biểu đạt.
Kiểu văn bản là khái niệm thuộc đối tượng của phõn mụn Tập làm văn.
Học chương trình Ngữ văn – Trung học cơ sở, học sinh phải nhận diện được 6
kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành.
17
Phương thức biểu đạt ở đây chính là cách thức biểu đạt. Sáu kiểu văn bản
trên là 6 phương thức biểu đạt chính mà người viết thường sử dụng khi tạo lập
văn bản. Thông thường rất Ýt khi người viết chỉ sử dụng một phương thức mà
trái lại sử dụng nhiều phương thức trong một văn bản. Khi gọi kiểu văn bản nào
là người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính (thao tác chính). Ví dụ gọi là
văn bản tự sự vì người viết sử dụng thao tác “kể” là chính. Vì vậy việc tạo thành
6 kiểu văn bản giúp học sinh nhận biết các phương thức biểu đạt cụ thể.
Tương ứng với 6 kiểu văn bản này là các tác phẩm được lùa chọn theo thể
loại của phõn mụn đọc – hiểu. Ví dụ kiểu văn bản tự sự tương ứng với truyện
dân gian, truyện trung đại, truyện thơ hiện đại.
Trong các kiểu bài được dạy ở cấp Trung học cơ sở, kiểu bài tự sự được
học trước tiên ở kỳ I, líp 6. Đây là kiểu bài mang tính tổng hợp, các kiểu bài dạy
học tiếp theo, ở mức độ nào đó, Ýt nhiều đều chứa đựng yếu tố tự sự. Văn tự sự
chiếm một vai trò quan trọng trong chương trình Trung học cơ sở, trước hết cựng
cỏc thể loại văn khỏc, giỳp học sinh rèn luyện kỹ năng làm văn, rèn luyện ngôn
ngữ nói và viết.
Thứ hai: Văn tự sự giúp học sinh làm bài một cách linh hoạt và có cái nhìn
tổng quát hơn thể loại văn kể chuyện trước đây, mặt khác khi làm bài học sinh
không phải phân biệt các thể loại tường thuật, trần thuật, kể chuyện.

Thứ ba: Văn tự sự góp phần làm cho học sinh hiểu hơn về phần Văn học
và Tiếng Việt, đảm bảo phương pháp dạy học tích hợp của môn Ngữ văn.
1.1.2. Khái niệm về văn tự sự
Lí luận văn học quan niệm: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên
cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại
tác phẩm văn học”. [45, 328]
Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống
trong không gian, thời gian, các sự kiện xảy ra trong cuộc đời con người.
18
Trong tác phẩm tự sự nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài
mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh là một thế
giới tạo hình xác định đang tự phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn
của nhà văn.
Tác phẩm tự sù bao giê cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một
hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và
kịch. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa
nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm chi tiết sự kiện
xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, ngoại cảnh, phong cảnh… và
cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng mà không nghệ thuật nào tái hiện được.
Những đặc điểm nói trên làm cho tác phẩm tự sù trở thành loại văn học có
khả năng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người hiện đại.
Có thể dùa vào tiêu chí nội dung hoặc tiêu chí hình thức để phân chia tác
phẩm tự sự thành các thể loại nhỏ hơn. Chia theo nội dung thể loại, ta sẽ có: tác
phẩm mang chủ đề lịch sử dõn tộc, thế sù - đạo đức, đời tư. Chia theo hình thức
ta sẽ cú cỏc loại cơ bản: anh hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ
ngụn…
Tập làm văn quan niệm: “Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự
việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng thể hiện một kết thúc, thể hiện
một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn
đề và bày tỏ thái độ khen chờ.” [ 48, 49]

Toàn bộ khái niệm được thể hiện ở sơ đồ sau:
19
Tù sù
sù viÖc2 sù viÖc3 KÕt thócsù viÖc1
ý nghÜa
Khái niệm “tự sự” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, là phương thức biểu đạt
bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đấy, như quan hệ nhân quả,
quan hệ liên tưởng. Theo quan niệm này kể chuyện các sự kiện lịch sử, nhân vật
lịch sử, tường thuật một hội nghị, tường thuật vụ hỏa hoạn đều thuộc phương
thức tự sự. Nói cách khác, khái niệm tự sự ở đây bao gồm các nội dung trần
thuật, tường thuật, kể chuyện đã học trong chương trình Tập làm văn trước đây.
Thuật ngữ “kể chuyện” khá tiêu biểu cho tự sự, cho nên nhiều khi được dùng để
thay thế tự sự.
Tự sự là phương thức chủ yếu để nhận thức sự vật. Tù chữ Hán nghĩa là
“kể”, sù là “việc, chuyện”. Thuật ngữ khoa học thường được cấu tạo bằng từ Hán
Việt. Từ điển tiếng Việt (2000) giải thích “kể” là: 1.Nói có đầu có đuôi cho
người khác biết. Ví dụ: kể những điều mắt thấy tai nghe; 2. Nói lần lượt từng
điều cho người khác biết rõ. Ví dụ: kể công, kể tên từng người đã dự cuộc họp.
Như vậy ta biết mục đích kể chuyện là để biết, để nhận thức con người cũng như
ngoại giới và phương thức kể là kể từng việc có đầu có đuôi, có tính liên tục, có
nguyên nhân, kết quả. Kể lộn xộn, không có đầu có đuôi thì sẽ không đạt được
mục đích giao tiếp.
Tự sự là “kể sự việc”, do đó sự việc là yếu tố quan trọng, cốt lõi của tự sự.
Không có sự việc thì không có tự sự. Tự sự trình bày một chuỗi sự việc để thông
báo, giải thích, tìm hiểu, thể hiện chủ đề. Do đó muốn tự sự người ta phải chọn
sự việc, liên kết các sự việc sao cho thể hiện được chủ đề của truyện, làm cho
câu chuyện có ý nghĩa.
Khi tiếp cận một văn bản tự sự việc phân biệt phân biệt khái niệm
“phương thức tự sự” (văn tự sự) trong Tập làm văn, với thể loại “tự sự” của tác
phẩm là rất quan trọng. Phương thức tự sự trong Tập làm văn tập trung vào hành

20
động kể việc, thuật việc trình bày diễn biến sự việc, còn thể loại tự sự trong văn
học bao gồm cả kể và miêu tả.
Trong văn tự sự có văn miêu tả. Văn miêu tả trong văn tự sự không chỉ
đơn thuần là “vẽ” lại chân dung nhân vật đơn lẻ như ở miêu tả người. Văn tự sự
cũng khắc họa chân dung nhân vật nhưng là chân dung nhân vật tồn tại trong
hoạt động, trong mối quan hệ với nhiều nhân vật khác và sự biến đổi không
ngừng của câu chuyện.
Như vậy, thao tác chính trong bài văn tự sự là kể, trình bày. Vì thế để học
sinh dễ hiểu khái niệm “tự sự” thường được thay bằng khái niệm “kể chuyện”
nhưng nó bao hàm cả tường thuật, trần thuật.
Văn tù sự chia làm hai dạng: kể chuyện từ đời sống và kể chuyện tưởng
tượng.
Kể chuyện từ đời sống là kể người thực, việc thực ta thường gặp trong
cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của dạng văn này là phải tôn trọng sự thực. Có
thể phân
làm hai loại: kể chuyện danh nhân và kể chuyện đời thường.
Khái niệm, kể chuyện tưởng tượng chỉ mang tính chất ước lệ. Bởi vì kể
chuyện bao giê cũng phải tưởng tượng để hình dung sự việc và kể cho người
khác nghe. Kể chuyện tưởng tượng là tưởng tượng cụ thể về số phận và cuộc
sống của một sự việc, về một kết thúc khác của câu chuyện đã viết. Kể lại
chuyện cổ tích theo cách nhìn mới, một cách hiểu mới. Người kể phải hoỏ thõn
thành nhân vật, thậm trí phải thay đổi ngôi kể để chuyện hấp dẫn hợp lý.
1.1.3. Đoạn văn và đoạn văn tự sự
1.1.3.1. Quan niệm về đoạn văn
Xung quanh khái niệm đoạn văn đã tồn tại những cách hiểu khác nhau. Có
quan niệm cho rằng: Đoạn văn bắt đầu bằng dấu hiệu mở đoạn (lùi vào đầu
dòng, viết hoa) và được kết thúc bằng dấu hiệu ngắt đoạn (dấu ngắt phát ngôn và
xuống dòng).
21

Bên cạnh đó lại có một số quan điểm cho rằng: Đoạn văn là sự biểu đạt một
lượng thông tin nhất định. Nói đến đoạn văn là nói đến một chủ đề. Chủ đề của
đoạn văn chính là yếu tố để nhận biết ranh giới và sự khác nhau giữa đoạn văn
này với đoạn văn khác.
Theo cách hiểu thứ nhất những người nghiên cứu mới chỉ nhấn mạnh về
mặt hình thức của đoạn văn.
Cách hiểu thứ hai những người nghiên cứu nhìn nhận khái niệm đoạn văn
thiên về nội dung.
Trong thực tế, một đoạn văn hoàn chỉnh lại cần bảo đảm cả hai yếu tố: nội
dung và hình thức. Bởi vậy, sau khi tham khảo hai ý kiến trên chúng tôi tạm đưa
ra cách hiểu về khái niệm đoạn văn như sau: Đoạn văn là một bộ phận của văn
bản, vừa phụ thuộc vào văn bản, vừa có tính độc lập nhất định. Đoạn văn là phần
nằm giữa hai chỗ xuống dòng. Chữ đầu đoạn văn bao giê cũng viết hoa và lùi
vào so với những chữ khác.
Ngữ pháp văn bản ra đời, quan niệm về đoạn văn, cấu trúc đoạn văn …
những vấn đề này đã được giải quyết một cách thoả đáng. Chương trình Tiếng
Việt ở các cấp học đã bước đầu đề cập đến những khái niệm: đoạn văn, đoạn văn
miêu tả, đoạn văn nghị luận.
Trong các tài liệu về Ngữ pháp văn bản đã thừa nhận: giữa câu và văn bản
có một đơn vị ngữ pháp. Đơn vị này được gọi bằng nhiều đơn vị khác nhau:
chỉnh thể cú pháp phức hợp, chỉnh thể trờn cõu, thành tố của văn bản, khổ văn
xuôi, đoạn văn. Đó là đơn vị trung gian giữa câu và văn bản. Ngoại trừ văn bản
chỉ có một câu, thông thường văn bản có nhiều câu. Nhưng câu không phải là
đơn vị cấu tạo nên văn bản mà chỉ là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên đơn vị trung
gian này. “Chỉnh thể trờn cõu là một đơn vị ngữ pháp có sự gắn bó nội tại chặt
chẽ, có một kết cấu nhất định và thể hiện hoàn chỉnh một tiểu chủ đề. Còn đoạn
văn là một bộ phận của văn bản mang nhiều màu sắc phong cách (phong cách cá
nhân và phong cách chức năng.” [11,108]
22
Vì vậy, dùng khái niệm đoạn văn trong việc xây dựng các loại văn bản là hoàn

toàn hợp lí. Sách Tiếng Việt líp 9 quan niệm đoạn văn trên một số phương diện
sau:
Đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ
chấm qua dòng.
- Đề tài trong đoạn văn là vật, việc, hiện tượng chính được đề cập đến
trong đoạn văn.
1.1.3.2. Đoạn văn tự sự
Xột các ví dụ sau đây:
Vớ dô 1: “Trỏng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun
lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chỳng đỏnh hết líp này
đến lớp khỏc, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre
cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy
trèn, tráng sĩ đuổi đến chõn nỳi Súc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên
đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
(Thỏnh Gióng –Ngữ văn 6, tập I)
Vớ dô 2: “Khi đã luống tuổi, Ngọc Hoàng thượng đế sinh một người con
gái, mặt hoa da tuyết, thợ giỏi khó vẽ hết tinh thần, nét hoạ cung đàn, tài giỏi
không chỉ riêng nghề mọn. Nếu là một gã râu mày, thì quyết đứng đầu hàng khoa
giáp. Tuổi vừa đôi tám, tên gọi là Ngọc Tỷ. Ngọc Hoàng mở một lầu kén rể, biển
đề là “Đói phượng lõu”. Cho tất cả thiên hạ được tự do đến ứng tuyển.”
(Ngọc nữ về tay chân chủ [26])
Vớ dô 3: “Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không
chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con
bảo:
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ
Dừa.”
(Sọ Dừa, Ngữ văn 6, tập I)
23
Vớ dô 4: “Vị quan nọ bảo:

- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp vua với điều kiện anh phải chia đôi một
nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi.
Người nông dân đồng ý. Viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua
cầm lấy viên ngọc và bảo:
- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bõy giờ?
Người nông dân bèn thưa:
- Xin bệ hạ hãy thưởng cho thần năm mươi roi… Chỉ có điều là hạ thần đã
đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một số phần thưởng của bệ hạ.
Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.”
(Phần thưởng, Ngữ văn 6, tập I)
Xột các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy tương ứng với các nội dung sau:
Kể về việc làm của Thỏnh Giúng khi xông trận giết giặc. Lời giới thiệu,
thuyết minh về nhân vật Ngọc Tỷ. Tâm trạng của bà mẹ và thái độ của Sọ Dừa.
Sự tham lam của viên quan và thái độ thông minh của người nông dân. Đây là
những đoạn văn tự sự trình bày những sự việc, những hành động liên quan đến
các nhân vật, tức là đã mang những đặc trưng của phong cách chức năng và
phong cách cá nhân.
Khái niệm đoạn văn tự sự liên quan trực tiếp đến Ngữ dụng học, đặc biệt
là những khái niệm như: cuộc thoại, đoạn thoại.
Cuộc thoại “là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Có thể nói, toàn bộ hoạt
động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Việc
phải tách ra trong chuỗi dằng dặc những lời đối đáp Êy của con người để nghiên
cứu chính là cuộc thoại” [12, 312].
Có thể dựa trờn cỏc tiêu chí sau để xác định một cuộc thoại:
- Nhân vật hội thoại: sự đương diện liên tục của những người hội thoại.
- Tính thống nhất về thời gian và địa điểm.
24
- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn.
- Các dấu hiệu danh giới về cuộc thoại.
Đoạn thoại : “là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết với

nhau về ngữ nghĩa (một chủ đề duy nhất) hoặc về ngữ dụng (tính duy nhất về
đớch)” [12, 313].
Cấu trúc tổng quát của mét đoạn thoại có thể là:
- Đoạn thoại mở thoại
- Thân cuộc thoại.
- Đoạn thoại kết thúc.
Từ những khái niệm trên, có thể đi đến khẳng định: Tự sự là phương thức
trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn
đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự là đoạn văn góp phần
tạo nên bài văn tự sự. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật (lai lịch, tên
họ, quan hệ, tính tình, tài năng…) hoặc kể về các việc làm, hành động, lời nói,
kết quả và sù thay đổi do các hành động Êy đem lại. Đoạn văn tự sự có thể là
những đoạn có sử dụng đối thoại. Ở những đoạn thoại có lời đối đáp giữa các
nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn đối thoại Êy nhằm
hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ nội dung của văn bản. Đoạn thoại
có thể gồm nhiều cặp thoại cùng hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ
cuộc thoại.
Như vậy, phần văn bản (1) trích dẫn ở trên là một đoạn văn tự sự tương
ứng với nội dung: Gióng trở thành tráng sĩ xông trận, đánh giặc xong, cởi áo giáp
sắt để lại, bay thẳng về trời. Phần văn bản (2) là một đoạn văn tự sự với nội dung
giới thiệu về tài sắc của nhân vật Ngọc Tỷ con gái Ngọc Hoàng thượng đế. Phần
văn bản (3) với nội dung: tâm trạng của bà mẹ sau khi sinh con và thái độ của Sọ
Dừa khi nói với mẹ. Phần văn bản (2) gồm hai đoạn văn tự sự, tương ứng với hai
nội dung: mong muốn được dâng ngọc quý cho vua của người nông dân và điều
25

×