Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú lí tử tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 178 trang )

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di sản Hán văn Việt Nam hiện nay vẫn còn là kho tàng bỏ ngỏ đối với các
nhà nghiên cứu nói riêng, nhiều thế hệ độc giả hiện tại và mai hậu nói chung.
Giải mã ngọn ngành toàn bộ di sản đó chính là mở cánh cửa để hiểu biết quá
khứ, lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc. “Ôn cố nhi tri tân”- công cuộc
nghiên cứu này càng có ý nghĩa trong thời kỳ phát triển, hội nhập của đất nước.
Do vậy, bảo tồn và khám phá, tìm hiểu di sản Hán Nôm là một nhiệm vụ quan
trọng, thiết yếu, không chỉ thuần tuý mang tính chất của riêng cá nhân nhà
nghiên cứu.
Phú Việt Nam là một thể loại văn học tiếp nhận từ Trung Hoa, bắt đầu phát
triển từ thời Trần, thịnh ở đời Lê và sau đó thời nào cũng có, nói cách khác, đó
là một bộ phận cấu thành tất yếu của nền văn học dân tộc. Không chỉ riêng phú
Nôm, phú chữ Hán tuy chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phú Trung Quốc song ít
nhiều cũng có những yếu tố khác biệt, Việt hoá về hình thức thể loại, kết cấu,
ngôn ngữ, đề tài, nội dung… Song thực tế nghiên cứu về thể loại này chưa
nhiều, xét cả ở góc độ nghiên cứu văn học hay ngôn ngữ, văn bản học… Chúng
tôi chọn hướng tiếp cận đề tài của mình dưới góc độ ngôn ngữ, thể tài nhằm đưa
ra một số kiến giải, suy ngẫm về thể thức phú chữ Hán trong kho tàng Hán Nôm
Việt Nam.
“Quần hiền phú tập” là tuyển tập khá đầy đặn các tác phẩm phú thời Trần,
Lê do Hoàng Tụy Phu - một sĩ phu triều Lê tuyển chọn bao gồm hơn một trăm
tác phẩm, trong đó chiếm hầu hết là các tác phẩm phú Lê (93 bài). Tuyển tập
này không thể hiện rõ sự phát triển của thể loại trong chiều dài thời gian song lại
mang tính điển hình rõ nét vì như trên đã đề cập, triều đại nhà Lê chính là thời
kỳ thịnh đạt của phú chữ Hán, vậy nên, những đặc trưng ngôn ngữ thể loại hẳn
được tập trung hội tụ ở đây. Do đó, chúng tôi giới hạn đề tài nghiên cứu của
1
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
mình trong 20 tác phẩm của Lí Tử Tấn được trích tại “Quần hiền phú tập”


(Chúng tôi bỏ qua một tác phẩm chú ghi: Bổ di mang tên: “Du tiên nham phú”,
trong tuyển tập được xếp ở vị trí thứ 2 trong loạt 21 bài tuyển của Lí Tử Tấn, do
vậy, trong tất cả các phầm thống kê và nghiên cứu phía sau, chúng tôi không đề
cập đến tác phẩm nào mang kí hiệu số 2); một mặt, bởi vì đây là tác giả khá tiêu
biểu của giai đoạn văn học thời Lê, mặt khác, số lượng tác phẩm của ông được
trích trong tuyển tập đảm bảo tính vừa sức đối với khuôn khổ nghiên cứu của
một luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu thể thức phú chữ Hán thời Lê thông qua các
tác phẩm của Lí Tử Tấn trong “Quần hiền phú tập” là việc làm có ý nghĩa giúp
người tiếp cận hiểu rõ hơn những đặc trưng về bố cục, cú pháp, ngôn ngữ… của
một thể loại vốn được coi là rườm rà, hóc hiểm, lắm điển nhiều tích này, qua đó
độc giả còn có thể thấy được phần nào hiện tượng “bứng trồng” thể loại, sự ảnh
hưởng cũng như quá trình Việt hoá, chọn lọc của phú Việt Nam so với phú của
người Hán - một gợi ý để khám phá sự giao lưu văn tự, văn học trong khu vực
các nước đồng văn.
2. Lịch sử vấn đề:
Như một tất yếu lịch sử, xuất phát điểm của nghiên cứu bao giờ cũng muộn
hơn bản thân đối tượng nghiên cứu, song không vì thế mà quá trình nghiên cứu
thể loại phú lại được xem là một diễn biến ngắn ngủi. Từ rất lâu, người ta đã
xem phú, cùng với thơ, từ và các thể văn khác là những đối tượng tìm hiểu,
khám phá đầy thú vị. Ở Trung Quốc, nghiên cứu, nghị luận, phê bình về phú ra
đời từ rất sớm. Ngay từ thời Tiên Tần, người ta đã bàn về nguồn gốc, đặc điểm
của phú (Mao truyện, Tả truyện), đến đời Hán, những luận điểm khái quát đó
được trình bày cụ thể hơn (Nghệ văn chí, Mao thi). Triều Tấn, nhà phê bình
Chấp Ngu trong “Văn chương lưu biệt luận” cũng đưa ra một số điểm cơ bản về
thể loại này. Lưu Hiệp với “Văn tâm điêu long” có hẳn một phần về phú Hán
mang tên Thuyên phú (“Văn tâm điêu long” - Phan Ngọc dịch, giới thiệu & chú
thích - phần Thuyên phú, tr41-44), trong đó, thể thức phú được đề cập đến khá
bao quát: “Xét về hình thức thì lời nói của nó (chỉ phú) cốt tỉ mỉ, đầy đủ. Xét về
2
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa

trình bày thì nó cốt nói dồi dào. Nó lại thiên về chỗ kỹ xảo, tủn mủn”. Những đời
sau, rất nhiều nhà phê bình các triều đại đã đúc rút một cách toàn diện và chi tiết
những đặc điểm về nguồn gốc, phân loại, hình thức, ngôn ngữ của thể loại này
(Từ Sư Tăng, Chương Học Thành…). Thực tế là, nghiên cứu về phú ở Trung
Hoa phát khởi sớm và phát triển khá đầy đặn, đó chính là cơ sở, nền tảng cho
nghiên cứu thể loại tương ứng xuất hiện ở khu vực các nước đồng văn, trong đó
có Việt Nam. Chính vì thế, những tìm hiểu sơ thảo hay công phu về phú ở Việt
Nam chắc chắn ít nhiều chịu ảnh hưởng, chi phối từ các kết quả nghiên cứu của
Trung Quốc.
Nghiên cứu về thể thức phú trong Hán văn Việt Nam xuất hiện khá sớm.
Thư mục tài liệu về lịch sử, văn học, ngôn ngữ cho thấy từ các triều đại phong
kiến Trần, Lê, phú đã trở thành một thứ văn chương cử tử, nghĩa là một phần bắt
buộc cho mỗi khoa thi. Cứ theo logic mà suy, hẳn thể thức phú đã được nghiên
cứu và áp dụng để giảng dạy cho sĩ tử từ thời bấy giờ. Song về những văn bản
thành văn tìm hiểu về phú còn để lại, phạm vi kiến thức của chúng tôi xin được
xuất phát từ đầu thế kỷ XX, trong các tư liệu bằng chữ quốc ngữ. Ngay từ Việt
Hán văn khảo của Phan Kế Bính (Nxb Trung Bắc tân văn, 1918, Nxb Editions
Nam Kỳ, 1938), tác giả đã nêu ra một số nét khái quát về đề tài, bố cục, số câu,
số chữ, hạn độ về vần của thể loại phú (3; 23). Đến Văn chương thi phú An Nam
của D. Hồ Ngọc Cần (Hong Kong, 1923), Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ (Nxb
Tân Việt Nam thư xã, 1932), các tác giả đã tìm hiểu cụ thể hơn về thể loại này,
trước tiên là khái niệm, thứ đến phân loại (Bùi Kỷ chia 2 loại: Cổ thể và Đường
phú), cách gieo vần trong tương quan phân biệt với thơ (Độc vận- liên vận, hạn
vận- phóng vận), cách đặt câu cho từng loại (Bát tự, song quan, cách cú, hạc tất),
hai loại bố cục (Tràng thiên và phân đoạn)… Trong đó, nhà nghiên cứu còn cụ
thể hoá ở một số ví dụ trong phú thời Trần Lê. (13; 67). Đầy đủ và chi tiết hơn,
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (In lần đầu năm 1943) có
bàn đến câu đối phú với 3 lối câu: Song quan, cách cú, gối hạc và luật bằng trắc
trong mỗi lối đối này. Ông cũng đưa ra những đặc điểm tương tự về phân loại,
3

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
hiệp vần, đặt câu… và cụ thể hoá 6 phân đoạn trong bố cục phú: Lung, biện
nguyên, thích thực, phu diễn, nghị luận, kết (7; 128-129). Chúng tôi cũng thu
thập tài liệu trên Internet và tìm thấy trong trang web địa chỉ http:// www.Việt
học.org/Việt học thư quán còn lưu trữ tác phẩm Hán văn lược khảo của Phan
Thế Roanh, ở đó, chương 3: Từ ngữ và văn cú có giới thiệu sơ lược về thể loại
phú với những điểm cơ bản đáng lưu ý. Những công trình mang tính chất tổng
quát trên đây là những gợi ý đúng đắn để chúng tôi định hướng tập trung vào
những phương diện cơ bản cần khai thác để làm sáng rõ thể thức đặc trưng của
thể loại phú, đồng thời đó cũng chính là những cơ sở lí thuyết cho các chuyên
khảo, tài liệu nghiên cứu về phú xuất hiện về sau sẽ được đề cập đến ngay ở
dưới đây:
Tác giả của Luận án PTSKH Ngữ văn mang tên: Vận dụng quan điểm thể
loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lí Trần - Nguyễn Phạm Hùng
-đã dành chương V để tìm hiểu về đặc trưng phú ở 4 tiểu loại: Phú tao thể, phú
tán thể (Cổ thể), phú biền lệ và phú luật thể của người Hán, rồi vận dụng chúng
vào xem xét, tìm hiểu các tác phẩm phú thời Trần (10; 139- 159). Công trình
này tiếp cận thể loại dưới góc độ lí luận văn học, phạm vi đối tượng nghiên cứu
lại là phú Trần, song tổng quan chứa đựng những điểm khả dĩ có thể vận dụng
cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Sách Ngữ văn Hán Nôm của Đại học Sư phạm Hà Nội (Đặng Đức Siêu-
Nguyễn Ngọc San, tập 2), bộ sách Ngữ văn Hán Nôm của Viện KHXHVN, viện
NCHN (tập 3) đều có những tổng kết khái quát về đặc trưng ngôn ngữ, thể loại
của phú nói chung, phú Việt Nam nói riêng. Sách của ĐHSPHN không tách
riêng thể loại mà xếp phú vào nhóm biền văn, bao gồm cả phú, chiếu, hịch,
cáo…(20; 63) Còn sách của Viện KHXHVN thì phân loại phú thành cổ phú, bài
phú, luật phú và văn phú, thêm vào đó, có những nhận xét xác đáng về phú Trần,
Lê: Đời Trần phú thường viết theo thể văn phú lưu thuỷ, đến thời Lê, các bài
luật phú xuất hiện nhiều hơn… nhờ vần và sự đối lập bằng- trắc trong thanh điệu
4

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Hán Việt mà người Việt Nam làm phú Đường luật thành thạo không kém gì
người Hán (26; 331).
Phong Châu - Ngô Văn Phú với Phú Việt Nam- cổ và kim lại bàn về quá
trình hình thành và phát triển của phú Việt Nam, một số đặc điểm về ngôn ngữ,
bố cục, vần điệu của thể loại này ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Gần đây nhất, Luận án TS Ngữ văn của Phạm Tuấn Vũ với đề tài Thể phú
trong văn học Việt Nam trung đại (2002) đã cung cấp rất nhiều tri thức, kiến giải
cụ thể, bổ ích về nguồn gốc, đặc điểm, biễn tiến, thi pháp miêu tả và biểu hiện…
của phú Trung Hoa, từ đó làm sáng rõ những vấn đề cơ bản của phú Việt Nam.
Tuy là một chuyên khảo mang tính lí luận văn học, song luận án này có những
phần trình bày hết sức cụ thể về đề tài, ngôn ngữ, bố cục, cách gieo vần của phú
chữ Hán Việt Nam trong các giai đoạn Trần - Hồ, Lê sơ… tương thích với việc
tìm hiểu phú dưới góc độ ngôn ngữ, thể tài. Theo đó, luận án này là một cơ sở
quan trọng cho việc triển khai đề tài của chúng tôi, kế thừa những kết luận đã có,
chúng tôi có thể bổ sung và hoàn thiện hơn những vấn đề về thể thức phú chữ
Hán thời Lê, bởi công trình này mới chỉ chú trọng đến vấn đề văn thể (bao gồm
bố cục, vần và tiểu loại phú được sử dụng), chứ chưa đề cập đến toàn bộ thể
thức phú.
Trên đây đã hệ thống lại những nghiên cứu đáng chú ý về thể thức phú chữ
Hán trung đại Việt Nam. Bên cạnh những tác phẩm đã trình bày, còn rất nhiều
những bài viết, cuốn sách khác ít nhiều bàn đến những vấn đề có liên quan: Tìm
hiểu văn phú thời kỳ Trần- Hồ (Trần Lê Sáng. Tạp chí văn học), Mấy vấn đề thi
pháp văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử)…Tựu chung lại, tìm hiểu về
phú Việt Nam nói chung, phú chữ Hán nói riêng có một lịch sử khá phong phú,
song thực tế, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện chung
nhất của thể loại, nhiều khi không có sự phân tách rạch ròi giữa phú Trung và
Việt, hoặc có đi sâu phân tích thì chỉ ở những khía cạnh riêng lẻ của thể thức: bố
cục, vần chứ chưa mang tính chất toàn diện. Do vậy, những nghiên cứu trên là
chính nền tảng, cơ sở vững chắc để người viết cụ thể và khái quát hoá những

5
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
vấn đề của thể thức phú trong giới hạn một số lượng tác phẩm cụ thể và tiêu
biểu, từ đó đưa ra những kết luận đầy đủ hơn về đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích, phạm vi tư liệu nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phiên âm, khảo sát, thống kê, phân
tích và kết luận về những vấn đề thể thức phú trong 20 tác phẩm phú của Lí Tử
Tấn trích trong quyển 2 Quần hiền phú tập 群群群群 nói riêng, thể thức phú thời
Lê nói chung, bao gồm các vấn đề: Cách đặt tên bài, thể loại, bố cục, cú pháp, từ
ngữ (thực từ, hư từ), cách gieo vần, các thủ pháp chủ yếu: đối, khoa trương,
thậm xưng, sử dụng điển cố, điển tích… Từ đó, phân tích những điểm cơ bản về
đề tài, nội dung, tưu tưởng chủ yếu của phú đời Lê, phú chữ Hán Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu ít nhiều có so sánh với phú Trung Hoa dựa vào những
kết luận đã có của các nhà nghiên cứu phú Trung Quốc đề người đọc tham khảo.
3.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Luận văn tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích trên 20 đơn vị tác phẩm
phú của tác giả Lí Tử Tấn được trích trong toàn bộ quyển 2, bộ sách Quần hiền
phú tập 群群群群 (Quyển này bao gồm 21 đơn vị tác phẩm, chúng tôi loại bỏ một
bài bổ di là bài thứ 2: Du tiên nham phú). Trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi có tham khảo thêm các tác phẩm khác cũng nằm trong tập tuyển này.
Cụ thể 20 bài phú như sau:
(1). Chí Linh sơn phú 群 群 群 群
(2). Du tiên nham phú 群 群 群 群 (Bỏ qua)
(3). Hội anh điện phú 群 群 群 群
(4). Xương giang phú 群 群 群
(5). Tiền tinh phú 群 群 群.
(6). Hà thanh phú 群 群 群
(7). Dưỡng chuyết phú 群 群 群
(8). Đại bảo phú 群 群 群

(9). Quân chu phú 群 群 群
6
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
(10). Văn vương hựu phú 群 群 群 群
(11). Tứ tải phú 群 群 群
(12). Hạ hiến thiên thánh tiết phú 群 群 群 群 群 群
(13). Thọ vực phú 群 群 群
(14). Dục Nghi phú 群 群 群
(15. Tịch trân phú 群 群 群
(16). Trung lưu để trụ phú 群 群 群 群 群
(17). Quảng cư phú 群 群 群
(18). Hiệt củ phú 群 群 群
(19). Điếu đài phú 群 群 群
(20). Tảo mai phú 群 群 群
(21). Trung thu nguyệt phú 群 群 群 群
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thống kê phân loại
- So sánh
- Phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn:
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn giúp người đọc có một
cái nhìn cụ thể, toàn diện về thể thức phú Lê nói riêng, phú Việt Nam nói chung,
bước đầu so sánh sự giống nhau, tức sự ảnh hưởng, chi phối của phú Trung
Quốc đối với phú của ta, đồng thời thấy được phần nào những khác biệt,Việt
hoá về thể loại nếu có.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: Hình thức mang tính nội dung, do đó,
thông qua những tìm hiểu dưới góc độ ngôn ngữ ở trên, chúng tôi cũng có chút
tham vọng từ đó tìm hiểu đề tài, nội dung tư tưởng, những học thuyết chính trị
chi phối thế giới quan các tác giả phú thời phong kiến tự chủ.
6. Cấu trúc của luận văn:

7
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Luận văn cấu trúc 3 phần, bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và phần nội
dung với 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết chung và khảo sát văn bản
Chương II: Một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú
Lí Tử Tấn
Chương III: Từ ngữ và nội dung phú Lí Tử Tấn
8
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
Những vấn đề về lí thuyết chung và khảo sát văn bản
1. Những vấn đề lí thuyết chung
1.1Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm thể loại phú:
Phú là thể loại văn học xuất hiện từ thời Chiến quốc, thời Tiên Tần, phú có
hai nghĩa: thứ nhất, phú tức là bố 群: phô bày ý nghĩ ra. Mao truyện viết: Phú,
bố dã 群群群. Tả truyện cũng ghi lại: Phú… bố, âm tương cận, nghĩa tương loại.
群….群,群群群群群群. Nghĩa thứ hai của phú là tụng (đọc): Cổ thiên tử thính chính,
sử công khanh chí vu liệt sĩ hiến thi… tẩu phú mông tụng. 群群群群群, 群群群群群群
群群群…群群群群 (Quốc ngữ 群群). Phú thường dùng thủ pháp khoa trương, phô
bày sự vật, không dùng để hát mà chỉ đọc: Bất ca nhi tụng vị chi phú 群群群群群群
群 (Nghệ văn chí. Hán thư). Theo cách giải thích đời Hán, trong bài tựa Mao thi
(Kinh thi- bản do Mao Tường biên tập), thì kinh thi có sáu nghĩa, nghĩa thứ hai
chính là phú: Cổ thi hữu lục nghĩa yên: Nhất viết phong, nhị viết phú, tam viết
tỉ, tứ viết hứng, ngũ viết nhã, lục viết tụng. 群群群群群群, 群群群群群群群群群群群群群
群群群群群. Như vậy, phú bắt nguồn từ cổ thi (bao gồm Kinh thi và Sở từ). Chấp
Ngu 群群, nhà phê bình đời Tấn, trong Văn chương lưu biệt luận, có viết: Phú là
một dòng thơ cổ: Phú giả, phu trần chi xưng, cổ thi chi lưu dã 群群群群群群, 群群
群群群. Lưu Hiệp với Văn tâm điêu long cũng nhận định: Kinh thi có sáu nghĩa,

nghĩa thứ hai là phú… Phú tức là phô ra, phô màu trình văn để miêu tả sự vật,
thể hiện chí (Thi hữu lục nghĩa, kỳ nhị viết phú. Phú giả, phô dã, phô thái xi
văn, thể vật, tả chí dã 群群群群, 群群群群. 群群, 群群, 群群群群, 群群, 群群群). Chương
Học Thành, đời Thanh, trong Văn sử thông nghĩa, phần Thi giáo, ghi nhận
nguồn gốc của phú là Kinh thi: Cổ chi phú gia giả lưu, nguyên bản “Thi” 群 群
群 群 群 群 群 群 群.
9
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Tuân Huống (298- 1239) được xác nhận là người đầu tiên viết phú, mục
Thi phú lược trong Hán Thư- Nghệ văn chí viết Tuân Huống có 10 bài phú.
Trong bộ Tuân Tử hiện còn có một phần gọi là Phú thiên 群 群 gồm 5 thiên: Lễ,
Tri, Vân, Tàm, Châm. Lưu Hiệp cho rằng xét về nguồn gốc rõ ràng phú bắt
nguồn từ thời Sở và thịnh lên ở đời Hán: Thảo kỳ nguyên lưu, tín hưng Sở nhi
thịnh Hán hỹ 群群群群, 群群群群群群群. Như vậy, cổ thi (bao gồm cả Kinh thi và Sở
từ) đều góp phần hình thành thể phú. Dấu tích về nguồn gốc thể loại này còn lưu
lại trong một số đặc điểm về thể thức của nó: Loại câu chủ yếu của Kinh thi gồm
4 tiếng, loại câu chủ yếu của Sở từ là 6 tiếng, thỉnh thoảng có tiếng đệm Hề 群 đã
được bảo lưu trong thể phú (nhất là phú Hán). Cách gieo vần chân, nếu có hư từ
thì gieo vần của từ trước hư từ mà chúng ta thấy ở thể phú cũng là sự bảo lưu
cách gieo vần của hai loại cổ thi này. Thủ pháp phô bày của Kinh thi, phong
cách trữ tình nồng đượm và sự tưởng tượng phong phú của Sở từ cũng có vai trò
trong việc hình thành thể phú. Sở từ và phú gần gũi tới mức có người cho rằng
chúng cùng một thể loại văn học, sự thực thì khác biệt giữa hai loại thể không
lớn lắm, đặc biệt phú tao thể có hình thức giống với Sở từ.
Văn xuôi Tiên Tần cũng là một cội nguồn quan trọng đánh dấu sự ra đời
của phú. Những bài phú của Tuân Huống đều dùng thủ pháp giảm bớt từ ngữ để
ý tứ sâu sắc, khó thấy, đây chính là thủ pháp “độn từ dĩ ẩn ý, quyệt tí dĩ chỉ sự”
群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 của ẩn ngữ - một loại văn xuôi thời Tiên Tần. Thêm
vào đó, hình thức đối thoại rất phổ biến trong trước tác của chư tử Tiên Tần đã
thành lối chủ khách vấn đáp trong thể phú, hình tượng mang tính chất ngụ ngôn

của văn chư tử cũng được các tác giả phú tiếp thu. Nói tóm lại, phú là một thể
văn chương có tính trung gian giữa thơ và văn xuôi, tác phẩm trữ tình như thơ
tương đối ít, tác phẩm mô tả sự vật, thuyết lý để bộc lộ tâm, chí nhiều hơn, chất
thơ tương đối ít, chất văn xuôi nhiều hơn, nhất là ở loại văn phú vừa trình bày.
Phú tập trung vào những đề tài như tụng ca công đức, phúng gián, ngôn chí
trữ tình và vịnh vật. Những hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong phú mang tính
tượng trưng cao độ, tính triết lí nghị luận. Vì thế, nghệ thuật phú thiên về kỹ xảo
10
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
khoa trương, ngôn ngữ dồi dào, nhiều điển tích, điển cố (nhất là phú Hán), kiểu
câu, vần nhịp biến hoá linh hoạt, đa dạng… Tập trung vào tìm hiểu thể thức phú
cũng là một cách thức thấu tỏ nội dung của thể loại này.
1.2 Phú chữ Hán Việt Nam và phú đời Lê:
Theo Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi , bài phú chữ Hán cổ
nhất của ta còn truyền lại là Bạch vân chiếu xuân hải phú 群 群 群 群 群 群 của
Khương Công Phụ (780- 805)- người Giao Châu, làm quan đời Đường, tác
phẩm này chứa đựng lời lẽ tao nhã mà thoát sáo, được người Đường xưng phục,
chép lại trong Văn uyển anh hoa 群 群 群 群. Bước sang thời kỳ phong kiến tự
chủ, từ đời Lí, tài liệu lịch sử cho thấy thể phú đã xuất hiện nhưng hiện không
còn lưu lại tác phẩm nào. Thời Trần - Hồ còn lưu lại 16 bài phú chữ Hán, chủ
yếu mang nhãn quan Nho giáo, theo Lê Quý Đôn (trong Kiến văn tiểu lục, mục
Thiên chương) thì đời Trần có những bài phú lạ kỳ, hùng vĩ, trôi chảy, tốt đẹp,
bố cục và cách điệu gần được như lối phú của đời Tống. Các tác phẩm phú tiêu
biểu của giai đoạn này: Bạch đằng giang phú, Ngọc tỉnh liên phú, Thang bàn
phú, Thiên thu giám phú…
Song phải đến triều Lê sơ, phú chữ Hán mới phát triển đạt tới độ hưng
thịnh nhất với số lượng tác phẩm lớn (Riêng Quần hiền phú tập đã ghi chép lại
93 bài phú Lê), đề tài tập trung, hình thức thể tài thống nhất. Các bài luật phú
cũng xuất hiện nhiều, luật phú được rèn luyện trong khoa cử, mỗi kỳ thi hương,
cử tử đều phải làm một bài luật phú. Một mặt, điều này làm phong phú đa dạng

hoá sự ra đời các tác phẩm phú, mặt khác, thời kỳ này lại không còn những bài
phú mang phong thái phóng túng, khoáng đạt như những bài phú lưu thuỷ giai
đoạn trước, mà chiếm số lượng lớn là những tác phẩm mang tính chất khuôn
mẫu, chuẩn mực. Quần hiền phú tập 群 群 群 群 ghi chép lại khá toàn vẹn các bài
phú giai đoạn này.
2. Quần hiền phú tập 群 群 群 群- Nguồn gốc và hiện trạng:
2.1 Nguồn gốc:
11
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Tập tuyển tồn tại dưới dạng văn bản chép tay lưu ở Thư viện Viện nghiên
cứu Hán Nôm mang kí hiệu A. 575, bao gồm 6 quyển đóng thành một tập, 428
trang, có lời tự, dẫn. Theo bài tựa lần đầu của bộ sách do Nguyễn Thiên Túng
viết năm 1457, tập phú do Hoàng Tuỵ Phu tuyển chọn gồm hơn 100 bài, được
Trình Văn Huy phê điểm, Nguyễn Duy Tắc khảo chính, Nguyễn Khắc Khoan
đem khắc in. Còn trong bài dẫn của Nguyễn Trù viết năm 1728 cùng nằm ở bản
A.575 cho biết: Quần hiền phú tập bản khắc cũ của thư phường tan nát không
còn. Năm Đinh Dậu (1717), Nguyễn Trù đã mượn được bản sao của gia đình cụ
Nguyễn Quý Đức đem về hiệu đính và chú giải. Sau năm Bính Ngọ (1726),
nhân chuyến đi công cán ở Hải Đông (Hải Dương) mới tiện thể làm xong việc in
sách này. Như vậy, văn bản mà chúng tôi lựa chọn khảo sát là bản chép tay từ
bản khắc in 1728 – 1729, do bộ sách được Hoàng Tuỵ Phu tuyển chọn, khắc in
lần đầu năm 1457, triều Lê. Dưới đây là một số thông tin về người tuyển chọn
sách, viết lời tựa và lời dẫn:
- Hoàng Tuỵ Phu (1413 - ?), có sách viết là Hoàng Sần Phu, người làng
Tiên Kiều, huyện Vĩnh Ninh, trấn Thanh Hoá (Nay là xã Sơn Thôn, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hoá), đỗ Tiến sĩ năm 1442 khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Bảo
Đại 3, làm đến chức Hàn Lâm thị chế, có sách ghi làm quan đến Hoàng môn thị
lang.
- Nguyễn Thiên Túng (? - ?), người thời Lê sơ, tự Ước Phủ, hiệu Đức
Giang người làng Thiết Bình huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc(Nay

thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh), đỗ khoa thi niên hiệu Thuận Thiên (1428 - 1433), có
sách ghi đậu khoa Minh Kinh năm 1429, làm đến chức Tư nghiệp trường Quốc
Tử Giám.
- Nguyễn Trù (1668 - ?), tên tự Loại Phủ, người làng Đông Tác, huyện Thọ
Xương (Hà Nội), đỗ Tiến sĩ năm 1697 làm đến chức quan Phó đô ngự sử.
Đây là một tập tuyển khá uy tín vì đến những đời sau, các tập tuyển thơ văn
thường trích dẫn phú từ Quần hiền phú tập. Chúng tôi, trong quá trình tiếp cận
đề tài, không tiến hành khâu khảo sát dị bản mà chỉ thực hiện các bước thống kê,
12
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
phân tích trên 20 đơn vị tác phẩm trích dẫn trong tập tuyển này, như vậy là thừa
nhận, xác tín tính tin cậy của văn bản đã lựa chọn.
2.2 Hiện trạng:
Văn bản chép tay viết trên giấy dó khổ rộng, đã cũ và sờn mép song vẫn
nguyên toàn số trang, không bị rách, mối mọt. Phần trình bày bên trong có một
số chỗ người chép để trống do mất, thiếu chữ.
Như trên đã viết, bộ sách gồm 6 quyển (Từ Quyển chi nhất đến Quyển chi lục):
Quyển 1 gồm 13 bài của triều Trần (Trình triều 群群)và triều Hồ (Hồ triều
群群), trong đó 11 bài thời Trần (2 bài kuyết danh), bài thứ 10, 11 của nhà Hồ.
Quyển 2 đến quyển 6 là các tác phẩm của Quốc triều 群群, tức triều đại Lê
sơ. Quyển 2 gồm 21 bài phú của Lí Tử Tấn.
Quyển 3 có 20 bài, quyển 4 gồm 21 bài, tổng số 41 tác phẩm này đều của
Nguyễn Mộng Tuân. Quyển 5 ghi chép 9 tác phẩm, quyển 6 chứa 21 bài, trong
đó phụ lục gồm 4 bài của nhiều tác giả khác nhau. Như vậy, phần khảo sát của
chúng tôi nằm trọn trong quyển thứ hai (群群群). Trong đó, chúng tôi loại ra một
bài như đã trình bày trong phần phạm vi nghiên cứu ở trên.
3. Đôi nét về tiểu sử Lí Tử Tấn:
Sách Quần hiền phú tập chỉ chú rất sơ giản về Lí Tử Tấn: Lí Tử Tấn,
Chuyết Am tiên sinh, Quốc Oai Tiên Phúc nhân 群群群, 群群群群, 群群群群群 (Lí Tử
Tấn, hiệu là Chuyết Am, người làng Tiên Phúc, Quốc Oai). Theo những tài liệu

chúng tôi được tìm hiểu, Lí Tử Tấn 群群群 (1378- 1457), thực ra phải gọi là Lí
Tấn 群群, Tử Tấn 群群 là tên tự của ông, hiệu là Chuyết Am 群群, người làng
Triều Liệt, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín, Hà Tây), đậu Thái học sinh
năm 1400, cùng khoa với Nguyễn Trãi và Vũ Mộng Nguyên, nhưng không ra
làm quan với nhà Hồ. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí
(Nhân vật chí) thì “học vấn ông rộng khắp, thời bấy giờ ai cũng tôn trọng”.
Cũng như Nguyễn Mộng Tuân, ông đã yết kiến Lê Lợi tại nơi hành doanh của
13
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
nghĩa quân, được Lê Lợi khen về tài học và cho coi giữ văn thư. Ông làm quan
đến học sĩ Viện hàn lâm, trải qua ba triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê
Nhân Tông. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (Tài phẩm) khi bàn về phong
độ kẻ sĩ thời Lê sơ có nhận xét: “Lí Tử Tấn giữ chức Hàn lâm học sĩ, là người
danh vọng đức độ, kỳ cựu, túc học (cùng với Trình Tuấn Du), lúc ấy người ta
gọi là Lí - Trình”.
Sự nghiệp trước tác của Lí Tử Tấn còn để lại bao gồm tập thơ Chuyết Am
thi tập, bài thơ trường thiên tự sự Pháp Vân cổ tự ký, truyện kể Man Nương và
khoảng hai mươi bài phú chữ Hán trong đó có những bài nổi tiếng như Chí Linh
sơn phú, Xương giang phú, Quảng cư phú, Thọ vực phú, Dưỡng chuyết phú,
Dục Nghi phú
4. Phương pháp thống kê và kết quả thống kê:
4.1 Phương pháp thống kê
Bốn điều cốt yếu của thể thức phú là: Thể loại, bố cục, cú pháp, từ ngữ, do
vậy, chúng tôi khảo sát và thống kê theo từng cấp độ lớn nhỏ trong các vấn đề
cơ bản đó:
- Tiểu loại: tìm hiểu cách phân chia các tiểu loại phú, lựa chọn một cách
phân loại phù hợp và xem xét 20 đơn vị tác phẩm khảo sát nằm trong những tiểu
loại nào, có đặc điểm gì nổi bật (Đơn vị thống kê: Bài).
- Bố cục: Mỗi tiểu loại phú đều có bố cục đặc trưng của nó, khảo sát, thống
kê và phân tích 20 tác phẩm để đưa chúng về các kiểu bố cục tương ứng (Đơn vị

thống kê: Đoạn).
- Cú pháp: Thống kê và phân loại các kiểu câu đặc trưng của phú xuất hiện
trong 20 tác phẩm (Đơn vị thống kê: Câu).
14
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
- Từ ngữ: Đơn vị chúng tôi dựa vào để thống kê là chữ (Tự 群 trong tiếng
Hán), đơn vị này rất quan trọng, xét về nhiều mặt; về văn tự, nó là đơn vị độc
lập, trong văn bản mỗi chữ đứng riêng thành một khối; về ngôn ngữ, mỗi chữ
ứng với một từ đơn hay một hình vị cấu tạo nghĩa; về thanh điệu, chữ cũng
chính là đơn vị gieo vần. Khác với ngôn ngữ thơ chủ yếu là các thực từ, trong
phú có sự xuất hiện phong phú của cả thực từ lẫn hư từ. Ở đây, thực từ bao gồm
thực từ và bán thực từ, thực từ có danh từ, đại từ nhân xưng và đại từ chỉ thị, bán
thực từ có động từ và tính từ đơn tiết. Hư từ cũng có thể chia thành bán hư từ và
hư từ, bán hư từ là các tính từ song thanh hay điệp vận (láy phụ âm hay láy vần)
và hư từ là những từ làm công cụ ngữ pháp. Đối với hư từ, chúng tôi chỉ thống
kê những chữ xuất hiện để tìm hiểu chức năng ngữ pháp của chúng mà không
điều tra tần số. Đối với thực từ, bán thực từ và bán hư từ, chúng tôi đã lập danh
sách tất cả các chữ có mặt trong 20 đơn vị tác phẩm phú của Lí Tử Tấn ở bản
A.575 nhằm tìm hiểu 2 phương diện chính là: - Phương diện ngữ nghĩa: Tần số
xuất hiện của mỗi chữ, điều này quyết định việc xác lập những nội dung cơ bản
quan trọng trong phú Lí Tử Tấn; - Phương diện ngữ âm: Chỉ tập trung vào vấn
đề gieo vần, các nhóm vần và chữ nằm trong mỗi nhóm vần.
Trong quá trình phiên âm và thống kê, khảo sát, chúng tôi gặp phải một số
trường hợp một chữ có thể có hai cách đọc: hưng/ hứng, qua/ quá, thăng/ thắng,
tư/ tứ, can/ càn Do luật B- T trong phú không gò bó như thơ nên trong kết quả
khảo sát chúng tôi ghép hai cách đọc trong một ô khảo sát.
4.2 Kết quả thống kê:
4.2.1 Về tiểu loại, bố cục, cú pháp, kết quả cụ thể chúng tôi đưa xuống
chương II
4.2.2 Về vần và các nhóm vần:

15
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
20 tác phẩm phú Lí Tử Tấn sử dung 128 vần với số lượng vần mỗi bài như
sau:
1 bài 1 vần (bài 6)
1 bài 3 vần (bài 7)
4 bài 5 vần (bài 5, bài 9, bài 10, bài 17)
5 bài 6 vần (bài 12, bài 15, bài 16, bài 18, bài 21)
4 bài 7 vần (bài 3, bài 4, bài 8, bài 13)
4 bài 8 vần (bài 1, bài 14, bài 19, bài 20)
1 bài 10 vần (bài 11)
(Về các nhóm vần chúng tôi chuyển kết quả khảo sát xuống chương II)
4.2.3 Về chữ và tần số xuất hiện các chữ:
Thống kê thực từ, bán thực từ và bán hư từ trong 20 đơn vị tác phẩm phú Lí
Tử Tấn đem lại kết quả tổng số 2160 chữ, các chữ này được dùng vào 7744 vị
trí. Lấy 7744 vị trí chia cho 2160 chữ ta được con số 3,59 là tần số trung bình
mỗi chữ. Trong thực tế có những chữ thấp hơn tần số trung bình, lại có nhiều
chữ xuất hiện nhiều lần với tần số rất cao. Dưới đây là số liệu thống kê của
chúng tôi:
- Có 1615 chữ dùng với tần số thấp hơn tần số trung bình, cụ thể là:
987 chữ dùng 1 lần
391 chữ dùng 2 lần
237 chữ dùng 3 lần
16
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
- Có 545 chữ dùng với tần số cao hơn trung bình, bao gồm:
399 chữ xuất hiện từ 4 đến 9 lần, cụ thể:
147 chữ dùng 4 lần
79 chữ dùng 5 lần
82 chữ dùng 6 lần

34 chữ dùng 7 lần
29 chữ dùng 8 lần
28 chữ dùng 9 lần
146 chữ dùng từ 10 lần trở lên, có những chữ tần số xuất hiện cực cao, cụ
thể:
14 chữ dùng 10 lần
12 chữ dùng 11 lần
14 chữ dùng 12 lần
11 chữ dùng 13 lần
10 chữ dùng 14 lần
6 chữ dùng 15 lần
7 chữ dùng 16 lần
10 chữ dùng 17 lần
3 chữ dùng 18 lần
7 chữ dùng 19 lần
17
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
5 chữ dùng 20 lần
2 chữ dùng 21 lần
4 chữ dùng 22 lần
3 chữ dùng 23 lần
3 chữ dùng 25 lần
2 chữ dùng 26 lần
4 chữ dùng 27 lần
3 chữ dùng 28 lần
1 chữ dùng 29 lần
1 chữ dùng 30 lần
4 chữ dùng 31 lần
1 chữ dùng 32 lần
2 chữ dùng 33 lần

2 chữ dùng 37 lần
2 chữ dùng 38 lần
1 chữ dùng 40 lần
1 chữ dùng 42 lần
1 chữ dùng 48 lần
1 chữ dùng 50 lần
18
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
2 chữ dùng 51 lần
1 chữ dung 52 làn
2 chữ dùng 58 lần
1 chữ dùng 66 lần
2 chữ dùng 68 lần
1 chữ dùng 108 lần
- Danh mục 2160 chữ: Tần số, dùng ở bài nào?
Trong danh mục này chúng tôi đã căn cứ cách đọc Hán Việt hiện nay để
xếp theo thứ tự A, B, C của bảng chữ cái. Ở mỗi chữ chúng tôi nêu rõ chúng
đã xuất hiện ở những bài nào (tên bài được đánh ký hiệu bằng số tương thích với
vị trí đã ghi ở phần mở đầu), xuất hiện bao nhiêu lần ở bài đó (phần đóng mở
ngoặc sau kí hiệu số của mỗi bài), và cột cuối cùng là tần số xuất hiện của mỗi
chữ. Danh mục chi tiết xin xem ở phần phụ lục.
Chú thích: Phần thống kê này căn cứ vào hiện trạng văn bản A.575, một số
chữ viết tắt hoặc giản thể chúng tôi gộp vào với dạng phồn, ví dụ: Linh 群 có chỗ
viết là 群, Hoài 群 có chỗ viết là 群, Quan 群 có chỗ viết là 群
Tiểu kết: Phần này chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề lí thuyết phú
chữ Hán nói chung, đặc điểm phú Việt Nam, nét khu biệt của phú đời Lê sơ
cùng những thông tin cơ bản nhất về tác giả Lí Tử Tấn. Đồng thời, đây cũng là
nơi chúng tôi thể hiện những công việc mang tính bếp núc là phiên âm, khảo sát
và thống kê chữ nghĩa, câu cú toàn bộ văn bản theo những tiêu chí cụ thể. Đây là
phần việc đầu tiên và hết sức cần thiết vì đó là cơ sở, nền tảng để chúng tôi tiến

hành những nghiên cứu sâu hơn ở các chương sau.
19
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
20
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Chương II
Một vài suy nghĩ về tiểu loại, bố cục và cú pháp phú chữ
Hán thời Lê qua phú Lí Tử Tấn
1. Các tiểu loại phú được sử dụng:
1.1 Các cách phân loại phú chữ Hán:
Theo các tài liệu nghiên cứu, có khá nhiều cách phân loại phú chữ Hán.
Những nguồn tài liệu cũ thường chia phú là hai loại là phú cổ thể (Phú lưu thuỷ)
và phú Đường luật (Tài liệu của Phan Thế Roanh, Bùi Kỷ, Dương Quảng
Hàm…). Trong đó, phú cổ thể 群群 là loại phú ra đờì từ trước đời Đường, còn
phú luật Đường, tất nhiên, ra đời từ thời nhà Đường, chú trọng luật, vần, đối cụ
thể. Về sau, cách phân loại phú có phần chặt chẽ hơn, chẳng hạn theo cách phân
loại của Từ Sư Tăng (dẫn theo LATS của Phạm Tuấn Vũ) thì phú bao gồm bốn
tiểu loại: cổ phú, biền phú, luật phú và văn phú. Còn LA PTS của Nguyễn Phạm
Hùng lại phân chia phú thành 5 loại nhỏ khác nhau: phú tao thể, tán thể (cổ thể),
biền lệ, luật thể, văn thể. Xem xét kỹ thì phú tao thể vừa nói tới cũng nằm trong
phú cổ thể theo cách phân chia của Từ Sư Tăng. Do đó, chúng tôi dựa vào cách
phân loại phú của Từ Sư Tăng để xem xét tiểu loại phú được sử dụng trong 20
đơn vị tác phẩm mà chúng tôi khảo sát.
Tiểu loại thứ nhất, cổ phú (phú lưu thuỷ), chỉ những tác phẩm ra đời từ thời
Lưỡng Hán, khuôn khổ phú Hán tương đối dài, thường dùng hình thức vấn đáp,
câu văn vần xen lẫn câu văn xuôi, số chữ trong câu thường là 4,6, có bài lại là
3,5,7 hoặc nhiều hơn (Giải trào- Dương Hùng…). Phú cổ thể có lối dùng từ hóc
hiểm, như bài “Thượng lâm phù” bị Lưu Hiệp phê là “một rừng chữ kỳ quặc”
(Khôi quái tự lâm), Viên Mai (Tuỳ viên thi thoại) thì coi cổ phú lưỡng Hán chỉ là
loại sách sưu tập điển cố, chữ nghĩa cùng tên các loài thảo mộc chim muông

21
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
Cổ phú có ba hình thức chủ yếu là tản văn, tao thể và tiểu phú. Phú tản văn (tên
gọi khác: tán thể đại phú, đại Hán phú văn) thịnh hành đời Hán, có sự đan xen
giữa văn vần và tản văn nhưng nặng về tản văn nên có tên gọi như vậy, những
tác phẩm tiêu biểu: Tử hư phú, thượng lâm phú (Tư Mã Tương Như), Trường
dương phú (Dương Hùng), Lưỡng đô phú (Ban Cố)…Loại phú này văn vẻ hoa
lệ, từ ngữ trau chuốt. Phú tao thể có đặc điểm là mô phỏng tối đa Sở từ, ví dụ:
Điếu Khuất Nguyên phú (Giả Nghị), Bắc chinh phú (Ban Siêu)… Tiểu phú là
những bài phú ngắn, không đi theo lối hỏi đáp hay đan xen văn vần, tản văn mà
thường có câu văn 4 chữ hoặc 4 chữ làm chính, kết hợp 3,6,7 chữ, thường viết
dưới đề tài vịnh vật hay trữ tình. Ở Việt Nam, phú viết theo lối lưu thuỷ không
nhiều, thường xuất hiện ở thời kỳ đầu phát triển, Bạch Đằng giang phú là tác
phẩm tiêu biểu nhất, cũng là tác phẩm hay nhất trong dòng phú lưu thuỷ.
Bài phú (còn gọi biền phú) hình thành và phát triển trên cơ sở biến đổi cổ
phú, bắt đầu có từ sau đời Nguỵ Tấn, thịnh ở Nam- Bắc triều. Phú biền lệ cân
đối chải chuốt về câu chữ, hài hoà về âm thanh, hay dùng điển cố và câu văn
biền ngẫu, cách gieo vần giống phú đời Hán. Tôn Mai trong “Tứ lục tùng thoại”
nhận xét: “Tả, Lục dĩ hạ, tiệm xu chỉnh luyện, ích sự nghiên hoa, cổ phú nhất
biến nhi vi biền phú” 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 群 (Từ Tả
Tư và Lục Cơ về sau thì phú càng dần trở nên cân đối, chải chuốt về từ ngữ, cổ
phú biến thành biền phú). Thông thường toàn bài đều là 4 chữ và 6 chữ đối nhau
từng cặp một và tránh hiện tượng đối cùng chữ (khác phú Hán), có đối đơn và
đối trường cách cú, những bài phú biền lệ nổi bật: Hận phú, Biệt phú (Giang
Yêm), Lệ nhân phú (Thẩm Ước)…Bài phú đương thời thiên về trữ tình và có xu
hướng thi ca hoá, nội dung thường sa vào hình thức chủ nghĩa.
Tiểu loại thứ 3 là Luật phú (Phú Đường luật), một biến thể của biền phú,
loại này chú trọng âm vận nhằm thích ứng với chế độ khoa cử thời Đường Tống,
yêu cầu đối chặt chẽ nghiêm chỉnh hơn biền phú, lấy hạn vận, hạn tự làm đặc
điểm cơ bản. Chẳng hạn từ đời Thái Hoà phổ biến dùng 8 vần chủ yếu là vần

22
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
chân (bát vận luật phú), luật bằng trắc thường là: 5B3T, 6B2T, 3B5T, thời vãn
Đường còn dùng 4B4T. Luật phú hạn định số chữ, thường không quá 400 chữ.
Nội dung ít có giá trị, chủ yếu là ca tụng công đức của giai cấp phong kiến.
Cuối cùng là văn phú- tiểu loại ra đời do ảnh hưởng của phong trào cổ văn
Đường Tống với đặc điểm chủ yếu là chống lại sự gò bó của câu biền ngẫu, vần
điệu, tức là đi theo xu hướng tản văn. A Phòng cung phú (Đỗ Mục) là tác phẩm
mở đầu, Tiền Xích Bích phú (Tô Đông Pha) là bài phú điển hình cho tiểu loại
phú này. Phú văn thể không chạy theo sự hoa lệ, vần tương đối tự do: liên tiếp
hoặc cách câu, lấy loại câu 4 chữ, 6 chữ làm chính, song có một số lượng đáng
kể các câu trường cú, cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, đặc biệt là các từ liên kết,
hư từ… Tiếp thu chương pháp và khí thế của cổ văn đương thời, hình thức văn
phú khác xa phú Lục Triều, gần với phú Hán, khắc phục được nhược điểm của
phú Hán: phô trương cầu kỳ về ngôn ngữ. Đây là tiểu loại mang đậm phong
cách văn xuôi, song có nhược điểm chung là sa vào thuyết lý.
Dựa vào cách phân loại phú như trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu các tiểu
loại phú được sử dụng trong 20 đơn vị tác phẩm của Lí Tử Tấn, trong đó, có 14
bài viết theo phú Đường luật, 6 bài phú tràng thiên.
1.2 Biền phú - sự khởi đầu cho dòng phú thịnh hành cuối Lê
Trong 20 bài phú của Lí Tử Tấn mà chúng tôi khảo sát, có 6 bài viết theo
lối phú tràng thiên: Hà thanh phú, Dưỡng chuyết phú, Đại bảo phú, Văn Vương
hựu phú, Dục Nghi phú và Hiệt củ phú. Khác với phú luật Đường, các bài phú
này có nét gần gũi với hình thức của Sở từ, chủ yếu là các câu 6, 7 chữ đối nhau
từng cặp, cách một câu lại có từ hề ở cuối câu, do đó kiểu câu biền phú là khá
nhất quán, không nhiều kiểu dạng và ngắt câu phong phú như phú luật. Số lượng
vần trong phú tràng thiên thường ít, gieo vần chân và nếu có từ hề ở cuối câu thì
gieo vần ở chữ trước đó. Bố cục biền phú không phân đoạn rõ ràng, toàn bài
phóng ý theo cảm hứng người viết, không cần gò bó mở, kết, nghị luận hay thích
23

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa
thực. Nội dung chủ yếu của biền phú Lí Tử Tấn là nói về cốt cách, khí phách
của người quân tử, răn khuyên kẻ trượng phu giữ được tiết tháo, đạo hiệt củ của
mình trong thời loạn cũng như thời bình, “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất”; có bài (Đại bảo phú, Văn Vương hựu phú) lại
hàm ý khuyên nhủ, can gián bậc quân vương giữ vững chính đạo, nhân nghĩa,
không say sưa an hưởng chiến thắng. Biền phú Trung Hoa có khuân khổ ngắn
gọn, bài dài ít thấy, 6 bài biền phú của Chuyết Am tiên sinh cũng chủ yếu là
những bài có dung lượng ngắn và trung bình,tuy nhiên nhờ cấu tứ phóng khoáng
rộng mở mà có khả năng dung nạp nhiều biến thái cảm xúc tư tưởng khác nhau.
Những tác phẩm biền phú của Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân tuồng như
đã mở đầu cho dòng phú tràng thiên rất thịnh hành cuối Lê. Số lượng chữ mỗi
câu biền phú thưòng ngắn, hai câu song hành đối ngẫu với nhau nên biền phú
mang âm hưởng gần gũi với thơ, bố cục lại không gò bó nên dung lượng bài có
thể dài như phú lưu thuỷ. Những đặc điểm đó mang lại cho các tác phẩm sự
chau chuốt, cân đối, hài hoà về hình thức, âm thanh, thích hợp với những cảm
hứng trữ tình, thi vị, có lẽ những lí do đó là khởi điểm cho sự phát triển của
dòng phú này ở thời thịnh Lê mà vẻ đẹp của những dòng biền phú Lí Tử Tấn đã
đóng vai trò đánh dấu bước khởi đầu.
1.3 Phú Đường luật- Tiểu loại chủ yếu của phú Lí Tử Tấn
14/20 tác phẩm phú Lí Tử Tấn viết theo luật phú đời Đường: Chí Linh sơn
phú, Hội anh điện phú, Xương giang phú, Tiền tinh phú, Quân chu phú, Tứ tải
phú, Hạ hiến thiên thánh tiết phú, Thọ vực phú, Tịch trân phú, Trung lưu để trụ
phú, Quảng cư phú, Điếu đài phú, Tảo mai phú, Trung thu nguyệt phú. Như vậy
số lượng bài phú luật chiếm tỉ lệ cao trong toàn bộ các tác phẩm (70%). Không
chỉ là tình trạng riêng của một tác giả, trong số 93 tác phẩm phú Lê được trích
dẫn ở Quần hiền phú tập, hầu hết là các bài phú luật, mặc dù giai đoạn sau (cuối
Lê) có thịnh hành trào lưu viết phú theo lối tràng thiên, song số lượng luật phú
24
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Thanh Hoa

vẫn chiếm tỉ lệ ưu thế. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của lối văn chương cử
tử đối với nền văn nghệ chung của thời kỳ này, sau khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc
chiến thắng quân Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi lập ra triều Lê sơ, từ đó, chính
sách khoa cử có những nét thay đổi, cải biến, trong đó, có yêu cầu bắt buộc đối
với sĩ tử trong mỗi bài thi phải làm một bài phú luật. Do đó, khác hẳn với phú
Trần với nhiều bài lưu thuỷ phóng khoáng, bay bổng, phú Lê đã đi vào khuôn
khổ, gò ép, không phải không có những tác phẩm đặc sắc, nhưng rõ ràng tư duy
thời đại ảnh hưởng không nhỏ tới sáng tác của Nho sĩ đương thời. Ở phú Chuyết
Am tiên sinh, sự ảnh hưởng này thể hiện ở những quy tắc, chuẩn mực, luật lệ
ông tuân theo trong bố cục, cú pháp, ngôn ngữ các tác phẩm của mình. May
thay, sự ảnh hưởng đó không biến nội dung phú của ông thành khuân sáo, phù
phiếm, là người tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày đầu, trải thấu cái
gian lao hi sinh của cuộc kháng chiến và tận hưởng men say chiến tháng, phú
của Lí Tử Tấn cũng như thơ văn của ông chan chứa tấm lòng yêu nước mãnh
liệt, lòng tự hào dân tộc cùng khí phách anh hùng của kẻ trượng phu, lòng yêu
mến cảnh trí thiên nhiên đất nước. Cùng là phú luật Đường, nhưng đến cuối
triều Lê phần lớn đã sa vào thứ văn học cung đình xướng hoạ khuôn sáo, khô
cạn dần những cảm hứng chân thành, hào mại.
Các bài luật phú của Lí Tử Tấn chú trọng âm vận, đối, dùng vần chân và
thường là 7, 8 vần, luật bằng trắc khá chuẩn mực, các kiểu câu phong phú và
thay đổi linh hoạt, bố cục phân đoạn khá rõ ràng theo luật phú đời Đường. Sự
khác biệt chủ yếu của những bài phú này so với các bài biền phú là sự thay đổi
kiểu câu và sự phân đoạn về nội dung, hình thức. Toàn bộ sự khác biệt này sẽ
được làm rõ trong các mục sau.
Về nội dung, nếu như những bài biền phú của Tử Tấn thiên về những đề tài
lấy từ sách vở kinh điển, những vấn đề cơ bản của kẻ sĩ, quân vương thì thể tài
các bài phú luật của ông lại thiên về cảm hứng lịch sử (Chí Linh sơn phú, Xương
giang phú ), hay ngẫu hứng nhân sự vật, sự việc nhãn tiền (Trung lưu để trụ
25

×