Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà mở hữu nghị i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.06 KB, 68 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trước hết đến các cô trong nhà Mở Hữu
Nghị đã tận tình tạo điều kiện, hướng dẫn cho em trong quá trình
thực tập tại cơ sở.
Để có thể hoàn thành được báo cáo thực tập này, em xin chân
thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Bùi Hồng
Thái, người đã cung cấp tài liệu, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Tâm
lý học cũng như cán bộ khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian tiến hành thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 11 năm 2008.
Sinhviên.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đây là một trong những câu nói đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đương thời Người rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là
trẻ em, được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngày nay Nhà nước ta và nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy
truyền thống “yêu nước thương nòi’ có rất nhiều chính sách bảo vệ,
chăm sóc trẻ em nói chung. Không những vậy, trẻ em còn được coi là
trung tâm của vũ trụ bởi cả thế giới vẫn ngày ngày, giờ giờ quan tâm
tới mọi quyền lợi chính đáng của trẻ em:
Công ước của Liên Hợp Quốc
Sau 10 năm bản thảo và cân nhắc. Công ước được Đại Hội
đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận vào ngày 20 tháng 10 năm 1989.


Cho đến nay, công ước đã được phê chuẩn bởi hơn 150 quốc gia trên
khắp thế giới, đó là một công ước Quốc tế được phê chuẩn nhanh
nhất và rộng rãi nhất. Công ước gồm 41 điều khoản về các vấn đề anh
hưởng đến trẻ em. Những quyền này được chia thành 4 nhóm: được
chăm sóc hay bảo vệ, tham gia, chống phân biệt đối xử và quyền
được phát triển tốt nhất (Hammarberg 1995). Cụ thể:
- Quyền được chăm sóc hay bảo vệ.
- Quyền được tham gia
2
- Quyền chống phân biệt đối xử
- Quyền được phát triển tốt nhất.
Xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu cho trẻ để đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ
về thể lực và tinh thần. Vậy mà ngày ngày trên thế giới này vẫn có
những trẻ em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hay mồ
côi cha mẹ từ thuở nhỏ, có trẻ em khuyết tật. Các em không chỉ thiếu
thốn về vật chất mà còn thiếu hụt về tinh thần, điều đó không có gì
có thể bù đắp được.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều trẻ em như vây.
Khi nhiều trẻ em sinh ra đã khuyết tật, hay hoàn cảnh gia đình có khó
khăn, hoặc trẻ em mồ côi cha mẹ… tức là khi đó em thiếu thốn cả về
vật chất và tinh thần. Không một xã hội nào lại có thể thờ ơ với
những hạt nhân bé nhỏ nhưng quan trọng nay, mọi xã hội đứng trước
nỗi đau của các em, nhìn thấy các em đau khổ xã hội cũng cảm thấy
nhức nhối.
Hòa chung với sự đồng cảm của xã hội dành cho các em nhỏ.
Nhóm sinh viên K50 - Tâm lý học đã chọn và đến cơ sở Nhà mở Hữu
Nghị I - Quận Đống Đa - Hà Nội để thực tập. Trong quá trình thực
tập nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: các em ở cơ sở nhà nuôi Hữu
Nghị I đã được tổ chức bảo trợ quan tâm và tạo mọi điều kiện chăm

sóc các em khá đầy đủ về vật chất, song điều đáng nói là các em ở
nhà nuôi đều là các em có hoàn cảnh khó khăn: gia đình nghèo, hay
mất cha/mẹ, trí tuệ chậm phát triển và do xuất thân từ những gia đình
như vậy mà các em có tổn thương về tâm lý: đặc biệt là xúc cảm, tình
cảm.
3
Từ những trăn trở đối với các em nhỏ nơi đây mà nhóm sinh
viên chúng tôi đã chọn cơ sở thực tập là Nhà Mở Hữu Nghị I. Sau
quá trình thực tập tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu và lấy
tên đề tài: “Công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt
nhóm tại nhà Mở Hữu Nghị I”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHẦN TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
1.1. Vài nét về ngành công tác xã hội:
a.Định nghĩa Công tác xã hội : Đã có rất nhiều cách hiểu, nhiều
định nghĩa về công tác xã hội, tuy không đối lập nhưng cũng chưa có
được một định nghĩa thống nhất.
Theo Foundation of Social Work Practice:
Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi
người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức
độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như một môn khoa
học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên
cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở
thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.
Joanf Robertson - Chủ nhiệm khoa Công tác xã hội trường Đại
học Wisconsin, Hoa Kỳ:
Công tác xã hội là một quá trình giải quyết các vấn đề hợp lý
nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp
độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.
Theo Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia (NASW):

4
Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục
đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó
khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo
ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá
nhân.
Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế - IFSW (đưa ra
tại Đại hội Montreal- tháng 7/2000):
Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và tự
tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của
họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi
con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công
bằng xã hội là các nguyên tắc là các nguyên tắc căn bản của nghề
(theo định nghĩa này thì công tác xã hội sẽ không được công nhận tại
các nước chưa có nền giáo dục phát triển cao về công tác xã hội).
Theo Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở bán công TPHCM):
Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao,
được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm
hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời
sống của họ; qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi,
hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội là hoạt động
thực tiễn bời họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm
người cụ thể và mang tính tổng hợp cao, bởi người làm công tác xã
hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: Tệ nạn xã hội, vấn
đề người nghèo, vấn đề gia đình, … công tác xã hội không giải quyết
5
mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề
thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là: An sinh

xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn
đề đời sống cụ thể của họ nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho
mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội.
Định nghĩa của Crouch.R.C “Social Work Defined” (1979):
Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm
chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt
được mức độ độc lập cao nhất có thể có được” (“Mức độ độc lập cao
nhất” có ý nghĩa khác nhau giữa Châu Âu và Châu Á, cho nên định
nghĩa này chưa ổn khi áp dụng cở Châu Á - Lời bình của t/g).
Từ các nội dung định nghĩa được nêu trên đây, có thể tóm lược
trong một định nghĩa mang 2 khía cạnh nội dung sau:
 Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về
hành vi con người và hệ thống xao nhằm xây dựng và thúc đẩy sự
thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng
đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
 Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp
phần giải quyết những vấn đề xã hội, về con người mang tính bức
xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm,
cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về
vị trí, vai trò xã hội của chính mình.
Công tác xã hội vừa là một khoa học, vừa là một nghề nghiệp
thực hiện các chức năng xã hội nhằm thúc đẩy sự thay đổi liên quan
đến vị trí, vai trò của các cá nhân, nho,s cộng đồng yếu thế, tth tăng
6
cường năng lực trợ giúp của Chính phủ hướng tới sự bình đẳng và
tiến bộ xã hội.
b. Đối tượng của Công tác xã hội.
- Đối tượng của Công tác xã hội như một khoa học chính là các
hoạt động xã hội đặc thù nhằm vào các cá nhân, nhóm hoặc chúng ta
xã hội cần được giúp đỡ để khôi phục, ngăn chặn các chức năng bị

suy thoải, hướng tới việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản
thân, sống hòa nhập với đồng loại.
- Đó là những người cần được chăm sóc: như người già cô đơn,
những người nghèo khổ không nơi nương tựa, những người ốm đau,
bệnh tật, những người bị lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn; đó
còn là những thanh, thiếu niên, những kẻ lầm lỗi, sa chân, lỡ bước
vào các loại tệ nạn xã hội; đó cũng là những kẻ tật nguyền, những
đứa trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, những mảnh đời éo le, bất hạnh…
Những đối tượng như vậy là không ít, đặc biệt là đối với những nước
lạc hậu, nghèo đói (theo xếp loại của Liên Hợp Quốc - là những nước
có thu nhập bình quân đầu người dưới 300 USD/năm). Và không chỉ
có ở những nước nghèo nàn, lạc hậu, các đối tượng cần sự giúp đỡ
còn hiện diện ở tất cả các quốc gia kể cả các siêu cường (như Mỹ,
Anh, Nhật, Pháp, Đức) thuộc mọi châu lục.
- Khó có thể thống kê đầy đủ những số liệu về các nhóm người
cần được trợ giúp về mặt xã hội. Mỗi người tróngó hàng triệu người
cần được trợ giúp là một cá nhân không ai giống ai. Mỗi người có
nếp suy nghĩ, có những biểu hiện tâm lý, có những hành vi, có tiền sử
riêng, thậm chí rất phức tạp. Đó cũng chính là đặc thù về đối tượng
của Công tác xã hội…
7
c. Chủ thể của Công tác xã hội.
Thuộc về chủ thể ở đây là tất cả những cá nhân (kể cả thân chủ
khi đã tự ý thức, tự khắc phục các vấn đề xã hội của mình), và các tổ
chức tiến hành Công tác xã hội, điều chỉnh công tác xã hội. Đây cũng
là các tổ chức từ thiện, các hội nhân từ, bác ái kiểu như Hội Chữ thập
đỏ, Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ, Hiệp hội những người làm công tác xã
hội, Hiệp hội tổ chức từ thiện v.v…
Chủ thể của công tác xã hội chính là các tổ chức, các hiệp hội,
các cá nhân tham gia vào hệ thống công tác xã hội, đặc biệt là những

người làm Công tác xã hội một cách chuyên nghiệp.
Tuy nhiên lực lượng những người làm Công tác xã hội chuyên
nghiệp không nhiều. Theo số lượng trong cuốn sách “Cơ sở Xã hội
học” của một số nhà khoa học Nga: tổng số người làm công tác xã
hội ở Nga tính đến những năm 2000 có khoảng 5 triệu người. Những
người này có văn bằng chứng nhận là họ có nghề chuyên môn chính
thức là “Cán bộ làm Công tác xã hội”. Số người làm ctxho không
chuyên có khoảng 8 triệu đến 10 triệu người, ở Thụy Điển (chỉ tính
riêng ở 3 thành phố lớn nhất: Stốckhôn, Ghêtêbooc và Manmio, vào
năm 1990, số người làm công tác xã hội chuyên nghiệp là 3,5 ngàn
người, còn những người không chuyên nghiệp là 46.500 người. ở Mỹ,
theo một thống kê của Hội đồng giáo dục công tác xã hội năm 1993
đã có 31.466 người đang được đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp
tại các trường Công tác xã hội. ở Việt Nam, số người được đào tạo,
có văn bằng về Công tác xã hội chuyên nghiệp còn thật là ít ỏi, do
vậy gánh nặng chính của việc phục vụ những người dần được giúp đỡ
đè nặng lên vai những người làm công tác xã hội không chuyên
8
nghiệp, không có bằng cấp đào tạo về chuyên ngành này và họ làm
Công tác xã hội là do tình thế đòi hỏi.
d. Các chức năng của Công tác xã hội:
Từ góc độ nghiên cứu của các học giả Nga gần đây, công tác xã
hội bao gồm nhiều chức năng: chuẩn đoán - dự báo - cảnh báo, phòng
ngừa - bảo vệ pháp quyền - sư phạm xã hội - tâm lý - y tế xã hội -
sinh hoạt xã hội - giao tiếp tuyên truyền quảng cáo - nhân văn - tổ
chức. Theo số tài liệu hiện có ở nước ta, chức năng của công tác xã
hội được xác định gồm 4 chức năng cơ bản sau: trị liệu, phòng ngừa,
phục hồi và phát triển. Theo chúng tôi có thể xác định chức năng kép
sau đây:
- Chẩn đoán và dự báo: Những cán bộ công tác xã hội phải

nghiên cứu những đặc điểm của nhóm, của tầng lớp dân cư, của từng
cá nhân riêng lẻ, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của môi trường tác
động lên họ. Trên cơ sở những thông tin thu thập từ các đối tượng
(các thân chủ), cán bộ công tác xã hội sẽ xác định tính chất, mức độ
của vấn đề xã hội liên quan đến đối tượng (mức độ nghèo đói?
nguyên nhân nghèo đói?…). Với sự nhạy cảm, người cán bộ xã hội
phải chẩn đoán được những biến đổi có nguy cơ dẫn đến sự tồn tại
của các cá nhân, nhóm xã hội, đồng thời dự báo được sự ảnh hưởng
của các thể chế xã hội đến các đối tượng của công tác xã hội, đưa ra
được hình mẫu hành vi xã hội của từng loại đối tượng và dự báo
chiều hướng biến đổi của các hành vi đó. Và đặc biệt, cán bộ công
tác xã hội còn chẩn đoán và dự báo cả những yếu tố tích cực, những
tiềm năng của đối tượng để giúp đối tượng nhanh chóng phục hồi và
phát triển sau này.
9
- Chữa trị và phòng ngừa (còn gọi là liệu pháp phòng ngừa):
Đây là những khái niệm quen dùng trong y học hiện đại, trong
việc chăm sóc y tế và sức khỏe. Về mặt y tế xã hội, người làm ctch
phải tổ chức công việc về phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, giúp đỡ đối
tượng nắm được những điều cơ bản về y tế, về phòng bệnh chữa
bệnh, hiểu biết về sinh sản và quan hệ tình dục lành mạnh…). Bệnh
lý của các đối tượng cần phải được dự kiến các biện pháp chữa trị
(nguyên nhân của bệnh tật? Nguyên nhân của đói nghèo? Nguyên
nhân chính , phụ?). Các cán bộ xã hội vận dụng các cơ cấu về pháp
chế xã hội, về cơ sở pháp lý, tâm lý, y tế xã hội, sư phạm và những
cơ chế khác để chữa trị, phòng ngừa những diễn biến xấu của các
hành vi, hành động xã hội. Với chức năng này, công tác xã hội không
chỉ hướng tới việc giúp đỡ mọi mặt và hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư
yếu thế, ít được bảo vệ theo nghĩa chữa trị các căn bệnh xã hội, mà
còn ở một khía cạnh tích cực hơn đó là việc phòng ngừa các hậu quả

tiêu cực trong hành vi, trong lối sống của họ; giúp họ hiểu biết và
tiếp cận với hệ thống các dịch vụ xã hội, đồng thời biết khai thác và
phát huy các “tiềm năng” còn tàng ẩn bên trong mỗi con người (đó là
phẩm chất, ý chí, sức khỏe, tay nghề… dẫu rằng rất tít ỏi).
- Phục hồi và phát triển:
Trong các xã hội phát triển, chức năng này luôn được coi trọng.
Công tác xã hội luôn đòi hỏi các cán bộ của mình chăm lo đến việc
phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý xã hội cho mọi đối
tượng đã được chữa trị, giúp đỡ những người bị tổn thương, thiệt thòi
nhanh chóng trở lại hòa nhập với cộng đồng xã hội. Phát hiện những
quyền lợi và nhu cầu của các đối tượng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, thu hút họ tham gia vào các hoạt động xã hội (kể cả việc
10
lao động tự kiếm sống). Sự phục hồi đó giúp đối tượng lấy lại sự
thăng bằng, đó cũng là chỗ đứng để đối tượng có thể bật dậy. Chức
năng phục hồi và phát triển cũng chính là một quá trình hành động
liên tục của cán bộ Công tác xã hội nhằm giáo dục, nâng cao nhận
thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động của cá nhân, nhóm,
cộng đồng yếu thế. Đặc biệt giúp cá nhân những tri thức để họ tự biết
bảo vệ mình, những kỹ năng nghề nghiệp để họ tự xu hướng cuộc
sống của mình.
1.2. Công tác xã hội với trẻ em:
+ Nhận rõ những “mảng tối” trong đời sống trẻ em:
Công tác xã hội với trẻ em đòi hỏi những nhân viên của mình
phải nhân cách sâu sắc thực trạng đời sống của trẻ em hiện nay, đặc
biệt là những nỗi đau của chúng bởi sự lạm dụng, ngược đãi của
người lớn. Các hình thức đối xử ấy đã từng xảy ra trong mỗi gia đình,
trong cộng đồng trước đây và ngày càng trở nên trầm trọng, tinh vi
trong một xã hội phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường.
 Ngược đãi te: Đó là tất cả những thái độ, hành vi làm tổn

thương đến sự tự trong của đứa trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và
tâm lý của trẻ em, có hành động mắng chửi, xỉ nhục, bỏ mặc thậm chí
dùng vũ lực (đánh đập, tra khảo) để trừng phạt, răn đe, dạy dỗ con trẻ
v.v… Thật đáng lo ngại và vẫn còn không ít các bậc làm cha, làm mẹ,
làm thầy giáo, cô giáo đã tự cho mình những “đặc quyền” như vậy.
 Lạm dụng sức lao động của trẻ em: Bằng các hình thức lôi
kéo, dụ dỗ, mua chuộc, “người lớn” bắt ép trẻ em phải lao động sớm,
lao động cực nhọc không phù hợp với sức vóc của tuổi tác, thời gian
lao động kéo dài, đi ăn xin, làm “Osin” hoặc làm việc trong môi
11
trường độc hại… Tệ hại hơn, họ còn sử dụng lao động trẻ em vào các
hành vi vi phạm pháp luật (buôn bán, vận chuyển ma túy), cưỡng
đoạt, trộm cắp tài sản.
 Lạm dụng tình dục: Biến trẻ em thành những “đồ chơi” bằng
xác thịt, mại dâm trẻ em ở vị chưa thành niên. Trẻ em bị bọn người
xấu hãm hiếp. Trẻ em bị đầu độc bằng các loại văn hóa phẩm đồi
trụy. Đặc biệt, mặt trái của đời sống kinh tế thị trường đã đẩy mại
dâm thành một tệ nạn xã hội và tình dục trẻ em đã và đang trở thành
một mặt hàng kinh doanh mang tính toàn cầu. (Theo báo Gia Đình và
xã hội ra ngày 21-2-2004, đưa tin: Năm 2002, trong số 1741 vụ xâm
hại trẻ em (giết, cưỡng dâm, gây thương tích cơ thể, mua bán trẻ vì
mục đích thương mại, bắt cóc trẻ em) có đến 955 vụ xâm hại tình
dục, chiếm 55% trong tổng số vụ xâm hại trẻ em.
 Buôn bán trẻ em: Buôn bán phụ nữ và trẻ em đã trở thành
một hiện tượng xã hội nhức nhối trong giai đoạn hiện nay, không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Mục đích của việc
buôn người này không chỉ nhằm vào nhu cầu tình dục mà còn nhằm
vào sự bóc lộc lao động rẻ mạt, một hình thức bóc lột “nô lệ” trá hình
trong xã hội hiện đại.
Tên một tờ báo Anh (Sunday Telegraph, AFP) số 6/6/2006 đưa

tin các nhóm buôn người đang đưa lậu hàng trăm trẻ em từ châu Phi,
châu A, Đông Âu sang Anh mỗi năm để làm “lao động nô lệ”. Bọn
buôn người dụ dỗ trẻ em rời khỏi những gia đình khốn khó của mình.
Đến Anh bọn trẻ phải sống trong những điều kiện khủng khiếp và có
thể bị hành hạ và lạm dụng tình dục. Trẻ em từ Trung Quốc, Việt
Nam, Malaysia được phát hiện làm trong các xí nghiệp bóc lột sức
12
lao động, các nhà hàng, các phân xưởng chế biến ma túy ở các khu
vực ngoại thành, nhiều trẻ em Đông Âu bị ép đi ăn xin hoặc ăn cắp.
* Trẻ em chính là mơ ước, là hạnh phúc, là niềm tin yêu và hy
vọng của biết bao gia đình. Song trẻ em cũng chính là căn nguyên
của những đau khổ, chán chường của những người làm cha, làm mẹ
bởi các em, hoặc phải chịu chung cảnh sốngn ghèo hàn, dốt nát, hoặc
bị lây nhiễm những thói hư tật xấu trở thành gánh nặng của gia đình,
xã hội. Đáng buồn và thật đáng lo ngại trong xã hội hiện đại trẻ em
đã và đang trở thành những món hàng để muabán và đổi chác. Trẻ em
thuộc nhóm đối tượng của công tác xã hội:
- Trẻ mồ côi.
- Trẻ lang thang đường phố
- Trẻ em khuyết tật
- Tre lao động sớm.
- Trẻ em thiệt thòi
- Trẻ em phạp pháp
- Trẻ em bị lạm dụng tình dục
- Trẻ em bị ngược đãi.
Mới đây người ta còn bổ sung vào nhóm đối tượng này nhóm:
Trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam đioxin- hoặc có sự thay đổi tên
gọi một vài nhóm trẻ. Chúng ta có thể tiếp tục cập nhật vào nội dung
bài học những thông tin mới.
Sự phân loại trên đây cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi

cùng một đứa trẻ có thể buộc vào vài nhóm đối tượng. Tuy nhiên,
13
từng loại trẻ em nêu trên đã được nhận dạng khá rõ ràng trong đời
sống xã hội hiện nay. Mặc dù có nhiều mô hình, nhiều hình thức,
nhiều tổ chức và cá nhân giúp đỡ nhóm đối tượng này kể cả vật chất
lẫn tinh thần, song thực trạng đời sống trẻ em thuộc nhóm đối tượng
này vẫn hết sức bức xúc (không chỉ ở Việt Nam).
+ Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em:
Trước hết đó là nhu cầu về vật chất phục vụ cho việc ăn uống,
vệ sinh, chăm sóc sức khỏe… nói chung là những điều kiện đảm bảo
cho sự phát triển thể lực của trẻ.
Nhu cầu một tổ ấm gia đình, là chỗ dự cả về vật chất và tinh
thần của trẻ, chăm sóc sức khỏe… nói chung là những điều kiện đảm
bảo cho sự phát triển thể lực của trẻ.
Nhu cầu được vui chơi, giải trí, học tập. Thông qua những hoạt
động này trí tuệ của trẻ được phát triển, trẻ được hào mình vào xã hội
và dần tự khẳng định mình.
Nhu cầu được tôn trọng. Trẻ em luôn đòi hỏi việc thực hiện nhu
cầu này ở người lớn, ở các bạn bè cùng trang lứa và trước hết là ở
những người cha, người mẹ. Sự tôn trọng, sự thừa nhận của mọi
người sẽ làm tăng sự tự tin, tăng nghị lực của trẻ.
+ Hành động vì trẻ em - một trong những mục đích của Công
tác xã hội.
Hơn ai hết, các nhân viên Công tác xã hội phải nhận thức rõ
thực trạng đó bởi sự mách bảo của mọt trái tim nhân hậu và hãy bảo
vệ trẻ em bằng những hành động dũng cảm.
14
 “Trẻ em là tương lai của đất nước”, nhân loại đã không thờ
ơ đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Những cơ sở pháp lý
để bảo vệ trẻ em về mặt xã hội đã được xây dựng, như “Công ước

Quốc tế về Quyền trẻ em”, “Luật chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em”,
“Các chương trình hành động vì trẻ em” “Năm quốc tế vì trẻ em”
v.v…
 Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể đã và đang có
những biện pháp tích cực trên nhiều lĩnh vực nhằm hỗ trợ các đối
tượng trẻ em nói chung và trẻ em thiệt thòi nói riêng. Pải đảm bảo
cho các em các nhu cầu về ăn, ở, học tập, được chăm sóc đầy đủ,
thường xuyên về vệ sinh, sức khỏe.
 Tích cực vận động, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức
của cá nhân, của cộng đồng về các vấn đề xã hội liên quan đến việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em. xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, tình
cảm và đạo đức với trẻ em - thế hệ tương lai của đối tượng.
 tạo dựng cho các em một môi trường “gia đình” hạnh phúc,
ở đó, các em có tình yêu thương của cha, mẹ đẻ ( hoặc cha mẹ nuôi),
ở đó các em có sự cảm thông, che chở của các mẹ, các cô (trong các
nhà tình thương, các mái ấm, các nhà trẻ mồ côi, các cơ sở từ
thiện…). Cũng ở đó các em được giáo dục, học hành từ các người
thày giàu lòng nhân ái (trường giáo dưỡng). Trẻ em luôn cần sự che
chở, nuoi nấng, dạy dỗ. Môi trường đầu tiên có được những điều kỳ
diệu ấy chính là gia đình. Nhưng không ít trẻ em mất đi cơ may ấy.
Không gia đình, sống lang thang màn trời, chiếu đất, không học hành,
lao động cật lực, tệ nạn xã hội luôn rình rập, lôi kéo… đó là thân
phận những trẻ em thiệt thòi. Không có gì thay thế được gia đình. Và
chí ít cũng phải đem lại cho các em một mái ấm, tình thương.
15
 Tăng cường việc trợ giúp về tâm lý cho trẻ em, giúp các em
nhận thức cái tốt, xấu, đúng, sai, cái đáng làm, cái cần tránh, và hơn
thế nữa có thể tự bảo vệ mình không bị cám dỗ bởi tình dục, ma túy
và loại tệ nạn xã hội khác. Nhiệm vụ này của công tác xã hội là hết
sức có ý nghĩa .

1.3. Tiếp cận lý thuyết hành vi và thuyết hệ thống.
a. Các mô hình lý thuyết hành vi trong công tác xã hội.
Tâm lý học hành vi được đưa vào sử dụng trong công tác xã hội
vào khoảng 1960 khi mà công tác xã hội truyền thống bị trào lưu cấp
tiến phê phán. Mục tiêu chính của lý thuyết này là làm tăng cường
những hành vi mong muốn và giảm những hành vi không mong
muốn.
Một vài phương pháp hành vi trong công tác xã hội.
- Các hành vi khác nhau có thể thích nghi với các môi trường
và văn hóa khác nhau. Môi trường văn hóa của người da màu khác
người da trắng. Hành vi văn hóa của người thiểu số chắc chắn có
những nét khác biệt và không kém phần độc đáo so với nhóm người
đa số…
- Nhiều hành vi xảy ra không điều kiện. Chúng diễn ra một
cách tự nhiên. Ví dụ, tiết nước bọt khi bước vào vườn mơ, rút tay lại
khi nước quá nóng, tránh xa lửa sợ phải bỏng… Các hành vi có điều
kiện, ví dụ, mắt được rèn luyện để có thể tinh tường trong đêm, luyện
tập để điệu nhảy trở nên thuần thục v.v…. Trong khi đó có một số
loại hành vi khôgn thể kết hợp được cùng lúc. Ví dụ, không thể có
thể đang trong trạng thái thư giãn lại có hành động điên khùng, đang
làm từ thiện lại gây tội ác v.v…
16
- Trong trị liệu hành vi, cần chú ý đến kỹ thuật sử dụng “điều
kiện ngược” (kỹ thuật làm suy giảm nhạy cảm có hệ thống), tức là
khách hàng được huấn luyện sử dụng các phương tiện để đối phó với
sự lo lắng của mình, hoặc được rèn luyện tính quyết đoán để sử dụng
khi người ta cảm thấy không tự tin. Hoặc giả một trẻ em hay bị đái
dầm, người ta đã tạo ra một điều kiện ngược, có một cái chuông báo
động nối với đệm trải gường của trẻ. Còi rú lên khi nước tiểu tiếp xúc
với đệm làm đứa trẻ thức giấc và đi vệ sinh.

Thực hành công tác xã hội hành vi:
- Quan sát và ghi chép lại hoạt động công tác xã hội hành vi
ngay từ khi mới bắt đầu sau đó là các giai đoạn can thiệp.
- Quá trình tìm hiểu về con người và môi trường của khách
hàng. Theo Herbert (1987) có 5 yếu tố cần thiết khi xem xét một
hành vi có vấn đề được thể hiện bằng 5 chữ cái sau: “FINDS” - tần
xuất, cường độ, số lượng, quãng thời gian, và ý nghĩa.
- Quá trình hành động, quá trình này nên chia thành các bước
nhỏ, nên ưu tiên can thiệp đến những hành vi có ý nghĩa quan trọng
hơn đối với khách hàng. Công tác can thiệp cần phải thông qua
những người hòa giải, như gia đình, bạn bè chứ không phải trực tiếp
với khách hàng (ví dụ, thông qua cha mẹ làm những người hòa giải
để giúp nhân viên xã hội quản lý những đứa trẻ bướng bỉnh; thông
qua gia đình, người thân để điều chỉnh hành vi của người nghiện
v.v…).
- Thực hành công tác xã hội hành vi có thể sử dụng hiệu quả
trong chính trị - xã hội với nhóm.
17
- Thực hành công tác xã hội hành vi với cộng đồng, có một
trong những phương pháp hữu hiệu đó là phương pháp khoản thưởng
danh nghĩa (khách hàng thu nhập những khoản thưởng, đó là những
hàng hóa hoặc đặc quyền được chứng nhận trên danh nghĩa). Khách
hàng trao đổi các khoản thưởng để có được những hàng hóa hay đặc
quyền mà họ mong muốn. Khoản thưởng danh nghĩa rất hữu hiệu
trong đào tạo phân biệt đối xử.
Nhận xét: Các cách tiếp cận hành vi là bước đột phá lớn đầu
tiên vào mô hình công tác xã hội tâm lý động học thông thường, tuy
nhiên nó mới tác động rất ít đến công tác xã hội hàng ngày cho dù nó
đã từng được sử dụng có hiệu quả trong một số trường hợp…
b. Áp dụng thuyết hệ thống trong thực hành công tác xã hội với

hành vi lệch chuẩn.
- Chúng ta sẽ không đi vào nghiên cứu lý thuyêt hệ thống với
cách lập luận từ các nhà xã hội, sinh vật học. Trong phạm vi nghiên
cứu này chúng ta vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào thực hành
công tác xã hội. Theo đó, con người phụ thuộc vào những hệ thống
trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội phải chú ý
tới những hệ thống như vậy.
- Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người là:
+ Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè,
người đồng nghiệp …
+ Các hệ thống chính thức như các nhóm bạn bè đồng nghiệp
hay các tổ chức công đoàn.
18
+ Các hệ thống tập trung của các tổ chức xã hội như bệnh viện,
trường học.
- Song Công tác xã hội cũng chú ý tới những cá nhân, nhóm có
vấn đề có thể không có khả năng sử dụng các hệ thống trợ giúp nêu
trên do các lý do sau:
+ Những hệ thống đó không tồn tại trong cuộc sống của họ hay
những hệ thống đó không có những nguồn hỗ trợ cần thiết hay thích
hợp với vấn đề của họ (ví dụ: một cụ già không có người thân hay
những người hàng xóm thân tình và vì vậy không có hệ thống thân
tình nào).
+ Người ta có thể không biết hay không mong mjốn sử dụng
những hệ thống như vậy (ví dụ: một người già không muốn vào trại
dưỡng lão mặc dù con cái họ muốn như vậy; hoặc một đứa trẻ có thể
không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu, hoặc rất sợ phải vào đồn cảnh sát
hay vào các trung tâm dịch vụ xã hội khác, phải xa gia đình, xa
những người mà em vẫn yêu quý, mặcdù họ bóc lột em).
+ Các hệ thống mới tạo ra nhiều mâu thuẫn so với nhu cầu của

người được sử dụng, hoặc nó buộc con người phải phụ thuộc một
cách quá mức vào các hệ thống từ việcăn, ở, đi lại, sinh hoạt, học tập,
cho tới các hình thức trị liệu tại một cơ sở nào đó.
- Nhiệm vụ của công tác xã hội là:
+ Tạo dựng mối liên hệ mới giữa cá nhân, nhóm với các hệ
thống hỗ trợ (ví dụ: một cá nhân có vấn đề sẽ cảm thấy dễ chịu về
việc vào một trung tâm bảo trợ hoặc giáo dục lao động xã hội, họ
cảm thấy không bị xa lánh, không bị từ chối và được học các kỹ năng
tự lập).
19
+ Giúp họ điều chỉnh các hành vi thực hiện các tương tác mới ở
trung tâm và với các hệ thống nguồn lực khác (như với gia đình,
người thân và với các tổ chức đoàn thể, xã hội trong và ngoài trung
tâm).
+ Giúp điều chỉnh hoặc phát triển hệ thống các chính sách xã
hội, an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp các thân chủ tiếp cận và
nhận được sự trợ giúp kịp thời từ các chế độ chính sách đó.
Ý nghĩa thực tiễn:
Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong
mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Trong
công tác xã hội không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó.
Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo
nên những lợi thế trong thực hành công tác xã hội.
20
CHƯƠNG 2: PHẦN THỰC HÀNH
I. Vài nét về cơ sở thực tập.
Một số tình hình chung về nhà Hữu nghị I- Đống Đa.
1. Lịch sử thành lập nhà Hữu Nghị 1 Đống Đa.
Nhà Hữu Nghị 1 Đống Đa được thành lập tháng 10 năm 1991
với sự giúp đỡ của Sở Lao động thương binh xã hội và được ủy ban

nhân dân quận Đống Đa quản lý, ủy ban dân số gia đình trẻ em (nay
là Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Đống Đa) quản lý về
mặtcmo, có tên gọi ban đầu là nhà Hữu Nghị I Đống Đa với số trẻ 25
cháu.
Tháng 7 năm 1997 nhà Hữu Nghị I Đống Đa được xu hướng và
Nhà Hữu nghị ở tại ngõ chợ Khâm Thiên sát nhập với Nhà Hữu Nghị
I và lấy tên chung là nhà Hữu Nghị I Đống Đa, trụ sở được đặt tại số
nhà 48 ngõ Thái Thịnh II phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà
Nội với số trẻ 60 cháu.
Sau 17 năm xây dựng và trưởng thành nhà Hữu Nghị I Đống Đa
đã được nâng cao về mọi mặt. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với
sự nỗ lực và phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên. nhân viên nhà
trường cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành, nhà trường đã đạt
được những thành tích xuất sắc được tặng nhiều bằng khen, giấy
khen của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ - chăm sóc
thiếu niên nhi đồng nhiều năm. Được Bộ Văn hóa Thông tin, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà
Nội tặng giấy khen đã tham gia tốt liên hoan văn nghệ trẻ em thiệt
thòi thành phố Hà Nội và đạt giải cao. Nhà Hữu Nghị I Đống Đa đã
21
thực sự là mái ấm cho 60 em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa
bàn quận Đống Đa.
2. Nhiệm vụ:
Tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn có hậu khẩu thường trú tại quận Đống Đa.
Phối hợp chặt chẽ với các trường Phổ thông trên địa bàn
phường Thịnh Quang để đưa các em vào học văn hóa ở các trường
Tiểu học Thái Thịnh, trung học cơ sở Thái Thịnh, trung học cơ sở
Thịnh Quang.
Chăm sóc sức khỏe thường xuyên đồng thời phối hợp với trung

tâm y tế quận Đống Đa khám chữa bệnh miễn phí. Các em còn được
cấp thẻ bảo hiểm y tế, được tham gia bảo hiểm thân thể hàng năm.
Các cháu còn được tham gia các lớp học kỹ năng sống, lớp
nòng cốt của phòng Lao động Thương binh Xã hội tổ chức. Ngoài ra,
các em được học vi tính, tiếng Anh do tổ chức AMT dạy.
3. Mục tiêu:
Tiếp nhận, quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nuôi dưỡng các em cả thể chất lẫn tinh thần giúp các em phát triển
một cách toàn diện, giúp các em trở thành công dân có ích cho gia
đình và xã hội.
5. Đối tượng được hưởng dịch vụ:
Nhà Hữu Nghị I Đống Đa tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ 6 tuổi đến 16 tuổi có hộ khẩu thường
trú tại quận Đống Đa, cụ thể là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mỗ
côi cha (mẹ). Những người mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi
22
dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em con nhà nghèo, bố mẹ ốm đau, bố mẹ
vào tù hoặc đang cai nghiện… những em thuộc diện trên thì được
Phòng Lao động Thương bình Xã hội duyệt vào nhà Hữu Nghị I.
Số trẻ hiện có 60 cháu.
* Xếp theo giới tính:
STT Giới tính Số lượng
1 Nam 29
2 Nữ 31
* Xếp theo giới tính:
STT Cấp bậc Số lượng Ghi chú
1 Chưa đi học 1 Trí tuệ chậm phát triển
2 Tiểu học 32
3 Trung học cơ sở 25
4 Trung học phổ thông 2

* Xếp theo hoàn cảnh :
STT Hoàn cảnh gia đình Số lượng
1 Mồ côi 26
2 Bị bỏ rơi 0
3 Khác 35
6. Nguồn cung cấp nuôi dưỡng:
Nhà Hữu Nghị I Đống Đa là cơ quan hành chính sự nghiệp,
hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND quận Đống Đa. Khi
xét duyệt cháu vào nhà Hữu Nghị I Đống Đa do Phòng Thương binh
xã hội tuyển vào trường và ra trường. Nguồn kinh phí hoạt động của
nhà Hữu Nghị I Đống Đa do tổ chức AMT (tổ chức từ thiện châu Á)
thông qua UBND quận Đống Đa cấp.
23
Tiền lương của Cán bộ giáo viên hưởng lương từ ngấn sách nhà
nước. Cán bộ Giáo viên nhà trường làm công việc kiêm nhiệm, tất cả
các loại giấy tờ công văn của nhà Hữu Nghị I Đống Đa đều mang dấu
Trường Mầm non Thịnh Yên.
VÀI NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÓM
Tại nhà Hữu Nghị I Đống Đa - Hà Nội có rất nhiều em nhỏ sinh
hoạt ở nơi đây. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định cho quá trình
thực tập tại nhà mở Hữu Nghị, nhóm sinh viên chúng tôi đã chọn ra
một nhóm các em (bao gồm: gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi
cả cha lẫn mẹ, mồ chôi cha hoặc mẹ, chậm phát triển trí tuệ…) tiêu
biểu cho nhà mở Hữu nghị I để nghiên cứu.
Nhóm học sinh là đối tượng được nghiên cứu bao gồm: 10 em
(6 nữ, 4 nam). Tất cả các em đều sinh hoạt ăn, ở, ngủ nghỉ… đều đặn,
thường xuyên ở nhà mở Hữu Nghị và các em vẫn đang đi học tại
trường Trung học cơ sở như các em nhỏ bình thường khác. Có những
em ở luôn tại nhà Mở, cũng có một số em ban ngày sinh hoạt tại nhà
Mở nhưng đến chiều tối được người nhà đón về gia đình.

Nhóm học sinh chúng tôi chọn nghiên cứu là học sinh học lớp 6
và lớp 7 (cấp II). Mặc dù ban đầu đối tượng nghiên cứu là 10 em,
song trong quá trình chúng tôi thực tập một số em chuyển giờ học
thêm hoặc vì lý do gia dình có việc bận nên không thể tiếp tục hợp
tác.Vì vậy, đối tượng nghiên cứu giảm xuống còn 7 em.
Một trong số đó, đáng quan tâm nhất là em Phạm Hồng Vân
(em đồng ý cho chúng tôi ghi tên mình vào bài báo cáo). Tôi chọn em
là ca nghiên cứu của mình.
VÀI NÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
24
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Phạm Hồng Vân - nữ
Sinh năm: 1/ 5/1996 ( 13 tuổi)
Hiện tại là: học sinh lớp 7A- trường THCS Thái Thịnh
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:19 ngõ Gia Tự B- Trung
Phụng- Đống Đa Hà Nội
Họ tên mẹ: Phạm Thị Minh Thu- Sinh: 10/ 3/ 1976 ( nghiện,
hiện nay đi cai nghiện)
Họ tên bố: Đỗ Tiến Thành- Đã mất năm 2001 vì tai nạn giao
thông
Vân có 2 em gái:
- Đỗ Thu Vân- Sinh: 14/11/1998 (Ốc)
- Đỗ Tường Vân- Sinh: 23/7/2000
(Choè)
Hiện nay em dang sống cùng ông bà và các bác. Mẹ sinh Vân
được một năm bác Thận đưa em về nuôi.Quan tâm tới em nhất là ông
bà và bác Thuận (bác trai cả)
Khi Mẹ của Vân viết đơn xin cho em và 2 em gái vào nhà Hữu Nghi
I, lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn: bố Vân mất, mẹ ốm đau bệnh
tật, cắt lá lách, bị gãy chân, không lao động và tự kiếm sống được,

không thể nuôi dưỡng chị em Vân.
Hiện nay, Vân và 2 em gái đang học và sinh hoạt tại nhà nuôi
Hữu Nghị I.
Mỗi năm Vân được đi thăm mẹ 1lần vào dịp nghỉ hè (ở Thanh
Chương -Nghệ An)
Mẹ của Vân xin cho em vào nhà Hữu Nghi I vào ngày:
15/8/2005 khi Vân đang học lớp 4.
II.Quy trình tiến hành thực tập: (Từ ngày 7 tháng 10 năm 2008 đến
ngày 1 tháng 12 năm 2008. Tổng số buổi thực tập: 14).
Bài 1

: “LÀM QUEN”
25

×