Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÔNG tác xã hội với PHỤ nữ bị bạo HÀNH GIA ĐÌNH lý THUYẾT CTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.98 KB, 13 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH
Mô tả vấn đề và hoàn cảnh của thân chủ
Trường hợp của chị: Nguyễn Thị Tấm (Để đảm bảo tính bí mật, tên của các nhân vật
trong câu chuyện đã được thay đổi)
Chị Tấm sinh năm 1980 trong một gia đình tại một vùng quê nghèo của huyện Sơn
Động – tỉnh Bắc Giang và chị là con cả trong nhà. Do bố mẹ đều làm ruộng, nguồn thu
nhập chính trong nhà dựa vào mấy sào ruộng nên học hết lớp 6 chị Tấm phải nghỉ học ở
nhà đi làm thuê phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm 1998 chị Tấm lập gia đình với
anh Hoàng Văn Vua, là người xóm bên. Anh V sinh năm 1976, gia đình anh có một trang
trại gà lớn nên cuộc sống cũng khấm khá. Nhưng vì là con một, được chiều nên anh V rất
gia trưởng. Hai anh chị lấy nhau được 1 năm thì có con đầu lòng nhưng là con gái. Sau đó 2
năm chị Tấm lại sinh đôi thêm 2 bé gái nữa. Lúc này trong gia đình chị Tấm bắt đầu nảy
sinh những mâu thuẫn. Chị Tấm không muốn sinh thêm con nhưng anh V lại bắt chị phải
đẻ đến bao giờ có con trai thì thôi. Hàng xóm láng giềng nhiều lần mỉa mai anh chị vì sinh
mãi không có con trai. Anh V đã mắng chửi chị Tấm rất thậm tệ, thậm chí có hôm anh còn
không cho chị ăn cơm vì anh bảo “Đã không biết đẻ rồi thì ăn làm gì cho phí cơm, phí
gạo”. Năm 2010 trại gà nhà anh V bị cúm gia cầm nên a rơi vào tình trạng thất nghiệp,
không có việc làm. Từ đó, anh V suốt ngày cờ bạc, rượu chè, hầu như ngày nào anh cũng
say xỉn. Cứ mỗi lần uống rượu say về là anh lại mắng chửi và đánh đập chị T. Mặc dù rất
khổ tâm và đau đớn cả về mặt thể chất và tinh thần nhưng chị T cũng không dám nói với ai,
hàng ngày chị vẫn chăm chỉ làm việc kiếm tiền để nuôi 3 đứa con nhỏ và mẹ chồng đã già
yếu cần chăm sóc, chị cũng không hề biết là mình đang bị bạo lực do thiếu hiểu biết, thiếu
kiến thức về vấn đề bạo lực gia đình. Bà Hoàng Thị Thái (mẹ chồng) đã có lúc thấy anh
đánh chị nhiều quá nên gọi đến nhân viên công tác xã hội (NVCTXH).
Tiến trình CTXH cá nhân: gồm 6 bước sau:
1. Tham gia
2. Thăm dò, đánh giá
3. Lập kế hoạch và ký kết
4. Can thiệp
5. Đánh giá
6. Kết thúc


Thuyết chủ đạo : Thuyết hành vi
- Ứng với một tác nhân kích thích thì có những hành vi phù hợp
- Thuyết này đã nhấn mạnh đến vai trò của tư duy. tư duy quyết định phán ứng chứ
không phải là tác nhân kích thích quyết định. muốn thay đổi hành vi lệch chuẩn thì phải tác
động để thay đổi suy nghĩ.
- Cảm xúc do con người tạo ra không phải do hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách
nhìn của chúng ta về vấn đề đó.
Bước 1: Tham gia
Trong bước tham gia này, nhân viên CTXH cần xây dựng được thiện cảm, sự tin
tưởng với thân chủ. Để xây dựng và duy trì mối qua hệ này, nhân viên CTXH vận dụng
linh hoạt và kiên trì các kỹ năng rất quan trọng trong thực hành CTXH.( Kỹ năng lắng
nghe tích cực, Kỹ năng thấu cảm,…)
- Nhân viên CTXH luôn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của thân chủ, cần tập trung
lắng nghe những quan trọng, cần cố gắng hiểu thân chủ nói gì và nhạy cảm với câu
chuyện của thân chủ. Mục đích của người làm CTXH là phải phát triển các kỹ năng
nghe để trở thành một người biết đồng cảm, nghĩa là phải biết chính xác thân chủ của
mình đang cảm thấy gì, họ đang suy nghĩ gì và phải để ý đến các chi tiết liên quan khác.
Đặc biệt với vấn đề bạo lực trong gia đình, người phụ nữ bị bạo hành cần cảm thấy,
người lắng nghe mình rất chăm chú và thực sự quan tâm tới mình, thì họ mới có thể
chia sẻ cảm xúc, cung cấp đầy đủ thông tin.
1
- Nhân viên CTXH bên cạnh việc lắng nghe lời nói của thân chủ, việc lắng nghe
những thông điệp phi ngôn ngữ của thân chủ cũng rất cần thiết. Ví dụ như hành vi,
ngôn ngữ cử chỉ (tư thế, sự di chuyển và các điệu bộ); mắt (sự tiếp xúc ánh mắt, ánh
mắt nhìn, chuyển động của mắt); Biểu hiện trên khuôn mặt (mỉm cười, nhíu mày, bĩu
môi,…); Giọng nói (độ cao, âm lượng, cường độ, ngắt từ, nhấm mạnh…); phản ứng cơ
thể quan sát được (thở gấp, xanh xao,…); khoảng cách thân chủ ngồi xa hay gần người
khác khi nói chuyện…
Từ đó nhân viên CTXH có những sự quan tâm phù hợp, tạo được sự thoải mái và
gần gũi trong giao tiếp, làm việc với thân chủ. Chị Tấm tuy tính cách nhút nhát, cam

chịu và dường như không biết bản thân mình bị bạo hành, tuy nhiên chị luôn cảm thấy
đau khổ về thể chất lẫn tinh thần. Căn cứ những biểu hiện quan sát được như trên Nhân
viên CTXH có những chia sẻ, an ủi chị.
- Tiếp xúc qua ánh mắt: Nhân viên CTXH thường phải nhìn thân chủ nhiều hơn
trong khi người nói lại có xu hướng lảng tránh nhìn trực tiếp. Do vậy, nhân viên CTXH
không nên nhìn lâu, nhìn chằm chằm thân chủ mà đôi lúc nên nhìn qua chỗ khác. Chị
Tấm có tính cách nhút nhát, cam chịu đến mức giấu diếm không nói cho ai khi bị mắng
chửi, đánh đập; thì việc giao tiếp bằng mắt với thân chủ nhân viên CTXH cần chú ý vì
có thể sự chú ý quan sát của nhân viên lại khiến cho thân chủ thu mình, không muốn
chia sẻ.
- Giọng nói: Giọng nói của nhân viên CTXH nên phù hợp với lời nói hay những
biểu hiện được dùng, hạn chế ngắt lời khi thân chủ đang nói.
Chú ý lắng nghe âm lượng và trọng âm thân chủ sử dụng khi mô tả vấn đề vì những
yếu tố này thường dẫn đến sự hiểu thấu đáo vấn đề bên trong sự việc.
- Cử chỉ, điệu bộ: Nhân viên CTXH nên ngồi góc 45 độ với thân chủ, khuyến khích
thân chủ bằng cách gật đầu hay dung các cụm từ như “thế à, à…”, hay vỗ nhẹ vai, tay
khi thân chủ quá xúc động. Tư thế ngồi của nhân viên CTXH là tư thế ngồi hơi vươn về
phía trước, hướng tầm mắt tới khách hang những không quá tập trung. Nét mặt của
Nhân viên CTXH cần phù hợp với câu chuyện của thân chủ, khi thân chủ kể về những
sợ hãi, nỗi đau khi bị chồng đánh thì Nhân viên CTXH hãy lắng xuống và tỏ ra hiểu,
quan tâm với chị Tấm.
- Thân chủ phải được cảm thấy họ đang được quan tâm theo cách không bị định
kiến, bị phê phán, chỉ trích và như vậy họ càng cởi mở. Nhân viên CTXH có thể thể
hiện lắng nghe có thấu cảm Nhân viên CTXH có thể sự dụng công thức sau: Hãy bắt
đầu bằng câu “Chị cảm thấy…” tiếp theo và việc đưa vào từ chỉ cảm giác mà thân chủ
đang nói tới, cảm giác nhân viên XH nghĩ thân chủ đang có. Khi thân chủ đã nói ra cảm
xúc, nhân viên hãy nói “bởi vì…”, sau đó lại điền vào câu chuyện của khách hàng đi
kèm với cảm xúc đó. Với chị Tấm, Nhân viên CTXH có sử dụng công thức đó “Chị
Tấm, chị đang cảm thấy đau và sợ hãi vì mỗi lần sau rượu chồng lại đánh chị”
Bước 2: Thăm dò, đánh giá

1. Thu thập thông tin về thân chủ
1.1. Thân chủ
Họ và tên: Nguyễn Thị Tấm
Giới tính: Nữ
Tuổi: 33
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chỗ ở hiện nay: Thôn Hòe, Xã Kiên Lao, Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
1.2.Thành phần gia đình
Stt Họ và tên Tuổi Quan hệ với đối tượng Nghề nghiệp
1 Hoàng Văn Vua 37 Chồng Thất nghiệp
2
2 Hoàng Thị Bảo Thy 14 Con gái Làm ruộng
3 Hoàng Thị Hồng 12 Con gái Học sinh
4 Hoàng Thị Cúc 12 Con gái Học sinh
5 Nguyễn Thị Thái 76 Mẹ chồng ở nhà
=> Nhận xét: Gia đình chị Tấm có 3 con gái, chồng chị lại đang thất nghiệp nên là
gia đình đông người nhưng thu nhập thấp. Vì gia đình nghèo nên các con không được tạo
điều kiện học hành.
2. Xác định vấn đề
Cây vấn đề:
Nhận xét cây vấn đề:
- Vấn đề cốt lõi: Chị Tấm bị chồng bạo lực gia đình nhưng vẫn im lặng chịu đựng do thiếu
hiểu biết về bạo lực gia đình
- Nguyên nhân vấn đề: do nhiều nguyên nhân nhưng
+ Trước hết là do tư tưởng của chị chưa đúng đắn. Chị cứ nghĩ làm vợ là phải biết hy sinh
và chồng con và chịu đựng tất cả các hành vi của chồng mà không biết đó là những hành vi
bạo lực sai trái.
+ Thứ hai là do trình độ học vấn của chị chưa cao, chị không có điều kiện tiếp xúc với xã

hội bên ngoài nên không tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất về quyền phụ nữ cũng
như về bạo lực gia đình.
+ Thứ ba là do các phương tiện truyền thông ở địa phương hoạt động kém hiệu quả, không
cung cấp được cho chị những thông tin cơ bản nhất về bạo lực gia
đình. Chính quyền, cơ quan, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này.
+ Nguyên nhân về kinh tế, tâm lý: Do anh Vua mất việc, gia đình lại đông người nên chi
phí sinh hoạt cần nhiều hơn, trong khi thì nguồn thu nhập giảm sút. Do vậy gây nên tâm lý
chán trường, bất lực của anh Vua, từ đó tìm đến cờ bạc, rượu chè say xỉn… dẫn tới hành vi
chửi mắng, đánh đập chị Tấm.
+ Nguyên nhân về tính cách: Anh Vua vì vợ không sinh được con trai mà chửi mắng chị
Tấm, có khi con không cho ăn cơm. Vì mất việc mà anh tìm đến cờ bạc, rượu chè say xỉn…
dẫn tới hành vi bạo lực thế chất và tinh thần với vợ mình. Từ đó, ta có thể đánh giá anh
Thiếu kiến thức về BLGĐ
Tư tưởng của chị
không đúng đắn
Trình độ học vấn
chưa cao
Phương tiện truyền
thông yếu, kém
Hi
sinh vì
chồng
con
Có tư
tưởng
"xấu
chàng
hổ ai"
Học
hết lớp

6
Chính
quyền
không
quan
tâm
Hội phụ
nữ hoạt
động
yếu
Bị chồng BLGĐ mà không biết
3
Vua là người có tính cách gia trưởng, tư tưởng “trọng nam kinh nữ” nặng nề, không có
trách nhiệm với vợ con, tính nóng nảy đến mức dữ dằn.
3. Đánh giá tâm lý
3.1. Lịch sử cá nhân và đánh giá dựa trên Thuyết Tâm lý học về cái tôi
Do gia đình khó khăn, đông anh chị em nên Chị Tấm mới học hết lớp 6. Sau đó, chị
lấy chồng rồi sinh con. Công việc hàng ngày của chị chỉ quanh quẩn là làm nông và việc
gia đình nên không có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới về bình đẳng.
Do bản tính hiền lành, chăm chỉ nhưng nhút nhát, ít giao tiếp nên mối quan hệ của chị càng
hạn hẹp, do vậy khi bị bạo lực gia đình chị cũng biết.
Nhân viên CTXH có thể sử dụng lý luận của Erik Erikson (1963), trong đó ông phân sự
trưởng thành của con người bao gồm 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn ông xác định một trở ngại
thật sự mà mỗi cá nhân phải vượt qua để đạt được một cái tôi lành mạnh. Trong 8 giai đoạn
Erikson đưa ra, chị Tấm ở trong giai đoạn tuổi trung niên, giai đoạn này chủ yếu hướng đến
giá trị chăm sóc, tuy nhiên mâu thuẫn ở giai đoạn này là sự mâu thẫn giữa sự năng động và
trì trệ. Chị dễ trải qua khủng hoảng giữa cuộc đời và hồ nghi về những giá trị căn bản theo
đuổi bấy lâu nay.
Đặc biệt, chị Tấm là người có tính cách hiền lành, chăm chỉ nhưng nhút nhát, ít giao
tiếp với người khác. Chị chỉ quần quật việc nhà cửa, đồng áng, chăm sóc con cái và mẹ

chồng già yếu, mà ít quan tâm đến bản thân, ít giao tiếp với mọi người. Do vậy, khi chị
chồng mắng chửi và đánh thì chị sợ hãi và đau đớn. Dường như chị tấm cam chịu một
mình, không chia sẻ cùng ai và cũng không biết ai để chia sẻ. Bị chồng đánh mắng không
chỉ đăm ba lần, song chị Tấm không có cơ chế phòng vệ ban đầu là chối bỏ sau là cam
chịu. Chị bị mắng, đánh hết lần nọ đến lần kia nhưng chỉ biết nhẫn nhịn, cam chịu và không
có phản kháng gì.
3.2 Đánh giá dựa trên Thuyết hành vi
Nhân viên CTXH sử dụng các phương pháp của Thuyết hành vi như sau: Phương
pháp quan sát tự nhiên trong đánh giá về hành vi là phương pháp trực tiếp nhất. Nhân viên
CTXH quan sát khách hang trong môi trường tự nhiên của thân chủ và không can thiệp hay
ngát quãng. Nhân viên CTXH quan sát hành vi của Thân chủ trong các môi trường của họ:
nhà ở, nơi làm việc, sinh hoạt, giao tiếp… để có thể thu thập những thông tin cung cấp cho
quá trình đánh giá.
Ngoài ra, Nhân viên CTXH có thể sử dụng thêm phương pháp quan sát luận suy,
đây là phương pháp đánh giá nhằm tái tạo lại càng sát thực tế càng tốt. Nhân viên CTXH
hướng dẫn thân chủ đóng kịch, phân vai về tình huống nhất định nào đó và hàm ý về cách
họ sẽ cư xử. Từ đó, thân chủ có khả năng thay đổi hay định hướng sự thay đổi hành vi,
nhằm tác động tích cực tới khách hàng, đồng thời nhân viên CTXH thu thập được những
chi tiết cho sự đánh giá. Nhân viên CTXH có thể hướng dẫn Chị Tấm đóng một tình huống
nhỏ về bạo hành trong gia đình chị và từ đó tác động đến hành vi hiện thời của chị.
3.3 Lịch sử văn hóa và tinh thần:
Nền văn hóa Việt Nam bên cạnh những điểm tinh hoa cần giữ gìn thì văn hóa Việt
Nam cũng mang trong nó sự cổ hủ, lạc hậu qua nhiều thế hệ đến nay vẫn còn vương vấn.
Tư trưởng phải có cháu trai để “nối dõi tông đường” đã đè nặng lên đôi vai của những
người phụ nữ làm vợ làm mẹ. Tư tưởng đó đã dẫn đến suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”,
người chồng có thể làm bất cứ điều gì đối với vợ mình, cách đối xử như “người trên” đối
với “người dưới”. Chị Tấm là một trong những người phụ nữ bị đối xử như vậy. Chỉ vì
không sinh được con trai, chỉ vì chị là vợ - phụ nữ chân yếu tay mềm, là “người dưới” mà
chị bị chửi mắng, bị đánh đập.
4

4. Biểu đồ phả hệ
=> Nhận xét:
Qua sơ đồ phả hệ ta thấy Chị Tấm kết hôn với anh Vua sinh được ba cô con gái.
Quan hệ giữa vợ chồng, anh chị rất mâu thuẫn do chị không sinh được con trai, còn anh
Vua bản chất là người gia trưởng nên anh vẫn còn mang nặng tư tưởng “ trọng nam khinh
nữ”, chỉ thích có con trai. Hơn nữa a Vua lại là con trưởng trong gia đình nên a luôn khát
khao có được con trai để nối dõi tông đường, sau này hương khói cho các cụ. Do thất
nghiệp nên a Vua thường xuyên mượn rượu để về nhà quát mắng, đánh đập chị Tấm, a đổ
hết lỗi lên chị Tấm, trách mắng chị không biết đẻ. Do bàn tính cam chịu nên chị Tấm
thường có suy nghĩ chồng say nên mới thế nên hàng ngày chị vẫn chịu đựng những trận
đòn roi của chồng, vẫn lầm lũi làm việc kiếm tiền nuôi cả gia đình mà không hề biết rằng
bản thân chị đang bị bạo lực thể chất từ phía người chồng.
Chị Tấm có quan hệ rất tốt với mẹ chồng và bà cụ cũng rất yêu thương chị và các
cháu.
Chị quan tâm hết mực đến các con và các con cũng lo lắng, chăm chỉ và rất thương
mẹ.
Có thể nhận thấy gia đình anh chị thường xuyên có mâu thuẫn, mỗi khi say rượu
anh Vua lại về nhà trút giận lên vợ, đánh đập chửi mắng chị Tấm, anh đổ hết mọi tội lỗi lên
người vợ của mình.
5. Biểu đồ sinh thái
Mẹ
chồn
g
Vua
Tấm

c
Hồn
g
Th

y
Chú thích:
Nam

Nữ
Quan hệ 2 chiều
Quan hệ mâu
thuẫn
5
 Nhận xét: Qua biểu đồ sinh thái ta có nhận xét như sau:
Gia đình chị Tấm có mối quan hệ tương tác với Hệ thống pháp luật, chính sách xã
hội nhưng chỉ là mối quan hệ tương tác thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật nhưng
chưa được sự quan tâm của 2 hệ thống này tới những vấn đề của gia đình chị như: bạo lực
gia đình.
Gia đình chị Tấm có mối quan hệ xa cách với hàng xóm vì họ luôn mỉa mai vì gia
đình chị không có con trai.
Gia đình chị Tấm có mối quan hệ xa cách với hệ thống việc làm, hội nông dân. Gia
đình chị cũng chưa tìm đến sự trợ giúp của các tổ chức này.
Hội phụ nữ có tương tác xa cách với gia đình chị Tấm mặc dù gia đình chị nhất là
chị Tấm đang rất cần sự can thiệp của hội phụ nữ. Và chị Tấm cũng chưa hề tìm kiếm sự
trợ giúp của Hội phụ nữ bởi chị cũng chưa biết chính mình đang bị bạo lực gia đình.
Gia đình mở rộng có mối tương tác hai chiều với gia đình chị Tấm. Mẹ chồng chị
Tấm thương con cháu nhưng lại già yếu. Gia đình chị Tấm có trách nhiệm chăm sóc, phụng
duỡng bà. Chị Tấm chưa tìm đến sự trợ giúp của mẹ chồng về việc giải quyết vấn đề bản
thân bị bạo lực gia đình.
Bước 3: Lập kế hoạch và ký kết văn bản
6
Vua
Tấm


c
Hồn
g
Th
y
Hàng
xóm
Hội phụ nữ
Hệ thống
pháp luật
Việc làm
Chính
sách XH
Hội
nông
dân
Gia đình
mở rộng
ST
T
Mục tiêu theo
ưu tiên của
Nguồn lực
Lý thuyết/ kỹ
năng sử dụng
Thời
gian
Kết quả mong
đợi
Bên

trong
Bên ngoài
1 Chị T không bị
còn chồng bạo
lực
Chị T,
con gái
chị T,
mẹ
chồng
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên,
chính quyền xã
Thuyết Hành
vi, kỹ năng
giảm thiểu
giận giữ
3 tuần Chị T không còn
bị chồng đánh
chửi, được chồng
tôn trọng
2 Chị T không
cần phải cố
sinh con trai
Chị T,
con gái
chị T,
mẹ

chồng
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Phụ nữ, chính
quyền xã
Thuyết Hành
vi, thuyết
phân tâm, kỹ
năng thuyết
phục, kỹ năng
tham vấn
4 tuần Chồng chị T
không ép chị tiếp
tục sinh con và
phải sinh được
con trai
3 Anh Vua bỏ cờ
bạc, rượu chè
Anh
Vua
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Nông dân, đại
diện Xã
Thuyết Phân
tâm, kỹ năng
tạo mối quan
hệ, kỹ năng
thuyết phục
1 tuần Anh Vua từ bỏ

cờ bạc, rượu chè
4 Anh Vua và
gia đình được
hỗ trợ vay vốn
để phát triển
mô hình chăn
nuôi
Anh
Vua và
gia đình
NVCTXH,
hàng xóm,
Ngân hàng
chính sách xã
hội, chính
quyền xã
Kỹ năng
thuyết phục,
thuyết hành
vi, kỹ năng tư
vấn
2 tuần Anh Vua và gia
đình được hỗ trợ
vay vốn tiếp tục
phát triển mô
hình chăn nuôi
5 Chị T được
bình đẳng
trong gia đình
Anh

Vua, chị
T, con
gái, mẹ
chồng
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Phụ nữ
Thuyết Phân
tâm, Thuyết
hành vi, tham
vấn.
6 tuần Chị T được bình
đẳng trong gia
đình trên mọi
lĩnh vực
Bước 4: Can thiệp
STT Mục
tiêu
Hoạt động Người thực
hiện
Hình thức, biện
pháp thực hiện
Kết quả
1 Chị T
không
còn bị
chồng
bạo
lực
Hòa giải ngay

tức khắc để anh
V không tiếp
tục đánh chị T
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
và gia đình
chị T
Tư vấn tại chỗ. Có
sự can thiệp của
chính quyền
Anh V cam kết
không có hành vi
bạo lực với chị T
nữa
Kết nối chị T
với trung tâm y
tế
NVCTXH
và gia đình
chị T
NVXH giới thiệu chị
T đến trung tâm y tế
tại địa phương
Chị được kiểm tra
sức khỏe 1 cách toàn
diện
Hỗ trợ chị T và
các thành viên
khác trong gia
đình một số

NVCTXH
và gia đình
chị T
Tư vấn, giáo dục qua
các buổi nói chuyện
tại nhà, tham gia các
lớp kỹ năng, tham
Anh V, Chị T, con
gái chị T và mẹ
chồng chị T nhận
biết được những dấu
7
phương thức
chống đỡ khi bị
BLGĐ
gia họp phụ nữ về
BLGĐ
hiện của BLGĐ và
có được một số kỹ
năng để phòng tránh
cũng như ứng phó
khi BLGĐ xảy ra
Nâng cao kiến
thức về luật
pháp cho anh V
trong vấn đề
BLGĐ, gây
thương tích
NVCTXH,
đại diện Xã,

anh V
Tư vấn,
giáo dục cùng với
đại diện chính quyền
Anh V được trang bị
kiến thức về Luật
Phòng chống BLGĐ,
ý thức được hành vi
của bản thân
Tuyên truyền để
chị T được sự
bảo vệ của gia
đình, cộng đồng
và luật pháp
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội phụ nữ.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Gia đình, cộng đồng
có ý thức trong việc
cùng tham gia phòng
chống BLGĐ
2 Chị T
không
cần
phải
cố

gắng
sinh
con
trai
Nâng cao kiến
thức về luật hôn
nhân gia đình
cho anh V
NVCTXH,
anh V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Anh V có kiến thức
về luật hôn nhân và
gia đình
Hỗ trợ tâm lý để
chị T xóa bỏ
mặc cảm về vấn
đề không sinh
được con trai
NVCTXH,
chị T
Tham vấn tâm lý tại
chỗ. Tham vấn tâm
lý nhóm phụ nữ.
Cho chị T tham gia
một số buổi hội thảo,

nói nói chuyện về
vấn đề này
Chị T không còn
mặc cảm về vấn đề
không sinh được con
trai
Tuyên truyền về
bình đẳng giới
cho anh V, chị
T và con cái
NVCTXH,
Hội Phụ nữ,
gia đình anh
V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ. Đến nói
chuyện tại gia đình.
Phát tờ rơi
Chị T và gia đình có
kiến thức về Luật
bình đẳng giới, hiểu
được trách nhiệm
của mình trong việc
thực hiện Luật bình
đẳng giới
Tuyên truyền để
chị T được sự
ủng hộ của gia

đình, cộng đồng
và luật pháp
NVCTXH,
Hội Phụ nữ,
chị T
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ, chính
quyền địa phương.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Gia đình, cộng đồng
có ý thức về Luật
bình đẳng giới cũng
như ý thức được
trách nhiệm của
mình trong việc thực
hiện Luật bình đẳng
giới
3 Anh
V
không
cờ
bạc
rượu
Nâng cao kiến
thức về tác hại
của rượu chè,
cờ bạc cho anh

Vua
NVCTXH,
anh V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Anh V nhận thức
được tác hại của
rượu chè, cờ bạc đến
bản thân và gia đình
8
Nâng cao kiến
thức về luật
pháp về tệ nạn
cờ bạc cho anh
Vua
NVXH Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
chính quyền. Đến
nói chuyện tại gia
đình. Phát tờ rơi
Anh V có kiến thức
về Luật phòng chống
tệ nạn xã hội từ đó ý
thức được trách
nhiệm của bản thân
4 Anh

Vua
và gia
đình
được
hỗ trợ
vay
vốn
để
phát
triển

hình
chăn
nuôi
Giúp anh V vay
vốn để tiếp tục
mô hình chăn
nuôi
NVCTXH,
anh V, Ngân
hàng chính
sách xã hội
địa địa
phương
Vận động chính
quyền địa phương,
Ngân hàng chính
sách xã hội, ngân
hàng Nông nghiệp
và phát triển nông

dân, và hội nông dân
cho vay vốn
Anh Vua được vay
vốn để chăn nuôi
Giúp anh V
được hỗ trợ về
kỹ thuật trong
chăn nuôi
NVCTXH,
Sở Nông
nghiệp và
Phát triển
nông thôn
địa phương
Vận động chính
quyền địa phương,
Sở nông nghiệp địa
phương và hội nông
dân hỗ trợ kĩ thuật,
làm mẫu
Anh Vua được hỗ
trợ về kỹ thuật trong
chăn nuôi
5 Chị T
được
đối xử
bình
đẳng
trong
gia

đình
Giúp chị T và
gia đình nâng
cao kiến thức về
hôn nhân, bình
đẳng giới,
BLGĐ
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
địa phương,
gia đình anh
V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ, chính
quyền xã. Đến nói
chuyện tại gia đình.
Phát tờ rơi.
Chị T có kiến thức
về Luật Hôn nhân và
gia đình, Luật Bình
đẳng giới. Ý thức
được vai trò trách
nhiệm của người phụ
nữ trong gia đình
hiện nay
Giúp gia đình
anh V và cộng
đồng có kiến

thức về bình
đẳng giới,
BLGĐ
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
địa phương,
gia đình anh
V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ, chính
quyền xã. Đến nói
chuyện tại gia đình.
Có buổi hội thảo địa
phương. Phát tờ rơi
Gia đình anh V và
cộng đồn có kiến
thức về bình đẳng
giới, về vai trò, vị trí
của người phụ nữ
trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
Bước 5: Đánh giá
Với khoảng thời gian thực hành công tác xã hội cá nhân không dài nhưng với trách
nhiệm của nhân viên xã hội nhóm 2 đã vận dụng được cơ bản những kiến thức của chuyên
ngành mình được học vào trong qúa trình thực hành giúp đỡ đối tượng. Bước đầu đã thu
được những kết quả khả quan đó là thân chủ của mình đã có nhiều tiến bộ,có những kiến
thức đúng đắn và cơ bản nhất về bạo lực gia đình, có sự nâng cao và thay đổi trong nhận
thức về vấn đề bạo lực gia đình cũng như biết cách đối phó với bạo lực gia đình. Tuy nhiên

do kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình làm việc chưa vận dụng được các lý thuyết
vào việc thực hành.
9
1- Về phía đối tượng:
* Mặt đạt được:
- Được cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bạo lực gia đình.
- Thể hiện sự quyết tâm thay đổi.
* Mặt tồn tại:
- Trình độ còn hạn chế nên tiếp thu thông tin chưa nhanh nhạy.
2 - Về phía nhân viên xã hội
- Đã vận dụng được những kiến thức được học vào trong quá trình thực hành trợ giúp đối
tượng.
- Vận dụng có hiệu quả lý thuyết hành vi vào quá trình làm việc với thân chủ.
- Đã tự tin trong khi làm việc với các thành viên đại diện
- Đã sử dụng các kỹ năng của ngành trong quá trình làm việc
Tuy nhiên còn có nhiều vội vã trong khi gặp một số đại diện của thân chủ, sử dụng
các kỹ năng chưa linh hoạt khi làm việc, còn rơi vào thế bị động, lúng túng khi làm việc với
đối tượng.
Bước 6: Kết thúc
Trong quá trình thực hiện các bước, nhóm luôn tiến hành đánh giá sau mỗi buổi làm
việc, quan sát các buổi tiếp xúc với đối tượng thấy bước đầu đã thực hiện được các mục
tiêu đặt ra ban đầu và nhận thấy sự chuyển biến tích cực từ phía thân chủ. Sau khi kết thúc
các bước trị liêu tôi đã tiến hành gặp gỡ thân chủ và một số đối tượng liên quan để tiến
hành lượng giá và nhận thấy thân chủ đã đạt được mục đích ban đầu đề ra đó là thay đổi
nhận thức, thái độ, suy nghĩ và có những kiến thức cơ bản về bạo lực gia đình.
Phúc trình
Mục đích: Đánh giá lại kết quả
Thời gian: 10h sáng ngày 17 tháng 09 năm 2013
Địa điểm: Tại nhà chị Tấm
Thành phần: Bà Thái, chị Tấm và em Thy con gái cả của chị T

Nội dung hoạt động Kỹ năng sử dụng Nhận xét
Do đã có sự báo trước nên hôm nay có mặt đông đủ
mọi người ở nhà.
- NVXH: Sau một thời gian triển khai công việc giúp
đỡ chị T, hôm nay cháu muốn mọi người cùng đánh
giá lại những việc đã đạt được cũng như những gì mà
chúng ta chưa thực hiện được. Chúng ta nên nhấn
mạnh đến tiêu chí giúp cho chị T nâng cao được nhận
thức về bạo lực gia đình và thay đổi những suy nghĩ
của mình. Trước hết là bà được không ạ?
- Bà Thái: Bà thấy cái T đã thay đổi hoàn toàn về suy
nghĩ, nó không còn mặc cảm hay thấy có lỗi nữa, biết
tự bảo vệ mình và nhất là đã có những kiến thức nhất
định về bạo lực gia đình.
- NVXH: Thế còn Hoa thì sao? Em có thể nói cho chị
biết suy nghĩ của em không?
- Thy: (Cười) Em thấy mẹ em thay đổi suy nghĩ rất
nhiều và em thích mẹ em như bây giờ hơn.
- NVXH: Cháu xin cảm ơn ý kiến của bà và của em
Hoa, nếu không có sự giúp đỡ của bà và em thì chúng
ta sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra như ngày hôm
nay đâu ạ. Như vậy chị T đã có sự thay đổi về nhận
thưc theo một chiều hướng tích cực, và đó là một điều
tốt đúng không ạ?
Sử dụng kỹ năng
lãnh đạo, điều
phối, đi vào vấn
đề chính
Kỹ năng đặt câu
hỏi

Im lặng
lắng nghe

10
- Bà Thái: Đúng đấy, bà cũng chỉ mong nó nghĩ được
như thế này thôi.
-NVXH: Chị T à! Bà và em đã chia sẻ suy nghĩ của
mình. Còn chị thì sao ạ? Chị có thể chia sẻ cho mọi
người biết được không?
- Chị Tấm: (Ngại ngùng) Chị thật sự rất biết ơn mọi
người, nhất là mẹ chồng chị đã thương chị nhiều như
thế.
- NVXH: Vậy là chị cũng đã khẳng định sự thay đổi
đối với bản thân mình là cần thiết đúng không ạ?
- Chị T: Ừ! Chị nghĩ điều dó thật sự có ý nghĩa đối
với chị.
- NVXH: Vậy em mong là với ngững nguồn thông tin
mà em đã cung cấp cho chị thì chị sẽ giải quyết được
vấn đề của mình trong tương lai. Em tin chị sẽ làm
được.
Trong thời gian qua nhờ sự giúp đỡ của mọi người
mà mục tiêu của chúng ta đã cơ bản đạt được. Tuy
nhiên thời gian tới nhóm cháu sẽ kết thúc công việc
thực tế tại địa phương nhưng cháu hy vọng mọi người
vẫn luôn quan tâm tới chị T và giúp đỡ chị.
Cháu rất cảm ơn sự có mặt của mọi người trong buổi
làm việc ngày hôm nay và cả trong thời gian qua.
Cháu rất mong mọi người sẽ luôn nhớ tới cháu nhé!
- Chị T : Chị rất cảm ơn em đã giúp gia đình chị rất
nhiều, chúc em về trường học tập tốt nhé, khi nào có

thời gian thì về thăm bà thăm anh chị và các cháu
nhé!
- Bà Thái: đúng đấy khi nào rảnh rỗi nhớ về thăm bà
nhé!
- NVXH: dạ vâng ah. Nhất định cháu sẽ về thăm mọi
người. Bà nhớ ăn nhiều và giữ gìn sức khoẻ bà nhé!
- E Thy: Chị về rồi em và mọi người sẽ rất nhớ chị
đấy, chị đừng bao giờ quên chúng em nhé!
- NVXH: uh. chị biết rồi. Chị cũng sẽ rất nhớ các em,
em hoa nhứo chăm ngoan, phải biết nghe lời mẹ biết
chưa?
- NVXH: Dạ, thời gian cũng muộn rồi vậy cháu xin
phép bà và chị cháu về đây ah.
Đặt câu hỏi xoay
vòng
Kỹnăng tóm
lược vấn đề,
khích lệ, động
viên
Khích lệ
Kỹ năng tóm
lược và kết thúc
vấn đề
Sẵn sàng
chia sẻ
Chia sẻ, vui
mừng
Đồng quan
điểm
Chia sẻ thật

lòng.
Mọi người
lắng nghe
và phấn
khởi khi
chị T có sự
thay đổi
11
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình hiện nay không đơn thuần là bạo hành về thể xác, người phụ nữ
phải chịu những trận đòn roi oan nghiệt của chồng, để lại những vết thương trên da thịt. Đó
là cách của kẻ “phàm phu tục tử”. Đối với những ông chồng “học rộng tài cao” thì lại có
cách “dạy vợ” văn minh hơn, kín tiếng nhưng lại vô cùng thâm thuý. Đó là bạo hành về
tinh thần, chửi bới, lăng mạ, xỉ nhục, gây ức chế…nó không để lại vết thương trên cơ thể,
nhưng lại làm cho người phụ nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiêm
trọng đến thần kinh và thể xác.
Hiện nay, nhiều ông chồng vẫn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên
có mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không
sao. Vì bị chồng ức hiếp mọi bề nên có người bị chồng đánh nhiều lần nhưng không dám đi
tố cáo vì sợ bị đuổi ra khỏi nhà, sợ về nhà lại bị đánh nhiều hơn, sợ bị gia đình chồng ghẻ
lạnh. Nói tóm lại, những người vợ như thế là những người phải cam chịu sự yếm thế hoàn
toàn. Hay thiển cận hơn, họ cho rằng xung đột gia đình mà đi trình báo là tự “vạch áo cho
người xem lưng”…
Một gia đình hạnh phúc luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Người đàn ông trong
gia đình cùng với người vợ chung tay xây dựng mái ấm gia đình và nói không với bạo lực,
vî chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, coi “chuyện
bình thường” là những câu chuyện người chồng cũng biết phụ vợ đi chợ nấu cơm, thay tã
cho con, dọn dẹp nhà cửa, người chồng không trăng hoa, ngoại tình, không còn những
người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà
những người gây ra nó không ai khác là chồng mình, những mầm non không phải chứng

kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong
một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề. Và phụ
nữ luôn được mệnh danh là phái yếu, vậy tại sao chúng ta lại không cùng chung tay bảo vệ
cho người phụ nữ khỏi những đòn roi vô cớ, những mắng nhiếc chửi bới từ phía người
chồng. Nhóm 2 xin được gửi tới cô và các bạn học viên trong lớp thông điệp: “ bạo lực
không phải là sức mạnh của đàn ông”.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Lý thuyết Công tác xã hội – Tác giả Dr Catherine Medina.
2. Lý thuyết và Thực hành Công tác xã hội – Tác giả Trần Đình Tuấn.
13

×