Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại vinh sơn_ việt long – sóc sơn – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.32 KB, 58 trang )

[Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box
anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.]

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
khoa
***
kho¸ luËn tèt nghiÖp
Đề tài:
“ Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo
mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội”
Người thực hiện :
Lớp : NTTS – K52
Người hướng dẫn : 1.
2.
3.
Bộ môn:
Khoa
Hà Nội 2014


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào hai
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây khi mà đời sống được
nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm chất lượng. Ngành chăn nuôi lợn cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Ngành chăn nuôi lợn từ rất lâu đời được coi là nghề truyền thống trong
sản xuất nông nghiệp của nước ta. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, chăn nuôi lợn ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về qui mô và số lượng,
chuyển đổi cách chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại khép kín. Hình thức


chăn nuôi này cho phép chăn nuôi với số lượng lớn và được đầu tư hơn cả về
thức ăn, con giống, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc từ đó góp phần giảm tình hình
dịch bệnh đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Bên cạnh sự phát triển trên, thì thực tế vẫn tồn tại đó là nhiều năm nay ở các
cơ sở chăn nuôi nông hộ vẫn thường xuyên xuất hiện một số bệnh gây thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế, một trong số các bệnh gây thiệt hại lớn là bệnh lợn con
phân trắng. Mặc dù bệnh lợn con phân trắng không có tỷ lệ chết cao nhưng sau
khi lợn con khỏi bệnh thường còi cọc, giảm khả năng tăng trọng, gây thiệt hại
lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi,
hạn chế tình hình dịch bệnh đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng . Chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn
lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn –
Hà Nội”.


1.2 MỤC ĐÍCH
-Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con ỉa phân trắng của trại lợn Việt Long
-Sóc Sơn- Hà Nội.
-Thử nghiệm và so sánh tác dụng điều trị bệnh lợn con phân trắng của ba
loại thuốc dùng tại trại.


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Bệnh phân trắng lợn con rất hay gặp trong chăn nuôi lợn bệnh xảy ra trên
khắp cả nước cũng như trên thế giới. Bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành
chăn nuôi lợn. Bệnh đã làm giảm khả khả năng tăng trọng còi cọc chậm lớn, lợn
con dễ bị suy kiệt rồi chết gây thiệt hại kinh tế cao.

2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, bệnh phân trắng lợn con đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các
cơ sở chăn nuôi tập trung.
Năm 1962, Hùng Cao đã nhận xét bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những
nơi chăn nuôi tập chung, bệnh phát mạnh vào mùa đông sang hè ( từ tháng 11
đến tháng 5 ) khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng sang lạnh )
Đào Trọng Đạt và cộng sự (1964) nhận định nguyên nhân gây bệnh do ảnh
hưởng các nhân tố bên ngoài (sự thay đổi thời tiết đột ngột lợn con bị lạnh thức
ăn lợn mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt …) gây rối
loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Năm 1970, Nguyễn Vĩnh Phước kết hợp với xí nghiệp thuốc thú y phân lập
và giám định E.coli trong bệnh bợn con tiêu chảy ở Quang Trung, Kiều Thị,Cầu
Ngãi, Yên Sở. Đến năm 1974 ông đã xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng
lợn con xảy ra ở mọi lưá tuổi và ở lợn sơ sinh
Năm 1966, Cù Xuân Dần nghiên cứu một chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của
lợn bệnh và so sánh với lợn bình thường.
Nguyễn Văn Lượng 1963 bệnh lợn con ỉa phân trắng là do thiếu nguyên tố
vi lượng nên khi ông dùng hợp chất như đồng, sắt bổ xung cho lợn mẹ và lợn
con thì khỏi bệnh.


Năm 1977 Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ cho rằng bệnh lợn con ỉa phân
trắng là do hiện tượng loạn khuẩn.
Sử An Ninh và cộng sự 1981 cho rằng : nguyên nhân phân phản ứng thích
nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về hàm
lượng một số thành phần trong máu như đường huyết, sắt, kali, natri,…
Năm 1996 Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho khi theo dõi tính kháng thuốc của
E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng cho biết: số chủng E.coli kháng thuốc từ
năm 1978 đến 1988 tăng khá mạnh, nhất là các loại kháng sinh
Chloramphenicol, Tetracyline.

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bệnh lợn con phân trắng đã xảy ra từ rất lâu và đã co mặt ở khắp nơi trên thế
giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và
biện pháp phòng trị bệnh.
Theo Bakhtin A.G (1956) Nguyên nhân gây bệnh lợn con phân trắng chủ
yếu do vệ sinh chuồng trại, chăm sóc quản lý kém, thức ăn thiếu chất dinh
dưỡng .
Cùng với việc phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli thì
việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy ở lợn cũng
được quan tâm.
Năm 1979, Zơiway công bố đầu tiên nghiên cứu về sai sót trong chăn nuôi
gia súc non và ảnh hưởng của khí hậu của thời tiết gây nên ỉa chảy ở gia súc
non, trong đó có ỉa chảy ở lợn.
Năm 1939, Maningo nghiên cứu về bệnh đã cho rằng nguyên nhân gây ra
bệnh phân trắng lợn con là do thiếu khoáng và vitamin.
Năm 1964, Samdrs, Stervens, Saika ở Anh đã xác định ở lợn hai tuần tuổi
đều thấy co E.coli trong mẫu phân. Ở Cộng hoà dân chủ đức đã khẳng định
kháng nguyên K88 đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh phân
trắng lợn con.


2.2. Đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con
Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan bộ phận cơ thể
đặc biệt là hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh
hưởng rất lớn đến cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều
kiện ngoại cảnh và cùng với vi sinh vật có trong đường tiêu hoá như E.coli,
salmonella, protzoa…nhân cơ hội này đã phát triển mạnh mẽ trong ruột của lợn
con. Vì vậy, đã làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vât có lợi và vi sinh vật có hại,
khi sức đề kháng của con vật giảm đã tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát
triển mạnh mẽ đẻ gây bệnh. Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra được bệnh,

chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhân cơ hội
này phát triển làm con vật ỉa chảy nặng.
Các yếu tố liên quan gián tiếp là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột làm mất cân bằng trong cơ thể, quá trình
tiêu hoá bị rối loạn dẫn đến quá trình loạn khuẩn trong đương tiêu hoá. Đây Là
môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng cũng
như độc lực gây bệnh.
2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của gia súc non.
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát
triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Nhưng
cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do một số mem tiêu hoá
thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở ba tuần tuổi đầu.
Lúc đầu ở dạ dày có nồng độ ion H
+
rất thấp, thậm chí không có , khả năng
diệt trùng rất thấp, sau một thời gian bú sữa mẹ làm nồng độ HCL bắt đầu tăng
lên. Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triển và khả năng tiêu hoá tốt hơn.
Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giai đoạn
lợn con theo mẹ độ PH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972)
2tuần tuổi: PH =2,82
9tuần tuổi :PH=4,96


Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh Văn
Kháng (1996), lợn con trên 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCL tự do
trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do đó việc
tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn
thiếu HCL, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của
cơ thể.
2.2.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở gia súc non

* Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli,
salmonella, shigella, klebsiella, proteus,…trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn
đường ruột “enterobacteriaceae”.
Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram âm,
sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân giác, trong
đất và thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E. coli, Samonella, shigella,
klebsiella, proteus.
Escherichia(E. coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của người
và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi. Khi có điều
kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở nên cường độc gây bệnh cho
gia súc gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại
kháng nguyên. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170
kháng nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định
kháng nguyên F.
Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotyp O
78
,K
88
gây ra ở lợn con thường làm
chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và
bại huyết.
-Salmonella (Sal): ở điều kiện thường Salmonella không gây bệnh mà có vai
trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của
cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh.


Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm ba loại:
kháng nguyên H, kháng nguyên K, kháng nguyên O.
-Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội độc
tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù và hoại tử

ruột.
-Kbsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường sinh
giáp mô. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng
nguyên O dạng S, kháng nguyên O dạng R.
-Proteus: thường kí sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít
không gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho
sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương
tại nơi cư trú.
-Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong những
tác nhân gây viêm dạ dày-ruột.
Lợn con theo mẹ thích ứng kém với môi trường: hệ thống miễn dịch chưa
phát triển, hệ thống enzim tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, dự trữ năng lượng cơ thể
rất ít, thiếu sắt, điều hoà thân nhiệt kém.
2.2.3. Đặc điểm thích nghi ở lợn con
* Hệ thống miễn dịch chưa phát triển: lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một
lượng kháng thể đặc hiệu (IgG) có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp
thu Immuglobin của sữa đầu cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ
nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh Miễn dịch chủ động được thực hiện bắt
đầu từ 3 tuần tuổi.
* Hệ thống enzim tiêu hoá chưa hoàn chỉnh: Ở lợn 15-21 ngày hệ thống
enzim chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa (chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá
protein sữa, lipaza cho lipid và lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần tuổi, hoạt tính enzim


tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ
các loại enzim tiêu hoá.
Dự trữ năng lượng rất ít: khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và
20% chỉ có lipid, còn ở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự
trữ là lipid cơ thể cồn có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen)

khoảng 1000-2000Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ
cho lợn sống khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa
sớm và giữ ấm cho lợn con. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều
được sử dụng vào việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị
mắc bệnh.
Thiếu sắt: thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do hàm lượng Hb ( hemoglobin ) dẫn
tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể.
Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là khác
nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng thay đổi. Ngoài ra gia
súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi.
Qua nghiên cứu cho thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin thấp
ở lợn con sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1-2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần và ổn định ở
lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979). Trong điều kiện nóng ẩm
thì hàm lượng Hemoglobin cũng tăng lên điều đó liên quan đến sự phân bố máu
và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đến cơ quan tạo máu.
Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức
khoẻ.
Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60-70mg ở gan), trong khi đó nhu cầu của cơ
thể lợn tới 6-7mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/ngày/con. Điều đó cho
thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau cai sữa. Do vậy việc bổ sung sắt là việc làm
rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế bệnh lợn con
phân trắng.


2.2.4. Đặc điểm về khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con
Phản ứng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các
chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh
xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ dàng do các cơ quan bảo vệ cơ
thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượng
enzim và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối

loạn trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh như E.coli,
Samonella, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh.
Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozin được tổng
hợp còn ít, khả năng thực bào với các thành phần lạ là rất kém. Vì vậy, việc cho
lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có chứa nhiều globulin miễn
dịch, những chất bảo vệ lợn con mới đẻ chống nhiễm mầm bệnh. Hai giờ sau khi
đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin miễn dịch từ
sữa đầu vào máu trong thời gian 24-36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần
đầu tiên(Trương Lăng,2007 ).
2.3. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn con
đang theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm
nhưng hay găp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh bất thường, mưa nhiệt độ và
độ ẩm cao,…cũng có nhiều nguyên nhân khác rây ra bệnh như bệnh truyền
nhiễm, bệnh kỹ sinh trùng, do các yếu tố ngoại cảnh, thức ăn thay đổi đột
ngột…
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý dặc thù của đường tiêu
hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biễn, tùy theo độ
tuổi nhất định, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà nó còn gọi
với nhiều tên khác nhau: Bệnh lợn con phân trắng, chứng khó tiêu, tiêu chảy sau
cai sữa, chứng rối loan tiêu hóa…


Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi
cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5-6 lần trở đi) và nước ở tron phân từ
75-76% trở lên được gọi là tiêu chảy. Tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên
quan đến nhiều yếu tố, cho dù là yếu tố nào đi thì hậu quả của tiêu chảy là mất
nước, chất điện giải, kiệt sức, trường hợp lợn khỏi bệnh thường còi cọc chậm
lớn do niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương làm giảm quá trình tiêu hóa hấp
thụ thức ăn, tỷ lệ tử vong tương đối cao.

Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng lâm sàng rất đa dạng, đặc điểm
là viêm dạ dày ruột ỉa chảy và gầy sút nhanh. Bệnh thường sảy ra đối với lợn
con sau khi sinh đến 45 ngày tuổi, và chủ yếu là giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1-
21 ngày tuổi. Giai đoạn này lợn con có sức đề kháng kém, dinh dưỡng phụ thuộc
hoàn toàn vào bũ sữa mẹ, thân nhiệt lợn con phụ thuộc nhiều vào yếu tố chăm
sóc, quản lý và điều kiện môi trường. Vì vậy lợn mẹ kém ăn bỏ ăn, bị hội chứng
MMA (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa…) lợn con thiếu sắt hoặc nhiệt độ không
đảm bảo đều tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa của
lợn con phát triển như E.coli, salmonella…gây rối loạn tiêu hóa và tiết dịch lên
chất đạm trong sữa cazenin không tiêu hóa được thải ra ngoài nên phân có màu
trắng.
2.3.1 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh phân trắng lợn con gây ra do các nguyên nhân tổng hợp sau:
* Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng
Nhân tố bẩm sinh: do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ,
nhất là giai đoạn có chửa, lợn mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, khóang , nhất là Fe,
CO, CA, vitaminB
12
… làm bào thai phát triển kém, do đó ấu súc mới sinh rễ bị
bệnh phân trắng lợn con.
Trong khi lợn con mới sinh ra, nguồn năng lượng từ mẹ bị mất đi đột ngột,
thân nhiệt lợn con giảm nhanh…


Trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, D, B
1
, C cao hơn rất nhiều so với sữa
thường. Ngoài ra trong sữa đầu còn có MgSO
4
có tác dụng tẩy rửa các chất cặn

bá trong đường tiêu hóa của lợn con sơ sinh làm tăng nhu động ruột, làm quá
trình tiêu hóa được thuận lợi. Đặc biệt trong sữa đầu còn có hàm lượng kháng
thể làm tăng nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa được thuận lợi. Đặc biệt trong
sữa đầu còn có hàm lượng kháng thể làm tăng nhu động ruột, làm quá trình tiêu
hóa được thuận lợi. Đặc biệt trong sữa đầu còn có hàm lượng kháng thể
globullin, vì vậy việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết để cung cấp hàm
lượng kháng thể đáng kể chống lại sự sâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh,
đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Do rối loạn trao đổi chất vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất
dinh dưỡng nhất là thiếu sắt, Khi còn bú mẹ. lợn con rất cần nước, thiếu nước
chúng sẽ uống nước bẩn…vì vậy ta không chi cho lợn con bú sữa đầy đủ mà còn
phải cung cấp đủ nước uống cho lơn con.
* Do đặc điểm sinh lý lợn con
Khi mớ sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Trong dạ dày lợn con thiếu a xit HCL (Clo hi đờ rích) nên pepsinnozen tiết ra
không chở thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu pepsin, sữa mẹ không
được tiêu hóa và bị kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
phân màu trắng (màu của cazein chưa được tiêu hóa). Hơn nữa khi mới sinh vỏ
não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do vậy nó
không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa
lượng mỡ dưới da của lợn con lúc mới sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay
đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm
này đã lý giải tại sao bệnh này lại hay sảy ra hàng loạt, ồ ạt khi khí hậu thời tiết
thay đổi thất thường.
Vì vậy ta cần bổ sung lượng sắt ít nhất là 200-250ml trên con để lợn con
tránh hiện tượng thiếu máu, trong sữa mẹ không chỉ thiếu sắt mà còn Coban,


vitamin B
12

tham gia vào quá trình tạo máu, tổng hợp một số enzim. Do đó mà
lợn con dễ bị bại huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên lợn con dễ mắc
bệnh phân trắng lợn con.
* Do vi khuẩn đường ruột
Thường là kế phát. Khi sức đề kháng của lợn con giảm, Ecoli, salmonella
phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng độc lực gây bệnh.
Trực khuẩn E.coli là một loại trực khuẩn đường ruột sống ở ruột già, suất
hiện và sinh sống ở động vật chỉ sau khi sinh ra 2 giờ và tồn tại đến khi cơ thể
động vật chết đi.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[21], Nguyễn Như Thanh và cộng sự
( 2010 )[25] bình thường E.coli cư chú ở phần sau của ruột ít khi có ở dạ dày
hay ở phần trước của ruột non. Khi sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli mới
phát triển mạnh, tăng cường độc lực và gây bệnh cho cơ thể. Các tác giả cũng
cho biết cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp có đủ cả ba loại kháng
nguyên O, H, K kháng nguyên K có ba loại L, A, B, nên E.coli có nhiều type
huyết thanh khác nhau, có ít nhất 130 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 56
kháng nguyên H.
Nhiều ngiên cứu còn quan tâm đến yếu tố bám dính, yếu tố dung huyết, khả
năng sâm nhập của vi khuẩn, khả năng kháng thuốc của E.coli. Vi khuẩn E.coli
bám dính vào các tế bào biểu mô ruột nhờ các yếu tố bám dính ở bề mặt vi
khuẩn như F
4
(K
88
), F
5
(K
99
), F
6

(K
987P
) và F
41
F
17
,F
18
hoặc một số yếu tố bám dính
khác mà cho đến nay cấu trúc của chúng vẫn chưa được xác định dõ dàng.
Chính các yếu tố bám đinh này cùng với độc tố đường ruột Sta, STb, TL đã gây
nên quá trình sinh bệnh của E.coli.
E.coli sâm nhập và lây chuyền khắp cơ thể bằng con đường tiêu hóa (ruột
non) và đường máu. Sức đề kháng của cơ thể con vật sẽ quyết định sự lây truyền
khắp cơ thể nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ.


Đào Trọng Đạt và cộng sự (1964) đã xác định được số lượng E.coli ở lợn
bệnh lớn hơn lợn khỏe.
Tại Việt Nam các nghiên cứu về vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn
nói chung cũng có nhiều tác giả quan tâm và tiến hành. Bệnh do trực khuẩn
E.coli gồm các type: O
143
, O
149
, O
141
, O
117
, O

138
, O
139
và dùng các type này để sản
suất vacxin phòng bệnh cho lợn mẹ (Nguyễn Thị Nội,1986)[17].
Theo Lê Văn Tạo và cộng sự (1993)[24], bệnh phẩm của lợn con tiêu chảy
dưới 30 ngày tuổi ở các cơ sở chăn nuôi lơn sinh sản đã thu phân được 75 chủng
E.coli thuộc 13 serotype kháng nguyên là : O
111
, O
8/6
, O
26
, O
149
,O
55

Trực khuẩn đường ruột có ở khắp mọi nơi lây lan chủ yếu bằng con đường
ăn uống ít khi qua các con đường khác. Đối với lợn bệnh, quá trình tiêu hóa thức
ăn bị rối loạn là do hiện tượng loạn khuẩn, dẫn đến lợn con bị ỉa phân trắng.
Với những lợn khỏe mạnh, E.coli chỉ cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non.
Vi khuẩn sinh axit lactic có ngay từ khi cơ thể mới sinh ra, chúng phát triển và
tăng về số lượng khống chế sự phát triển của E.coli và gây thối, đồng thời ngăn
chặn sự phát triển của các bệnh khác. Ngược lại, các loại vi khuẩn sinh axit phát
triển kém làm giảm số lượng và phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển nhanh về số lượng và độc lực,
làm biến đổi bệnh lý trong đường ruột. Khi hệ vi sinh vật mất cân bằng thi sẽ
gây ra bệnh phân trắng lợn con và các bệnh kế phát khác.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[21], Nguyễn Như Thanh (2001)[25], cấu

trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có 3 loại kháng nguyên đó là O, H, và
K.
- Kháng nguyên O (kháng nguyên thân) : là kháng nguyên vách tế bào, nó 2
đặc tính : chịu nhiệt ở 100
o
C sau 2giờ mới bị phá hủy, kháng cồn và bị phá hủy
bởi fomon 5%. Kháng nguyên O rất độc, chỉ cần 1/20mg là có thể cho chuột
nhắt chết sau 24 giờ.


- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông) : là kháng nguyên có trên lông vi
khuẩn, đó là một protit có cấu trúc miozin của cơ. Nó có đặc điển là kém bền,
kém chịu nhiệt, bị cồn và các enzim tiêu hóa protein phá hủy.
- Kháng nguyên K (kháng nguyên bề mặt) : gồm 3 loại L, A, B. Bản chất
hóa học là một loại polisaccarit bao quanh tế bào vi khuẩn. Người ta đã xác định
được 13 loại kháng nguyên K khác nhau.
E.coli không chịu được nhiệt, đun 55
o
C bị diệt trong 1 giờ, 60
o
C bị diệt trong
30 phút, đun sôi sẽ chết ngay. Các chất hóa học thông thường như axit phennic
fomon… diệt trong 5 phút. Sống ở môi trường ngoài vi khuẩn có thể tồn tại lâu
tới 4 tháng.
* Do các yếu tố ngoại cảnh trong điều kiện sinh lý bình thường có sự cân
bằng giữa sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh. Khi sức đề
kháng của cơ thể giảm thì cân bằng này mất đi làm cho cơ thể rơi vào tình trạng
bệnh lý.
Do cấu tạo, chức năng sinh lý nhiều cơ quan của gia súc nói chung và lợn
con nói riêng chưa hoàn chỉnh làm cho khả năng thích nghi và bảo vệ cơ thể rất

kém. Do vậy mà các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh
hưởng rất lớn tới sức đề kháng của cơ thể.
Khi còn nằm trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai do than nhiệt cơ
thể mẹ quyết định. Sau khi sinh ra cơ thể lợn con chưa thể bù đắp được lượng
nhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Lúc này các yếu tố bất lợi
của ngoại cảnh như: nóng, lạnh, mưa gió ẩm ướt, thời tiết thay đổi đột ngột làm
giảm sức đề khánh của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và
phát triển. Trong những yếu tố về khí hậu thì nhiệt độ và ẩm độ là quan trọng
nhất. Nhiệt độ 28-30
0
C , ẩm độ từ 75-85% là thích hợp cho lợn con. Vì vậy vào
những tháng giao mùa, tháng mưa nhiều, ẩm độ cao từ 86-90% nhiệt độ thay đổi
thất thường lợn con ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió có sự thải nhiệt bằng truyền
nhiệt, khuếch tán nhiệt càng mạnh, con vật mất càng nhiều nhiệt làm cho cơ thể


bị nhiễm lạnh, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến bệnh phân trắng lợn con, có khi tỷ
lệ bệnh phân trắng lợn con trong đàn là 90-100% ( Đào Trọng Đạt, Phan Thanh
Phượng, 1986)[3].
Nhiều tác giả cho rằng: Nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con được xem
như không đặc hiệu và mang tính tổng hợp, trong các yếu tố lạnh, ẩm được đánh
giá là yếu tố hàng đầu của bệnh. Khi môi trường ngoài lạnh, ẩm làm hệ thống
điều hòa nhiệt bị rối loạn, dẫn rối loạn trao đổi chất của các cơ quan, các mô
bào, các tế bào của cơ thể. Làm cho sức đề khánh giảm sút tạo điều kiện cho
virus, vi khuẩn có sẵn trong đường ruột hay từ ngoài vào có cơ hội phát triển
tăng nhanh về số lượng và độc lực gây bệnh.
Mặt khác, ở gia súc non các men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, đặc biệt trong
dịch vị chưa có đủ lượng HCl tự do nên không hoạt hóa được men pepsin.Chính
vì vậy mà không tiêu hóa được hết sữa mẹ trong khi sữa mẹ là môi trường phát
triển tốt của nhiều loại vi khuẩn. ( Sử An Ninh, 1993 )[15].

Theo Sử An Ninh (1991)[14]: Bệnh phân trắng lợn con có mối liên quan đến
trạng trái stress lạnh, ẩm làm cho lợn con không giữ được mối cân bằng hoạt
động của hệ thống: Hạ khẩu não – tuyến yên – tuyến thượng thận làm biến đổi
hàm lượng Fe
2+
, Na
+
và K
+
trong máu làm giảm sức đề kháng.
Đối với các cơ sở chăn nuôi tập chung, công tác vệ sinh cần phải quan tâm
nhiều hơn nữa. Lợn con mới đẻ ra, sau khi thực hiện các thao tác lau nhớt, buộc
rốn, bấm răng nanh…phải được được sưởi ấm bằng đèn hồng ngoại để bù đắp
được sự mất nhiệt của cơ thể lợn con, đồng thời phải cho lợn con bú sữa đầu
ngay để tăng sức đề kháng cho lợn con, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh vòi
nược uống tự động tránh rỉ sắt trong nước, thường xuyên vệ sinh các máng ăn,
để lợn con tránh ăn phải thước ăn ôi thiu.
Nếu trong công tác nuôi dưỡng, người chăn nuôi tuân thủ được qui trình trên
thì sẽ hạn chế được các yếu tố bất lợi của thời tiết và lợn con ít mắc bệnh hơn.
* Do virut.


Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đến vai trò của vrut.
Bohl EH và cộng sự (1978) : khi nghiên cứu chứng viêm ruột ỉa chảy ở lợn con
đã tìm thấy Rota virut. O.Nilsson, Mantinson.K và Elisabeth-Peson (1984) đã
thấy Rota virut kết hợp với Isospora suis gây tiêu chảy ở lợn con. Ở nước ta cho
đến nay chưa có tài liệu nào công bó tác nhân gây bệnh phân trắng lợn con theo
hướng visrut.
2.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Lợn con theo mẹ dưới 21 ngày tuổi có sự gay gắt giữa qui luật sinh trưởng

và tăng trọng (nhất là con giống lợn ngoại và lợn lai) với sự chưa hoàn thiện của
cơ quan bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là bộ máy tiêu hóa, thần kinh.
Lợn con ở những ngày đầu mới sinh hàm lượng HCl tự do trong dạ dày hầu
như không có, dẫn tới khả năng tiêu hóa sữa mẹ của lợn con kém(Trần Cừ,1987)
làm giảm khả năng phòng bệnh của lợn con khi lợn con gặp các tác nhân có hại
như: vi khuẩn, thời tiết khí hậu thay đổi, dinh dưỡng kém, sẽ tác động trực tiếp
vào hệ tiêu hóa gây bội nhiễm vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn có hại sẽ phát
triển nhanh, tăng nhanh cả về số lượng và độc lực
Seley.J 1973 tác giả của lý thuyết stress đã công bố những nghiên cứu của
mình, ông khẳng định: hệ thống dạ dày-ruột đặc biệt mẫn cảm với stress .
Tiếp theo quá trình viêm của dạ dày-ruột bởi stress, các vi khuẩn có trong
đường tiêu hóa đã làm bệnh nghiêm trọng hơn, tổn thương nặng nề hơn.
Khi nói đến nguyên nhân gây bệnh do E.coli, để gây được bệnh vi khuẩn
E.coli phải có các kháng nguyên bám dính như : F
4
(K
88
), F
41
,F
18
…nhờ có kháng
nguyên bám dính mà vi khuẩn bám vào nhu mao ruột non, phát triển nhanh về
số lượng và sản sinh độc tố đường ruột Enterotoxin. Độc tố đường ruột phá hủy
tổ chức đường ruột và làm thay đổi cân bằng trao đổi nước, chất điện giải làm
nước được hút từ cơ thể vào ruột gây hiện tượng tiêu chảy.
Đào Trọng Đạt (1979) [2] cho rằng khi lợn con đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất
nước gây rối loạn sinh lý tiêu hóa, hấp thu của ống tiêu hóa dẫn đến rối loạn hệ



vi sinh vật đường ruột. Vi khuẩn có men gây thối phát triển mạnh làm cho quá
trình bệnh càng thêm trầm trọng.
Như vậy quá trình sinh bệnh phân trắng lợn con đã đưa lợn con vào 3 trạng
thái rối loạn :
- Rối loạn chức năng tiêu hóa hấp thu.
- rối loạn cân bằng muối, nước và các chất điện giải. do lợn con tiêu chảy
quá nhiều, lợn con dễ rơi vào trạng thái nhiễm độc, trụy tim mạch mà chết.
- Rối loạn cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.
2.3.3. Triệu chứng – bệnh tích
*Triệu chứng
Bệnh thường sảy ra ở lợn con, có con mắc rất sớm, ngay sau khi 2-3 giờ và
mắc muộn nhất khi lợn con được 21 ngay tuổi.
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, nếu tăng thì sau 2-3 ngày là
hạ, cũng có con thi thân nhiệt hạ xuống do ỉa chảy mất nhiều nước.
Lợn con mắc bệnh trong 1-2 ngày đầu lợn con vẫn bú và chạy nhảy như
thường. sau đó con vật ít bú dần và ngừng bú hẳn. Gầy tóp nhanh chóng, lông sù
đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân run rẩy và dúm lại, đuôi và kheo dính
đầy phân. Khi con vật đi ỉa thi rặn nhiều làm lưng uốn cong, bụng tóp lại, thể
trạng đờ đẫn, nằm nhiều hơn, có con ỉa chảy mất nước nhiều thì hố mắt trũng
xuống, niêm mạc mắt, mũi nhợt nhạt, chân lạnh. Thần kinh co giật từng cơn, da
bị mất sự đàn hồi. Con vật bị bệnh khoảng 5-7 ngày cơ thể sẽ kiệt sức rồi sẽ
chết, nếu con vật có khỏi thi cũng còi cọc chậm lớn.
Ngài việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng trên thì bệnh còn được xác
định chủ yếu dựa vào các trạng thái thay đổi của phân qua các giai đoạn bệnh.
- Giai đoạn đầu từ 12-14 giờ trước khi bị bệnh lợn con đi ỉa khó khăn, phân
táo, đen đỏ như hạt đỗ.
-Giai đoạn tiếp theo, phân táo bón chuyển sang dạng sền sệt màu vàng, sau
2-3 ngày phân chuyển sang màu trắng hay sám trắng, sau có thể là vàng xanh.



Phân ngày một lỏng hơn, số lần ỉa ngày càng nhiều có khi 14-20 lần trong một
ngày đặc biệt phân có mùi tanh khắm rất khó ngửi, trong phân có mùi sữa chưa
tiêu hóa lổn nhổn như vôi hay có lẫn nhiều bọt khí. Có trường hợp mới mắc
bệnh đến ngày thứ 3 phân đã loãng như nước phun ra tung tóe, lợn con mất nước
nặng, lợn rơi vào trạng thái hôn mê, hấp hối và chết, tỷ lệ chết cao từ 40-70%
thậm trí 100%
-Giai đoạn khỏi bệnh, lợn đi ỉa từ phân màu trắng xám sang trắng đen hay
đen, phân đặc đánh thành khuôn như phân lợn khỏe
Bệnh tích
Xác chết gầy, đuôi kheo dính đầy phân, mắt trúng sâu, lông da khô mất tính
đàn hồi.
Dạ dày chữa đầy sữa đông vón màu vàng trắng chưa tiêu. Ruột con căng
phồng chứa đầy hơi, dịch màu vàng và có xuất huyết điểm ở thành ruột, niên
mạc ruột bị hoại tử từng đám. Trong ruột (ruột già) chứa phân màu vàng. Màng
treo ruột xuất huyết, hạch màng treo ruột sưng. Một số trường hợp lợn con bị
viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng chứa dịch.
2.3.4 Biện pháp phòng trị
* phòng bệnh
Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ bắt buộc và cần thiết nói chung và
bệnh lợn con phân trắng nói riêng.
Các tác giả Phạm Gia Ninh và cộng sự ( 1976 )[16], Đào Trọng Đạt (1979)
[2], Sử An Ninh (1981, 1991)[14] cho rằng: các yếu tố hàng đầu gây rối loạn ở
lợn con là khí hậu thời tiết. Để khắc phục hiện tượng này người ta sử dụng các
chế phẩm Subcolac cho lợn uống và giữ ấm cho lợn với mục đích duy trì cân
bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Hồ Văn Nam và cộng sự ( 1997 )[12], Đào Trọng Đạt ( 1996 ) [4] cho rằng:
chăm sóc và nuôi dưỡng tốt số lợn mẹ và con cần lưu ý đến các thành phần dinh
dưỡng quan trọng trong khẩu phần như: khoáng, vitamin…sẽ hạn chế bệnh.



Như vậy các tác giả đều nhận thấy hạn chế cá tác nhân stress có hại và đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lợn mẹ và lợn con có tác dụng hạn chế tiêu chảy ở
lợn con.
Hoàng Danh Dự (1983-1993)[1], Lê Thị Tài (1993)[23] đã dùng Dextran-Fe
để phòng và trị bệnh phân trắng lợn con.
Đỗ Trung Cừ (2004) cho lợn con uống Biolactyl. Sử An Ninh (1991)[14] khi
tiêm ACTH, Presnisolon.
Các biện pháp phòng và trị cần hướng vào 3 mục tiêu :
- Phải thực hiện tốt khâu vệ sinh (chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chuồng nuôi,
nhà ở) nhằm hạn chế E.coli gây bệnh. Đồng thời phải thiết lập độ thông thoáng
hợp lý để duy trì và đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn ở từng giai
đoạn. Đặc biệt phải ấm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, vệ sinh sạch sẽ
có đèn sưởi ấm cho lợn. Nếu phát hiện lợn con bị tiêu chảy thì cần nhanh chóng
điều trị bằng thuốc.
- Phải chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ nhằm nâng cao sức đề
kháng cho lợn con, phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, phải đảm
bảo các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Dùng vacxin phòng bệnh cho lợn con.
Ở nước ta, Nguyễn Thị Nội (1986) đã sản xuất vacxin phòng bệnh cho lợ nái
và kết quả cho thấy tiêm vacxin cho lợn nái chửa có tác dụng làm cho lợn chậm
bị bệnh hơn những con lợn con do lợn mẹ không được tiêm đẻ ra.
Lê Văn Tạo và cộng sự (1993)[24] dùng 7chủng E.coli đã xác định được yếu
tố gây bệnh chế tạo vacxin chế dạng Bactein để phòng bệnh cho kết quả tốt.
Gần đây một số công ty đã đưa vacxin có chứa kháng nguyên bám dính tiêm
vacxin cho lợn nái hậu bị và nái chửa kỳ cuối, kháng thể chống E.coli xâm nhập
vào thành ruột.


* Trị bệnh
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đi đến kết luận:

Cần phải điều trị sớm và kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp nhằm khống chế
và khắc phục rối loạn tiêu hoá và hấp thu, đồng thời kết hợp điều trị nguyên
nhân và triệu chứng.
Đối với bệnh phân trắng lợn con muốn điều trị tốt thì cần đảm bảo các
hướng sau:
- Chống viêm ở niêm mạc đường tiêu hoá.
- Chống vi khuẩn gây bệnh bằng các chất hoá học trị liệu.
- Cống loạn khuẩn, khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hoá.
-Bổ sung nước, chất điện giải
- Bổ sung sắt và các vitamin
-Đồng thời thực hiện tốt khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, hộ lý.
Nhiều tác giả cho điều trị theo hướng điều trị bội nhiễm bằng thuốc kháng
sinh và thuốc hoá học trị liệu.
Trong nước các tác giả Phạm Gia Ninh (1976)[16], Trần Minh Hùng 1978)
[7] cũng đã dùng các thuốc kháng sinh Sulfamid, Furzazolidon và các dược liệu
có Phytonxit để chữa bệnh phân trắng lợn con nhưng kết quả không trắc chắn.
Vũ Văn Ngữ (1967),1982)[19] cho lợn uống Subcolac để bổ sung thêm vi
sinh vật có lợi ở đường tiêu hoá, cạnh tranh lấn át các vi khuẩn có hại nhằm lập
lại thế cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Bên cạnh đó có nhiều tác giả sử dụng thuốc nam để chữa bệnh phân trắng
lợn con như: Hoàng Quốc Dương (1989), Trần Minh Hùng (1978,1981)[7].
Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994) đã sử dụng cao anh túc kết hợp với
Furazolidon cho chữa hiệu quả chữa khỏi trên 90%
Ngoài ra kinh nghiêm nhân dân dùng cây lạc thau, cây lào, cây bồ đề, cọc
xước, hi nhiên, cây cứt lợn, quả hồng xiêm xanh, quả ôỉ xanh.


Hiện nay người chăn nuôi sử dụng nhiều loại dược phẩm có bán trên thị
trường để điều trị bệnh phân trắng lợn con.
Theo kết quả nghiên cứu, Đỗ Ngọc Thuý và cộng sự (2003) cho thấy chủng

E.coli mẫn cảm mạnh với cácc loại kháng sinh: Amicacin, Apramycin, Ceftiofur
Nhiều tác giả khac cho rằng việc lạm dụng kháng sinh còn phá huỷ cân bằng
cần thiết của hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi
trong đường tiêu hoá.
Ngoài ra khâu hộ lý, chăm sóc, bổ sung nước và chất điện giải là cần thiết để
cơ thể bệnh nhanh chóng hồi phục.


Phần III
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tôi thực hiện đề tài này nhằm tiến hành ngiên cứu nội dung sau:
-Điều tra tình hình lợn con ỉa phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ từ măm
2008-2010
-Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi của lợn con
-Thử nghiệm và so sánh một số phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng
-Thực hành công tác thú y tại trại
3.2.ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đối tượng
Lợn con theo mẹ từ 1-21 ngày tuổi ở trại Việt Long-Sóc Sơn-Hà Nội.
3.2.2. Nguyên liệu
Trong thời gian thực tập chúng tôi sử dụng một số kháng sinh và thuốc bổ
trợ sức trợ lực theo yêu cầu đề tài.
a/Biocolistin
*Thành phần: trong 100ml chứa
-Ampicillin trihydrate …………5.2g
Clistine sulfate……………… 15.000.000UI
Chlophenỉamine malrate……….0.25g
-Tá dược vừa đủ……………….100ml

* Công dụng:
Điều trị các triệu chứng bệnh gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với
Ampicillin và Colistin như:
- Viêm phổi, viêm phế quản


-Nhiễm trùng huyết ở thú non
* Liều lượng và cách sử dụng
Heo, Trâu, Bò: 1ml/8-10 kg thể trọng, vị trí tiêm bắp.
liều này có thể tăng lên gấp đôi nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, nhất là
nhiễm trùng huyết.
Nhà sản xuất : công ty Vettoquinol-Pháp
Nhà phân phối : Công ty thuốc thú y Amavet
Gía thuốc : 96000vnđ/100ml
b/Martrill
Là thuốc dạng viên đóng trai 100ml
* Thành phần: Trong 100ml có chứa :
- Enrofloxacin 5000mg
- Tá dược vừa đủ 100ml
- Enrofloxaccin là một quinolon - thuộc nhóm Fluoroquinolon. Thuốc có
phổ tác dụng với các vi khuẩn gram(-) như: E.coli, Salmonella, Pseudomonas,…
và các vi khuẩn gram(+) như: Staphyloccusaureus, Clortidium spp…gây bệnh ở
gia súc và gia cầm.
Liều điều trị : 1mg/10kg thể trọng /ngày, điều trị trong 3-5 ngày
Giá thuốc : 83000 vnđ/ 100ml
c/Nova-Gentylo
Đặc trị viêm phổi-tiêu chảy
Dung dichj tiêm vô trùng
Dung tích 100ml
* Thành phần 100ml chứa :

Gentamycin sulfate 5500mg
Tylosin tatrate 11000mg
ách dùng Heo, Dê, Cừu 1ml/10kgP/ngày
Vị trí : tiêm bắp thịt, tiêm trong 3-5 ngày


* Công dụng :
Heo, Trâu, Bò, Dê cừu trị viêm phổi, sốt cấp tính, viêm ruột tiêu chảy phân
trắng, phân xanh, phân có máu, tụ huyết trùng, nhiễm trùng vết thương, viêm
khớp, long móng, viêm tử cung, viêm vú.
Sản xuất tại công ty liên doanh Anova
3.3.Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Điều tra tình hình chung của trại: dựa vào số liệu do trại cung cấp và
qua quan sát trực tiếp.
3.3.2. Xác định bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
khi mổ khám gia súc chết.
3.3.3. Xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi
Chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng đều, cùng thời điêm sinh,
cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi ở 3 giai
đoạn: 1,2,3 tuần tuổi.
3.3.4. Xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng đang theo mẹ
Chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng đều, cùng thời điểm sinh
ra, cùng lứa đẻ, giông nhau về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi ở 3 giai
đoạn : 1,2,3 tuần tuổi.
3.3.5. thử nghiệm thuốc điều trị
Chúng tôi tiến hành 3 lô để điều trị, những lô này đồng đều nhau, cùng thời
điểm,cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng.
Gồm ba loại thuốc được sử dụng đó là:
- Biocolistin
- Martrill 5%

- Novagentylo.
Dùng 3 thuốc trên để điều trị, liệu trình điều trị trong 3- 5 ngày. Điều trị
trường xuyên theo dõi kết quả điều trị trong các lô, các chỉ tieu theo dõi là:

×