Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (trichinellosis) trên lợn tại xã ngũ hiệp huyện thanh trì – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Lời cảm ơn
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới thầy giáo Trần Văn Quyên và các
thầy, các cô, các cán bộ trong bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm
nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo
trong Khoa thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
điều kiện cho em thực hiện và hoàn thành báo cáo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ
của các cán bộ trong Trung tâm chẩn đoán thú y TW. Đặc biệt xin
cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm đã giúp đỡ để
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Với trình độ còn
một số hạn chế nên báo cáo của em tuy đã có những thành công
nhất định nhưng cũng không khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em tích
luỹ được kinh nghiệm giúp ích cho công việc sau này.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2014
Sinh viên
Phạm Văn Trượng
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xã hội ngày càng phát triển, như cầu sinh hoạt của con người ngày
càng cao. Cuốn theo sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế
nước ta cũng trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đất nước thay
đổi từng ngày từng giờ, thế nhưng những tập tục ăn uống lâu đời vẫn không
thay đổi không chỉ ở những vùng sâu vùng xa mà kể cả nhưng người dân


thành phố. Nhưng món ăn cổ truyền như nem chua, tiết canh…. được
người dân sử dụng mà không nghỉ rằng kèm theo đó là một số bệnh truyền
lây. Đặc biệt, những bệnh truyền lây từ động vật sang người. Những năm
gần đây có một số bệnh rất nguy hiển cho tính mạng của con người, nó
bùng lên thành những ổ dịch.
Một trong những bệnh lây qua do tập quán ăn uống gây nguy hiểm cho
con người đó là bệnh giun xoắn. Trên thế giới, bệnh nhiều khi gây thiệt hại
lớn về người và của.Có rất nhiều cuộc điều tra về bệnh nhưng chưa được
cụ thể.
Ở Việt Nam đầu những năm 1970 phát hiện ổ dịch giun xoắn ở Nghĩa
Lộ từ lợn chuyền cho người vì ăn thịt lơn sống. Ngoài ra các năm 1967,
1968 cũng phát hiện hai ổ dịch giun xoắn do ngoại lai.
Gần đây (tháng 12 năm 2010) phát hiện ổ dịch giun xoắn Ở xã Ngũ Hiệp
huyện Thanh Trì – Hà Nội với 22 trường hợp bị nhiễm trong đó có hai
người chết.
Chính vì vậy, theo tinh thần chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN& PTNT –
Bùi Bá Bổng ký duyệt vào công văn số 561/SNN – CCTY ngày 18/8/2008
của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì
– Hà Nội về việc lập đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh xoắn tại xã Ngũ
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội và được sự đồng ý của Cục Thú y, Trung
tâm Chẩn đoán Thú Y TW tiến hành xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học:
“Điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (Trichinellosis) trên
lợn tại xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội ”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Được sự phân công của khoa Thú y và bộ môn ký sinh trùng –Kiểm
nghiệm thú sản –Vệ sinh Thú y; Được sự nhất trí của trung tâm chẩn đoán
Thú Y Trung ương Tôi cùng các cán bộ của trung tâm chẩn đoán Thú y TW
và các cán bộ thú y của trạm Thú y xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội

tiến hành thực hiện đề tài nhằm mục đích :
- Điều tra tình hình nhiễm giun xoắn trên lợn tại 03 bản của xã Làng
Chiếu thuộc huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La.
- Thực hiện phương pháp tiêu cơ, phương pháp chẩn đoán miễn dịch
để xác định ấu trùng giun bao trong cơ từ đó so sánh sự chính sác của các
phương pháp trên.
- Tìm hiểu nguyên nhân xẩy ra ổ dịch tại xã Làng Chếu tỉnh Sơn La
- Từ đó đề ra một số biện pháp phòng trừ bệnh tại địa phương

3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH GIUN XOẮN (GIUN BAO)
Bệnh giun xoắn là bệnh chung giữa người và đông vật. Việc nhiễm
các loài giun xoắn được xác định thông qua thói quen ăn uống(bao gồm
người ăn thịt chưa chín của thịt động vật khác). Đây là yếu tố chính lây
truyền cho con người. Theo (Porio and Murrll, 2006)
Ở những nước đang phát triển những thông tin về bệnh giun xoắn
trên động vật và con người không rõ ràng, chỉ có một số nước có nền kinh
tế phát triển có những bản báo cáo chính thức về việc nhiễm bệnh trên động
vật và con người, thông qua các ngành thú y, sinh vật học, động vật học,
dịch tễ, những người làm việc với ký sinh trùng.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, mặc dù đã tích cực phòng chống
song bệnh giun xoắn vẫn được phát hiện ngày một tăng ở nhiều quốc gia,
thậm chí còn thành dịch. Nhiều nhà khoa học cho rằng cần đưa bệnh giun
xoắn lên hàng bệnh cần báo dịch. Do sự lạm dụng sinh thái xảy ra ở mọi
nơi trên thế giới song lại không thiết lập hệ thống giám sát điều tra chặt chẽ
khiến cho tỷ lệ nhiễm bệnh này tăng lên. Theo thông báo của WHO, tháng

3/2001, dịch giun xoắn đã xảy ra ở Italia làm hàng ngàn người mắc và 50%
số lợn điều tra trong đợt dịch này bị nhiễm giun xoắn. Tại Pháp, thịt ngựa
là món ăn ưa thích và do ăn phải thịt ngựa nhiễm giun xoắn chưa nấu chín,
3.000 người đã mắc bệnh này năm 1976. Trung Quốc là nơi có tỷ lệ nhiễm
(theo điều tra huyết thanh ) khác nhau tuỳ địa phương do tập quán ẩm thực
khác nhau, song tỷ lệ nhiễm nơi cao nhất là 12%.
Ở Việt Nam, phát hiện ổ dịch giun xoắn vào năm 1968. Tiếp đó vào
những năm 2002 và 2004, bệnh giun xoắn đã bùng phát ở một địa điểm tại
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
một tỉnh miền núi phía Bắc do tập quán ăn nem, tiết canh chế biến từ thịt
lợn sống.
Tại Việt Nam, trong những năm 1967, 1968 đã phát hiện 02 ổ dịch giun
xoắn ở người bị nhiễm từ Lào. Hiện nay, một số vật chủ nhiễm bệnh được
biết đến bao gồm lợn, chó, mèo và người (Giáo trình Ký sinh trùng,
ĐHNN, 1997).
Từ 1970 – 2004 đã xảy ra 03 ổ dịch giun xoắn trên người: Nghĩa Lộ,
Yên Bái năm 1970; Tuần Giáo, Điện Biên (tỉnh Lai Châu cũ) năm 2001;
Lai Châu năm 2004 (Van De, 2006; Pozio 2007) và đến tháng 6 năm 2008
tại xã Làng Chiềng thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La đã xảy ra ổ dịch giun
xoắn mới trên người. Nguyên nhân xác định tại các ổ dịch nói trên là do bà
con ăn thịt lợn chưa nấu chín như lạp, gỏi, thịt chua. Cho đến nay, chưa có
chương trình điều tra quy mô về bệnh này tại Việt Nam.
Trên thế giới, bệnh giun xoắn ít khi gây chết người, tuy nhiên tại
Việt Nam với tổng số 68 người nhiễm trong 03 ổ dịch giai đoạn 1970 –
2004 (Pozio, 2007) và 22 người nhiễm (Viện ký sinh trùng sốt rét) với số
người chết 08 người tại 04 ổ dịch nói trên thì ở Việt Nam có số người chết
cao nhất trong khu vực (Trung Quốc: 213/2000 chết; Thái Lan 97/7500
chết; Pozio, 2007).
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với dân số khoảng 1.022.300

người. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2006 toàn tỉnh có
khoảng 384.500 lợn, tuy nhiên phương thức chăn nuôi vẫn chủ yếu là nhỏ
lẻ, hình thức chăn nuôi lợn thả rông vẫn tồn tại, trình độ dân trí thấp, tập tục
sinh hoạt thức ăn chưa nấu chín như món thịt chua (đặc biệt vào các ngày
lễ, đám cưới…) vẫn còn, công tác kiểm soát giết mổ còn yếu kém, bà con
vẫn còn giết mổ tại nhà. Đây là những yếu tố gây nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Do giun Trichinella spiralis gây ra, là một bệnh chung của người
và nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là lợn, chuột, loài ăn thịt nuôi trong
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
nhà hoặc dã thú. Động vật nhiễm từ con này sang con khác do ăn thịt nhau
và ăn xác chết, người bị nhiễm do ăn thịt tái hoặc nấu chưa kỹ. Bệnh đã có
từ lâu, năm 1828 lần đầu tiên Peacok thấy vết vôi hoá ở cơ thịt một tử thi,
nhưng không tìm được nguyên nhân. Năm năm sau, Hilton mổ tử thi một
cụ già 70 tuổi thấy hiện tượng trên và cho bệnh tích do ấu trùng Cysticercus
ở thời kỳ đầu gây ra. Hai năm sau (1835), Paget kết luận, vôi hoá ở cơ là do
ký sinh trùng. Trong năm đó, Owen nghiên cứu chi tiết loại ký sinh trùng
này, đặt tên là Trichinella spiralis. Owen, 1855. Năm 1860, Zenker lần đầu
tiên chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị chết do giun xoắn, chứng minh
người mắc bệnh là do ăn thịt lợn hun khói hoặc thịt ướp.
2.2 BỆNH GIUN BAO
2.2.1. Hình thái giun Trichinela spiralis


Hình ảnh: giun xoắn
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của người, lợn và nhiều loài động
vật có vú khác, còn ấu trùng sống ở cơ vân. Cơ thể giun chia hai phần, phần
trước nhỏ, phần sau to, thực quản chia hai phần giống hình chuỗi hạt chiếm
tới 1/3 thân thể.
6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Giun đực, 1,4 – 1,6 x 0,04 mm, ở cuối có một đôi gai chồi, không có
gai giao hợp. Lỗ bài tiết ở giữa hai gai chồi.
Giun cái 3- 4 x 0,06 mm. Âm hộ ở đoạn giữa thực quản. Hậu môn ở
phía đuôi. Bên trong giun có cơ quan sinh sản và ruột. Giun cái đẻ ra ấu trùng
chứ không đẻ trứng, có thể đẻ từ 1000 – 1500, có khi 6000 -10.000 ấu trùng.

Hình ảnh: ấu trùng giun xoắn
Ấu trùng mới đẻ có kích thước 0,08 – 0,12 x 0,005 – 0,006 mm, khi ấu
trùng vào cơ thể thì to hơn, 0,1 -1,15 mm: ấu trùng cuộn hình xoáy ốc trong
thịt.
2.2.2. Vòng đời
Vòng đời bắt đầu khi ấu trùng đóng kén trong cơ thịt được nuối vào
dạ dày, ruột, bị tiêu hoá, ấu trùng trong cơ được giải phóng ra. Sau khi
nhiễm 20 giờ thì ấu trùng lột xác, qua 4 lần lột xác (mất 4 ngày) phát triển
thành giun trưởng thành, rồi chui vào niêm mạc ruột, giao phổi. Sau đó con
đực chết, bị tiêu hoá hoặc thải ra khỏi cơ thể, con cái sống dài hơn nhưng
không quá 4 - 6 tuần chui sâu hơn vào các tuyến libeckun, một số còn đi
qua cả lớp dưới niêm mạc và các khoảng lâm ba và hạch lâm ba để sinh
sản. Số ấu trùng đẻ ra rất nhiều, 1000 – 10.000 con. Sau một tuần, ấu trùng
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
được đẻ ra và chui vào niêm mạc ruột, theo dịch lâm ba và hệ lâm ba, theo
máu tuần hoàn đi khắp các cơ quan, tổ chức cơ, tim, óc, tuỷ sống, nhưng
chỉ vào cơ vân mới sống được. Có lẽ ở đây có đầy đủ máu lưu thông.
Máu bị nhiễm ấu trùng cao nhất vào giữa ngày thứ 8 và thứ 25 sau
khi nhiễm. Tìm thấy ấu trùng trong cơ sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi
nhiễm, phần lớn xuất hiện vào ngày thứ 12. Nhưng ấu trùng mới đẻ có hình
trụ, dài 80 -120 m, đường kính 5 - 6 m. Khi tới cơ vân, ấu trùng rời mao
mạch, chọc vào màng sợi cơ nhờ một cái gai chồi ở phía trước, khi vào tới

đấy chúng bắt đầu lớn lên, sau khi nhiễm 30 ngày đã dài 1 mm và đường
kính 35 m. Chúng bắt đầu cuộn lại 17 - 20 ngày sau khi nhiễm, và kén được
hình thành rõ khoảng 21 ngày, 7 - 8 tuần sau khi nhiễm thành dạng đầy đủ.
Khi ấu trùng có đường xoắn giống cái vặn nút chai. Một ấu trùng hoàn toàn
phát triển thường có 2,5 vòng xoắn. Chúng có thể gây bệnh được ở giai
đoạn này và đã phân biệt được giống. Đầu trước nhọn, đầu sau hơi hẹp, bên
trong đã có các cơ quan như ruột, tế bào ruột, tinh hoàn và buồng trứng tuỳ
theo giống. Đuôi giun thì cụt.
Ấu trùng sống rất lâu trong cơ thể: ở lợn 11 năm, ở người 20 - 24
năm, có khi đến 25 - 31 năm. Tuổi thọ của giun cái chưa biết chắc chắn
nhưng không quá 5 - 6 tuần, của giun đực thì ngắn hơn. Như vậy trong cơ
thể một động vật vừa có giun trưởng thành, vừa có ấu trùng nên vừa là ký
chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian.
2.2.3. Dịch tễ học
* Đường xâm nhập vào cơ thể: nói chung, các trường hợp mắc bệnh
giun xoắn đều do ăn thịt lợn chưa chín hoặc thịt các động vật khác mang ấu
trùng giun xoắn.
Gần đây, nhiều tác giả rất chú ý tới khả năng truyền bệnh giun xoắn
qua phân. Năm 1938, M.C. Coy lần đầu ấu trùng thải ra trong phân chuột
cống có sức miễn dịch gây nhiễm được cho chuột cống bình thường,
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Spindler (1953) cũng dùng phương pháp tương tự gây nhiễm cho lợn.
Olsen (1958) và Zimmerman (1953 – 1960) chứng minh, trong phân của
con vật không chỉ có ấu trùng còn sức hoạt động mà còn có khá nhiều kén
phát triển tốt, bởi vậy con vật nào ăn phải là bị nhiễm bệnh. Charles (1968)
thí nghiệm gây nhiễm giun xoắn cho lợn bằng cách cho ăn phân lợn có
bệnh, thấy, nuôi chung lợn khoẻ và lợn có bệnh hoặc lấy phân lợn bệnh
trộn với thức ăn cho lợn khỏe thì vẫn bị nhiễm giun xoắn. Giun xoắn truyền
qua phân còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Thí dụ, khi gây nhiễm ấu trùng

vào đường ruột vì một nguyên nhân nào đó mảng thức ăn không tiêu hóa
hết có chứa ấu trùng được thải ra ngoài lơn khỏe ăn phải nên cung bị
nhiễm.
Tuy nhiên ấu trùng sau khi cảm nhiễm đều bị thải ra ngoài trong
khoảng 24 giờ, nhưng thời gian dễ cảm nhiễm nhất vẫn trong khoảng 4 giờ
sau khi nhiễm. Quá thời gian trên, khả năng gây nhiễm của phân có ấu
trùng sẽ giảm nhiều.
Một vấn đề quan trọng được nhiều người đề cập là bệnh giun xoắn
có hay không truyền qua bào thai (bệnh Trichinellosis bẩm sinh), những kết
quả thu được còn trái ngược nhau.
Leuckart (1876) và Nevinny (1927) thấy con của những con mẹ bị
nhiễm trong thời kỳ có chửa đều không mắc bệnh. Pavlica (1927) tìm thấy
ấu trùng ở một lợn con 3 tháng tuổi và nghĩ rằng có thể bị nhiễm qua tử
cung, đã gây nhiễm nhân tạo cho lợn cái có chửa nhưng không tìm thấy ấu
trùng ở lợn con. Hood (1938) thấy trẻ con trên 1 năm tuổi bị nhiễm nhẹ và
phổ biến. Gần đây Harmanova (1969) làm thí nghiệm có hệ thống nhằm
giải đáp vấn đề trên. Tác giả thí nghiệm ở 65 con cái (gần 16 thai và 191
con non) của chuột nhắt chuột cống, thỏ, mèo, chó và chồn. Trong thời kỳ
con cái có chửa, cho ăn trực tiếp thịt có ấu trùng, từ 50 đến 10.000 ấu trùng,
sau một thời gian, mổ bụng mẹ lấy thai hoặc chờ đẻ rồi kiểm tra thai xem
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
có nhiễm ấu trùng không. Kết quả đã xác nhận có nhiễm bệnh qua tử cung
ở hai loài động vật là chuột cống và thỏ. Đối với chuột nhắt, mèo, chó,
chồn không tìm thấy ở thai và con non.
* Vòng tuần hoàn
Hình ảnh: Vòng đời cửa giun xoắn
Năm 1860, Zenker lần đầu tiên phát hiện được vòng tuần hoàn của
căn bệnh. Hơn 100 năm qua đã có những quan điểm và cách giải thích khác
nhau.

Zenker và Leuckart cho rằng, lợn nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải
thịt chuột có ấu trùng giun xoắn, và người ăn thịt lợn có ấu trùng chưa nấu
chín thì nhiễm bệnh. Hai tác giả này cho lợn và chuột là khâu cơ bản nhất
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
trong vòng tuần hoàn của giun xoắn, còn các động vật khác là mang căn
bệnh thứ yếu và người là con đường tuyệt vọng của giun xoắn. Vòng tuần
hoàn có thể tóm tắt như sau:
Chuột -> Lợn -> Người
Ý kiến trước đây cho rằng chuột có vai trò quan trọng nhất trong
dịch tễ học đã bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu của Spink và Augustin (1935)
về tỷ lệ chuột nhiễm bệnh cho thấy, hơn 42% chuột quanh lò mổ và 12%
chuột ở vùng chợ bị nhiễm bệnh, còn chuột ở trong chuồng lợn hầu như
không nhiễm bệnh. Haul (1938) kết luận, chuột chỉ đóng vai trò thứ yếu
trong việc gây bệnh ở người; lợn thường không ăn thịt chuột cả lúc trong
chuồng lợn có nhiều chuột. Vai trò của chuột về mặt dịch tễ học giảm đi, và
đến nay đã biết ít nhất có 49 loài có vú có thể nhiễm bệnh tự nhiên.
Trong nhiều trường hợp bệnh có vòng lây truyền giữa các dã thú
trong rừng. Người có thể nhiễm bệnh do thịt lợn rừng, gấu, chó, hải mã, hải
cẩu và chồn Bắc cực. Ngoài ra, chim trời ăn xác bệnh, bài tiết ấu trùng theo
phân và côn trùng ăn thịt cũng có vai trò tương tự. Cả hai loại này đầu chỉ
chứa ấu trùng trong thời gian ngắn. Ấu trùng đi qua ruột chồn cũng có thể
gây bệnh cho lợn, nếu lợn ăn phải phân đó.
Kozar (1962) đã tổng hợp tình hình bệnh ở người và động vật trong
nhiễu vùng trên thế giới. Đã thống kê được 49 loài thú rừng có vú nhiễm
căn bệnh ở nhiều vùng bao gồm các dã thú ăn thịt, loài mèo, động vật nuôi
lấy lông, loài gậm nhấm và cả loài ăn côn trùng. Kozar nhận định hai vòng
lây truyền riêng biệt một vòng hẹp của một chu trình ở thành thị hoặc nông
thôn bao gồm lợn nhà, chó, mèo, loài vật nuôi lấy lông, chuột cống, các loài
gặm nhấm, kể cả loài gặm nhấm ăn côn trùng. Một vòng nữa lớn hơn bao

gồm các thú rừng, mà ở Châu Âu gồm lợn rừng, chồn và sói, ở Bắc Mỹ
gồm gấu Bắc cực, chồn, hải mã và các loài khác.
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Theo Merkuchev (1955), cách giải thích của Zenker và Leuckart có
phần phiến diện, vì một số khu vực tuy không có chuột hoặc lợn, nhưng
vẫn có bệnh giun xoắn, chỉ kiểm tra lợn mổ ở các lò mổ và chuột ở những
nơi đó và không kiểm tra lợn nhiễm giun ở các vùng chăn thả. Nếu chỉ dựa
vào phương pháp liên hệ thức ăn giữa các động vật mang giun xoắn để
nghiên cứu vòng tuần hoàn của chúng thì rất khó giải thích con đường
truyền bệnh của một số động vật, vì những động vật này không ăn thịt
những động vật mang giun xoắn và cũng rất ít khi ăn xác chết những động
vật ăn thịt.
Côn trùng là thức ăn thường xuyên và phổ biến của đồng vật mang
giun xoắn. Nhiều tác giả cho biết, loài côn trùng ăn thịt và ấu trùng của
chúng, nhất là loài côn trùng cách cứng họ Carabidae tham gia phá huỷ xác
chết và các loài thuộc họ Silphidae chiếm số đông. Nếu những côn trùng
này phân bố rộng, phá huỷ phần lớn xác chết của động vật dã sinh thì
chúng có thể là ký chủ bảo tồn giun xoắn, như vậy có thể là môi giới truyền
căn bệnh từ xác chết cho động vật có vú. Merkuchev đã nghiên cứu mối
liên quan giữa côn trùng cách cứng thuộc họ Silphidae và Carabidae với
bệnh giun xoắn. Kết quả:
- Côn trùng cách cứng họ Silphidae không ăn giun xoắn, thỉnh
thoảng vẫn thấy vài đoạn giun xoắn ở ruột.
- Ấu trùng Silphidae nuốt kén ấu trùng giun xoắn, thỉnh thoảng vẫn
thấy vài đoạn giun xoắn ở ruột.
- Ấu trùng Silphidae nuốt kén ấu trùng giun xoắn và cả những ấu
trùng chưa đóng kén, có thể duy trì khả năng gây nhiễm tới ngày thứ năm.
Carabidae có thể nuốt kén ấu trùng giun xoắn và rất nhiều mẩu thịt,
có thể duy trì khả năng truyền bệnh trong ruột chúng tới ngày thứ sáu.

- Ấu trùng các loài ruồi (Musca) đều có thể nuốt rất nhiều kén ấu
trùng giun xoắn, duy trì khả năng truyền bệnh tới ngày thứ tám. Dã thú và
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
lợn có thể nhiễm bệnh do ăn phải những loài côn trùng này hoặc nhộng của
ruồi. Trong điều kiện tự nhiên, những côn trùng này là ký chủ dự trữ tạm
thời của giun và trở thành khâu phụ trong việc lây truyền từ xác chết đến
các động vật ăn thịt, động vật ăn tạp và động vật ăn côn trùng. Loài chim
ăn tạp có tác dụng nhất định trong việc bảo tồn và gieo rắc giun xoắn.
Căn cứ tài liệu trên đây, có thể xác định nguồn dịch nguyên thuỷ của
bệnh giun xoắn ở trong nhóm sinh vật trong rừng, trong đó bao gồm tất cả
mọi động vật dã sinh – vật mang giun xoắn. Nguồn dịch kế phát của bệnh
giun xoắn ở trong nhóm sinh vật có liên hệ với người có thể gồm 3 khâu:
- Mèo, chó, chuột nhà. – Lợn - Người.
Trong các động vật mang giun xoắn thì tỷ lệ nhiễm giun cao nhất là
dã thú, kế đó là mèo, chuột nhà và chó, cuối cùng là lợn.
Nguồn dịch nguyên thuỷ lây truyền sang nguồn dịch kế phát là do
sản phẩm săn bắn. Cách giải thích này của Merkuchev có ý nghĩa thực tiễn
trong công tác phòng chống bệnh giun xoắn.
* Sức đề kháng của căn bệnh: ấu trùng sống rất lâu trong cơ thể.
Khi kén già thì màng bọc quanh ấu trùng dày hơn và bị thấm vôi. Sau khi
thành kén, chúng sống rất lâu. ở lợn 11 năm, ở người 20 -24 năm, có khi tới
25 -31 năm nhưng khả năng gây nhiễm giảm đi nhiều.
Sức đề kháng của ấu trùng giun trong xác chết rất mạnh. Sau khi con
vật chết, thịt thối, chúng vẫn sống được 2 -3 tháng, có khi trên 4 tháng,
những động vật có khả năng nhiễm giun xoắn nếu ăn phải thịt này thì vẫn
mắc bệnh. Các cách xử lý như nấu chín, làm lạnh, ướp muối và gần đây
chiếu bằng tia X, đều làm chết ấu trùng. Ở nhiệt độ 70
0
C, ấu trùng trong

thịt chết rất nhanh. Với nhiệt độ – 12
0
C, ấu trùng duy trì sức sống được 47
ngày. Thịt ướp gia vị và hun khói không nhất thiết làm chết ấu trùng, còn
ướp muối có thể diệt được ấu trùng bên ngoài, nhưng những ấu trùng ở sâu
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
bên trong có thể sống trên một năm. Nếu thịt này cho động vật ăn vẫn làm
chúng chết. Điều đó chứng tỏ đọc lực của giun xoắn rất mạnh.
* Tập quán ăn uống với việc nhiễm bệnh: Bệnh thường phát ra ở những
vùng ở tập quán ăn thịt hun khói, thịt chưa nấu (thịt tái, nem chua, lạp,…).
Bảng kê dưới đây chứng tỏ điều đó:
Món ăn
Số
người ăn
Số người
mắc bệnh
Tỷ lệ
(%)
Số
người
chết
Ghi chú
Thịt giăm bông 20 20 100 3 25.2.1967
Thịt kho mặn 1 0 0 0
Tiết canh, cháo lòng 6 0 0 0
Nem chua 133 68 51,1 4 20.6.1968
Món lạp 62 34 54,8 4 6.1.1970
* Tình hình nhiễm bệnh của động vật và người: Động vật trong
một vùng nhiễm bệnh không có nghĩa là người cũng mắc bệnh phổ biến

như động vật. Thí dụ, tỷ lệ thú rừng nhiễm giun ở Italia cùng gần như ở
Đức, nhưng tỷ lệ người bị bệnh ở Đức lại cao hơn ở Italia rất nhiều. Ở
Trung Quốc, người hầu như không bị bệnh, nhưng bệnh lại có ở thú rừng
và gia súc với tỷ lệ: cáo 47,1%, lợn – 0,88%, chuột 2,2%, chó 28,6%
* Phân bố theo địa lý và tình hình nhiễm giun xoắn ở Việt Nam.
Nói chung bệnh giun xoắn ở người, gia súc và thú rừng đã được phát hiện ở
khắp các vùng trên thế giới (Kozar, 1962). Bệnh phân bố khá rộng ở nhiều
nước thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ la – tinh. Riêng ở Châu Úc ít khi
gặp. Hiện nay Đan Mạch được coi là một nước đã thanh toán xong bệnh
giun xoắn. Bệnh đang phát triển mạnh nhất ở Ba Lan và vùng Bắc cực.
Theo Cameron (1962), bệnh thường có trong một số loài ăn thịt Bắc cực.
Do thói quen ăn uống của người Eskimô và sự thiếu dần đun nấu, bệnh có
nhiều ở Cameron (1962), có khi cả bộ lạc bị chết hết trong mùa đông.
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Ở Việt Nam: Đầu năm 1970 phát hiện ổ dịch giun xoắn ở Nghĩa Lộ từ
lợn truyền cho người vì ăn thịt lợn sống.
Ngoài ra, các năm 1967, 1968 cũng phát hiện được hai ổ dịch giun
xoắn do ngoại lai. Hiện nay ta đã biết ký chủ nhiễm giun xoắn ở Việt Nam
có mèo, chó, lợn và người.
Dưới đây là thống kê kết quả điều tra ký chủ nhiễm giun xoắn ở Việt
Nam và Lào.
Tình hình nhiễm giun xoắn ở động vật (Việt Nam và Lào)
Ký chủ
Số
kiểm
tra
(con)
Số có
(con)

Tỷ lệ
(%)
Địa điểm Tác giả
Mèo 4 4 100 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Chó 31 11 35,4 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Lợn 173 10 5,7 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Chuột 9 0 0 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Chuột 62 5 8,06 Lào Đại học quân y(1976)
Lợn 23 2 100 Lào Đại học quân y(1976)
Chó 1 1 0 Lào Đại học quân y(1976)
Trâu bò 3 0 0 Lào Đại học quân y(1976)
Gà 2 0 0 Lào Đại học quân y(1976)
Rắn 6 0 0 Lào Đại học quân y(1976)
Trâu bò 1 0 0 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Gà 84 0 0 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Hoẵng 2 0 0 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Lợn rừng 3 0 0 Nghĩa Lộ Đại học NN (1970)
Lợn 18488 0 0 Hà Nội Đại học NN
Chó 259 0 0 Lạng Sơn (1970 -1974)
Chuột 99 0 0 Hoà Bình
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
2.2.4. Cơ chế sinh bệnh , triệu chứng và bệnh tích
* Triệu chứng
Bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào mức nhiễm ấu trùng, tuổi ký chủ,
và trước đó có bị nhiễm hay không. Triệu chứng ở người nặng hơn ở lợn.
Khi lợn bị nhiễm nặng thấy: sau khi nhiễm 3 -5 ngày, lợn sốt, kiết lỵ, nôn
mửa, gầy sút rất nhanh, thường bị chết sau 12 -15 ngày. Tuy nhiên bệnh
thường ở thể mãn tính: con vật cảm thấy ngứa, cọ sát vào tường, bắp thịt
đau, đi lại khó khăn, ăn uống không bình thường, khó nuốt, gầy yếu, hay

nằm, bốn chân cứng thẳng, có khi thuỷ thũng ở mắt, chân. Triệu chứng trên
kéo dài khoảng 1 tháng, sau đó không rõ rệt.
Triệu chứng ở người biểu hiện rất nặng và điển hình: Trong 5 -15 ngày
đầu của bệnh, giun trưởng thành gây ra ỉa chảy, nôn mửa giống như ngộ
độc thức ăn cấp tính. Ấu trùng xâm nhập vào sợi cơ gây viêm cơ, đau bắp
thịt, có thể nhẹ hoặc rất nặng. Khi nhiễm nặng, khó thở, khó nhai, khó nuốt,
khó nói. Thủy thũng quanh mặt và hai bên mặt, thân nhiệt thường cao, tăng
bạch cầu ái toan. Do viêm cơ tim nặng, mạch đập yếu, bị tái tim, huyết áp
hạ nhanh, người bệnh mê man. Rối loạn thần kinh như viêm thần kinh, mù,
mê sảng, viêm não. Theo tài liệu ở nước ta (1971), thấy một số triệu chứng
chủ yếu ở 63 bệnh nhân như sau:
Đau cơ chiếm tỷ lệ 95,5%, sốt 93,6%,;
Phù các loại 84,1%, ỉa chảy 79,6% ;
Bạch cầu ái toan tăng 79,6%, đau quặng bụng 50,7%;
Mỏi cơ 20,6%, nhức đầu 15,8%, nổi ban 14,4% vân vân.
* Bệnh tích :
Giai đoạn trưởng thành ở ruột, giun gây viêm ruột, khi nhiễm nặng có
thể ỉa chảy, có máu, viêm ruột cata cấp tính, niêm mạc dầy, sưng, phủ nhớt,
có nhiều điểm xuất huyết. Ít khi thấy người chết vào tuần đầu nhiễm bệnh.
Sau khi nhiễm 15 ngày, ấu trùng vào cơ triệu chứng lâm sàng biểu hiện như
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
sau: viêm cơ cấp tính sốt và đau bắp thịt, khó nhai, khó nuốt, khó đi lại, khó
thở, phù ở mặt, rõ nhất ở mí mắt, ăn ít, gầy sút nhanh. Bệnh tích thường
thấy trong cơ vân (cơ hoành, cơ liên sườn…), cũng có ở phổi, ở tim và ở
óc. Hiện nay có tác giả cho rằng, ấu trùng thường vào những cơ có hệ
thống mao quản phân bố nhiều và máu lưu thông nhiều. Nhận xét này được
V.Britov (1959) xác nhận bằng thực nghiệm. Tác giả dùng một cái nẹp kim
khí áp vào chi sau của chó và gây tổn thương, kết quả ở cơ chi này có tới
29% ấu trùng nhiễm vào nhưng vẫn ít hơn so với chi khoẻ.

Qua thí nghiệm tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở các cơ của lợn như sau:
Cơ chân hoành cách 100%, cơ hoành cách gần sườn 95,5%,
Cơ lưỡi 95,2%, Cơ hầu 100%,
Cơ mắt, cơ thực quản, cơ môi trên, cơ tai, cơ đuôi, từ 66,6% đến 100%.
Nếu xét về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm thì cơ hoành cách cao hơn hẳn
các loại cơ khác (Matov, 1960). Ngoài các bộ phận trên, còn thấy ở dạ dầy,
tinh hoàn, gan, phổi, tim, ruột non, tuỵ, óc…nhưng rất nhẹ.
Khi mới nhiễm, bệnh tích khó thấy bằng mắt thường, màu của cơ có
thể biến đổi, tuỳ theo mức độ nhiễm nặng nhẹ, từ màu trắng nhạt tới đỏ tím,
thịt thường rắn hơn bình thường do viêm cơ. Khi ấu trùng vào màng sợi cơ,
sợi cơ bị thoái hoá, thành khối đồng nhất, mất vân ngang, bắt màu eosin
giảm, bắt màu hematroxilin tăng, bị thuỷ thũng đường kính có thể to gấp 3
lần.
Trong thời gian đó, ấu trùng chỉ bị màng sợi cơ bao bọc, chất nguyên
sinh của sợi cơ bị thoái hoá hạt ái kiềm làm thành một vòng sáng xung
quyanh ấu trùng. Thoái hoá sợi cơ lan ra một quãng quanh chỗ ấu trùng, có
khi tới
6 mm, còn những sợi cơ bên cạnh không bị nhiễm thì thoái hoá trong.
Nhân của sợi cơ tăng lên, nhất là các sợi cơ bị nhiễm, có khi sau 5 ngày, số
nhân có thể gấy 8 lần. Những nhân này to gấp hai bình thường, bắt màu
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
kém, vào tháng thứ 4 sau khi nhiễm thì tan ra, chỉ còn một ít tồn tại ít lâu
trong sợi cơ bị nhiễm.
Lúc đầu ít có phản ứng tế bào, nhưng sau khi các sợi lân cận bị thoái
hoá, bạch cầu đa nhân, lâm ba cầu và đại thực bào thâm nhập nhiều. Bạch
cầu ưa eosin đặc biệt nhiều; trong bệnh nặng, có thể thấy viêm cơ tăng ưu
eosin cấp tính, nhưng không ở quanh ấu trùng mà ở cách một quãng.
Khoảng 17 ngày sau nhiễm, khi ấu trùng bắt đầu cuộn lại và bị
nguyên sinh bao bọc và nhân sợi cơ thoái hoá, màng sợi dầy lên, phần bị

bệnh có thể tách khỏi phần còn lại của sợi. Màng sợi dầy dần lên do lắng
đọng các chất. Sau 3- 4 tuần kén đã hình thành rõ, ấu trùng bị hao trong
một tổ chức dầy, đồng nhất, hình hạt chanh, ở mỗi đầu màng bọc dầy hơn
và những tế bào mỡ phát triển từ các đầu vào sợi ở xung quanh làm cho
toàn thể tổ chức có hình bầu dục. Thường chỉ có một ấu trùng trong một
kén, đôi khi có hai, nhiều hơn nữa thì rất ít. Kén lớn 400 - 700
µ
, thường
tách từng cái một nhưng có khi làm thành cuỗi hoặc tập hợp lại làm thành
một bệnh tích hình hạt.
Sau khi kén bị biến đổi, thoái hoá thành bã đậu dẫn tới canxi.
Thường thấy canxi hoá vào tháng thứ 6 sau khi nhiễm. Rối loại dinh dưỡng
ở cơ, kèm theo tích luỹ canxi, cường độ trao đổi chất giảm. Bắt đầu ngấm
vôi hai đầu, sau thấm dần vào bao rồi vào giun và giun bị chết. Thời gian
bắt đầu canxi hoá thay đổi tuỳ theo ký chủ, ở thỏ thấy vào 3 tháng và hoàn
toàn canxi vào tháng thứ 7, ở lợn vào tháng thứ 5 và hoàn toàn vào tháng
thứ 9, còn ở chuột nhắt thì chậm hơn, sau 1 năm vẫn thấy một số kén không bị
canxi, ở người có thể dài hơn từ 14 – 40 năm. Nói chung canxi hoá hoàn toàn
xảy ra trong 15 -24 tháng sau khi nhiễm. Thấy điểm vôi hoá ở đầu cực kén,
hoặc ở mô liên kết gần cực. Sau đó các cực bị canxi hoá có hình hạt chanh.
Quá trình vôi hoá theo nhiều đường, lúc đầu vôi thấm ở màng mỏng
toàn bộ kén. Lúc đầu ấu trùng còn sống, sau đó lớp vôi dày dần và ấu trùng
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
chết. Kén có hình bầu dục. Có nhiều trường hợp, vôi tích ở cực và tràn
xuống, kén hai cực liên kết và bao phủ cả ấu trùng.
Kén canxi hoá dễ thấy bằng mắt thường, đặc biệt ở chỗ nối gân với
cơ. Đi đôi với các bệnh tích trên, có thể có biến đổi ở tim; cơ tim màu nhợt
nhạt tới màu sẫm, đôi khi thoái hoá mỡ, cơ tim nhão và có tắc mạch.
Về vi thể, cơ tim có thuỷ thũng và có những ổ sợi cơ hoại tử phân

tán, xung quanh có bạch cầu trung tính, lâm ba cầu, đại thực bào và đặc biệt
ưa eosin thâm nhập gian chất. Hiện tượng viêm cơ tim được coi là ấu trùng
thâm nhập và phá huỷ các sợi cơ.
Bệnh tích ở phổi cũng được coi là do ấu trùng; xuất huyết dưới phế
mạc, tụ máu và thuỷ thũng, có khi nhồi huyết. Ngoài ra còn thấy viêm phế
quản và viêm chi phế quản. Cũng thấy bệnh tích ở não và tuỷ sống: viêm
màng não, viêm não, xuất huyết phân tán khắp hệ thần kinh trung ương.
2.2.5. Chẩn đoán
Bệnh giun xoắn ở người cần được chẩn đoán tổng hợp:
- Căn cứ dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng;
- Làm sinh thiết tìm ấu trùng ở cơ;
- Chẩn đoán bằng miễn dịch học : Phản ứng kết hợp bổ thể, ngưng kết
và phản ứng nội bì…
Dùng một số biện pháp để phân biệt ấu trùng.
Hiện nay, theo tổ chức thú y thế giới (OIE, 2008), một số phương
pháp chẩn đoán áp dụng như biện pháp ấu trùng và kháng thể kháng giun
xoắn như sau:
- Phát hiệu ấu trùng giun xoắn
+ Ép cơ: Đây là phương pháp tiêu tốn thời gian và nhân công, độ nhậy
thấp, chỉ có thể kiểm tra tối đa 1g/mẫu (EC 2075/2005) Phương pháp này
không khuyến cáo cho kiểm tra thịt tại các cơ sở giết mổ, tuy nhiên phương
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
pháp này vẫn được áp dụng đối với một số nơi chưa có điều kiện dùng
phương pháp tiêu cơ.
+ Phương pháp tiêu cơ: Đây là phương pháp được khuyến cáo áp
dụng cho kiểm tra thịt tại các cơ sở giết mổ. Phương pháp này độ nhạy cao
và khối lượng mẫu chẩn đoán gấp 50 -100 lần phương pháp ép cơ.
+ Phương pháp PCR: Do chi phí cao nên phương pháp này không thông
dụng trong kiểm tra thịt, tuy nhiên rất hữu hiệu trong xác định loài giun

xoắn.
- Xác định kháng thể kháng ấu trùng giun xoắn
+ Phương pháp huyết thanh học bao gồm ELISA, Western Blot.
IFAT; trong đó phương pháp ELISA (kháng nguyên E/S) được khuyến cáo
dùng trong các chương trình điều tra huyết thanh học.Về mặt thú y, cần
kiểm tra giun xoắn ở thịt lợn và các loài gia súc vật khác đảm bảo cung cấp
thịt hợp vệ sinh. Cần cải tiến kỹ thuật kiểm tra giun xoắn theo ba nội dung:
- Nghiên cứu vị trí cơ thịt kiểm tra giun xoắn. Đã so sánh các loại cơ
và thấy cơ chân hoành cách mô bị nhiễm giun nhiều nhất, vì thế thường lấy
cơ này để kiểm tra.
Cải tiến trang thiết bị và kỹ thuật kiểm tra giun xoắn. Đã nghiên cứu
chế máy cắt thịt thành miếng nhỏ và máy phóng ảnh kiểm tra giun xoắn tự
động hàng loạt.
- Nghiên cứu biện pháp xử lý thịt lợn có giun xoắn ở nhiệt độ thấp.
Việc chẩn đoán giun xoắn ở lợn và các súc vật khác nhau khi mổ
thường dùng phương pháp ép cơ: lấy thịt ở chân hoành cách, khoảng 40
-50g, dùng kéo cong cắt lấy 20 – 24 miếng nhỏ bằng đầu tăm, rồi dàn đều
trên phiến kính kiểm tra giun xoắn, ép mạnh hai đầu phiến kính cho thịt nát
ra, đặt vào kính soi giun xoắn hoặc kính hiển vi có độ phóng đại 40 – 50
lần. Phương pháp này thường dùng kiểm tra giun xoắn ở các lò mổ lợn,
kém chính xác, năng suất thấp.
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Phương pháp tiêu cơ: lấy một lượng cơ hoành cách, độ 3 – 4g cho
vào lọ thuỷ tinh hoặc đĩa lồng, thêm 5 -7 ml dung dịch tiêu cơ (pepsin 1%,
HC1 1%^ và NaCL 0,2%) giữ ở nhiệt độ khoảng 36 -39
0
C trong 6 -12 giờ,
cơ thịt bị tiêu đi, còn lại ấu trùng giun xoắn. Phương pháp này độ chính xác
cao, mất nhiều thời gian, chỉ dùng trong điều tra, nghiên cứu.

Ngoài các phương pháp trên, còn dùng phản ứng nội bì. Spindler
(1939) đã xét nghiệm rộng bằng phản ứng nội bì với một chất chiết xuất ấu
trùng trong nước sinh lý, thấy có 17,5% lợn không bệnh có phản ứng
dương, còn 36,1% lợn bệnh không phản ứng. Tác giả cho rằng, lợn ăn ấu
trùng giun xoắn chết trong thưòi gian dài hoặc nhiễm bệnh với những ký
sinh trùng cùng họ với T.spiralis như Trichoephalus suis, đều có thể làm
con vật mẫn cảm với kháng nguyên T.spiralis.
Tìm giun trưởng thành hoạc ấu trùng trong phân ít có giá trị, vì
chúng có thể bị huỷ hoại trước khi ra ngoài. Phương pháp kiểm tra thiết bắp
thịt phụ thuộc vào số lượng ấu trùng có trong ký chủ. Khi tìm thấy ấu trùng
thì có thể chẩn đoán chắc chắn, nhưng không thể coi các kén cũ bị vô hoá
của một lần nhiễm trước là nguồn gốc bệnh hiện tại.
2.2.6. Điều trị
ở gia súc, bệnh ít khi có triệu chứng: ở người, chưa có thuốc đặc hiệu
với giun xoắn. Gần đây, đã thí nghiệm dùng Thiabendozol. Thuốc này có
hiệu lực cao đối với các giai đoạn trưởng thành của giun xoắn ở ruột, có thể
hạn chế giun cái đẻ ấu trùng, do đó giảm được số ấu trùng vào bắp thịt.
Thiabendazonl ít có tác dụng đến ấu trùng trong cơ. Nếu dùng phối
hợp với methyridin là loại thuốc diệt ấu trùng, có thể cho hiệu quả chữa
bệnh cao hơn.
Hiện nay, ngưòi ta thường chữa theo triệu chứng, tăng chất dinh
dưỡng, chăm sóc tốt. Thuốc chữa triệu chứng hay dùng là coetizon và các
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
loại cocticosteroid khác. Thuốc có tác dụng làm giảm phản ứng viêm ở cơ
do ấu trùng gây ra, giảm thuỷ thũng và viêm cơ tim.
2.2.7. Phòng trừ
Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau:
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về tác hại của
bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Bỏ hẳn thói quen ăn thịt sống, thịt tái, nem

chua.
- Kiểm tra chặt chẽ thịt lợn, không để thịt bị nhiễm giun xoắn bán ra
thịt trường. Cần nghiêm túc thực hiện chế độ kiểm nghiệm giun xoắn ở tất
cả các lò mổ và phải coi biện pháp này có tính chất pháp lệnh.
- Chăn nuôi lợn hợp vệ sinh, không thả rông, thức ăn phải sạch sẽ,
nhất là không để phân chuột lẫn vào thức ăn hoặc nền chuồng lợn.
- Tăng cường biện pháp diệt chuột, vì đây là nguồn truyền bệnh cho
lợn và từ lợn truyền cho người.
- Xử lý thịt lợn và các loại thịt thú rừng đã biết là có nhiễm giun
xoắn. Phương pháp xử lý có thể là: đun sôi trong 2 giờ để tủ lạnh ở nhiệt độ
– 15
0
C trong 20 ngày.

22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
PHẦN III :
NỘI DUNG,ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thực hiện dề tài với các nội dung sau :
- Xác định tình hình nhiễm giun xoắn trên lợn ở xã Làng Chiếu – huyện
Bắc Yên – tỉnh Sơn La
- Dùng phương pháp chẩn đóan huyết thanh và phương pháp tiêu cơ để
chẩn đoán từ đó so sánh 2 phương pháp trên
- Nuôi cấy cho chuột phòng thí nghiệm để nhiễm giun bao
3.2.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1. Tình hình nhiễm giun xoắn ở xã Làng Chiếu – huyện Bắc Yên –
tỉnh Sơn La
Tháng 6 năm 2008 tại xã Làng Chiếu huyện Bắc Yên – Sơn La đã xảy ổ

dịch giun xoắn với 22 trường hợp bị nhiễm trong đó 2 người chết. Nguyên
nhân được xác định là do bà con ăn thịt lợn chế biến chưa chín. Việc kiểm
soát và khống chế bệnh giun xoắn trong thời điểm hiện nay là cấp thiết bởi
mầm bệnh có thể tàng chữ lâu dài tại các con vật sẽ là mối nguy cơ nguy
hiểm. Do đó, để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, tránh những thiệt hại về
con con người và kinh tế cũng như giúp tỉnh Sơn La chủ động trong công
tác kiểm soát và khống chế dịch bệnh nhất là trong đợt dịp tết nguyên đán
2009 sắp tới là rất cần thiết, do đó cần tiến hành ngay chương trình nghiên
cứu điểm, khoanh vùng có bệnh để đề xuất các phương án kiểm soát và
khống chế dịch bệnh giun xoắn trên lợn trong thời điểm hiện nay.
3.2.2. Vài nét cơ bản về xã Làng Chiếu – Bắc Yên – Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi tây bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, cách Hà Nội 320 km về
phía Bắc.
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai
Phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình.
Phía tây giáp với tỉnh Điện Biên.
Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá.



Hình ảnh: Bản đồ Sơn La
Nằm trong khu vực miền núi khí hậu gió mùa nhiệt đới với những đặc
điểm, nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp và nhiều sương muối vào mùa đông
nhưng mùa hè lại có lượng mưa lớn và gió mùa đông hạn chế do nằm sâu
trong nội địa và đặc điểm địa hình lượng mưa trung bình 1.200mm/năm,
nhiệt độ trung bình 20-22
0

C.
Bắc Yên là một huyện vùng cao của tỉnh Sơn La nằm dọc theo hai bờ hồ
sông đê có diện tích tự nhiên 1.090, 78 km
2
, trong đó đất công nghiệp
chiếm 3%; đất lâm nghiệp là 58,3%, còn lại đất chuyên dụng, núi đá, đồi
trọc.
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA
Hình ảnh: Xã Làng Chếu- Bắc Yên- Sơn La
Dân trong xã Làng Chiếu – Bắc Yên – Sơn La chủ yếu là người dân tộc H

mông. Cuộc sống rất khó khăn nguồn lương thực chủ yếu tự cung, tự cấp.
Chăn nuôi lợn cò rất lạc hậu, không có chuồng trại; lợn thường được thả
rông, thức ăn cho lợn cũng do lợn tự kiếm xung quanh nhà và đồi, rừng.
Do địa điểm miền núi ,gần gũi với thiên nhiên, nên gia súc dễ nhiễm các
bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên như bệnh giun bao V.V
25

×