Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

chính sách trung quốc +1 và ảnh hưởng đến thu hút fdi tại việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.52 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
***
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH “ TRUNG QUỐC +1” VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM.
Lớp : TMA301(2-1213).2_LT
Nhóm: 4
Giảng viên:
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Trung Kiên 1112230004
2 Cao Thị Diệu Hương 1211610023
3 Hồ Minh Khuê 1211610027
4 Cấn Quang Hưng 1001030154
5 Nguyễn Quang Huy 1211610024
6 Nguyễn Trường Lâm 1001020074
7
8
9

MỤC LỤC
2
3
LỜI MỞ ĐẦU.
Hiện nay, Trung Quốc nắm giữ một vị trí chỉ huy trong nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế đã phát triển vô cùng từ năm 1978, khi nó ra mắt chiến lược cải
cách và mở cửa. Theo một báo cáo của quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) “ Đo ảnh
hưởng của Trung quốc” vào tháng 12 năm 2010 thì hiện nay nó là nền kinh tế
phát triển đứng thứ 2 thế giới tính theo GDP và sức mua tương đương, chỉ


đứng sau Hoa Kỳ. Tổng sản phẩm thực tế trong nước đã tăng khoảng 10%
mỗi năm, tương ứng với tăng gấp đôi mỗi bảy đến tám năm. GDP thế giới và
thương mại của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng. Dòng chảy thương
mại và vốn giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đang gây ra sự tăng
trưởng ở các nước khác. Nhiều quốc gia đã được rút ra để đầu tư vào Trung
Quốc cho lao động giá rẻ và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ như đường giao thông,
bến cảng, sân bay và các hệ thống năng lượng. Nó cũng đã phát triển mạnh
mẽ trong năng lượng và tài nguyên khoáng sản như than đá, quặng sắt, dầu
thô, khí thiên nhiên, quặng antimon, thiếc, vonfram, muối, vanadi và
molypden. Trung Quốc cũng có năng khiếu với tiềm năng phong phú cho
nguồn tài nguyên thủy điện do mạng lưới sông và địa hình núi. Tuy nhiên
gần đây, mô hình đầu tư Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi, chủ yếu
do đi lang thang trong cơ cấu tiền lương - khoảng 25% một năm trong các
ngành công nghiệp lớn. Trung Quốc cũng đang trải qua một số xu hướng lạm
phát đáng lo ngại như đang đẩy mạnh tăng giá của tất cả mọi thứ từ một bát
cơm để cho thuê căn hộ. Thêm vào đó, Trung Quốc thống nhất hệ thống thuế
thu nhập doanh nghiệp của mình, đưa các mức giá thấp trước đó các doanh
nghiệp nước ngoài được hưởng trong một số trường hợp từ 15 đến 25%. Đó
là lý do tại sao, nó đã trở thành một vấn đề quan tâm cho các nhà đầu tư nước
ngoài để xem xét tìm ra một quốc gia khác có thể bổ sung các quyết định đầu
tư của họ. Trung Quốc cộng với một là một chiến lược kinh doanh quốc tế,
bao gồm việc mở rộng các hoạt động hiện tại của một công ty ở Trung
Quốc. Nhiều quốc gia hiện đang tìm kiếm một nước có mức lương thấp, cơ
4
sở hạ tầng mạnh mẽ và một bầu không khí thích hợp cho kinh doanh. Trong
trường hợp này Việt Nam đang nhanh chóng vươn lên để chứng minh mình
là một điểm đến phong nha của việc thực hiện các nhu cầu của một quốc gia
thứ hai để đầu tư. Nhiều quốc gia đang dự tính khai thác khách hàng tiềm
năng đầu tư vào Việt Nam.
1. CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC +1 LÀ GÌ?

1.1 Khái niệm
Trong các thập kỉ qua, nền kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão. Với chiến
lược “cải cách và mở cửa” của chính phủ Trung Quốc, bên cạnh đó là những ưu
thế về mặt sản xuất: nguồn nhân công giá rẻ tay nghề cao dồi dào, tài nguyên
thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, thị trường tiêu thụ
5
rộng lớn, … Trung Quốc đã trở thành một địa điểm hấp dẫn, thu hút một lượng
rất lớn nguồn đầu tư từ nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, gần đây, mô hình đầu tư Trung Quốc đang dần thay đổi. Khi Trung
Quốc ngày một giàu có, dân số già đi, nguồn lao động cũng ngày một giảm vì
tác động của chính sách một con, chi phí sản xuất tại đây ngày càng tăng cao.
Mức lương và giá cả hàng hóa tăng rất nhanh. Hơn nữa, Trung Quốc mới sửa
đổi lại luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2007, theo đó những công ty
nước ngoài sẽ phải nộp thuế với mức thuế mới là 25% thay vì mức hết sức ưu
đãi 15% trước đây.
Như vậy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Trung Quốc cũng giảm bớt, thay
vào đó các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn tới các môi trường đầu tư khác trong khu
vực. Đó là lí do tại sao, nó đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm co các nhà
đầu tư nước ngoài để xem xét một quốc gia khác có thể bổ sung cho các quyết
định đầu tư của họ. Từ đó, một hướng kinh doanh mới được gọi là "Chiến lược
Trung Quốc cộng một” đã hình thành: đây là một chiến lược kinh doanh quốc tế,
bao gồm việc mở rộng các hoạt động hiện tại của một công ty có vốn đầu tư
nước ngoài ở Trung Quốc ra các nước lân cận có chi phí thấp hơn.
1.2 Lý do Trung Quốc thu hút vốn FDI trước đây
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế
giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD
năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước
xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu đứng thứ
8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, nền

kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh
hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ
6
nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế Trung Quốc. Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh
tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng
đầu các nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7
tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế
Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc
thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất
khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các
mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước
Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được ví
như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm
mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một trong
những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”. Vậy lí do để Trung Quốc
thu hút vốn FDI lớn như thế là gì?
- Kinh tế tăng trưởng mạnh:
Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, trong khi thị trường ở Châu Âu và Bắc
Mĩ tương đối bão hòa. Tính theo ngang giá sức mua PPP, Trung Quốc là nền
kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mĩ và trong tương lai theo dự đoán, Trung
Quốc sẽ vượt Mĩ vào năm 2020.
Bình quân giai đoạn
1991-2000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
10,13 10,5 9,6 8,8 7,8 7,1 8,0 7,0 7,1
7

Năm 2001, trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc
là nền kinh tế duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng là 7%.
Theo “kế hoạch năm năm lần thứ 10” (2001-2005) về phát triển kinh tế xã hội,
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc sẽ được duy trì ở mức 7%/
năm. Với mức tăng trưởng này, đến năm 2005, GDP của Trung Quốc đã đạt
được 1870 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 1140 USD.
- Tiềm lực thị trường to lớn:
Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người), Trung Quốc là thị trường to lớn
đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài lợi thế là một thị trường
tiêu dùng khổng lồ, Trung Quốc còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong
phú, đa chủng loại với số lượng lớn như than, quặng sắt, kim loại màu, magan
chiếm 10% trữ lượng thế giới, vonfam chiếm 90% trữ lượng thế giới, molipden
chỉ kém có Mĩ… Trong những năm gần đây, sản phẩm mang tính tài nguyên
tăng nhanh: than nguyên khai, xi măng, bông, vải, nguyên liệu dầu đứng đầu thế
giới. Lượng phát điện và sản lượng thép đứng thứ 4 trên thế giới, sản lượng dầu
thô đứng thứ 5 trên thế giới.
- Giá thành lao động và giá thành đất đai thấp
Với hơn 1,3 tỷ dân, hằng năm Trung Quốc cung cấp nguồn lao động dồi dào cho
sản xuất và lưu thông. Hơn nữa, giá thành lao động lại rẻ. Tiền lương trung bình
ở Trung Quốc bằng 1/10 các nước NICs và bằng 1/39 các nước Nhật, Mỹ và
một số nước tư bản phát triển. Bên cạnh đó, giá đất đai sử dụng để xây dựng xí
nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc cũng rất rẻ, chỉ bằng 1/30 Đài Loan. Hai yếu tố
trên giúp Trung Quốc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, thu được
nhiều lợi nhuận, kích thích nước ngoài đầu tư.
8
- Trung Quốc gia nhập WTO
Sự kiện này làm diễn ra một số thay đổi nhất định trong toàn bộ hệ thống quan
hệ kinh tế của thế giới. Hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 15 năm qua tăng
9 lần còn nhập khẩu tăng 5 lần. Về kim ngạch ngoại thương, Trung Quốc hiện
đứng thứ 7 trên thế giới và dự kiến nước này sẽ nắm vị trí cao hơn nữa.

Tác động quan trọng của việc Trung Quốc gia nhập WTO là việc củng cố tiềm
lực kinh tế của Trung Quốc. Trước hết, xuất khẩu của nước này sẽ tăng mạnh
nhờ giảm thiểu các biện pháp phân biệt đối xử đối với hàng hóa Trung
Quốc,đảm bảo cho Trung Quốc được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc trong quan
hệ với các đối tác trong tổ chức này.Việc mở rộng thị trường và cải thiện môi
trường đối với hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng mạnh nguồn vốn FDI.
Trung Quốc có những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là
đảm bảo đối xử công bằng với công ty trong nước và ngoài nước, thực hiện các
hình thức ưu đãi thuế lớn. Ngoài ra, với môi trường kinh doanh thuận lời, hệ
thống pháp lý không ngừng được bổ sung, cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn
thiện, Trung Quốc tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài
trong suốt thời gian qua.
1.3 Tình hình thu hút vốn FDI Trung Quốc
Giai đoạn 1979 – 1985
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa nên đầu tư trực tiếp của nước
ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm
chạp, quy mô không lớn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút 6.321
hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD.
9
Giai đoạn 1886 – 1991
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng phát triển vững chắc hơn. Trung
Quốc đã phê chuẩn thêm 5.779 hạng mục vốn nước ngoài, với số vốn thực tế là
74,8 tỷ USD
Giai đoạn 1992 – 1993
FDI những năm 1992 – 1993 ở Trng Quốc tăng trưởng với tốc độ cao. Năm
1992 là 10 tỷ USD, năm 1993 là 27,5 tỷ USD. FDI trong 2 năm đến từ 120 hơn
nước và khu vực.
Giai đoạn 1994 – 1999
Năm 1994, FDI vào Trung Quốc đạt 33,75 tỷ USD, tăng 22,78% so với năm
trước. Vốn FBI thực tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996

cũng vẫn tăng đều đặn với mức 10%/ năm. Tuy nhiên, do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc cso
sụt giảm trong 2 năm 1998, 1999. Kim ngạch thực tế trong hai năm này lần lượt
chỉ đạt 43,7 tỷ USD và 40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước
đó.
Giai đoạn 2000 – 2005
Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000 – 2005 tăng 34% so
với kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (giai đoạn 1996 - 2000). Trưng Quốc đã trở thành
điểm đến triển vọng nhất của các công ty đa quốc gia. Từ năm 2002 – 2005, mỗi
năm Trung Quốc có thể thu hút được khoảng 6,49% tổng vốn FDI toàn cầu.
Giai đoan 2006 – 2009
Năm 2006, lượng vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc đạt 69 tỷ USD. Năm 2007,
nó đã giảm nhẹ xuống 67 tỷ USD. Dòng vốn ngoại yếu dần kể tư tháng 10 năm
10
2008. Với mức giảm 33% vào tháng 1 năm 2009 là tháng thứ tư liên tiếp vốn
đầu tư trực tiếp nươc ngoài (FDI)
Tại sao hiện nay Trung Quốc kém thu hút các nhà đầu tư
Các vấn đề về một thị trường bão hòa, chi phí lao động tăng, mất đi
những ưu đãi lớn vê thuế và tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nguồn vốn FDI to lớn đã giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh
mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ). Nhưng khi nền
kinh tế Trung Quốc đã bão hòa, một trong những lợi thế mấu chốt thu hút vốn
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài giảm. Ví dụ, Trung Quốc không còn được
xếp hạng là một trong những thị trường lao động giá rẻ nhất tại Châu Á. Tình
trạng thiếu lao động có trình độ đã dẫn đến lạm phát tiền lương đến 10% vào
năm 2012 (theo Standard Chartered). Trong những năm tới, dự báo cho thấy tình
trạng thiếu lao động Trung Quốc có thể tăng lên, một phần là do tác động chính
sách một con của Trung Quốc, không cho phép các gia đình có nhiều hơn một
trẻ.
Ngoài ra, một số các ưu đãi về thuế- lý do ý nghĩa nhất đối với các nhà

đầu tư nước ngoài đã bị xóa bỏ. Từ năm 2009, hầu hết các ưu đãi về thuế cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết hạn. Mặc dù vẫn có thể có
được ưu đãi thuế nhất định trong ngành công nghệ (ví dụ, các ngành công nghệ
cao), nhưng quá trình để có được những ưu đãi đó trở nên không dễ dàng gì.
Bên cạnh đó, mặc dù có một số tiến bộ, nhưng vẫn có rất nhiều điều đáng lo
ngại trong các lĩnh vực khác: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ không phù hợp, sự
trả đũa của các nhà kinh doanh chống phá nền kinh tế Trung Quốc, những cuộc
biểu tình công chẳng hạn như gần đây bùng lên biểu tình chống Nhật vì lý do
chính trị (quần đảo Senkaku), gây ra sự gián đoạn trên diện rộng cho các doanh
nghiệp Nhật Bản và tranh chấp lao động. Thêm vào đó, Không chỉ không khí,
nguồn nước và đất tại nhiều khu vực cũng bị ô nhiễm nặng. Đây được cho là hậu
11
quả của kinh tế phát triển nóng thời gian qua. Ô nhiễm môi trường đã bắt đầu
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây thiệt hại kinh tế cũng như đe dọa sự
phát triển bền vững của Trung Quốc. Theo ước tính, ô nhiễm môi trường đã gây
tổn thất 230 tỷ USD, khiến hơn 1,2 triệu người tử vong trong năm 2010. Trung
Quốc cũng đã thừa nhận xuất hiện các làng ung thư ở nước này và số ca ung thư
phổi tại Bắc Kinh đã tăng 60% trong vòng 10 năm qua.
Country
Average minimum
annual salary
(worker, Intl. $)
Average mandatory
welfare (% against
salary)
Total labor cost
(Intl. $)
Bangladesh
798
n/a

798
Cambodia
672
n/a
672
China
1,500
50
2,250
India
857
10
943
Indonesia
1,027
6
1,089
Laos
1,057
9.5
1,157
Malaysia
4,735
23
5,824
Mongolia
2,004
n/a
2,004
Myanmar

401
n/a
401
Nepal
1,889
n/a
1,889
Pakistan
984
7
1,052
Philippines
2,053
9.4
2,246
Sri Lanka
1,619
n/a
1,619
Thailand
2,293
6.9
2,451
Vietnam
1,002
15
1,152
2. VIỆT NAM TRƯỚC CƠ HỘI LỚN
2.1 Thực trạng nguồn vốn FDI chuyển dịch từ hướng vào Trung Quốc sang
Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa
Trung Quốc từ một quốc gia nông thôn nghèo tụt hậu tiến lên thành một cường
quốc kinh tế. Nhưng hiện nay, các quốc gia châu Á khác có thể tóm lấy một thị
phần lớn hơn trong chiếc bánh FDI luôn tăng trưởng này. Cơ hội thu hút dòng
vốn FDI ngày một nhiều hơn khi Bắc Kinh ưu tiên khuyến khích tiêu dùng trong
nước hơn xuất khẩu như là chiến lược để tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài khi được sử dụng một cách chính xác sẽ giúp
12
một quốc gia phát triển nhanh chóng thông qua việc thúc đẩy việc làm, kích
thích năng lực sản xuất và hoạt động xuất khẩu điển hình qua sự bứt phá thần
tốc của gã khổng lồ Trung Quốc. Nhưng hiện tại, chi phí đang tăng cao do tiền
lương nhân công tăng, đồng tiền nội tệ mạnh hơn và chuỗi giá trị cũng tăng,
Trung Quốc dần dần giảm sức hút trong con mắt của những nhà đầu tư. Trước
đây, Trung Quốc là quốc gia thu hút dòng vốn FDI lớn nhất thế giới nhưng đến
nửa đầu năm 2012 thì dòng chảy này đã suy giảm xuyên suốt 11 tháng trong 12
tháng qua. Suy thoái toàn cầu là một phần lý do để giải thích sự sụt giảm này và
bên cạnh đó các chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra, các yếu tố hiện
thời của nền kinh tế Trung Quốc cũng góp phần đẩy nguồn vốn FDI ra khỏi thị
trường trong nước đến các khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
Ví dụ: FDI ngành sản xuất hàng dệt may vào Trung Quốc đã giảm 18,9%
từ tháng 1 đến tháng 9
Các công ty quốc tế, đa phần là các nhà sản xuất lớn sử dụng nhiều lao
động liên tục tìm cách mở rộng đầu tư của họ sang những quốc gia khác. Những
quốc gia mạnh về nguồn lực lao động và có thị trường nội địa năng động sẽ
được hưởng lợi nhất trong trường hợp này. Hiện nay, khu vực Đông Nam Á và
Ấn Độ là những ưu tiên hàng đầu của những nhà đầu tư do có nguồn lao động
dồi dào, nhân công rẻ cùng thị trường nội địa phát triển mạnh.
Theo đó, dòng vốn FDI đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang các khu
13
vực khác trong nhưng năm gần đây đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Dòng FDI

vào khu vực Đông Nam Á có sự tăng mạnh ở giai đoạn hiện nay, trong khi đó
vốn vào Trung Quốc đã có dấu hiệu chững lại.
Qua biểu đồ ta thấy, Việt Nam nổi bật trong khu vực Đông Nam Á với sức
thu hút vốn FDI mạnh mẽ. Hiện nay, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những
nhà đầu tư trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản tiếp theo đó là Đài Loan, Hàn
Quốc, Singapore, …
Nguồn FDI vào Việt Nam từ năm 2009 đến nay:
Năm FDI
(USD)
Vốn thực
hiện(USD)
Ngành Nước
2009 Khoảng
21.48
Khoảng
10
Dịch vụ ăn uống và lưu
trữ:8.8(USD)
Kinh doanh bất động sản
: 7.6(USD)
Công nghiệp chế biến và
14
chế tạo:2.97(USD)
2010 Khoảng
18.1
Khoảng
11
Tập trung vào xây dựng
và nganh công nghiệp
chế tạo

Singapore, Hàn
Quốc, Hà Lan, Nhật
Bản, Hoa Kỳ.
2011 Khoảng
14.7
Khoảng
11
Trong đó linhc vực bất
động sản và xây dựng
chiếm 74.6%
Việt nam trở thành
điểm hấp dẫn các
nhà đầu từ đặc biệt
từ nhật bản,, việt
nam cũng đứng thứ
nhất trong các nước
ASEAN về mức độ
hấp dẫn
2012 Khoảng
16.3
Khoảng
10.46
Công nghiệp chế biến và
chế tạo chiếm khoảng
11.7 tỉ USD. Sau đó là
kinh doanh bất động
sản,, buôn bán lẻ và xây
dựng
Nhật bản vẫn là nhà
đầu tư lớn nhất vào

việt nam chiếm
khoảng 28.6 tỉ,, Wếp
theo đó là đài loan,,
Singapore và hàn
quốc
2013 Ước
13-14
tỉ USD
Tính trung cả 4 tháng thì
cả nước đã thu hút 8.22
tỉ USD. Trong đó công
nghieeoj chế biến và chế
tạo thu hút tới 7.4 tỉ USD
Vốn đăng kí đã giảm một cách tương đối trong gia đoạn 2009-2012 nhưng
vốn thực hiện vẫn duy trì ở một mức ổn định khoảng 11 tỉ USD. Đó là điểm
đáng mừng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang trong thời kì
khó khăn.
Tất cả các yếu tố trên cho ta thấy một tình hình lạc quan về dòng vốn FDI
vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng về cả số lượng và chất lượng. Sự chuyển hướng
kinh doanh sang Việt Nam ngay càng rõ rệt trước tiên ta nhìn vào sự đầu tư
mạnh mẽ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã trở thành điểm đến của
nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
15
Samsung, Intel, Unilever, Toyota, Panasonic, Honda, Fujitsu với những sản
phẩm chất lượng quốc tế. Qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam
trên bản đồ khu vực và thế giới.
- Những dấu mốc quan trọng trong công tác thu hút FDI 25 năm qua:
• Giai đoạn 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã
hội.
• Từ 1991 - 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn

đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng
năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991.
• Từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng
kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ,
vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD,
năm 2004 là 4,547 tỷ USD.
• Năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng
ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt
Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI.
2.2 Lợi thế của Việt Nam để thu hút nguồn vốn đó so với các quốc gia khác
“Mặc dù có những quan ngại, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm đến hấp
dẫn đối với đầu tư nước ngoài, nhờ có quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi
dào đang trên đà gia tăng và chi phí lao động thấp.”
Theo TS. Patrick Dixon: Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi sau
suy thoái đang có những biến động khôn lường. Tuy nhiên, có những xu thế mà
chúng ta có thể chắc chắn nhìn thấy rõ, sẽ biến đổi tương lai nền kinh tế thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng.Mỗi xu thế này có mối liên hệ với một bức
tranh rộng lớn hơn và nó sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cho những sản
phẩm và dịch vụ mới. Tôi xin ví dụ như về vấn đề lợi thế nhân công. Hiện nay,
cùng với Ấn Độ, Việt Nam được đánh giá là xã hội trẻ và năng động.Một phần
tư dân số có độ tuổi dưới 14, độ tuổi trung bình chỉ là 27 với tỷ lệ biết chữ lên
16
tới 94%. Giá nhân công ở Việt Nam rẻ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và
Thái Lan. Trong khi đó, tỷ lệ tăng lương nhân công ở các miền duyên hải Trung
Quốc hàng năm là 2%, tỷ lệ tăng lương cho những nhà quản lý giàu kinh nghiệm
có thể là 100% sau mỗi năm. Đây sẽ là một yếu tố khiến các nhà đầu tư FDI sẽ
phải xem xét việc dịch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang Việt Nam
Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) cho thấy các nhà
đầu tư Nhật đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp, lực
lượng lao động dồi dào và chính trị ổn định. Việt Nam cũng là nước có chi phí

rẻ hơn và ổn định hơn so với Thái Lan, Trung Quốc. “Việc Chính phủ ưu tiên ổn
định kinh tế vĩ mô hơn tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ giúp Việt Nam có nhiều tiến
bộ. Trong thập kỷ tới, chi phí sản xuất tăng lên ở Trung Quốc và Thái Lan, Việt
Nam có thể được định vị để lấp đầy khoảng trống và di chuyển lên cao trong
chuỗi giá trị” - Ngân hàng HSBC nhận định
Việt Nam trong quá trình chạy đua toàn cầu để thu hút vốn đầu tư. Sự cạnh
tranh là rất lớn. Các quốc gia được các nhà đầu tư xếp hạng phụ thuộc vào các
yếu tố như sự ổn định kinh tế và chính trị, hiệu lực của luật pháp, mức thuế, sự
khuyến khích của chính phủ đối với nhà đầu tư, sự bãi bỏ các quy định hạn chế
quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực kinh doanh
chính, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ Trong đó, nhiều yếu tố trong số này của
Việt Nam được đánh giá cao. Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam có nguồn lao
động giá rẻ nhất trong số các nước ASEAN và môi trường kinh doanh tương đối
cạnh tranh. Cùng với điều này, hơn 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi nên lực
lượng lao động sẽ gia tăng trong hai thập kỷ tới. Đồng nghĩa, Việt Nam sẽ có
nhu cầu trong nước nhiều hơn và áp lực tiền lương ít hơn các nước khác. Mặt
khác, tỷ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp ở mức 30% và sẽ tiếp tục tăng tốc trong vài
năm tới.Điều này có nghĩa, sự gia tăng năng lực sản xuất từ những người nông
dân di cư vào thành phố trong hai thập kỷ qua sẽ còn tiếp tục diễn ra. Cuộc khảo
sát cho thấy nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện các điều kiện kinh tế thì FDI có khả
17
năng tăng tốc. Các lĩnh vực quan ngại bao gồm cơ sở hạ tầng, tiếp cận với
nguyên vật liệu thô, thuế hải quan, thủ tục hành chính, tham nhũng và hàng hóa
trung gian cho sản xuất. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia được biết tới với mức
chi phí sản xuất thấp, hiệu quả cao, sẽ là công xưởng đồ may mặc, giày dép,
thủy sản, dầu, cao xu, thép và các sản phẩm công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Thái Lan là một trong những quốc gia có môi trường kinh
doanh cạnh tranh nhất ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia. Liên kết đến
các thị trường khu vực của Thái Lan rất mạnh, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng
khá, và trình độ tay nghề cao. Thái Lan được xem là một điểm đến lý tưởng cho

các nhà sản xuất Nhật Bản. Tuy nhiên rủi ro về chính trị, thiên tai, chi phí lao
động cao và tỷ lệ tăng trưởng ở độ tuổi lao động giảm đang giảm sức hấp dẫn
của quốc gia này. Philippines có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư, nhưng cần phải
thực hiện nhiều cải cách cần thiết. Trong khi đầu tư trực tiếp đang tăng từ một
nền tảng cơ bản thấp, chính sách hạn chế (sở hữu nước ngoài được giới hạn 40%
đối với hầu hết các ngành) và một môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh (xếp
hạng tồi tệ nhất trong các nước Đông Nam Á theo Ngân hàng Thế giới) làm cho
Philippines là một trong những nơi ít hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư. Ấn Độ đã
có nhiều cải thiện đáng kể trong việc tạo ra môi trường đầu tư tốt kể từ năm
1991.Tuy nhiên việc hạn chế quyền sở hữu cổ phần nhà đầu tư nước ngoài trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp dịch vụ đang là rào cản cho nhà đầu tư
nước ngoài.Việc giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, năng lực sản suất,
tốc độ tăng trưởng việc làm sẽ giúp Ấn Độ cải thiện đáng kể hơn về đầu tư FDI.
Trong khi Indonesia có thể không phải là quốc gia thân thiện nhất ở châu Á.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC +1” ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Trung Quốc hiện nay đang kém thu hút đầu tư so với những năm trước. Cụ
thể, trong năm 2012 Trung Quốc đã thu hút được 111,7 tỉ USD vốn FDI, kém
mức 116 tỉ USD của năm 2011 và là năm thứ 3 liên tiếp Trung Quốc có mức thu
18
hút FDI giảm. Nguyên nhân có thể lí giải là do bối cảnh khủng hoảng toàn cầu
và những yếu tố sản xuất bất lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc
như chi phí nhân công tăng cao, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng và các yếu tố
bất ổn chính trị trong khu vực. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung
nhiều hơn đến chiến lược “Trung Quốc +1” là chuyển hướng đầu tư vào các thị
trường lân cận Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Với việc đón nhận nguồn vốn
FDI chuyển hướng từ Trung Quốc sang, Việt Nam đã có những thay đổi đáng
mừng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm 2013 mục tiêu của nước ta là nâng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
10% so với năm trước. Kiểm soát nhập siêu ở mức khoảng 8% kim ngạch xuất

khẩu. Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục khả quan,
cho dù đây là năm tình hình xuất khẩu có những cơ hội thuận lợi và thách thức
đan xen nhau. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu tháng 3/2013 đạt 22,6 tỷ USD, tăng 57,1% so với tháng trước;
trong đó xuất khẩu đạt gần 11,03 tỷ USD, tăng 54,3% và nhập khẩu là hơn 11,57
tỷ USD, tăng 59,9%. Cán cân thương mại hàng hoá tháng 3/2013 thâm hụt 545
triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2013, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 59,25 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ
năm 2012; trong đó xuất khẩu là 29,76 tỷ USD, tăng 19,8% và nhập khẩu là gần
29,49 tỷ USD, tăng 17,7%. Kết quả là cán cân thương mại hàng hoá của cả nước
trong quý I/2013 thặng dư 278 triệu USD.
Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng
trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 3 tháng/2013 là gần 33,31 tỷ USD, tăng
25,5% và chiếm 56,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó,
xuất khẩu đạt gần 17,25 tỷ USD, tăng 26,2% và nhập khẩu là 16,06 tỷ USD,
tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
3.1 Tác động của FDI đến xuất khẩu của Việt Nam
3.1.1 FDI đã bổ sung nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
19
Kể từ khi luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/1988
cho tới cuối năm 2009, đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư gần 11.000 dự
án tại Việt Nam. Những năm gần đây, trị giá vốn FDI thu hút được đã vượt
ngưỡng 10 tỉ USD. Đó là thực sự là một nguồn vốn bổ sung thiết yếu cho Việt
Nam phát triển kinh tế. Đất nước ta tuy có lợi thế về nhân công chi phí thấp và
tài nguyên phong phú tuy nhiên nguồn vốn còn thiếu. Nếu chỉ dựa vào nguồn
vốn huy động được trong nước thì ngoài việc cải thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư
sản xuất trong nước thì đầu tư sản xuất xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn về
nguồn vốn. FDI chính là liều thuốc để tăng cường nguồn vốn cho hoạt động xuất
khẩu tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Ông Nguyễn Thanh Xuân thuộc bộ Công Thương và

Yuqing Xing thuộc đại học Quốc gia Nhật Bản về FDI và hoạt động xuất khẩu ở
Việt Nam năm 2006, sử dụng mô hình Lực hấp dẫn, kết hợp với số liệu về hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang 23 nước chủ đầu tư FDI giai đoạn 1990-
2004 thuộc 5919 dự án đã được cấp phép tính từ 1988. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có đóng góp đáng kể của dòng vốn
FDI. “Cứ 1% tăng trưởng của FDI sẽ tạo ra 0,25% tăng trưởng về giá trị xuất
khẩu, hay cứ 2,5 USD vốn FDI sẽ tạo ra 1 USD doanh thu từ xuất khẩu.”Đó
là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam.
3.1.2 Kim ngạch xuất khẩu tăng với các mặt hàng xuất khẩu phong phú, đa
dạng, đi kèm với công nghệ sản xuất hiện đại.
Không thể phủ nhận được tác động của nguồn vốn FDI với sự gia tăng kim
ngạch xuất khẩu. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi tỉ trọng xuất khẩu của
các khu vực trong nước có nguồn vốn FDI đầu tư.
Bảng 1: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam
(có bao gồm dầu thô)
20
Năm
Giá trị
(triệu USD)
Mức tăng
giá trị(%)
Tỉ trọng KV
FDI trên tổng
KNXK (%)
Mức tăng tổng
KNXK cả nước
(%)
199
5
1473,1

27,0
34,6
199
6
2155,0 46
29,7
33,2
199
7
3213,0 49
35,0
26,6
199
8
3215,0 0
34,3
1,8
199
9
4682,0 45,6
40,6
23,3
200
0
6810,0 45,5
47,0
25,5
200
1
6798,3 -2

45,2
3,8
200
2
7871,8 16
47,1
11,2
200
3
10161,2 29
50,4
20,6
200
4
14487,7 43
54,7
31,0
200
5
18553,7 28 57,2 22,9
200
6
23061,3 24 57,9 22,7
200
7
27774,6 20
57,2
21,9
200
8

34529,2 24
55,1
29,1
200
9
29900,0 -13
52,8
-9,8
Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương
21
Từ dữ liệu ta thấy ngoại trừ năm 1998 và 2001, giá trị xuất khẩu của khu
vực này gần như không tăng, tất cả các năm còn lại, đều có tốc độ tăng trưởng
trên 20%, tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng
tăng lên.Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hoạt động hiệu quả nhất của khu vực
FDI hướng vào xuất khẩu. Tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm của cả nước luôn đạt trên 57%, năm 2008 là giai đoạn cao điểm, giá
trị xuất khẩu của khu vực này lên tớ 34,52 tỉ USD. Theo báo cáo của Vụ Xuất
nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp
FDI chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 24,9% năm 2009”.
Nguồn vốn FDI chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam còn đi kèm
với công nghệ sản xuất và dây chuyền hiện đại. Các mặt hàng được sản xuất ra
với công nghệ mới, bền đẹp hơn, tốt hơn các sản phẩm cũ trong nước. Điều này
giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh hơn, thu được giá trị kinh
tế lớn hơn, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước.
3.1.3 Thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam là
các loại hàng công nghiệp như: hàng điện tử, giầy các loại, hàng dệt may, phụ
tùng ô tô, xe đạp, túi xách, gỗ chế biến, văn phòng phẩm, cao su chế biến Năm
1995, các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD của Việt Nam hầu
như đều là những mặt hàng thô như: than đá, dầu thô và gạo. Năm 2000, danh

sách này bổ sung thêm mặt hàng thủy sản, và 2 mặt hàng chế biến là dệt may và
giày da. Xu hướng trên còn thể hiện rõ hơn khi nhóm hàng sản phẩm gỗ chế
biến, máy tính-linh kiện điện tử đạt doanh thu nhập khẩu trên 1 tỉ USD vào năm
2004, 2005. Năm 2007, danh sách này có thêm mặt hàng cáp điện và năm 2009
có thêm sản phẩm từ plastic.Đến nay, trong số 12 mặt hàng xuất khẩu đạt kim
ngạch trên 1 tỉ USD của Việt Nam đã có tới 6 mặt hàng thuộc nhóm chế biến
sâu và đều là những lĩnh vực đầu tư chính của FDI. Như vậy, FDI đã góp phần
22
giúp Việt Nam từ một nước xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và sản phẩm thô,
sơ chế, chuyển dần sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng tinh chế:
Điện thoại các loại & linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng 3/2013 đạt
1,74 tỷ USD, tăng 44,4%so với tháng trước, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu
nhóm hàng này trong 3 tháng/2013 lên 4,42 tỷ USD, tăng 87,2% so với cùng kỳ
năm 2012.
Hàng dệt may: xuất khẩu trong tháng đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 43,4% so
với tháng trước, qua đónâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2013
lên gần 3,79 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2012 (tương ứng tăng 585
triệu USD).Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu nhóm
hàng này đạt 2,24 tỷ USD, tăng13,9% và chiếm 59,2% tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này cả nước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng
3/2013 đạt hơn 883triệu USD, giảm 49,1%, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này 3 tháng/2013 đạt 2,36 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ
năm 2012 (tương đương tăng 732 triệu USD về số tuyệt đối);
Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 537 triệu USD,
tăng 42,1% so với thángtrước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2013, xuất khẩu
nhóm hàng giày dép đạt 1,73 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Nhóm hàng phương tiện vận tải & phụ tùng các loại: trong tháng xuất
khẩu 395 triệu USD,tăng 12,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu
nhóm hàng này trong 3 tháng qua lên 1,29 tỷ USD, tăng 20,7% so với 3

tháng/2012.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: trong tháng 3/2013, xuất
khẩu đạt 463 triệu USD,tăng 44,1%, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong 3 tháng đầu năm 2013 lên 1,24 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm
2012.
23
3.1.4 Mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong số các nước có quan hệ đầu tư với Việt Nam thì các nước châu Á
vẫn là những nước đầu tư lớn nhất gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan… Và cũng chính những nước này là thị trường chính cho hàng xuất khẩu
của các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải
Quan năm 1998, chỉ tính riêng thị trường Nhật Bản và các nước ASEAN thì đã
chiếm 44,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, đạt 886,9
triệu USD. Đến năm 2000, con số này tăng lên 47%, đạt 1.550 triệu USD. Trong
số các nước ASEAN thì thị trường truyền thống của Việt Nam là Singapore,
Thái Lan, Phillippin và Malaysia và giai đoạn 2000-2005, các nước này cũng là
những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, FDI còn tác động đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo
kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia. Sản phẩm của các tập đoàn
này sau khi được sản xuất tại Việt Nam sẽ theo mạng lưới của họ đưa đến tiêu
thụ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Uy tín và chất lượng của những sản phẩm
này đã khiến cho các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở những nước này có ấn
tượng tốt đối với hàng xuất xứ từ Việt Nam, giúp hàng xuất khẩu của các doanh
nghiệp Việt Nam xâm nhập các thị trường này một cách nhanh chóng hơn, dễ
dàng hơn.
Ngoài ra, các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam thường xác định trước thị
trường xuất khẩu như các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. Lợi thế thể
hiện ở chỗ nước ta là nước giáp biển, có đường giao thông biển thuận lợi vận
chuyển hàng hóa, đồng thời các thị trường lân cận trong khu vực cũng là những
thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia…

3.2 Tác động của FDI đến nhập khẩu của Việt Nam
3.2.1 Trong ngắn hạn, kim ngạch nhập khẩu tăng do nhập khẩu các mặt
hàng nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ.
24
Khi các doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam, họ cần nhập khẩu các
nguyên liệu , công cụ dụng cụ đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được hay
trình độ công nghệ chưa đáp ứng kịp. Điều này dẫn đến tình trạng gia tăng nhập
khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu sơ chế, công cụ dụng cụ để phục vụ sản xuất.
Năm
Mức tăng
KNNK cả
nước (%)
Khu vực KT có FDI
Giá trị
(Triệu USD)
Mức tăng
giá trị (%)
Tỉ trọng trên
tổng KNNK
(%)
1995 1468,1 18,0
1996 35,2 2042,7 39,3 18,3
1997 11,2 3196,2 56,5 27,6
1998 0,4 2668,0 -17,7 23,2
1999 11,6 3382,2 27,6 28,8
2000 29,4 4352,0 29,2 27,8
2001 3,7 4985,0 15,1 30,7
2002 16,7 6703,6 34,1 33,9
2003 24,6 8815,0 31,8 34,9
2004 28,7 11086,6 26,4 34,7

2005 18,4 13640,1 23,6 37,1
2006 22,4 16489,4 21,9 36,7
2007 31,4 21712,4 32,3 34,6
2008 28,8 27898,6 29,5 34,6
2009 -14,7 24870,0 -11,6 36,1
Bình quân 15,4 24,1
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương
Từ bảng trên ta thấy về tỉ trọng, tỉ trọng của khu vực này trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước cũng không ngừng tăng lên, từ mức 9,06% năm
1992 tăng lên 30,7% vào năm 2000, 34,6% vào năm 2008 và 36% vào năm
2009. So sánh về tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân cả giai đoạn 1995-
2009, tốc độ tăng nhập khẩu của khu vực FDI là 24% một năm, gấp hơn 1,5 lần
so với bình quân mức tăng kim ngạch nhập khẩu cả nước cùng giai đoạn.Qua
đó, ta thấy rõ hơntác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu của FDI đang ngày
càng lớn.
25

×