Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.51 KB, 106 trang )


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ…… ……………………………
3
1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG
HẢI 7
Hình 1: Bản đồ Việt Nam 24
Bảng 1.1: Sản lượng hàng hoá qua các cảng Việt Nam qua các năm 28
1 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 35
Hình 2: Bản đồ Thành phố Hải Phòng và các vùng phụ cận 36
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực 41
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Thành phố Hải Phòng phân theo khu vực (%) 42
Bảng 2.4: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hải Phòng
45
Bảng2.5: Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động của thành phố Hải
Phòng qua các năm 45
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý 53
Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn
xã hội của Thành phố 54
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
59
Bảng 2.9: Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu được
cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay 60
Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng 62
(chia theo cơ cấu nguồn vốn) 62
Bảng 2.11: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 64
Bảng 2.12: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng 65
Bảng 2.13: Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách do địa phương quản lý cho giao
thông vận tải thành phố qua các năm 66
Bảng 2.14: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 67


Bảng 2.15: Luồng ra vào cảng Hải Phòng hiện tại 72
Bảng 2.16: Hệ thống cầu bến tại cảng Hải Phòng 73
Bảng 2.17: Trang thiết bị, công nghệ của cảng Hải Phòng 73
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

Bảng 2.18: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN KHU VỰC HẢI PHÒNG74
Bảng 2.19: Số tàu hàng đóng mới trên địa bàn thành phố qua các năm 76
Bảng 2.20: Giá trị sản xuất công nghiệp sửa chữa tàu thuyền 76
Bảng 2.21: Số dự án đóng tàu của một số xưởng đóng tàu lớn tại Hải Phòng 76
(thống kê từ năm 2007) 76
Bảng 2.22: Thống kê hàng qua cảng khu vực Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2008 77
Bảng 2.23: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng 78
Bảng 2.24: Thống kê hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng 78
2 Thứ hai: Quy hoạch hệ thống cảng biển và giao thông khu vực cảng 80
3 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….104
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1: Bản đồ Việt Nam 24
Hình 2: Bản đồ Thành phố Hải Phòng và các vùng phụ cận 36
Bảng 1.1: Sản lượng hàng hoá qua các cảng Việt Nam qua các năm 28
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực 41
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Thành phố Hải Phòng phân theo khu vực (%) 42
Bảng 2.4: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hải Phòng
45
Bảng2.5: Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động của thành phố Hải
Phòng qua các năm 45
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý 53

Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã
hội của Thành phố 54
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
59
Bảng 2.9: Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu được
cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay 60
Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng 62
(chia theo cơ cấu nguồn vốn) 62
Bảng 2.11: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 64
Bảng 2.12: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng 65
Bảng 2.13: Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách do địa phương quản lý cho giao
thông vận tải thành phố qua các năm 66
Bảng 2.14: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 67
Bảng 2.15: Luồng ra vào cảng Hải Phòng hiện tại 72
Bảng 2.16: Hệ thống cầu bến tại cảng Hải Phòng 73
Bảng 2.17: Trang thiết bị, công nghệ của cảng Hải Phòng 73
Bảng 2.18: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN KHU VỰC HẢI PHÒNG.74
Bảng 2.19: Số tàu hàng đóng mới trên địa bàn thành phố qua các năm 76
Bảng 2.20: Giá trị sản xuất công nghiệp sửa chữa tàu thuyền 76
Bảng 2.21: Số dự án đóng tàu của một số xưởng đóng tàu lớn tại Hải Phòng 76
(thống kê từ năm 2007) 76
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

Bảng 2.22: Thống kê hàng qua cảng khu vực Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2008 77
Bảng 2.23: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng 78
Bảng 2.24: Thống kê hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng 78
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia có biển đều xây

dựng chiến lược hướng ra biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của
biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với hơn 3260 km đường biển,
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020. Trong đó có đoạn: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn
diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển
nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Đây là định hướng chiến lược
hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Cục Hàng hải Việt Nam
đã ra quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/2/2008 ban hành Chương trình hành
động của Cục HHVN để thực hiện chiến lược đó. Trong thời gian tới, phát triển
kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng sẽ là những nhiệm vụ quan
trọng được ưu tiên thực hiện.
Là thành phố ven biển, cửa ngõ chính ra biển của khu vực miền Bắc, nằm tại
vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường biển, lại có hệ thống cảng biển từ lâu đời nên
Hải Phòng được coi là trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng của quốc gia. Ở
đây, các hoạt động kinh tế biển phát triển nhanh chóng và khá đa dạng, bao gồm các
lĩnh vực như hàng hải, du lịch biển, khai thác hải sản…Trong những hoạt động kinh
tế biển đó, kinh tế hàng hải được coi là một thế mạnh của thành phố. Hoạt động
kinh tế này đã được người dân ở đây tiến hành từ khá lâu. Tuy nhiên, nó lại không
nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan quản lý trong thời gian qua
nên những đóng góp của nó là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành
phố. Sự thiếu quan tâm cho đầu tư đang khiến ngành hàng hải tiến chậm so với các
tỉnh thành khác trong nước cũng như các thành phố cảng trên thế giới. Để khắc
phục điều này, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

hải của khu vực trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp khắc phục cần được
tiến hành. Với suy nghĩ như vậy, em quyết định chọn đề tài “Đầu tư phát triển

kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình. Em rất mong đề tài này sẽ thể hiện thực trạng của hoạt động
đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng thời gian qua và từ đó đưa
ra những giải pháp hữu ích để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Chuyên đề của em
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực
Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
hàng hải khu vực Hải Phòng.
Trong đề tài của em, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp logíc, phương pháp mô hình hoá được sử dụng nhiều nhất. Về
phạm vi của đề tài, em tập trung nghiên cứu kinh tế hàng hải với 3 nội dung chủ yếu
là vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị tại phòng Quy Hoạch-
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HÀNG HẢI
1.1 Biển, kinh tế biển và kinh tế hàng hải
1.1.1 Biển và kinh tế biển
Trái đất chúng ta có tới ¾ là nước và tập trung lại với 4 đại dương lớn là Ấn
Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương cùng với rất
nhiều vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hoặc là các hồ lớn chứa
nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên. Những vùng
đó gọi chung là biển. Có thể liệt kê ra rất nhiều biển theo các đại dương như với
Thái Bình Dương chúng ta có các biển là biển Bering, biển Nhật Bản,…; với Đại
Tây Dương chúng ta có biển Caribê, biển Ban Tích, …Ngoài ra, còn có những biển
kín như biển Chết, biển Galilê, biển Caspi, Vì thế, có thể khẳng định biển chiếm

vị trí quan trọng trong môi trường sống của con người. Tuy chưa phải là nơi con
người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống
và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển là
nơi có nguồn của cải phong phú đã từng nuôi sống loài người trước đây và cho đến
hôm nay cuộc sống của con người vẫn lệ thuộc vào cái nôi ban đầu ấy. Biển và đại
dương là một thực thể sống thống nhất của tự nhiên, một nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, môi trường sinh tồn của con người trong quá khứ, hiện tại, tương
lai. Biển và đại dương thế giới chứa được 1370 triệu kilômét khối nước trong khi
toàn bộ khối lượng nước chứa trong các hồ và sông trên Trái Đất chỉ có nửa triệu
kilômét khối và toàn bộ lượng nước chứa trong khí quyển nếu ngưng đọng lại cũng
chỉ có 13 ngàn kilômét khối. Khối nước khổng lồ này hấp thụ tới 314 năng lượng
mặt trời, bốc hơi mỗi ngày gần 1500 tỷ mét khối nước để rồi biến thành mưa, cung
cấp nước ngọt cho hành tinh chúng ta. Nếu không có biển và đại dương thì tất cả lục
địa chỉ là một bãi sa mạc mênh mông, khô cằn và hoang vắng. Chính lượng nước
khổng lồ đó có tác dụng như máy điều hoà nhiệt độ cân bằng và điều chỉnh khí hậu
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

trên hành tinh của chúng ta. Biển và đại dương còn đóng vai trò quan trọng với tư
cách là nguồn năng lượng, tài nguyên khoáng sản và thức ăn cho thế giới trong
tương lai. Vùng đáy biển có nhiều khoáng sản như cát bùn, than, aragônít, vàng,
bạch kim, kim cương, Imênít, rutin, zicônuraniom, phốt phát. Đặc biệt là các mỏ
dầu khí, mỏ sun phít đa kim và các mỏ kết cuội sắt măng gan mới được phát hiện
gần đây. Theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng dầu mỏ ở biển là khoảng 21 tỷ tấn, khí
thiên nhiên là 14 nghìn tỷ mét khối. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong
công nghiệp khai thác dầu khí, cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho
các hoạt động kinh tế. Chỉ riêng ở đáy Thái Bình Dương ước tính đã có 207 tỷ tấn
sắt, 10 tỷ tấn titan, 103 tỷ tấn chì, 800 triệu tấn vanađi…Không chỉ có nguồn tài
nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, biển và đại dương còn là nguồn tài nguyên
sinh vật biển không bao giờ cạn. Đến nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy, con
người đã thấy hơn 160 nghìn loại động vật và gần 10 nghìn loài thực vật biển, gần

260 loài chim có cuộc sống gắn liền với đại dương. Sinh vật biển còn giúp cho đại
dương đóng vai trò “lá phổi” của trái đất, hấp thụ 314 bức xạ mặt trời và điều hoà
toàn bộ chu trình tuần hoàn của khí quyển. Khoảng 50% lượng ôxi trong khí quyển
được cung cấp từ biển thông qua quá trình quang hợp của thực vật biển.
Chứa trong mình nhiều tài nguyên quan trọng, biển và đại dương đã và đang
được con người khai thác ở nhiều lĩnh vực. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, trong
khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, vốn đầu tư của thế giới cho các ngành kinh tế
biển đã tăng khoảng 10 lần, năm 1975 đạt con số lớn là 120 tỷ USD, trong đó công
nghiệp khai thác mỏ ở biển chiếm 60- 70 tỷ USD, hải sản 10 tỷ USD, hàng hải 40
tỷ USD. Đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Sự ra đời của các ngành kinh tế
biển mà đặc biệt là ngành hàng hải đã khẳng định biển và đại dương chẳng những là
cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia mà còn là tài sản vô giá của Trái Đất. Trong
Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển có ghi rõ: “Biển và đại dương
là di sản chung của nhân loại”.
Ngoài việc khai thác nguồn tài nguyên từ biển, con người còn khai thác biển
như một ngành giao thông- ngành giao thông vận tải biển. Đây là ngành kinh tế
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

huyết mạch, có ý nghĩa sống còn đối với nhiều quốc gia, là cầu nối của các mối giao
lưu giữa các quốc gia trên thế giới. Vận tải biển chiếm hơn ¾ lượng hàng hoá trao
đổi trên thế giới. Giá thành vận chuyển bằng đường biển lại thấp hơn so với các
hình thức vận chuyển khác. Hiện tại vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu
thế tuyệt đối (80%) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức
tăng trưởng bình quân năm là 8 – 9%.
Việt Nam là một trong những nước may mắn giáp với biển. Vùng biển nước
ta là một bộ phận của Biển Đông, nằm ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
Vùng biển này được các chuyên gia đánh giá là nằm ở một vị trí thuận lợi về mặt đa
dạng sinh học vì đây là một trong các trung tâm phát tán của sinh vật biển. Biển
Việt Nam hội tụ hàng loạt các hệ sinh thái từ vùng nước nông như rừng ngập mặn,
rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu

(có nơi tới 4000m). Vùng biển Việt Nam còn có vị trí quan trọng trong giao lưu
quốc tế, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc và
Nhật Bản và các nước trong khu vực, đặc biệt là tuyến hàng hải đi qua eo biển
Malăcca và Xingapo, là một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều
nhất trên thế giới. Đối với nước ta, biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là nhân
tố bảo đảm lợi thế chiến lược trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế,
phát triển một nền kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng từ biển là chiến lược đúng
đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Trong chiến lược đó, phát triển kinh tế biển
được coi là bước đi quan trọng nhất.
Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ
yếu gồm kinh tế hàng hải (bao gồm vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản
(đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác Dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm
muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và Kinh tế đảo. Đây là quan niệm về kinh
tế biển theo nghĩa hẹp. Nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì ngoài các ngành trên,
kinh tế biển còn bao gồm các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác
biển, tuy không phải diễn ra trên biển. Những hoạt động kinh tế này hoặc nhờ vào
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

yếu tố biển, hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven
biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào
lĩnh vực kinh tế hàng hải), Công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp chế biến
thuỷ hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học- công
nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển điều tra cơ bản về tài
nguyên- môi trường biển.
Như vậy nếu hiểu theo nghĩa rộng thì kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động
diễn ra trên biển và cả các hoạt động không diễn ra trên biển nhưng liên quan trực
tiếp với khai thác biển.
Với lợi thế có vùng biển rộng như nước ta thì việc phát triển kinh tế biển sẽ
có nhiều yếu tố thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có được.

1.1.2 Kinh tế hàng hải và đặc điểm của kinh tế hàng hải
- Kinh tế hàng hải
Kinh tế hàng hải là một ngành chủ yếu và quan trọng trong các ngành kinh tế
biển. Kinh tế hàng hải bao gồm vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp
đóng, sửa chữa tàu biển.
Theo nghị định số 57/2001/NĐ- CP ban hành ngày 24/8/2001 của chính phủ
về điều kiện kinh doanh vận tải biển thì “kinh doanh vận tải biển” là việc khai thác
tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các
tuyến vận tải biển. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển là các tuyến đường biển,
cảng biển và các phương tiện vận chuyển. Các tuyến đường biển là các tuyến đường
nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng
hóa. Khác với đường sông, đường sắt, đường bộ, đường biển là đường thiên nhiên,
tương đối bằng phẳng, khả năng thông thương lớn, nhiều tàu thuyền có thể qua lại
cùng lúc. Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng
hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Phương
tiện vận chuyển của vận tải biển chủ yếu là tàu biển. Tàu biển có hai loại là tàu
buôn và tàu quân sự, trong đó, tầu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

kinh tế trong hàng hải. Tầu chở hàng là loại tầu buôn chiếm tỷ lện cao nhất trong
đội tàu buôn. Ngày nay phương thức vận tải biển phổ biển nhất là vận tải container
đường biển. Đây là phương thức vận tải tiên tiến đã phát triển rất nhanh trên thế
giới. Vận chuyển container đường biển được phát triển trên tất cả các hướng chính
của đường biển thế giới: Bắc Mỹ- Châu Âu, Bắc Mỹ- Viễn Đông, Châu Âu- Châu
Á (viễn Đông), Viễn Đông- Nam châu Á, Châu Âu- Châu Phi, Châu Âu- Trung
Đông, Bắc Mỹ- Nam Mỹ, Châu Âu- Nam Mỹ, Châu Âu- Đông Nam Á, Viễn Đông-
Nam Thái Bình Dương, Viễn Đông- Trung Đông, Châu Âu- Nam Thái Bình
Dương, Bắc Mỹ- Trung Đông, Bắc Mỹ- Đông Nam Á, Đông Nam Á- Nam Thái
Bình Dương. Ngoài ra vận chuyển container đường biển còn được thực hiện trên
các tuyến ngắn giữa các cảng của Châu Âu, Châu Mỹ, vùng biển Đông Nam Á và

Viễn Đông.
Dịch vụ cảng biển bao gồm các loại dịch vụ như bốc xếp hàng hoá tại cảng,
dịch vụ logistic (dịch vụ giao nhận), dịch vụ phục vụ khách du lịch tại cảng,…
Theo điều 233 Luật Thương mại thì dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận khác với khách hàng để hưởng
thù lao.
Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành công nghiệp quan trọng,
cung cấp phương tiện vận chuyển cho ngành vận tải đường biển. Hoạt động của
ngành công nghiệp này là đóng mới và sửa chữa tàu biển bị hư hỏng, bảo trì
thường xuyên, định kỳ tàu biển để bảo đảm an toàn cho các phương tiện này trong
quá trình sử dụng. Sản phẩm của ngành là phương tiện vận tải sử dụng trên biển,
phục vụ các hoạt động kinh tế.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

- Đặc điểm của kinh tế hàng hải:
Mỗi một ngành kinh tế lại có những tính chất đặc thù riêng. Kinh tế hàng hải
cũng có những tính chất là đặc thù của ngành. Đó là:
- Kinh tế hàng hải phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Điều này thể hiện
trước hết là việc hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành phụ thuộc và
chịu tác động lớn của tự nhiên. Cơ sở hạ tầng chủ yếu và quan trọng của kinh tế
hàng hải chính là các tuyến đường biển, hệ thống cảng biển và các phương tiện vận
tải. Trong đó, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những đường giao thông
tự nhiên. Vì thế, để có thể phát triển kinh tế hàng hải thì vùng biển của quốc gia đó
cần phải có những tuyến đường biển. Về hệ thống cảng biển thì điều kiện tự nhiên,
đặc điểm vùng biển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng cũng như quá trình
khai thác cảng. Bản thân hoạt động đầu tư xây dựng cảng biển cũng đòi hỏi công
nghệ hiện đại, thời gian thực hiện tương đối dài do khối lượng công việc khổng lồ.

Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có thể làm tuổi thọ của các cảng biển giảm
xuống do có nhiều sinh vật bám vào và phá hoại các công trình cảng. Trong quá
trình khai thác cảng, khi có gió mùa, sóng lớn, bão xảy ra trên vùng biển thì cảng sẽ
phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Vì thế, ngay từ bước đầu tiên thành lập
dự án, nhà đầu tư phải luôn coi trọng nghiên cứu tình hình khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhưỡng, để đảm bảo tính hiệu quả. Sự lệ thuộc vào tự nhiên của kinh tế hàng hải
còn thể hiện qua bản thân các hoạt động kinh tế. Vận tải biển là hoạt động diễn ra
chủ yếu trên biển, nơi mà chúng ta luôn gặp khó khăn trong việc chống đỡ sự khắc
nghiệt của tự nhiên. Hàng năm, vào mùa bão, lũ thì việc ra khơi của các tàu biển
luôn gặp nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của việc khai thác tàu.
Nếu tàu gặp bão trên biển thì khó tránh khỏi có những thiệt hại lớn về người và của.
- Việc khai thác nguồn lợi biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao,
tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức đặc thù. Không thể khai thác biển
với tư duy và phương thức khai thác đất liền. Các ngành kinh tế hàng hải tuy không
trực tiếp khai thác các nguồn lợi từ biển nhưng cũng gián tiếp khai thác, sử dụng
các nguồn lợi từ biển.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

- Kinh tế hàng hải có tính quốc tế cao. Đây được coi là một đặc thù của
ngành, đặc biệt là đối với vận tải biển. Vì đặc điểm của vận tải biển là thích hợp với
việc vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn và chuyên trở trên cự ly dài, không đòi
hỏi thời gian giao hàng nhanh. Nhìn chung, năng lực vận tải của vận tải đường biển
không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Hơn nữa, vận
tải biển lại có ưu điểm là giá thành thấp. Do đó, vận tải biển rất thích hợp với
chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các quốc gia có biển đều sử dụng
hình thức vận tải đường biển trong trao đổi hàng hoá của nước mình với các nước
khác trên thế giới hoặc làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá giữa các nước với
nhau. Vì thế, vận tải biển có tính quốc tế, không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc
gia. Hơn nữa, nói đến biển thì không thể không nói đến tính quốc tế của biển. Biển
là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia. Vùng lãnh hải của mỗi nước được xác

định theo công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển- một văn kiện lịch sử
có tầm vóc thời đại, đã được áp dụng trên toàn thế giới để điều tiết các quan hệ trên
biển giữa các quốc gia.
- Tính bất định và độ rủi ro trên biển cao: Đây là đặc điểm vốn có của
biển. Với con người, biển còn rất nhiều điều bí ẩn chưa khám phá hết. Con người
chưa hoàn toàn chinh phục được biển. Do đó, hoạt động trên biển luôn có những
nguy hiểm nhất định mà con người không thể lường hết được. Với kinh tế hàng hải
thì biển lại là địa điểm quan trọng và chủ yếu diễn ra các hoạt động sản xuất kinh
doanh và các hoạt động dịch vụ. Do đó, kinh tế hàng hải cũng mang tính bất định,
tính rủi ro của biển.
- Kinh tế hàng hải có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các ngành sản
xuất dịch vụ trong nước. Đặc biệt là vận tải biển. Vận tải biển có thể phục vụ
chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Do đó, đối tượng của
vận tải biển là sản phẩm của hầu khắp các mặt hàng của các ngành sản xuất trong
nước như ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến
thực phẩm…Vì thế, mối quan hệ giữa kinh tế hàng hải với các ngành sản xuất dịch
vụ trong nước là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Nếu các ngành sản xuất
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

trong nước phát triển thì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu sẽ
tăng. Đây là điều kiện tốt để các ngành kinh tế hàng hải phát triển. Ngược lại, các
ngành kinh tế hàng hải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát
triển thông qua việc mở mang thị trường tiêu thụ sang các nước khác trên thế giới.
1.1.3 Vai trò của kinh tế hàng hải trong nền kinh tế quốc dân
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy rằng những đột phá phát triển mang
tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia – biển, như
Italia thế kỷ XIV- XV, Anh thế kỷ XVII – XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX và
gần đây hơn gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Sinhgapore bé nhỏ hay một
Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi hành chiến
lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng

cho thấy rằng mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn kết với các đại dương, như thời
Phục Hưng gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh Sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện
nay thời Phục Hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương… Những điều này cho thấy,
vai trò của biển đối với sự phát triển của một quốc gia quan trọng như thế nào. Để
phát triển dựa trên lợi thế về biển, mỗi quốc gia lại có những chính sách khai thác
biển khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của vùng biển mỗi nước. Tuy nhiên, một
đặc điểm chung là hầu hết các quốc gia này đều có ngành hàng hải phát triển.
Ngành hàng hải có lịch sử phát triển rất lâu đời cùng với sự phát triển của ngoại
thương trên thế giới. Sự ra đời của ngành hàng hải đã khẳng định thêm rằng biển và
đại dương chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia, mà còn là tài sản
vô giá của Trái Đất. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế trên
thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì hướng ra biển là một chiến lược quan trọng đối
với những quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Lịch sử cho thấy, ngành hàng
hải có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia:
- Đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Cũng như những
ngành kinh tế khác, ngành hàng hải đã và đang có những đóng góp lớn vào sự tăng
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt là vận tải biển. Trong vận tải
hàng hoá, vận tải biển trên thế giới chiếm tới trên 80% khối lượng hàng hoá. Do đó,
đối với mỗi quốc gia, hoạt động này mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt
là ngoại tệ. Ở các quốc gia có tiềm lực tài chính và có nền khoa học công nghệ tiên
tiến thì công nghiệp đóng tàu cũng là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho các
doanh nghiệp kinh doanh và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Các dịch vụ cảng
biển cũng mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Đây còn là lĩnh vực dịch vụ, rất có điều kiện phát triển và mang lại lợi nhuận cao.
- Thúc đẩy hình thành các trung tâm công nghiệp lớn. Có vai trò này là
do đặc điểm của ngành hàng hải là có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế
khác. Do đó, sự hình thành các hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển nước

sâu sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ để hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế và
đô thị mới. Đây là xu hướng trong tương lai vì như vậy sẽ làm giảm chi phí vận
chuyển từ nơi sản xuất đến các cảng biển và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thực tế ở
nước ta đã chứng minh điều này. Sự ra đời của cụm cảng Cái Lân- Hải Phòng đã tạo
ra hàng loạt các khu công nghiệp ở khu vực này. Sự ra đời của cảng biển nước sâu
và khu công nghiệp Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình thành vùng trọng điểm
kinh tế miền Trung kéo dài từ Liên Chiều (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi),
dẫn đến hình thành khu công nghiệp tổng hợp kéo dài từ Đà Nẵng đến Dung Quất.
Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp thương mại dịch vụ Chân
Mây dẫn đến mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ra đến Thừa Thiên Huế,
tạo điểu kiện cho sự hội nhập giữa Huế - Đà Nẵng. Sự ra đời của cảng biển nước
sâu và khu công nghiệp dịch vụ Nhơn Hội đã dẫn đến sự mở rộng vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung về phía Nam đến Bình Định.
- Thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển: ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ. Vai trò này của ngành hàng hải thể hiện thông qua hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hoá. Ngành hàng hải phát triển sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho các
mặt hàng của nhiều ngành kinh tế khác đồng thời mang về những nguyên liệu nhập
khẩu cần thiết cho các ngành công nghiệp trong nước. Thông qua hệ thống cảng
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

biển, hàng hoá sẽ được lưu thông giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với
nhau. Không những thế, lượng hàng hoá có thể vận chuyển bằng đường biển là rất
lớn và đi rất xa. Do đó, hàng hoá trong nước có thể đến được những thị trường ở
những vùng xa xôi khác với chi phí hợp lý hơn là vận tải bằng hình thức khác. Thực
tế cho thấy lượng hàng hoá vận chuyển thông qua các cảng biển vẫn không ngừng
tăng lên qua các năm. Vì thế, sự ra đời của các cảng biển ra đời sẽ thúc đẩy hoạt
động giao thương giữa các nước, đặc biệt là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Không chỉ vậy, các ngành kinh tế hàng hải còn có tác động trực tiếp đối với một sộ
ngành công nghiệp như ngành công nghiệp chế biến dầu khí, chế biển thuỷ hải sản.
Ngành đóng và sửa chữa tàu biển có vai trò cung cấp phương tiện vận tải quan

trọng và gần như không thể thay thế cho những ngành này. Đó là những tàu dầu
chuyên chở dầu từ ngoài khơi vào đất liền hoặc xuất khẩu qua các nước. Đó là
những tàu đánh bắt xa bờ, mang về nguyên liệu quan trọng và chủ yếu cho công
nghiệp chế biến hải sản. Nếu trong nước không sản xuất được những phương tiện
này và phải nhập khẩu từ nước ngoài thì chi phí sẽ rất lớn và làm giảm hiệu quả
kinh tế của các ngành này.
- Trong các ngành kinh tế hàng hải, ngành vận tải biển có tầm quan
trọng trong việc phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí
vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Chính vì vậy
mà vận tải biển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, thúc đẩy buôn bán quốc tế
phát triển, ngày càng có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất
nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cũng như nông
nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, nó còn tạo tiền đề cho ngành du lịch đặc biệt là du
lịch biển phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn là một trong những phương thức vận
tải quan trọng. Như chúng ta đã biết, hoạt động vận tải là mạch máu của nền kinh tế,
đảm nhiệm vai trò lưu thông, phân phối phục vụ cho cả hoạt động sản xuất và tiêu
dùng. Vì thế, khối lượng vận tải luôn tăng về số lượng và đa dạng, phong phú hơn
về chủng loại cũng như nơi đến. Do đó, sự phát triển của phương thức vận tải biển
sẽ san sẽ bớt gánh nặng về vận tải hành khách và hàng hoá với đường bộ, đường sắt
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

và đường hàng không. Đồng thời trong nhiều trường hợp sẽ góp phần làm giảm chi
phí sản xuất cho các doanh nghiệp.
- Tạo ra khối lượng việc làm lớn, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Giống như
nhiều ngành kinh tế khác, các ngành kinh tế hàng hải cũng có nhu cầu về nhân lực
để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động làm việc trong
ngành trong những năm qua không ngừng tăng lên. Nhu cầu về thuyền viên luôn gia
tăng cùng với sự gia tăng số tàu biển. Các nhà máy đóng sửa chữa tàu cũng thu hút
lượng lớn lao động vào làm việc. Sự ra đời của một cảng biển nào đó sẽ tạo ra nhiều
dịch vụ kèm theo, do đó cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của khu vực có cảng sẽ

thay đổi theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đây là
điều phù hợp với chiến lược Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và
Nhà nước ta với chủ trương tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và
dịch vụ.
- Trong kinh tế hàng hải, vận tải biển được coi là một trong những yếu
tố quan trọng của sự phát triển kinh tế thế giới. Nó là một trong những mắt xích
khăng khít của sự hình thành các mối quan hệ kinh tế và sự phát triển lực lượng sản
xuất. Như mọi người đều biết, nền sản xuất xã hội rất phong phú và đa dạng bao
gồm các hoạt động kinh tế của các lĩnh vực sản xuất và hợp thành nền kinh tế quốc
dân. Trên góc độ vĩ mô ta thấy nền kinh tế quốc dân được coi là hoạt động lớn nhất
bao trùm lên toàn bộ các khâu: sản xuất, lưu thông và phân phối. Vì vậy, vận tải nói
chung và vận tải biển nói riêng được coi là hoạt động phục vụ cho các khâu này.
Trên góc độ phân công lao động xã hội, vận tải được coi là ngành sản xuất vật chất
đặc biệt, nghĩa là hoạt động vận tải không có tính vật hoá vì kết quả của nó chỉ là sự
di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hoạt động vận tải được coi
là hệ thống phục vụ, hệ thống này gắn liền sản xuất với tiêu thụ. Trong sản xuất,
vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển nhân lực, nguyên, nhiên vật liệu, nửa thành phẩm,
thiết bị, máy móc. Trong lưu thông, phân phối thì vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển
hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Trong đời sống xã hội thì vận tải làm
nhiệm vụ phục vụ sự đi lại của nhân dân.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

Mặc dù bản thân ngành hàng hải là một ngành kinh tế quan trọng nhưng các
hoạt động hàng hải, đặc biệt là vận tải biển lại phụ thuộc chủ yếu vào thương mại
quốc tế. Ngược lại, các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu sẽ hầu
như không thể thực hiện được nếu không có các dịch vụ hàng hải và hậu cần hàng
hải hiện đại. Với vị trí là đầu mối, là cầu nối về lưu thông hàng hoá, hành khách
trong nước với nước ngoài nên mọi hoạt động của ngành, lĩnh vực khác thuộc kinh
tế biển (dầu khí, thủy sản, du lịch, phát triển kinh tế vùng ven biển, hải đảo) và sự
liên kết không thể thiếu giữa kinh tế hàng hải với kinh tế thương mại, giữa hàng hải

với hàng không, đường bộ, đường sắt, đường không. Ngành hàng hải có vai trò hết
sức quan trọng đối với thương mại (cả trong nước và ngoại thương), đặc biệt là khi
nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất nhập khẩu. Nếu ngành hàng hải
phát triển tốt sẽ góp phần thúc đẩy thương mại phát triển thuận lợi; giá thành vận tải
thấp làm cho hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh tốt hơn.
1.2 Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
Hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải vừa có những đặc điểm chung
của hoạt động đầu tư phát triển, vừa có những đặc điểm mang tính chất đặc thù của
ngành. Những đặc điểm đó là:
- Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải cần lượng vốn rất lớn. Có thể
khẳng định cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của
ngành chính là các tuyến đường biển, hệ thống cảng biển và đội tàu biển. Các tuyến
đường biển là các tuyến giao thông tự nhiên nên hoạt động đầu tư là không có. Tuy
nhiên hệ thống cảng biển và đội tàu biển phải do con người tạo ra. Vì thế, muốn
phát triển kinh tế hàng hải thì cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển
hiện đại và đồng bộ với đội tàu biển. Đầu tư vào cảng lại yêu cầu khối lượng công
việc khổng lồ, ngay từ khâu khảo sát cũng chiếm nhiều thời gian và tiền của. Đó là
chưa kể trường hợp xây dựng ở những nơi có địa chất không ổn định, địa hình phức
tạp. Hệ thống cảng biển lại bao gồm rất nhiều hạng mục công trình, đòi hỏi lượng
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

vốn đầu tư lớn. Trong quá trình khai thác cảng biển, hoạt động duy tu bảo dưỡng
cảng biển cũng cần được đầu tư thích đáng. Ngoài ra, để phát triển công nghiệp
đóng và sửa chữa tài biển, yếu tố vốn đầu tư và công nghệ hiện đại có thể coi là
mang tính chất quyết định. Việc đầu tư xây dựng một nhà máy đóng và sửa chữa tàu
biển cần lượng vốn lớn. Hoạt động sản xuất này lại đòi hỏi thời gian dài mới đưa ra
được sản phẩm (có khi mất đến hàng năm)
- Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải đòi hỏi sự đồng bộ cao giữa các
yếu tố gồm hệ thống cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là cảng biển, đội tàu vận tải biển, hệ

thống giao thông và các mặt hàng. Tàu biển có nhiều loại với trọng tải khác nhau và
đi kèm với nó là yêu cầu về cảng tiếp nhận khác nhau. Nếu tàu biển có trọng tải lớn
thì cảng biển tiếp nhận phải có luồng vào cảng đủ sâu để đảm bảo an toàn cho tàu
khi cập cảng. Nhưng nếu tàu biển chỉ có trọng tải vừa và nhỏ thì việc đầu tư xây
dựng một cảng biển quy mô lớn sẽ là lãng phí và khó thu hồi vốn. Hệ thống giao
thông để đưa hành khách, hàng hoá đến cảng cũng phải được quy hoạch đồng bộ
với quy hoạch cảng vì gom hàng cho tàu biển phải do vận tải đường sắt, đường bộ,
đường sông đảm nhận.
- Hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải có quan hệ chặt chẽ với
môi trường và không có một lĩnh vực nào lại có mối quan hệ khăng khít hơn thế.
Trong quá trình đầu tư, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành cũng như
khai thác các nguồn tài nguyên từ biển có những tác động trực tiếp đến môi trường
biển. Chúng ta phải xây dựng các công trình ở ven biển và tiến hành khai thác tại
đó. Vì thế đầu tư phát triển kinh tế hàng hải chịu những tác động to lớn của môi
trường và đồng thời nó cũng tác động ngược trở lại đến môi trường. Chính vì vậy,
hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải cần có những chiến lược, quy hoạch cụ
thể, không thể đầu tư manh mún, tự phát được.
- Hoạt động kinh tế này được diễn ra ở vị trí đặc biệt, cả trên biển và
trên đất liền- nơi mà con người rất khó tiến hành các hoạt động xây dựng. Do đó,
độ rủi ro của các dự án xây dựng trong ngành là rất lớn.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
- Điều kiện tự nhiên, các yếu tố thiên nhiên: Các yếu tố tự nhiên như
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải, đặc biệt là
hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. Cảng biển và các công trình
như cầu cảng, bến bãi,… cần phải đặt ở khu vực gần biển. Do đó, đặc điểm, vị trí
địa lý của vùng biển cũng như của địa phương giáp biển có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động đầu tư cảng biển. Tình hình thuỷ triều có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác
cảng. Do mực nước lúc lên cao, lúc xuống thấp nên của biển, cửa sông, bến

- Tình hình phát triển các ngành kinh tế trong nước có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Ngành hàng hải có mối quan
hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế trong nước. Sự phát triển của các ngành kinh tế
đó sẽ là điều kiện tiền đề để ngành hàng hải có cơ hội phát triển. Do đó, khi các
ngành kinh tế trong nước phát triển thì nhu cầu đầu tư vào ngành hàng hải sẽ tăng
lên. Hơn nữa, nhu cầu vốn cho ngành hàng hải là rất lớn. Sự phát triển của các
ngành kinh tế khác sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng như đầu tư của quốc gia. Do đó,
ngành hàng hải cũng có cơ hội nhận được vốn từ nguồn tích luỹ trong nước để đầu
tư phát triển.
- Quy hoạch hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng
không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cũng như quy hoạch phát triển ngành
hàng hải. Mạng lưới giao thông này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
của cảng biển, tàu biển và các dịch vụ cảng biển. Thông qua hệ thống giao thông
này, hàng hoá được vận chuyển từ rất nhiều vùng trong cả nước đến các cảng. Vì
vậy, trong quá trình đầu tư xây dựng cảng biển, quy hoạch về hệ thống giao thông
đường sắt, bộ, hàng không là nội dung quan trọng cần được nghiên cứu. Nếu hệ
thống giao thông đó được quy hoạch đẩy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ là yếu tố thuận lợi
cho hoạt động khai thác cảng sau này. Ngược lại, nếu hệ thống giao thông này
không được quy hoạch hợp lý thì hiệu quả đầu tư vào cảng biển ở khu vực đó sẽ
giảm đi.
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

- Quan hệ quốc tế về kinh tế của nước ta với các nền kinh tế khác trên
thế giới. Đặc thù của ngành là mang tính quốc tế cao, đặc biệt là vận tải biển. Việc
mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế sẽ mở ra nhiều tuyến vận tải biển đến nhiều
quốc gia. Đồng thời làm phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng. Trên thế giới
có nhiều quốc gia có ngành hàng hải phát triển như Singapore, Anh, Pháp, Mỹ,…
Các mối quan hệ kinh tế sẽ giúp chúng ta có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ
hiện đại tiến tiến, đặc biệt là công nghệ đóng tàu. Đây là điều kiên thuận lợi để
chúng ta có thể đi tắt đón đầu, đưa ngành đóng và sửa chữa tàu theo kịp trình độ của

các nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ kinh tế sẽ giúp
chúng ta tìm được những đối tác trong đầu tư. Ngành hàng hải lại có nhu cầu rất lớn
về vốn đầu tư mà Ngân sách nhà nước thì không thể tập trung cho một lĩnh vực
được. Do đó, rất cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoặc chính phủ các nước tài
trợ, cho vay để đầu tư vốn vào lĩnh vực này.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Các chính sách này đóng vai trò định
hướng, thúc đẩy kinh tế hàng hải phát triển. Ví dụ như Nghị quyết TW về chiến
lược bỉên Việt Nam đến năm 2020 vừa là định hướng phát triển, vừa có tác dụng to
lớn, thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào khai thác biển. Các quy định về đầu tư, về
thuế, về môi trường tài nguyên, về đất đai cũng xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp.
Các chính sách phát triển ngành hàng hải cũng như các ngành kinh tế khác cũng có
mối quan hệ, ănh hưởng lẫn nhau. Có thể nêu ra ví dụ, chính sách phát triển du lịch
của vùng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng hải do chúng ta
phải lựa chọn: giữ gìn cảnh quan môi trường biển để phát triển du lịch hay đầu tư
xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động kinh tế hàng hải. Chính sách về xuất
nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp, làm tăng hoặc giảm nhu cầu vận tải biển
và do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
1.2.3 Nội dung của đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải bao gồm các nội dung chính là:
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: đầu tư vào hệ thống cảng
biển, hệ thống đội tàu vận tải biển, các trang thiết bị bốc xếp tại cảng. Đối với hệ
thống cảng biển cần đầu tư mới song song với đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống
cảng hiện có. Nạo vét luồng lạch định kỳ, thường xuyển để đảm bào cỡ tàu ra vào
cảng ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nơi sa bồi nặng, sóng lớn
cần xây đê chắn sóng, chắn cát để kết cấu công trình được bền chắc và đảm bảo độ
sâu khai thác cho luồng tàu ra vào cảng được an toàn. Nâng cấp những bến, cầu
cảng đã quá thời gian sử dụng. Đồng thời xây dựng quy hoạch những bến bãi, kho

chứa đúng tiêu chuẩn với từng loại hàng hoá. Xây dựng hệ thống bảo quản chất
lượng hàng hoá nhất là việc chống rò rỉ những hoá chất độc hại. Đây là yếu tố quan
trọng để nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ tại cảng, góp phần làm tăng tính
hấp dẫn của cảng. Nâng cấp chất lượng của các thiết bị quản lý, thiết bị chuyên
dùng phục vụ bốc xếp hàng hoá. Đầu tư những thiết bị được vi tính hoá, tự động
hoá, đảm bảo thu gom và giải toả hàng hoá nhanh, thực hiện phương châm cửa đến
cửa, giải phóng tồn đọng hàng hoá ở kho bãi. Điều này thực sự cần thiết đối với
hàng container để có thể kiểm tra không cần mở nắp, tránh làm hư hỏng hàng hoá,
nhất là hàng đông lạnh.
- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường
hàng không đảm bảo lưu thông hàng hóa ra vào cảng. Những con đường đã được
xây dựng và hiện đang sử dụng đáp ứng nhu cầu vận tải cần được duy tu bảo dưỡng
tránh xuống cấp hư hỏng phải làm lại. Cần quy hoạch đường vận chuyển khối lượng
hàng hoá lớn, hàng hoá nặng như container với cường độ lớn đảm bảo thông suốt và
tránh tai nạn. Hạn chế làm những đường vận tải công suất lớn qua khu vực đông
dân cư. Có thể xem xét đến phương án thiết kế đường song song với khu vực dân cư
vừa không cản trở giao thông, vừa tăng năng lực vận chuyển. Tuy nhiên, cũng cần
xem xét địa hình khu vực để xác định chính xác loại hình giao thông thuận lợi nhất.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực hàng hải. Nguồn nhân lực là yếu
tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế nói chung và của
mỗi ngành kinh tế nói riêng. Ngành hàng hải cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa,
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

với những tính chất đặc thù của ngành, nhân lực cho ngành còn cần đáp ứng những
yêu cầu khắt khe hơn so với các ngành kinh tế khác. Trước hết, cần tập trung vào
việc đào tạo sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế về hàng hải. Đồng thời
với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Đầu tư cho quảng cáo, xây dựng thương hiệu của ngành. Đây thực
chất là công tác Marketting của ngành đối với các các nhà sản xuất trong nước và
quốc tế. Giống như hầu hết các ngành kinh tế khác, ngành hàng hải cũng cần xây

dựng cho mình thương hiệu mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong điều
kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì công tác này càng có vai trò quan trọng.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia có biển đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh
tế hàng hải đối với phát triển kinh tế. Do đó, hoạt động đầu tư cho ngành đã được
chú trọng, thể hiện rõ nhất qua sự phát triển của hệ thống cảng biển và các dịch vụ
cảng biển. Vì vây, muốn thu hút sự quan tâm của các chủ tàu, chủ hàng thì hoạt
động quảng cáo, xây dựng thương hiệu là công cụ hữu hiệu.
- Đầu tư cho hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải: Đây cũng là một
nội dung quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Xuất phát từ đặc điểm
của kinh tế hàng hải là độ rủi ro trên biển lớn. Do đó, để đảm bảo cho các cảng biển
có tính hấp dẫn cũng như tránh những tổn thất không đáng có cho ngành, hệ thống
bảo đảm an toàn hàng hải cần được đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp thường xuyên.
Hệ thống này gồm hệ thống đèn biển, hệ thống cứu hộ cứu nạn trên biển, hoạt động
thanh kiểm tra an toàn tàu biển, hệ thống thông tin liên lạc…
1.3 Vài nét về kinh tế hàng hải Việt Nam
1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế hàng hải Việt Nam:
Có thể nói nước ta có nhiều tiềm năng, nhiều yếu tố thuận lợi (cả về điều
kiện tự nhiên và về kinh tế xã hội) để phát triển kinh tế hàng hải mạnh và bền vững.
Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam đứng thứ 27/156 quốc gia có biển trên
thế giới và là nước ven biển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Vùng biển Việt nam
rộng khoảng 1 triệu km
2
, án ngữ trên tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với
Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vì thế, vùng biển nước ta có
nhiều tuyến đường biển quan trọng. Đây là điều kiện quan trọng mang tính chất
quyết định đến khả năng phát triển kinh tế hàng hải của một quốc gia.
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả ba

hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình 100 km
2
đất liền có 1 km bờ biển, (cao
gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Do đó, có tới 24/63 tỉnh thành phố của nước ta giáp
biển. Với đặc điểm này, nhiều tỉnh nước ta có điều kiện để phát triển kinh tế biển
nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng. Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn,
90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng (kể cả cảng ở quy
mô trung chuyển thế giới).
Hình 1: Bản đồ Việt Nam
Vận tải hành khách cũng có điều kiện phát triển, đặc biệt là phục vụ
khách du lịch trong và ngoài nước. Đó là do bờ biển nước ta có tới 125 bãi biển có
cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển du lịch
biển. Nước ta còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều vịnh đẹp như Hạ Long (đã
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới), Bái Tử Long, Vân phong, Cam
Ranh, Nha Trang…và 2779 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1636 km
2
. Vì thế,
lượng khách du lịch đến nước ta ngày càng đông và nhu cầu du lịch biển cũng gia
tăng nhanh chóng. Điều này cũng đang đặt ra yêu cầu cần có những cảng biển đón
khách chuyên dụng hơn, có chất lượng để khai thác tốt hơn tiềm năng về du lịch.
Trên vùng biển Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quan
trọng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp. Ven bờ biển có
nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng quan trọng phục vụ phát triển công
nghiệp và hơn 6 vạn héc ta ruộng muối biển. Có thể liệt kê ra một số loại tài
nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế cao như:
Dầu khí: Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam
khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi; trữ lượng khai thác 4- 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng
hành 250- 300 tỷ m

3
. Đây là nguồn tài nguyên đang có triển vọng lớn với điều kiện
khai thác thuận lợi. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà tình hình thị trường
dầu mỏ thế giới đang có nhiều biến động phức tạp thì sự phát triển ngành công
nghiệp dầu khí trong nước sẽ củng cố thêm khả năng chống đỡ cho nền kinh tế. Là
ngành sử dụng chủ yếu năng lượng từ dầu mỏ, vận tải biển chịu ảnh hưởng khá lớn
từ những biến động của giá dầu mỏ trên thế giới. Do đó, với nguồn tài nguyên sẵn
có trong nước, vận tải biển nước ta sẽ phần nào chủ động hơn trước những biến
động của thị trường dầu mỏ thế giới. Ngoài ra, ngành công nghiệp dầu khí phát triển
cũng tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển theo. Vì
tàu biển là phương tiện vận chuyển quan trọng, vận chuyển dầu khí từ ngoài khơi
vào đất liền cũng như xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới mà không có
phương tiện nào thay thế được.
Hải sản: Trữ lượng đánh bắt khoảng 3- 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất
phong phú, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi biển này chưa được
khai thác đúng mức, ước tính chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng
năm. Trong tương lai, hoạt động khai thác hải sản, đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa
bờ sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Và do đó, ngành đóng, sửa chữa tàu biển sẽ
SVTH: Nguyễn Thuý Quỳnh Lớp Kinh tế đầu tư 47B- Khoa Đầu tư

×