Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
LỜI CẢM ƠN
Trước hết,tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tô Vĩnh
Diện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hồn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm
này. Đây là bài viết sáng kiến kinh nghiệm được đúc kết từ kinh nghiệm giảng
dạy và sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp. Mặc dù đã có sự nỗå lực nghiên cứu
học tập và sáng tạo nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về lí luận cũng
như thực tiễn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các
thầy cô trong hội đồng giám khảo chấm Sáng kiến kinh nghiệm để tôi có thêm
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giáo dục những thế hệ măng non. Mặt
khác, nhờ những ý kiến đóng góp của hội đồng, tôi sẽ tự tin hơn trong việc tìm
tòi, nghiên cứu những họat động ngồi giờ lên lớp để đạt đến mục tiêu cuối
cùng : những học trò của tôi hình thành được kỹ năng sống ngồi thực tiễn bên
cạnh những trang lý thuyết trên lớp.
Và cuối cùng, kính chúc sức khỏe đến với các thầy cô trong hội đồng
chấm Sáng kiến kinh nghiệm.
MỤC LỤC
Trang 1
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
I. Đặt vấn đề
II. Vai trò-Vị trí – Nhiệm vụ của họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp.
III. Mục đích-Yêu cầu.
IV. Nội dung và biện pháp tổ chức có hiệu quả họat động ngòai giờ lên lớp.
a. Thuận lợi- Khó khăn.
b. Quá trình chuẩn bị.
c. Quá trình thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm.
d. Những ưu điểm – Hạn chế.
V. Phạm vi áp dụng.
VI. Kết luận.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hội nhập với sự phát triển
chung của thế giới. Công cuộc đổi mới và tiến hành CNH, HĐH đất nước cho
phù hợp xu thế phát triển chung của thời đại cần đến một lực lượng lao động
không chỉ đủ về số lượng mà phải đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng
những yêu cầu đó.
Khi còn sống, Bác Hồ luôn chú ý giáo dục thế hệ trẻ. Khi từ biệt chúng
ta, Người căn dặn : ”Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và cần thiết”. Đại hội Đảng lần IV cũng đã nhấn mạnh rằng: “ Tiền
đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên
và nhi đồng. ”Quan tâm đến giáo dục là hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, có giáo dục con người sẽ thốt khỏi đói nghèo , xã hội văn minh hơn, đất
nước giàu đẹp hơn. Với nguồn tri thức vô tận của nhân loại thì vấn đề đặt ra
hiện nay là : Làm sao để việc dạy và học với thời gian qui định , kiến thức
Trang 2
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
cung cấp cho học sinh phải đảm bảo tính hệ thống, nội dung phải khoa học,
phương pháp phải phù hợp với đối tượng để học sinh nắm vững tri thức, biết
áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đo,ù hình thành nhân
cách và kỹ năng sống cho các em mà trước hết là học sinh tiểu học. Chính vì
thế cần có những hình thức học tập phong phú, đa dạng để các em có thể vừa
học, vừa chơi không gây nhàm chán trong quá trình dạy và học.
Xu hướng hiện nay, do muốn con mình luôn vượt trội nên nhiều bậc
phụ huynh tìm đủ cách nhồi nhét kiến thức cho các cháu. Về phía nhà trường,
do tính chất quan trọng của các kì thi, các giáo viên phải cố gắng tận dụng thời
gian sao cho truyền đạt thật nhiều kiến thức để các em đạt kết quả cao. Cuối
cùng, các em cảm thấy mệt mỏi vì bị nhồi nhét kiến thức, không còn hứng thú
học tập.
Do đó, giáo dục ngồi giờ lên lớp là họat động giáo dục, là yếu tố quan
trọng giúp học sinh từng bước hình thành và hồn thiện ý thức, tình cảm, hành
vi đạo đức và thói quen lao động phù hợp chuẩn mực xã hội qui định. Giáo
dục ngồi giờ lên lớp hỗ trợ rất nhiều cho giáo trong việc khắc sâu kiến thức lý
thuyết , từ đó các em biết thực hành, linh hoạt ứng xử các tình huống trong
cuộc sống. Đồng thời, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cũng tạo ra một sân
chơi bổ ích, thú vị cho các em. Đây chính là lí do khiến tôi quyết định thực
hiện Sáng kiến kinh nghiệm này.
II. VỊ TRÍ - VAI TRÒ – NHIỆM VỤ CỦA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP .
• Vị trí:
- Cùng với việc dạy học trên lớp thì hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp
là một bộ phận rất quan trọng và rất cần thiết trong tồn bộ quá trình dạy học –
giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng.
Hiện nay giáo viên ở các trường Tiểu học đang phấn đấu nâng cao chất lượng
giảng dạy theo phương hướng chủ động chương trình, nội dung nhưng vẫn
đảm bảo đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế – văn
hóa – xã hội Việt Nam. Muốn làm được việc ấy, người giáo viên không chỉ
chăm lo đến công tác nội khóa - hình thức giảng dạy chủ yếu mà còn phải chú
ý đến các hoạt động ngoại khóa. Làm như vậy, việc giảng dạy các môn học ở
trường tiểu học mới phong phú, hấp dẫn, nâng cao trình độ hiểu biết, năng
lực họat động và đặc biệt nhân cách được thể hiện.
- Học sinh tiểu học - lứa tuổi chuyển giao từ bậc học mầm non sang bậc
học tiểu học, lứa tuổi rất hồn nhiên trong sáng nên giáo dục ở giai đoạn này có
thể ví công tác giáo dục các em như việc người giáo viên cầm bút vẽ lên
những nét vẽ trong nhân cách của các em, “nét vẽ” đó đẹp hay không tùy
thuộc sự tinh tế, nhạy bén trong quá trình giảng dạy của người thầy. Giáo dục
bao giờ cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
- Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là các em rất thích đựợc khen, thích vừa
học vừa chơi, thích tự khẳng định mình thông qua các hoạt động vui chơi, lao
Trang 3
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
động, học tập… Vì vậy người giáo viên cần có những phương pháp giáo dục
kịp thời và đúng đắn nhằm lôi cuốn các em vào các hoạt động ngồi giờ và lên
lớp. Từ đó các em có cơ hội phát huy cá tính, sở thích của mình, ý thức học
tập, vai trò của mình trước tập thể.
Tóm lại, có thể nói hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đối với lứa tuổi
tiểu học có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục, nhằm điều chỉnh và định
hướng quá trình giáo dục tồn diện đạt hiệu quả cao.
• Vai trò:
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường tiểu học có vai trò sau:
o Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp nhằm hình
thành, hồn thiện những kỹ năng, kỹ xảo học tập, lao động cũng như trong nhận
thức, đạo đức nhân cách một con người.
o Là dịp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách tồn vẹn, từ đó tự
khẳng định của mình Từ đó, mở rộng vốn sống, hiểu biết thực tiễn xã hội,
làm phong phú thêm tri thức về các môn học cho các em.
o Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của các em :chủ
động, tích cực và sáng tạo. Đồng thời, các em có thêm những mối quan hệ
trong giao tiếp, trong hoạt động lao động.
o Là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục.
- Vì vậy việc tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thật sự là cần
thiết, và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sư phạm tổng thể ở
trường tiểu học nói riêng và trường phổ thông nói chung. Trường nào thực
hiện hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có nội dung, kế hoạch, biện pháp và
có các phương pháp đa dạng, phong phú, trường đó sẽ đạt hiệu quả giáo dục
cao. Những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động,
sáng tạo đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập được với sự phát triển kinh tế trong khu vực và quốc tế.
• Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ củng cố tăng cường tri thức.
- Nhiệm vụ bồi dưỡng hệ thống thái độ.
- Nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi.
Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và làm
tiền đề cho nhau.
III. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU.
• Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng , đặc
điểm tâm sinh lí của các em là dễ nhớ nhưng mau quên, có những bài học nếu
chỉ truyền đạt trên lớp, chắc chắn các em không khắc sâu hết kiến thức, vì vậy
người giáo viên cần tổ chức những buổi hoạt động ngồi giờ lên lớp để các em
vừa được củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học trên lớp.
• Thông qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, giáo viên giúp các em phát triển
sự hiểu biết trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, làm phong phú
hơn vốn tri thức của các em.
Trang 4
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
• Thông qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, giáo viên có thể tìm hiểu tâm tư,
tính cách của các em. Từ đó, giúp học sinh hình thành và phát huy tính chủ
thể và tính tích cực, tự giác trong việc ham gia các hoạt động xã hội., có trách
nhiệm với công việc chung.
• Thông qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, hình thành và phát triển cho các
em những kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung
của các em giúp các em sống tốt hơn, sống vui, sống khỏe phù hợp đặc điểm
tâm sinh lí học sinh tiểu học.
• Để hoạt động ngồi giờ lên lớp đạt hiệu quả, yêu cầu học sinh hăng hái
tham gia có tổ chức, có kỉ luật.
IV. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÓ
HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP
a. Nội dung của họat động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường tiểu học:
- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh tiểu
học ở nhà trường, gia đình và xã hội.
- Thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.
- Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong
các họat động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
*** Nội dung của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thể hiện ở các lọai hình
họat động như sau:
* Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.
* Hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao.
* Hoạt động xã hội
* Hoạt động lao động công ích.
* Hoạt động tiếp cận khoa học – kĩ thuật
Tóm lại các nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp rất đa dạng và phong phú. Việc lựa chọn từng nội dung và hình thức để
thực hiện cần phải phù hợp với hồn cảnh, điều kiện thực tế để xây dựng
chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp một cách khoa học hợp lý,
góp phần tạo ra sự thống nhất môi trường, thống nhất các tác động giáo dục,
bổ trợ cho giáo dục trong nhà trường, trong quá trình dạy học trên lớp.
b. Thuận lợi - khó khăn .
Thuận lợi :
- Địa điểm sân trường TÔ VĨNH DIỆN thống mát, xanh, sạch, đẹp.
Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, khuyên khích giáo viên, tổ chức
các hình thức giáo dục phong phú đa dạng.
- Học sinh rất hứng thú vì được thay đổi môi trường,hình thức học tập từ
đó giúp lớp học sinh động.
Trang 5
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh lớp tôi khá thông minh, thích tìm tòi, học hỏi những điều mới,
thích tham gia các hoạt động, chúng luôn thắc mắc về cuộc sống xung quanh
và muốn giáo viên giải đáp cho chúng.
Khó khăn :
- Giáo viên mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
- Nếu tổ chức ở sân trường,vườn trường đôi lúc còn phải tùy thuộc vào
tình hình thời tiết.
c. Quá trình chuẩn bị.
Mục đích
- Lên kế hoạch cụ thể giúp giáo viên họat động có mục đích cụ thể,
không bị phân tán.
- Chuẩn bị tốt giúp người giáo viên tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ của
mình.
- Khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ chủ động hơn, bình tĩnh hơn để
giải quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện.
Những việc cần làm trong khâu chuẩn bị.
- Giáo viên cần xác định rõ và liệt kê những nội dung công việc dự định
sẽ thực hiện theo một trình tự nhất định.
- Để giải quyết một nội dung công việc cụ thể, giáo viên dự kiến cách
thức, biện pháp tương ứng để thực hiện nội dung công việc đó.
d. Biệp pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Để tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có hiệu
quả,người giáo viên phải thực hiện theo qui trình đảm bảo tính khoa học và
chặt chẽ. Chính vì vậy, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
phải bao gồm các bước nhằm đảm bảo tính lôgic trong tư duy và đảm bảo tính
thực tiễn trong việc phát triển hoạt động.
- Qui trình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp gồm các bước liên
hồn với nhau:
1. Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục.
2. Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động.
3. Chuẩn bị cho hoạt động.
4. Tiến hành hoạt động.
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động.
- Thực hiện theo qui trình như trên sẽ đem laiï kết quả và hiệu quả giáo
dục một cách tích cực.
*** Ví dụ: Sau khi học xong bài “ Một số lồi cây sống trên cạn”, Gv tổ chức
cho HS về nhà sưu tầm tên các loại cây sống trên cạn và ích lợi của nó.
- Đặt tên hoạt động : Vườn cây của chúng mình
- Yêu cầu giáo dục:
+ Về nhận thức: mở rộng cho các em hiểu biết về các lồi cây sống trên
cạn và ích lợi của chúng. Từ đó tạo cho các em sự yêu thích học hỏi,
khám phá thế giới xung quanh, đồng thời hình thành cho các em tinh
Trang 6
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
thần tập thể, sự ham thích được hợp tác, giúp đỡ, học hỏi từ các thành
viên trong nhóm mình và có kĩ năng trao đổi thông tin với nhóm khác.
+ Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự học, tự đánh giá mình và đánh giá
bạn khác ở mức độ tương đối, biết tự quản, rèn luyện tinh thần tập thể.
+ Về thái độ: Giúp các em có thái độ tích cực xây dựng nhóm học tập
tiến bộ, các em có cơ hội thể hiện mình với các thành viên trong nhóm
và nhóm khác.
- Nội dung và hình thức tổ chức:
+ Thi đua học tập giữa các nhóm.
+ Học sinh tích cực tham gia sưu tầm tranh ảnh về các lồi cây sống trên
cạn và lợi ích của chung để bổ sung vào vườn cây của nhóm mình
- Các bước chuẩn bị:
+ Tiến độ thực hiện:
• Tuần giữa tháng 3: tổ chức cuộc thi “ Vườn cây của
nhóm mình“ .
• Tuần kế tiếp của tháng 3: các nhóm tổng hợp sản phẩm của
nhóm mình, các nhóm tham quan vườn cây của nhóm khác và đặt
câu hỏi. GV và cả lớp tổng kết, nhận xét.
• 2 nhóm có vườn cây đa dạng nhất sẽ được khen thưởng.
+ Phương tiện vật chất:
• Kinh phí cho giải thưởng: 50.000
• Cơ cấu giải thưởng: nhóm nhất, nhì, ba
• Cách phát thưởng và hình thức phát thưởng: cả lớp cùng
giáo viên đánh giá và phát thưỏng. Phần thưởng là: bánh, kẹo
+ Địa điểm : tổ chức tại vườn trường.
+ Phân công công việc và cách thức thực hiện:
Người thực hiện
Nội dung công việc và
cách thức thực hiện Thời gian.
Cả lớp và giáo
viên.
Thống nhất hoạt động thi đua: mỗi
nhóm bàn bạc, phân công nhau về
nhà sưu tầm tranh ảnh, lợi ích các lồi
cây sống trên cạn, sau đó nhóm
trưởng tổng hợp sản phẩm.
Tuần giữa tháng 3
Giáo viên Phát động thi đua trong lớp, động
viên các em tích cực sưu tầm vừa
đem lại niềm vui cho ba mẹ, cho cô
giáo. Tuy nhiên cần nhắc nhở các
nhóm trưởng thường xuyên tao đổi
với giáo viên nếu nhóm gặp khó khăn
trong quá trình sưu tầm.
Tuần giữa tháng 3
Trang 7
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh Tích cực thi đua học tập và tham gia
hoạt động sưu tầm. Giáo viên theo
dõi để nhắc nhở, động viên các nhóm
kịp thời.
Tuần giữa tháng 3
Nhóm trưởng Tổng hợp sản phẩm nhóm mình.
Trình bày sản phẩm trước lớp. (Giáo
viên giám sát, giúp đỡ nếu các em
gặp khó khăn. ). Các nhóm bổ sung,
nhận xét và đặt câu hỏi.
Tuần kế của tháng 3
Giáo viên Theo dõi,động viên học sinh tham
gia, giúp các em biết tự đánh giá nhận
xét và báo cáo kết quả
Tổng kết, phát thưởng, giáo dục và
khen tinh thần hăng hái học tập, rèn
luyện của các em.
Tuần kế của tháng 3
- Với những học sinh thụ động, nhút nhát thì giáo viên vận động, khuyến
khích để các em tham gia vào các hoạt động học tập dạn dĩ , tự tin hơn. Từ
đo,ù các em khắc phục được sự nhút nhát, biết hợp tác với bạn bè khi thảo
luận, làm việc nhóm.
- Với những học sinh hiếu động, nghịch ngợm, hoạt bát nhưng thành tích
học tập chưa tốt thì giáo viên cho các em tham giao hoạt động ngồi giờ lên lớp
cùng các bạn với điều kiện là phải cố gắng nổ lực học tốt hơn, ngoan hơn để
nhóm mình được phần thưởng.
- Với những học sinh ngoan, thông minh giáo viên các em tham gia hoạt
động ngồi giờ lên lớp để các em thể hiện kỹ năng sống, tìm tòi những điều thú
vị của môi trường xung quanh và tự rèn cho mình thói quen tự học, tự rèn
luyện, ham học hỏi.
- Chính nhờ lòng kiên trì của tôi và sự ham thích tìm tòi học hỏi của học
sinh đã tạo động lực giúp tôi thực hiện công việc giảng dạy của mình ngày
một tốt hơn, thể hiện qua kết quả như sau :
Học sinh Tình hình ban đầu Tình hình hiện nay Ghi chú
Bùi Anh
Tài
Hoạt bát,hiếu động,
nghịch ngợm, thành
tích học tập chưa
cao, hay phát biểu
linh tinh
Hoạt bát, không còn phát biểu
linh tinh, biết quan sát, nhận xét
môi trường xung quanh và biết áp
dụng sự hiểu bíêt đó vào bài học
trên lớp, tích cực phát biểu, ngoan
hơn, có tiến bộ trong học tập.
GV cần
nắm rõ
Mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày
một vấn đề trước tập thể , là 1 lớp
Trang 8
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
Tôn Nữ
Ngọc
Trân
Chăm,ngoan,học
giỏi nhưng chưa
mạnh dạn trước tập
thể.
trưởng tích cực, biết điều động,
phân công và đặt câu hỏi để các
bạn trong thảo luận trả lời. Nhờ sự
ham tìm tòi và sự gợi ý của Gv,
nay em có thể tự giải đáp được
những thắc mắc đơn giản cho các
bạn trong lớp nghe, khi mắc sai
lầm biết rút kinh nghiệm cho bản
thân.
Hồng
Trung
Tín
Chậm,nhút hát, kém
tự tin, thành tích
học tập yếu.
Làm việc nhanh nhẹn hơn, biết tự
ý thức học tập,mạnh dạn tham gia
các hoạt động học tập, vui chơi ở
lớp. Có sự cố gắng phát biểu, biết
1 số kĩ năng sống cần thiết cho
bản thân, thành tích học tập có tiến
bộ rõ rệt.
***Kết quả:
Nhờ có hoạt động ngồi giờ lên lớp, tôi đã có thể củng cố cho học sinh
bao gồm cả những kiến thức trên lớp và cả những kỹ năng thực hành, giúp các
em mạnh dạn, tự tin và bản lĩnh hơn. Đa số học trò lớp tôi đã trở nên hoạt bát
hơn, ham thích tham gia các hoạt động học tập ngồi giờ lên lớp thi đua để đạt
nhiều thành tích cao, biết áp dụng những điều đã học vào thực tế ở lớp cũng
như ở nhà… Giờ đây những học trò bé nhỏ của tôi đã trở thành những mầm
non năng động, sáng tạo trong thế giới nhỏ của chúng. Rõ ràng chúng ta
không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngồi
giờ lên lớp trong việc củng cố tri thức, hình thành nhân cách và kỹ năng sống
cho các em. Mỗi ngày, nhìn các em khôn lớn, tôi cảm thấy yêu quý nghiệp
”trồng người” hơn. Một người giáo viên nếu hiểu được ý nghĩa của câu:”Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đó mới là người
đáng quý.
e. Ưu điểm – hạn chế.
Ưu điểm:
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng động của HS.
- Giúp HS mạnh dạn, tự tin chiếm lĩnh tri thức, biết tìm tòi, thắc mắc và
có nhu cầu được giải đáp từ đó nâng cao nhận thức của mình.
- Hình thành kỹ năng sống, nhân cách sống cho các em.
- Các em yêu thích môi trường xung quanh, biết tự nhận xét về môi
trường xung quanh, ham thích tham gia các hoạt động học tập.
Hạn chế :
- Đòi hỏi người giáo viên mất nhiều thời gian lên kế hoạch và tổ chức,
giáo viên phải luôn kiên trì, theo dõi thường xuyên những thay đổi, những
Trang 9
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
biểu hiện của các em để đánh giá chính xác các em đã tiến bộ hay chưa, nếu
chưa thì tiếp tục tìm hiểu và lên kế hoạch rèn luyện tiếp cho HS đó.
- GV phải thật linh hoạt, nhạy bén để tuyên dương, nhắc nhở động viên
kịp thời từng đối tượng HS.
V. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tùy tình hình, đặc điểm từng khối lớp mà ta đều có thể áp dụng việc tổ
chức hoạt động ngồi giờ lên lớp một cách linh họat, hiệu quả. Cụ thể, tôi đang
áp dụng hình thức giáo dục này cho lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy -Lớp Một
2.
VI. KẾT LUẬN.
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là một hình thức hoạt động đa dạng,
phong phú nhằm mục đích giáo dục và hình thành những kỹ năng sống cơ bản
cho HS.
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thật sự cần thiết, quan trọng trong kế
hoạch giáo dục vì nó tạo ra điều kiện môi trường thống nhất với quá trình dạy
học, để tìm năng của mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển các phẩm
chất, năng lực của mình.
Hầu hết các HS của tôi đều yêu thích hoạt động ngồi giờ lên lớp vì nó
giúp các em vừa học, vừa chơi cùng các bạn rất vui, tạo ra hứng thú học tập và
làm các em trở nên mạnh dạn hơn trước tập thể….
Tất cả các hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp từ cấp trường, lớp,
nhóm đều là những môi trường tốt để các em tự khám phá mình và những
điều thú vị từ môi trường xung quanh, giúp các em phát huy ưu điểm, khắc
phục nhược điểm…
Trang 10
Giáo viên Lưu Trúc Mai Sáng kiến kinh nghiệm
***Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CHẤM SKKN.
Trang 11