Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.02 KB, 35 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
GIAO THOA NGHỆ THUẬT GIỮA HAI KHUYNH HƯỚNG
VĂN XUÔI LÃNG MẠN VÀ VĂN XUÔI HIỆN THỰC
THỜI KÌ 1932-1945
Chuyên ngành
Mã số
: Văn học Việt Nam
: 62.22.34.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
1
HÀ NỘI - 2014Công trình được hoàn thành
Tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS. TS. Lê Thị Dục

2- PGS. TS. Lê Quang Hưng
Phản biện 1: PGS. TS. Lã Nhâm Thìn
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp
Khoa Văn học – Học viện Khoa học Xã
hội
Phản biện 3: PGS. TS. Lý Hoài Thu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện


họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi: … giờ … , ngày … tháng … năm 2013

2
Có thể tìm hiểu luận án tại:
− Thư viện Quốc gia Việt Nam
− Thư viện Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
− Thư viện Học Viện Khoa học Xã hội
3
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thời kì 1932-1945 phát triển sôi
động, phong phú, đa dạng và vận động theo tiến trình hiện
đại hóa. Văn học thời kì này được chia thành hai bộ phận dựa
vào thái độ chính trị của người cầm bút đối với chính quyền
thực dân: bộ phận văn học công khai (hợp pháp) và bộ phận
văn học bí mật (bất hợp pháp). Gắn với bộ phận văn học
công khai, nổi bật là hai khuynh hướng lãng mạn và hiện
thực. Sự phân chia như trên rất cần thiết trong nghiên cứu lý
luận văn học. Song, trong thực tiễn đời sống văn học thời kỳ
này, theo quan sát của chúng tôi, giữa các khuynh hướng văn
học không có ranh giới tuyệt đối và luôn có sự giao thoa, ảnh
hưởng qua lại, đan xen lẫn nhau ở nhiều cấp độ, từ cái nhìn
hiện thực tới phương thức phản ánh. Sự giao thoa này đã ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng nội dung và hình thức thể hiện
của các khuynh hướng văn học.
1.2. Nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự giao thoa này là
cần thiết, đặc biệt là đối với văn xuôi thời kì này. Một mặt,
chúng ta có thể thấy rõ hơn thực tế sinh động của văn xuôi

nói riêng cũng như văn học nói chung. Tác phẩm văn học
không chỉ bó hẹp trong các khuynh hướng, trào lưu mà luôn
vận động trong sự gặp gỡ, tác động qua lại lẫn nhau, có sự kế
thừa, phát triển trong nội dung tư tưởng và hình thức thể
hiện. Mặt khác, tránh được cái nhìn cơ giới hóa vẫn còn tồn
tại rải rác trong một số giáo trình bằng việc cắt nghĩa, lý giải
sự phong phú, đa dạng, phức tạp, từ đó đưa ra các đánh giá,
nhận định một cách khách quan, khoa học về tác giả cũng
như tác phẩm văn học.
5
7
1.3. Đây là thời kì văn học phát triển triển rực rỡ với
những thành tựu phong phú, những vấn đề mang ý nghĩa sâu
sắc đối với đời sống xã hội, đánh dấu bước tiến quan trọng
trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học. Tìm
hiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật giữa hai khuynh
hướng này cũng chính là tìm hiểu sự gặp gỡ, kế thừa giữa các
tác giả của hai khuynh hướng, giữa truyền thống và hiện đại,
giữa Đông và Tây, thấy rõ hơn được những giá trị bất biến,
những giá trị mới trong quá trình vận động hòa nhập với văn
học hiện đại thế giới.
1.4. Trong thực tế, quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn
học thời kỳ này trước 1986, các nhà nghiên cứu với nhiều lý
do thường chỉ tập trung chú ý tới khuynh hướng văn học hiện
thực. Sau 1986, vấn đề về văn học lãng mạn (đặc biệt là văn
xuôi khuynh hướng lãng mạn) mới được chú ý nghiên cứu
nhiều, trên tinh thần khách quan, khoa học và đã chỉ ra những
đóng góp nổi bật của khuynh hướng này trong tiến trình vận
động và phát triển của văn học dân tộc nói chung và văn xuôi
nói riêng. Đồng thời, thấy rõ hơn tính phức tạp nhiều mặt, sự

ảnh hưởng qua lại của khuynh hướng lãng mạn với khuynh
hướng hiện thực về tư tưởng và nghệ thuật. Song chưa có
công trình chuyên biệt nào nghiên cứu vấn đề này một cách
hệ thống mà chỉ là những ý kiến, nhận định riêng trong các
bài viết, các giáo trình.
1.5. Xuất phát từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, văn
xuôi thời kỳ 1932-1945 chiếm một dung lượng lớn, là một
trong những nội dung cơ bản tạo nên giá trị đặc sắc, góp
phần hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Tiếp đó là sự xuất hiện
của nhiều tác giả lớn với những kiệt tác và hình tượng nghệ
thuật bất hủ, độc đáo. Do đó, tìm hiểu sự giao thoa về tư
7
9
tưởng và nghệ thuật gữa hai khuynh hướng văn xuôi trên là
rất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao trong quá trình giảng dạy.
Công việc này giúp cho người giáo viên hiểu thấu đáo hơn về
diện mạo, tính chất của giai đoạn văn học. Từ đó, hiểu sâu
sắc hơn về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của họ.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề
nghiên cứu đề tài: Giao thoa nghệ thuật gữa hai khuynh
hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-
1945.
2. Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
− Luận án hướng tới tìm hiểu và phân tích những yếu tố giao thoa,
những biểu hiện gần gũi, tương đồng giữa khuynh hướng lãng mạn
và khuynh hướng hiện thực trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn
1932-1945 ở trong các cấp độ:
+ Giao thoa về tư tưởng nghệ thuật.
+ Giao thoa về hình thức nghệ thuật.
− Đề tài tập trung tìm hiểu sự giao thoa giữa hai khuynh hướng lãng

mạn và hiện thực trong văn xuôi Việt nam giai đoạn 1930-1945,
khảo sát qua một số cây bút tiêu biểu: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
Đạo, Thạch Lam, Trần Tiêu, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Nguyên Hồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra của đề tài, trong qua
trình triển khai các nội dung của luận án, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử; tiếp cận hệ
thống; phân tích, tổng hợp; so sánh.
4. Đóng góp của luận án
− Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu tìm hiểu sự giao
thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn học lãng mạn và hiện
9
11
thực trong văn xuôi thời kì 1932 – 1945. Qua đó, góp phần khẳng
định thêm về lí thuyết về sự cộng hưởng, tác động lẫn nhau giữa các
khuynh hướng, các hiện tượng văn học.
− Từ việc tìm hiểu này, luận án chỉ ra những đặc trưng lịch sử của văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, những đặc trưng này có ý nghĩa
chi phối tiến trình phát triển của một giai đoạn văn học dân tộc nhất
định.
− Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh
viên về văn văn xuôi thời kỳ 1932 – 1945 nói riêng và văn học thời
kì này nói chung.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Thư mục
tham khảo; Nội dung luận án gồm có bốn chương: Chương 1:
Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở xã hội,
văn hóa của sự giao thoa văn học; Chương 3: Giao thoa về tư

tưởng nghệ thuật; Chương 4: Giao thoa về hình thức nghệ
thuật.
11
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn
trước 1975
− Ngay từ 1939, trong Dưới mắt tôi, nhà phê bình Trương Chính đã đề
cao giá trị hiện thực khi phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của
Nhất Linh và Khái Hưng.
Trong Dưới mắt tôi, khi phân tích các Đoạn tuyệt, Lạnh
lùng, và tập truyện ngắn Tối tăm (Nhất Linh) và Nửa chừng
xuân, Gia đình (Khái Hưng) nhà phê bình Trương Chính chú
ý nhiều và đề cao giá trị xã hội, giá trị hiện thực và “giá trị
tâm lý” trong mỗi tác phẩm.
− Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu
của Tự lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trương Chính
khi chú ý tới một mảng hiện thực trong trong tiểu thuyết của Tự lưc
văn đoàn. Bàn về truyện ngắn Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan chú ý tới
biệt tài miêu tả cảm giác vừa tỉ mỉ, vừa tinh tế của ông. Đặc biệt,
ông phát hiện những yếu tố lãng mạn (thiết tha, nhẹ nhàng, có
duyên) đan xen với hiện thực (chua chát, thê thảm, bi thương và
chán ngán…) trong thế giới cảm giác của Gió đầu mùa.
Trong cái nhìn của hai nhà phê bình có tiếng đương thời,
hiện thực về cuộc sống của con người gắn với lễ giáo, hủ tục
phong kiến cũng được đề cập và ghi nhận và tạo dấu ấn trong
tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn.
− Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình nghiên cứu văn học thời
kì 1932-1945 vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt

(đất nước bị chia cắt) và đã thu được kết quả nhất định.
Năm 1960, ở miền Nam, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ
đã trình bày công trình nghiên cứu công phu, đầy đặn về Tự
lực văn đoàn cũng như các cây bút nổi bật của tổ chức văn
13
15
học này trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3,
Văn học hiện đại 1862-1945 . Trong mục Tổng luận về Tự
lực văn đoàn, ông rất chú ý tới giá trị hiện thực trong nội
dung phản ánh của các cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng
lãng mạn đặc biệt là các tiểu thuyết hướng tới tố cáo, đả kích
lễ giáo phong kiến: Nhân vật (Mai và Lộc, Lan và Ngọc,
Minh và Liên, Loan và Dũng) cũng có những yếu tố chân
thực chứ không hoàn toàn xa lạ; Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt
đến dữ dội khi phê phán lễ giáo phong kiến; Kết án tội ác của
lễ giáo phong kiến. Viết về Thạch Lam, Phạm Thế Ngũ gặp
gỡ Vũ Ngọc Phan khi cho rằng: Thạch Lam là nhà văn có
khuynh hướng xã hội. Ông đưa ra kết luận rất tinh tế và chính
xác về nét riêng khi hướng tới phản ánh hiện thực của Thạch
Lam: tác giả không có ý bi thảm hóa bức tranh xã hội mà
muốn giữ một ngòi bút chừng mực và trung thực, làm một
thứ nghệ thuật “hiện thực nhân bản”.
− Năm 1961, ở miền Bắc, văn học lãng mạn và văn học hiện thực
được nghiên cứu có hệ thống hơn và được đưa vào giáo trình bậc đại
học: Văn học Việt Nam 1930-1945 (Nxb Giáo dục). Nhà nghiên cứu
Bạch Năng Thi đã chú ý tới sự đan xen giữa những yếu tố lãng mạn
và hiện thực trong văn xuôi của Tự lực văn đoàn. Theo ông, sức hấp
dẫn của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có được vì
đó là những nhân vật “tiêu biểu cho một vài tầng lớp “tồn tại thực
sự” trong xã hội Việt Nam khi ấy”. Ông nhấn mạnh: “Những cái

hiện thực mà tác phẩm phản ánh còn mạnh hơn ý muốn của tác giả”
do “ý nghĩa của một số chi tiết hiện thực”. Qua tập truyện Gió đầu
mùa, ông nhấn mạnh: phản ánh hiện thực trở thành nhiệm vụ của
văn học trong quan niệm và ý thức của Thạch Lam.
Có thể thấy rằng, trong những công trình nghiên cứu
trước 1975 về văn xuôi lãng mạn, các nhà phê bình không chỉ
nhấn mạnh tới những nội dung lãng mạn, “lí tưởng” mà còn
khẳng định được nội dung hiện thực là nội dung làm nên giá
15
17
trị của tác phẩm.
1.2 Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn sau
1975
− Năm 1978, trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập V, 1930-
1945, phần I), tác giả Nguyễn Trác đã chú ý tới sự tác động qua lại
giữa dòng văn học lãng mạn và dòng văn học hiện thực phê phán:
“Ở nước ta, văn học hiện thực phê phán phát triển song song với văn
học lãng mạn và có sự tác động qua lại giữa hai dòng văn học”
− Năm 1981, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã chú ý tới những
yếu tố khó phân định rạch ròi khi xếp một số nhà văn vào các
khuynh hướng sáng tác: “Trong thực tế, có những cây bút không
thuộc hẳn một “dòng” nào một cách rõ ràng và nhất quán. Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Trần Tiêu, và cả Xuân Diệu… tuy
có nhiều nét khác nhau, đều có thể xem như thuộc vào số những cây
bút “trung gian” như thế.”.
− Năm 1988, nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành
Khung trong Lịch sử Văn học Việt Nam cho rằng: “Không nhất thiết,
các nhà văn chỉ sử dụng một phương pháp sáng tác. Hơn thế nữa,
các khuynh hướng văn học lại không thuần nhất và xuất hiện gần
như đồng thời nên có những ảnh hưởng qua lại rất phức tạp”.

Nhận định về văn học hiện thực phê phán, các tác giả đã
chỉ ra sự pha trộn, không thuần nhất trong tư tưởng: “Nhìn
chung, văn học hiện thực phê phán Việt Nam là một hiện
tượng không thuần nhất. Trong quá trình phát triển, đôi khi
nó bị pha trộn bởi những khuynh hướng lãng mạn và tự nhiên
chủ nghĩa”.
− Nhận định về công thức “ba dòng” trong các sách văn học sử và các
sách giáo khoa Việt Nam trước 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn
Hoành Khung nhấn mạnh: “Văn học lãng mạn và văn học hiện thực
phê phán tuy có chỗ khác nhau về chất, có khi chống đối nhau gay
gắt, song vẫn có những cơ sở thống nhất chung, nên thường có mối
liên hệ qua lại, chịu ảnh hưởng của nhau, thâm nhập lẫn nhau tới
17
19
mức khó phân ranh giới giữa chúng.”. Theo ông, điều đó không xảy
ra một cách ngẫu nhiên, cá biệt bởi: “Nhân tố hiện thực, nhân đạo
vẫn có cơ sở trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhà văn,
nhà thơ lãng mạn”
− Khi nhận định, đánh giá về sự giao thoa, tương đồng giữa hai
khuynh hướng này, đã có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh. Từ sự khẳng định
ranh giới khó phân định giữa hai khuynh hướng, họ cho rằng: không
có sự đối lập tuyệt đối và không nên đối lập một cách cực đoan giữa
hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực (Hà
Minh Đức viết về Thừa tự ; Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam 1900
-1945; Nguyễn Đăng Mạnh: Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam
1930-1945.
− Trần Đình Hượu trong bài viết: Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính
liên tục của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn
học phương Đông cũng đã đề cập tới những yếu tố hiện thực trong

cách đặt vấn đề và ý thức nhất quán trong sáng tác của Tự lực văn
đoàn.
− Nghiên cứu về các tác giả cụ thể, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra
những yếu tố giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh gặp gỡ nhau trong
những ý kiến bàn về vị trí khó xác định của Thạch Lam giữa hai
khuynh hướng.
− Về tiểu thuyết của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành
Khung khẳng định giá trị tố cáo mạnh mẽ lễ giáo phong kiến. Ở
mảng tiểu thuyết đi vào sinh hoạt phong tục gia đình phong kiến,
một số nhân vật phản diện tiêu biểu, đều rất thật, rất sống. Đó là
những “hình tượng của chủ nghĩa hiện thực.”
Chú ý tới những sáng tác “lạc dòng” của Nguyễn Công
Hoan, ông cũng chỉ ra sự giao thoa giữa hai yếu tố lãng mạn
và hiện thực: Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan “là một
truyện tình lãng mạn lâm ly đầm nước mắt, song Tắt lửa lòng
còn có khuynh hướng phê phán xã hội rõ rệt”.
19
21
− Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền với công trình Chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã nêu bật những
cách tân về nội dung và nghệ thuật phản ánh cuộc sống trong sáng
tác của Nam Cao. Chú ý tới yếu tố nghệ thuật nổi bật của Nam Cao,
ông cho rằng: “Nam Cao, một mặt, có thể là đã kế thừa được thành
tựu của nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du qua Truyện Kiều,
của các nhà văn lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…
Mặt khác, hiển nhiên là ông cũng tiếp thu được những thành tựu
nghệ thuật miêu tả tâm lý của các nhà văn lớn trên thế giới.”. Nam
Cao, ở một mức độ nào đó là đã “kết tinh được những thành tựu và
thế mạnh của cả chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong

văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”
− Nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú chú ý tới sự chuyển biến trong cảm
quan hiện thực trong những năm 1939-1940 trong truyện ngắn Khái
Hưng: “Bên cạnh tình yêu, đề tài về người bình dân cũng là một
mảng đề tài chính trong truyện ngắn Khái Hưng Khái Hưng viết
một loạt truyện mang đậm chất hiện thực: Cái Ve, Anh phải sống,
Người vợ mù, Dưới ánh trăng, Đào mơ, Hòn Gay, Biến đổi, Cô
hàng nước ”
Gần đây, một số nhà nghiên cứu hải ngoại chú ý tới sự
giao thoa giữa các khuynh hướng văn học. Chú ý tới hai yếu
tố: giao thoa giữa các khuynh hướng nghệ thuật như một hiện
tượng “xâm lấn”, “tràn bờ” và giao thoa như một ý thức nghệ
thuật tự giác.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA SỰ GIAO
THOA VĂN HỌC
2.1 Khái niệm giao thoa, giao thoa văn học
2.1.1 Khái niệm giao thoa
Giao thoa là một khái niệm được sử dụng trong vật lí chỉ
21
23
sự chồng chập của hai hay nhiều sóng mà tạo ra một hình ảnh
sóng mới. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, Giao thoa
là “Hiện tượng xảy ra khi hai chấn động có tần số bằng nhau
chồng lên nhau, có thể làm cho ánh sáng hay âm mạnh lên,
hoặc yếu đi đến triệt tiêu.” (tr 432, Nxb KHXH, HN, 1977).
Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ Giao thoa cũng được sử
dụng rộng rãi hơn khi nói tới sự gặp gỡ, tương đồng trong
hình thức, tính chất khi so sánh các sự vật, hiện tượng.
2.1.2 Khái niệm giao thoa văn học

Giao thoa trong văn học là một hiện tượng xuất hiện
trong quá trình tiếp nhận, hấp thụ và kết tinh giữa các nền
văn học. Nó diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Có thể xuất hiện
giữa văn học của các châu lục, các khu vực, các nước, các
vùng, miền… hoặc trong một nước giữa các thời kì văn học
khác nhau. Nó có cả trong văn học dân gian và văn học viết.
Theo cách hiểu của mình, trên cơ sở của các nhà nghiên cứu
đi trước, chúng tôi quan niệm về Giao thoa văn học như sau:
Giao thoa văn học là một hiện tượng phức tạp diễn ra
trong đời sống văn học. Ở đó có sự gặp gỡ, sự trùng hợp về
cái nhìn và cách thể hiện đời sống, con người của những
nghệ sĩ. Giao thoa văn học thường được biểu hiện trên các
phương diện xuyên suốt quá trình sáng tạo sau: Sự gặp gỡ,
trùng hợp về cảm hứng sáng tạo, nội dung phản ánh, kiểu
nhân vật và phương thức, biện pháp nghệ thuật phản ánh.
Giao thoa văn học không đơn giản, một mặt xuất phát từ
ý thức của những người nghệ sĩ, mặt khác đó còn là sự gặp
gỡ ngẫu nhiên - gặp gỡ trong vô thức, tự nhiên. Giao thoa
văn học không phải là quá trình đánh mất hay phá vỡ những
nguyên tắc phản ánh cuộc sống của mỗi khuynh hướng mà là
sự thâm nhập lẫn nhau một cách tự nhiên. Cũng có khi là sự
23
25
xâm lấn “tràn bờ” giữa các khuynh hướng, các tác giả do tác
động của bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể hay do sự vận động,
trải nghiệm trong quá trình chiếm lĩnh cuộc sống của các nhà
văn. Không phải thời điểm nào cũng xuất hiện hiện tượng
giao thoa giữa các khuynh hướng trong văn học, điều này chỉ
diễn ra khi gặp những điều kiện thích hợp. Cũng không phải
hiện tượng giao thoa văn học nào sẽ tạo ra những hiệu ứng

tốt đẹp, tích cực mà chỉ khi các yếu tố giao thoa cùng hướng
tới những giá trị nhân bản.
2.2 Kết cấu xã hội và sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mới
2.2.1 Kết cấu xã hội mới
− Những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam, giai cấp phong kiến đã
mất vai trò lãnh đạo đất nước và trở thành tay sai đắc lực của thực
dân. Để phục vụ cho chính sách kinh tế, thực dân chủ trương mở
rộng mạng lưới giao thông giữa các vùng miền và việc mở mang
giao thông đã tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt của xã hội. Sự trao
đổi trong quá trình thông thương, buôn bán hàng hóa đã hình thành
nhiều đô thị mới, khác với đô thị cũ của nhà nước phong kiến. Đô
thị giờ đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự… của
nhà nước thực dân với tính chất và nhịp sống mới.
Về chính trị, văn hóa, cuộc sống người dân đô thị chịu
ảnh hưởng trực tiếp chính sách bảo hộ của thực dân. Làm
quen và tiếp thu với lối sống ngày càng hiện đại, cuộc sống
đô thị có sự đổi mới rõ rệt theo chiều hướng vận động của xã
hội tư sản. Ảnh hưởng của triều đình phong kiến đối với cuộc
sống người dân đô thị đã trở nên mờ nhạt. Ở nông thôn, vai
trò và ảnh hưởng của triều đình phong kiến vẫn chi phối nặng
nề đời sống xã hội. Về văn hóa, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng
của văn hóa đô thị, song về cơ bản, nông thôn Việt Nam vẫn
là thành lũy vững chắc của lễ giáo cổ hủ.
25
27
− Như quy luật tất yếu, chính sách khai thác thuộc địa và sự ra đời của
những đô thị mới kéo theo những biến động lớn trong kết cấu xã
hội. Kết cấu xã hội phong kiến vẫn tồn tại và được duy trì chủ yếu ở
nông thôn. Kết cấu xã hội theo hướng tư sản xuất hiện và được duy
trì chủ yếu ở các đô thị kiểu mới. Xã hội xuất hiện nhiều giai tầng

mới, có quan hệ phụ thuộc vào thực dân và quan hệ khác trước với
triều đình phong kiến. Nhiều giai tầng mới ra đời: giai cấp tư sản;
giai cấp công nhân; tầng lớp tiểu tư sản; binh lính
Hiện diện ở nông thôn là cuộc sống của giai cấp phong
kiến và nông dân. Về cơ bản, quan hệ sản xuất phong kiến,
gia trưởng vẫn tồn tại với sự đối lập chủ yếu giữa quyền lợi
của giai cấp nông dân và quyền lợi của giai cấp phong kiến.
Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đang chuyển mình một
cách đau đớn sang hướng tư sản. Cùng với đó, sự ra đời của
nhiều giai tầng mới làm biến đổi kết cấu xã hội, tạo điều kiện
cho xã hội dần thoát khỏi cái lạc hậu, bảo thủ, mở ra cơ hội
cho cái mới phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại.
2.2.2 Sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mới
− Ở các đô thị lớn mới, người dân đã tiếp xúc với lối sống văn minh tư
sản và lối sống này đã tạo ra những biến đổi lớn trong sinh hoạt.
Nhịp sống trong xã hội thay đổi theo sự vận động của cơ chế mới -
cơ chế của xã hội đồng tiền và quyền lực, phù hợp với chính sách vơ
vét kinh tế của thực dân. Những đổi thay đó diễn ra từ đô thị tới đời
sống nông thôn ở các mức độ khác nhau, với các tốc độ khác nhau
song không phải không có sự kháng cự (dù là nhỏ) của người dân
vốn mang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Song văn hóa, văn
minh phương Tây với sức hấp dẫn của nó, thâm nhập, phát triển
ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống tinh
thần của người dân
Trước 1930, những nhà nho tiến bộ có tinh thần dân tộc,
yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn
Thượng Hiền… đã đoạn tuyệt hoặc xa rời tư tưởng trung
27
29
quân ái quốc để đến với tư tưởng yêu nước mới: Duy tân để

tự cường. Tư tưởng yêu nước giờ đây là hành động chống
thực dân, là ý thức duy tân với các hành động cách mạng, cải
cách xã hội trên tinh thần dân chủ.
Từ 1930, tư tưởng dân chủ ngày càng ngấm sâu và thể
hiện trên nhiều phương diện trong xã hội, đặc biệt là ở xã hội
tư sản thị thành, nơi tập trung các giai tầng mới. Các tầng lớp
quay cuồng chạy theo lối sống hưởng thụ văn minh vật chất.
Giai cấp tư sản và tiểu tư sản đề cao, ca ngợi văn minh Âu -
Mỹ, chống lại tư tưởng phong kiến bảo thủ lạc hậu đang kìm
hãm sự phát triển của đời sống cá nhân con người. Quan
niệm nhân sinh trong họ thay đổi, cùng với đó là sự mở rộng
trong quan niệm đạo đức.
2.3 Sự tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây
Từ 1930 trở đi, tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây
trở thành ý thức tự giác, thường trực trong đời sống văn hóa,
xã hội Việt Nam. Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân, thay đổi quan
niệm thẩm mĩ, ý thức học hỏi tinh thần dân chủ, tư tưởng
khoa học là những biểu hiện nổi bật trong quá trình tiếp
nhận.
2.3.1 Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân
− Thực tế cuộc sống thành thị với lối sống cạnh tranh kiếm lời của xã
hội tư sản, với quyền lực ngày càng mạnh mẽ của đồng tiền đã buộc
con người phải thay đổi cách nghĩ, quan niệm để tồn tại, thích nghi
với cuộc sống hiện đại tư sản. Sự thay đổi về ý thức cá nhân là vấn
đề mang tính quy luật được ý thức trong xã hội và văn học.
Con người trở thành những cá nhân đang bứt phá những
ràng buộc của tôn ti, trật tự phong kiến và là sản phẩm tất yếu
của nền kinh tế tư bản. Sống trong xã hội phát triển theo
hướng tư sản, con người được tiếp cận cuộc sống ngày càng
29

31
văn minh, hiện đại với nhiều luồng tư tưởng mới nên xuất
hiện những nhu cầu, ham muốn, ước mơ và khát vọng khác
trước. Họ muốn được tự mình định đoạt hạnh phúc, tự do hôn
nhân luyến ái, được phô diễn khả năng, ý thích, tình cảm cá
nhân một cách mạnh mẽ.
Sự đổi thay ý thức cá nhân thể hiện trong ý thức bứt phá
mạnh mẽ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đòi quyền
sống, tự do của con người, khát vọng đòi quyền được sống có
ý nghĩa.
2.3.2 Sự thay đổi quan điểm thẩm mĩ
Quan điểm xã hội, đạo đức, nhân sinh thay đổi kéo theo
sự thay đổi về quan điểm thẩm mĩ. Đây là sự thay đổi mang
tính quy luật, thể hiện rõ bước ngoặt trong cuộc sống xã hội,
phù hợp và đáp ứng với thị hiếu trong những năm đầu thế kỉ
XX. Cái đẹp trong quan niệm xã hội phong kiến dần phải lùi
bước trước quan niệm mới. Quan niệm về cái đẹp giờ đây
được mở rộng hơn, cụ thể hơn bởi cái đẹp được được nhận
thức qua cảm quan cá nhân. Nói như vậy không có nghĩa
quan niệm về cái đẹp thời kỳ này đối lập với cái đẹp trong
quan niệm truyền thống mà là sự kế thừa, phát triển và mở
rộng cùng với tính chất phức tạp của nó.
Giờ đây, cái đẹp hiện diện ở mọi nơi. Cái đẹp có trong
cuộc sống nhàn hạ lẫn trong cuộc sống hẩm hiu, cơ cực. Cái
đẹp có trong ý thức, khát vọng sống lương thiện của những
người dân nghèo, những nông dân bị xã hội thối nát trước
cách mạng đày đọa tới tận cùng. Cái đẹp phải được biểu hiện
trên nhiều phương diện của đời sống, trở thành đối tượng
theo đuổi khám phá của nghệ thuật, trở thành thiên chức của
người nghệ sĩ chân chính. Cái đẹp đi đôi, song hành với cái

mới, hiện đại. Cái đẹp còn là ý thức sống mạnh mẽ, là khát
31
33
vọng sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân. Gắn với sự bừng tỉnh
của ý thức cá nhân, cái đẹp trong quan niệm hiện đại phải là
sự hài hòa giữa vẻ đẹp bên trong (nội dung) và vẻ đẹp bên
ngoài (hình thức).
Có thể khẳng định, sự thay đổi trong trong quan điểm
thẩm mĩ thể hiện cảm quan hiện đại và sự tiến bộ của xã hội
khi hướng về con người. Con người trong xã hội hiện đại
luôn ý thức về vẻ đẹp của tạo hóa ban cho mình và từ đó biết
tôn thêm vẻ đẹp bằng nhiều cách khác nhau.
2.3.3 Tiếp nhận tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học
Tư tưởng khoa học và tinh thần dân chủ của văn hóa
phương Tây tác động sâu sắc và chi phối nhiều mặt trong đời
sống tinh thần xã hội Việt Nam thời kì này. Đây là yếu tố cốt
lõi, có vai trò quyết định và tạo nên luồng sinh khí mới trong
đời sống văn học, mở ra quan niệm về xã hội nhân sinh mới.
Biểu hiện đầu tiên của tư tưởng khoa học và tinh thần dân
chủ trong văn học thời kì này là thái độ tôn trọng hiện thực
khách quan khi hướng tới khám phá, miêu tả xã hội. Trước
hết là thái độ khách quan khi khám phá, miêu tả con người
trong xã hội. Giờ đây, trong quan niệm của các nhà văn, con
người cá nhân trở thành trung tâm, được chú ý tìm hiểu,
khám phá trong sự vận động và phát triển theo quy luật nội
tại của nó. Thái độ tôn trọng hiện thực khách quan còn thể
hiện qua quan điểm khi miêu tả hiện thực cuộc sống, qua ý
thức sáng tạo trong quá trình tiếp thu văn học phương Tây.
Trước sự đổi thay nhiều mặt trong đời sống xã hội, vấn đề
tiếp nhận văn học mới trở thành một nhu cầu bức thiết trong

đời sống xã hội Việt Nam, “một đặc điểm chung của tình
hình văn hóa thời kỳ này”
33
35
2.4 Sự tác động của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu
tranh giai cấp
− Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có những biến động dữ dội.
Sự ra đời của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp, các
phong trào cách mạng đấu tranh chống thực dân phong kiến trên quy
mô lớn và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội. Trước tất cả
những biến động dữ dội đó, xã hội Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ
phù hợp với bước tiến của thời đại. Sự phân hóa giai cấp ngày càng
sâu sắc, “cuộc xung đột giữa các giai cấp ngày càng quyết liệt, toàn
diện trên mọi lĩnh vực của đời sống… và các giai cấp đều có ý thức
dùng văn hóa đấu tranh cho quyền lợi của mình”.
Nổi bật trong đời sống văn hóa thời kì này là cuộc đấu
tranh chống lễ giáo phong kiến, đề cao tư tưởng dân chủ
phương Tây của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Không dừng
lại ở đó, trước hiện thực cuộc sống đau khổ của người nông
dân, trước sự phát triển mạnh mẽ của Mặt trận Dân chủ
(1936-1939), giai cấp tư sản, tiểu tư sản đã hướng về nông
thôn với ý thức và khát vọng cải cách xã hội. Họ muốn đưa
tri thức, ánh sáng văn minh về nông thôn để giúp người nông
dân thoát khỏi cuộc sống mù tối, cái đói, nạn mê tín dị đoan
và các hủ tục lạc hậu.
− Với ý thức dùng văn hóa để đấu tranh cho quyền lợi của mình, các
giai cấp trong xã hội đã đề ra chủ trương cho các hoạt động văn hóa.
Giai cấp tư sản và tiểu tư sản với tính chất phức tạp, không thuần
nhất nên luôn dao động trong ý thức phản cuộc sống hiện thực. Ý
thức phản ánh hiện thực ngày càng sâu sắc trong những năm 1936 -

1939. Các nhà văn hiện thực phê phán, trước tác động của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp đã tập trung miêu tả hiện
thực làm nổi bật tình trạng bất công. Bước sang chặng tiếp theo
(1936 - 1939), khi gặp điều kiện thuận lợi ý thức phản ánh hiện thực
mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc hơn. Hàng loạt các tác phẩm có giá trị
ra đời như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bước đường
35
37
cùng và các truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, Tắt
đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng.
2.5 Sự vận động nhanh chóng của nền văn học theo tiến trình hiện
đại hóa
Một trong ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX đến 1945 được đề cập tới trong nhiều giáo
trình và có được sự thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu là:
Nền văn học được hiện đại hóa. Khái niệm hiện đại, theo GS
Nguyễn Đăng Mạnh dùng để phân biệt với khái niệm văn học
trung đại: “Văn học hiện đại có nghĩa là thoát khỏi hệ thống
thi pháp của văn học trung đại để xác lập một hệ thống thi
pháp mới, thi pháp văn học hiện đại”. Quá trình hiện đại hóa
có thể chia làm ba bước: Từ đầu thế kỉ XX đến 1920, từ 1920
đến 1930 và từ 1930 đến 1945. Nhìn chung, từ đầu thế kỉ XX
đến 1930, diện mạo và bản chất của văn học đã dần thay đổi
theo hướng hiện đại. Có sự đổi mới trong tư tưởng chính trị,
xã hội… song chưa thật sự đổi mới về quan điểm thẩm mĩ.
Từ 1930, văn học Việt Nam thực sự hiện đại từ nội dung tới
hình thức biểu hiện. Quan niệm về chức năng của văn học và
chức năng của người cầm bút thực sự đổi mới, phù hợp yêu
cầu của cuộc sống hiện đại. Văn học phải phản ánh chân thực
và sinh động cuộc sống hàng ngày, đồng thời văn học phải đi

sát với đời sống cá nhân con người. Tự lực văn đoàn và
phong trào Thơ mới là hai hiện tượng tiêu biểu cho ý thức
cách tân mạnh mẽ trong đời sống văn học. Trong quan niệm
của các cây bút lãng mạn và hiện thực cuộc sống trước hết
phải là hiện thực cuộc sống của con người cá nhân với đời
sống tâm lí phong phú và sinh động. Con người với đời sống
tâm lí là trung tâm hướng tới phản ánh của văn học.
37
39
CHƯƠNG 3
GIAO THOA VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT
3.1 Giao thoa trong cảm quan hiện thực và nội dung phản ánh
3.1.1 Giao thoa trong cảm quan hiện thực hướng tới con người
− Thân phận con người – vấn đề trung tâm của nội dung phản ánh
Đề cao tinh thần dân chủ, đòi quyền tự do, quyền được
sống hạnh phúc cho con người khẳng định bước chuyển biến
lớn trong văn học thời kỳ 1932-1945. Đặt nhân vật trong mối
xung đột giữa cá nhân với gia đình, giữa ý thức cá nhân với
lễ giáo phong kiến, khuynh hướng lãng mạn nói chung và
văn xuôi lãng mạn nói riêng hướng tới đề cao con người cá
nhân. Có thể khẳng định, đây là nội dung và cảm hứng bao
trùm của khuynh hướng lãng mạn. Đấu tranh đòi tự do hôn
nhân, luyến ái, thể hiện khát vọng cải cách xã hội, làm cách
mạng là đặc điểm của con người cá nhân.
Khuynh hướng văn xuôi hiện thực hướng tới thể hiện đời
sống phong phú đa dạng của con người trong hiện thực khách
quan. Vừa chú ý làm nổi bật con người xã hội, vừa chú ý tới
con người cá nhân là hai mặt đan xen trong cảm quan của các
nhà văn hiện thực khi hướng tới khám phá con người
− Lấy con người làm trung tâm hướng tới khám phá, miêu tả xã hội đã

khẳng định bước phát triển mạnh mẽ trong tư tưởng nghệ thuật thể
hiện qua khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và khuynh hướng văn
xuôi hiện thực thời kì này. Con người được phản ánh trên nhiều bình
diện, nhiều góc độ:
Trước hết, con người được phản ánh trên bình diện xã hội.
Đặt nhân vật của mình trong xung đột mới - cũ, các nhà văn
lãng mạn không chỉ đề cao dân chủ, bài bác lễ giáo phong
kiến cổ hủ mà còn khẳng định vai trò của cá nhân đối với sự
39
41
tiến bộ xã hội. Văn xuôi hiện thực cũng đặt nhân vật trong
những mâu thuẫn xung đột xã hội gay gắt để tố cáo xã hội.
Bên cạnh con người cá nhân trên bình diện xã hội, văn xuôi
lãng mạn và hiện thực thời kì này còn chú ý tới con người
dưới góc độ gia đình. Văn xuôi lãng mạn tố cáo đại gia đình
phong kiến, các cây bút hiện thực phê phán cái nhìn sâu sắc
hơn về con người. Con người cá nhân trong quan hệ với
chính mình in đậm đấu ấn trong văn xuôi thời kì 1932-1945.
Con người bản năng được chú ý khám phá, lí giải. Chú ý tới
“ái tình xác thịt” là điểm gặp gỡ của Vũ Trọng Phụng với
Nhất Linh, Khái Hưng khi khám phá đời sống bản năng của
con người.
3.1.2 Giao thoa trong cảm quan hiện thực nhân đạo, tiến bộ
− Tố cáo xã hội bất công, vô nhân đạo
Giá trị nội dung được chú ý trong văn xuôi lãng mạn cũng
như văn xuôi hiện thực là tố cáo xã hội vô nhân đạo. Là trí
thức, các nhà văn cảm nhận sâu sắc nỗi đau của người dân
trong cảnh mất nước, mất tự do và phải sống buồn tẻ, tù túng
bởi cái đói, cái nghèo, bởi sự bất công đầy rẫy trong xã hội.
Thái độ đó thể hiện rõ trong tư tưởng và chủ đề của nhiều tác

phẩm lãng mạn và hiện thực. Tố cáo, lên án lễ giáo phong
kiến lỗi thời, hủ bại với bản chất tàn bạo, đểu giả chà đạp
cuộc sống của người lao động là nội dung nổi bật trong văn
học.
− Thái độ cảm thông và ý thức khẳng định vẻ đẹp của con người
Miêu tả chân thực cuộc sống khốn khổ cùng cực của người lao động
nghèo trong tác phẩm cũng là một biểu hiện đồng cảm, cảm thông, chia
sẻ của các nhà văn hiện thực, lãng mạn. Nhìn và miêu tả người lao động
như những nạn nhân của xã hội là biểu hiện tiến bộ trong tư tưởng các
cây bút hiện thực. Trên tinh thần này, một số cây bút lãng mạn cũng có
sự gặp gỡ, đồng cảm.
41
43
Phát hiện, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của con người bộc lộ chiều
sâu trong giá trị nhân đạo, tinh thần dân chủ khi hướng tới khám phá
hiện thực cuộc sống nhà văn. Bàn về yếu tố này, văn xuôi lãng mạn và
văn xuôi hiện thực có sự gặp gỡ, giao thoa đặc biệt.
Giao thoa trong cảm quan nhân đạo, dân chủ và tiến bộ
giữa văn xuôi lãng mạn và hiện thực là một thực tiễn trong
đời sống văn học thời kě nŕy. Đó là sự kế thừa truyền thống
nhân văn, tinh thần dân tộc sâu sắc trong tâm hồn kết hợp với
khát vọng dân chủ, trong ý thức sáng tạo của các nhà văn.
− Thể hiện tình cảm yêu nước trên tinh thần dân chủ
Tinh thần yêu nước trong các cây bút lãng mạn được gửi vào khát
vọng xây dựng một nền văn học mới cho dân tộc, phát hiện và miêu tả
thành công vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của truyền thống văn hoá.
Tinh thần yêu nước của các nhà văn hiện thực thể hiện mạnh mẽ khi phê
phán, tố cáo tội ác thực dân. Đặc biệt, vào những năm cuối của giai đoạn
1930-1945, một số nhà văn hiện thực đã thấy được niềm tin, hy vọng
vào một cuộc thay đổi vĩ đại của đất nước.

3.2 Giao thoa trong quan niệm nghệ thuật về con người
3.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân
Con người cá nhân là yếu tố nổi bật trong quan niệm nghệ
thuật về con người của văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện
thực phê phán thời kì 1932-1945. Quan niệm nghệ thuật về
con người cá nhân chỉ có được từ sự bừng tỉnh ý thức cá
nhân. Văn học lãng mạn nói chung và trong tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn nói riêng, quan niệm về con người cá nhân là
một trong những vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình sáng
tác của khuynh hướng này.Văn học hiện thực phê phán tiếp
thu và thể hiện trên bình diện rộng, đan xen phức tạp của
nhiều yếu tố khác trong quan niệm nghệ thuật (Con người cá
nhân đan xen với quan niệm về con người xã hội - giai cấp).
Khám phá con người bên trong là cách tiếp cận mới, hiện đại,
43
45
có chiều sâu về con người, trở thành mục đích hướng tới của
các tác giả lãng mạn và hiện thực. Miêu tả thế giới nội tâm là
một đặc điểm tiêu biểu của văn học hiện đại.
3.2.2 Con người gắn với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh
Trong quan niệm nghệ thuật về con người của các tác giả
văn xuôi lãng mạn, các nhà văn cũng cho rằng con người gắn
với hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh.
Các nhà văn hiện thực đã nhìn thấy mối quan hệ biện
chứng giữa con người với hoàn cảnh. Quan niệm nghệ thuật
về con người gắn với hoàn cảnh được các nhà văn hiện thực
thể hiện mang tính quy luật: Hoàn cảnh thay đổi tính cách.
Song không phải bất cứ tác phẩm nào cũng áp dụng một cách
máy móc nguyên tắc nghệ thuật này.
CHƯƠNG 4

GIAO THOA VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
4.1 Giao thoa trong kết cấu hiện đại và tình huống nghệ thuật
4.1.1 Kết cấu truyện mang tính hiện đại
− Giao thoa trong kết cấu đa tuyến
Hiện tượng giao thoa trong kết cấu đa tuyến xuất hiện
giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-
1935 là hiện tượng giao thoa nghệ thuật mang tính quy luật
do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là sự thức tỉnh ý thức cá
nhân. Kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí được vận dụng linh
hoạt đã thay cho lối kết cấu đơn tuyến thường gặp trong tiểu
thuyết truyền thống.
Kết cấu, cốt truyện đa tuyến được vận dụng trong sáng tác
của các nhà văn thuộc hai khuynh hướng: Khái Hưng (Gia
45
47
đình), Vũ Trọng Phụng (Giông tố), Nam Cao (Sống mòn, Chí
Phèo), kết cấu đa tuyến kết hợp với kết cấu tâm lý làm thay
đổi tận gốc kết cấu truyền thống, chi phối mạnh mẽ các yếu
tố nghệ thuật nòng cốt của tác phẩm.
− Giao thoa trong kết cấu tâm lí
Kết cấu tâm lí với cốt truyện nới lỏng, ít sự kiện nhiều
cảm xúc, liên tưởng được sử dụng trong sáng tác của các nhà
văn có quan niệm sâu sắc về con người bên trong, lấy tâm lí
con người làm đối tượng khám phá và miêu tả. Các diễn biến
của cảm xúc cũng không tuân theo một trật tự mà luôn có sự
xáo trộn. Ta có thể bắt gặp yếu tố giao thoa này trong tiểu
thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo,
Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng.
Chú trọng khám phá và miêu tả tâm lí con người luôn là ý
thức thường trực trong tư tưởng của các cây bút lãng mạn nói

chung và xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng. Ta
cũng bắt gặp yếu tố này trong các nhà văn hiện thực tiêu
biểu: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
4.1.2 Giao thoa trong nghệ thuật tạo dựng tình huống
− Tình huống căng thẳng, giàu kịch tính
Kiểu tình huống căng thẳng, giàu kịch tính xuất hiện với
tần suất cao trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực thời kì
1932-1945.
Xuất phát từ ý thức khẳng định con người cá nhân trên
tinh thần dân chủ, các nhà văn lãng mạn thường được đặt
nhân vật của mình trong những tình huống éo le, căng thẳng,
đặc biệt trong các tiểu thuyết mang tính luận đề: Nửa chừng
xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Thoát ly Với tình huống này,
các nhà văn vừa thể hiện ý thức đấu tranh mạnh mẽ chống lễ
giáo phong kiến vừa nhấn mạnh giá trị tố cáo của tác phẩm
47

×