Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.59 KB, 104 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, đầu tư ngày càng đóng vai trò vô cùng quan
trọng, là một hoạt động quyết định sự sống còn, sự tăng trưởng, phát triển của một
quốc gia. Một quốc gia sẽ không thể phát triển, tăng trưởng và khai thác được những
tiềm lực sẵn có của mình nếu không có hoạt động đầu tư. Nó góp phần làm tăng thêm
tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình từ đó góp phần làm tăng năng lực sản
xuất của xã hội. Hòa cùng xu thế phát triển và hội nhập của xã hội, ban lãnh đạo thành
phố Hải Phòng cũng sớm nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư. Đặc
biệt, để Hải Phòng xứng đáng là “một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại,
dịch vụ của cả nước và vùng Duyên hải Bắc Bộ; là thành phố cảng, cửa ngõ chính ra
biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước…” thì nhiện vụ của hoạt động đầu tư càng trở
nên nặng nề. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thành phố đòi hỏi một
lượng vốn rất lớn và đang có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm. Nguồn vốn hạn
hẹp trong nước không thể gồng mình lên, đảm nhận trọng trách lớn lao đó. Xã hội
ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng lan rộng thì vai trò của nguồn
vốn trực tiếp nước ngoài càng trở lên quan trọng, đặc biệt là hiện nay khi Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của WTO mở ra p cơ hội và tiềm năng thu hút một
khối lượng ngày càng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bổ sung lượng vốn
thiếu hụt cho nền kinh tế.
….
. Trong giai đoạn này tôi cũng lựa chọn được đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp
của mình với đề tài: “ Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng”. Chuyên đề gồm có hai phần:
• Chương I:Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng.
• Chương II – Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I : Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường


thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng
1. Vài nét về thành phố Hải Phòng
Hải Phòng - mảnh đất có từ hàng triệu năm trải qua quá trình phát triển lâu dài
của lịch sử, là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Trải qua nhiều bước
thăng trầm, Hải Phòng từ một thành phố nghèo nàn,lạc hậu, lại gần như bị phá huỷ,
ngừng trệ sau chiến tranh đã không ngừng vươn lên, khẳng định được vị trí và tiềm năng
phát triển dồi dào. Với sự năng động, sáng tạo và sự phát triển nhanh chóng về kinh tế,
Hải Phòng đã trở thành thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ
lớn của cả nước. Và Hải Phòng vẫn đang không ngừng nỗ lực để ngày càng phát triển,
quy mô đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và ngày càng phát huy được những thế
mạnh của mình. Chúng ta hãy cùng nhìn lại vài nét sơ lược về Hải Phòng với những
tiềm năng, lợi thế sẵn có - điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.
1.1 Môi trường tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Nói đến Hải Phòng, điều đầu tiên mà chúng ta cần nhắc tới đó chính là vị trí vô
cùng thuận lợi để có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Hải Phòng - thành phố ven biển,
nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ với bờ biển trải dài 125km, cách thủ đô Hà
Nội 102 km, có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc bộ, có tổng diện tích tự
nhiên là 1507.6 chiếm 0,47% diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc và Đông Bắc giáp
Quảng Ninh; Tây Bắc giáp Hải Dương; Tây Nam giáp Thái Bình; và Đông là bờ biển
chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái
Bình. Vị trí thuận lợi như một cửa ngõ chính ra biển Đông, Hải Phòng hội tụ đủ mọi
2
Chuyên đề tốt nghiệp
điều kiện cho việc phát triển và khai thác các ngành kinh tế biển như du lịch, đóng tàu,
thuỷ sản, chế biến,
Hơn thế nữa, Hải Phòng còn là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất
thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với Tây Nam Trung
Quốc và các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương. Cách biên giới Vệt- Trung 200km, Hải Phòng trở thành đầu mối giao

thông quan trọng, phục vụ việc giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế. Đặc biệt,
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng, 70% lượng
hàng hoá vận chuyển giữa các quốc gia là vận chuyển bằng đường biển thì cảng biển
lại càng có vai trò quan trọng.
Tóm lại, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ ra biển của các tỉnh
phía Bắc, với vị trí điạ lý thuận lợi Hải Phòng đã có cảng biển phát triển khá sớm, cảng
Hải Phòng có lợi thế cạnh tranh vượt trội do nằm ở trung tâm duyên hải Bắc bộ, cho
phép giảm thiểu tổng quãng đường vận chuyển hàng hoá của các địa phương trong
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả miền Bắc. Biển Hải Phòng khá thuận lợi để tiếp
cận tuyến đường hàng hải quốc tế, giàu tài nguyên với các ngư trường chủ yếu của
Vịnh Bắc bộ, cảnh quan bãi biển, đảo đẹp; có tiềm năng dầu khí, khoáng sản trong
thềm lục địa.Hệ thống giao thông thuận lợi và cảng biển ngày càng được phát triển là
một yếu tố hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Hải
Phòng với mục đích trước hết giảm thiểu chi phí vận chuyển. Trong thời gian sắp tới,
chúng ta cần nỗ lực: “ Tập trung xây dựng để Hải Phòng xứng đáng là thành phố Cảng,
công nghiệp hiện đại; Là đô thị cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa
chính ra biển của các tỉnh phía Bắc ”( Nghị quyết 32/NQ- TƯ của Bộ chính trị ngày
5/8/2003).
3
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Hải Phòng- thành phố biển với nguồn tài nguyên phong phú, được thiên
nhiên ưu đãi với những mỏ khoáng sản, dầu khí mà đặc kiệt là tài nguyên biển dồi
dào, phong phú.
• Tài nguyên biển: Nằm dọc bờ biển với hai đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ tạo
điều kiện cho Hải Phòng phát triển các nghành khai thác, nuôi trồng và đánh bắt hải
sản. Tại Hải Phòng có 3 ngư trường lớn có vị trí đặc biệt quan trọng với trữ lượng
khai thác từ 5-7 vạn tấn/ năm gồm: ngư trường Bạch Long Vĩ, Long Châu và khu
vực Cát Bà- Long Châu- Ba lạch. Nằm dọc bờ biển, có thể nói tài nguyên biển là
một trong những nguồn tài nguyên dồi dào của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm,

cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể,
đồi mồi, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư là những hải sản được thị trường thế
giới ưa chuộng và có tiềm năng xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu cũng như
yêu cầu về chất lượng của đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nguồn
nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn thuận lơi
để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất cũng như phục nhu nhu cầu
thiết yếu của đời sống của nhân dân. Hải Phòng có nhiều bãi cá mà lớn nhất phải kể
đến là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ
lượng cao và ổn định. Hải Phòng được Bộ Thuỷ sản xác định là 1 trong 4 ngư trư-
ờng lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thuỷ sản của Việt
Nam.
1.1.3 Tài nguyên du lịch
Bãi biển đồ Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều lượt khách du lịch trong
và ngoài nước với rừng thông xanh mướt, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và một
nền khí hậu mát mẻ. Các khu resort, khách sạn được trang bị hiện đại, tiện nghi với
4
Chuyên đề tốt nghiệp
casino địa diểm giải trí lý tưởng cùng các lễ hội giàu màu sắc và đậm nét văn hóa như
lễ hội chọi trâu Đồ Sơn luôn để lại ấn tượng đẹp đẽ trong mỗi lượt khách tham quan.
Bên cạnh đó, Cát Bà với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ xen những bãi cát trắng trải
dài, nước biển trong xanh và một khu rừng quốc gia với nhiều loại động vật quý hiếm
cũng đã níu chân nhiều du khách và năm 2004 Cát Bà đã được Unessco công nhận là
khu dự trữ sinh quyển. Với vẻ đẹp nguyên sơ và vị trí ngay sát Vịnh Hạ Long, Cát Bà
có lợi thế vô cùng lớn trong việc thu hút khách du lịch với việc phát triển các loại hình
du lịch biển, du lịch mạo hiểm và nghỉ dưỡng
Cát Bà và Đồ Sơn là hai địa điểm thu hút hầu hết khách du lịch biển, trong đó
Đồ Sơn thu hút đến 68,5% tổng số khách nội địa, Cát Bà thu hút đến trên 90% tổng số
khách quốc tế. So sánh với Hà Nội, Quảng Ninh, số lượng khách đến Hải Phòng có ít
hơn nhưng mức tăng trưởng bình quân về lượng khách du lịch hàng năm cao hơn (Hải
Phòng đạt mức tăng trưởng trung bình 18,98%/năm; Quảng Ninh đạt 10,39%/năm và

Hà Nội đạt 15,48%/năm).
Tóm lại, với tiềm năng du lịch với những danh lam thắng cảnh và những nét
văn hoá nhiều màu sắc, đa dạng, Hải Phòng luôn là một trong những lựa chọn hấp dẫn
đối với khách du lịch trong và ngoài nước
1.2 Môi trường pháp lý
Vấn đề về thể chế, chính sách nói chung và chính sách về môi trường đầu tư,
kinh doanh nói riêng cần phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ. Thành phố
không có chức năng và quyền hạn để ban hành các chính sách này. Tuy nhiên, Thành
phố là cơ quan có trách nhiệm thực thi các chính sách này một cách có hiệu quả. Vì
vậy, trong thời gian qua thành phố luôn cố gắng cải cách các thủ tục hành chính một
cách thông thoáng, hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng điều kiện thực tế của địa phương
nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của Chính phủ ban hành. Để
thực hiện được điều này, thời gian qua thành phố đã:
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, thành phố Hải phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và hỗ trợ cho
các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư
- Tiến hành rà soát các văn bản qui phạm pháp luật quy định về thủ tục hành
chính thuộc phạm vi của sở, ngành và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
công việc của tổ chức và công dân, ví dụ: Cục Hải quan Hải Phòng: tại các cửa khẩu
đã thành lập Tổ giải quyết vướng mắc để nhận, giải quyết nhanh các vướng mắc của
doanh nghiệp, cải cách quy trình kiểm hoá, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá; Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Uỷ
ban nhân dân thành phố sửa đổi một bước cơ bản nội dung quy trình giao đất, cho thuê
đất, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, cấp
đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký mã số thuế, khắc dấu theo cơ chế “một cửa liên
thông”, loại bỏ các thủ tục không phù hợp, các giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời

gian giải quyết công việc.
- Năm 2006, khi một loạt các Luật và Nghị định hướng dân có hiệu lực như: Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ… , đặc biệt khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành
phố đã bãi bỏ một loạt các văn bản, quyết định liên quan đến ưu đãi đầu tư, đến hỗ trợ
xuất khẩu….để đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật Việt Nam và cam kết với tổ
chức WTO.
1.3 Dân số, lao động
Tính đến nay, dân số Hải Phòng là 1.85 triệu dân trong đó có gần 1 triệu lao
động. Sinh ra và lớn lên tại một thành phố cảng với nhịp sống gấp gáp, giao lưu buôn
bán sôi động đã hình thành nên tính cách năng động, sáng tạo và nhạy bén cho người
dân nơi đây, tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch
sử. Hải Phòng là một thành phố có dân số khá trẻ với mức tăng dân số xấp xỉ 1%/ năm
trong đó dân số trong độ tuối lao động sẽ tăng khoảng 1.8% thời kỳ 20010- 2020 tạo ra
một lực lượng lao động dồi dào, phong phú cho thành phố.
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Tại Hải Phòng hiện đang có 6 trường đại học và các trường cao đẳng, dạy nghề
Hải Phòng xếp thứ hai sau Hà Nội về tiềm lực khoa học kỹ thuật ở vùng đồng bằng
sông Hồng và thứ ba trong cả nước. Đó là nền tảng cho việc đào tạo ra một đội ngũ lao
động lành nghề có chất lượng cao, không ngừng học hỏi để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như nhu cầu về nhân lực có chất lượng cao các nhà đầu tư thành
phố đã chủ động, tập trung xây dựng các trung tâm dạy nghề nhằm đảm bảo công tác
đào tạo cho các nguồn nhân lực của thành phố nhằm phần nào đảm bảo cung ứng nguồn
lao động dồi dào, có khả năng cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, thành phố còn tập trung chỉ đạo tăng kinh phí và mở rộng quy mô đào tạo
theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng lao động cung cấp cho các
doanh nghiệp.
1.4 Tình hình kinh tế- xã hội.
• Tốc độ tăng GDP

Bảng 1.1: Tốc độ tăng GDP hàng năm
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ tăng GDP
của Hải Phòng (%) 10.64 10.71 11.39 12.27 12.51 12.82 13.02
Tốc độ tăng GDP
của Việt Nam(%) 7.08 7.28 7.6 8.4 8.2 8.48 6.23
(Nguồn: Sở KH- ĐT Hải Phòng)
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng GDP của Hải Phòng và Việt Nam
Theo kế hoạch đặt ra, đến năm 2010 Hải Phòng giữ tốc độ tăng trưởng GDP hàng
năm đạt 12%- 13%/ năm, chiếm khoảng 4%- 4.5% GDP của cả nước. Trong những
năm qua Hải Phòng luôn giữ vững tốc đổ tăng trưởng GDP khá ổn định giao động
trong mức 12- 13% hoàn thành tốt những chỉ tiêu đặt ra. Tổng sản phẩm quốc nội luôn
đạt mức cao và tăng liên tục. Kết quả này cũng bảo đảm cho mục tiêu GDP bình quân
đầu người tăng khá, đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
• Các ngành kinh tế trọng điểm.
 Về sản xuất công nghiệp
Công nghiệp Hải Phòng tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn,
sản xuất sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn và giải quyết nhiều việc làm như
ngành đóng tàu, vật liệu xây dựng, dệt may Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ nâng
cao năng lực đóng mới và sửa chữa tầu thuỷ, nhất là những tầu trọng tải lớn trên 1 vạn
tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong 5 năm qua (2004 - 2008) công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độ
nhanh, khá ổn định và đồng đều ở các khu vực nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm 2004 - 2008 giá trị sản xuất công nghiệp tăng
bình quân mỗi năm là 19,85% vượt mục tiêu đề ra tăng 16 - 16,5%.
 Về xuất khẩu :

Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng với tốc độ cao. Trong thời kỳ 5
năm (2004 - 2008) kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tăng bình quân hàng
năm là 21,25% (chỉ tiêu kế hoach là 19,0%/năm). Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm
2008 bình quân đầu người đạt 458 USD/người so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 300
USD/người). Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, kim ngạch xuất khẩu
hàng công nghiệp chiếm từ 75,0% đến 90%.
Bảng1.2 : Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố
Đơn vị: Tỷ đồng
2004 2005 2006 2007 2008
Kinh tế Trung ương 52706 70846 96334 124901 145461
Kinh tế đại phương 392098 435910 475760 492219 513256
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 265911 314401 441326 641133 798564
Tổng 712719 823162 1015426 1260260 1459289
(Nguồn: Sở KH- ĐT Hải Phòng)
 Về thuỷ sản:
Với mục tiêu xây dựng Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ thuỷ sản, sản xuất
giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu của miền Bắc, là hướng đột
phá góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố. Nhờ mở rộng diện tích nuôi thâm canh và
bán thâm canh nên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 16,0%/năm.
 Về dịch vụ:
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Các ngành dịch vụ đều phát triển khá, một số lĩnh vực đạt tốc độ tăng trưởng
cao. Cảng Hải Phòng được đầu tư nâng cấp, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng
nhanh, vượt xa so với dự báo, khối lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2004 là 7,6
triệu tấn, năm 2005 là 8,57 triệu tấn, năm 2006 là 10,32 triệu tấn, năm 2007 là 11,52
triệu tấn, năm 2008 là 13,7 triệu tấn.
Năng lực vận tải được tăng cường ở cả đường biển, đường bộ và đường sông.
Đặc biệt là đường biển, nên khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đều tăng

nhanh qua các năm. Trong thời kỳ 2004 - 2008. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng
bình quân hàng năm là 19,5%. Riêng khu vực ngoài quốc doanh tăng 38,1%.
Thành phố đã chú ý đầu tư nâng cấp các khu du lịch ở đảo Cát Bà, Đồ Sơn để
từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn của quốc gia, thu hút ngày càng nhiều khách
du lịch đến Hải Phòng. Năm 2008 số lượt khách đến Hải Phòng là 2.257.459 lượt
khách. Trong đó khách quốc tế là 898.409 lượt.
Bảng 1.3 : Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Chi tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị sản xuất nông
nghiệp 3080.1 3323.1 3711.7 4377.7 4854.6
Giá trị sản xuất thủy sản 870.5 998.1 1102.5 1222.4 1456.5
Giá trị sản xuất công
nghiệp 21136.74 25295.24 32270.46 49278.54 58987.62
(Nguồn: Sở KH- ĐT Hải Phòng)
Tóm lại, là một trong những thành phố có vị trí quan trọng đối với cả nước, mục
tiêu được đặt ra cho Hải Phòng trong những năm tới là tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây
dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản ở miền Bắc, có nền kinh tế, giáo dục -
đào tạo, công nghệ - môi trường, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng - an ninh vững
10
Chuyên đề tốt nghiệp
chắc và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Mục tiêu quan trọng phát triển thành
phố Hải Phòng trong giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020 được xác định là: 'Chủ
động và sáng tạo phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng, tiếp tục thực hiện công
cuộc đổi mới, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình
CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; cơ bản hoàn
thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí thành phố cảng, cômng
nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc gia, xứng đáng vai trò, vị trí là cực tăng
trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sông

Hồng tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp
văn minh, hiện đại trước năm 2020'.
2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng.
2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Như vậy, nguồn vốn trực tiếp nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Để thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố, Hải Phòng phải huy động nguồn vốn rất lớn cho đầu
tư phát triển, trong đó, nguồn vốn FDI chiếm gần 20%, vốn đầu tư khu vực ngoài quốc
doanh chiếm 35,5% trong tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển
kinh tế xã hội cho cả nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng ngày một tăng, vì vậy,
bên cạnh những ưu đãi đầu tư chung của cả nước thì ngay các địa phương cũng đã đề ra
những cơ chế, môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn.
Tuy nhiên, để các thông tin liên quan đến chính sách ưu đãi, các ngành nghề, lĩnh vực
kêu gọi vốn đầu tư… đến được với các nhà đầu tư đang có nhu cầu hoặc các nhà đầu tư
tiềm năng thì việc tổ chức xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp bằng các công cụ xúc
tiến như ấn phẩm giới thiệu về thành phố, các hội nghị, hội thảo chuyên đề về đầu tư, tổ
chức các đoàn đi vận động đầu tư là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định
trong việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Hoạt
11
Chuyên đề tốt nghiệp
động xúc tiến đầu tư được tiến hành hiệu quả sẽ mang lại cho thành phố nhiều cơ hội hợp
tác, giao lưu học hỏi đồng thời thu hút được nguồn vốn lớn từ bên ngoài phục vụ cho hoạt
động đầu tư phát triển tại địa phương. Có thể nói, hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp
nước ngoài đóng vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết. Chúng ta có thể kể đến
một số vai trò cụ thể như sau:
• Tạo hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về thành phố trong mắt các nhà đầu tư
nước ngoài
Hải Phòng- một thành phố trẻ, năng động với tiềm năng dồi dào cho sự phát
triển kinh tế- xã hội và nhiệm vụ của hoạt động xúc tiến đầu tư chính là mang những

hình ảnh tốt đẹp đó đến với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như các
nhà đầu tư đang hoạt động tại đây. Hải Phòng mang trong mình những lợi thế về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như con người đang ngày càng khẳng định hình ảnh
và vị trí của mình trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, Hải Phòng đã
sớm xác định tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố.Tính đến nay, toàn
thành phố có 277 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD, trong
đó, vốn điều lệ gần 1,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đưa vào thực hiện chiếm 43,5% tổng
vốn đầu tư. Nhờ sự thành công của các doanh nghiệp đang thực hiện dự án trên địa bàn
thành phố, Hải Phòng đang là điểm đến là lựa chọn số một của nhiều nhà đầu tư
Để tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp như vậy, phải nói đến công lao rất lớn của cơ
quan xúc tiến đầu tư thành phố và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các ngành có liên
quan. Thành phố đã không ngừng hoàn thiện các chính sách liên quan đến đầu tư nước
ngoài, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thuận lơi hơn, liên tục đẩy
nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính ngày càng tinh gọn góp phần tạo dựng
12
Chuyên đề tốt nghiệp
một ấn tượng tốt đẹp về Hải Phòng- một thành phố không chỉ anh hùng trong chiến đấu
mà còn không ngừng vươn lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
Tóm lại, để tạo dựng một hình ảnh đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc đối với các nhà
đầu tư nước ngoài thì tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài là vô cùng cần thiện và cần phải được quan tâm đúng mức.
• Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho
nền kinh tế
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như ngày nay, nguồn vốn FDI ngày càng
khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của nó như một nguồn vốn dài hạn bổ sung
cho lượng vốn hạn chế trong nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Thực vây, một
thành phố không thể phát triển nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi của địa phương. Đặc biệt,
hiện nay cần tập trung thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp, dịch vụ tiềm năng, các

khu chế xuất, khu công nghệ cao để phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng sẵn có của địa
phương. Không chỉ đóng góp đáng kể trong việc tạo ra nguồn vốn quan trọng cho đầu tư,
FDI còn thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động
vốn cho đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

Biểu đồ 1.2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế
13
Chuyên đề tốt nghiệp
0
2000
4000
6000
8000
10000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
DNNN NGNN FDI
( Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Có thể thấy vốn FDI ngày càng chiến một vị trí quan trọng trong tổng nguồn
vốn cho đầu tư phát triển của thành phố và có xu hướng tăng hàng năm. Tỷ lệ vốn FDI
luôn chiếm tỷ lệ cao cho thấy chính sách thu hút nguồn vốn này đang từng bước đạt
được những kết quả khả quan và đáng ghi nhận. Chúng ta có thể nhìn thấy cụ thể hơn
qua bảng số liệu sau:

Bảng1.4: Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Hải Phòng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008
Vốn FDI 13.2 17 15.3 20.2
Vốn khác 86.8 83 84.7 79.8
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Hơn thế nữa, nhu cầu vốn đầu tư của thành phố trong thời gian qua và dự kiến
trong thời gian tới ngày càng tăng theo cấp số nhân để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư,
14
Chuyên đề tốt nghiệp
phát triển của thành phố, nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO thì đó là một vấn để tất
yếu, mở ra cho thành phố nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức trong hoạt động
XTĐT thu hút vốn FDI. Để thu hút được đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thành
phố cần huy động tất cả mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tư. Trong
đó đầu tư trong nước là quyết định, đầu tư nước ngoài là quan trọng với: tỷ lệ huy động
từ nội lực chiếm 80% và ngoại lực chiếm 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Như vậy, việc xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một hoạt động không thể thiếu nhằm thu hút được lượng vốn cần thiết đóng góp vào sự
phát triển chung. Để lượng vốn FDI tiếp tục tăng trong thời gian tới cần có một chính
sách cũng như phướng hướng, chiến lược thu hút hợp lý và có trọng điểm.
• Góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của thành phố
Có thể nói, khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào vào tốc độ tăng
trưởng GDP của thành phố. Trong giai đoạn 2004-2008, tốc độ tăng trưởng của khối
FDI luôn xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn tốc độ tăng GDP và chiếm ở mức 15 – 16% GDP
của thành phố. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đóng góp gần 45% giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn thành phố. Cũng nhờ các doanh nghiệp FDI mà các ngành nghề

trong lĩnh vực công nghiệp của thành phố được mở rộng, hướng tới những ngành công
nghiệp có thế mạnh của thành phố như công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, sản xuất
sắt thép, máy móc thiết bị
Biểu đồ 1.3: So sánh tốc độ phát triển FDI với tốc độ phát triển GDP
15
Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Với lợi thế về nguồn vốn, trình độ công nghệ cúng như kỹ năng quản lý,các
doanh nghiệp FDI góp phần quan trọng vào chiến lược xuất khẩu của thành phố với
nhiều loại mặt hàng phong phú, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và thi hiếu của
thị trường.Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng chiếm tỷ
lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố, khối doanh nghiệp FDI
cũng góp phần làm đa dạng hoá không chỉ chủng loại sản phẩm xuất khẩu mà còn mở
rộng thị trường vào tạo ra các thị trường mới cho sản phẩm xuất khẩu của Hải Phòng.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng cao và ổn
định đạt bình quân khoảng 20%/ năm., chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu
của thành phố.
Biểu đồ 1.4: Giá trị XK khu vực FDI so với khu vực kinh tế trong nước
16
Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Doanh nghiệp FDI còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm góp phần cải thiện đời
sống của người dân thành phố, giảm bớt các tệ nạn xã hội. Doanh nghiệp FDI tạo gần
60354 việc làm( tính đến năm 2008), tăng bình quân 32,1%/năm cũng như việc làm
gián tiếp cho hàng vạn lao động của các đơn vị có liên quan như xây dựng, dịch vụ, vận
tải, sản xuất phụ kiện, nguyên liệu
Biểu đồ 1.5: Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Ngoài ra. Các doanh nghiệp FDI còn góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách
và tăng cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ trong nguồn thu ngân sách. Năm 2004 đạt

771,7 tỷ đồng chiếm 9.7 %, năm 2005 nộp 850,3 tỷ đồng chiếm 10.6% thì năm 2008
tăng mạnh đạt 100 triệu USD tăng 35,32% so với cùng kỳ năm trước
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài
Một số chỉ tiêu Đơn vị 2000 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị sản xuất Tỷ đồng 4945 10762.3 13452.9 16544.9 23580.7 32456.9
Doanh thu Tỷ đồng 5186.9 11519 13479 17504.9 25405.9 36987.5
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Lợi nhuận trước
thuế Tỷ đồng 11.9 543.9 338 510.8 887.5 2365.3
Tổng số lao động Người 10577 24232 28534 37079 54483 60354
Lao động người
Việt Nam Người 10338 23861 28086 36227 4098 59592
Thu nhập người
lao động 1000USD 16120 29508 37781 50382 74163 96541
Thu nhập của
người lao độngViệt
Nam 1000USD 11902 23973 31039 39775 55991 73564
Kim nghạch xuất
khẩu 1000USD - 263380 319223 441326 604777 867000
(Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng)
Thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI đã khẳng định được vai trò của mình trong sự
nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, cùng với các nguồn lực khác đã tham
gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường sống cho người dân thành
phố. Việc thu hút FDI là đúng định hướng phát triển kinh tế- xã hội và sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm khai
thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hải Phòng thành một thành phố cảng hiện đại,
trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Mục tiêu quan trọng phát triển thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2006 -

2010 và tầm nhìn 2020 được xác định là: 'Chủ động và sáng tạo phát huy tiềm năng,
lợi thế của thành phố cảng, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc
tế, phát triển nhanh và bền vững; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
xã hội theo tiêu chí thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc
gia, xứng đáng vai trò, vị trí là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản
trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020'. Để đạt được mục
18
Chuyên đề tốt nghiệp
tiêu đó, không thể thiếu sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Nhận thức được tầm
quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, chúng ta càng hiểu
rõ hơn bao giờ hết sự cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư.
2.2 Quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thu hút FDI và sự
cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động XTĐT.
Có thể thấy rằng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết. Tuy nghiên, công tác xúc tiến đầu tư sẽ không thể
đạt được kết quả như mong muốn nếu không được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ
quan, ban ngành và lãnh đạo thành phố. Vậy quan điểm, chính sách của thành phố về
sự cần thiết của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xúc tiến đầu tư
như thế nào?
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi
mới, Thành phố đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế đối ngoại là
động lực và giải pháp quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tháng 3/1992, Thành uỷ đã có Nghị quyết 05-NQ/TU chuyên đề về Kinh tế đối
ngoại. Nghị quyết đã khẳng định chủ trương lấy kinh tế đối ngoại làm mũi nhọn, làm
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và xác định những mục
tiêu và nội dung cơ bản của 5 lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó việc đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư với nước ngoài được đặt ở vị trí hàng đầu.
Thực hiện chủ trương trên, Hải Phòng đã đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu

tư, trong đó tập trung vào môi trường pháp lý (các quy định về thủ tục hành chính đối
với đầu tư trực tiếp nước ngoài), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống đường giao thông, cảng
biển, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện, xây dựng các khu công nghiệp ), hạ
tầng xã hội (phát triển các trường đào tạo nghề, bệnh viện, khách sạn, khu vui chơi giải
trí ) và các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn FDI, đồng thời tạo điều kiện
19
Chuyên đề tốt nghiệp
thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả.
Với tinh thần thành công của doanh nghiệp là thành công của Hải Phòng, Thành
phố thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp FDI để lắng nghe
các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các chủ đầu tư, cùng các doanh nghiệp tìm
cách khắc phục các vấn đề này một cách nhanh chóng. Từ năm 1997, Uỷ ban nhân
dân thành phố đã ban hành Quy định một đầu mối về tiếp nhận, thẩm định và trình cấp
Giấy phép đầu tư đối với các dự án FDI theo phân cấp của Chính phủ, nhằm giảm
thiểu các phiền hà mà chủ đầu tư thường gặp phải trong khâu chuẩn bị hồ sơ dự án.
Năm 2000, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định 1375/QĐ-UB về phê
duyệt dự án đầu tư tại Hải Phòng. Quy định này đã hoàn chỉnh quy trình tiếp nhận,
thẩm định và trình cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư cả trong và ngoài
nước, chỉ rõ trách nhiệm của các ban, ngành liên quan và quy định rõ thời gian giải
quyết các thủ tục liên quan tới 1 dự án đầu tư. Đầu năm 2002, Thành phố đã ban hành
tạm thời cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải
Phòng với mức ưu đãi hơn so với các quy định chung của Nhà nước về đền bù, giải
phóng mặt bằng, miễn, giảm tiền thuê đất, san lấp mặt bằng, cung cấp cơ sở hạ tầng
đến chân hàng rào, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ chuẩn bị dự án, chi hoa hồng môi
giới dự án, giảm thiểu thời gian duyệt cấp giấy phép và cơ chế này tiếp tục được hoàn
thiện trong những năm tiếp theo nhằm giảm chi phí đầu tư cho chủ đầu tư, rút ngắn
thời gian đưa dự án vào hoạt động, khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia tuyên
truyền, xúc tiến đầu tư, khuyến khích phát triển các lĩnh vực mà thành phố có lợi thế.
Đến năm 2006, khi Luật đầu tư chính thức có hiệu lực tạo ra một khung pháp lý

chung cho tất cả các doanh nghiệp, tạo cho các doanh nghiệp một sân chơi bình đẳng
hơn, thông thoáng hơn, lãnh đạo thành phố cũng đã có một số sửa đổi kịp thời về
đường lối, chính sách, bãi bỏ các ưu đãi riêng mà tuân thủ theo quy định chung của
Đảng và Nhà nước. Trong các văn kiện Đại hội Đảng thành phố, thành phố vần tiếp tục
20
Chuyên đề tốt nghiệp
khẳng định: “ Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là
vô cùng quan trọng”. Có thể thấy, thành phố cũng nhân thức rất rõ tầm quan trọng của
nguồn vốn FDI cũng như vai trò của các công tác xúc tiến nhằm thu hút chúng. Điều
này được thể hiện rõ thông qua quan điểm, chính sách của thành phố trong thời gian
qua.
3.Thực trạng công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Phòng
3.1 Khái quát về trung tâm XTĐT thành phố Hải Phòng
3.1.1 Quá trình hình thành
Hoạt động XTĐT ngoài các khu công nghiệp được đảm nhiệm bởi là một phòng
ban thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư Hải Phòng. Phòng được thành lập từ những ngày đầu
hình thành Sở Kế hoạch- Đầu tư góp phần vào sự nghiệp phát triển của cả thành phố.
Lúc đầu, trung tâm có tên là Phòng đầu tư nước ngoài sau chuyển thành Phòng Xúc
tiến đầu tư và hợp tác quốc tế. Và đến cuối năm 2007, phòng lại đổi tên một lần nữa và
hiện được gọi là Phòng Kinh tế đối ngoại. Chịu sự chỉ đạo và quản lý cũng như sự hỗ
trợ của Sở Kế hoạch- Đầu tư, Phòng Kinh tế đối ngoại luôn thực hiện tốt chức năng và
nhiệm vụ của mình trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, xứng đáng với sự tin
cậy mà thành phố đã giao cho.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Phòng Kinh tế đối ngoại là phòng chuyên môn của sở Kế hoạch và Đầu tư (sau
đây gọi tắt là Sở), do Giám đốc sở quyết định thành lập theo quyền hạn được Uỷ ban
nhân dân thành phố phân cấp; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc sở thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên các lĩnh vực: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các

21
Chuyên đề tốt nghiệp
tổ chức phi chính phủ (NGO); hợp tác kinh tế và xúc tiến đầu tưvới các địa phương và
vùng lãnh thổ.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Chủ trì nghiên cứu và lập chiến lược, qui hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm về
thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nước, vốn viện trợ phát triển chính thức phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của thành phố trong từng
giai đoạn.
Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn
FDI và cơ chế chính sách nhằm hài hoà thủ tục giữa nhà tài trợ và thành phố đối với dự
án ODA.
Làm đầu mối trong hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án sử dụng vốn vay và
viện trợ nước ngoài; tuyên truyền, quảng bá chính sách của nhà nước Việt Nam về môi
trường đầu tư, các chính sách ưu đãi của thành phố nhằm vận động, thu hút vốn đầu tư
vào địa phương; chủ trì và phối hợp tổ chức có hiệu quả các cuộc hội thảo xúc tiến đầu
tư trong và ngoài nước.
Chủ trì hướng dẫn các nhà đầu tư ngoài nước tới thành phố trong quá trình tìm
hiểu, khảo sát địa điểm dự án làm thủ tục chuẩn bị đầu tư; hướng dẫn các doanh nghiệp
Việt Nam tìm kiếm đối tác nước ngoài, tìm hiểu đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác
với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất kinh doanh; tổng hợp, đề xuất với
Lãnh đạo sở giải quyết hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết các khó
khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.
Làm đầu mối tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ dự án đăng ký đầu tư trình Uỷ ban nhân
dân thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu
tư, quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn đối với các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố; xử lý hồ sơ xin mở Văn
phòng Đại diện và Chi nhánh tại Hải Phòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
22
Chuyên đề tốt nghiệp

ngoài có trụ sở chính tại các địa phương khác và là đầu mối quản lý hoạt động của các
Chi nhánh và Văn phòng này trên địa bàn thành phố.
Chủ trì xây dựng các chương trình, dự án hợp tác với các địa phương, các vùng
lãnh thổ trong và ngoài nước; hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị đề xuất dự án, lập dự án
đầu tư cho các chương trình, dự án ODA.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế đối ngoại gồm có:
• Lãnh đạo phòng: Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và từ 02 đến 03 Phó
Trưởng phòng. Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc sở bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo qui định phân cấp quản lý về công tác cán bộ của Uỷ ban nhân dân
thành phố.
o Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, điều hành mọi hoạt động
của Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo công
tác của Phòng trước Giám đốc, các Phó giám đốc sở theo lĩnh vực, chuyên đề
được Giám đốc phân công phụ trách.Truởng phòng phụ trách chung và theo dõi
một số lĩnh vực công tác.
o Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, được Trưởng
phòng phân công phụ trách một hoặc một số nội dung công tác và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc sở, Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ
công tác được phân công.
• Biên chế của Phòng gồm từ 07 đến 09 người là biên chế quản lý nhà
nước nằm trong tổng số biên chế của Sở được Uỷ ban nhân dân thành phố phân bổ
hàng năm và do Giám đốc sở qui định. Trong đó có:
- Trưởng phòng.
23
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phó Trưởng phòng: từ 02 đến 03 người.
- Chuyên viên : có từ 04- 05 người.
Ngoài ra, đầu mối xúc tiến của thành phố còn có Ban quản lý các khu công

nghiệp (HEPIZA) chuyên trách về XTĐT tại các khu công nghiệp và trung tâm
thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư ( thu phí dịch vụ).
3.2 Nội dung XTĐT
Để thực hiện thành công các nội dung của công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn Hải
Phòng, cơ quan xúc tiến đầu tư thường sử dụng các công cụ chính như sau:
 Quảng cáo ( sử dụng các phương tiện truyền thông, in các tài liệu, ấn phẩm
như sách báo, tờ rơi về Hải Phòng )
 Tổ chức các cuộc hội thảo trong và ngoài nước giới thiệu về cơ hội đầu tư
 Tham gia triển lãm
 Thành lập các đoàn công tác về đầu tư
Mỗi công cụ có ưu nhược điểm khác nhau vì vậy trong hoạt động XTĐT chúng ta
cần phải vận dụng một cách linh hoạt, tùy vào từng trường hợp cụ thể, tùy vào từng đối
tượng và địa điểm khác nhau.
Ban lãnh đạo:
Trưởng phòng
Phó phòng
Bộ phận xúc tiến
Bộ phận cung cấp
dịch vụ và hỗ trợ
cho các nhà đầu tư
Bộ phận tổ chức
24
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.1 Xây dựng chiến lược, chương trình XTĐT của thành phố Hải Phòng.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động XTĐT, trước hết cúng ta cần có một chiến
lược và chương trình xúc tiến phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như nhu cầu đầu tư
của thành phố trong từng thời điểm. Chiến lược đầu tư, kế hoạch đầu tư trong từng thời
kỳ nhất định giúp chúng ta có một cái nhìn có định hướng và có trọng tâm, trọng điểm
góp phần nâng cao chất lượng công tác xúc tiến. Nó như bản đồ chỉ dẫn, kim chỉ nan
cho chúng ta trong từng bước tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra. Với đặc tính đầy

biến động của môi trường kinh tế- xã hội Hải Phòng, cơ quan xúc tiến đầu tư luôn cố
gắng có những thay đổi và bước đi phù hợp với tình hình và yêu cầu mới.
Trước hết, để xây dựng được một chiến lược cũng như kế hoạch đầu tư hợp lý
và hiệu quả, cơ quan XTĐT cần xác định rõ tiềm năng, cơ hội cũng như những hạn
chế, thách thức mà Hải Phòng cần phải vượt qua để hội nhập và phát triển để từ đó
đánh giá nhu cầu thu hút đầu tư, tiềm năng đầu tư của Hải Phòng và xác định các
ngành lĩnh vực có nguồn đầu tư.
Dựa trên những yêu cầu đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, trong thời gian qua cơ quan XTĐT đã xây dựng đề án – chương trình xúc tiến
đầu tư theo hướng dẫn tại Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến
đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 – 2010
Nội dung cụ thể của chiến lược XTĐT như sau:
• Về mục tiêu của hoạt động xúc tiến
- Tranh thủ tối đa xu hướng tập trung đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; Tích cực quảng bá hình ảnh Hải Phòng cho các nhà
đầu tư tiềm năng ở các nước châu Âu mà thành phố chưa có dịp quảng bá như Ý, Áo,
Thuỵ Sĩ, các nước có nhiều tiềm năng đầu tư vào Việt Nam như Hoa Kỳ, Canađa, các
nước khu vực Trung Đông.
25

×