Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.63 KB, 56 trang )

Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
MỤC LỤC
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Nước là một loại tài nguyên quí giá và giữ vai trò quan trọng. Hàng loạt
tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên
điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trước đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”,
nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết:
"Vạn vật không có nước không thể sống được,
Mọi việc không có nước không thể thành được".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của Người
tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14-9-1959 như
sau: "Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có
đất và có nước, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước
mạnh Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để
nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước
là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người.
Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ
điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v… Do tính chất quan trọng của
nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 hàng năm làm ngày nước thế giới.
Nước là một loại tài nguyên được tái tạo theo quy luật thời gian và
không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác
động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước. Nước ta có nguồn tài nguyên
nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc
gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng.
Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt
nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…
Do đó, giữ gìn, bảo vệ tài nguyên nước, dùng đủ hôm nay, giữ gìn cho ngày
mai, là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi người dân cần được tuyên truyền sâu


1
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
rộng về tài nguyên nước, từ đó thấy được nghĩa vụ của mình trong viêc giữ
gìn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời cùng với những thông tin, dữ liệu
thực tế thu thập được trong thời gian thực tập tại Sở Tài nguyên và môi
trường Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về tài nguyên
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về tài nguyên
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do trình độ có hạn và thời gian thực
tế còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Tài nguyên nước
1.1.1. Khái niệm
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt.

97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng
ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần
đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong việc
định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi
là quyền về nước (water rights).
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
3
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được
sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói
chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm
Tài nguyên nước là một trong các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất
đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng
đất… Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên
nước ban tặng để thảo mãn những nhu cầu đa dạng của mình. Nước là nguồn

tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở để xây dựng
hệ thống thủy điện, vận tải thủy, tạo bể chứa, đập tràn phục vụ tưới tiêu, là
nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đời sống con người.
Đặc điểm thứ nhất của nguồn tài nguyên nước là sự phân bố không
đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết,
khí hậu của từng vùng. Ví dụ như Nga, Mỹ và một số nước châu Á do những
hiện tượng dị thường về địa lý đã tạo nên những hồ nước, con sông lớn nhất
thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon hiện được coi là lá phổi của thế giới.
Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng
dòng chảy 840 tỷ m3/ăm, ngày mưa bình quân 100 ngày/năm. Bên cạnh đó
còn có nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm. Tuy vậy, mặt hạn chế là
mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng. Ở
các vùng núi nước rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước ngọt vào mùa
khô.
Đặc điểm thứ hai là tài nguyên nước có giá trị kinh tế cao hiện nay, đã
được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những con song,
những hồ nước hình thành từ cách đây hàng trăm năm, không chỉ cung cấp
nước cho hệ thực vật xung quanh có thể sinh sôi và trưởng thành mà còn cung
cấp nước cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, càng loại tài nguyên nước
4
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
trên thế giới hiện nay đều trong tình trạng hoặc bị cạn kiệt, hoặc bị ô nhiễm
nên không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Từ những đặc điểm trên có thể nói rằng, đặc tính cơ bản của tài nguyên
nước là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử
dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả.
1.1.3. Phân loại
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:

sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được
sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói
chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
a. Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ
các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây
dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập
nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các
khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.
5
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối
tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất
nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa
thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ
thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn.
Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như
nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà
máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy

trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ
các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có
thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng
không đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa
không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.
b. Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so
với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực
học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước
ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực
karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
c. Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong
các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm
nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm
nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
6
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn
vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc
độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ
nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào.
Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một
thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn
nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không

thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa.
Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác
động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên
mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể
làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa
đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô
nhiễm nó. Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng
các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Có thể hiểu khái niệm QLNN về tài nguyên nước là : QLNN về tài
nguyên nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà
nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các
nguồn nước thông qua quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…có liên
quan trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường nhằm phục vụ cho nhu
cầu khai thác, sử dụng nguồn nước của người dân, góp phần vào việc tạo xây
dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường một
cách có hiệu quả và công bằng.
QLNN về tài nguyên nước và môi trường là một bộ phận quan trọng
của QLNN đối với tài nguyên cũng như QLNN đối với chính sách kinh tế - xã
7
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
hội nói chung. Xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống
của mọi người, vượt quá phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, một tổ
chức có quy mô nhỏ, vì vậy cần có sự QLNN đối với những lĩnh vực mà tổ
chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điều tiết của nhà
nước, thông qua QLNN để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của
mọi người. Một trong những vấn đề đó là tài nguyên nước và môi trường, đặc

biệt là lĩnh vực tài nguyên nước, một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan
tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai
trị hay còn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống
kinh tế - xã hội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao
gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội
và công dân, nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của tổ chức và công dân. Việc thực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu
của bản thân bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã
hội. Còn việc cung ứng các dịch vụ công lại do nhu cầu cụ thể của các tổ chức
và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu
của nhà nước. Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chức năng cai trị hay
QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộng một số hàng
hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội.
1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định
cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Vì thế kinh tế có vai trò rất
quan trọng trong đời sống xã hội. Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của
kinh tế, chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra
đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở kinh tế. Đồng thời chính trị có vai trò tác
động mạnh mẽ đối với kinh tế, mà quyền lực chính trị được thực hiện thông
qua nhà nước.
8
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn
bán, du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở
rộng, mà kinh tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp
thống trị với giai cấp bị thống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế tùy theo mức độ.

Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc
những lĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước
phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để
các thành phần kinh tế cùng tham gia.
Do vậy, lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường là loại hình “sản xuất
vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của
nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi
hỏi dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này càng cao, các nguồn tài nguyên nước
phải được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển
của đất nước. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch
định đúng hướng cho sự phát triển tài nguyên nước.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, phải phát triển đồng bộ
về cả số lượng, chất lượng nguồn nước, các phương tiện xử lý và cung cấp
nước … nhưng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để
không tạo ra sự lãng phí trong đầu tư. Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự
quản lý của nhà nước để điều tiết sự hoạt động trong lĩnh vực này – đây là yêu
cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đối với Thành phố Hà Nội, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của
thành phố, đặc biệt có sự phát triển cực kì nhanh chóng trong mọi lĩnh vực,
tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng nhanh… đòi hỏi tài nguyên nước và môi
trường phải phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội
với sự định hướng đúng của chính quyền địa phương.
9
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Như vậy, mục tiêu của QLNN về tài nguyên nước và môi trường trong
giai đoạn hiện nay là :
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến
lược, quy hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường
phát triển đúng định hướng không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn

định và bền vững để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý tài nguyên nước
và môi trường để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh tài nguyên
nước hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự
thay đổi trong chính sách. Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự
ổn định xã hội, và giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình
trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
- Hạn chế lượng nước thải chưa xử lý xả ra môi trường, dần dần tạo
thói quen cho người dân có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh lãng
phí, thất thoát.
- Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết
Luật tài nguyên nước, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ các phong trào
bảo vệ nguồn nước, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Để QLNN về tài nguyên nước có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan
chức năng có liên quan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các
ràng buộc khách quan mang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong
quá trình hoạt động quản lý của mình.
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà
nước. Mọi hoạt động trong QLNN về tài nguyên nước và môi trường phải
theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông
10
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
tư, quyết định liên quan đến tài nguyên nước và môi trường. Các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp… phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước
khi tham gia hoạt động liên quan đến tài nguyên nước và môi trường; nếu có
sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài nguyên
nước
a. Thể chế, pháp luật chính sách của nhà nước
Thể chế, pháp luật, chính sách của nhà nước là những công cụ mà nhà
nước sử dụng trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chính trị của hệ thống
chính trị của một giai cấp thống trị, thể hiện quyền lực của mình trên mọi lĩnh
vực của nền kinh tế.
Nhà nước thực hiện quản lý thống nhất, có chiến lược, kế hoạch cho
toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong cả nước, việc quản lý và điều hành toàn bộ
quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội của các thành phần và ngành kinh tế
trong đó có lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường. Tùy theo từng ngành
nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế nhà nước cân đối để chỉ đạo việc thực hiện
mục tiêu chiến lược đã đề ra, thực hiện hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, kiểm
soát sự hoạt động của mọi lĩnh vực, mọi thành phần và mọi ngành nghề trong
xã hội.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra nhà nước cần phải xây dựng và
ban hành các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật một cách đầy đủ,
đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao.
b. Vai trò của tỉnh
HĐND và UBND là cơ quan Trung ương tại địa phương quản lý trên
mọi lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, thực hiện theo Nghị quyết, theo kế hoạch 5
năm, hàng năm. Các ngành các cấp có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh
theo từng lĩnh vực của ngành phụ trách để UBND ra các văn bản quy phạm,
các quyết định để có cơ sở pháp lý để các ngành các cấp thực hiện nhiệm vụ
chính trị của mình.
11
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Vì vậy, vai trò của tỉnh rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, cũng như quản lý tài nguyên nước và môi trường.
c. Môi trường kinh doanh – Hội nhập toàn cầu

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị
trường. Nhóm các yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến các đơn vị kinh
doanh được gọi là nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô. Thuộc nhóm này bao
gồm: môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý,
môi trường vật chất và môi trường công nghệ. Nhóm các yếu tố bên ngoài có
tác động trực tiếp đến các đơn vị kinh doanh là các yếu tố môi trường vi mô.
Các yếu tố này gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các
nhóm quyền lợi trong các cơ sở kinh tế.
Trong các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, nhà nước có vai trò đặc biệt
với các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. Vai trò đó được thể hiện qua các nội
dung: duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm ổn
định xã hội.
+ Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô:
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là làm giảm những biến động ngắn hạn
trong nền kinh tế khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài. Ổn định kinh tế
vĩ mô có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó củng cố
lòng tin của các chủ thể kinh tế vào tương lai của nền kinh tế, nó tránh cho
nền kinh tế khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự tàn phá nền kinh
tế. Nó là điều kiện tiên quyết cho việc tính toán kinh doanh của các chủ thể
kinh tế.
+ Giữ vững ổn định chính trị:
Chức năng ổn định chính trị của nhà nước xuất phát từ sự tác động của
chính trị đối với kinh doanh. Ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối
với các hoạt động kinh doanh. Một nhà nước mạnh, thực thi hữu hiệu các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng được các yêu cầu chính đáng
12
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
của nhân dân sẽ đem lại lòng tin và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Trong một xã hội ổn định chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo

an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loại tài sản khác, do đó các nhà kinh
doanh sẵn sàng đầu tư.
+ Bảo đảm ổn định xã hội:
Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường văn hóa –
xã hội nhất định, giữa doanh nghiệp và môi trường có những mối liên hệ chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp các nguồn lực mà doanh
nghiệp cần và tiêu thụ những hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Các giá trị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của nhân dân,
các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập cá nhân có tác động nhiều
mặt đến các hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Tạo môi trường văn hóa –
xã hội ổn định, thuận lợi cho các hoạt động của chủ thể kinh tế trên thị trường
là nhà nước đã thực hiện vai trò kinh tế của mình đối với quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
d. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên nước và môi trường
Tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên nước và môi trường phải được
thành lập và hoạt động thông suốt, ổn định theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tổ
chức bộ máy phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong mọi thời kỳ.
Trình độ, năng lực các cán bộ trong ngành, nhất là các cán bộ công
chức trực tiếp làm công tác quản lý phải không ngừng học hỏi nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn để có thể quản lý, điều hành công việc được thông
suốt, theo kịp sự phát triển của thời đại.
Không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, để các doanh nghiệp kinh
doanh vận tải có thể tin cậy vào bộ máy tổ chức điều hành của nhà nước.
Con người là yếu tố quan trọng nhất và không có gì thay thế được, do
vậy việc hình thành tổ chức bộ máy điều hành thông suốt cũng như trình độ
13
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
năng lực của cán bộ góp phần vào sự thành công của nhà nước. Vì vậy, cần
phải đầu tư cho đào tạo đối với các cán bộ làm công tác này.

e. Ý thức của người dân
Nhận thức là một quá trình. Đặc biệt là nhận thức về pháp luật – yếu tố
nhận thức bắt buộc, đó lại càng là một quá trình phức tạp, khó khăn, kéo dài.
Không chỉ thế, từ nhận thức đến hành động đúng lại còn là một khoảng cách
rất lớn.
Ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nói chung và nguồn
nước nói riêng cũng là điều cần phải quan tâm. Phải giáo dục tuyên truyền ý
thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật tài nguyên nước và môi trường, điều này
cũng thể hiện được sự văn minh văn hóa của đất nước. Vì vậy mà không thể
lơ là trong việc giáo dục tuyên truyền cho nhân dân về Luật tài nguyên nước
và môi trường.
Để có một thế hệ tương lai có ý thức trách nhiệm với xã hội, quý bản
thân mình, nhà nước cần phải có chiến lược, kế hoạch từ Trung ương đến địa
phương, các ngành các cấp, nhất là ngành Giáo dục đào tạo, đưa việc giáo dục
vào trường học và luôn tuyên truyền với các thành phần khác trong xã hội.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao ý thức của người dân trong
việc chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật cũng như các văn bản
quy phạm pháp luật để dần dần tạo thành ý thức tư duy trong mỗi một con
người.
Để làm được như vậy phải có sự nỗ lực hết mình của các ngành các
cấp, sự nhiệt tình ủng hộ của người dân thật sự muốn có sự thay đổi mới trong
bộ mặt môi trường của nước nhà – ý thức bảo vệ môi trường như các nước
tiên tiến trên thế giới.
1.2.5. Nội dung của quản lý nhà nước về tài nguyên nước
QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối
với quá trình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực
14
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau. Nhà nước tổ
chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Để việc QLNN về tài nguyên nước mang lại hiệu quả cao, đáp ứng
được nhu cầu của xã hội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, nhà nước
cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
1.2.5.1.Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài
nguyên nước
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phối
của các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi
nhuận. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình
đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng
pháp luật và theo pháp luật. Điều 12, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 1992 khẳng định : “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không
ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước đều có chức năng
QLNN, quản lý trên hầu hết các lĩnh vực thông qua hai loại văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động QLNN là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp
dụng quy phạm pháp luật.
Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong QLNN về tài
nguyên nước là tạo môi trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật đó là xây
dựng và ban hành các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật một các
đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao.Và trong quá trình thực hiện
phát sinh ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đánh giá tổng kết để tìm ra những
điều chưa hợp lý, những điều vướng mắc, từ đó bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh
hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhà nước sử dụng linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế
hoạch, chính sách,… để nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh
vực tài nguyên nước và môi trường cái đích mà nhà nước muốn đối tượng
tuân theo; pháp luật là phương tiện để thể hiện ý chí của nhà nước về chuẩn
15
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
mực hành vi trong sản xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ, nhờ đó mà các

mục tiêu kế hoạch được thực hiện, nó cũng là phương tiện để cưỡng chế hay
chế tài, tức hình phạt để đối tượng dè chừng; đối với thuế thì vừa là công cụ
vừa là mục tiêu, mục tiêu vì nó thể hiện ý chí của nhà nước về việc cần có quỹ
tiền tệ của quốc gia để chi cho các nhu cầu chung của cộng đồng như xây
dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng … là công cụ vì thông qua việc
tăng, giảm, miễn thuế nhà nước kích thích hay kìm hãm động lực của đối
tượng quản lý; thông qua việc tăng, giảm lãi suất ngân hàng có thể điều chỉnh
chiều hướng hoặc mức độ hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tài nguyên nước; thông qua tỷ giá hối đoái của hoạt động thu đổi
ngoại tệ, nhà nước điều chỉnh việc sử dụng ngoại tệ của các đối tượng hoạt
động sản xuất kinh doanh tài nguyên nước…
Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao nước
sạch, hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước dành riêng
trong các khu công nghiệp, nhằm đảm bảo môi trường sống xanh, sạch, đẹp
cho người dân.
Có chính sách cho việc đào tạo cán bộ quản lý các loại hình doanh
nghiệp có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, cụ thể hiện
nay nên chú trọng đào tạo cán bộ cho các địa phương về quản lý tài nguyên
nước và môi trường.
1.2.5.2.Lập kế hoạch về tài nguyên nước
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quản lý tài nguyên
nước nói riêng và môi trường nói chung là việc cần phải triển khai phát triển
nhanh chóng, phát triển nhanh hơn so với phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay,
quản lý tài nguyên nước là một trong những vần đề mang tính xã hội cao, nó
góp phần vào việc cung cấp điều kiện thiết yếu cho cuộc sống của người dân.
Vì vậy, việc lập kế hoạch và quy hoạch quản lý tài nguyên nước là rất
cần thiết trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các thành phố, đô thị
lớn.
16
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phải quy hoạch định hướng đúng, quản lý tài nguyên nước bền vững,
quy hoạch phải hài hòa với quy hoạch tổng thể của cả nước cũng như của địa
phương. Quy hoạch không trái với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, không
để lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên nước phải
đồng bộ với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể nói là hai mảng
này phải đồng hành cùng nhau trong việc phát triển kinh tế xã hội.
1.2.5.3.Tổ chức cơ cấu bộ máy thực hiện kế hoạch
Việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về Tài
nguyên nước là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay – hội nhập toàn cầu,
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân
dân quản lý lĩnh vực Tài nguyên nước, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý
thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước và nhà nước quy định cụ thể nhiệm
vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực Tài
nguyên nước và môi trường trong phạm vi cả nước cũng như tại các địa
phương.
Các cơ quan nhà nước trong hệ thống QLNN về Tài nguyên nước có
nhiệm vụ trong từng lĩnh vực của cơ quan mình nhưng điều có sự phối hợp
giữa các đơn vị với mục đích là quản lý thật tốt lĩnh vực, ngành nghề của
mình, sao cho công việc được thực hiện đúng chính sách, kế hoạch đã đề ra từ
Trung ương đến địa phương, không có trường hợp thực hiện sai chính sách
của nhà nước, ngoài ra, bộ máy nhà nước góp phần vào việc hệ thống hóa
công tác QLNN của các ngành các cấp.
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về Tài nguyên nước
phải là những người công dân tốt, là một cán bộ giỏi, đầy nhiệt huyết để có
thể là người đại diện cho nhà nước làm công tác quản lý.
1.2.5.4.Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước
• Nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước:
17
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
a) Thanh tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo

vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra;
b) Thanh tra việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra;
c) Thanh tra việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và việc
thực hiện giấy phép về tài nguyên nước;
d) Phối hợp với Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành của các
Bộ, ngành và địa phương trong thanh tra việc tuân theo pháp luật về tài
nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước.
• Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin và
trả lời những vấn đề cần thiết;
b) Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh
tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
c) Quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải và các hoạt động khác
có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước và gây mất an toàn công
trình thuỷ lợi; đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
• Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Thanh tra
chuyên ngành về tài nguyên nước
a) Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu
cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và chấp hành quyết định của Đoàn
thanh tra, Thanh tra viên.
18
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

b) Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoàn thanh
tra, Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ.


Điều 69. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
a) Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi
kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra
viên theo quy định của pháp luật.
b) Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những
hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
c) Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem
xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
các quy định khác của pháp luật.
19
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QLNN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện
tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh,
nó cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người. Nằm giữa đồng bằng
sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn
giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn,
vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này
với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê,
Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục
của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô
được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831,

dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang
Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc
chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và
giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội
hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại
thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm
kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng
khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là
một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề
truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học
lớn.
20
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy
hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô
thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là
những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành
phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội
thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những
điều kiện sinh hoạt thiết yếu.
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên của thành phố Hà Nội
Vị trí, địa hình:
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía
Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả
hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ
phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở
hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần
diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ
Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m,
Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi
thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
• Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
• Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
• Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
• Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
21
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thủy văn:
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội
ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp
Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một
phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông
Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía
Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều
sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, Các sông nhỏ
chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, là những
đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại
của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất,
khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay
được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự.
[8]

Hồ Gươm nằm ở trung tâm
lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối
với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như
Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên
địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai,
Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các
sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch,
trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận
khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một
ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu
khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có
hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài
vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và
chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên
tình trạng ô nhiễm này.
22
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời
rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét
của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa
nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt
độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng
10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5

năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1
năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008,
một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư
dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong
nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp
quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến
năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000
người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện
tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà
Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu
người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô
thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm
1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành
phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất
23
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số
Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.913.161 người.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân
số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở
những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới
1.000 người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và
Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%.Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73 % dân số,
người Mường 0,76 % và người Tày chiếm 0,23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư

dân nông thôn chiếm 58,1%.
Kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong
lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than đã
minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của
Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan
trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh
tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–
2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà
Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam.
Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và
khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng
về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở
vị trí thứ 36/63 tỉnh thành.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có
những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành
24

×