Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Báo cáo khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.7 KB, 33 trang )

Báo cáo một số kết quả trao đổi,
khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp
hoạt động KH&CN
Nhóm khảo sát: Hoàng Mạnh Cường
Lê Văn Chương
Nguyễn Huy Dũng
Bùi Hồng Minh
Giới thiệu chung

Mục tiêu trao đổi, khảo sát:
+ Thu thập một số thông tin thực tế về cơ chế chính sách đầu
tư và tài chính hiện nay phục vụ cho việc phân tích và xây
dựng báo cáo về các khuôn khổ chính sách tài chính cho hoạt
động KH&CN ở các tổ chức và doanh nghiệp
+ Tổng hợp các ý kiến đóng góp để đưa ra những đề xuất
mới và hoàn thiện hơn nữa các cơ chế, chính sách tài chính
đối với các tổ chức và doanh nghiệp

Đối tượng trao đổi, khảo sát:
Các tổ chức KH&CN (Viện nghiên cứu, trường đại học) và
các doanh nghiệp có hoạt động KH&CN

Hình thức:
+ Trao đổi trực tiếp với các đơn vị thông qua các buổi tọa
đàm quy mô nhỏ
+ Thông qua phiếu hỏi
Giới thiệu chung

Tổng số các đơn vị đến trao đổi và khảo sát là
56 đơn vị, trong đó:
+ Tổ chức: 35 đơn vị


+ Doanh nghiệp: 21 đơn vị

Tổng số phiếu thu được: 78 phiếu
Một số phát hiện
Hoạt động KH&CN tổ chức, doanh
nghiệp tham gia hiện nay
Hoạt động KH&CN tổ chức, doanh
nghiệp tham gia hiện nay (tiếp)

Hoạt động KH&CN tại các đơn vị chủ yếu là thông qua các
chương trình đề tài, đề án cấp nhà nước, các hoạt động
thông qua các kênh khác cũng có nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.

Đối với các tổ chức: hoạt động KH&CN được thực hiện
thông qua các kênh như trên, nhưng chiếm nhiều hơn là từ
các chương trình đề tài, đề án cấp nhà nước. Các chương
trình thông qua các Quỹ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng cũng
chủ yếu là các tổ chức tiếp cận được

Đối với các doanh nghiệp: hoạt động nghiên cứu và phát
triển công nghệ phần lớn là do doanh nghiệp tự làm, hoạt
động thông qua chương trình đề tài, đề án từ nhà nước
cũng có nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn, đặc biệt là các hoạt động
từ các chương trình của Quỹ
Kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN
của tổ chức và doanh nghiệp
Kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN của
tổ chức và doanh nghiệp

Đối với các tổ chức:

+ Nguồn từ ngân sách thông qua các chương trình, đề tài, đề án
(phần lớn)
+ Nguồn kinh phí thông qua các hợp đồng nghiên cứu và phát triển
(chiếm cao hơn doanh nghiệp)
+ Nguồn khác: nguồn từ hợp tác với địa phương; hợp tác và tài trợ
từ quốc tế; nguồn vốn vay (ADB). Tuy nhiên, các tổ chức có hoạt
động từ các nguồn này không nhiều

Đối với doanh nghiệp:
+ Nguồn tự có của doanh nghiệp (chiếm phần lớn)
+ Nguồn từ ngân sách: từ đề tài, đề án, từ Quỹ cũng có nhưng
chiếm tỷ lệ ít.
+ Nguồn thông qua hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ
cũng không nhiều
Duy trì hình thức chuyên gia đề xuất để
nhà KH/Tổ chức KH&CN đấu thầu
Duy trì hình thức chuyên gia đề xuất để
nhà KH/Tổ chức KH&CN đấu thầu (tiếp)

Phần lớn các tổ chức (chiếm 77% tổng số phiếu trả lời) đều đồng ý
duy trì hình thức cấp phát nguồn kinh phí ngân sách thông qua các
đề xuất của chuyên gia để các tổ chức đấu thầu. Việc lựa chọn hình
thức này được các đơn vị đưa ra bởi các lý do:
+ Để hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự gắn kết với sự phát triển KT-
XH của đất nước
+ Tập trung được vào các vấn đề trọng điểm, cốt lõi của xã hội, tránh
được đầu tư nghiên cứu dàn trải
+ Để chọn được các tổ chức có năng lực
+ Tạo môi trường để nhà khoa học hoạt động nghiên cứu công bằng,
khách quan, các đề tài nghiên cứu có chất lượng

+ Tìm hướng nghiên cứu mới, giảm kinh phí nghiên cứu mà vẫn đảm bảo
chất lượng nghiên cứu, nâng cao hiệu quả kinh tế
+ Lựa chọn được nhà khoa học/tổ chức khoa học phù hợp để triển khai ý
tưởng nghiên cứu
Duy trì hình thức chuyên gia đề xuất để
nhà KH/Tổ chức KH&CN đấu thầu (tiếp)

Bên cạnh đó, cũng có một số tổ chức đưa ra lý do về việc không
đồng ý hình thức này:
+ Các đề tài sẽ mang tính chủ quan, không phản ánh hết và toàn
diện được yêu cầu nghiên cứu do thực tiễn đặt ra. Và sẽ không
phát huy được vai trò nhiệm vụ của các tổ chức KH&CN
+ Chất lượng không đảm bảo, có khả năng bỏ thầu thấp để lấy
đề tài
+ Phải đi từ chiến lược nghiên cứu của ngành, của lĩnh vực để từ
đó hình thành các chương trình, đề tài nghiên cứu. Chứ để các
nhân hoặc chuyên gia đề xuất thường sẽ chỉ đề nghị cái mình có
chưa chắc đã là cái nhà nước cần
+ Việc tổ chức đấu thầu cũng làm cho nhà khoa học dễ bị mất ý
tưởng nghiên cứu
Giao chức năng cấp phát kinh phí từ
ngân sách cho các Quỹ
Giao chức năng cấp phát kinh phí
từ ngân sách cho các Quỹ (tiếp)

Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này, tuy nhiên đa số
các tổ chức là đồng ý (chiếm 57%) giao chức năng cấp phát kinh phí
từ ngân sách cho các Quỹ, lý do:
+ Việc cấp phát kinh phí hiện nay còn nhiều bất cập, tiến độ chậm,
không theo niên độ quyết toán ngân sách, làm cho đề tài khó khăn

trong thực hiện và quyết toán
+ Giảm tải cho các cơ quan chức năng, tách được chức năng quản
lý và cấp vốn
+ Tính linh động cao và kịp thời, giảm các khoản phí trung gian và
quản lý thoáng hơn
+ Giúp quản lý được tất cả các đề tài, dự án, tránh được sự trùng
lặp trong nghiên cứu
+ Để việc quyết toán kinh phí không bị cứng nhắc theo quy định
của tài chính, khắc phục được các quy định về định mức lỗi thời
của Nhà nước về tài chính hiện nay.
Giao chức năng cấp phát kinh phí từ
ngân sách cho các Quỹ (tiếp)

Bên cạnh đó, có một số lý do mà các tổ chức
không ủng hộ phương thức cấp phát này:
+ Cấp phát qua Quỹ là vô tình trao quyền quyết định
cho các Quỹ dẫn đến thiếu minh bạch trong xét
duyệt đề tài. Tạo ra một nấc trung gian quản lý nữa
và sẽ càng hao hại và tổn thất thêm cho Nhà nước
+ Tập trung kinh phí cấp về cho cơ quan quản lý
KH&CN vì như vậy sẽ có tính pháp lý cao hơn là từ
Quỹ
Cấp trực tiếp kinh phí để doanh nghiệp
thuê nhà khoa học
Cấp trực tiếp kinh phí để doanh nghiệp
thuê nhà khoa học

Hầu hết các doanh nghiệp (chiếm 95%) đồng ý
phương án cấp trực tiếp kinh phí từ ngân sách
để doanh nghiệp chủ động thuê các nhà khoa

học thực hiện nhiệm vụ
 Doanh nghiệp muốn tự chủ đối với nguồn vốn từ
NSNN. Nhà nước có thể đưa ra các cơ chế quản lý
nhưng nên giao quyền tự chủ sử dụng kinh phí cho
doanh nghiệp
Phương thức cấp kinh phí cho doanh nghiệp
Phương thức cấp kinh phí cho doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp (chiếm 86%) muốn được cấp
kinh phí thông qua phương thức cấp trực tiếp từ Bộ
KH&CN (119)

Một số các doanh nghiệp (chiếm 36,3%) muốn được cấp
thông qua các Bộ chủ quản hoặc UBND

Tỷ lệ doanh nghiệp muốn cấp kinh phí thông qua Quỹ đổi
mới công nghệ quốc gia rất thấp (chiếm 4,5%)
 Phần lớn các doanh nghiệp vẫn muốn được chủ động đối
với các hoạt động KH&CN của mình. Nhà nước có thể hỗ
trợ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư cho hoạt động KH&CN hoặc để doanh
nghiệp chủ động thực hiện hay ký kết các hợp đồng với cá
nhân/tổ chức đối với các hoạt động R&D trong phạm vi quy
định của Nhà nước
Khó khăn khi thực hiện hoạt động KH&CN

Đối với tổ chức:
Hầu hết các tổ chức đều gặp phải các khó khăn về cơ
chế tài chính được đưa ra trong phiếu hỏi. Vì vậy, tỷ
lệ % các loại khó khăn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:

Khó khăn Không thể chi
đúng theo các
khoản mục
trong dự toán
Không thể có
đầy đủ hóa đơn
tài chính cho
mọi khoản chi
Không thể
chi đúng
theo tiến độ
Cơ quan tài chính liên quan
(kho bạc) không hiểu/nắm
bắt được đặc thù cần độ linh
hoạt về hoạt động KH&CN
Tổng phiếu 56 56 56 56
Số phiếu
lựa chọn
43 35 32 38
Tỷ lệ % 76.7 62.5 57.2 68
Khó khăn khi thực hiện hoạt động KH&CN

Đối với doanh nghiệp:
Phần lớn doanh nghiệp
gặp khó khăn về cơ chế
giải ngân (chiếm 59%).
Bên cạnh đó, vì nguồn
vốn đầu tư của doanh
nghiệp chủ yếu là từ
nguồn tự có, nên ngoài

những khó khăn về cơ
chế giải ngân doanh
nghiệp còn gặp khó
khăn về tổng vốn cho
hoạt động KH&CN.
Doanh nghiệp thiếu vốn
đầu tư cho hoạt động
KH&CN hoặc chưa tiếp
cận, chưa được hỗ trợ
nhiều từ nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước
Khó khăn khi thực hiện hoạt động KH&CN
Khó khăn khi thực hiện hoạt động KH&CN

Cũng giống như các tổ chức, các doanh nghiệp cũng
đều gặp các khó khăn về cơ chế giải ngân đưa ra
trong phiếu hỏi. Tỷ lệ % các khó khăn về cơ chế giải
ngân đối với doanh nghiệp được thể hiện cụ thể
trong bảng sau:
Khó khăn Không thể chi
đúng các khoản
mục trong dự toán
Không thể có đầy
đủ hóa đơn tài chính
cho mọi khoản chi
Không thể chi
đúng theo tiến
độ
Cơ quan tài chính
không hiểu/nắm bắt

được đặc thù linh hoạt
về hoạt động KH&CN
Tổng phiếu 22 22 22 22
Số phiếu
lựa chọn
15 10 12 7
Tỷ lệ % 68.1 45.4 54.5 31.8
Phương án tháo gỡ khó khăn

Đối với doanh nghiệp

Đối với tổ chức
Phương án tháo gỡ khó khăn (tiếp)

Đối với tổ chức: Tỷ lệ lựa chọn phương án tháo gỡ khó khăn
được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Ta thấy, tỷ lệ các tổ chức lựa chọn phương án 2 không cao bằng phương
án 1 và 3. Vì thông thường dự toán từng hạng mục kinh phí rất thấp, một
số trường hợp còn phải tăng số lượng chuyên đề để bù đắp cho các khoản
kinh phí bị thiếu hụt cho nên rất ít trường hợp dư thừa kinh phí của hạng
mục này để chó thể chuyển sang các hạng mục khác
Phương án Phương án 1: Thực hiện
khoán gọn cho các đề
tài, đề án nghiên cứu từ
nguồn vốn NSNN
Phương án 2: Chủ nhiệm
đề tài/đề án được linh
hoạt chuyển đổi hạng mục
chi trong tổng dự toán đã
được duyệt ban đầu

Phương án 3: Chủ nhiệm đề
tài/đề án được chủ động điều
chỉnh cơ cấu các khoản kinh phí
so với dự toán ban đầu trong tổng
số kinh phí được duyệt
Tổng phiếu 56 56 56
Số phiếu
lựa chọn
32 27 31
Tỷ lệ % 57.1 48.2 55.3
Phương án tháo gỡ khó khăn (tiếp)

Đối với doanh nghiệp:
Tỷ lệ các phương án được lựa chọn tương đối đồng đều. Tuy
nhiên, khác với các tổ chức, tỷ lệ các doanh nghiệp lựa chọn
phương án 2 cao hơn so với phương án 1 và 3.
Tỷ lệ các phương án được lựa chọn của doanh nghiệp:
Phương án
Phương án 1: hực
hiện “khoán gọn”
cho các đề tài, đề án
nghiên cứu từ nguồn
vốn NSNN
Phương án 2: Chủ
nhiệm đề tài/đề án được
linh hoạt chuyển đổi
hạng mục chi trong tổng
dự toán đã được duyệt
ban đầu
Phương án 3: Chủ nhiện đề

tài/đề án được chủ động điều
chỉnh cơ cấu các khoản kinh
phí so với dự toán ban đầu
trong tổng số kinh phí được
duyệt
Tổng phiếu 22 22 22
Số phiếu
lựa chọn
10 12 9
Tỷ lệ % 45.4 54.5 40.9

×