Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 132 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Tây nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, trong đó nổi bật là hệ thống các
làng nghề thủ công truyền thống. Du lịch Hà Tây đang đứng trước vận hội để
phát triển lớn mạnh thông qua các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch văn hóa, lễ
hội; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; Du lịch làng nghề. Xác định phát
triển du lịch làng nghề là một hướng đi quan trọng để sớm đưa ngành du lịch Hà
Tây trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Những năm gần đây, du lịch làng nghề đã và đang khẳng định được vị thế
và giá trị của mình thông qua những thành tựu đạt được và những dự báo khả
quan của các chuyên gia kinh tế, du lịch, xã hội học. Một số làng nghề truyền
thống Hà Tây đã thực sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó
là những làng nghề du lịch: Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đan
Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Đây là
bước phát triển tích cực không chỉ thông qua những con số thống kê mà còn
được thể hiện hết sức sinh động qua thực tế về số lượng các chương trình du
lịch, mức độ tăng trưởng du khách đến làng nghề, thu nhập chính thức từ du
lịch, các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch và sự chuyển biến nhận thức -
thái độ của các cấp chính quyền và nhân dân tại các làng nghề.
Tuy nhiên do du lịch làng nghề là loại hình du lịch chuyên đề còn khá
mới ở nước ta, vì vậy thời gian qua lượng khách đến tham quan du lịch các làng
nghề còn thấp so với các loại hình du lịch chủ đạo khác của tỉnh. Các dịch vụ
phục vụ khách đến tham quan du lịch chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng
làng nghề còn hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu
phát triển du lịch với tốc độ như hiện nay. So với tiềm năng, vị trí của làng nghề
thì hiệu quả kinh tế đạt được còn nhỏ, chưa thật tương xứng.
Luận văn: “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du
lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” được tiến hành nghiên cứu với mong
muốn góp phần đưa ra những luận cứ khoa học phát triển du lịch làng nghề
truyền thống và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn


1
tài nguyên làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Tây nói
riêng và đất nước nói chung.
Từ 01/8/2008 Hà Tây đã được sát nhập với Thủ đô Hà Nội nhưng trong
luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa giới Hà Tây cũ (tỉnh Hà Tây).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển du lịch Hà Tây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quan
trong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểm
đến” với tiềm năng vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tự
nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn. Có thể kể đến hàng loạt các công
trình nghiên cứu, hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Du lịch
Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững” (8/2001) do sở Du lịch Hà
Tây tổ chức, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây”
(12/2003) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch Việt
Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề”
tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); đề tài
“Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng
nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” của trường Cao đẳng du
lịch Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cùng với
Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do
Sở du lịch Hà Tây chủ trì (12/2005)…vv và gần đây nhất là công trình nghiên
cứu khoa học công phu, tâm huyết có chất lượng chuyên môn cao của tiến sĩ
Phạm Quốc Sử “Phát triển du lịch làng nghề” nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà
Tây được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2007.
Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch Hà Tây -
một vùng đất được mệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” nhưng với những
tìm tòi, hướng đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một mô hình cho
sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Hà Tây trong mối liên kết với
các công ty lữ hành chứ không chỉ đơn thuần là việc một mình Hà Tây tự “bươn

chải”. Tác giả đã có ý tưởng và dành nhiều công sức tìm kiếm tài liệu cũng như
đi thực tế khảo sát tại một số làng nghề tiêu biểu của Hà Tây và một số làng
2
nghề truyền thống ở một số địa phương khác để từ đó tìm ra thế mạnh riêng có
của Hà Tây trong việc phát triển du lịch làng nghề và lợi thế cạnh tranh với các
làng nghề ở địa phương khác trước các công ty lữ hành trong việc họ xây dựng
các chương trình du lịch.
Xây dựng được mối liên kết - sợi dây liên hệ “ràng buộc” giữa công ty lữ
hành và làng nghề nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên trong sự phát triển bền
vững chính là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát tại các làng nghề du lịch,
công ty du lịch lữ hành, các đại lý du lịch ở Hà Tây và Hà Nội kết hợp với tri
thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển làng nghề
truyền thống Hà Tây nói riêng và tình hình phát triển du lịch nói chung từ đó
đưa ra những định hướng, chính sách phát triển du lịch làng nghề Hà Tây một
cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
4. Đối tượng - Phạm vi - Phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Tây.
- Các công ty kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành du lịch đưa khách đến
tham quan làng nghề du lịch.
- Cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng nghề du lịch đặc biệt là các
nghệ nhân, các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
4.1 Phạm vi nghiên cứu:
* Về không gian: Các làng nghề truyền thống Hà Tây đặc biệt là làng: Lụa Vạn
Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng sơn mài Hạ Thái, làng nón lá Chuông,
làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng nặn tò he Xuân La, làng thêu Quất Động.
* Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2007, chú trọng

thời gian từ năm 2001 đến 2007.
4.3 Các phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận để giải quyết yêu cầu của luận văn
đề ra.
3
Để xác định được mô hình liên kết giữa công ty du lịch với làng nghề du
lịch ở Hà Tây, vấn đề cần thiết được đặt ra là xác lập những cơ sở lý luận và
thực tiễn phù hợp với điều kiện cụ thể của làng nghề Hà Tây cùng với việc tham
khảo có chọn lọc một số kinh nghiệm xây dựng mô hình làng nghề du lịch với
công ty du lịch ở các mức độ khác nhau.
Các nội dung cơ bản cần phân tích bao gồm:
- Đặc điểm của các làng nghề du lịch của Hà Tây: Đặc điểm sản xuất
chủng loại hàng hóa thủ công của các làng nghề, những sinh hoạt (thói quen, tục
lệ, phong tục tập quán của làng nghề ). Đây là yếu tố quan trọng để đề xuất mô
hình phù hợp, đảm bảo phát huy được đầy đủ nhất các giá trị của làng nghề.
- Các công ty du lịch: trong quá trình tham gia đưa khách du lịch đến các
làng nghề du lịch, đối tượng cần được bảo vệ, góp phần đảm bảo sự phát triển
du lịch của làng nghề. Cần xác định được đặc điểm cơ bản của nguồn khách, các
động lực chủ yếu để khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề du lịch.
- Hiện trạng phát triển du lịch: là nội dung cần phân tích đánh giá nhằm
xác định ảnh hưởng của du lịch làng nghề và những vấn đề cần chú trọng để
phát triển du lịch làng nghề.
* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp
cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên
cứu về mối quan hệ giữa các làng nghề du lịch với các công ty du lịch, nó có
quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy phương pháp
này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm
tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối
tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu

tố hợp phần của mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề
truyền thống Hà Tây.
* Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu
trong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu
phát triển ngành cơ bản. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá hiện
trạng cũng như xu thế biến động chung của các làng nghề du lịch. Về mặt
4
nghiên cứu các vấn đề làng nghề, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để
xây dựng mô hình phù hợp với thực tế như nhiệm vụ đã đặt ra.
* Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình
nghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu
theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và
điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương pháp
này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể
hiện một cách tổng quát.
5. Đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề Việt Nam, đánh
giá thực trạng làng nghề du lịch Hà Tây, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị
và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch gắn với các
công ty lữ hành trong khu vực với mong muốn góp phần gìn giữ và phát triển
nghề truyền thống, thu hút khách du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho các
làng nghề, đóng góp vào phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời
đề xuất mạng lưới các tour du lịch đến làng nghề du lịch Hà Tây.
6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
phụ lục, luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Làng nghề truyền thống Hà Tây và hoạt động của ngành du
lịch trên địa bàn.
- Chương 2: Các công ty lữ hành trong việc khai thác và phát triển du lịch

làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
- Chương 3: Mô hình liên kết giữ công ty lữ hành và điểm du lịch làng
nghề truyền thống Hà Tây.
- Kết luận.
- Phụ lục.
- Tài liệu tham khảo.
5
CHƯƠNG 1
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
1.1 Khái quát về Hà Tây
Hà Tây thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, là nơi có địa hình đa dạng với
đồng bằng, trung du và vùng núi cùng với nhiều sông, suối và hồ như: sông
Hồng, sông Đà, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích, suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ
Quan Sơn, Phía đông giáp thủ đô Hà Nội (nay thuộc địa phận Hà Nội), phía
tây giáp Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía nam giáp
tỉnh Hà Nam.
Đặc trưng của khí hậu Hà Tây là nhiệt đới gió mùa (thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng) với mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Mùa nóng
ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau.
Hà Tây có nhiều loại địa hình với đất có độ phì cao nên có thể bố trí trồng
được nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây
công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Rừng Hà Tây không
lớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú,
đa dạng, quí hiếm với 872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ.
Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà thực vật học, có tới trên 1.700 loài. Từ
năm 1992, nhà nước đã công nhận khu vực rừng Ba Vì là vườn quốc gia. Khu
vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mĩ Đức (vùng Hương Sơn) cũng bao gồm nhiều
chủng loại động, thực vật quí, hiếm. Cùng với việc nhà nước công nhận khu văn

hoá - lịch sử - môi trường, rừng ở đây được phân loại thành rừng đặc dụng.
Rừng tự nhiên được quản lý, tu bổ, cải tạo kết hợp với trồng rừng, phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc sẽ là tài sản quí giá của Hà Tây và của cả nước.
Điểm đặc biệt của Hà Tây trước đây là có đến 2 thành phố là Hà Đông và
Sơn Tây (từ 01/8/2008 Hà Tây sát nhập về Hà Nội và hiện đang có dự kiến là
quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây), ngoài ra còn có 12 huyện gồm 324 xã, thị
trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.192,95km
2
với dân số là 2.575.000
6
người, mật độ 1.174 người/km
2
tính đến năm 2007 khi Hà Tây chưa sát nhập
với Hà Nội. (niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2007).
Hà Tây là khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào trên 1,1 triệu
người, dân số nông thôn chiếm đại bộ phận (93%) và chủ yếu là nông nghiệp
chiếm 82% tổng số dân và chiếm 80% số lao động xã hội. (niên giám thống kê
tỉnh Hà Tây năm 2007). Lao động có trình độ thâm canh khá, nhiều nghề tinh
xảo, nổi tiếng như dệt lụa (Vạn Phúc), rèn (Đa Sĩ), sơn mài, khảm, điêu khắc,
thêu ren (vùng Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên)
Ở Hà Tây giao thông thuỷ, bộ khá phát triển thuận lợi cho giao lưu trong
và ngoài tỉnh, có hơn 400 km đường sông, 43 km đường sắt, gần 3.000 km
đường ôtô đến tất cả các xã. Những tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ
có đường 1A, đường số 6, đường 11A, đường 21, đường 32, đường 70, 71, 73 ;
đường sắt Bắc - Nam.; đường thuỷ có sông Hồng, sông Đà, sông Đáy.
Với mạng lưới giao thông cả đường bộ và đường thủy là điều kiện cho
phát triển du lịch bởi Hà Tây có trên 240 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc
và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, tiện gỗ
Nhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mây
tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào

Xá…v.v cùng với các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức)
- một lễ hội dài và vui nhất Việt Nam thu hút khoảng gần một triệu khách mỗi
năm; Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần.
Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai) liên quan đến pháp sư Từ
Đạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội
chùa Đậu, hội đền Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùa
Mía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên.
Ngoài ra Hà Tây còn sở hữu nhiều danh thắng: Vườn quốc gia Ba Vì, ao
Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối
Ngọc - Vua Bà, Đầm Long, Bằng Tạ, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng
Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây.
7
Có thể nói Hà Tây là vùng đất “màu mỡ” với nguồn tài nguyên vô cùng
phong phú trong đó hầu hết đều có tiềm năng đưa vào khai thác cho hoạt dộng
du lịch đặc biệt phải kể đến là các làng nghề truyền thống.
1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây.
1.2.1 Hà Tây - vùng đất nghề nổi tiếng.
Các làng nghề truyền thống Hà Tây được hình thành chủ yếu trên cơ sở
các nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng. Những nghệ nhân này
thường được các làng nghề tôn là tổ nghề và sau khi chết được tôn phụng và lập
miếu thờ hoặc ghi nhận dưới hình thức văn tự, hoặc truyền miệng. Ví dụ, làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc, tổ nghề là một người họ Lã có công đem bí quyết dệt lụa
của Trung Quốc về dạy cho những người trong làng. Quá trình hình thành và
phát triển của làng nghề dần dần dẫn đến việc hình thành những tập quán, tục lệ
của làng nghề truyền thống.
Một số làng nghề được hình thành do một số cá nhân hay gia đình có kỹ
năng, sự sáng tạo hoặc xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Sau đó
được hoàn thiện và phát triển lên, do có sự thành công trong sản xuất kinh
doanh, nhu cầu sản xuất, học nghề mà nghề đó được mở rộng và truyền nghề
cho cư dân trong làng và dần hình thành nên các làng nghề. Ví dụ như làng nghề

dệt đũi tơ tằm thôn Cống Xuyên. Dân làng nơi đây do không có kén để kéo sợi,
phải đi mua kén ở các tỉnh như Thái Bình, Hoà Bình, Sơn La về kéo sợi dệt,
rồi chuội, là, đóng tấm, đưa đi xuất khẩu.
Một số làng nghề do trong làng có người đi nơi khác học nghề rồi về dạy
cho gia đình, họ hàng và mở dần nghề ra khắp làng. Hà Tây là đất học và có
nhiều người làm quan có cơ hội đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều địa phương có
những nghề thủ công khác nhau, thấy được những lợi thế của nghề phù hợp với
điều kiện phát triển của địa phương mình nên học và đem nghề đó về truyền lại
cho những người trong gia đình, cho quê hương và những người này cũng được
nhân dân trong làng tôn thành ông tổ nghề. Ví dụ như ông tổ nghề thêu Lê Công
Thành của làng thêu Quất Động, ông đỗ tiến sĩ và học được nghề thêu của địa
phương khác về truyền lại cho dân làng Hoặc là những người có cơ hội đi sống
ở những nơi khác, tiếp xúc với những tập quán sản xuất của địa phương đó,
8
trong đó có nghề thủ công thích hợp với quê hương mình sản xuất từ đó nghề
được lan truyền ra khắp làng và dần trở thành làng nghề.
Nhìn chung, dù nghề thủ công được hình thành từ nhiều con đường khác
nhau nhưng sự phát triển, tồn tại của các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào
những hạt nhân, gia đình, dòng họ của họ. Họ là những nòng cốt và từ đó mở
rộng ra cả làng. Lúc mới hình thành, sản xuất của các làng nghề chưa hoàn
chỉnh, chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu với kỹ thuật, công nghệ sản
xuất độc đáo, sau đó mới xuất hiện dần các hoạt động dịch vụ cung cấp nguyên
liệu, sản xuất gia công và hình thành nên thị trường. Các làng nghề truyền thống
Hà Tây chủ yếu hình thành trên cơ sở truyền nghề, sự truyền nghề này có tính
sáng tạo, không sao chép, mỗi một làng nghề, thậm chí đối với từng người thợ
thủ công cũng có sự độc lập sáng tạo, chính vì vậy đã tạo nên những làng nghề
truyền thống có nét độc đáo riêng so với làng khác, địa phương khác. Đây cũng
là một đặc trưng rất khác của các làng nghề truyền thống Hà Tây.
Đặc điểm của các làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn gắn bó chặt
chẽ với nông nghiệp và lao động là nông dân.

Ở Hà Tây các làng nghề truyền thống xuất hiện, tồn tại và phát triển trong
hấu hết các vùng nông thôn, tại làng, xã ở đâu cũng có nghề thủ công truyền
thống. Lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống là sự tách dần khỏi nông
nghiệp, nhưng không tách ra khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất
thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau, cùng nhau phát triển. Lao
động trong các làng nghề trước hết là nông dân, họ vừa là người thợ thủ công
đồng thời là người lao động sản xuất nông nghiệp và đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng, sản xuất của từng hộ gia đình nông dân và phục vụ cộng đồng. Dần dần
các nghề thủ công phát triển, trong các ngành nghề thủ công bắt đầu có sự phân
công lao động xã hội và xuất hiện các hộ chuyên sản xuất các nghề thủ công
nhưng không tách khỏi nông nghiệp. Những hộ chuyên sản xuất sản phẩm tiểu
thủ công nghiệp là để phục vụ nhu cầu trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp và
tiêu dùng, rộng hơn là được bán ở các thị trường lân cận.
Hiện nay, trong các làng nghề truyền thống ở Hà Tây đại bộ phận các hộ
chuyên làm nghề thủ công vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ
9
nhất định và hầu hết các hộ này đều giữ đất nông nghiệp để tự mình sản xuất
hoặc thuê lao động sản xuất nông nghiệp, chưa thoát ly khỏi nghề nông.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong làng nghề truyền thống là
nguồn nguyên liệu có sẵn, nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn. Đặc biệt là
các ngành nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm tieu dùng như đan lát tre,
mũ, rổ rá, sọt, cót và những sản phẩm được chế biến từ nông nghiệp như làm
bún, bánh, xay xát gạo, làm đậu, làm nha, làm mắm và sản xuất vật liệu xây
dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương. Ngoài một số làng nghề hiện nay phải
mua nguyên liệu ở một số địa phương khác thậm chí ở cả nước ngoài như ngành
nghề sơn mài, chạm khảm trai ở một số làng nghề còn tận dụng cả những phế
thải, phế liệu, phế phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp.
Công nghệ, kỹ thuật sản xuất trong các làng nghề Hà Tây chủ yếu là sử
dụng kỹ thuật thủ công, công cụ sản xuất rất thô sơ, lạc hậu. Các công cụ sản
xuất chủ yếu mang tính đơn chiếc. Hầu hết làng nghề chủ yếu phải dựa vào lao

động chân tay với đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Chỉ có một phần rất nhỏ
một số công đoạn sử dụng máy móc nhưng còn lạc hậu. Chủ yếu các công cụ
vẫn do người thợ tự sản xuất ra.
Lao động trong các làng nghề truyền thống Hà Tây, chủ yếu là lao động
thủ công, nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ mang tính
sáng tạo cao. Hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản
xuất ở một số công đoạn trong các làng nghề truyền thống cũng đã giảm bớt lực
lượng lao động thủ công. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm thủ công truyền thống có
nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ
công, tinh xảo.
Qua nghiên cứu thực tế tại các làng nghề truyền thống Hà Tây cho thấy,
dù có thay thế công cụ, sản xuất phát triển đến đâu chăng nữa cũng không thể
thay thế được các nghệ nhân. Họ là nòng cốt và là người hết sức quan trọng
trong sự tồn tại và phát triẻn của các làng nghề truyền thống và mỗi làng đều có
một tổ nghề là người đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp
ở nơi khác về truyền lại cho làng mình.
10
Các sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Tây mang tính đơn chiếc,
có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi một sản phẩm của làng
nghề truyền thống là một tác phẩm nghệ thuật, nó vừa có giá trị sử dụng đồng
thời vừa có giá trị thẩm mỹ cao, nó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lại là vật
dùng để trang trí nhà cửa, các công trình kiến trúc Các sản phẩm đều thể hiện
sự sáng tạo nghệ thuật, mang những sắc thái riêng của mỗi làng nghề truyền
thống. Tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương chứa đựng những ảnh
hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của
con người Hà Tây và của dân tộc Việt Nam.
Tính đến hết năm 2007, trên phạm vi toàn tỉnh có 240 làng đạt tiêu chí
làng nghề, khoảng 80.000 hộ sản xuất CN - TTCN với 29 nhóm hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa, mây tre đan, gỗ, mỹ nghệ, khảm trai, sơn
mài đạt giá trị gần 2.000 tỷ đồng năm 2001 và khoảng 5.000 tỷ đồng năm

2007. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Tây chiếm khoảng 30% giá trị sản
xuất CN - TTCN toàn tỉnh. Trong các ngành nghề của Hà Tây nghề mây tre đan
chiếm đa số với 51 làng, thêu ren 25 làng, chế biến thực phẩm 33 làng, nghề đan
nón lá mũ 21 làng, nghề đồ gỗ 18 làng, sơn mài 17 làng, khảm trai điêu khắc, 13
làng đồ gỗ, 10 làng nghề đan cỏ tế, 4 làng nghề đan cói, số còn lại là các làng
nghề khác. (Báo cáo tổng kết của hiệp hội du lịch làng nghề năm 2007)
Trong đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời
với những sản phẩm độc đáo có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: lụa
Vạn Phúc hơn 1700 năm tuổi, nón Chuông, quạt Vác (Dân Hoà), làng thêu ren
Quất Động ra đời từ thế kỷ XVII, làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ có lịch sử
hình thành từ thế kỷ XI, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, tạc tượng Sơn
Đồng tuy nhiên ở Hà Tây nghề nổi bật nhất vẫn là nghề dệt. Cho đến nay các
sản phẩm về nghề dệt may của Hà Tây vẫn là những mặt hàng nổi bật trong thị
trường nội địa và quốc tế; tiếp đến là các làng nghề sản xuất đồ gỗ và khảm trai,
điêu khắc, sơn mài có giá trị kinh tế cao và được nhiều thị trường ưa chuộng;
các làng nghề mây tre đan có sức hấp dẫn rất mạnh đối với khách du lịch các
nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhìn chung các làng nghề đều có lợi thế
11
về lịch sử, văn hóa, nghề và sản phẩm độc đáo để tiến hành xây dựng thành các
điểm du lịch làng nghề có hoạt động du lịch phát triển một cách đúng nghĩa.
Vị trí của các làng nghề chủ yếu nằm trong cụm du lịch trọng điểm Hà
Đông và phụ cận là vùng đồng bằng có khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội
(01/8/2009 Hà Tây đã được sát nhập vào Hà Nội) và các tỉnh có tiềm năng du
lịch có làng nghề như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương với lợi thế về mặt địa
lý, làng nghề truyền thống Hà Tây rất thuận lợi đối với việc kết hợp phát triển
không gian du lịch với các điểm du lịch tự nhiên, văn hóa, sinh thái, thể thao
khác trên địa bàn tỉnh và với các điểm nổi tiếng của các tỉnh bạn.
Số lượng làng nghề Hà Tây rất lớn so với các địa phương khác trong
nước, loại hình du lịch làng nghề được xác định là một trong những sản phẩm
du lịch chủ đạo trong hệ thống sản phẩm du lịch Hà Tây. Các ngành nghề rất đa

dạng với nền văn hóa mang đậm nét văn hóa dân tộc do nằm trong khu vực
đồng bằng sông Hồng - cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Bản thân các làng
nghề truyền thống Hà Tây đã hội đủ các yếu tố để trở thành một sản phẩm du
lịch, một điểm đến đặc thù của ngành.
Hiện nay làng nghề truyền thống Hà Tây đã đạt được những thành tựu
đáng kể, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, giải quyết thêm nhiều việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.
Ngành du lịch Hà Tây bước đầu đã tạo dựng được môi trường thuận lợi cho du
lịch làng nghề thông qua phân bổ ngân sách hàng năm để xây dựng và nâng cấp
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các làng nghề xây dựng nhà trưng bày - giới thiệu sản
phẩm, bước đầu tuyển chọn và phát triển đội ngũ thuyết minh viên về các điểm,
tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng 10 làng nghề là điểm du lịch thí điểm để từ
đó mở rộng du lịch làng nghề ra các điểm khác trên phạm vi toàn tỉnh.
Tuy nhiên hiện nay làng nghề truyền thống Hà Tây còn tồn tại nhiều mặt
yếu kém, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển du lịch. Làng nghề truyền thống
tham gia vào lĩnh vực du lịch cần phải nhiều hơn và đạt tiêu chuẩn cao hơn hiện
nay. Để thực sự đưa làng nghề truyền thống vào khai thác, kinh doanh phát triển
du lịch và phục vụ cho hoạt động du lịch, các làng nghề Hà Tây cần phải có tiêu
chuẩn cụ thể về các hoạt động văn hóa, tổ chức đón tiếp khách du lịch, chuẩn bị
12
đội ngũ lao động trong ngành và các hoạt động hỗ trợ khác. Hiện nay trên địa
bàn tỉnh mặc dù đã có nhiều làng nghề có mặt trong tuyến - tour du lịch và có số
lượng khách du lịch khá đông thì về mặt chuyên ngành dựa trên đánh giá về thu
nhập, tỷ lệ khách du lịch có động cơ du lịch thuần túy so với khách thương mại
hoặc loại khách khác hoạt động du lịch vẫn chưa thực sự thể hiện sinh động
được năng lực phát triển, tiềm năng của các làng nghề.
Trong những năm qua, Hà Tây luôn xác định phát triển du lịch làng nghề
là một hướng đi quan trọng nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của tỉnh, đồng
thời góp phần mở rộng thị trường và cải thiện đời sống của người dân tại các địa
phương có nghề. Cho đến nay, có khoảng 12 làng nghề trên địa bàn Hà Tây

thường xuyên có khách du lịch đến thăm, trong đó có một số làng nghề đón
lượng lớn khách du lịch như: lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, khảm trai
Chuyên Mỹ, tạc tượng Sơn Đồng. Năm 2007 ước tính có trên 350.000 lượt
khách tham quan các làng nghề.
Điển hình ở làng lụa Vạn Phúc, mỗi năm đón trên 100.000 lượt khách đến
tham quan mua sắm, trong đó khoảng 20.000 lượt khách du lịch quốc tế. Hiện
nay tại làng lụa Vạn Phúc có gần 100 ki ốt báng hàng lưu niệm cho khách du
lịch, tạo ra nhiều việc làm cho người dân ở địa phương. Hoạt động du lịch đã
góp phần đem lại tổng doanh thu ước tính năm 2007 khoảng 50 tỷ đồng ở làng
nghề Vạn Phúc. (nguồn: Hội thảo về làng nghề du lịch năm 2006).
Làng nghề truyền thống là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội và du lịch của Hà Tây. Tuy nhiên để có thể khai thác hiệu quả các nguồn
lực của làng nghề (du lịch - thương mại - công nghiệp - văn hóa) cần có sự phối
hợp chặt chẽ và xác định chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng giữa các ban
ngành từ đó xây dựng cơ chế khuyến khích hợp lý đưa làng nghề phát triển đúng
hướng, xứng đáng với tiềm năng và vị trí trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2 Các làng nghề truyền thống tiêu biểu.
1.2.2.1 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
Vạn Phúc - làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng trong nước và thế giới nằm
bên bờ sông Nhuệ, ở phía tây bắc thị xã Hà Đông cách Hà Nội khoảng 11km.
Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bạn bè
13
khách du lịch gần xa bốn phương. Nghề dệt lụa của Việt Nam có ở rất nhiều nơi
nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc - một vùng dệt lụa thủ công lâu đời có
nghìn năm tuổi và lừng danh của Việt Nam. Tại miếu thờ, các công cụ sản xuất
lâu đời vẫn còn được lưu giữ những khung cửi, phấn, gạch, sừng, bồ đựng
tơ Sau này có nghệ nhân dân gian Trần Văn Mão đã sưu tầm, phục chế nhiều
loại hoa văn, mẫu lụa cổ xưa, phục dựng áo vua Hùng. Thời kỳ làm ăn phát đạt
nhất của Vạn Phúc là những năm 1930 - 1940, cụ Nguyễn Bằng Trang - nghệ
nhân tạo mẫu của làng đem lụa vân Vạn Phúc tham dự hội chợ Marseille (cộng

Hòa Pháp) và được Chính phủ Pháp tặng “Bắc đẩu bội tinh”.
* Về sản phẩm của làng nghề
Đến Vạn Phúc, du khách sẽ nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng của các
xưởng dệt và bắt gặp một không khí nhộn nhịp của cửa hàng giới thiệu sản
phẩm làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc.
Các sản phẩm truyền thống đặc trưng của tơ tằm Vạn Phúc nổi tiếng gắn liền
với cái tên làng dệt từ bao đời nay: gấm, lụa vân, the, sa, băng, quế, đoạn Lụa
Vạn Phúc mịn màng với đầy đủ các màu sắc: Tím, cá vàng, hoa lý, hoa hồng,
xanh lơ, vàng chanh Tất cả màu sắc trang nhã, kín đáo, bình dị tạo nên tính hấp
dẫn kỳ lạ của tơ lụa đối với người tiêu dùng ở bất cứ đâu. Và chúng ta không thể
không nói tới “Lụa Hà Đông” từ lâu đã trở thành loại sản phẩm hàng hóa nổi
tiếng của cả nước, và ngày nay đã trở thành thương hiệu của Vạn Phúc. “Lụa Hà
14
Đông” bền đẹp, phong phú về màu sắc, kiểu dáng được thị trường trong và
ngoài nước ưa chuộng.
Lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, được các nghệ nhân và thợ dệt không
ngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất, đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềm
mại với màu sắc óng ánh, màu sắc tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có
loại rực rỡ. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ
pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường
nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát.
Bởi vậy Lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng trong nước mà đã vượt ra
ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương. Ngày nay,
nghề dệt lụa ở Vạn Phúc chủ yếu được dệt bằng máy, mẫu hoa được lập trình,
chỉ còn hai công đoạn hồ và vuốt tơ tằm là làm bằng tay. Mỗi năm Vạn Phúc dệt
được 2,5 triệu mét lụa các loại, doanh thu 40 - 42 tỉ đồng. Hiện nay có khoảng
600 hộ chuyên dệt, khoảng 200 hộ có tham gia một vài công đoạn dệt lụa. Nay
Vạn Phúc trở thành phường thuộc thành phố Hà Đông có số hộ trên 1.200 hộ,
Vạn Phúc trở thành một tổ hợp dệt lụa sầm uất ngay tại nơi đô hội và hàng năm
vẫn phải thuê thêm 400 lao động từ bên ngoài vào làm quanh năm.

* Về hệ thống quần thể kiến trúc
Vạn Phúc có một hệ thống đình, đền, chùa, miếu cũng là những điểm
tham quan hấp dẫn. Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh quen thuộc gắn bó
những người làng nghề với nhau. Đình làng Vạn Phúc - nơi chứng kiến mọi sinh
hoạt, lề thói và thay đổi trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao
thế kỷ vì vậy kiến trúc đình làng mang đạm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu
cho kiến trúc điêu khắc của Việt Nam truyền thống. Đình làng thờ thành hoàng
làng và bà Lã Đê Nương, người đã có công trong việc xây dựng làng ấp và dạy
cho dân nghề dệt lụa. Làng Vạn Phúc nổi tiếng không chỉ là làng dệt mà đã gắn
liền với những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng vẻ
vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2.2.2 Làng nghề mây tre đan Phú Vinh - Chương Mỹ
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ rất lâu đời.
Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là “xứ mây”, là quê hương của mây
15
đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đan đạt trên mức đỉnh cao của tạo
hình dân gian Việt Nam. Người Phú Vinh “cha truyền con nối” làm nghề mây,
đến nay những sản phẩm mà làng nghề làm ra cũng phải đến mấy trăm mẫu
hàng như: đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây , những mặt hàng
của mây tre đan Phú Vinh không chỉ phục vụ khách hàng trong nước mà còn cả
những khách hàng nước ngoài cũng rất thích những sản phẩm mà làng nghề làm ra.
Làng nghề Phú Vinh thành lập HTX từ nhiều năm nay, hàng tháng xuất
khẩu và bán ra thị trường rất nhiều hàng hóa và chủng loại hàng. Cả làng là một
“công xưởng lớn”, mỗi nhà là một “công xưởng nhỏ”. cả làng nghề có khoảng
500 nghệ nhân.
Để hiểu rõ quá trình làm ra sản phẩm mây tre đan, chúng ta hãy trở lại với
cây mây, kỹ thuật chế biến cây mây và bàn tay tài khéo của người thợ thủ công,
mà biêu biểu là người thợ mây Phú Vinh. Một nhà nghiên cứu về Hà Tây - ông
Quách Vĩnh đã nói rằng: “Những vật phẩm trong bàn tay ta, trước khi chúng trở
nên những sản vật cao quý, hình như bao giờ chúng cũng khó tính để thử thách

lòng kiên nhẫn của con người”. Cây mây lớn rất chậm, mỗi năm nó chỉ dài ra
thêm có 1m, khi nó dài tới 5m là phải thu hoạch (nghĩa là trồng cây mây khoảng
5 năm mới được thu hoạch). Cây mây non quá, già quá đều kém chất lượng.
16
Muốn trồng cho cây mây thẳng, khi trồng mây phải đặt cho rễ mây sao cho
thẳng. Rễ dài đến đâu phải đào hố sâu tới đó để làm sao cho rễ mây thẳng. Kinh
nghiệm cho thấy, khi đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vào
cây khác thì khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng không bị vặn.
* Về kỹ thuật chế biến mây thì gồm có hai công đoạn: Phơi sấy và chẻ mây.
- Kỹ thuật phơi mây: Người thợ thủ công thường dành nhiều công sức
cho việc phơi sấy mây. Khi sấy, nhiều khói quá mây sẽ đỏ, ít khói quá mây cũng
bị đỏ. Khi phơi sợi mây mà gặp phải trời mưa thì sẽ mất vẻ đẹp, mà nắng quá thì
mây sẽ mất màu tươi. Sợi mây chưa khô tời thì nước da bị úa, mà khô kiệt quá
thì nước da mất vẻ óng mềm. Do đó phơi sấy mây đòi hỏi đúng kỹ thuật. Người
làm công việc này không thể sao nhãng, mà phải liên tục săn sóc, theo dõi như
người chăn tằm vậy.
- Kỹ thuật chẻ mây: Chẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khá
cao, nếu chỉ chẻ cây mây làm bốn sợi (chẻ tư) thì rất dễ, ai cũng làm được. Song
chẻ bảy, chẻ chín (chẻ cũng phải lẻ) thì không hề dễ chút nào, nếu không phải
thợ giỏi chuyên làm nan, làm sợi mây thì không chẻ nổi. Yêu cầu chủ yếu của
việc chẻ mây là các sợi mỗi loại thật đều nhau: loại sợ to để đan, cạp các sản
phẩm thường; loại sợi nhỏ dùng để làm các loại hàng quí, hay để tạo các loại
hoa văn cầu kỳ, tinh tế.
Kỹ thuật chẻ lẻ khi làm nan sợi tre, mây của ta chính là một sáng tạo quý
báu, tùy thanh tre, mây to nhỏ mà quyết định chẻ chẵn, hay lẻ. Chẻ lẻ thực chất
là cách tiết kiệm cây mây khi sản xuất hàng hóa. Vì là chẻ lẻ, nên cầm sợi mây
phải lệch. Chẻ xong, sợi mây lớn phải thành 7 hoặc 9 sợi nhỏ. Chẻ lệch song
vẫn phải cân, sợi nào cũng như sợi nào.
Chất lượng và mỹ thuật sợi mây là một trong hai yếu tố quyết định giá trị
của sản phẩm mây đan. Người thợ Phú Vinh vốn có tay nghề cao, họ hiểu sâu

sắc về cây mây, nguyên vật liệu quan trọng nhất của làng nghề, thuộc tính của
từng cây, từng sợi mây. Sản phẩm mây làm ra ở đây đã đạt đến đỉnh cao nhất
trong nghệ thuật đan mây hiện nay của Việt nam. Thành công này trước hết
thuộc về công lao của các nghệ nhân.
17
1.2.2.3 Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - Chuyên Mỹ
Làng nghề khảm trai hay còn gọi là khảm xà cừ hoặc là cẩn xà cừ là một
nghề thủ công lâu đời của Việt nam. Nghề này từ xa xưa đã khá phát triển vì nó
có nguồn nguyên liệu dồi dào bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trải
dài theo bờ biển. Làng nghề Chuôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú
Xuyên ở phía bắc tỉnh Hà Tây là một trong những làng nghề nổi tiếng về nghề
khảm xà cừ và cũng là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam. Trước đây, hầu
hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và các nhà giàu có,
địa vị thì mới được dùng nhưng ngày nay thì nó đã được dùng khá phổ biến đối
với người dân.
* Công đoạn chế tác: Chất liệu xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên
khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc.
Vỏ trai được ưa
chuộng là loại vỏ trai
của trai ngọc môi vàng
(Pinctada maxima), nó
thường có kích thước
lớn, mặt trong có lớp
xà cừ dày màu óng
ánh. Người thợ khảm
trai dùng những mảnh
vỏ trai để khảm (gắn)
lên đồ vật.
Các công đoạn phải được thực hiện khá tỉ mỉ: Nghề khảm trai có 6 công
đoạn cơ bản: Vẽ mẫu cho bức tranh; cưa trai theo nét vẽ; đục gỗ và gắn trai vào

gỗ; mài khảm; thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ
các chi tiết của bức tranh.
Những chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động đặc sắc. Những mảnh
trai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú đã được gắn vào
gỗ để trở thành không ít sản phẩm hữu ích có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao. Đó
là những công việc khó, có khi phải trổ hàng nghìn mũi dao nhỏ li ti mới thể
18
hiện được một sợi râu, một nếp nhăn trên trán nhân vật hoặc một chi tiết trong
phong cảnh.
Khảm trai thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ,
tuy nhiên nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen chứ không
có thêm nhiều màu sắc như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, do bản thân
chất liệu xà cừ có tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí. Các họa
tiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng cảnh ở
Việt nam hay từ một tích cổ nào đó trong dân gian.
Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc laser,
các loại máy móc hỗ trợ khác song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện sản
phẩm vẫn không thể thiếu được đôi bàn tay của các nghệ nhân.
Nét bổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ,
luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít, Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh
động, đặc sắc. Những mảnh trai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sáng
tạo phong phú đã được gắn vào gỗ để trở thành sản phẩm có giá trị văn hóa,
nghệ thuật cao. Từ tủ khảm, giường khảm cho đến các sản phẩm đơn giản của
cuộc sống như bàn cờ, tranh treo tường không những đáp ứng được nhu cầu và
thị hiếu khách du lịch trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên
thế giới. Nhờ có mặt hàng khảm trai, làng nghề Chuôn Ngọ và xã Chuyên Mỹ
vẫn giữ được danh tiếng làng nghề truyền thống, dân làng có công ăn việc làm,
tổng thu nhập từ nghề khảm trai mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng, xứng đáng là
một làng nghề điển hình.
1.2.2.4 Làng nghề sơn mài Hạ Thái

* Lịch sử làng tranh sơn mài Hạ Thái: Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn
mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Tây có 200 năm lịch
sử. Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù,
chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghề
bước phát triển mới.
Tranh sơn mài Hạ Thái được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt
Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ
công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ
19
dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật,
Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn
mỹ nghệ và tranh sơn mài Hạ Thái.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như
sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng
thếp, vỏ trai, v.v…vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ
Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện
thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v…và đặc biệt đưa kỹ
thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn
mài thực sự. Thuật ngữ “sơn mài” và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh
có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn, sau
cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn
lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao; muốn nhìn
thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên
nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả
đạt được sau khi mài tranh.
* Các công đoạn chính của nghề sơn mài:
- Bó hom vóc: Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường
được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền

vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày
nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom,
chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn)
sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở
sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt
mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc
không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co
ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác
phẩm sơn mài có tuổi thọ 300 - 400 năm.
20
- Trang trí: Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác
bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn,
dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ,
vàng, bạc sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu
đối người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió
thổi các nguyên liệu như quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.
- Mài và đánh bóng: Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm
trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài.
Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp, đến nay nguyên tắc đánh bóng
tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không
được phép phủ dầu bóng - đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự
thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau
cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc
rối, đá gan gà v.v
Người thợ sơn Hạ Thái đã bao đời nay pha sơn theo kinh nghiệm cổ
truyền. Tuy nhiên, trong sản xuất đồ sơn mài hiện nay họ đã áp dụng kỹ thuật
hiện đại để pha chế, thay đổi một vài công đoạn phủ sơn nhằm giảm bớt thao tác
thừa, tạo ra loại sơn mới có độ bóng, bền, đẹp. Nghệ nhân Đinh Văn Lịch giới
thiệu các công đoạn cơ bản của nghề sơn: “Làng Hạ Thái sử dụng sơn ta trong

21
sản xuất các sản phẩm sơn son thếp vàng. Việc pha chế sơn ta có vai trò đặc biệt
quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sản phẩm. Vì vậy, công đoạn pha
chế sơn ta trước đây cũng như bây giờ vẫn đòi hỏi ở người thợ sơn phải có kinh
nghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín. Nói chung,
khâu nào cũng đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỷ mỷ”.
Hiện tại, người thợ sơn Hạ Thái bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm sơn
son thếp vàng truyền thống như tượng Phật, đồ thờ cúng họ đó biết tạo ra hàng
nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong
và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm Riêng đồ sơn
mài, Hạ Thái nhiều năm nay trở thành địa chỉ có uy tín xuất khẩu đến nhiều
quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Sơn mài Hạ
Thái khẳng định thương hiệu nhờ chất lượng mỗi sản phẩm sơn mài đều bóng,
mịn, có độ bền cao, là dấu ấn tài hoa của người thợ.
Gần 80% người dân làng nghề Hạ Thái làm nghề sản xuất đồ sơn son
thếp vàng và sơn mài, mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm theo nhu cầu của
khách hàng. Sự ổn định của làng nghề cùng với việc bảo tồn những giá trị văn
hoá vật chất và tinh thần của sản phẩm đã góp phần để Hạ Thái trở thành một
trong hai làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước được Cơ quan
hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn làm điểm chiến lược phát triển làng nghề
bền vững đến năm 2010.
1.2.2.5 Làng nghề nón lá làng Chuông
Cách Hà Nội 40 km về phía tây, làng Chuông, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà
Tây từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng về nghề làm nón lá. Với 2.400 hộ dân ở
đây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo ít đất
cày cấy.
Từ lâu đời, hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón
lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao đã in đậm vào tâm
thức người Việt Nam. Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọi nẻo
đường, trên những cánh đồng lam lũ, ngày nay trên cả những sàn diễn thời trang

rực rỡ.
22
Nón làng Chuông đẹp dáng, lại bền, từng là kỉ vật tạo nên vẻ đẹp duyên
dáng của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng.
Xa xưa, nón làng Chuông là món quà tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ
đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ
nhân lành nghề. Còn ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trong và
ngoài nước.
Trung bình một ngày, làng Chuông làm được 7.000 chiếc nón, xuất đi các
tỉnh. Ngoài ra, nón làng Chuông được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và các
nước Châu Âu.
Tuy nhiên, so với các làng nghề khác, người dân làng Chuông vẫn còn
nghèo. Nguyên liệu lá lụi phải nhập từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh do làng
không tự trồng được. Giá nón xuất đi lại rẻ, chỉ từ 3.000 đến 7.000/chiếc nên cả
gia đình cùng làm thì thu nhập trung bình một hộ chỉ được từ 10.000 đến 15.000
đồng/ngày.
Cầm chiếc nón trắng loá với những đường khâu khéo léo và chắc chắn trên tay,
ít ai biết rằng để làm nên nó cũng thật lắm công phu. Đầu tiên là việc chọn lá.
Lá lụi mua về được vò trong cát rồi phơi hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của
23
lá chuyển sang bạc trắng. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết
nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, không nát.
Vũng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc vũng nón
phải tròn và chỗ nối không có vết gợn. Khác với nón thường có đến 20 lớp
vũng, nón làng Chuông có 16 lớp vũng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn
mềm mại.
Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp
lỏ nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó, vì lá dễ rách, bởi vậy chỉ những
bàn tay khéo léo và có kinh nghiệm mới làm được. Bàn tay người thợ cầm kim
đưa nhanh thoăn thoắt nhưng mềm mại, từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong

ra vòng ngoài.
Chiếc nón thành hình, người thợ hơ chiếc nón bằng hơi diêm làm cho
mầu nón trở nên trắng muốt và nón không mốc.
Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón dùng cho nhiều tầng lớp
người như: nón ba tầm cho các cô gái; nón nhô, nón lông, nón dấu, nón chóp
cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng. Nhưng từ năm 1940 cho
đến nay, những người thợ làng Chuông chỉ còn làm duy nhất một loại nón.
Ông Hai Cót, một nghệ nhân giờ đã hơn 80 tuổi là người có công mang
nón Xuân Kiều, còn gọi nón Ba Đồn về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ.
Hiện tại, làng chỉ còn hai nghệ nhân làm nón cổ đó là ông Lê Văn Tuy làm nón
chóp và ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm, còn gọi là nón quai thao.
Làm nón quai thao khó và phức tạp hơn làm nón thường rất nhiều. Nón
quai thao ngày nay lại không sử dụng phổ biến. Bởi vậy nghề làm nón đã nghèo,
làm nón quai thao lại càng không thể giàu. Nhưng với ý định "giữ cho một sản
vật cổ truyền không bị mất đi trong cuộc sống hiện tại và để con cháu biết giữ
gìn nó", nghệ nhân Trần Văn Canh đã quyết định tìm hiểu và giữ nghề truyền
thống làm nón quai thao của làng. Bảy mươi tư tuổi, bị mất một chân trong cuộc
chiến tranh, nhưng bàn tay ông vẫn nhanh nhẹn khéo léo. Sản phẩm ông làm ra
được xuất đi theo đơn đặt hàng của đoàn chèo các tỉnh. Những chiếc nón quai
thao của ông đã từng được trưng bày tại các triển lãm trong và ngoài nước.
24
Chợ làng Chuông họp một tháng có sáu phiên chính vào các ngày 4, 10,
14, 20, 24 và 30, những phiên chợ này chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là
nón. Nón được xếp thành từng chồng dài trắng loá. Nghề làm nón thích hợp với
phụ nữ và phụ nữ cũng là người mua chính. Vì thế, các phiên chợ làng thu hút
rất đông các bà, các cô tới. Đến phiên chợ làng Chuông vào những ngày đầu
năm mới thấy hết được những đặc sắc của một làng nghề truyền thống. Mầu
trắng của nón lấp loáng khắp nơi xen lẫn khuôn mặt hồng hào của người thôn
nữ cùng những tiếng cười nói mời chào rộn ràng. Mới biết rằng mầu nón trắng
đó trở thành một thứ gần gũi thân thiết với người dân. Nhiều gia đình chỉ làm

nón mà đã nuôi hai, ba người con học hết đại học. "Tôi tự hào với nghề truyền
thống của làng, nhưng mong rằng làng nghề được quan tâm nhiều hơn để cuộc
sống những người làm nón như chúng tôi bớt khó khăn" một nghệ nhân hơn 40
năm gắn bó với nghề, gia đình từng năm đời làm nón thổ lộ như vậy.
Bên những triền đê phơi lá lụi trắng xoá, bàn tay những người dân làng
Chuông, từ em bé 7 - 8 tuổi cho đến cụ già 70 - 80 tuổi vẫn từng ngày gìn giữ vẻ
đẹp cho một nghề truyền thống, giữ gìn một nét đẹp bình dị của người phụ nữ
Việt Nam, góp thêm niềm tự hào của chúng ta với bạn bè quốc tế.
1.2.2.6. Làng nghề nặn Tò He
Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên là nơi có truyền thống
nặn tò he. Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300
năm. Nhưng đến nay, không phải ai cũng biết rõ về cái nghề đã được không ít
bạn bè quốc tế biết đến này.
Tò He là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được.
Nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ở
Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Trước kia làng Xuân La là cánh đồng chiêm trũng, một năm chỉ cấy được
một vụ lúa. Thời gian còn lại rỗi rãi, một số người đã nặn những hình con cò,
con chim, con gà bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán cho
các cháu nhỏ làm đồ chơi. Khi cuộc sống nhà nông được no đủ, có thóc gạo để
dành, họ đã chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo. Hình dáng của
những thứ được nặn cũng đa dạng hơn.
25

×