Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

chăm sóc sức khỏe cho người già trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 17 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Giảng viên:Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: k56_xã hội học
MSV: 11030888
Nhóm 1
Đề tài: Chăm sóc sức khỏe cho người già trong giai đoạn hiện
nay
Bài làm
1. Đặt vấn đề
Trong các gia đình Việt Nam từ xưa tới nay người cao tuổi luôn có một vị trí quan
trọng. Truyền thống người Việt Nam là kính trọng tuổi già, người ta thường có câu
“kính già già để tuổi cho” hay “kính lão đắc thọ”.
Trong chu kì của cuộc sống, người cao tuổi thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc “
;vào gia đình như đã có thời kì lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Khi ở tuổi
cao, khả năng làm việc của người cao tuổi giảm bớt,lại nảy sinh những bệnh lý của
người già khiến họ mất khả năng tự túc, thậm chí mất khả năng hiểu biết. Nhiều
quốc gia phải có những chương trình hỗ trợ người cao tuổi, với mục tiêu là giúp họ
hạn chế những khó khăn trong cuộc sống. Ở một số nước phương Tây, địa vị người
cao tuổi phụ thuộc vào khả năng kiểm soát tài chính của mình. Khi có đủ điều kiện
về kinh tế, người cao tuổi không lo bị sống cô đơn với các chứng bệnh kinh niên.
Họ có thể thuê mướn chuyên viên y tế chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập
thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người cao tuổi với đầy đủ tiện nghi y tế, vật
chất. Tuy nhiên, tại các quốc gia này, số người cao tuổi hạn hẹp tài chính lại chiếm
số đông. Họ phải nhờ vào gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, các tổ
chức từ thiện. Tại các quốc gia kỹ nghệ hóa, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công
ăn việc làm đã khiến gia đình phân tán, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh
sống gần gũi nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20. Do đó, đa số người
già thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Con cái
họ thường là ở xa, có khi cách cả hàng ngàn cây số.
Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất


ít người sống cùng với người phối ngẫu nguyên thủy. Con cái nhiều dòng, con ông
con bà, con chúng ta, khó có sự đoàn kết trong tình máu mủ ruột thịt.
Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh
Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên
(medicare). Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các
cộng đồng địa phương thực hiện. Các cộng đồng này điều hành nhiều trung tâm cao
niên, cung cấp bữa ăn trưa với giá rẻ cho người già, cung cấp vài dịch vụ y tế căn
bản như khám sức khoẻ, đo huyết áp, khám mắt, thử đường, cholesterol trong máu.
Nhiều trung tâm còn tổ chức các cuộc giải trí lành mạnh, như thể dục thể thao, đi
bộ, bơi lội, đi xe đạp v.v.
Các trung tâm cao niên này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn cuả
họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng
ngày. Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho
thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô
độc ở nhà. Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi
trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các
chức năng cơ thể.
Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa
vào sự trợ giúp của chính phủ và cộng đồng xã
Ở Việt Nam, người cao tuổi chủ yếu nương tựa vào con cháu mình. Việt Nam cũng
chưa có những cơ sở chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp. Tâm lí người cao tuổi
từ xưa tới nay vẫn muốn sống gần,sống cùng con cháu. Đạo đức truyền thống của
người Việt Nam là bổn phận đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình. Do
truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành một đơn vị gốc của xã hội. Và người
cao tuổi đang có một chỗ dựa vào đơn vị gốc này. Có thể thấy rằng trong giai đoạn
hiện nay cùng với sự phát triển của của nền kinh tế thị trường ta thấy rõ kéo theo đó
là sự thay đổi về đạo đức, phẩm chất của mỗi cá nhân. Tuy không phải tất cả mọi
người đều vậy nhưng đại đa số đều có sự thay đổi đó. Sự quan tâm chăm sóc của
con cái đối với bố mẹ mình ngày càng hạn chế, họ phải lao đầu vào công việc để
làm sao kiếm đủ tiền trang trải trong cuộc sống thường ngày. Điều này cũng thật dễ

hiểu, nếu không cố gắng vì công việc mà chỉ nguyên chăm lo cho bố mẹ già thì sau
này khi bố mẹ mất đi những thế hệ sau sẽ sống như thế nào. Tuy nhiên ta cũng phải
nói lại chăm sóc bố mẹ là nghĩa vụ mà mỗi chúng ta phải thực hiện để đền đáp công
ơn nuôi dưỡng của bố mẹ dành cho mình trong suốt cuộc đời để mình có được cuộc
sống như hiện tại. Chúng ta phải làm sao đó để có thể hài hòa cả hai công việc trên
để cho cuộc sống thực sự đúng với ý nghĩa của nó
Hiện nay ta thấy xuất hiện rất nhiều trường hợp đối xử không tốt với bố mẹ mình
cũng như tình trạng ngược đãi người già, không tôn trọng thậm chí còn nói những
lời lăng nhục hay chửi rủa họ. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến nhất là ở trong
những gia đình có học thức thấp, nhận thức kém hoặc xảy ra ở những gia đình đang
trong tình trạng kinh tế khó khăn. Nào là áp lực về công việc, bạn bè,tiền bạc…giờ
lại thêm việc chăm sóc những người già khiến họ cảm thấy áp lực đặt lên vai họ lớn
hơn. Và tất cả những bức xúc đó khiến hành động và lời nói của họ không thể kiềm
chế được và từ đó đã thể hiện ra bên ngoài và đổ tất cả lên vai những người già
Tình trạng này cũng đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam hiện tại, vì cho tới nay tỷ lệ
người cao tuổi trong dân số ngày càng tăng
Bảng 1:tỷ lệ người cao tuổi trong dân số, qua các số liệu thống kê
Năm Tỷ lệ %(trên tổng dân số cả nước)
1979 7.1
1989 7.2
1999 8.1
2005 9.0
2006 9.22
2007 9.6
Dự báo đến năm
2050
26
(nguồn :“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”.Năm 2011.tr 461)
“Dân số của Việt Nam đã tiến đến ngưỡng già hóa dân số (theo quy ước của thế giới ,
một nước có 10% người cao tuổi trong tổng số dân được coi là nước già hóa dân số )”

(Lê Ngọc Lân và đồng nghiệp,2011:51).
Trong phiên họp toàn thể Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, chiều 9/8, Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban đã đánh giá cao những hoạt động cụ
thể và có ý nghĩa trong công tác chăm sóc người cao tuổi tại các địa phương thời gian
qua.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, công tác người cao tuổi được triển khai, thực hiện khẩn
trương, đều khắp ở các Bộ, ngành, địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi được quan tâm, tạo điều kiện cho người cao tuổi có cơ hội chăm sóc tốt hơn,
đặc biệt là đối tượng thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó
khăn.
Nhiều địa phương đã chủ động nâng mức trợ cấp cho người cao tuổi lên cao hơn so với
quy định chung của nhà nước; hạ tuổi trợ cấp người cao tuổi từ 80 tuổi xuống 75 tuổi để
mở rộng đối tượng thụ hưởng, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Được biết, cả nước hiện có 1.429.121 người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng, trong đó người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa là 97.672 người; người cao
tuổi 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 1.331.449 người ( tăng
200% so với thời điểm trước khi ban hành Luật Người cao tuổi). Trong 6 tháng đầu
năm 2012, Bảo hiểm xã hội đã chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho 2,5 triệu lượt
người với số tiền 54.000 tỷ đồng.
Một số mô hình điển hình đã đem lại niềm vui cho người cao tuổi được thực hiện hiệu
quả trong thời gian qua là: mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau; CLB hỗ trợ người cao
tuổi bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS; CLB dưỡng sinh, phụ nữ cao tuổi đơn thân; CLB
bà nội, bà ngoại; CLB mẹ, vợ liệt sĩ; CLB mẹ chồng nàng dâu; CLB ông bà, cha mẹ
mẫu mực, con cháu thảo hiền…
Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn xem công tác người cao tuổi chỉ là những hoạt động
phong trào, là công tác riêng của Hội Người cao tuổi các cấp. Kinh phí hỗ trợ của Nhà
nước cho các hoạt động chăm sóc người cao tuổi còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra, nhất là ở các địa phương còn dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách Trung ương.
Chế độ trợ cấp đối với người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên được 180.000 đồng/người/tháng
được cho là quá thấp, không phù hợp với thời giá.

Đánh giá cao những hoạt động cụ thể và có ý nghĩa trong công tác chăm sóc người cao
tuổi tại các địa phương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh một số nội
dung công tác cần triển khai ngay trong thời gian tới: trong tháng 8/2012 hoàn thiện
chương trình quốc gia về người cao tuổi trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị báo cáo
quốc gia về các hoạt động người cao tuổi.
UBND các địa phương cần rà soát, hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện ngay các
chính sách và quyền lợi miễn giảm vé trong các lĩnh vực giao thông, thăm quan di tích
lịch sử văn hóa. Phó Thủ tướng lưu ý tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản pháp luật
liên quan đến chăm sóc người cao tuổi.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến cuối tháng 10/2012
ban hành hướng dẫn thực hiện kê khai tuổi đối với người cao tuổi.
Nguyên nhân :Người cao tuổi là những đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt, nhất là
khía cạnh sức khoẻ. Đó là vì người cao tuổi là lứa tuổi hay bị bệnh nhất, nặng nhất và
thường là kết hợp nhiều bệnh nhất. Vì ở độ tuổi này có sự lão hoá đồng đều và mạnh
mẽ.

Có thể thấy việc chăm sóc người cao tuổi trong hiện nay là vô cùng quan trọng không
những ở Việt Nam mà đây còn là vấn đề cả thế giới đang quan tâm. Hơn nữa đây cũng
là vấn đề để đánh giá về sự hiếu thảo của mỗi cá nhân trong gia đình với người già cũng
như sự hiếu thảo của con cái đối với bậc sinh thành, nuôi dưỡng mình. Cũng như những
chính sách của nhà nước đối với vấn đề này

2. Giải quyết vấn đề

Hiện nay hộ gia đình có người cao tuổi tập trung nhiều hơn ở thành thị, đặc biệt ở các
thành phố lớn. Người cao tuổi ở Việt Nam chủ yếu sống cùng con cháu. “Tỷ lệ hộ có
người cao tuổi trong nhóm hộ nghèo cao hơn đáng kể so với trong nhóm hộ giàu” (Bộ
Văn hóa,2008:149)
“ Có khoảng 70% người cao tuổi đang sống cùng con cháu, 8.3% người cao tuổi sống
độc thân và 13.02% người cao tuổi sống với nhau (không cùng con cháu)” (Lê Ngọc

Văn, 2011:462) cách sắp xếp nơi ở của người cao tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ
nhất là mong muốn của người cao tuổi và con cháu, thứ hai là điều kiện của gia đình
con cháu và thứ ba là phong tục tập quán của vùng miền. Có một số cách lựa chọn trên
thực tế :sống chung và ăn chung với con ,sống chung với con nhưng ăn riêng, sống
riêng hai ông bà, sống riêng một mình. Ngoài ra quan niệm truyền thống của xã hội về
mô hình sống chung cùng con cháu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn của
người cao tuổi, kể cả khi người cao tuổi có đủ diều kiện sống riêng. Trong điều tra gia
đình Việt Nam năm 2006 hơn 50% người cao tuổi có gia đình cho rằng người cao tuổi
nên sống cùng con cháu, gần 50% người cao tuổi lại cho rằng người cao tuổi nên sống
riêng. Người cao tuổi ở độ uổi càng cao càng ủng họ mô hình sống chung cùng con
cháu so với người cao tuổi ở độ tuổi thấp hơn (Bộ Văn hóa 2008)
Bảng 2:các hình thức thu xếp cuộc sống của người cao tuổi (%)
Hình thức thu xếp cuộc sống Tỷ lệ
Sống chung và ăn chung với con 53.4
Sống chung với con nhưng ăn riêng 5.0
Sống riêng hai ông bà 27.3
Sống riêng một mình 14.0
Hình thức khác 0.3
(nguồn :” Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”,năm 2011)
Dữ liệu từ kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ “ Một số vấn đề cơ bản trong chính sách
xã hội đối với người cao tuổi” của Viện Gia đình và Giơí thuộc khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, với mẫu 399.
Từ dữ liệu trên ta có thể thấy mong muốn sống chung thể hiện rõ hơn ở người cao tuổi
là nữ và người cao tuổi sống ở nông thôn. “Tâm lý muốn sống chung với con cháu của
người cao tuổi chủ yếu gia đình quây quần vui vẻ và có người chăm lo cho mình, là
cách giữ gìn truyền thống và tuân thủ đạo lý gia đình Việt Nam” (Bộ Văn
hóa,2008:154). Điều này rất phù hợp với lối sống của người Việt Nam và điều kiện
sống của người cao tuổi theo nhóm giới tính và khu vực cư trú. Khi sống như thế này thì
cả hai bên đều tiện chăm sóc cho nhau, mối quan hệ trong gia đình sẽ tốt hơn.
Các lý do muốn sống riêng của người cao tuổi chủ yếu là “để cha mẹ và con cái được

toải mái”để hai bên độc lập về kinh tế. Ý kiến của con cháu không có gì là khác nhiều
so với ý kiến của người cao tuổi về việc sống chung hay sống riêng. Đáng chú ý hơn là
người cao tuổi ở thành phố nhấn mạnh hơn đến sự tự do thoải mái của cả hai bên , trong
khi người cao tuổi ở nông thôn lại nhấn mạnh hơn đến sự độc lập về kinh tế. “Việc thực
tế sống với con nào có thể bị chi phối bởi những lý do thiết thực và cụ thể hơn so với
quan niệm là “nên” sống với con nào. Trong đó có lý do “giúp đỡ lẫn nhau: có ý nghĩa
hơn nhất” (Bộ Văn hóa 2008:157). Bên cạnh sự lựa chọn sống riêng hay sống chung
cùng con cháu, người cao tuổi còn “phải” lựa chọn sống với con nào. Sự lựa chọn này
không hẳn dựa vào “cái phận” của con trai trưởng hay con út như trong xã hội truyền
thống. Sự cân nhắc thường nghiêng về hoàn cảnh kinh tế của con cháu và người cao
tuổi nhiều hơn. Vì thực tế, nếu con trai trưởng và con út không khá giả bằng các con thứ
thì việc đảm bảo đời sống cho người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trên thực
tế cho thấy những người hộ gia đình có người cao tuổi sống cùng, thì số hộ gia đình
người cao tuổi sống cùng con trai cả, con trai út hơn là con gái cả hay con gái út. Như
vậy có thể thấy giữa quan niệm còn đậm khuôn mẫu truyền thống và thực tế hình thức
cư trú của người cao tuổi đôi khi không đồng nhất với nhau.
Có thể thấy trong trường hợp này khi sống cùng con cái thì người cao tuổi được chăm
sóc chu đáo hơn. Họ không phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình mà họ dựa vào
điều kiện kinh tế của gia đình các con. Có rất nhiều người già được sống vui vẻ hạnh
phúc cùng con cháu mình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị con cháu đối xử không ra
gì và bị coi như người thừa trong gia đình, thậm chí còn bị khing bỉ hay lăng mạ. Chính
từ vấn đề này khiến cho người già cũng khó khăn trong việc lựa chọn cuộc sống của
mình. Một hiện trạng khác cũng được nói tới là người cao tuổi phải sống “tách đôi” khi
cả hai vẫn còn sống. Sự ly tán này là do chính nhu cầu đặt ra của con cháu đối với
người cao tuổi. Ở cả thành thị lẫn nông thôn phụ nữ cao tuổi vẫn thường phải xa chồng
già của mình để đến nhà con cái chăm sóc các con nhỏ của họ. Do vậy số người cao tuổi
phải sống một mình với gia đình của con cháu khi người bạn đời của mình còn sống là
mô hình không hiếm trong các gi đình hiện nay. “Chồng em là con trưởng nên chúng
em ở cùng ông bà nội từ khi lấy nhau. Bà ít ở cùng với vợ chồng em hơn vì bà phải thay
phiên đi chăm các cháu. Năm trước thì trông cháu cho anh thứ hai, năm nay lại trông

cháu cho đứa út. Khéo hai năm nữa lại quay vòng lại, bắt đầu từ đứa thứ hai nhà em”
(Nữ 23 tuổi nông thôn ) (Bùi Thị Hương Trầm,2011:57). Qua câu chuyện ta có thể thấy
đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến, mọi người coi đây là chuyện rất bình thường và
không có gì đáng bàn cả. Tuy nhiên khi đi nghiên cứu sâu hơn ta có thể thấy đây lại là
vấn đề có thể dễ xảy ra mâu thuẫn nhất trong gia đình. Điều này được lý giải như sau
khi con cái trong các gia đình sinh con, họ không có thời gian cũng như công sức để
nguyên chăm lo cho con cái vì vậy họ rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ mà ở đây là những
người già. Khi trong gia đình có ít con và sự chăm sóc đó được quay vòng đều thì
không sao, còn khi mà họ không được công bằng thì trong gia đình lại xảy ra mâu
thuẫn, họ lại nghĩ rằng bố mẹ mình đang thiên vị ai đó hơn,không quan tâm tới họ,…
Từ đó dẫn tới xung đột thậm chí còn rất gay gắt. Đặc biệt là khi bố mẹ mình bước vào
tuổi già thực sự không có khả năng tự chăm sóc hay làm bất cứ việc gì thì ai sẽ là người
chăm sóc họ. Trong khi lúc còn trẻ thì gia đình nhà nào cũng được bố mẹ giúp đỡ
Ở nông thôn, phổ biến là hình thức con cái và cha mẹ sống cùng làng chiếm đa số và
sống cạnh nhà của cha mẹ chồng (Bùi Thị Hương Trầm 2011), một kiểu gia đình cư trú
trong hình thái hạt nhân nhưng về chức năng lại là gia đình mở rộng (Mai Huy
Bích,2009:33). “Một xu hướng đang hình thành ở nông thôn Việt Nam hiện nay là một
bộ phận người già thích sống độc lập trong điều kiện kinh tế cho phép, kể cả trong điều
kiện sống chung trong một mái nhà hoặc tách ở riêng ngay bên cạnh nhà của các con đã
trưởng thành” (Đặng Thị Hoa , 2011:155). Trong nhiều năm tới, số gia đình sống chung
cùng với người cao tuổi có thể sẽ giảm đi do xu hướng hạt nhân hóa quy mô gia đình sẽ
tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn và quan niệm về việc sống riêng của người cao
tuổi trong xã hội cũng sẽ thay đổi để phù hợp với điều kiện sống trong xã hội phát triển.
Có thể thấy sức khỏe và nguồn sống chính của người cao tuổi là vấn đề đáng để mọi
người quan tâm. Theo đánh giá của Viện lão khoa Quốc gia Bộ y tế thì “tình trạng
chung về sức khỏe của người cao tuổi được cải thiện rõ rệt trong vài thập kỷ qua: tỷ lệ
những người có sức khỏe xấu giảm hơn 3 lần, trong khi nhóm tỷ lệ sức khỏe tốt tăng
hơn 40 lần” (Lương Chí Thành 2008). Trong kết quả điều tra gia đình năm 2006, có một
nửa người cao tuổi được hỏi nói rằng họ có sức khỏe bình thường trở lên (số này ở
thành thị cao hơn ở nông thôn, người Kinh và người Hoa cao hơn người Khơ me và

Dao, thấp nhất ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ). những nơi có mức
sống cao thì sức khỏe người cao tuổi tốt hơn (Bộ Văn hóa,2008:149). “Tuy nhiên khảo
sát của bộ y tế năm 2006 cho biết tình trạng sức khỏe của người cao tuổi cụ thể hơn và
đáng lo ngại hơn” (Lê Ngọc Lân và đồng nghiệp,2011:51). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi
trong những gia đình có điều kiện về kinh tế thì chuyện chăm sóc người cao tuổi được
tốt hơn, họ thường xuyên được đi tới những cơ sở y tế để khám chữa bệnh hơn, để từ đó
phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời hơn, giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ cho người cao
tuổi. Hơn nữa ở trong những gia đình có điều kiện về kinh tế thì chế độ ăn uống của
người già cũng được tốt hơn, đảm bảo hơn.
Kết quả điều tra dịch tễ học mô hình bệnh tật sức khỏe ở nhóm người cao tuổi, do Viện
Lão khoa Quốc gia tiến hành trên ba vùng Bắc Trung Nam, “phần lớn người cao tuổi
chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe thường kì. Hệ quả là nhiều người không biết
mình không biết mình có bệnh hoặc nếu có biết cũng không tuân thủ các biện pháp điều
trị và phòng ngừa thích đáng. Xem xét từ giác độ đánh giá chức năng thì mặc dù bệnh,
rối loạn phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Nhưng tỷ lệ người cao tuổi có tình trạng phụ
thuộc, cần sự trợ giúp trong hoạt động sống hằng ngày là thấp, chỉ chiếm 1-2%” (Lương
Chí Thành 2008).
Nguồn sống chính của người cao tuổi khá đa dạng: do con cháu chu cấp, từ lao động
của bản thân, từ lương hưu hoặc trợ cấp, từ nguồn của cải được tích lũy từ trước. Người
cao tuổi ở thành phố sống chủ yếu dựa vào lương hưu, còn ở nông thôn chủ yếu từ lao
động tự kiếm sống. Phụ nữ cao tuổi phải dựa vào sự trợ giúp của con cháu nhiều hơn
nam giới cao tuổi. Do phụ nữ cao tuổi được hưởng lương hưu và trợ cấp thấp hơn của
nam giới cao tổi. Người cao tuổi có trình độ học vấn càng thấp thì mức độ dựa vào con
cháu càng cao, mức độ dựa vào lương hưu hoặc trợ cấp càng thấp. (Bộ Văn hóa 2008).
Từ vấn đề nguồn thu nhập ta thấy ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăm sóc cho những
người cao tuổi. trong trường hợp người cao tuổi có lương hưu họ thích tự lập về cuộc
sống của mình, không cần con cháu phải chăm sóc họ. Vì thế quá trình chăm sóc đền
đáp công ơn của con cái đối với bố mẹ không thể thực hiện được. Tuy nhiên bên cạnh
đó ta lại thấy trường hợp những người không có lương hưu hay bất kì trợ giúp nào
khiến họ lại tự ti vào bản thân và coi mình là người ăn bám, làm khổ con cháu. Trường

hợp này rất phổ biến ở người cao tuổi sống trong các gia đình ở nông thôn.
Khi bước vào giai đoạn tuổi già hầu hết những người cao tuổi thường quan tâm nhiều
hơn tới vấn đề tình cảm, cách đối xử của mọi người với họ chứ họ không quan tâm
nhiếu lắm tới vấn tề kinh tế, tiền bạc hay địa vị,… Bởi lẽ trong giai đoạn tuổi già lúc
gần đất xa trời nhất họ muốn có được cuộc sao cho hạnh phúc nhất, thanh thản nhất an
nhàn tuổi già, để bù đắp lại quá trình nỗ lực phấn đấu cho công việc, con cái từ ngày
xưa. Đây là quan niệm rất phổ biến trong những người cao tuổi. Có thể thấy thăm hỏi,
hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ là đạo lý sâu sắc trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái
đã trưởng thành. Đây còn là một tập quán phổ biến ở Việt Nam. Đối với người cao
tuổi,sự quan tâm của con cái là niềm vui, niềm an ủi nhất trong đời sống vật chất cũng
như tình cảm của họ.
Khảo sát của Viện Gia đình và Giới, đại bộ phận người cao tuổi cho biết con cái là
nguồn trợ giúp về kinh tế trong số các “nguồn” trợ giúp khác (họ hàng, bạn bè, chính
quyền, tổ chức xã hội,…).
Bảng 3:các trợ giúp về kinh tế cho người cao tuổi
Nguồn trợ giúp kinh tế Tỷ lệ (%)
Con cái
Họ hàng
Bạn bè
Chính quyền
Tổ chức xã hội
Nguồn khác
98.3
2.9
0.5
0.5
1.0
4.4
(nguồn :Lê Ngọc Văn .2011. Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam trang 647)
Những trợ giúp về kinh tế, vật chất của con cái cho người cao tuổi chủ yếu là tiền hoặc

hiện vật, hoặc giúp việc nhà, đồng áng. Tùy vào điều kiện của con cái mà mức độ hay
cách thức giúp đỡ vật chất cho người cao tuổi có khác nhau. Những người con ở xa thì
gửi tiền hay hiện vật về để giúp cha mẹ. Ở thành thị tỷ lệ người gửi tiền cao hơn nông
thôn. Con cái khá giả có điều kiện hỗ trợ cha mẹ già nhiều hơn con cái có mức sống
nghèo. Ta có thể thấy những người có trình độ học vấn cao hơn thì có khả năng hỗ trợ
tiền bạc cho bố mẹ đẻ cao hơn. Những người con ở gần cha mẹ thì giúp việc nhà, đồng
áng. Có thể thấy nhóm ở nông thôn có tỷ lệ giúp đỡ việc nhà cho cha mẹ cao hơn gấp 3
lần nhóm con cái ở thành thị. Việc chăm sóc người già ở những hoàn cảnh kinh tế khác
nhau là khác nhau,ở trong mỗi giai doạn là khác nhau. Những người trưởng thành hiện
nay đã có điều kiện hỗ trợ cha mẹ già tốt hơn các thế hệ trước, tuy nhiên mức độ gần
gũi thì ít hơn trước.
Khi người cao tuổi đau ốm thì người thường xuyên chăm sóc là vợ/chồng và con cái của
họ. Phụ nữ cao tuổi được con cái chăm sóc nhiều hơn so với nam giới cao tuổi. Phụ nữ
cao tuổi chăm sóc chồng nhiều hơn so với nam giới cao tuổi chăm sóc vợ. Ở nông thôn
con cái chăm sóc cha mẹ già cao hơn ở đô thị. Người cao tuổi có trình độ học vấn cao
có điều kiện chăm sóc cho nhau cao hơn người cao tuổi có trình độ học vấn thấp.
Những khó khăn lớn nhất mà con cái gặp phải khi phụng dưỡng bố mẹ già là khó khăn
về kinh tế, sau đó đến không có thời gian, hoặc con cái ở xa.
Việc thăm hỏi của con cái sống tách riêng đối với cha mẹ phụ thuộc nhiều vào điều kiện
của con cái như khoảng cách giữa gia đình cha mẹ và con cái, điều kiên kinh tế của co
cái. Các điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho biết “trong 12 tháng qua có 95.9% số
người là con đã tách khỏi hộ về thăm cha mẹ”. Gia đình ở thành thị có con thăm hỏi cha
mẹ thường xuyên hơn với nông thôn. (Bộ Văn hóa, 2008:158)
Ở phần trình bày trên ta chủ yếu đề cập tới vấn đề con cái chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ già
trong đời sống vật chất cũng như tinh thần. tuy nhiên ta cũng đặt lại câu hỏi rằng: những
người cao tuổi có vị trí vai trò như thế nào trong cuộc sống của các gia đình hiện nay?
Người cao tuổi hiện nay vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống của gia đình con cái của
họ. người cao tuổi giúp con cái mình tiền, hiện vật, trông nom nhà cửa,chăm sóc dạy dỗ
các cháu nhỏ, tham gia bàn bạc các công việc gia đình, hòa giải mâu thuẫn trong gia
đình của con cái,… Trong vấn đề này ta có thể thấy người cao tuổi có vai trò rất to lớn

trong các gia đình. Đặc biệt trong vấn đề day bảo con cháu về những phong tục, những
gia phong nề nếp tốt đẹp của ông cha ta từ trước mà các thế hệ trẻ hiện nay vì cuộc sống
hội nhập, cũng như nhiều tác động của cuộc sống đã dần đánh mất nó. Hơn nữa những
kinh nghiệm, những lời khuyên của người cao tuổi rất có ích,rất phù hợp với cuộc sống
không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai, tuy nhiên các thế hệ sau lại coi đó là cổ
hủ, lạc hậu, vớ vẩn,…

Về kinh tế người cao tuổi góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cái làm ăn. Về
kinh nghiệm quyết định các công việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm
làm ăn, ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu về chăm sóc gia đình. “Không có sự khác biệt
rõ rệt giữa người cao tuổi thành thị và nông thôn về các hình thức hỗ trợ con cháu, trừ
việc ở nông thôn người cao tuổi tham gia nhiều hơn vào việc thu nhập và chia sẻ kinh
nghiệm làm ăn” (Bộ Văn hóa, 2008:158). Áp dụng thuyết trao đổi xã hội vào vấn đề
này ta thấy. Trong thuyết trao đổi xã hội đã nêu rõ khi tham gia vào quá trình trao đổi
người ta không hề quan tâm tới vật chất. Mà ở đây chỉ xem xét những cái đã cho và
những cái nhận lại được, người cao tuổi khi sống cùng các con cháu của mình họ được
nhận sự chăm sóc tận tình, chu đáo thì họ cũng phải đóng góp một phần sức lực của
mình trong quá trình dạy dỗ con cháu của mình, đây vừa là trách nhiệm, vừa là công
việc mà người cao tuổi phải làm.

Trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển thì nhân cách của con
người cũng có sự biến chuyển rõ rệt. Nhất là trong cách đối nhân xử thế, cách cư xử với
mọi người trong gia đình cũng như trong xã hội. Vấn đề làm cho mỗi chúng ta phải suy
nghĩ, chăn trở lớn nhất đó là việc đối xử với những người đã có công sinh thành, dưỡng
dục mình. Hiện nay ta thấy trong xã hội xuất hiện tình trạng bạo lực của con cháu đối
với người cao tuổi, tình trạng này tuy không diễn ra phổ biến lắm nhưng đang ngày
càng có xu hướng tăng lên. Đây là một việc làm đáng lên án, không phù hợp với thuần
phong mĩ tục trong phong cách sống của người dân Việt Nam. Những người cao tuổi là
người có công sinh thành, dạy dỗ mỗi chúng ta, vì phải bươn trải, bỏ ra bao công sức để
nuôi ta lớn khôn như bay giờ nên đã khiến họ trở nên như hiện giờ. Ta phải sống làm

sao để đối xử thật tốt với họ để đền đáp công sinh thành, dưỡng dục. phải là tấm gương
tốt cho con cháu sau này noi theo và học tập vì mỗi chúng ta ai cũng đều phải trải qua
giai đoạn tuổi già. Cho đến nay ở Việt Nam không có nhiều nghiên cứu về bạo lực đối
với người cao tuổi. Trọng tâm của các nghiên cứu về bạo lực hiện nay chủ yếu là bạo
lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em.
Để giúp chính phủ soạn thảo Luật Người cao tuổi, Viện Nghiên cứu người cao tuổi ở
Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực trạng bạo lực gia đình đối với người cao tuổi tại 3
tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên và Quảng Trị (Lâm Vũ ngày đăng 10/3/2011). Cuộc khảo sát
này đã thực hiện phỏng vấn 600 người cao tuổi ( từ 60 tuổi trở lên).
Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi dưới dạng thể chất chủ yếu là bỏ rơi không
chăm sóc, đe dọa nhốt trong nhà, đánh đập. “Nhóm người cao tuổi 60-69 tuổi bị đánh
đập và bị đe dọa nhốt trong nhà nhiều hơn so với nhóm 70-79 tuổi. Trong khi nhóm 70-
79 tuổi bị bỏ rơi, không chăm sóc nhiều hơn nhóm 80 tuổi nhiều hơn nhóm 60-69 tuổi”
(Lê Ngọc Văn 2011).
Bạo lực tinh thần đối với người cao tuổi chủ yếu là “bị con cái chửi mắng, nhiếc móc”.
“Người co tuổi nữ bị bạo lực tinh thần nhiều hơn người cao tuổi nam: người cao tuổi là
dân tộc Kinh bị bạo lực tinh thần nhiều hơn dân tộc khác. Hậu quả của bạo lực gia đình
đối với người cao tuổi là rất lớn. Người cao tuổi rơi vào tình trạng không có chỗ dựa về
kinh tế. Người cao tuổi dù không còn sức lao động nhưng vẫn phải làm những công
việc đồng áng vất vả, nặng nhọc. hơn nữa có nhiều người cao tuổi không chịu nổ những
câu nói, những hành vi thiếu tôn trọng của con cái nên họ quay về quê sống một mình.
Trong những trường hợp như thế này, người cao tuổi không có ai chăm sóc, không có ai
tâm sự, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, … họ dần trở nên xa lạ với các con cháu, bị
cách ly và dẫn tới tình trạng nghĩ đến cái chết để kết thúc cuộc đời mình cho con cháu
đỡ khổ
Tóm lại có thể thấy quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình vẫn là mối
quan hệ bền chặt thể hiện đạo lý của người Việt Nam. Người cao tuổi vẫn được con
cháu quan tâm hỗ trợ và chăm sóc thường xuyên. Con cháu của người cao tuổi cũng
như người cao tuổi hiện nay đang là vấn đề mà cả gia đình và xã hội phải quan tâm chu
đáo và cụ thể hơn. Người cao tuổi hiện nay đang phải gánh chịu bạo lực từ chính con

cháu mình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất, tinh thần cũng như tình cảm
của người cao tuổi đối với con cháu.
Có nhiều lý thuyết có thể được áp dụng để nghiên cứu người cao tuổi. Các cách tiếp
cận tâm lý xã hội, cơ cấu xã hội và phúc lợi xã hội phù hợp với nghiên cứu về khái quát
như đặc trưng kinh tế xã hội, tâm lý tình cảm, sức khoẻ của người cao tuổi nói chung;
trong khi đó, các cách tiếp cận về văn hoá, vị thế vai trò, tương tác biểu trưng thì phù
hợp hơn khi nghiên cứu quan hệ của người cao tuổi với các thành viên trong gia đình.
Về thực tế trên thế giới, qua các nghiên cứu về người cao tuổi, các tác giả đã cho thấy
việc chăm sóc người cao tuổi chủ yếu vẫn dựa vào gia đình, con gái chăm sóc bố mẹ
nhiều hơn con trai, đặc biệt là ở các nước phương Đông. Việc chăm sóc này tuy phần
lớn là trách nhiệm và là giá trị của gia đình, nhưng các thế hệ con cái ngày nay đang dần
đánh mất giá trị này.
Tuy có những biến đổi về quan hệ bố mẹ con cái do quá trình biến đổi xã hội, việc sống
cùng với con cái và được con cái phụng dưỡng vẫn được coi là giá trị quan trọng và là
mong muốn của người cao tuổi. Người cao tuổi không chỉ cần sự trợ giúp về kinh tế, vật
chất từ con cái, mà vấn đề tình cảm là mong muốn của mọi người cao tuổi. Trong sự
trao đổi tình cảm, con gái nói chuyện nhiều hơn con trai, nông thôn nhiều thành thị.
Trong thuyết xung đột có luận điểm: con người chủ yếu bị thúc đẩy từ các lợi ích cá
nhân. Các nhu cầu cá nhân là gốc rễ cho sự nỗ lực tồn tại và cố gắng không mệt mỏi của
con người. Vì vậy nếu một người mong muốn có được thứ thuộc về quyền sở hữu của
một người có nhiều quyền lực và sức mạnh hơn thì giải pháp sẽ là tập hợp những người
có cùng ý muốn nhằm đạt được sức mạnh phù hợp để thực hiện mong muốn của người
đó. Điều này ta thấy phù hợp với đề tài trên. Khi mà những cá nhân muốn địa vị, công
việc của mình ngày càng tốt hơn thì họ rất rễ ràng từ bỏ đi một điều gì đó mà họ coi như
không còn là quan trọng, ở đây cụ thể là việc chăm sóc người cao tuổi. Hơn nữa ta thấy
có một luận điểm cũng vô cùng quan trọng đó là xung đột là điều không thể tránh khỏi
trong các nhóm xã hội. Chúng ta không chỉ thấy xung đột tồn tại trong mô hình những
nhóm nhỏ có mối gắn kết như gia đình trong xã hội mà xung đột còn tồn tại ngay trong
nội bộ giữa các nhóm này. Các cá nhân đều có những sở thích và quyền lợi khác nhau
chính vì điều này dễ xảy ra xung đột trong nhóm. Ta có thể thấy khi trong một gia đình

tồn tại nhiều thế hệ sống cùng với nhau, mỗi người có một sở thích thì thật khó chiều.
Người cao tuổi thì thích một kiểu còn những người trẻ tuổi thích một kiểu, từ điều này
dẫn đến xung đột, mâu thuẫn.
Trong thuyết tương tác biểu trưng có nhắc tới một luận điểm rất phù hợp với vấn đề này
đó là: việc phân chia các nhiệm vụ sao cho các thành viên đóng đúng vai trò của mình.
Ở đây vai trò của con cái là phải chăm sóc cho cuộc sống, sức khỏe của người cao tuổi,
cũng như phải đối xử thật tốt với những người cao tuổi. còn những người cao vẫn có
khả năng làm việc thì giúp đỡ con cháu những việc nhỏ nhặt như: dọn dẹp nhà cửa,
trông cháu hay dạy bảo con cháu mình khi làm sai việc gì đó. Khi mỗi người làm đúng
được vai trò của mình thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, cuộc sống gia đình sẽ ngày
càng gắn bó chặt chẽ và tình cảm hơn
Bên cạnh việc lý giải trên ta còn thấy xuất hiện một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tới
quá trình chăm sóc tới người cao tuổi như: điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức,…

3. Phân tích biện luận về xu hướng của vấn đề trong tương lai
Từ những phân tích ở trên cho ta thấy xu hướng của vấn đề này càng tăng trong tương
lai. Bởi lẽ hiện nay khi nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại chưa phát triển hết mức
của nó mà con người với con người đã không còn quan tâm đối xử với nhau cho thật
tốt, thì khi kinh tế phát triển tình trạng này sẽ như thế nào. Đặc biệt là quá trình chăm
sóc, quan tâm tới người cao tuổi. Hơn nữa hiện nay ta thấy xu hướng hạt nhân hóa của
gia đình đang diễn ra rất phổ biến, mỗi gia đình chỉ còn sống với gia đình nhỏ của mình
thôi không sống cùng bố mẹ già nữa. Đây là mô hình gia đình phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên mô hình này thì việc quan tâm chăm sóc tới người
cao tuổi trở nên khó khăn hơn, họ tập trung vào phát triển kinh tế của gia đình mình,
cũng như tập trung vào địa vị trong xã hội, không có thời gian để ý, quan tâm tới những
người trong gia đình đặc biệt là những người cao tuổi. Cách quan tâm của họ là thi
thoảng có thời gian rảnh thì về thăm chứ không thường xuyên nữa. Ngay cả những
người sống cùng họ cũng không có thời gian để quan tâm quá nhiều tới người cao tuổi
nữa. Bước vào nền kinh tế thị trường chúng ta phải sống làm sao cho phù hợp, nắm bắt
được từng thời cơ quan trọng nhất để làm cho cuộc sống của gia đình mình có đầy đủ về

vật chất và có thể đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình.
Chính từ suy nghĩ và việc làm đó đã tạo ra khoảng cách giữa các thành viên và sự quan
tâm chăm sóc không còn nữa . Đấy chỉ là tình trạng trong giai đoạn hiện nay, còn khi
nền kinh tế ngày càng phát triển thì sẽ ra sao. Không những không có sự quan tâm mà ta
còn thấy nổi lên xu hướng đáng báo động đó là tình trạng bạo lực với người cao tuổi.
Như ở phần trình bày trên đã nêu ra vấn đề này đang ngày càng diễn ra phổ biến và có
xu hướng tăng dần lên trong tương lai, khi vấn đề này càng tăng dần lên ta thử hình
dung ra hậu quả của nó sẽ như thế nào. Thật không thể nào tưởng tượng ra được những
người cao tuổi của chúng ta sẽ không được ai chăm sóc, không có ai giúp đỡ cả về vật
chất lẫn tinh thần. Cuộc sống của họ sẽ như thế nào. Con cái thì không hề chăm lo tới
họ mà có quan tâm thì cùng ít không bù đắp được những thiếu thốn về vật chất cũng
như tinh thần của người già. Trong thực tế ta thấy những người già thường họ rất thích
nói chuyện hay kể chuyện về thời đã qua, về cuộc sống cũng như những kinh nghiệm họ
đã tững trải trong cuộc đời mình. Khi nói chuyện với người già ta rất khó có thể dứt ra
và cắt đứt câu chuyện của họ…Tuy nhiên, tình trạng này trong tương lai gần sẽ có một
vài biến chuyển. Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối
với gia đình thường trở nên ương ngạnh. Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, không
phù hợp với lý tưởng tự do cuả chúng. Cho nên nếu các cụ không cởi mở mà quá khắt
khe theo lối sống cổ truyền thì e rằng sớm muộn cũng mất đi mối quan hệ tình cảm với
lũ trẻ. Các cụ cần thích nghi với hoàn cảnh mới, với sự hội nhập vào xã hội mới, tìm
hiểu tâm tư, ước mơ, lối suy nghĩ của tuổi trẻ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, đặt
trọng tâm vào tình thương. Có thế các cụ mới hòa đồng được với sự đổi đời do hoàn
cảnh tạo nên. Mà có hòa đồng, thích nghi thì các cụ mới bảo vệ được sức khoẻ tâm
thân, nắm được bí quyết của tiến trình an hưởng tuổi vàng. Trong trường hợp này
người già phải thay đổi cho phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Phải thay đổi cách sống
của mình cho phù hợp với con cháu hơn với thời đại hơn
Tuy nhiên ta thấy trong xã hội hiện nay vấn đề chăm sóc người cao tuổi được các bộ,
các cấp, các ngành quan tâm chú ý tới. Điều này được thể hiện thông qua các công
trình nghiên cứu khoa học, cũng như việc soạn thảo ra các điều luật có liên quan tới
người cao tuổi. Ví dụ như: Đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội

đối với người cao tuổi” do PGS.TS Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm, thực hiện từ 1/2008
đến 6/2009 và được nghiệm thu chính thức ngày 26/9/2009. Đề tài đã vận dụng một số
cách tiếp cận khác nhau như: cách tiếp cận phúc lợi xã hội, tiếp cận cơ cấu xã hội, lý
thuyết xung đột xã hội và sự kỳ thị tuổi tác, v.v. trong phân tích vấn đề chính sách xã
hội đối với người cao tuổi. Khảo sát xã hội học đã được tiến hành tại bốn xã/phường
của ba tỉnh/thành phố: Hà Nam, Hà Tây (cũ) và Hải Phòng nhằm làm rõ thực trạng
chính sách xã hội đối với người cao tuổi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xây dựng
và thực hiện chính sách xã hội đối với người cao tuổi có hiệu quả trong giai đoạn mới
của đất nước. Mẫu nghiên cứu gồm 527 người, trong đó mẫu định lượng là 399 người
cao tuổi, 32 người cao tuổi được phỏng vấn sâu, 56 người cao tuổi tham gia thảo luận
nhóm, 40 cán bộ chính quyền, ban ngành và đại diện người cao tuổi tham gia các cuộc
hội thảo tại phường/xã.
Nội dung đề tài bao gồm: Những cơ sở lý luận nghiên cứu chính sách xã hội đối với
người cao tuổi; Chính sách của nhà nước về người cao tuổi trong thời kỳ đổi mới; Đánh
giá tác động của chính sách đối với người cao tuổi; Khuyến nghị giải pháp chính sách
đối với người cao tuổi trong giai đoạn mới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp
có liên quan đến người cao tuổi nhưng mới chỉ tập trung hỗ trợ chủ yếu cho một bộ
phận người cao tuổi đặc biệt khó khăn là người cao tuổi cô đơn nghèo, không có thu
nhập, không nơi nương tựa. Đại bộ phận người cao tuổi vẫn sống chủ yếu bằng sức lao
động bản thân hoặc dựa vào sự giúp đỡ của con cháu và những người thân trong gia
đình. Việc nhà nước dựa hẳn vào gia đình như một cứu cánh bảo đảm an sinh xã hội
cho người cao tuổi mà ít có sự hỗ trợ làm cho người cao tuổi không còn sự lựa chọn nào
khác là hoàn toàn phụ thuộc vào con cái và phải chấp nhận rủi ro khi mối quan hệ gia
đình nảy sinh những xung đột, bất hoà. Trong giai đoạn tiếp theo, để thích ứng với sự
gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ người cao tuổi trong cấu trúc dân số, sự suy giảm vai trò
của gia đình trong chức năng chăm sóc người cao tuổi và thực hiện những cam kết quốc
tế về người cao tuổi, nhà nước cần có định hướng về việc xây dựng một hệ thống chính
sách có tính chiến lược và toàn diện về người cao tuổi với tư cách là một bộ phận dân số
quan trọng đang ngày càng gia tăng nhằm bảo đảm cuộc sống và sức khoẻ cho tất cả

người cao tuổi, bảo đảm người cao tuổi được tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển
và được hưởng lợi ích của sự phát triển. Chính sách đối với người cao tuổi chỉ có thể
thực hiện được trên thực tế khi nó được xây dựng xuất phát từ thực tiễn đời sống người
cao tuổi chứ không phải từ ý chí chủ quan của người làm chính sách. Bên cạnh đó, để
chính sách về người cao tuổi đi vào cuộc sống cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách, có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ, địa phương thực hiện tốt
hoặc không tốt các chính sách đó. Đây là một đề tài nghiên cứu rất lớn và tầm ảnh
hưởng của nó sâu sắc trong xã hội. Tác động tới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cụ thể hơn là
nhận thức của mỗi cá nhân trong quá trình chăm sóc người cao tuổi. Hơn nữa qua đề tái
này góp phần giúp cho chính phủ về việc ban hành các điều luật sao cho phù hợp với
hoàn cảnh, cũng như tình trạng chung của người cao tuổi trong xã hội hiện nay.
Trong tạp chí giới và gia đình đã ghi: Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục quan tâm hơn
nữa tới người cao tuổi, cụ thể là triển khai thực hiện đầy đủ Luật Người cao tuổi để tiếp
tục phát huy vai trò và kinh nghiệm của người cao tuổi trong các lĩnh vực đời sống xã
hội; tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả các hoạt động phù hợp với
nhu cầu, khả năng; thực hiện bình đẳng trong thụ hưởng những thành quả của quá trình
phát triển. Giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam,
củng cố các thiết chế gia đình để chăm sóc tốt hơn người cao tuổi. Phát triển các dịch vụ
công tác xã hội, trợ giúp tâm lý cho người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình. Trong đó,
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là một trong những đối tượng ưu tiên hàng
đầu trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội nói riêng và hệ thống chính sách an sinh
xã hội nói chung. Ưu tiên trợ giúp người cao tuổi nghèo về nhà ở giai đoạn 2011 - 2015,
trong đó giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở của người cao tuổi cô đơn không nơi nương
tựa; chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống văn hóa tinh thần của
người cao tuổi. Đây là việc làm vô cùng hữu ích, trong vài năm tới vấn đề chỗ ở hay
những tình trạng thiếu thốn về kinh tế cũng như cơ sở vật chất được nhà nước chú ý tới
nhiều hơn, những người cao tuổi không nơi nương tựa sẽ được giúp đỡ.
Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thành phố
Hà Nội là một tronh những địa phương đã sớm quan tâm đến chăm sóc người cao tuổi
bằng những hành động thiết thực nhằm cho các cụ có được cuộc sống tươi vui hơn

Ra đời từ năm 2001, Trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi nằm trên khuôn viên có diện
tích 10.000 m2 tại huyện Từ Liêm Hà Nội, với 5 dãy nhà và 35 phòng, ngay cạnh vườn
quả Từ Liêm. Trung tâm hiện có 25 y tá điều dưỡng thường xuyên có mặt, để chăm sóc
các cụ, hưởng mức lương từ 1.000.000 đ/tháng/người đến 1.500.000đ
Đối tượng của Trung tâm là các cụ đã nghỉ hưu thích sống ở nơi yên tĩnh, hoặc không
có điều kiện chăm sóc tại gia đình, hoặc là Việt kiều về nghỉ, có cụ do sức yếu phải
chăm sóc đặc biệt mà người nhà không thể làm được như mở khí quản…Tất cả các
trường hợp này trung tâm đều đảm nhiệm. Đối với các cụ mới đến, Trung tâm để các cụ
sống thử trước 1 tháng, nếu thấy phù hợp mới chính thức ký hợp đồng. Lúc đầu nhiều
cụ cũng ngại xa xôi, lạ lẫm, phần thì lại có suy nghĩ sợ người ngoài chê cười vì các con
không trông nom bố mẹ mà phải gửi vào trạm điều dưỡng …Nhưng sau một thời gian
sống tại Trung tâm, các cụ được sinh hoạt tập thể, giao lưu cùng các cụ đã ở trước đó,
lúc rảnh thì đi dạo, đánh cờ, múa hát, đọc sách, báo …Cụ nào thích tỉa hoa, cây cảnh thì
trong khuôn viên cũng có sẵn, còn cụ nào thích đi câu thì vác cần ra hồ, có cụ thích nuôi
chim cảnh thì ở đây có đầy đủ điều kiện chứ không như ở Hà Nội, thế là các cụ “mê”
luôn.
Hiện nay, Trung tâm đang chăm sóc khoảng hơn 100 cụ, với các mức khác nhau, thấp
nhất là 1.800.000đ/người/tháng đối với các cụ khoẻ mạnh, còn với các cụ ở diện chính
sách thì dưới 1 triệu đồng. Mức cao nhất là 4.500.000đ/người/tháng đối với các cụ trong
diện chăm sóc đặc biệt, như: Hút đờm dãi, vệ sinh tại giường, xoa bóp, bấm huyệt, túc
trực thường xuyên… Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các cụ, Trung tâm
thường tổ chức sinh nhật tập thể cho các cụ vào một ngày trong tháng, đây cũng là dịp
để các cụ giao lưu, chia sẻ tình cảm, tạo không khí đầm ấm như một gia đình lớn. Vào
các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm lớn, Trung tâm cũng tổ chức giao lưu ca nhạc, kể
chuyện ôn lại những kỷ niệm trong cuộc sống của các cụ… Với chính sách cởi mở và
quan tâm đến người Việt ở nước ngoài của Đảng, nhà nước ta, mới đây Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định miễn thị thực cho Việt kiều theo quyết định 135,
nhiều Kiều bào ta ở nước ngoài đã có nguyện vọng về sống, nghỉ tuổi già tại Việt Nam.
Hiện nay cũng đang có một số Việt kiều sống tại trung tâm và mong muốn được sống
trọn phần đời còn lại tại đây.

Chăm sóc người cao tuổi không phải là vấn đề mới ở các nước tiên tiến, nhưng ở nước
ta mới chỉ là bước đầu và hoạt động này còn gặp không ít khó khăn, đó là: Quỹ đất hạn
hẹp, các Trung tâm phải chi trả tiền thuê đất là rất lớn, tình hình giá cả leo thang, trong
khi đó sự hỗ trợ của Nhà nước không đáng kể…nên chi phí cho chăm sóc phải đẩy lên
theo. Để xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, rất cần sự quan tâm hơn
nữa của các cấp chính quyền, các bộ, ngành liên quan cả về mặt thủ tục hành chính lẫn
kinh phí để người cao tuổi Việt Nam thực sự được hưởng những gì tốt đẹp nhất mà xã
hội đem lại.
Qua đây ta có thể thấy trong tương lai vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang là vấn đề
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý tơi. Nhưng có một phần đáng lo ngại
đó là khoảng cách giữa bố mẹ già và con cái ngày càng lớn. Qua bài viết này tôi muốn
làm sang tỏ vấn đề chăm sóc người cao tuổi đồng thời cũng là lời khuyên với những
người đang và sẽ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già là làm sao cho phù hợp nất với đạo
lý “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta. Sắp xếp thời gian, công sức làm sao cho phù hợp
để có thể chăm nom tới cuộc sống gia đình, đặc biệt là người cao tuổi. để cho gia đình
luôn vui vẻ, hạnh phúc
4. Tài liệu tham khảo
• Chương 9. Người cao tuổi trong gia đình. Kết quả điều tra Gia đình
Việt Nam năm 2006. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cùng với một số tổ chức khác. Hà
Nội, năm 2008
• Dữ liệu từ tạp chí Giới và Gia đình
• Mô hình chung sống của con cái và cha mẹ già trong gia đình nông
thôn. Bùi Thị Hương Trâm, trong Gia đình nông thôn đông bằng Bắc Bộ trong chuyển
đổi. Trịnh Duy Luân chủ biên. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Năm 2011
• Dữ liệu từ báo Đảng cộng sản Việt Nam
• Mô hình sống giữa cha mẹ với con cái ở nông thôn Việt Nam.
Đặng Thị Thoa, trong Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kì Đổi Mới. Trịnh Duy
Luân và đồng nghiệp chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Năm 2011
• Đề tài cấp Bộ “ Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối
với người cao tuổi” 2008-2009

• Theo lờ của TS Nguyễn Thế Huệ Viện nghiên cứu người cao tuổi
Việt Nam, trích trong bài viết của Lâm Vũ đăng trên
/>phat-tu-den-3-nam.htm, ngày 10-03-2011
• Dữ liệu của Điều tra của Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt
Nam năm 2007
• Dữ liệu từ kết quả khảo sát đề tài cấp Bộ “ Một số vấn đề cơ bản
trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” của Viện Gia đình và Giới thuộc khu
vực đồng bằng Bắc Bộ, với mẫu 399
• Dữ liệu từ tạp chí khoa học xã hội




×