Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

dư luận xã hội về kết hôn đồng giới ở việt nam - môn xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.3 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
***** *****
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN XÃ HỘI GIA ĐÌNH

Dư luận xã hội về “kết hôn” đồng giới ở Việt nam
GV :Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên : Phạm Thị Thoa
Lớp : K54 XHH
MSSV : 09031230


Hà Nội, 01/2013
1
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Tại một số quốc gia trên thế giới như: Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép kết hôn đồng
giới nam 2001. Sau đó 10 quốc gia khác ( Bỉ, Tây Ban Nha, Cannada, Nam Phi, Thụy Điển, Bồ
Đào Nha,, Iceland, Argentina và Đan Mạch) năm tiểu bang Hoa kỳ ( Massachusetts.
Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép “kết hôn” đồng
giới có thể kết hợp dân sự với nhau như: giới tính thứ ba được công nhận và được pháp luật bảo
vệ quyền lợi của họ. Tại đó, người đồng tính được nhiều người nhìn nhậ như một bộ phận của
cộng đồng tương tự ác nhms nam, nhóm nữ khác. Tuy nhiên tại Việt nam, người đồng tính chưa
được như vậy. (nguồn: />Các tổ chức khác nhau đưa ra dự đoán hoặc ước tính số người đồng tính một cách khác
nhau. Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, chưa có những số liệu chắc chắn, đáng
tin cậy về số lượng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần
Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người. Nhưng theo một nghiên cứu khác


do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000-
125.000 người. Chưa có số liệu chính thức về số lượng người đồng tính nhưng một thực tế không
2
thể phủ nhận là họ có thể ở bất kì đâu, thành phần xã hội phong phú và đa dạng về hoàn cảnh
sống, trình độ học vấn,
Trong xã hội Việt Nam truyền thống , người xưa quan niệm về hôn nhân gia đình là :
“ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” do vậy mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn
nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng
cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Ngày nay, người trẻ tự do hơn trong việc lựa chọn
người bạn đời cho mình, vì vậy họ cũng tự do hơn trong tình yêu. “Sống thử trước hôn nhân” là
một trong những xu hướng đã và đang được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Bên cạnh đó thì mô hình gia
đình cũng có nhiều sự thay đổi, gia đình đơn thân không còn là chuyện hiếm hoi trong xã hội
hiện nay.
Hôn nhân đồng giới [HNĐG]. Hay “kết hôn” đồng giới là một hiện tượng xã hội và
ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với những xu hướng hôn nhân mới ở các nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam hiện nay. Chính vì là một hiện tượng xã hội, HNĐG cần được tìm hiểu,
xem xét dưới góc nhìn của xã hội học. Tuy nhiên ở Việt nam việc “kết hôn” đồng giới vẫn chưa
được pháp luật công nhận.
(nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới
đồng tính”-Trần Thu Quỳnh)
Việc “kết hôn” được xác lập từ khi 2 người hoàn thành thủ tục đăng kí tại phường/xã/nơi
cư trú theo quy định, Bất cứ giấy tờ nào xác lập chỉ có 1 mục đích cao nhất là đảm bảo quyền lợi
cho người liên quan. Hai người đăng kí kết hôn, họ được pháp luật bảo vệ theo luật hôn nhân gia
đình. Hôn nhân là việc trọng đại của cả đời người, tuy nhiên ở Việt nam việc xác nhận “kết hôn”
đồng tính vẫn chưa được pháp luật công nhận
Đồng thời có những Dư luận trái chiều về việc kết hôn đồng tính, có thể ủng hộ hoặc
không ủng hộ việc “kết hôn đồng giới”. Ngoài ra còn có những luồng dư luận lên án, phê
phán,kì thị, định kiến và phân biệt đối xử việc kết hôn đồng giới. Xã hội có thể có nhiều đóng
góp quan trọng nhưng những người “kết hôn” đồng giới vẫn chưa được xã hội công nhận và
còn chịu nhiều kì thị. Vì vậy có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người đồng

tính. Khiến họ ngày càng xa lánh với xã hội. Do vậy dư luận xã hội về “kết hôn” đồng giới ở
Việt nam là một vấn đề cấp bách của xã hội và cần được toàn xã hội quan tâm và chia sẻ. Do đó
tôi đã chọn vấn đề này trong bài tập của mình.
3
2. Các khái niệm sử dụng
Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay
tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau
trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá
nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này.
Gay (từ tiếng Anh) chỉ người đồng tính nam, lesbian hay đọc ngắn là les là chỉ người
đồng tính nữ. Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên tục của thiên hướng tình
dục.
Kì thị: là việc găn một cái nhãn hay tên tiêu cực nhằm tách biệt một cá nhân hay một
nhóm ra khỏi cộng đồng.
Định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể
nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ.
Phân biệt đối xử: là kì thị được chuyển thành hành động thể hiện qua sự dối xử không
công bằng với người (nhóm người) bị kì thị. Phân biệt đối xử xảy ra khi có sự phân biệt đối với
một người và kết quả là người đó bị đối xử không công bằng và không đúng mức họ đáng được
hưởng.
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ
“Public”: Công khai, công chúng. Và “Opinion” : ý kiến, quan điểm. Hiện nay thuật ngữ này đã
được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học, cũng như trong đời sống hàng ngày.
Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá chung của các
nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề của mối quan
tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương pháp thống kê trong điều tra
chọn mẫu được coi là Dư luận xã hội.
Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị phán
xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các

nhóm trong xã hội; Dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận.
4
Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giáo
dục, giám sát, tư vấn, phản biện, giải tỏa tâm lý – xã hội.
Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư
luận xã hội gồm 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn tiếp nhận thông tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến
cá nhân; 3) giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư luận chung
(Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 27).
Các con đường hình thành dư luận xã hội: Chủ yếu có 2 con đường sau:1) Hình thành
qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương
tiện truyền thông đại chúng. 2) Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của
phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông
tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người.
Về vai trò to lớn của dư luận xã hội, C. Mác cho rằng: dư luận xã hội là dư luận của nhân
dân: “Các đại biểu thưởng xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân và đem đến cho dư
luận nguồn phát ngôn ý kiến thực sự của mình” và Ph.Ăngghen nhận định: sự tiến bộ to lớn
trong dư luận xã hội là tiền đề của các biến đổi xã hội.
Trong xã hội hiện đại, Dư luận xã hội thường được phản ánh qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, và truyền thông địa chúng qua các sản phẩm của mình lại làm tăng thêm Dư
luận xã hội.
“Kết hôn” đồng giới: Là hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Nam – Nam; Nữ -
Nữ). Những cuộc hôn nhân này không được luật pháp Việt Nam công nhận. Hiện tại đã có một
số nước cho phép “kết hôn” đồng giới như Mỹ nhưng cũng có những nước mà kết hôn hay yêu
đương đồng giới có thể bị khép vào tội chết như Ả rập.
 Trong bài chủ yếu sử dụng khái niệm “kết hôn” đồng giới. Và sự nhìn nhận đánh gái của xã hội
về vấn đề “kết hôn” đồng giới
3. Lý thuyết áp dụng: sử dụng lý thuyết dán nhãn
Howard Becker (1928) - nhà Xã hội học Mỹ - là người có công định hình lý thuyết dán
nhãn. Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được
gọi như thế”vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể.

5
Trong tác phẩm “Người Ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng “Các nhóm xã
hội tạo ra sự lệch lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và
bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài
cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là cái chất của dạng hoạt động của một người
nào đó làm ra mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người “vi
phạm”
Và, sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai
lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò
sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại
những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi
hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách đó, củng cố và xác định một cương vị “người ngoài
cuộc”
Người đồng tính, bản thân họ không xấu, nhưng chính xã hội, cộng đồng “dán” cho họ
một cái nhãn “xấu”, mà cái nhãn ấy luôn gắn với những hành vi tình dục của họ, bởi mọi người
cho rằng, những người đồng tính là biến thái, lập dị; là nguy cơ lây HIV/AIDS cho cộng
đồng Từ đó, họ xử sự như một người không bình thường; họ luôn lo sợ mọi người “lên án” và
rồi, họ phải sống lùi vào “bóng tối”, sống khép mình trong “cái bọc” của một người bình thường.
Nhưng, đâu ai nghĩ rằng, họ cũng là một thực thể xã hội, có học vấn, trình độ và có khả năng
cống hiến nhiều cho xã hội.
Ở lý thuyết này, chúng ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình ) là
nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người
đồng tính - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền
lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn
cho mình. Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng mà còn
có sự kỳ thị chính bản thân họ.
Sự phân biệt đối xử và kỳ thị của cộng đồng đối với đồng tính không chỉ là do nhận thức
của cộng đồng, xã hội mà nguyên nhân sâu xa là mọi người “gán” cho họ một “cái nhãn xấu” và
“cái nhãn” ấy gắn với họ cả cuộc đời.
6

B. GIẢI THÍCH VÀ BIỆN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
1. Vấn đề “kết hôn” đồng tính hiện nay
Hiện nay chưá có một nghiên cứu cụ thể nào về “kết hôn” đồng tính ở Việt nam. Tuy
nhiên qua một số nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu và tìm hiểu về “kết hôn”đồng tính thì:
Qua kết quả khảo sát của tác giả về nhận thức của giới trẻ đối với hiện tượng HNĐG,
kết quả là có 76.8% số người cho rằng hiện nay Việt Nam đã có HNĐG và 23.2% cho rằng chưa
có hiện tượng này.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về quan niệm đối với HNĐG trên 4 thang điểm là: 1.Rất
ủng hộ, 2.Ủng hộ, 3.Không ủng hộ, 4. Rất không ủng hộ thì giá trị trung bình Mean=2.61, độ
lệch chuẩn Std.Deviation =0.71. Như vậy số người trả lời không ủng hộ HNĐG cao hơn số
người ủng hộ HNĐG, độ lệch chuẩn thấp(0.71) nên các giá trị trên thang điểm phân phối đồng
đều nhau. Tuy số người không ủng hộ HNĐG chiếm số lượng cao hơn nhưng số người ủng hộ
trong nghiên cứu cũng khá cao: có 40% giới trẻ từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ HNĐG hiện nay
(bảng 4).
Bảng : Quan niệm giới trẻ về HNĐG

Nguồn:Cuộc khảo sát tháng 4 năm 2011
Tương tự như vậy, khi được hỏi giới trẻ có ủng hộ hay không khi bạn bè của họ có
xu hướng HNĐG thì giá trị trung bình của thang điểm Mean=2.7, độ lệch chuẩn Std.Deviation
7
Quan niệm Số người Tỷ lệ %
Rất ủng hộ 12 6.3
Ủng hộ 64 33.7
Không ủng
hộ
100 52.6
Rất không
ủng hộ
14 7.4
Tổng 190 100

=0.67, cho thấy số người ủng hộ khi bạn bè có HNĐG ít hơn số người không ủng hộ nhưng sự
chênh lệch là không nhiều, có 33.7% người từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ nếu bạn bè của họ có
xu hướng HNĐG, và có 6.3% người
(Nguồn:Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân đồng giới năm
2011-Nguyễn Hồ Phương Trâm )
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay bàn rất nhiều về vấn đề này nhất là
sau đám cưới của hai sinh viên nữ ở Hà Nội (youtube.com) đã làm xôn xao dư luận và chiếm
được đa số lời bình ủng hộ cho sự can đảm của hai bạn trẻ.
Con số thống kê do P.Krémer công bố trên tờ Le Monde (Pháp) từ gần mười năm trước
cho biết ở Pháp có khoảng 50% số người đồng tính đang sống cặp đôi với nhau, 10% đang có
con cái và 40-50% số người đồng tính muốn được làm cha mẹ. Như vậy hiện tượng cặp đôi đồng
tính đã tạo ra một mô hình gia đình mới mà cha mẹ là người đồng giới (homoparental) và con cái
không phải là người có quan hệ máu mủ với cha mẹ (do các cặp vợ chồng đồng tính không thể
sinh con từ hành vi tình dục đồng tính của mình). Và đây là một vấn đề xã hội cần xem xét.
(nguồn: />76378.aspx)
Cũng giống như một số nghiên cứu khác, tác giả Lương Đức Hoà với “Nghiên cứu về sự
nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục và nguy cơ lây nhiễm HIV giưa những người
đồng tình ở Khánh Hoà, Việt Nam” được thực hiện vào năm 2004 với sự hỗ trợ tài chính của quỹ
Rockefeller và Ford. Nghiên cứu đã tìm hiểu sự nhận dạng tình dục, các mối quan hệ, hành vi,
khả năng bị tổn thương, sự kì thị và phân biệt đối xử của xã hội của nhóm đông giới tại thành
phố Nha Trang, Khánh Hoà. Lương Đức Hoà đã thành công trong việc khắc hoạ các trường hợp
người đồng tính, MSM điển hình, những người đã phải chịu đựng dư luận gay gắt của xã hội, sự
xa lánh, phân biệt đối xử và những đấu tranh của chính họ để vượt qua khó khăn. Đồng thời tác
giả cũng chỉ ra khoảng trống về mặt chính sách trong chiến lược phòng chống HIV/AIDS của
chính phủ Việt Nam đối với người đồng tính.
(nguồn: “Nghiên cứu về sự nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục, nguy cơ lây
nhiễm HIV giữa những người MSM ở Khánh Hòa, Việt Nam”, Lương Đức Hòa. Dẫn nguồn:
khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần
Thu Quỳnh)
8

Nghiên cứu “Nam có quan hệ với nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục” của
tác giả Khuất Thu Hồng và các đồng nghiệp năm 2005 với sự tham gia của 36 người đồng tính
và 7 nhóm người cung cấp thông tin quan trọng gồm có các cán bộ y tế, thành viên gia đình và
bạn của những người đồng tính đã chỉ ra răng đồng tình ở Hà Nội rất đa dạng về thành phần xã
hội và định hướng tình dục. Hầu hết những người này đều đã trải nghiệm sự kì thị và phân biệt
đối xử rất nặng nề từ những thành viên gia đình mình và từ xã hội. Nhiều người đồng tính đã tìm
cách di cư đến nơi ở mới để trốn tránh những áp lực trong môi trường sống hiện tại. Họ cũng có
nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS mà nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về thực hành tình dục an
toàn và những rào cản được tạo ra bởi sự kì thị đã ngăn cản nhóm đồng tính tiếp cận với các dịch
vụ tư vấn và xét nghiệm.
(Nguồn: Trích Khuất Thu Hồng và các đồng nghiệp (2005), Nam có quan hệ với Nam:
khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục. Nghiên cứu định tính tại Hà Nội. _dẫn nguồn: khoá
luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-Trần Thu
Quỳnh)
Đề tài “Đồng tính ái dưới góc độ của y học và xã hội học” được trình bày bởi Bác sĩ
Trương Trọng Hoàng, Thạc sĩ Khoa học Xã hội Sức khỏe, Bộ môn Khoa học Hành vi & Giáo
dục Sức khỏe đã đưa ra khái niệm về đồng tính ái (ĐTA). Thật sự, ĐTA là (tiếng Anh là
homosexuality và tiếng Pháp là homosexualité) là tình trạng một người có ham muốn gần gũi và
quan hệ tình dục (QHTD) với người cùng giới tính.
(dẫn nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới
đồng tính”-Trần Thu Quỳnh)
Dưới góc độ y học, người ĐTA là người có cơ quan sinh dục bình thường và có thể quan
hệ với người khác phái để sinh con bình thường. Nếu người ĐTA không bộc lộ thì bản thân y
học hiện tại không có cách nào để nhận biết ai đó là ĐTA hay không. Từ năm 1990 trong Phân
loại bệnh quốc tế phiên bản 10 (ICD-10), Tổ chức Y tế Thế giới đã không xem đồng tính ái là
một bệnh nữa mà chỉ coi đây là một khuynh hướng tình dục (sexual orientation). Nghiên cứu
cũng bàn đến nguyên nhân dẫn đến ĐTA nhưng hiện vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề
này.
Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt cũng đưa ra cái nhìn tổng thể về ĐTA qua nghiên cứu “Đồng tính
dưới cái nhìn của tâm lý học”. Tiến sĩ cho rằng đồng tính là một khuynh hướng, một lựa chọn và

9
được diễn tả qua những thao thức, những tình cảm, những yêu đương và cả những chia sẻ về đời
sống sinh lý giữa những người cùng giới tính
( Dẫn Nguồn: khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám
cưới đồng tính”- Trần Thu Quỳnh)
Tại Việt Nam chúng ta hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính nhưng
luật hôn nhân gia đình Việt Nam cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Ở châu Á, thái độ
kỳ thị của xã hội Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thậm chí tới năm 1996, bộ trưởng Bộ Giáo
dục Thái Lan còn đề nghị lập một trung tâm giáo dục dành riêng cho người đồng tính luyến ái,
những người mà ông ta cho rằng “bị bệnh cả về tâm lý lẫn thể xác”. Ðiểm khác nhau là, tại Việt
Nam, với cấu trúc chính trị hiện nay và với sự non nớt của xã hội công dân (civil society), những
người đồng tính luyến ái không tự tổ chức được mình. Trong khi đó, cộng đồng đồng tính luyến
ái tại những nước khác như Malaysia hay Phillipines đã từ lâu có những tổ chức bảo vệ quyền lợi
của họ, không chỉ hài lòng với sự không cấm đoán của xã hội mà đòi hỏi được chấp nhận như
những công dân bình đẳng.
(Nguồn: />nhien.35A99C01.html)
Nghiên cứu : Thái độ xã hội với người đồng tính” thực hiện năm 2010-2011 (phỏng vấn
định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là Hà nội, Hà nam, TP HCM và An
Giang), cho thấy hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế. Gần 90% người đã hiểu sai, ít
hoặc nhiều về người đồng tính và kỳ thị họ. Trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người
đồng tính, đặc biệt là quyền chung sống và quyền nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến
ủng họ cho phép người đồng tính kết hôn.
"Một nhà phân tâm học từng nói 'Con người có một trí tuệ nhưng đừng quên con người
có những bản năng' và bản năng của con người là hoạt động tính giao khác dấu có từ ngàn đời
nay. Hôn nhân đồng tính là trái quan niệm xã hội ngàn năm nhưng nó vốn không trái với tự
nhiên",
(nguồn: />dong-gioi-2401877.html).
10
Như vậy chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về “kết hôn” đồng giới, tuy nhiên có một số
nghiên cứu đã quan tâm nhiều về vấn đề đồng tính, cũng như có một số khảo sát nghiên cứu về

một số vấn đề liên quan về đồng tính, cũng như khảo sát ý kiến của dư luận về ấn đề đồng tính.
2. Dư luận về “kết hôn” đồng tính hiện nay
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với :kết hôn” đồng tính là kỳ thị ở các
mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm. Một tỉ lệ rất
nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng tính. Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái
độ cởi mở hơn đối với người đồng tính. Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cỗ vũ việc
“kết hôn” đồng tính.
2.1. Nhà nước
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính , nhưng luật hôn
nhân và gia đình cấm hôn nhân đồng giới.
Các chính quyền trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ đồng tính,
“kết hôn” đồng tính. Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn luân nhưng
không nhắc gì đến đồng tính hay “kết hôn” đồng tính. Chính quyền thực dân Pháp cũng không
cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, luật pháp
không đề cập gì đến mại dâm nam. Tuy nhiên, những hành vi đồng tính, “kết hôn” đồng tính có
thể bị khởi tố dưới các tội danh như "vi phạm luân lý". Trong những trường hợp hiếm hoi mà
hành vi “kết hôn” đồng tính bị trừng phạt, tội danh là "ngoại tình" hay "hãm hiếp".
Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong
các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy, nhưng đến nay chính phủ Việt Nam
vẫn không có chính sách nào về quan hệ đồng tính, “kết hôn” đồng tính.
Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc xác định lại giới tính
đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.
Những người này là khác với người đồng tính.
Đến thời điểm này, khi mà rất nhiều nước trên thế giới công nhận về hôn nhân đồng tính
như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan thì ở Việt Nam, đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nếu những
11
người đồng tính cũng lao động, học tập, đóng góp cho xã hội thì tại sao quyền lợi của họ lại
không được pháp luật, xã hội bảo vệ?
2.2 Trên các phương tiện truyền thông
Các phương tiện truyền thông quen thuộc và có sức ảnh hưởng lớn tới người Việt Nam là

báo chí và phim ảnh. Trong đó, những nhân vật thuộc thế giới thứ ba thường được khắc họa với
hình ảnh xấu, đại diện của cái ác hay những tính nết khó chịu, gây phản cảm.
 Báo chí
- Về phía người viết báo:
Định kiến đối với người “kết hôn” đồng tính trên báo chí được cho là giảm theo thời gian
mặc dù tỉ lệ kỳ thị còn cao. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cùng với Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, qua nghiên cứu hơn 500 bài báo thuộc bốn báo in và sáu báo mạng,
cung cấp kết quả tỉ lệ kỳ thị chiếm 41%, không kỳ thị chiếm 18%, không xác định 41%. Tuy
nhiên, cộng đồng đồng tính Việt Nam rất đa dạng, không như mô tả của hơn 500 bài báo này.


người cho rằng các cơ quan truyền thông cần đăng tải những bài viết, hình ảnh "người thực việc
thực".
Một số vấn đề vi phạm pháp luật liên quan tới người đồng tính, “kết hôn” đồng tính hay
được đăng trên các báo trong khi đó những mặt tích cực chưa được biết tới vì nhiều lý do.
Rất ít bài báo đề cập đến nguy cơ hành vi tình dục của người đồng tính và nếu có đề cập,
thông tin cũng mơ hồ và không đầy đủ. Nhiều bài viết thiên về quan niệm hành vi tình dục của
người đồng tính là đáng lên án, lệch chuẩn, là ăn chơi đua đòi, sống trụy lạc. Quyền được kết hôn
của người đồng tính được đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên, quyền yêu và được yêu, quyền có con,
quyền nhận con nuôi, quyền tiếp cận với các dịch vụ tư vấn thể hiện không nhiều trong các bài
báo.
- Về phía người đọc
Phần lớn người đọc thấy tò mò, hứng thú về “thế giới bí ẩn” kia nên tìm hiểu nhưng bị
các bài báo đánh lạc hướng và có suy nghĩ lệch lạc về người đồng tính. Các tính từ thường được
sử dụng như là “kinh sợ”, “ghê tởm”, cùng với rất nhiều từ ngữ chửi rủa thậm tệ cộng đồng thế
giới thứ ba nói chung chỉ vì một vài “con sâu làm rầu nồi canh”
12
Một chủ đề đang được dư luận bàn tán xôn xao gần đây là những đám cưới đồng tính.
Hình ảnh cô dâu, chú rể đều là nữ hoặc nam cùng cắt bánh, uống rượu hợp cẩn làm không ít
người lo lắng xu hướng kết hôn đồng giới gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, các đám cưới này

đang vi phạm thuần phong mỹ tục và đi ngược với quan niệm hôn nhân truyền thống. Ngay cả
những nhà khoa học, trên những góc độ khác nhau cũng có ý kiến trái chiều về vấn đề này. Nếu
TS Lê Quang Bình, luật sư Nguyễn Văn Tú, bác sĩ Hoàng Tú Anh bày tỏ thái độ đồng tình với
việc cho phép người đồng tính kết hôn thì PGS, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình không đồng ý
với việc ấy. Các lời giải thích được đưa ra:
TS. Lê Quang Bình, viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho
biết: “Sự phát triển của internet giúp cộng đồng người đồng tính tìm đến, làm quen và hiểu rõ
hơn về xu hướng giới tính của mình. Người đồng tính làm đám cưới chính là họ đang cam kết sẽ
gắn bó suốt đời với nhau. Theo tôi đó là một xu hướng tích cực. Trong trường hợp đám cưới ở
Hà Tiên, nếu như hai người này không dám chấp nhận sự thật về giới tính của mình mà cố đi lấy
hai người phụ nữ thì chẳng phải họ sẽ khiến mình và người khác đau khổ?.Tôi nghĩ đã đến lúc
Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, các nhà làm luật nên có những cuộc thảo luận nghiêm
túc về vấn đề này để có những định hướng tích cực cho người đồng tính”.( nguồn:
/>Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc công ty luật Fanci, cho biết: “Theo điểm 5, điều 10, Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những cùng giới tính. Luật này dựa
trên quan điểm cho rằng những người cùng giới tính có quan hệ yêu đương, tình dục là một loại
bệnh và nếu có bệnh thì phải chữa bệnh chứ không thể dùng pháp luật để coi đó là hành vi đúng.
Tuy nhiên hiện nay với sự tiến bộ của khoa học về giới và tâm lý, người ta đã hiểu đó không phải
là một loại bệnh mà chỉ là một xu hướng tình dục. Theo quan điểm của tôi pháp luật nên thừa
nhận kết hôn đồng giới là một quyền và không nên phân biệt đối xử, định kiến, gây áp lực với
những người đồng tính”.(nguồn />rat-dung-cam-c46a458357.html)
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Hiện nay trên thế giới chỉ có một số nước cho
phép những người đồng tính kết hôn với nhau. Theo nghiên cứu của những nước này, độ bền
13
vững của hôn nhân đồng tính và dị tính không khác nhau nhiều. Có những cặp chung sống với
nhau suốt đời, có những cặp được mấy năm nhưng cũng có cặp chỉ được vài ba tháng. Ngoài ra,
cách họ yêu thương, ghen tuông, giận hờn không khác gì những cặp vợ chồng bình thường. Tuy
nhiên, điều khiến hôn nhân đồng tính kém bền vững là các cặp đôi này không có con. Họ không
có một sợi dây ràng buộc nào khi con thuyền gia đình gặp sóng gió”. (nguồn:
/>Bác sỹ Hoàng Tú Anh, giám đốc trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số cho biết: “Vì sao

chúng ta lại coi người này có quyền kết hôn còn người kia thì không?. Mọi người cần được bình
đẳng trước pháp luật. Pháp luật là để bảo vệ công dân chứ không phải để hạn chế họ. Nếu
không cho phép người đồng tính đến với nhau thì sẽ có nhiều trường hợp nam nữ bị ép kết hôn
không theo ý muốn, không dựa trên tinh thần tự nguyện. Điều này lại vi phạm chính Luật hôn
nhân và Gia đình. Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên xem xét việc sửa đổi luật để đáp ứng
nhu cầu chính đáng của công dân là người đồng tính”(.nguồn />ngay/dam-cuoi-dong-tinh-ho-rat-dung-cam-c46a458357.html)
Theo PGS, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình bày tỏ quan điểm: "Hiện ở nước ta, người đồng
tính vẫn chưa được xã hội thừa nhận. Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống nhất với
nhau về bản chất của hiện tượng này, có ý kiến cho rằng đó là ảnh hưởng của việc đua đòi, a
dua. Cũng vì thế đa số người đồng tính không dám công khai thân phận của mình, chưa nói gì
đến việc làm đám cưới với người cùng giới. Đám cưới này chỉ là cách vuốt ve cái tự ái, cái
"quyền tự nhận'' của những người thuộc "giới tính thứ ba". Nói cách khác, họ tự dọn về sống với
nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống, ở chung một mái nhà, họ tự phân công với nhau "kẻ làm
chồng" "người làm vợ"; đấy là hành vi "ngoài vùng phủ sóng" của pháp luật, rất khó xử lý. "Bài
giải" cho các trường hợp này, theo tôi cách hiệu quả nhất là phân tích cho họ thấy họ đã ngộ
nhận, đã đua đòi rồi từ đó, dần dần kéo họ quay về".( nguồn: />trong-ngay/dam-cuoi-dong-tinh-ho-rat-dung-cam-c46a458357.html)
Một video quay về “Đám cưới đôi đồng tính nữ ở Hà Nội gây xôn xao!”
( với 2.340.471 lượt xem từ
khi phát 16/12/2010 tới 08/06/2012 và nhận được 1941 lượt thích, 625 lượt không thích, thu hút
được 4427 lời bình luận. Ta có thể thấy số người yêu thích gấp 3 lần số người phản đối. Rất
14
nhiều bình luận được ghi nhận và chia thành 2 luồng thái độ rõ rệt: tán thành và chúc mừng đôi
trẻ. Bên cạnh đó, không ít lời dè bỉu, khinh thường, không tán thành.
Trong bài phỏng vấn sâu của tôi, G. là một người hoàn toàn không chút thành kiến với
giới tính thứ ba và sẵn lòng thân thiện với người đồng tính nhưng bạn cũng cho rằng: “Thực ra
mình thấy những cặp kết hôn đó quá dũng cảm và muốn gây sốc. Mình chỉ nghĩ đơn giản là: ai
cũng có thể momg muôn hạnh phúc nhưng có thể làm điều đó mà không cần phô trương như 1
đám cưới nào đấy. Người hiếu kỳ thì nhiều và thực ra cha mẹ tuy đồng ý nhưng vẫn buồn. Pháp
luật vẫn ngăn cấm đó chứ Nếu pháp luật chấp nhận thì mình cũng chấp nhận, chỉ là bây giờ
thì mình thấy không nên, nó hơi ích kỷ và chưa thực phù hợp thôi.”

(Nguồn: />Kết hôn đồng tính là một vấn đề nóng và càng dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Không
phải cứ kỳ thị mới phản đối hay đồng tình là thương cảm.
Một trang báo mạng khác cũng nhận được nhiều sự góp ý chân thành từ độc giả xung
quanh vấn đề “Chật vật 'bơi' trong giới tính thứ ba”.
(nguồn: />2.3 Những người thân của người đồng tính
Sự kỳ thị diễn ra không chỉ đối với những người trong xã hội mà cả những người thân
trong gia đình. Đã có không ít các bậc làm cha mẹ ngỡ ngàng, hốt hoảng khi phát hiện con mình
như vậy. Họ không tin, không muốn tin, thậm chí là dằn vặt con mình như là kẻ đầy tội lỗi. Họ
tìm mọi cách để kéo con mình trở lại nhưng vô vọng. Rồi có người lại đổ hết tội lỗi đó lên đầu
đứa con mình. Sự kỳ thị của gia đình là nhát dao đâm sâu nhất vào tim của những người đồng
tính.
Những người đồng tính, họ “kết hôn” đồng tính bị bố mẹ nhốt trong nhà, ngăn cấm gặp
bạn bè, người yêu, xâm phạm sự riêng tư bằng cách không cho ở phòng riêng, ép kết hôn. Cũng
có trường hợp bố mẹ dọa tự tử để gây sức ép với con, có người ép con điều trị tâm thần. Một nữ
LGBT, 21 tuổi, ở Hà Nội, bị bố mẹ dẫn ra Hồ Tây, bắt thề cắt đứt quan hệ với bạn gái, nếu
không thì người mẹ sẽ nhảy xuống hồ tự tử. Trong thực tế, có khi cha mẹ "tạo điều kiện" để con
gái của mình bị cưỡng hiếp, những mong con gái có trải nghiệm tình dục với người khác giới.
15
Hậu quả của những hình thức bạo lực này là con cái có thể mất niềm tin, bị trầm cảm, muốn tự
sát, bỏ nhà đi lang thang và dễ sa vào tệ nạn xã hội.
Chuyên mục những câu chuyện chưa kể, 1 bạn gái đã tâm sự “Đồng tính là một cái tội
không thể tha thứ” Phản ứng của cha mẹ khi biết cô ấy là đồng tính:
( />iew/Cau-chuyen/Dong_tinh_la_mot_cai_toi_khong_the_tha_thu/?print=450257687)
2.4 Tự kì thị của người đồng tính
Tâm sự của một người đồng tính nữ - Hạnh phúc là sống thật
Khó khăn đầu tiên khi biết mình là les nằm ở chính bản thân. Tôi tự dằn vặt về xu hướng
tình cảm, tình dục của mình khi tôi biết rõ mình thích người cùng phái. Sau đó, tôi lại tự ngộ
nhận rằng mình không khác biệt so với mọi người về mọi mặt, trong khi tôi chỉ khác biệt so với
mọi người về xu hướng tình dục. Khó khăn thứ hai là sự không chấp nhận từ bố mẹ, anh chị tôi.
Mặc dù bố mẹ đã hiểu vấn đề nhưng cố gắng đánh lừa bản thân rằng con gái họ không là người

như thế.
(Nguồn: />3. Nguyên nhân của sự kỳ thị
Trong rất nhiều nguyên nhân thì ta có thể tập trung ở một vài nguyên nhân chính:
Sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của cộng đồng.
Trong khi số lượng báo chí hay phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến người đồng
tính hạn chế lại mang cái nhìn phiến diện và sai lệch khiến nhiều nhiều người dân có quan niệm
sai và “thiếu thiện cảm” với họ. Và thậm chí người viết báo cũng không thể phân biệt được
“đồng tính luyến ái” với khái niệm “tình dục đồng giới” và “đồng tính”. “kết hôn” đồng tính.
Những thông tin mà người thường ghi nhận về người đồng tính thường gắn với “bệnh hoạn”,
“HIV/AIDS”, “ghen tuông”, “đồng bóng”, và hàng loạt tính cách xấu khiên mọi người ghê sợ
và có khuynh hướng tránh xa. Nguyên nhân của đồng tính thường bị cho là “lây lan” nên nhiều
người “sợ lây bệnh” không muốn tiếp xúc với người đồng tính.
Định kiến giới
16
Việt Nam là một nước còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo. Vai trò người đàn ông
được đề cao, chính vì vậy định kiến về người đàn ông mạnh mẽ, trụ cột gia đình khiến mọi người
không thể chấp nhận hình ảnh một chàng trai “ẻo lả”, “như con gái”, Bên cạnh đó, tầm quan
trọng của đứa con nối dõi tông đường khiến việc “kết hôn” đồng tính càng bị phản đối (2 người
đồng tính đến với nhau sẽ không thể có con). Xã hội cho rằng nam và nữ là thuận theo tự nhiên,
sự cân bằng âm dương, và là sự kết hợp hiển nhiên, vậy những người đồng tính có phải “đứa con
lạc loài”?
4. Hậu quả của sự kỳ thị
Sự kỳ thị của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của chính những người đồng tính
họ muốn “kết hôn” đồng giới rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những người không
phải là đồng tính và xã hội nói chung. Một chuyên gia tư vấn tâm lý nói rằng đa số những học
sinh đồng tính thường có tâm trạng hoang mang, cô độc. Điều này có thể dẫn đến nguy hiểm. Họ
có thể sa sút tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, nhiều học sinh thường xuyên có ý định tự sát. Bên
cạnh đó, vì lý do sợ xã hội kỳ thị, nhiều người đồng tính nam đã lập gia đình với phụ nữ và sinh
con tuy nhiên họ không cảm thấy hạnh phúc và gây ra đau khổ cho người vợ của mình. Ngoài ra,
vì không được xã hội công nhận, người đồng tính thường giấu mình. Mà như vậy càng làm tăng

khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
 Như vậy có thể thấy rằng hiện tượng “kết hôn” đồng giới hiện nay vẫn là một hiện tượng khá
mới và có rất nhiều dư luận trái chiều xoay quanh việc “kết hôn” giữa những người đồng tính.
Quan trọng việc nhìn nhận, đánh giá của xã hội không quá kỳ thị, mặc cảm. Để những người
đồng tính cũng có thể tìm thấy hạnh phúc của chính bản thân họ.
 XU HƯỚNG: có thể thấy rằng trong tương lai hiện tượng “kết hôn” đồng giới sẽ diễn ra phổ
biến hơn, bởi theo số liệu thống kê số người đồng tính ở Việt Nam hiện nay chưa cụ thể nhưng
được đánh giá là rất lớn. Hơn nữa người đồng tính họ cũng có nhu cầu chính đáng trên con
đường tìm hạnh phúc của mình. Đồng thời có thể thấy rằng dư luận xã hội ngày càng ủng hộ và
chấp nhận “kết hôn” đồng tính. Do tiếp xúc với những phương tiện thông tin phổ biến và hiểu rõ
hơn, trình độ nhận thức cao, trình độ học vấn cao, vấn đề đồng tính trong tương lai những kiến
thức về đồng tính “kết hôn” đồng tính sẽ được cá nhân, xã hội chấp nhận và ủng hộ. Ai cũng có
nhu cầu tìm hạnh phúc của mình. Vậy tại sao pháp luật Việt nam không thể có cái nhìn thoáng
hơn về việc “kết hôn” đồng giới. Bởi đã là con người ai cũng ó nhu cầu mưu cầu hạnh phúc cho
17
riêng mìnhvà hãy để người đồng tính họ sống thật với con người mình chứ không phải che dấu,
sợ hãi, sống luồn cũi, luôn phải đối mặt với những ánh mắt nhìn khác nhau của xã hội.
 Tình yêu đồng tính cũng là một xu hướng đang hiện hữu và rất có thể sẽ trở nên khá “rầm rộ”
trong tương lai. Cảm xúc yêu người đồng giới không chỉ xảy đến với các bạn đồng tính bẩm
sinh, mà đôi lúc do trải qua những cú sốc tâm lý từ tình yêu với người khác phái khiến nhiều bạn
(vốn có khuynh hướng tình dục bình thường) không dám yêu nữa. Và chuyển sang tìm kiếm sự
đồng cảm của những người cùng giới và tình yêu phát sinh.
Qua bài nghiên cứu tôi cũng mong dư luận xã hội có một cái nhìn rộng mở hơn về “kết
hôn”đồng giới. Hy vọng trong một tương lai không xa pháp luật Việt Nam công nhận “hôn
nhân” đồng giới như là một xu hướng tất yếu, phù hợp với nhu cầu xã hội
C. KẾT LUẬN
Nếu ai đã từng lắng nghe lời chia sẻ của những người đồng tính, đặc biệt là bóng lộ mới
thấu hiểu phần nào nỗi đau của người đồng tính: muốn được lao động, làm việc nhưng không ai
chấp nhận, muốn được như bao người bình thường nhưng bị từ chối. Hãy tưởng tượng suy nghĩ
tích cực của con người như gam màu sáng và suy nghĩ tiêu cực, sự kỳ thị như gam màu tối thì

bức tranh khái quát về “Dư luận xã hội về “kết hôn” đồng giới” sẽ mang màu sắc như thế nào?
Từ bài nghiên cứu của mình, tôi đã có những nhận xét tổng quát nhất về vấn đề này: trong xã hội
Việt Nam hiện nay, người dân có thể tiếp xúc nhiều hơn với những vấn đề thuộc giới tính thứ ba
và họ có cái nhìn thoáng hơn với việc “kết hôn”đồng tính. Tuy nhiên sự kỳ thị vẫn còn tồn tại.
Song song với dư luận ủng hộ luôn còn những ý kiến trái chiều và kỳ thị với người “kết hôn”
đồng giới. Một tỷ lệ lớn những người ủng hộ và cảm thông với giới tính thứ ba thuộc lớp trẻ, đặc
biệt học sinh, sinh viên, người có trình độ học vấn cao và tiếp xúc nhiều với các nguồn thông tin
khác nhau. Trong khi đó người cao tuổi, trung niên có cái nhìn “khắt khe” hơn về vấn đề này. Họ
cho rằng: đồng tính là bệnh và có thể lây lan, đây là lối sống lệch lạc, sai lầm của một bộ phận xã
hội.
Giải thích về sự kỳ thị của xã hội ta có thể áp dụng lý thuyết “Gán nhãn” của Howard
Becker. Ở lý thuyết này, chúng ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình )
là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người
đồng tính - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền
lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn
18
cho mình. Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng mà còn
có sự kỳ thị chính bản thân họ.
Sự phân biệt đối xử và kỳ thị của cộng đồng đối với đồng tính không chỉ là do nhận thức
của cộng đồng, xã hội mà nguyên nhân sâu xa là mọi người “gán” cho họ một “cái nhãn xấu” và
“cái nhãn” ấy gắn với họ cả cuộc đời.
Sự kỳ thị của xã hội có thể dẫn tới nhiều hệ quả xấu. Nó không chỉ làm cho cuộc sống
của chính những người đồng tính rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những người
không phải là đồng tính và xã hội nói chung. Vậy ta có thể có giải pháp gì để giảm sự kì thị của
xã hội với người đồng tính? Bắt nguồn từ nguyên nhân sự kỳ thị, chúng ta cần tăng cường hiểu
biết của người dân về giới tính thứ ba một cách phổ biến và rộng rãi hơn nữa. Trên các phương
tiện truyền thông, hình ảnh người đồng tính không nên phiến diện và tiêu cực như hiện nay. Nếu
luật pháp công nhận và có những quyền lợi cho người đồng tính thì việc “kết hôn” đồng tính
không còn là khác biệt và như một phần xã hội. Cùng với sự hiểu biết, cộng đồng sẽ dần mở lòng
với việc “kết hôn” đồng hơn hơn và tin rằng trong tương lai không xa, tất cả mọi người sẽ bình

đẳng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Nghiên cứu về sự nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục, nguy cơ lây nhiễm
HIV giữa những người MSM ở Khánh Hòa, Việt Nam”, Lương Đức Hòa.
2. “Nam có quan hệ tình dục với nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục” , Khuất
Thu Hồng và các đồng nghiệp.
3. Trần Minh Giới, nguyên cán bộ chương trình của UNESCO – Nhận thức về HIV/AIDS
và nguy cơ nhiễm HIV của những người đồng tính nam tại Hải Phòng.
4. Khoá luận tốt nghiệp : “Dư luận xã hội về hiện tượng đồng tính và đám cưới đồng tính”-
Trần Thu Quỳnh
19
5. Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân đồng giới năm 2011-
Nguyễn Hồ Phương Trâm
6. “Những quốc gia ủng hộ “kết hôn” đồng giới”_ />7. />76378.aspx
8. />nhien.35A99C01.html
9. />2401877.html
10. />11. />12. />iew/Cau-chuyen/Dong_tinh_la_mot_cai_toi_khong_the_tha_thu/?print=450257687
13. Nguồn: />14. />iew/Cau-chuyen/Dong_tinh_la_mot_cai_toi_khong_the_tha_thu/?print=450257687
15. />c46a458357.html
20

×