Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

nghiên cứu trường hợp bạo lực gia đình giữa vợ và chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.04 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU 2
Lí do chọn đề tài ( tính bức xúc của vấn đề). 2
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 4
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Lí thyết áp dụng 4
Áp dụng lí thuyết mâu thuẫn- xung đột 4
1.2. Khái niệm công cụ 7
Khái niệm gia đình và thành viên gia đình 7
Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình 9
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10
Chương 2 : Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay 11
2.1. Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới 11
2.2. Một số thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và xu hướng của vấn
đề 12
* Thực trạng của bạo lực gia đình hiện nay và xu hướng của vấn đề trong tương lai.12
* xu hướng của vấn đề bạo lực trong tương lai 19
*. Nguyên nhân của tình trạng bao lực diễn ra phổ biến như hiện nay 22
*. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 23
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
1
Họ và tên : Nguyễn Thị Dược
Lớp k55 xã hội học
Mssv: 10030130
Môn: xã hội học gia đình.
GV:Th.S.Lê Thái Thị Băng Tâm
Đề bài: hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội học gia đình để phân tích tập trung vào
3 nội dung:
Tính bức xúc của vấn đề.
Giải thích trên cơ sở lí thuyết, dữ liệu, kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề.
Phân tích biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tuơng lai.


Bài làm.
Lựa chọn đề tài:
Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay.
(nghiên cứu trường hợp bạo lực gia đình giữa vợ và chồng).
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ( tính bức xúc của vấn đề).
Trong cuộc đời mỗi con người ai sinh ra cũng cần có một mái ấm gia đình, cần sự yêu
thương chăm sóc của cha, của mẹ, các anh chị em với nhau. Và khi lớn lên, truởng thành, mỗi
người luôn tìm kiếm cho mình một tổ “ấm” riêng cho mình “ ngôi nhà nhỏ” và mong cho cái
“tổ ấm” của mình luôn luôm ấm cúng, hạnh phúc, êm đềm…. tuy nhiên đó vẫn chỉ là mong
ước của nhiều người. Vì trong cuộc sống của gia đình tồn tại những mâu thuẫn, những khúc
mắc tiềm ẩn không thể lường trước được như cãi lộn, đánh lộn… thậm chí là sảy ra bạo lực
gia đình. Không chỉ làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, con cái, người thân…mà còn làm
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của gia đình đó.
2
Bạo lực gia đình là vấn đề đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo dục , kinh tế, pháp lí và
sức khỏe. Nó là vấn đề có liên quan tới quyền con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa,
tôn giáo, ranh giới địa lí, mức độ phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề đề bạo lực gia đình là một
vấn đề muôn thuở, không chỉ xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tượng lai. Tình trạng bạo lực
gia đình diễn ra rất phổ biến trong các gia đình trong quá trình chung sống với nhau. Có thể
xảy ra giữa người vợ và chồng, giữa bố mẹ chồng với con dâu, giữa anh em ruột với nhau,
giữa con dâu với bố mẹ chồng, bố mẹ và con cái Tuy nhiên theo các số liệu nghiên cứu thì
có tới 90% các trường hợp bạo lực gia đình do nam giới ( đa số là người chồng ) gây ra với
vợ. Với con số hơn 90 % bao lực gia đình sảy ra đối với người phụ nữ(vợ) cho thấy tình
trạng bạo lực gia đình là một vấn đề đáng báo động trong xã hội cần được nhiều nhà nghiên
cứu, nhiều người quan tâm hơn nữa để giảm thiểu con số này, giúp người phụ nữ có thể bớt
đi nỗi đau thể xác cung như tinh thần.
Theo các nghiên cứu thì bạo lực gia đình, ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình được bắt
đầu quan tâm và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỉ trước. Và các nghiên cứu khẳng định
rằng: “ bạo lực gia đình là một vấn đề có thực tồn tại trong gia đình Việt Nam bạo lực đối

với phụ nữ chiếm 1 tỉ lệ lớn”(sdd: 308).đây là vấn đê mà không chỉ vấn đề của Việt Nam mà
nó là vấn đề chung của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc
Hiện nay, bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề khá là bức xúc, được nhiều nhà nghiên cứu
cũng như mọi người quan tâm đến. Bởi lẽ việc diễn ra bạo lực gia đình thì không thể kiểm
soát và thống kê được các vụ bạo lực gia đình trong tất cả các gia đình mà chỉ có thể đếm
được những vụ mà có sự can thiệp của pháp luật, tại các cơ quan hành pháp và lập pháp
( công an và tòa án).
Bạo lực gia đình đang trở lên có tính toàn cầu ( Phạm Văn Nhiễm, 1993: Lê Thị Quý.
2000) với những hậu quả to lớn với gia đình và xã hội. ở Việt Nam những năm gần đây đã có
nhiều sự quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên, do những đặc điểm văn hóa xã
hội đặc trưng nên bạo lực gia đình vẫn chưa được thừa nhận và công khai thông tin trong các
gia đình. Chính vì vậy nên hạn chế, ngăn ngừa bạo lực gia đình vẫn đang là một bài toán khó
giải của các cấp quản lí cộng đồng cũng như nhà nước.
3
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhà nước đã thông qua luật phòng và chống
2007,nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác. Luật 2007 khẳng định bạo lực gia đình là
hành vi không thể chấp nhận được, không nên xem xét đó là “vấn đề riêng tư”.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là
không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ " [6]
Từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “thực trạng bạo lực gia đình hiện nay” sau
đây tôi xin trình bày vài nét về thực trạng của nó diễn ra, đồng thời sẽ đưa ra nguyên nhân và
hệ quả của tình trạng đó để có những khuyến nghị đối với các cơ quan chính quyền kịp thời
can thiệp tránh những hậu quả khó lường sau này.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lí thyết áp dụng
Áp dụng lí thuyết mâu thuẫn- xung đột
Lí thuyết xung đột chú trọng sự xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt,
trong phạm vi nghiên cứu xã hội học gia đình thì lí thuyết xung đột chỉ ra những mâu thuẫn
chủ yếu tồn tại giữa vợ và chồng dẫn đến những hậu quả khó lường, đó chính là bạo lực gia

đình.
4
Như chúng ta biết con người chủ yếu bị thúc đẩy bởi các lợi ích cá nhân, vì những lợi ích
cá nhân mà con người không ngừng nỗ lực và cố gắng để đạt được những lợi ích mà họ mong
muốn, tuy nhiên trong xã hội nào đi chăng nữa thì xung đột chính là đặc trưng của nhóm xã
hội, tức là mọi người cùng tham gia vào một nhóm nhằm đạt được những lợi ích chung. ở
trong vấn đề nghiên cứu thì chính là trong gia đình mọi thành viên trong gia đình vợ, chồng,
con cái luôn luôn xây dựng gia đình theo những lợi ích chung mà họ đặt ra, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện mục tiêu lợi ích đó thì vẫn có những mâu thuẫn nhất định và trong nhiều
trường hợp thi những mâu thuẫn nhỏ có thể tích tụ dần dần biến tướng thành bạo lực gia đình.
Vẫn biết xung đột là điều không thể tránh khỏi trong xã hội cũng như trong gia đình. Nhưng
những mâu thuẫn nào đi nữa thì lí thuyết này cũng chỉ ra xung đột trong hôn nhân gia đình thì
sẽ giúp họ tránh khỏi những xung đột và chia tách của gia đình.
Với lí thuyết xung đột nghiên cứu dưới góc độ gia đình ta thấy xung đôt trong gia đình
chủ yếu là do phân phối lao động và cấu trúc xã hội có tính cạnh tranh. Trường hợp này sảy
ra khi gia đình thiếu nguồn lao động, dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình trong việc
phân chia nguồn lực không đều.Và sự phân chia thiếu sự công bằng trong việc sử dụng nguồn
nhân lực giữa các cá nhân trong gia đình. Điều này cho thấy trong gia đình nhiều khi người
phụ nữ ở nha trông nom con cái, chăm sóc gia đình mà không có một công việc nhất định dẫn
đến sự chênh lệch về thu nhập giữa vợ và chồng, khi đó người vợ có xu hướng bị bạo lực về
kinh tế về mặt xã hội vì bị chồng quản lí. Như vậy xung đột trong gia đĩnh sẽ có thể xảy ra.
Trong vấn đề nghiên cứu bạo lực gia đình thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực về
kinh tế( về mặt xã hội).
Tuy nhiên nếu như gia đình nào có thể điều hòa và giải quyết tình trạng trên thì sẽ không
dẫn đến nhưng xung đột vì nhiều khi sự thương lượng chính là hình thức để giải quyết mâu
thuẫn và kết quả là mâu thuẫn được giải quyết. Như trong trường hợp hành vi của người
chồng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến người vợ thì có thể người vợ sẽ “chịu nún” thì sẽ giảm
thiểu được mâu thuẫn gia đình sau đó là xung đột và bạo lực.
5
Lí thuyết xung đột cho thấy các xung đột là sự sở hữu quyền lực và lợi ích cá nhân. Như

trong gia đình quyền lực được thể hiện qua vị trí trong gia đình, tiền bạc mà các cá nhân
giành được, cưỡng bức về thể xác và tinh thần. Thông thường trong gia đình cá nhân nào nắm
quyền lực cao nhất sẽ đạt được mục đích của mình trong cuộc xung đột. Theo B. Strong
quyền lực bắt nguồn từ 4 nguồn gốc:
Thứ nhất. Tính pháp lí, chính danh. Khi mỗi gia đình cãi nhau, người chồng muốn áp đặt
ý kiến của mình “ vì tôi là chủ nhà” thì niềm tin của của người nói có quyền ra quyết định ý
kiến. Như một số gia đình, nhiều người chộng gia trưởng đã có vợ là của mình, có quyền
kiểm soát mọi thứ, bao gồm cả thân thể, có thể tùy ý đánh đạp chửi mắng dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình.
Thứ hai là tiền bạc. (kinh tế, về mặt ã hôi) tiền bạc có quyên quyết định mạnh mẽ, là cơ
sở cho quyền lực. Ví dụ : nếu người vợ quản lí tài chính trong gia đình thì xung đột gia đình,
kiểm soát mọi hoạt động sẽ do người vợ quyết định, hoặc người chồng nắm tài chính thì
người vợ sẽ có xu hướng làm theo người chồng nhiều hơn.
Thứ ba, cưỡng bức về thể xác: đánh đập Thông thường hay sảy ra là người chồng gây
ra đối với người vợ. ảnh hưởng đến thể chất của cá nhân.
Quyền lực về tình yêu và tính dục. Là hành vi gây ra mà không được sự đồng ý cho phép
của người kia “ cưỡng ép”
Con người luôn luôn có sự trao đổi, sự tương tác giữa mọi người với nhau, nhưng trong
sự tương tác mà không có sự điều chỉnh hợp lí trong các hoàn cảnh có vấn đề thì cũng có thể
sảy ra xung đột mâu thuẫn gia đình, do vậy để giải quyết được các mâu thuẫn xung đột thì
mỗi cá nhân sẽ phải xem xét và điều chỉnh hành động hợp lí nhất. Như vậy mới có thể kiểm
soát và điều chỉnh được xung đột gia đình.ví dụ. Xung đột gia đình về thể chất của người
chồng gây ra đối với người vợ mà sảy ra quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng li hôn, nhưng
cũng có thể điều hòa các mối quan hệ giữa người vợ và người chồng để có thể hành vi của
người chồng được ngăn chặn thì tình trạng li hôn sẽ được giảm xuống.
6
Mai Huy Bích ( 2003) cho rằng : việc đo lường xung đột gia đình là không dễ dàng nhất
là với người ngoài( nhà nghiên cứu). Điều này đúng với rất nhiều trường hợp, vì trong gia
đình nhiều ki xung đột đẫn đến bạo lực gia đình là không hiếm. Tuy nhiên khi nhà nghiên cứu
hỏi thì dường mọi người đều chối, vì họ cho rằng nếu gia đình mình mà thừa nhận là có thì

tức là gia đình không có văn hóa. Hoặc là do người chồng không cho nói vì sẽ ảnh hưởng đến
nhân cách của mình, đồng thời với tâm lí ngại đối mặt thì người ta khôngthừa nhận thực trạng
trên.
Tiếp cận xung đột phân tích những kì vọng về vai trò trong quan hệ gia đình khác với kì
vọng về vai trò trong các quan hệ ngoài gia đình. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, sự
thỏa mãn cũng khó có thể xác định được.
Theo Richard Gelles M. Straus, mâu thuẫn và bạo lực gia đình là khá phổ biến. Điều đó là
do gia đình là một nhóm xã hội có những đặc trưng duy nhất góp phần tạo ra một khung cảnh
có xu hướng dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực. Theo quan điểm David Mace mâu thuẫn xung
đột trong gia đình là tất yếu mà còn là sự cần thiết để nâng cao chất lượng của đời sống hôn
nhân. (Vũ Tuấn Huy.2003:20)
Mâu thuẫn gia đình là do nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm cá nhân khi bước vào hôn
nhân, sự thỏa mãn nhau, sự không phù hợp trong kì vọng và sự thực hiện vai trò trong gia
đình(Vũ Tuấn Huy.2003:20). Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình chính là do cá nhân
không thỏa mãn được nhu cầu của người kia về các mặt bao gồm cả vấn đề tính dục. Vì
trong gia đình sự thống trị thường là nam giới, hơn nữa gia đình chính là một đơn vị kinh tế
góp phần cho sự bất công xã hội, gia đình là nền tảng của sự chuyển giao quyền lực của cải
và đặc quyền đặc lọi từ thế hệ này sang thế hệ khác (Rechard T. Schaefer 2005: 456-457)
Mâu thuẫn gia đình có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực. Tích cực thì có thể
giải quyết được mâu thuẫn gia đình(hòa giải). Con tiêu cực có thể dẫn đến bạo lực gia đình
thậm chí là li hôn. Điều này tùy thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn của mỗi gia đình.
Trong giới hạn nghiên cứu của vấn đề bạo lực gia đình thì lí thuyết xung đột được ứng
dụng một cách triệt để nhất. Lí thuyết này dự đoán rằng việc đối đầu và mâu thuẫn gia đình
chỉ xảy ra khi có sự cạnh tranh giữa những người có liên quan trong tình trạng thiếu hụt các
nguồn lực( kinh tế, tinh thần ) những tiềm ẩn của mâu thuẫn của cá nhân, nhóm này với cá
nhân, nhóm khác. Đây chính là vấn đề mất cân bằng xã hội khi đó tất yếu sảy ra xung đột.
7
Vấn đề bạo hành gia đình (nghiên cứu trường hợp bạo lực của người chống gây ra đối với
người vợ thi theo nghiên cứu thì rất khó có thể quan sát và nghiên cứu được, và kết quả
nghiên cứu dường như không thể chuẩn xác được vì nạn nhân và người gây ra bạo lực bị

thành kiến sợ bị mọi người gán nhãn.
Thực tế cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới cũng liên quan đến vấn đề này bởi lẽ, nơi nào
bất bình đẳng tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng vì chính nó điều chỉnh và
chấp nhận tình trạng bạo lực gia đình như là một trong rất nhiều hình thức của việc nô dịch
hóa phụ nữ trước nam giới. Về cơ bản nam giới thường bảo vệ quyền lực vượt trội của mình
trước những người yếu thế hơn rất nhiều nguồn lực trong đó chỉ ra rằng người phụ nữ “ nên
an phận ở vị trí của mình” .
Như vậy lí thuyết xung đột đã giải thích được phần nào về vấn đề bạo lực gia đình đã
sảy ra nhiều trong xã hội, với lí thuyết này nhà nghiên cứu đưa đến với người đọc người nghe
một cái nhìn sơ bộ về vấn đề này, để hiểu sâu hơn về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội
hiện nay thì sau đây tôi xin chỉ ra một vài khái niệm liên quan đến vấn đề này.
1.2. Khái niệm công cụ.
*. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình.
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất cứ nhóm
xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những
mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những
mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể
Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và
nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp
cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những
căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau
theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
8
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia
đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp
những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức
khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế

hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau
về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn
nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là
những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong
một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng
họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt (bao gồm
cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể )
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia
đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng,
những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với
cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như
vợ chồng. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự
quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối
liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. Theo chúng tôi,
đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý
bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối
quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ
không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
*. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình.
9
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật
đổ" [12]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên
thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung.
Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú,
được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên

gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều
1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên
gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [11, tr. 27]. Gia đình là tế bào
của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức
thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.
Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới
sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân
phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia
đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ
tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;
giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
10
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của
thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của
họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Có rất nhiều các bài viết trên các luận văn, luận án, tạp chí, sách báo, trên intrernet…. đã
đề cập đến việc giáo dục con cái trong các gia đình hiện nay, dưới đây là một số các bài liên
quan đến vấn đề:
Đầu tiên phải kể đến khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình - nguyên
nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội, 2010). Khóa luận đã nói nên
được hành vi bạo lực gia đình sảy ra. Và nêu nên những nguyên nhân mà dẫn đến hành vi bạo
lực trong gia đình .
Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của
Đinh Thị Hồng Minh. Luận văn đã tìm hiểu về các khái niệm gia đình, thành viên gia đình,
bạo lực và bạo lực gia đình; nghiên cứu về một số yếu tố tác động và hậu quả của bạo lực gia
đình, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng như tìm hiểu pháp luật một số
quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, từ những nghiên cứu về thực trạng pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình, thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây và thực
trạng áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số
kiến nghị nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế .
11
Một đề tài khác có quan điểm nghiên cứu tổng bộ vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội
Đề tài “nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam” PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh . Tác giả cho
rằng từ trước tới nay vấn đề bạo lực gia đình chỉ đề cập nghiên cứu đến vấn đề bạo lực giữa
người chồng đối với người vợ điều đó là chưa đủ khi mà trong xu thế hiện nay thì vấn đề bạo
lực gia đình xảy ra trong tất cả các trường hợp. Theo nghiên cứu của tác giả thì có 9-10% nạn
nhân bị bạo lực gia đình là người chồng và thủ phạm chính là các bà vợ. Các trường hợp bạo
lực hiện nay có bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực
cháu, anh chị bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi (anh chị em, mẹ chồng
nàng dâu, em chồng chị dâu ) hay bạo lực ngược ( con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi
ông bà ). Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên
cứu bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo
lực gia đình do thiếu thông tin. Tuy nhiên.trong vấn đề nghiên cứu của tôi, nhằm cho người
đọc thấy được bạo lực trong ra đình sảy ra phổ biến như thế nào. Đặc biệt là giữa vợ và
chồng. Đồng thời do đây là bài tiểu luận có quy mô nhỏ, do đó tôi chỉ chon khía cạnh nhỏ sảy

ra giưa vợ và chông làm vấn đề nghiên cứu trong bạo lực gia đình hiện nay.
Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của việc bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về bạo lực gia
đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo
lực gia đình trong thời gian tới.
Chương 2 : Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay .
(nghiên cứu trường hợp bạo lực giữa người vợ và người chồng)
2.1. Một số thực trạng chung về bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới.
12
Nhìn chung, bạo lực gia đình sảy ra rất nhiều trong các gia đình, nhưng không chúng ta
không thể thông kê và kiểm soát được cụ thể nhất. Mà chúng ta chỉ thống kê được những con
số cụ thể các vụ đã có sự can thiệp của pháp luật, cơ quan hành pháp lập pháp( công an tòa
án )
Một nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng: tai 18 tỉnh thành phố trong 8 năm trở lại đây, thi
những đia phương này đã sảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình đã buộc cơ quan pháp luật can
thiệp, trong đó Bà Rịa Vũng Tàu có 515 vụ, Khánh Hòa 819 vụ. Thái Bình có 1.123 vụ, Hà
Tây 1.484 vụ, Ninh Thuận 967 vụ, Kiên giang 2.002 vụ.phần lớn các vụ này , người vợ phải
chịu bạo lực từ phái người chồng, số còn lại là bạo lực giữa các thành viên trong gia đình( Lê
Thị Quý. 2000).
Theo nghiên cứu diện rộng khoảng 10-15 % phụ nữ trên thế giới bị chồng gây ra bạo lực
về thể xác trong suốt cuộc đời họ,( tờ sự thật của tổ chức y tế thế giới . số 939, tháng 6.2000).
ở một số quốc gia như Nicaragoa ở Mỹ La Tinh, điều này có nghĩa là cứ 2 phụ nữ thì có 1
người bị bạo lực gia đình( tài liệu hướng dẫn thảo luận nhóm. Phòng chống bạo lực gia đình)
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là nguyên nhân thứ 10 trong các nguyên nhân hàng đầu
gây ra cái chết cho phụ nữ từ độ tuổi 15- 44 trong năm 1998(WHO)
Một cuộc điều tra ở Australia cho thấy có khoảng 20% phụ nữ bị bạo lực trong suốt thời
gian mang thai.
Như vậy với các số liệu trên cho thấy, vấn đề bạo lực gia đình không chỉ là vấn đề của
riêng của Việt Nam mà nó con là vấn đề của nhiều nước trên thế giới . Vậy việc phòng chống
bạo lực là rất cần thiết vì vấn đề này không chi gây bức xúc đối với một cá nhân mà con cả

toàn xã hôi, cần lên án những người có hành vi bạo lực gia đình để bạo về cuộc sống yên
bình của gia đình mình.
2.2. Một số thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và xu hướng của vấn
đề.
* Thực trạng của bạo lực gia đình \hiện nay và xu hướng của vấn đề trong tương lai.
13
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới năm 1999 ở một số tỉnh, trung bình có khoảng
30% phụ nữ bị đánh đạp, lạm dụng và bị cưỡng bức dưới nhiều hình thức, phần lớn do
những người thân quen, chồng và những người thân trong gia đình; 15 % bà vợ bị chồng
đánh; gần 80 % bị chồng chửi mắng; hơn 70% bị chồng bỏ mặc; gần 10 % cấm tham gia các
hoạt động xã hội; gần 20 % bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục.
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao ở 18 tỉnh và thành phố trong những năm1992-
2000 tại những địa phương này đã sảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình.
Nghiên cứu của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy có tới hơn 40 % phụ
nữ trong mẫu khảo sát đã từng bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng.
Thông qua các số liệu trên cho thấy, tình trạng bạo lực diễn ra dưới nhiều hình thức cả về
thể chất lẫn tinh thần.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình đã
làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy
hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686
vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm
56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình
trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do
bạo lực gia đình (chiếm 53,1%).
Như vậy , với số liệu này cho thấy, tỉ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình ngày càng gia tăng qua
các năm1998 là 52 % đến 2000 là 62 % tăng 10% số vụ li hôn do bạo lực gia đình, đây là
một con số khá lớn, báo đọng tình trạng bạo lực gia đình sảy ra
Theo Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em thống kê thì các nạn nhân bạo
lực gia đình đến trung tâm tuổi từ 6 – 70, các nạn nhân bị thương tích phần đầu, cổ, mặt là
50%, chấn thương chiếm 10%, 40% là đa chấn thương.

Nạn nhân của bạo lực gia đình đa số là phụ nữ, trẻ em 90%.
Theo thống kê của trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em 9 tháng đầu năm 2011 có
khoảng 34 ngàn vụ bao lực gia đình.
14
Với thống kê này cho thấy, nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ là những người phụ
nữ, phụ nữ đang ma thai mà con có cả trẻ em, gây nhiều chấn thương ảnh hưởng đến sức
khẻo của nạn nhân.
Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê
của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được
quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia
đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu
điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị
đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ
đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
Bạo lực gia đinh sảy ra gây hậu quả khó lường không chỉ đối với nạn nhân mà còn ảnh
hưởng đến các thế hệ trong nha như con cái, người thân, ảnh hưởng đến cả sự phát triển kinh
tế của gia đình đó.
Thống kê của UB chăm sóc sức khoẻ và gia đình tháng 2/ 2012 thì tỉ lệ những vụ bạo lực gia
đình ở thành phố (nơi có trình độ học vấn cao) là 57 % ở nông thôn, miền núi là 43%
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì có đến 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và
trẻ em.
Theo báo cáo chưa đầy đủ, cả nước ta tính đến tháng 9-2011, có: 33.904 vụ bạo lực gia đình,
trong đó: Số vụ bạo lực với người già là 1.739; số vụ bạo lực với phụ nữ là 12.699; số vụ bạo
lực với trẻ em là 2.892 vụ.
Người ta tính rằng trên thế giới mối năm có khoảng 14 ngàn phụ nữ bị chết dưới bàn tay của
người chồng. Theo báo cáo của Bộ Công an , trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày lại có 1
người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Theo số liệu từ tòa án tỉnh Nghệ An thì số vụ li
hôn do bạo lực gia đình tăng theo hàng năm: 2005 là 617 vụ thì đến năm 2008 lên tới 1.051
vụ năm 2010 lên tới 1523 vụ. còn theo báo cáo của tòa án nhân huyện Anh Sơn trong năm
2008 có 58 vụ án dân sự trong đó có tới 38 vụ về hôn nhân gia đình, nguyên nhân chủ yếu

bạo lực gia đình chiếm hơn 30%, năm 2010 có hơn 97 vụ ly hôn tranh châp hôn nhân gia
đình. Trong những vụ ly hôn thì có trên 70% phụ nữ đứng đơn điều đó cho thấy tỷ lệ phụ nữ
là nạn nhân rất cao và họ mong muốn được giải thoát.
15
Như vậy con số mà thống kê được là sảy ra bạo lực gia đình là không hề nhỏ, nó gây ra
hậu quả nghiêm trọng và rất nghiệm trọng ảnh hưởng đến cả mạng sống của nạn nhận vậy
nên rất cần sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của các cấp chính quyền để các nạn nhân có cơ
hội thoát khỏi cái gọi là “ địa ngục trần gian”.
Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm qua, các tòa án địa
phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này
có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly
hôn.
Nhìn chung, tình trạng bạo lực gia đình sảy ra rất nhiều trong xã hội, chỉ tính đến những
con số mà các cơ quan, chính quyên có liên quan thống kê được thì con số mà phải chịu cảnh
bạo lực gia đình là không hề nhỏ, hậu quả của nó để lại là vô cùng to lớn nếu như không
được ngăn chặn kịp thời và có biện pháp giải quyêt nhanh chóng và kịp thời. Để xã hội nói
không với bạo lực gia đình, để người người, nhà nhà vui trong hạnh phúc, không con có bạo
lực trong gia đinh nữa.
Có một số bạo lực trong gia đình như bạo lực giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái,
giữa các anh chị em với nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin chỉ ra
bạo lực giữa vợ và chồng như sau:
Đây là hình thức bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình. Không cần nhiều số
liệu chứng minh chúng ta cũng có thể khẳng định bạo lực do người chồng gây ra chủ yếu và
lớn nhất là bạo lực về thể chất – hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và bị lên án mạnh mẽ
nhất. Sở dĩ người đàn ông chọn cách sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ như vậy một phần do
những yếu tố đã nêu ở trên, một phần khác quan trọng hơn là họ không nhận thức được rằng
hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của
người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây
ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm,…; hoặc có
những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế…

16
Ngược lại, trong xã hội ngày này, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực với chồng cũng
không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chua ngoa, những cách xử sự thô bạo
mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất cho chồng. Một ví dụ điển hình có
thể nêu ra đây là vụ bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng giết chồng đang được rất
nhiều người quan tâm. Mặc dù cơ quan điều tra chưa đưa ra kết luận cuối cùng nhưng hung
thủ đã khai nhận: có hai nguyên nhân dẫn đến việc bà sát hại chồng. Một là, ông Hùng biết
chuyện tình cảm của bà ở bên ngoài, hai là vấn đề kinh tế gia đình khó khăn. Về chuyện tình
cảm, gần đây ông Hùng phát hiện vợ có quan hệ tình cảm với một vài người khác nên nảy
sinh ghen tuông. Bà Liễu khai ông Hùng có chửi mắng và đánh bà. Ngoài ra, cuối năm 2010,
bà Liễu đã sang Campuchia đánh bạc, do thua bạc, thiếu nợ nên bà Liễu đề nghị ông Hùng
bán căn nhà đang ở nhưng ông Hùng không đồng ý.
Báo cáo của Công an tỉnh Long An ngày 21-2 cho biết sáng 17-1, bà Liễu đi mua một
đoạn dây dù và 20.000 đồng xăng chứa trong bịch nilông đem cất vào tủ. Trưa 17-1, khi
không có ai ở nhà, bà Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà ở tầng 1, thắt nút các dây với dụng
ý làm hiện trường giả rồi giấu vào góc khuất. Khoảng 0h ngày 19-1, bà Liễu đi từ phòng ngủ
ra lan can thả một đầu dây dù xuống đất, sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường ông Hùng đang
nằm ngủ và châm lửa đốt. Thấy lửa đã cháy, bà Liễu đi về phòng nằm như không có chuyện
gì xảy ra. Khi ông Hùng bị phỏng tung cửa chạy ra kêu cứu, bà Liễu mới cùng hai con chạy
ra dập lửa trên người ông Hùng và cùng kêu cứu. Báo cáo khẳng định lời khai của bà Liễu
phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ thu thập được.
[17]
Tóm lại, bạo lực gia đình từ cả hai phía vợ, chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức
nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc
biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, ngoài vấn đề tâm lý còn phải kể
đến vấn đề đạo đức, kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia đình…
Ngoài ra còn có bạo lực giữa cha mẹ và con cái và bạo lực giữa các thành viên khác trong
gia đình
17
Nhìn chung, bạo lực gia đình có những định nghĩa các hành vi này không có sự thống

nhất, nhưng nhìn chung đều ghi nhận một số hình thức bạo lực: bạo lực về thể chất; bạo lực
về tâm lý; bạo lực về tình dục và một số nước ghi nhận bạo lực về kinh tế. Tuy nhiên, có một
số nước phân biệt rõ ràng các hình thức này, quy định cụ thể những hành vi thuộc từng hình
thức (Hàn Quốc, Camphuchia, Philippin, Mông Cổ…) nhưng một số nước thì không.
Ví dụ: Luật Chống bạo hành gia đình Mông Cổ ghi nhận:
- Bạo hành về thể xác là làm cho cơ thể bị tổn thương bằng các hành động như tát, hành
hung, đánh đập, xung đột gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc dẫn tới tử vong.
- Bạo hành tâm lý có nghĩa là cố tình thực hiện những hành vi gây áp lực có liên quan đến
tâm lý của con người như đe dọa, tống tiền, ngược đãi hoặc lăng mạ, phỉ báng danh dự và
phẩm giá của con người bằng việc đe dọa, lăng mạ hoặc thư hăm dọa, cô lập với họ hàng và
bạn bè, cưỡng ép hay ép buộc thực hiện các hành vi phạm tội mà nằm ngoài dự định, mong
muốn và khả năng của nạn nhân
- Bạo hành tình dục là các hành động vi phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục hoặc
tự do tình dục và cả những hành động mang tính chất tình dục trong mối quan hệ với người ở
tuổi vị thành niên làm tổn thương tới sự phát triển về tinh thần.
- Bạo hành kinh tế là cố ý chiếm đoạt hoặc hạn chế quyền sở hữu của phụ nữ, sử dụng và
bán nhà, lương thực, quần áo và các tài sản khác, thu nhập hoặc các thủ đoạn để phá hoại
hoặc gây ra thiệt hại tới tài sản, xâm nhập bất hợp pháp tới quyền sử dụng nhà hoặc tước bỏ
các cơ hội để sống và tạo thu nhập. [3, tr. 138]
Với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân và thói quen coi những hành vi bạo lực
trong gia đình là cách xử sự bình thường thì việc chỉ ra các hành vi bạo lực và phân biệt
chúng là cần thiết. Nó không chỉ giúp người dân hiểu hơn về bản chất bạo lực gia đình và
những hình thức khác nhau của nó mà còn giúp những người thực thi pháp luật dễ dàng hơn
trong việc xác định hành vi vi phạm.
Với các số liệu thống kê của nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
Việt Nam[14] (Do tổng cục thông kê với sự hỗ trợ của WHO, năm 2010 đã đưa ra những phát
hiện như sau( tổng cục thống kê 2010:51,t188):
Thứ nhất, bạo lực về thể chất :
18
Tỉ lệ bạo lực thể xác do người chồng gây ra với phụ nữ Việt Nam từng kết hôn là 32 % bị

bạo lực về thể xác trong cuộc đời và 6 % bị bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trước điều
tra( bạo lực hiện tại)
Nghiên cứu quốc gia cũng chỉ ra rằng tần suất phụ nữ bị bạo lực về thể xác mang tính
tích lũy và tăng theo độ tuổi.
Nghiên cứu ở phạm vi nhỏ chỉ ra rằng bạo lực thể xác là hình thức phổ biến nhất của bạo
lực trên cơ sở giới với tỉ lệ từ 16-37% phụ nữ cho biết họ đã từng bị bạo lực về thể xác.
Một nghiên cứu trên 465 cặp đôi chỉ ra rằng 50 % nam giới thừa nhận học đã từng đánh
vợ trong khi chỉ co 37 % phụ nữ lại nói rằng họ từng bị bạo lực. Diều này cho thấy, phụ nữ
thường có xu hướng báo cáo không đầy đủ về tình trạng bạo lực mà họ đã từng phải chui
đựng trong suốt cuộc đời.
Do đó ảnh hưởng của bạo lực thể chất làm suy giảm sức khỏe của con người làm ảnh
hưởng trực tiếp đến nạn nhân về mặt thân thể
Thứ hai, bạo lực về tinh thần\ tâm lí:
Nghiên cứu quốc gia cho thấy tỉ lệ bạo lực tâm lí phổ biến suốt cuộc đời ngưòi phụ nữ
gây ra là 53,6 %. Và trong vòng trước 12 tháng là 25 %.
Nghiên cứu ở phạm vi nhỏ cho rằng tỉ lệ bạo lực tâm lí\ tinh thần cao hơn tỉ lệ bạo lực về
thể xá từ 19-55 %.
Cuộc điều tra 2006 trên tổng số 2000 phụ nữ đã từng lập gia đình cho biết 25 % trong số
họ đã từng bị bạo lực về tâm lí\ tính thần trong chính gia đình họ.
Rất khó để xác định bạo lực là những tổn hại không thể hiện ra ngoài như bạo lực thể xác
Rất khó để phân biệt được một hành vi chỉ là xúc phạm hay đã đến mức bạo lực tâm lí\
tính thần.
Đối với mỗi trường hợp, cần phải đánh gia chính xá các tác động mà hành vi gây ra. Cần
xem xét mối quan hệ quyền lực và kiểm soát giữa hai người hay không.
Đây là hình thức bạo lực rất phổ biến hiện nay làm ảnh hưởng đến mặt tinh thần của con
người, hình thức này có xu hướng phát triển trong tương lai.
19
Thứ 3, bạo lực về tình dục:
Cũng theo nghiên cứu quốc ga cho thấy cứ khoảng 10 phụ nữ từng kết hôn thì có 1 người
đã từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời(9.9 %).

Trong số những người đã từng kết hôn tỉ lệ bạo lực trong suốt cuộc đời và trong vòng 12
tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 25 %
Cuộc điều tra 2006 của ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội tại 08 tỉnh, thành phố cho
thấy có đến 30 % phụ nữ trả lời đã từng bị chồng bắt quan hệ tình dục ngoài ý muốn.
Theo dữ liệu của trung tâm tư vấn Cửa Lò thì có 42| 207 vụ là có bạo lực tình dục.
Như vậy, bạo lực tình dục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sức khỏe sinh
sản của con người
Cuối cùng là bạo lực về kinh tế(các mặt xã hội):
Một cuộc điểu tra nhỏ về hình thưc bạo lực kinh tế đã dược thực hiện tại VN. Dữ liệu thu
được từ trung tâm tư vấn thuộc bệnh viện Đức Giang- Hà Nội cho thấy 11% bệnh nhân đã bị
bạo hành về kinh tế. Vấn đề bạo lực kinh tếcung ảnh hưởng đến vấn đề con người, tự ti với
mọi người trong xã hội và với chính bản thân mình
Kết hợp hai loại bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục, 34 % phụ nữ đã từng kết hôn cho
biết họ đã bị bạo lực về thể xác hoặc bị bạo lực về tình dục do chồng gây ra ít nhất một lần
trong đời trong khi đó 9 % cho biết bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong vong 12 tháng
trước điều tra.
Kết hợp 3 loại bạo lực thể xác, tình dục và tình thần: 58 % phụ nữ từng kết hôn cho biết
rằng họ đã từng bị ít nhất một trong 3 loại bạo lực trên trong suốt cuộc đời. Và 27 % cho biết
họ bị cả ba loại bạo lực trên trong vong 12 tháng trước điều tra.
Việc phụ nữ đồng thời bị cả bạo lực về thể xác lẫn bạo lực tình dục là phổ biến : hầu hết
phụ nữ bị bạo lực tình dục cũng bị bạo lực về thể xác và những người bị bạo lực cả về thể xác
và bạo lực tình dục thì họ thường bị bạo lực nghiêm trọng về thể xác.
20
Các hành vi bạo lực về thể xác không phải là mới bị mà là những hành vi lặp đi lặp lại .
bao lực tình dục và thể xác đối với phụ nữ thường bắt đầu sớm trong một mối quan hệ của
phụ nữ . bạo lực tình dục và tinh thần có xu hướng tiếp diễn nhiều trong suốt mối quan hệ
hơn là bạo lực thể xác.
Phụ nữ thường cho rằng bạo lực tình thần có ảnh hưởng đến họ nhiều hơn bạo lực thể xác
hay tình dục.
Nói tóm lại dù bạo lực dưới dạng nào đi chăng nữa thì nó cung ảnh hưởng nghiêm trọng

đọi với nạn nhân, ở đây chính là người phụ nữ, do đó các nhà tuyên truyền cần truyền tải
thông tin không chỉ đối với người gây ra hành vi bạo lực mà ở tất cả mọi tầng lớp, mọi người
để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề trên và cuối cùng có thể giảm thiểu đáng kể trong trong
tương lia về tình trạng bạo lực gia đình.
Phụ nữ thường không biết được điều gì đang sảy ra với họ về khía cạnh “ bạo lực”
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình, trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân
sảy ra bạo lực gia đình. Và bạo lực gia đình là nguyên nhân khiến mâu thuẫn càng trầm trọng
hơn.
21
* xu hướng của vấn đề bạo lực trong tương lai.
Với thực trạng bạo lực sảy ra trong gia đình như vậy, lí thuyết mâu thuẫn đã chỉ rõ ra
rằng bạo lực gia đình diễn ra rất phổ biến. Dưới nhiều hình thức khác nhau như bại lực thể
chất, tinh thần, tinh dục, kinh tế. Nhưng dưới hinh thức nào đi thì bạo lực đều làm tổn thương
đến cả nạn nhân, gia đình cũng như toàn xã hội.
"Bạo lực gia đình gia tăng từng ngày, xảy ra ngay cả trong gia đình trí thức trình độ cao.
Đây là vấn nạn đáng lo ngại cho toàn xã hội", ông Tạ Quy, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể
thao & Du lịch Quảng Ngãi lo lắng. Chiều 19/12, UBND Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với
về công tác gia đình mà trọng tâm là tìm ra giải pháp hữu hiệu phòng chống bạo lực gia đình.
Thống kê chưa đầy đủ từ 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2010 có 146
trường hợp bạo lực gia đình, năm 2011 có 157 vụ. 6 tháng đầu năm nay, tại 12 địa phương
trong tỉnh xảy ra hơn 260 vụ. Trong đó, ít nhất 3 phụ nữ tử vong và hàng chục người khác
phải nhập viện vì nạn bạo lực gia đình.
Như vậy, bạo lực gia đình như mọi người vẫn nghĩ là sảy ra ở các gia đình khó khăn về
kinh tế, trình độ cao. Nhưng hiện nay cả những gia đình trí thức ,học vấn cao cũng sảy ra bạo
lực cả về tinh thần và thể chất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bộ phận trong xã hội,
làm cho bộ mặt của tầng lớp trí thức bị mất đi sự danh giá, kính nể của mọi người. Điều đó
rất đáng lo ngại trong tương lai.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Sự ổn định và phát triển của xã hội phụ thuộc rất lớn vào
gia đình. Một xã hội phát triển, phồn vinh chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của gia
đình ấm no, hạnh phúc. Là một thiết chế xã hội cơ bản, gia đình không chỉ là môi trường

quan trọng nhất để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, mà gia đình còn
là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
Hiện nay, trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, cùng với sự biến đổi không ngừng
của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, sự phát triển vượt bậc của khoa học và
công nghệ, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, đứng trước những khó khăn,
thách thức cần giải quyết.
22
Hội thảo khoa học quốc tế “Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập” đã
nhận được 75 tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng viên đại học của
Hà Lan, Hàn Quốc và Việt Nam. Các tham luận tại hội thảo tập trung nghiên cứu, thảo luận
các vấn đề: có nêu thực tại của gia đình, gồm các vấn đề về các lĩnh vực và chiều cạnh của
gia đình như vị thế và vai trò của các thành viên trong gia đình, về chức năng giáo dục của
gia đình hiện nay, về gia đình đa văn hoá, hiện tượng ly hôn và tác động tiêu cực của nó tới
xã hội, mâu thuẫn thế hệ, đặc biệt là vấn đề bạo lực gia đình. Và sự biến đổi và tương lai của
gia đình, gồm các nghiên cứu về biến đổi của gia đình trong quá trình hội nhập và giao lưu
quốc tế, biến đổi của văn hoá gia đình và hệ giá trị gia đình truyền thống, những nguy cơ và
thách thức mà gia đình đang phải đối mặt, đồng thời dự báo và đề xuất giải pháp nhằm xây
dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong tương lai. Kết quả của hội thảo góp thêm một
tiếng nói, một hành động thiết thực vì sự bền vững của gia đình Việt Nam.
“Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu
diếm nhiều,” Bà Henrica A.F.M. Jansen, Trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu. “Bên cạnh sự
kỳ thị và sự xấu hổ khiến cho phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực
trong quan hệ vợ chồng là một điều ‘bình thường’ và người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn
chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình.” Thực tế là cứ hai phụ nữ tham gia nghiên cứu
thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời phỏng vấn phục vụ nghiên cứu này, họ
chưa từng nói cho ai biết về việc bị chồng mình bạo hành.
“Báo cáo này nêu bật tính cấp thiết của việc phá bỏ sự im lặng,” Ông Jean Marc Olive,
Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh. “Tất cả chúng ta
đều mong đợi những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và những phụ nữ đã tham gia
cuộc điều tra này sẽ đứng dậy nói lên tiếng nói của mình và chấm dứt bạo lực gia đình”.

Rõ ràng là bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể
chất và tinh thần của người phụ nữ. Ở Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể
chất hoặc tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể
và hơn một nửa trong số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với những phụ nữ
chưa từng bị bạo hành thì những người đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh
tật và sức khỏe kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần.
23
Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành. Theo báo cáo nghiên cứu,
khoảng 5 phần trăm phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai.
Trong hầu hết các trường hợp này, họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình đang mang
trong bụng lạm dụng.
Mặc dù bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng trẻ em cũng là nạn nhân
của bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ
đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một
mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Ví dụ, báo cáo nghiên cứu cho biết
trẻ em sống trong những gia đình mà mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề
về hành vi hơn so với những trẻ em khác.
“Những người chồng bạo hành có nhiều khả năng đã từng chứng kiến mẹ mình bị cha
đánh đập, hoặc chính họ đã từng bị đánh đập khi còn nhỏ. Những điều đã trải qua thời thơ ấu
chính là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến việc bản thân họ sau này trở thành
người gây ra bạo lực gia đình”, bà Jansen cho biết thêm. Điều này củng cố cho quan điểm
rằng bạo lực là một hành vi do con người học từ người khác.
Xu hướng giới tính: Phụ nữ chiếm 3/4 của các nạn nhân của vụ giết người bởi một đối tác
thân mật. Trên thực tế, 33% của tất cả các phụ nữ bị sát hại (tất nhiên, trường hợp duy nhất
được giải quyết bao gồm) bị ám sát bởi một đối tác thân mật. Phụ nữ chiếm khoảng 85% các
nạn nhân của bạo lực gia đình không gây chết người. Trong tất cả, phụ nữ là nạn nhân của
bạo lực đối tác thân mật với một tốc độ khoảng 5 lần nam giới.
Tuổi xu hướng: Bạo lực gia đình là nổi bật nhất trong số các phụ nữ tuổi từ 16 đến 24.
Xu hướng kinh tế: nghèo phụ nữ bị bạo lực trong nước nhiều hơn đáng kể so với phụ nữ có
thu nhập cao hơn.

Tình trạng hôn nhân: Đối với cả hai người đàn ông và phụ nữ, ly dị hoặc ly người bị tỷ lệ
cao nhất của nạn nhân tình, tiếp theo là người không bao giờ kết hôn.
Hiên nay xuất hiện một số tinh trạng bao lực ngược cần giải quyết đó là bạo lực ngược,
vợ gây ra đối với chồng, con cái gây ra đối với bố mẹ. Trước xu hướng của bạo lực thi các
cơ quan pháp quyền, chính quyền cần có những hỗ trợ đối với các gia đình đã từng xảy ra và
có nhưng phòng tránh hiệu quả với các gia đinh chưa sảy ra, vì bạo lực luôn luôn tiềm ẩn chỉ
đợi dịp bùng cháy.
24
25

×