Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phụ nữ việt nam với áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.02 KB, 12 trang )

Họ và tên : Nguyễn Thị Vân Anh
Lớp K56 – Khoa Xã hội học
Mã sinh viên : 11030038
Bài tiểu luận cuối kỳ
Môn : Xã hội học gia đình
Đề tài : Phụ nữ Việt Nam với áp lực sinh con trai nối
dõi trong gia đình.
1. Một vài suy nghĩ về tính bức xúc của vấn đề trong xã hội.
Phụ nữ và áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình thực chất là một vấn đề không mới
trong cuộc sống gia đình người Việt. Nó tồn tại trong xã hội Việt Nam từ rất lâu rồi và cho
đến tận bây giờ ( xã hội hiện đại ) thì áp lực sinh con trai luôn là trách nhiệm, là nỗi lo sợ
lớn đối với người phụ nữ. Thực tế mà nói, thì đây cũng chỉ là một khía cạnh trong xã hội,
chúng ta không nên vơ đũa cả nắm, bởi vẫn có nhiều gia đình có quan niệm tiến bộ, cho
rằng sinh con trai hay con gái đều trân trọng và yêu quý như nhau. Vì vậy, đề tài này chỉ
tập trung vào nhóm phụ nữ chịu áp lực trong việc sinh con trai nối dõi cho gia đình nhà
chồng, nên một bộ phận các gia đình có quan niệm tiến bộ kia xin phép không được đề cập
tới. Mục tiêu hướng tới của đề tài trên, là có thể vận dụng các lý thuyết trong bộ môn Xã
hội học Gia đình để phân tích, lí giải các nguyên nhân của hiện tượng này. Đồng thời hi
vọng có thể mở ra một hướng nhìn mới trong tương lai.
Nước ta vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo , Phật giáo,…. Trải qua hàng nghìn năm
phong kiến , tư tưởng Nho giáo vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Việc quan niệm phải có
con trai để nối dõi cũng bắt nguồn sâu xa từ những phong tục tập quán, từ truyền thống
chứ không hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học nào. Thực tế, về mặt di truyền học, dù là con
trai hay con gái cũng đều nhận được 50% vật liệu di truyền từ bố và 50% từ mẹ. Người bố
mang hai nhiễm sắc thể là X và Y, trong khi đó người mẹ chỉ mang duy nhất nhiễm sắc thể
X. Nếu nhiễm sắc thể Y của người bố kết hợp với nhiễm sắc thể X của người mẹ thì kết quả
sẽ sinh con trai ( XY ). Còn ngược lại, sự kết hợp là X – X (XX ) thì sẽ là con gái. Vì thế, sinh
con trai hay con gái đều phụ thuộc vào gens của người đàn ông chứ không hoàn toàn là tại
phụ nữ. Có chăng, vì phụ nữ là người trực tiếp mang nặng đẻ đau nên phải chịu bất công
hơn ? Điều này là hoàn toàn vô lý và phản khoa học. Bởi nguyên nhân không sinh được con
trai không đến từ một phía mà từ người nam giới là chính. Nhưng tại sao phụ nữ lại là


người chịu áp lực về tâm lý, thậm chí là tổn thương về tinh thần khi không thể sinh được
con trai ? Có lẽ đây là câu hỏi không thể có lời giải đáp bởi quan niệm gia trưởng, trọng
nam khinh nữ vốn ăn sâu vào tâm trí, vào cách sống, cách suy nghĩ của nhiều gia đình.
Người phụ nữ không sinh được con trai là người “ không biết đẻ “, là kẻ thất bại trong hôn
nhân, có thể phải chấp nhận để chồng có con với người khác,…Nhưng nếu đi sâu vào mổ xẻ
vấn đề thực tế thì không phải tại họ, vậy tại sao cái nghịch lý trớ trêu này cứ luôn đeo bám
lấy người phụ nữ suốt bao nhiêu năm qua ? Gieo cho họ nhiều khổ đau, ngang trái ? Khiến
họ phải chịu nhiều vất vả, ấm ức nếu không sinh được con trai nối dõi tông đường.
Bà Nobuko Horibe – Giám đốc văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNFPA
cho biết : “ Phụ nữ phải chịu áp lực nặng nề về việc sinh con trai . Điều này không chỉ trực
tiếp ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản của phụ nữ với những hệ lụy lien quan
đến sức khỏe và tính mạng của họ , mà còn đẩy phụ nữ vào tình trạng phải vĩnh viễn chấp
nhận vị thế kém hơn do tâm lí ưa thích con trai “. Đồng quan điểm , Phó tổng cục trưởng
tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình Nguyễn Văn Tân chia sẻ : Ở Việt Nam, tư tưởng
Nho giáo đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân . Mô hình gia đình truyền thống, nối
dõi tong đường, thờ phụng tổ tiên , phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị xã hội, Khi cha
mẹ chết, con trai đứng trước con gái đứng sau. Ngay cả khi nói lời cảm ơn với những
người đến viếng trong tang lễ cũng phải là con trai, nếu không có con trai thì phải nhờ con
trai của chú , bác, họ hàng ,….con gái không được. ( />p=4004 )
Điều cốt lõi gây ra sực bức xúc ở đây là việc chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại,
chúng ta hiểu rõ về bất bình đẳng giới nhưng vẫn không tài nào gạt tâm lí trọng nam
khinh nữ sang một bên để vô tư đón nhận bất cứ một đứa con, đứa cháu dù là trai hay gái.
Thậm chí, nhiều gia đình nhà người chồng còn tỏ thái độ khó chịu, bực bội ra mặt nếu con
dâu không sinh được người “chống gậy “. Điều này đã đẩy nhiều người phụ nữ đến bên bờ
vực của sự tuyệt vọng, chán nản lên đến cực độ. Họ không biết phải làm gì với cái nghĩa vụ
mà đáng ra, người đán ông của đời họ mới là người phải chịu trách nhiệm nhiều nhất.
2. Khái quát thực tế về áp lực sinh con nối dõi ở phụ nữ.
- Rõ ràng, có con trai nối dõi là quan niệm do xã hội cũ để lại, nhưng ngày nay
quan niệm đó vẫn còn tồn tại, thậm chí coi đó là điều hiển nhiên, cần thiết trong
mỗi gia đình. Điều này ngoài vấn đề do tư tưởng, nó còn chịu ảnh hưởng của

những hệ lụy do không có con trai gây ra. Ngay cả những bà mẹ, khi sinh con
cũng muốn mình có con trai, nếu không thì thế nào cũng bị đồng nghiệp trêu.
Những ông bố không con trai đi đâu cũng bị trêu, bị đả kích, nhất là ở quê thì
vấn đề này càng trở nên nặng nề, nào là không có thằng chống gậy, ngồi mâm
dưới Ở một số nước, việc con gái lên ngôi vua chẳng có gì lạ, chẳng hạn ở Anh
có nữ hoàng. Ở Nhật Bản, trước đây hiến pháp quy định con gái không được
truyền ngôi từ Nhật Hoàng, nhưng tôi biết họ đã nói đến vấn đề thay đổi hiến
pháp để con gái có thể nối ngôi vua.
Như vây, qua phân tích trên đây có thể thấy con trai hay con gái là như nhau,
quan niệm phải có con trai hoàn toàn cổ hủ, lạc hậu. Vấn đề là làm thế nào để
mọi người hiểu được điều đó? Và xa hơn nữa là tiến tới nam nữ bình đẳng. Để
làm được điều đó, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục chúng ta cần phải phát
triển hệ thống nhà dưỡng lão để người già ít phụ thuộc hơn vào con cái. Tuyên
truyền cho chị em phụ nữ phải đấu tranh để bảo vệ mình, không vì sợ chồng bỏ
mà phải sinh bằng được con trai.
- Ví dụ thực tế về áp lực của phụ nữ trong việc sinh con nối dõi. Đây là những dẫn
chứng rất chân thực từ báo chí. Tuy nhiên, nó mới chỉ là bề nổi, vẫn còn nhiều
phụ nữ phải chịu vô số khổ đau do áp lực sinh con trai mang lại như :
Đẻ xong được mấy ngày, N.T.H (Ninh Bình) thắt cái khăn lên trần rồi định tự tử,
may chồng phát hiện kịp thời. Đó là bi kịch của người phụ nữ phải chịu nhiều
áp lực sinh con nối dõi tông đường.
Hai lần tự sát không thành, H mất đi sự tự chủ của bản thân. Không muốn tiếp
xúc với ai,ít nói hơn, H như trở thành một con người khác, chán gia đình, chán
chồng, bỏ mặc hai đứa con thơ. Trong tiềm thức của người đàn bà này chỉ nghĩ
đến duy nhất một việc đó là mình không sinh được con trai, chồng mình sẽ đi
với người khác, gia đình tan vỡ, sức khỏe yếu làm sao sinh được thêm con nữa.
Năm 24 tuổi, H. lấy chồng và hạnh phúc với đứa con gái đầu lòng chưa kịp tròn
thì áp lực sinh con thứ 2 phải là trai gia tăng, khi chị dâu từng sinh 2 con gái,
phải sinh thêm con thứ 3 để giữ chồng khỏi đi theo người đàn bà khác.
Áp lực đó cùng với sức khoẻ của H vốn đã không tốt, nên tinh thần ngày càng

sa sút và luôn trong tâm trạng lo lắng đến mức sẩy thai khi mang thai được 3
tháng. Thời điểm đó là năm 2011, khi mới có thai được 2 tháng, chưa siêu âm
H. đã rất sợ hãi, muốn bỏ thai.
“Tâm lý đè nặng, sức khỏe yếu nên việc sinh con là khá khó khăn và nguy hiểm.
Nhà chồng lại muốn có quý tử nên khi chửa con thứ 2, H. mới bị áp lực đến mức
ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần”, BS. Tạ Thị Ngân cho biết.
Năm 2012, quyết tâm sinh bằng được quý tử, 2 vợ chồng H, đã kiêng cữ, cắt
thuốc rồi siêu âm tính ngày rụng trứng… nhưng niềm vui có mang vụt tắt khi
tháng thứ 4 siêu âm, bác sĩ cho biết thai là con gái. Vậy là H. đòi phá thai trong
khi bác sĩ khuyên không nên vì khả năng sinh sản sẽ kém đi.
Chị gái kể lại những tâm sự của H giọng nghẹn ngào: “Ai mà hỏi em tôi là bầu
con trai hay con gái, em bảo con gái. Họ bảo ôi thế thì tốt quá còn gì thì em vui
cả ngày. Còn ai mà bảo thôi cố đẻ thêm thằng con trai nữa, thì em buồn cả tuần,
chán không muốn làm gì”.
Vậy là suốt trong thời gian mang thai, H buồn bã, đến tuần 34 vẫn đòi đi phá.
Đến lúc sinh con, H. không muốn chăm sóc dù vẫn cho con bú, chán chồng, chán
cả con lớn bởi họ hàng, gia đình. Sau 3 ngày không muốn tiếp xúc với người đến
thăm, ai đến H. cũng đòi đi chỗ khác, H thắt cái khăn tã lên trần rồi định tự tử
nhưng chồng đã phát hiện kịp thời.
Về nhà đẻ tình hình cũng không khá hơn. Lúc nào H. cũng nói: “Bây giờ em chỉ
muốn chết thôi chị ạ” vì “Cứ đêm đến có người lảng vảng hỏi tại sao mày lại đẻ
con gái”. Vậy là H. trèo lên tầng thượng nhà mẹ đẻ thắt cổ bằng tã của con lần
thứ hai.
BS. Tạ Thị Ngân cho biết thêm: “Hiện nay, áp lực phải đẻ được con trai cũng
khá phổ biến, bởi vì tâm lý ai cũng muốn có người nối dõi tông đường. Nhưng
cũng phải tùy thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ. Những áp lực tâm lý sẽ
làm cho bệnh nhân gặp phải những sang chấn về tâm lý dẫn đến những hành
động không kiểm soát được bản thân, nguy hiểm đến sức khỏe bản thân cũng
như trở thành gánh nặng cho gia đình”. ( />vien-tam-than-vi-ap-luc-sinh-con-trai-627739.htm )
 Trường hợp trên của chị H là một ví dụ điển hình nhất cho tâm lí khao khát

có được thằng cu nối dõi của gia đình Việt Nam. Đồng thời , nó lột tả chân
thực nỗi bất hạnh, đau khổ trước áp lực sinh con nỗi dõi mà phụ nữ phải
chịu đựng đến mức tổn thương tinh thần nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân : dưới góc nhìn từ Cơ sở của lý thuyết đến đề tài.
Trong thuyết nữ quyền, các nhà nghiên cứu ( Mai Huy Bích 2003 : 228 – 229 ) đã đưa ra
một vài nhận định sau :
- Quyền lực của nam giới đối với phụ nữ như nguồn gốc của bất bình đẳng trong
gia đình và ngoài xã hội.
- Việc kiểm soát quyền lực cho phép nam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của
nam giới và thu hẹp đáng kể những lựa chọn của phụ nữ
- Hôn nhân cũng được xem xét như một thiết chế góp phần tạo nên sự bất bình đẳng
mà phụ nữ phải chịu. ( Giáo trình Xã hội học Gia đình – Trang 60 )
 Việc đề cao vai trò và trọng trách của nam giới vô hình chung đã khiến cho tâm
lý ưa chuộng con trai như ngọn lửa được tiếp thêm dầu. Và cũng vì thế, áp lực
sinh con trai nối dõi cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ của người phụ nữ càng
nhiều hơn. Đôi khi còn khiến họ mệt mỏi, căng thẳng, không được giải tỏa dẫn
đến hiện tượng trầm cảm, cá biệt có người còn phát điên, phải vào điều trị
trong các bệnh viện tâm thần… Rất đáng thương !!
• Nguyên nhân từ quá khứ - hiện tại.
Có thể nói, hiện tai và quá khứ là hai thái cực liên quan chặt chẽ đến nhau. Quá khứ ảnh
hưởng khá nhiều tới hiện tại. Và vì thế, những quan niệm, cách nghĩ trong quá khứ là nền
tảng cho sự áp đặt, áp lực lên trọng trách của người phụ nữ ngày nay. Để hiểu rõ hơn về
vấn đề này, trước tiên, cần phải nhận biết tư tưởng, lối suy nghĩ về sinh con nối dõi tông
đường trong gia đình Việt Nam truyền thống ngày xưa. Giống như việc muốn tháo nút thắt
đang rối rắm thì phải bắt đầu từ những nút buộc đầu tiên. Chỉ có như thế, chúng ta mới
hiểu thêm về áp lực sinh con nối dõi của người phụ nữ xưa có gì khác so với ngày nay, và
phụ nữ ngày nay nên làm gì, nên ứng phó ra sao với áp lực có phần nghiệt ngã này ?
Những áp lực về sinh con nối dõi của phụ nữ trong gia đình phong kiến - truyền
thống.
- Xã hội việt Nam ta xưa kia chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc, vì thế mà tư

tưởng phong kiến, giáo điều như một nguồn nước ngầm thấm sâu vào tư tưởng
người dân biết bao đời nay. Đặc biệt là trong các gia đình ở nông thôn Việt Nam,
“thằng cu “ luôn là niềm hy vọng của cả gia đình, dòng họ. Bởi thế mà phụ nữ trong
gia đình Việt Nam phong kiến phải chịu nhiều thiệt thòi, áp lực hơn. Thẳng thắn mà
nói, chính những quan niệm sai lầm ấy đã vô tình biến người phụ nữ xưa thành cái
“ máy đẻ “. Nếu không có con trai thì cứ tiếp tục đẻ, đẻ mãi mà không cần biết sẽ
nuôi nấng, chăm sóc con cái ra sao. Ông bà ta có câu : “ Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô”. Như vậy, chỉ cần có một người con trai cũng đã đủ làm hài lòng, mãn
nguyện những gia đình nhiều “ vịt trời “ lắm rồi. Vì thế, phụ nữ trong các gia đình
phong kiến – truyền thống luôn canh cánh trong lòng một áp lực to lớn. Không to
sao được khi mà cả dòng tộc, họ mạc đều hi vọng người con dâu có thể hạ sinh
ngay được quý tử. Thậm chí, trong ngày cưới của các cô gái xưa, người vào trang
trí buồng cưới phải là người đã có chồng và điều quan trọng nhât là các bà, các
thím ấy phải đẻ toàn con trai. Ngay cả những câu chúc tụng mà người ta giành cho
cặp vợ chồng trẻ trong ngày vu quy cũng phải là: “ Sớm sinh quý tử…”. Điều này
khiến cho chị em phụ nữ ngay khi bước về nhà chồng luôn canh cánh trong lòng
một mong muốn duy nhất , đó là : đẻ được con trai.
Áp lực về sinh con nối dõi của người phụ nữ trong gia đình hiện đại ngày nay.
- Phụ nữ ngày nay may mắn hơn phụ nữ thời xưa bởi trong xã hội văn minh, với sự
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và đặc biệt là y học đã lý giải khả năng sinh con trai
– con gái hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông. Mặt khác ở thời nay, những
quan niệm về “ trọng nam, khinh nữ ” đã phần nào bị tẩy chay, lên án. Vì thế, nếu
không sinh được con trai, phụ nữ hiện đại ít ra vẫn còn được hiểu và thông cảm.
- Mặc dù vậy, phụ nữ ngày nay vẫn chịu những ấm ức không khác xưa nhiều. Dù họ
được ăn học, được tiếp cận nhiều với tư tưởng hiện đại về vấn đề bình đẳng giới
nhưng bên trong mỗi mái ấm vẫn luôn tồn tại những đợt sóng ngầm đến từ bố mẹ
chồng, và cả người chồng của mình. Áp lực ấy tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của
họ, khiến họ luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng .
Theo DominiqueHaughton và Jonathan Haughton trong một nghiên cứu định
lượng về sở thích có con trai ở Việt Nam đã nhận xét : Nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam

thích ít nhất có một con trai và một số cha mẹ tiếp tục đẻ để hoàn thành mục đích
này. ( Chương 6 . Trang 109 – 110 . Giáo trình Xã hội học Gia đình – Lê Thái Thị
Băng Tâm ). Điều này là minh chứng rõ nét cho thấy áp lực đẻ con trai tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến đời sống hôn nhân của người phụ nữ.
• Một số nguyên nhân chung nhất dẫn đến áp lực của phụ nữ trong vấn đề sinh con
nối dõi.
Thật ra, dù là ở đại nào thì những bất công đối với phụ nữ vẫn chưa thể xóa bỏ.
Đặc biệt là trong vấn đề sinh con làm nhiệm vụ hương hỏa cho gia đình luôn được
đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số nguyên do khiến cho phụ nữ vô cùng áp lực
trước vấn đề sinh con trai nối dõi.
- Thứ nhất, bât kể xưa hay là nay, đã mang thân phận phụ nữ thì luôn luôn chịu thiệt
thòi nhiều hơn nam giới. Nếu không sinh được con trai, phụ nữ sẽ phải đối mặt với
nguy cơ chia sẻ hạnh phúc của mình với người phụ nữ khác. Bởi trong một số
trường hợp, bố mẹ chồng hoặc chồng sẵn sàng công khai tìm đến người khác nhằm
mục đích sinh bằng được người nối dõi.
- Thứ hai, chia làm 2 trường hợp :
+ Gia đình chồng đã có cháu đích tôn, có nhiều con ( cháu trai ) : Nếu gia đình chồng
đã có người nối dõi thì áp lực sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên, người chồng khi nhìn thấy anh em
có con trai rất dễ chạnh lòng và mong có con trai hơn.
+ Gia đình chồng chỉ có duy nhất một người nối dõi: Lúc này, người phụ nữ sẽ chịu
áp lực ngay từ đứa con đầu tiên và nếu không thể hoàn thành “nghĩa vụ “, rất có thể
dẫn tới rạn nứt mái ấm.
- Thứ 3, áp lực đến ngay từ ngững người phụ nữ xung quanh họ. Thực tế, trong
nhiều gia đình, chính phụ nữ mới là thành phần chủ lực làm nặng nề điều đó.
Không ít trường hợp chồng hay bố chồng không quá coi trọng việc con dâu sinh
cháu gái, nhưng các bà mẹ chồng, chị, em chồng lại đặt những "quả tạ" lên vai các
cô con dâu, với lý do phải đẻ dược thằng chống gậy.
Và đây là một số trường hợp cơ bản :
- Ví dụ 1 : Chị Phương, kế toán của một ngân hàng thương mại ở Định Công, Hoàng
Mai, Hà Nội kể. Chị sinh con gái đầu lòng, chồng chị là trưởng nam, nhưng cháu

vẫn được cả nhà quý mến. Tuy nhiên, đến khi cô em chồng sinh con trai, mẹ chồng
phân biệt đối xử ra mặt. Đã vài lần bà bóng gió "lần sau chị nhớ đẻ thằng cu nhá,
như con Nga đấy, thế mới giỏi chứ!". Bố chồng chị, một nhà giáo về hưu, lần nào
nghe vợ nói thế cũng bảo "cháu gái thì sao, nó có đẻ con gái nữa thì tôi vẫn cứ yêu
quý thôi".
Sau nhiều lần nghe "chỉ thị" như thế, chị Phương thực sự ác cảm với mẹ chồng.
"May mà có bố chồng cùng phe, chứ không thì tôi chẳng muốn về nhà đó nữa", chị
kể. Nhưng sự im lặng chịu đựng của chị cũng có giới hạn. Lần gần đây nhất, khi lại
bị nghe nhắc nhở đến lần thứ năm, chị trả lời ngay: "Con chỉ đẻ hộ chồng mà thôi,
việc 'đúc' thằng cu là của anh ấy, mẹ bảo anh ấy nhé!", khiến bà mẹ chồng lúng
búng không nói được gì nữa.
- Ví dụ 2: Thanh Mai, ở quận Tây Hồ, Hà Nội thì không ưa bà chị chồng ra mặt, kể từ
ngày bà chị này vô tình so sánh hoàn cảnh của cô. Mai cũng sinh con gái đầu lòng,
và mẹ chồng lên chăm sóc cháu nội. Bà không nặng nề lắm chuyện trai gái ở đứa
đầu này, nhưng chị chồng thì vô tư kể lể trước mặt hai người: "Hôm rồi có đứa bạn
mới gọi điện cho con, nó đẻ con gái, khổ rồi, vợ trưởng nam mà thế à", khiến cho chị
Mai giật mình thon thót, vì ngỡ đâu bà chị này đang "nói móc" mình. Từ đấy quan
hệ của họ luôn chỉ là bằng mặt mà không bằng lòng.
Sức ép "sinh con trai" còn xuất phát ngay từ những cô hàng xóm, đồng nghiệp, bởi
đây là chủ đề rôm rả nhất của các chị các cô đang ở độ tuổi sinh nở. Và phần nhiều
trong câu chuyện của họ là tự hào kể về "của để dành" nếu đã có một thằng cu, xuýt
xoa "chia buồn" với cô gái khác nếu cô này "trót" sinh hai gái, hoặc đã sinh đứa đầu
là gái.
- Ví dụ 3 :Chị Quỳnh (Phú Mỹ, Từ Liêm, Hà Nội) có thai lần đầu. Tuy mới được gần 3
tháng, ngày nào chị cũng phải trả lời vài câu hỏi của mấy cô trong cơ quan xem
đứa bé là gái hay trai, dù chị nói là chưa đi kiểm tra. "Hay là lại 'vịt giời' rồi, nên cứ
hoãn binh", vài chị đồng nghiệp trêu trọc khiến chị Quỳnh lo sợ nhỡ mình đẻ con gái
thật. Chị cứ thấp thỏm mong đến ngày đi siêu âm. Tâm lý thích con trai phổ biến
đến mức, nếu có ai đó khẳng định họ thích con gái thì đều bị ngầm hiểu là "không
đẻ được giai nên nói thế thôi". Chị Liên, ở Linh Đàm, Hà Nội, có 2 tiểu thư. Hai bé

xinh xắn, rất ngoan và học giỏi nên anh chị nhất mực yêu thương các con. Tuy vậy,
"lần nào có người trong cơ quan bàn về việc cố đẻ thằng cu, mình có góp ý vào là
con gái cũng tốt chứ sao, cố sinh 3 làm gì, đều bị 'lườm nguýt' là giả vờ. Mình bực
quá, giờ đành giả câm giả điếc trong những cuộc trò chuyện kiểu ấy. Sống lâu mới
biết đêm dài, đến khi nào các con gái lớn, hiếu thuận với cha mẹ thì mới hiểu lòng
nhau", chị tâm sự.
( />21594017.html )
 Thực tế mà nói, áp lực sinh con trai đôi khi không đến từ chồng hay gia đình
chồng. Mà nó xuất phát từ chính môi trường xung quanh người phụ nữ ấy. Để
đương đầu với áp lực cả trong gia đình và ngoài xã hội, phụ nữ cần phải can
đảm hơn gấp nhiều lần.
• Những gia đình có điều kiện, giàu có thì càng “khát” con trai nối dõi. Vì vậy, áp lực
sinh con trai của người phụ nữ trong gia đình giàu càng lớn và nặng nề hơn.
- Ở nhóm dân số nghèo, tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường 105,2 bé trai trên
100 bé gái, thế nhưng càng giàu sự chênh lệch này càng lớn. Ở nhóm giàu nhất con
số này là 112,9; đặc biệt ở lần sinh thứ 3 thì lên đến 132,9.
Thông tin được ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dân số và kế
hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính
khi sinh tổ chức tại Hà Nội.
( )
Theo các chuyên gia, mất căn bằng giới tính khi sinh diễn ra nặng nề hơn ở nhóm
có thu nhập trung bình, giàu và giàu nhất, 3 nhóm này chiếm khoảng 60% dân số.
Không những thế việc lựa chọn sinh con trai ở nhà giàu, trình độ văn hóa cao đang
có dấu hiệu lan dần sang nhóm nghèo theo quy luật lây truyền giá trị xã hội.
- Nguyên nhân là do những người có kinh tế thì có điều kiện hơn để tiếp cận các công
nghệ lựa chọn giới tính. Bên cạnh đó là áp lực nối dõi tông đường, về tài sản, tài
sản thường để lại cho con trai, ít khi để cho con gái Tốc độ gia tăng của các công
nghệ lựa chọn giới tính khi sinh rất nhanh. Bởi vậy , tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh ở nước ta đang ở mức báo động.
• Áp lực sinh con trai của phụ nữ đến từ truyền thống “ trẻ cạy cha, già cạy con “

của người Việt.
Trong vấn đề này, lý thuyết Trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng : “ con người luôn
hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn
lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa…”. Ngoài ra, thuyết này cũng
chỉ ra rằng : “ Trong quá trình hành động, con người phải bỏ ra chi phí nào đó
và đổi lại anh ta sẽ nhận được một phần thưởng tương ứng với chi phí mà anh
ta bỏ ra. Đó là xu hướng cân bằng của cá nhân trong hành động ( cân bằng
giữa chi phí và phần thưởng ) xu hướng cân bằng này thể hiện ở chỗ các cá
nhân mong muốn đạt được những phần thưởng lớn nhất so với chi phí đã bỏ
ra. “ ( Chương 2 – Giáo trình Xã hội học Gia đình – Lê Thái Thị Băng Tâm )
Từ cơ sở lý thuyết, ta thấy ở nước ta, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi
chưa phát triển. Khi về già, ai cũng lo lắng cho tương lai và bất an nếu không có
con trai. 70% dân số đang sống ở nông thôn, không có lương hưu hay trợ cấp
xã hội. Chính vì vậy con trai vừa là trụ cột về tinh thần vừa là trụ cột về kinh tế
cho cả gia đình. Ưa chuộng con trai đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân,
gia đình và trở thành một phần của nền văn hóa truyền thống Việt Nam.
• Thời kì mẫu hệ phụ nữ từng thừa tự , làm nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên.
Theo GS VĂN NHƯ CƯƠNG, Hiệu trưởng Trường Dân lập Lương Thế Vinh, Hà
Nội thì : con gái hoàn toàn có thể thờ cúng tổ tiên, bởi theo chế độ mẫu hệ ở
thời kỳ trước đây, người chủ gia đình còn chủ cả việc thờ cúng hằng ngày trong
gia đình. Trong thời kỳ chiến tranh, đàn ông ra trận chiến đấu, phụ nữ phải làm
mọi việc từ làm ruộng, cày cấy đến thắp hương, thờ cúng hay chôn cất mồ mả
khi có người chết Thế nhưng người phụ nữ lại không thể làm trưởng tộc được
bởi liên quan đến việc ghi tên “đinh” (con trai - NV) vào cuốn gia phả của dòng
họ. Ví dụ như gia đình sinh được năm người con, trong đó có ba trai, hai gái
nhưng tên trong gia phả chỉ có ba con trai. Cũng như trước đây, vua thường
truyền ngôi cho con trai trưởng. Nếu con trưởng không có thì nhường ngôi cho
con thứ có con trai.
• Bên cạnh đó, những chuẩn mực xã hội mới như gia đình quy mô nhỏ cũng tạo
áp lực giảm sinh khi mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con. Điều này dường như

xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Sự
xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng vừa muốn có con trai vừa
mong muốn ít con.
4. Xu hướng của vấn đề trong tương lai :
a. Phụ nữ sẽ vẫn mang tâm lý ưa thích con trai.
Bởi vì :
- Dù chồng và gia đình chồng, dù có thoải mái đến đâu, nhưng tận sâu trong lòng
mọi người vẫn muốn có thằng để “chống gậy”, muốn có một thằng cháu đích tôn để
nối dõi hương hỏa. Dù gì, trong một xã hội vẫn nặng phong kiến và có truyền thống
hương hỏa như ở Việt Nam mình, người mẹ nào sinh được con trai sẽ có vị thế hơn
trong gia đình nhà chồng.
- Có thể người phụ nữ được sống trong một gia đình trí thức hiện đại, không áp đặt
chuyện giới tính cho các cháu nhưng cháu trai vẫn luôn được cưng chiều hơn cháu
gái. Đây là điều khiến phụ nữ càng khao khát có được một đứa cháu trai để ông bà
vui lòng, gia đình yên ấm.
- Nếu không snh được con trai thì dù người phụ nữ có là dâu cả trong gia đình thì
tiếng nói và quyền lực đôi khi không thể bằng người con dâu khác. Chưa kể đến sự
ghen ghét, đố kị giữa chị em dâu trong cùng một nhà,…. Vì vậy có con trai là biện
pháp tốt nhất để phụ nữ không còn áp lực khi sống ở nhà chồng nữa.
b. Trong tương lai gần…
Trong tương lai gần, chắc chắn vấn đề về sinh con nỗi dõi tông đường vẫn còn là nỗi ám
ảnh của một bộ phận phụ nữ Việt Nam. Bởi vì họ sẽ không dễ dàng vượt qua được những
suy nghĩ vốn đã cố hữu trong tư tưởng của mỗi gia đình Việt khao khát con trai đã tồn tại
hàng trăm năm nay . Bản thân những cô gái bị áp lực đẻ con trai phải tự trang bị đủ kiến
thức để vượt qua được định kiến, giải thích được cho chồng và người thân về vấn đề sinh
con trai hay gái là do ai, và có nhất thiết phải sinh con trai hay không. Nếu đã vượt qua
được sức ép của bản thân mình, khi ấy họ mới chống được các định kiến từ người khác. Và
xu hướng này trong tương lai sẽ thay đổi theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau phụ
thuộc vào một số yếu tố như : suy nghĩ, quan niệm của mỗi nhóm phụ nữ ; họ có vai trò,
địa vị, nhận thức,…khác nhau trong xã hội nên áp lực này sẽ thay đổi theo các chiều hướng

không giống nhau.
• Phụ nữ càng học cao thì có xu hướng cố đẻ con trai hơn.
Điều này nghe có vẻ ngược đời nhưng thực tế mà nói, phụ nữ càng học cao, càng có tầm
hiểu biết thì áp lực cũng như mong muốn sinh con trai càng nhiều hơn. Chính vì họ biết
tính toán, biết lo lắng về sự ảnh hưởng to lớn của việc không có con trai đến cuộc sống hôn
nhân gia đình của mình nên ước muốn đẻ con trai ngày càng cháy bỏng và khả năng sinh
con trai của họ cũng cao hơn.
Trong báo cáo về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua các bằng chứng từ Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Ủy ban Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) công bố:
Các chuyên gia Quỹ dân số Liên hợp quốc cho biết, Việt Nam đang gặp phải sự mất cân
bằng tỷ số giới tính khi sinh (110,5 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ số bình thường là
105/100).
Trong đó, theo báo cáo, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số
giới tính khi sinh - người phụ nữ càng có học thức cao thì càng có khả năng và điều kiện
lựa chọn sinh con trai. Cụ thể, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn có tỉ lệ đẻ
con trai là 107/100 (số nam/nữ), trong khi nhóm trung học phổ thông và học nghề là 111
và con số này ở nhóm chị em có trình độ cao đẳng trở lên là gần 114. Ông Bruce Campbell,
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, nhận xét, ở các nước khác trong khu vực châu Á,
không hề thấy mối liên quan giữa trình độ của mẹ và giới tính của con. Hiện tượng này chỉ
có ở Việt Nam “ ( />con-trai/6344/l0) Điều này cho thấy, phụ nữ Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi trong đời
sống gia đình, đặc biệt là chuyện sinh con trai nối dõi. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ có học thức
cao thường cũng là nhóm giàu nhất, có mức sinh thấp, đồng thời cũng có nhiều điều kiện
tiếp cận thông tin, công nghệ để lựa chọn giới tính của con, nên có tỷ lệ đẻ con trai cao
hơn.
Các chuyên gia lý giải điều này có nghĩa là một số cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới
tính trước sinh ngay trong lần đầu và lần thứ hai mang thai, đồng thời áp lực phải có con
trai thường khiến họ sinh thêm con thứ 3 và tập trung mọi cố gắng để có "cậu ấm" trong
các lần sinh sau này.
• Áp lực sinh con trai trong tương lai sẽ giảm dần.
Bởi vì đại đa số phụ nữ đã và đang phải linh hoạt hơn trong việc trao đổi với gia đình

chồng vấn đề nhạy cảm này. Họ cho rằng, mình chỉ giữ vai trò mang thai và sinh con còn
quyết định giới tính thật sự của em bé hoàn toàn do người đàn ông. Và thực tế y học hiện
đại đã chứng minh điều này. Vì vậy, chắc chắn trong tương lai, áp lực sinh con nối dõi của
phụ nữ sẽ không còn gay gắt như trước nữa, sẽ giảm mức độ theo xu hướng bình đẳng
giới đang ngày càng được ưa chuộng trong xã hội. Tuy nhiên, để điều này trở thành sự
thật thì sẽ phải mất khoảng thời gian khá lâu dài nhưng dần dần, áp lực về sinh con nối
dõi tong đường sẽ có xu hướng giảm độ căng thẳng.
c. Một vài dự đoán ( chủ quan ) về vấn đề phụ nữ với áp lực sinh con nối dõi
trong tương lai xa hơn :
Trong xã hội văn minh Việt Nam , tuy vấn đề “trọng nam khinh nữ “ đã bị lên án và cơ
bản bị đẩy lùi nhưng đó chỉ là trong một bộ phận gia đình. Nếu đặt ra giả thuyết trong
tương lai xa hơn, có khả năng phụ nữ sẽ không chịu sinh con theo mong muốn của nhà
chồng vì nhiều áp lực. Áp lực từ cuộc sống khiến nhiều phụ nữ, nhất là những người đã
sinh được con trai đầu lòng hoặc 2 con gái đều không muốn đẻ thêm. Sinh con ở thành
phố, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo, con nhỏ ốm đau, đi học, việc nhà,
việc chăm sóc con và công việc tại cơ quan khiến họ lúc nào cũng trong tình trạng
stress.Người chồng không dễ dàng chia sẻ và đỡ đần công việc với vợ, nhất là việc nhà
và chăm sóc con cái. Sự phát triển các dịch vụ ở thành phố lớn đã khiến mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái không còn bền chặt như thế hệ trước. Nhiều người phụ nữ cho
rằng, không nhất thiết phải sinh nhiều con, mình chỉ cần có tích lũy là khi về già có thể
đủ tiền vào trại dưỡng lão, không phải làm phiền đến con cái.
Mặt khác, trong tương lai xa, khi quan niệm “ nhất nam viết hữu “ không còn được ưa
chuộng, thay vào đó, nếu con gái được công nhận có vai trò “ nối dõi “ như con trai thì
xu hướng sinh con trai nối dõi của phụ nữ sẽ không còn phổ biến, không trở thành
gánh nặng tâm lý, gánh nặng tinh thần đeo bám như trước. Điều này là hoàn toàn có
cơ sở bởi những năm gần đây đã nổ ra một số tranh luận về vấn đề có nên để cả con
gái và con trai làm nhiệm vụ thiêng liêng này. Tiêu biểu, Nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên, Viện Văn học Việt Nam cho rằng : Con nào cũng là con, miễn là có hiếu. Còn TS
Nguyễn Xuân Diện khẳng định : Phụ nữ thừa tự không ảnh hưởng tới văn hóa : Không
chỉ Việt Nam mà các nước châu Á đều có quan niệm Nho giáo với những chuẩn mực

trọng nam khinh nữ: Nam tôn nữ ti, nữ nhi ngoại tộc… Truyền thống, phong tục thờ
phụng tổ tiên theo dòng nam ở nước ta bắt nguồn từ quan niệm trên.(
) .
Việc thay đổi để phụ nữ thờ phụng tổ tiên không ảnh hưởng gì đến truyền thống hay
văn hóa. Bởi cái truyền thống không quan trọng nằm ở hình thức bên ngoài. Cái quan
trọng là cái tính chất bên trong: những gì chúng ta cảm nghĩ, những gì chúng ta ứng
xử. Vậy thì không quan trọng là nam hay nữ thờ tự, chỉ cần vẫn giữ được văn hóa uống
nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên. Cho nên, nếu cho phép con gái được làm những nhiệm
vụ thiêng liêng mà từ trước đến giờ chỉ con trai mới có quyền làm thì sẽ mang đến
cuộc sống thoải mái hơn cho người phụ nữ trong gia đình.
Trong tương lai, những áp lực về sinh con nối dõi chắc chắn sẽ vẫn đè lên vai của
người phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ của nó sẽ nhẹ dần và khi xã hội , con người không còn
tư tưởng trọng nam khinh nữ thì khi ấy phụ nữ mới có thể hoàn toàn thoải mái sinh
con thuận theo tự nhiên.
5. Kết luận :
Liệu "nối dõi" có phải tư tưởng tốt, lối sống tốt cho con người phải noi theo? Hay chỉ là
những cái gông buộc con người, nhất là phụ nữ phải mang, phải chịu mọi đau khổ, dằn
vặt. Nó có phải là nguyên nhân làm cho bao gia đình đang yên ấm bỗng tan đàn, xẻ nghé
và xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười khác, ???
Suy cho cùng, những áp đặt của Nho giáo hay tư tưởng phong kiến, truyền thống tất cả
cũng do con người đặt ra mà thôi. Mà đã do con người đặt ra thì tất nhiên cũng có cái hay
cái dở của nó, chưa kể con người ấy đã sống cách ta mấy ngàn năm, mấy trăm năm thì tất
nhiên có những tư tưởng làm sao áp dụng cho thời đại ngày nay - thời đại văn minh. Bởi
thế, phụ nữ ngày nay đứng trước áp lực về sinh con nối dõi cần có sự chuẩn bị tâm lý vững
vàng, cần có đủ gan góc để chịu đựng nhũng thử thách từ cuộc sống mà đặc biệt là chính
cuộc hôn nhân của mình.
Tài liệu sử dụng trong tiểu luận :
- />- />627739.htm
- Chương 6 . Trang 109 – 110 . Giáo trình Xã hội học Gia đình – Lê Thái Thị Băng
Tâm

- Chương 2. Giáo Trình Xã hội học gia đình – Lê Thái Thị Băng Tâm
-
- />trai/6344/l0
- />duong/139/5156529.epi
- />21594017.html

×