Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ CHẠCH ĐỒNG (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHÂN TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.26 KB, 34 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH
SẢN CỦA CÁ CHẠCH ĐỒNG (MISGURNUS
ANGUILLICAUDATUS)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHÂN TẠO
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
i
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta đang phát triển nhanh chóng
cả về chất lượng và quy mô nuôi. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho thị trường
trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm gần đây bên cạnh việc phát triển của ngành nuôi trồng
thủy sản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập do sự thiếu quy hoạch, các hình thức quản lý
chưa phù hợp, cơ cấu nuôi thiếu chú trọng tới những đối tượng có giá trị xuất khẩu
như cá chạch đồng, lươn,….
Cá chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus), thuộc họ cá chạch (Cobitidae)
là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Cá Chạch đồng có
chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số những đối tượng nuôi có giá trị kinh
tế về mặt dinh dưỡng. Trong 100g thịt cá có 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g
carbohydrat, 28mg Ca, 72mg phospho, 0,9mg sắt các vitamin A, B1, B2 và acid
nicotinicơ được nhân dân ưa chuộng. Ngoài ra đông y cho rằng cá chạch có tác


dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương. thanh nhiệt. Nó được dùng chữa
nhiều bệnh, nhất là các bệnh về gan mật.
Cá Chạch đồng có thể chịu đựng được môi trường có hàm lượng ôxy thấp.
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học cho thấy cá chạch đồng là loài thích ứng
với điều kiện khí hậu nhiệt đới vào mùa khô, thậm chí lúc thời tiết khô hạn cá cũng
có thể sống chui rúc dưới bùn hoặc di chuyển rất xa để tìm nơi có điều kiện thích
hợp cho sinh trưởng và sinh sản.
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh sản của cá Chạch đồng
trong điều kiện nuôi nhân tạo sẽ tạo tiền đề cho phát triển kỹ thuật nuôi thương
phẩm và nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch đồng. Xuất phát từ yêu cầu và
thực tế đó tôi tiến hành đề tài :
«
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và một số chỉ
tiêu sinh sản của cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) trong điều kiện
nuôi nhân tạo
»
1
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1. Phân loại
* Hệ thống phân loại:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cobitidae
Giống: Misgurnus
Loài: M. anguilicaudatus
Tên tiếng Anh: Oriental weatherfish
Hình 1: Cá chạch đồng
2.1.2. Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Trên thế giới cá Chạch đồng phân bố chủ yếu ở Châu Á như Trung Quốc,
Lào, Thái Lan, Nhật Bản. Ở Việt Nam, Chạch đồng phân bố ở vùng đồng bằng,

trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam trung bộ và Tây nguyên.
2
Cá chạch đồng có thể sống ở sông, hồ, ao, ruộng lúa, kênh mương, nơi có
đáy bùn và nước chảy nhẹ….
Chúng thích nghi nhanh ở môi trường xấu. Khi nhiệt độ nước quá cao, hoặc
quá thấp chạch rúc xuống bùn. Nhiệt độ phù hợp cho chạch sinh trưởng từ 15 -
30
0
C, thích hợp nhất 25 - 27
0
C. Ở nhiệt độ này, chạch ăn khỏe và mau lớn.
Ngoài hô hấp bằng da, mang, chạch còn có thể thở bằng ruột, khi nước thiếu
ôxy chạch ngoi lên trực tiếp mặt nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở
trong ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài.
Một nghiên cứu được các nhà khoa học Hàn Quốc công bố tại hội nghị
thường niên tại Philadelphia là loài cá này có khả năng diệt muỗi trong các ruộng
lúa.
Cá chạch đồng di chuyển chậm, thường sống ở dưới bùn, có thể sống ở dưới
ao hồ nghèo ôxy. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm và theo mùa nên tiếng
Anh gọi là “ con cá thời tiết”.
Nhiệt độ: có phổ nhiệt độ rộng [14]. Dưới điều kiện thí nghiệm cá chạch
đồng có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 2
0
C.
2.1.3. Đặc điểm phân loại
Cá mình dài, đọan trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống
đuôi dẹt mỏng. Đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ. Có 6 đôi râu, 9 tia vây lưng, 6 -7 tia
vây ngực. 7 – 8 tia vây hậu môn. Vây đuôi hình tròn, tuyến bên hoàn chỉnh. Hai
bên lưng màu tro đậm, có con có đốm tròn đen xen kẽ.
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

* Đặc điểm dinh dưỡng
Chạch mới nở chỉ to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng có chiều dài 2 - 3cm,
sau nửa năm được 4 - 6cm, chạch trưởng thành dài khoảng 15cm nặng 30 - 60g,
con to nặng 100g dài 20cm. Con to nhất dài 28cm.
Lúc nhỏ chạch ăn động vật là chính, sau chuyển sang ăn tạp, giai đoạn
trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu. Cỡ dưới 5cm chủ yếu ăn luân trùng, râu
ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5 - 8cm ngoài động vật phù du,
chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8 - 9cm chạch còn ăn tảo khuê,
thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9cm chạch chuyển sang ăn thực vật là
3
chính. Ngoài ra, nuôi chạch có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như khô
đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay.
Cho chạch ăn đầy đủ lượng thức ăn bằng 5 - 8% trọng lượng thân. Trong nuôi
thương phẩm người ta có thể sử dụng thức ăn chế biến sẵn kết hợp với thức ăn tận
dụng kiếm được để tăng hiệu quả kinh tế.
* Đặc điểm sinh trưởng
Cá chạch đồng được xem là loài cá sinh trưởng chậm tốc độ sinh trưởng phụ
thuộc vào yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Đặc trưng của loài này là kích
thước nhỏ, chiều dài cá thường từ 6-14 cm. Chiều dài tối đa đạt 28cm [12]. Cá đực
thường có trọng lượng nhỏ hơn so với cá cái.
Tốc độ sinh trưởng của cá chạch đồng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện ngoại
cảnh bao gồm như thức ăn, môi trường sống Đối với cá chạch đồng thức ăn ở
thời kỳ đầu rất quan trọng đối với tăng trưởng của cá.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Con cái thành thục lần đầu 1-2 tuổi và con đực thành thục ở 1 tuổi, chạch
nuôi thành thục khi chiều dài đạt trên 11cm tương đương với 2 năm tuổi [10] Thời
gian sinh sản từ giữa tháng 4 đến tháng 10, số lượng trứng dao động trong khoảng
từ 1800 đến 15500 [15], trứng có màu đỏ và dính. Đường kính trứng từ 800 – 850
micromet. Số lượng trứng phụ thuộc vào kích cỡ cá. Cỡ cá 8cm số lượng 2000
trứng, cỡ 10cm số lượng 7000 trứng, 12cm có 10.000 – 14.000 trứng, cỡ 15cm có

12.000 – 14.000 trứng, cỡ 18cm có 12.000 – 18.000 trứng, cỡ 20cm có 24.000
trứng.
Khi đẻ, cá đực húc vào bụng con cái, chạch cái lộn lên mặt nước, chạch đực
chạy theo quấn mình vào chạch cái và tưới tinh dịch, lúc này chạch cái cũng phóng
trứng ra – trứng rơi dính lên cỏ dưới nước hay vật bám khác chỗ có nước lưu
thông. Trứng thụ tinh ở nhiệt độ 25 – 30
0
C, sau 20-40h thì nở thành con.
Tiêm kích dục tố cho cá cái từ 2-4 não thuỳ cái, tiêm vào xoang bụng, sau
khi tiêm 1-3 ngày thì cá đẻ trứng. Cá mới nở ăn các loại luân trùng, tảo lục, có thể
cho cá ăn lòng đỏ trứng. Cá nở 10 ngày có chiều dài 1cm.
4
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Theo Fengyu và Bingxian (1990) [10], tuổi thành thục lần đầu của cá Chạch
đồng cái là từ 1-2 năm và cá đực là 1 năm. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục
và các giai đoạn thành thục của tế bào trứng giống như cá chép. Cá chạch có thể đẻ
nhiều lần trong năm. Sức sinh sản của cá chạch tỷ lệ thuận với kích thước của cơ
thể cá chạch. Mùa sinh sản kéo dài từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm. Cá
chạch đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài trong năm thứ nhất và thứ hai
nhưng tăng trưởng cao nhất về khối lượng thì xảy ra trong năm thứ hai. Đối với
hình thức nuôi thâm canh, cá chạch đạt kích thước thương phẩm vào tuổi thứ 2, khi
chiều dài cá >11cm.
Sử dụng GnRHa (liều đơn) và kết hợp với DOM để kích thích sự rụng trứng
cá Chạch đồng cái được thu thập từ tự nhiên. Liều lượng các chất kích thích rụng
trứng như sau: 2 mg/kg cá đối với não thùy thể khi tiêm liều sơ bộ. GnRHa tiêm
liều đơn với liều lượng 10 µg (G10), 20 µg (G20), 40 µg (G40) và 60 µg (G60) /kg
cá và phối hợp giữa GnRHa và DOM với liều 5 µg + 2,5 mg (GD5), 10 µg + 5 mg
(GD10), 20 µg + 10 mg (GD20) và 40 µg + 20 mg (GD40)/kg cá. Sự kết hợp giữa
GnRHa và DOM với liều 20 µg + 10 mg (GD20) và 40 µg + 20 mg (GD40)/kg cá

cái cho kết quả là tỷ lệ rụng trứng cao và có giai đoạn từ liều sơ bộ đến liều quyết
định ngắn nhất so với các thí nghiệm khác. Cũng như các loài khác trong họ cá
chép, nên kết hợp giữa DOM và GnRHa để kích thích sự rụng trứng của cá Chạch
đồng [16].
Kết quả sinh sản nhân tạo cá Chạch đồng ở tỉnh Henan, Trung Quốc cho
thấy khi dùng kết hợp LRH-A2 và (DOM) thì cho kết quả tốt hơn là dùng HCG và
LRH-A2. Nếu với môi trường nước chảy và nhiệt độ từ 21-24
o
C, độ mặn khoảng
5
5‰ thì thu được số lượng lớn cá bột Chạch đồng có chiều dài từ 3,5-4,8 mm, với
thời gian nở sau 25 giờ [17].
Cá Chạch đồng chỉ ra rằng cá cái sau khi đẻ lần thứ nhất có thể đẻ tiếp trong
vòng 20 ngày. Thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá Chạch đồng được sử dụng chất
kích thích rụng trứng là HCG (thí nghiệm tiến hành từng tháng) được tiến hành
trong 28 tháng. Có tối thiểu 70% cá cái tham gia sinh sản cho đến tháng thứ 13.
Phần trăm cá tham gia sinh sản dao động từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 20, và
giảm sút nhanh chóng vào những tháng sau đó. Không có cá cái đẻ vào tháng thứ
27 và 28. Số lượng trứng trung bình mỗi lần đẻ của cá cái giảm nhẹ hay không đổi
cho đến tháng thứ 15, sau đó thay đổi mạnh [15].
Nhịp độ bắt mồi của cá bột Chạch đồng từ khi mới nở cho đến 40 ngày tuổi
tính từ khi nở. Thức ăn sử dụng là Daphnia còn sống (Moina micrura). Cá bột có
thể bắt mồi từ 3 - 4 ngày sau khi nở ở nhiệt độ 23 ± 0,5
o
C. Cá bột ngày thứ 4 tăng
cường bắt mồi vào lúc 10:00 và 16:00. Cường độ và tỷ lệ bắt mồi cao nhất của cá
bột ngày thứ 12 là vào lúc 8:00, 12:00 và 18:00. Vào ngày 20, khi cá bột biến thái,
cường độ và tỷ lệ bắt mồi cao nhất của cá bột vào lúc 6:00; 18:00 và 24:00. Cường
độ bắt mồi cao nhất của cá con 30 ngày tuổi vào lúc 5:00 và 20:00, sau từ 1 - 2 giờ
khi cá đạt tỷ lệ bắt mồi cao nhất. Nhịp độ bắt mồi của cá con ngày 40 giống như

ngày 30. Dự đoán tỷ lệ thức ăn tối đa trên khối lượng đàn cá là 43,1%; 33,%;
19,0%; 12,8%; và 5,8% vào các ngày tuổi tương ứng là 4, 12, 20, 30 và 40. Nhịp
độ bắt mồi của cá con cũng khác nhau ở giai đoạn trước và sau khi biến thái. Hoạt
động bắt mồi của cá bột Chạch đồng trước khi biến thái tập trung vào ban ngày
(khi này cá bột ở trạng thái sống nổi) và tập trung vào ban đêm sau khi trải qua giai
đoạn biến thái (khi này cá con ở trạng thái sống đáy). Kích thước và hình dạng của
cá bột và cá con ở các ngày 4, 12, 20, 30 và 40 cũng được mô tả trong báo cáo này
[16].
6
Ở Hàn Quốc đã bắt đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh
sản cá Chạch đồng từ năm 1974. Hiện nay quy trình sinh sản nhân tạo cá Chạch
đồng đã được hoàn thiện ở Hàn Quốc. Theo quy trình của Hàn Quốc, đã tiến hành
sinh sản nhân tạo cá Chạch đồng bằng cách kết hợp giữa kích dục tố đối với cá
nước ngọt LH-RHa (Luteinising Hormone – Releasing Horrmone Analogue) và
DOM (Domperidon) để gây kích thích sinh sản cho cá Chạch đồng. Sau đó cá
Chạch đồng được đưa vào bể đẻ với tỷ lệ đực : cái là 1,5:1,0. Sau đó tiến hành ấp
trứng bằng giá thể và ương cá bột trong bể xi măng đến cá giống nhỏ và ương tiếp
lên giống lớn trong ao đất. Quá trình thuần hóa duy trì nhiệt độ nước từ 25-30
o
C,
thì tỷ lệ cá cái tham gia sinh sản khoảng 80%. Trong quá trình sinh sản nhân tạo, tỷ
lệ nở khoảng 85%. Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống 5cm khoảng 70% (Công ty
EWEON, 2009)[3].
* Phương pháp nuôi cá chạch ở Nhật Bản
Nhật Bản đã tiến hành nuôi cá chạch thương phẩm, diện tích bể nuôi 100 -
200 m
2
, nước sâu 20 - 30 cm, cá giống thả có chiều dài 3 - 4 cm. Lượng cá đưa vào
1m
2

từ 1 – 1,5 kg. Tường bể thiết kế cao hơn mặt nước 40cm, đáy phủ một lớp bùn
dày 20 - 25 cm. Đặt một ổ chứa cá, sâu 40cm gần bên cửa thoát nước. Thức ăn là
cám gạo, khoai tây, vỏ trái cây, nội tạng gia cầm.
Tiến hành nuôi theo hình khối, bằng thức ăn bằng 3 - 5% trọng lượng thân.
Người ta có thể dùng cát mịn, những ống nhựa để thay bùn, bể nuôi bằng xi
măng, diện tích bể 20m
2
nước sâu 0,45m. Trong bể đặt khoảng 10.800 ống nhựa có
đường kính 1,6 cm dài 25 cm. Cho 20 ống làm thành một hàng, cứ hai hàng ống bó
lại thành một tầng. Mỗi bể thả 7000 con cỡ 0,4 – 0,5g/con. Mỗi ngày cho cá ăn 2
lần.
* Nuôi cá chạch ở Trung Quốc
Ao nuôi xây bằng xi măng, đáy ao có bùn dầy khoảng 25cm. Diện tích ao
khoảng 30 – 100m
2
, mức nước sâu 25cm, con cỡ 1-3cm, 300 con cỡ 6cm, mật độ
0,2-0,3 kg/m
2
7
Thức ăn là động vật gồm: giun ít tơ, côn trùng thuỷ sinh, ốc, hến, trai, tôm,
cua Thức ăn là thực vật gồm: cám bột ngô, bã đậu, khô dầu các loại Tuy nhiên
thức ăn tốt nhất là cá băm nhỏ và nhộng tằm. Lượng thức ăn khoảng 3-5% trọng
lượng cơ thể. Mùa xuân thả nuôi, mùa thu thu hoạch đạt cỡ 10 -15g/con. Trong quá
trình nuôi bón phân hữu cơ bổ sung: phân bắc, lợn, gà.
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Hiện nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về cá chạch đồng, các nghiên cứu chỉ
dừng lại ở nghiên cứu đặc điểm, phân bố, dinh dưỡng và một số tác dụng chữa
bệnh cho con người.
Kích thước cá nhỏ, dưới 17cm, khối lượng nhỏ hơn 35g. Về mặt khối lượng,
sức tăng trưởng của cá qua mỗi nhóm kích thước khá nhanh, có lẽ liên quan tới

tuổi thọ thấp và sớm tham gia sinh sản. Thức ăn chủ yếu là động vật không xương
sống như Copepoda, Ostracoda, tảo, mùn bã hữu cơ.
Tác giả Võ Văn Chi (1999) có mô tả loài Chạch đồng như sau: cá Chạch
đồng có phần thân trước hình trụ tròn, phần đuôi dẹp một bên, dài 5-18cm. Đầu cá
nhọn, hơi tròn. Mắt nhỏ nằm ở hai bên đầu, khoảng cách giữa hai mắt rất ngắn. Có
3 đôi râu miệng trong đó 2 đôi ở đầu mõm và 1 đôi ở góc miệng. Da mỏng và dưới
da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn. Màu sắc của cá thay đổi theo màu
nước nơi chúng sinh sống: toàn thân màu nâu, lưng màu nâu đen xậm hơn bụng,
bụng màu vàng nhạt. Trên thân có nhiều chấm nhỏ, đôi khi tụ thành những chấm
lớn. Ở gốc vây đuôi có một chấm to màu đen. Cá sinh sản vào các tháng 4-7. Cá
cái có thể đẻ mỗi đợt khoảng 2000 trứng. Mức sinh sản trung bình, mật độ cá có
thể tăng gấp đôi sau từ 1 đến 4 năm. Cá ăn động vật thủy sinh nhỏ ở tầng đáy. Cá
Chạch đồng thường sống trong hang, hốc bùn dưới đáy, chỉ nhô phần đầu ra ngoài.
Cá trưởng thành thích những vùng nước tĩnh hay chảy chậm [6].
Hồ Thị Lan Anh (2011) khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chạch
đồng tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy tương quan về chiều dài và khối lượng của cá theo
Beverton – Holt (1959) là W = 0.0175 x L
2.582
với R
2
=0.9189. Hệ số béo của cá
8
Chạch đồng đực có sự tăng giảm không theo quy luật từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Hệ số béo của cá cái có sự tăng dần từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tháng 4
có hệ số béo giảm. Nghiên cứu này cũng cho biết, cá Chạch đồng kiếm ăn nơi tầng
đáy, thuộc loài cá ăn tạp nghiêng về động vật. Các loại thức ăn của cá Chạch đồng
là giáp xác đáy, động vật nổi, ấu trùng, nhuyễn thể, thực vật thủy sinh như rong, vi
tảo. Mùa sinh sản chủ yếu của cá Chạch đồng bắt đầu vào tháng 3 [1].
Bùi Huy Cộng và nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu NTTS I đã tiến
hành nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Chạch đồng trong 2 năm từ tháng

7/2009 đến tháng 9/2010 đã tạo ra được 3000 con cá Chạch đồng giống cỡ 2-3
g/con. Nghiên cứu này đã sử dụng cá Chạch đồng bố mẹ cỡ 8-15 g/con, nuôi vỗ ở
mật độ 20 con/m
3
, trong điều kiện bể xi măng có diện tích 30m
2
, độ sâu 1,5m, cho
ăn bằng thức ăn viên 28-35% protein của hãng CP, có kích thích nước chảy 1-2
giờ/tuần. Não thùy, HCG (Human Chrionic Gonadotropin), LH-RHa (Luteinising
Hormone – Releasing Hormone Analogue), DOM (Domperidon) đã được sử dụng
để gây kích thích sinh sản cho cá. Kết quả thăm dò sinh sản cá Chạch đồng qua 2
đợt năm 2009 cho thấy sử dụng não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 47-100%, tỷ lệ thụ tinh đạt
80% và tỷ lệ nở đạt 70% và ra được 2000 cá bột, còn sử dụng DOM + LH-RHa
không có hiệu quả. Kết quả năm 2010 thăm dò sinh sản cá Chạch đồng cho thấy sử
dụng HCG + não thùy mặc dù có tỷ lệ cá đẻ 13%, tỷ lệ thụ tinh 40% và tỷ lệ nở
50% nhưng cá bột bị chết. Chỉ sử dụng não thùy để tiêm cho sinh sản nhân tạo cá
Chạch đồng cho kết quả tốt, có tỷ lệ đẻ đạt 47-100%, tỷ lệ thụ tinh 70-75%, tỷ lệ
nở 60-70%, ra được 14.400 cá bột.
Sau khi nở, cá bột được đưa vào ương trong bể xi măng có diện tích 2
m
2
/bể, độ sâu 1,2m ở các mật độ 100 con/m
2
, 150 con/m
2
,

200 con/m
2
mỗi mật độ

được lặp lại 3 lần, thức ăn là lòng đỏ trứng gà luộc chín nghiền mịn và động vật
phù du đã được lọc sạch, rửa bằng nước muối loãng 2%. Kết quả ương cá Chạch
9
đồng từ cá bột cỡ 0,6cm, sau 21 ngày tuổi cho thấy ương ở mật độ 100con/m
2

kết quả tốt nhất, chiều dài trung bình 2,5cm và tỷ lệ sống 60%.
Kết quả ương cá Chạch đồng trong 3 bể xi măng (lặp lại 3 lần) từ giai đoạn
cá hương lên cá giống ở mật độ 100 con/m
2
. Cá thả có khối lượng trung bình 0,146
g/con, sau 43 ngày nuôi bằng thức ăn viên 35% protein cá đạt khối lượng trung
bình 2,6 g/con. Kết quả tốc độ sinh trưởng trung bình của cá Chạch đồng đạt 0,057
g/con/ngày; tỷ lệ sống dao động ở các bể 60-68%; hệ số chuyển hóa thức ăn trung
bình là 1,5 [14].
Hiện nay, mặc dù các nghiên cứu về cá Chạch đồng còn hạn chế tuy nhiên
cũng có nhiều mô hình nuôi cá Chạch thương phẩm ở các tỉnh miền Bắc. Phong
trào nuôi Chạch đồng trong ruộng lúa và đã đạt được một số kết quả khả quan, như
mô hình nuôi cá Chạch đồng ở Quốc Oai và Ứng Hòa, Hà Nội. Năm 2009, toàn
huyện Quốc Oai có 20 hộ vừa nuôi cá Chạch vừa nuôi cua đồng. Mật độ thả 20
con/m
2
, tuỳ theo cá chạch lớn hay nhỏ, thả cá chạch giống sau 2-3 ngày tiến hành
cho ăn. Thức ăn cho cá chạch rất đơn giản, dễ kiếm, chỉ cần bắt ốc bươu ngay tại
ruộng lúa, mang về xay nhỏ trộn với cám viên lại, tuần cho ăn 2 – 3 lần. Nên cho
ăn vào buổi chiều tối từ 5 – 6 giờ [14].
2.3. Tổng quan về sự thành thục tuyến sinh dục cá
2.3.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá
Tuyến sinh dục của cá là hai dải nằm sát thành cơ thể, dọc hai bên sống
lưng và phía trên của ruột, phía trên bóng hơi. Phía hai đầu tuyến sinh dục được

nối với mạch máu chính, phía cuối của tuyến sinh dục đổ chung vào một ống, ống
này thông ra ngoài qua lỗ sinh dục. Màu sắc và kích thước tuyến sinh dục thay đổi
theo giai đoạn phát triển của tuyến. Dựa theo các tài liệu hướng dẫn của các nhà
10
nghiên cứu Xô Viết, ở nước ta, sự phát triển tuyến sinh dục cá cũng được chia
thành sáu giai đoạn [2]. Cụ thể:
a. Các giai đoạn phát triển của noãn sào cá
Giai đoạn I: tuyến sinh dục gồm các tế bào sinh dục gọi là nguyên bào và các tế
bào non của thời kỳ sinh trưởng sinh chất. Đa số chúng là những tế bào hình tròn,
mắt thường không nhìn thấy được. Các noãn bào ở giai đoạn này vẫn tiếp tục sinh
sôi bằng phân bào nguyên nhiễm. Về ngoại hình, tuyến sinh dục rất nhỏ, mảnh, trong
suốt, cấu trúc thùy trứng chưa rõ ràng, chưa phân biệt được đực cái.
Giai đoạn II: Đa số tế bào sinh dục ở thời kỳ sinh trưởng nguyên chất, khi xuất
hiệt các tế bào trứng đạt được kích thước tối đa nhưng chưa có noãn hoàng. Buồng
trứng vẫn còn những noãn bào ở giai đoạn I và những noãn bào ở thời kỳ sinh
trưởng; hệ số thành thục 1%. Về ngoại hình, buồng trứng ở giai đoạn này trong suốt,
có màu hồng, mạch máu nổi rõ ở vỏ buồng trứng, có thể quan sát thấy bằng mắt
thường.
Ở giai đoạn I và II, tuyến sinh dục chưa chịu sự tác động của kích dục tố tuyến
yên, nếu cắt bỏ tuyến yên thì buồng trứng ngừng phát triển nhưng không bị thoái
hóa.
Giai đoạn III: Phần lớn noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, hình thành
không bào, các giọt mỡ và noãn bào đồng thời xuất hiện các màng phóng xạ. Về
ngoại hình, buồng trứng ở giai đoạn này đã to hơn, có màu đặc trưng của loài, trên
noãn sào đã có những hạt sắc tố đen, mạch máu phân bố nhiều. Ở giai đoạn này
tuyến sinh dục đã chịu sự điều kiển của tuyến yên, nếu cắt bỏ tuyến yên buồng trứng
sẽ bị thoái hóa.
Giai đoạn IV: Chủ yếu các noãn bào đã kết thúc thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng,
tích lũy xong noãn hoàng và đạt kích thước tối đa. Nhân noãn hoàng (túi mầm)
chuyển dần sang ngoại biên. Nếu có 60% số trứng có tâm lệch thì có thể tiêm kích

11
dục tố cho cá đẻ. Về ngoại hình, buồng trứng có màu vàng xanh hoặc vàng trắng,
trứng tròn và căng.
Giai đoạn V: Đây là giai đoạn trứng chín, các noãn bào tách khỏi bao noãn và
màng liên kết để rụng vào xoang noãn sào. Nếu dốc cá và ấn nhẹ vào bụng cá, trứng
sẽ chảy ra ngoài.
Giai đoạn VI: Là giai đoạn sau khi đẻ xong, buồng trứng xẹp đi, bao nõan rỗng,
mềm nhão, màu đỏ thẫm, mạch máu xuất hiện nhiều. Trong buồng trứng có thể có tế
bào trứng ở giai đoạn II và III [2].
b. Giai đoạn phát triển tinh sào cá
Giai đoạn I: tuyến sinh dục là một dải nhỏ dính sát vách xoang bên trong không
rõ túi hay phiến sinh tinh, mắt thường không phân biệt được đực cái.
Giai đoạn II: Cơ thể từ giai đoạn I phát triển lên hoặc từ giai đoạn VI chuyển
qua. Tinh sào có hình một dải nhỏ màu hồng nhạt. Trên lát cắt tiêu bản có thể nhìn
thấy túi sinh tinh trong đó chứa các nguyên tinh bào.
Giai đoạn III: Tinh sào đạt chiều dài cực đại nhưng bề rộng và dày thì chưa đủ,
tinh sào có màu trắng phớt hồng, mạch máu đã phân bố nhiều. Trên tiêu bản thấy các
túi sinh tinh trong đó có chứa các tinh sào sơ cấp và thứ cấp.
Giai đoạn IV: Tinh sào màu trắng, bên trong có tinh trùng, tinh bào sơ cấp, tinh
bào thứ cấp.
Giai đoạn V: Tinh sào có màu trắng đục, bên trong đại bộ phận là tinh trùng, nếu
ấn nhẹ vào bụng cá tinh dịch có thể chảy ra ngoài.
Giai đoạn VI: Tinh sào teo nhỏ sau khi sinh sản, hình dạng giống như giai đoạn
II nhưng có màu hồng đỏ, nhiều mạch máu phân bố trên bề mặt tinh sào.
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ các khâu của quá
trình sản xuất giống nhân tạo. Trong sinh sản nhân tạo ở những khu vực thuộc vĩ độ
khác nhau, vùng nước khác nhau hoặc trong cùng một vùng nước, phương pháp và
điều kiện nuôi vỗ khác nhau cũng dẫn đến sự phát dục thành thục của đàn cá bố mẹ
12
khác nhau. Như vậy, phương pháp nuôi vỗ trên cơ sở điều kiện ở mỗi địa phương

hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thành thục, tỷ lệ thành
thục và hệ số thành thục, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ và thế hệ con cái sau
này. Vì vậy cần phải có phương pháp nuôi vỗ hợp lý phù hợp với quy luật sinh vật
học sinh sản của từng loài cá ở từng khu vực địa lý khác nhau, nhằm đạt được mục
đích cao nhất trong lĩnh vực sản xuất cá giống là ngày càng thỏa mãn về số lượng và
chất lượng cá giống cho sản xuất cá thịt [2].
2.3.2. Những nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự thành thục của cá
a. Yếu tố dinh dưỡng (vấn đề cung cấp thức ăn)
Cá thành thục nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc vào thức ăn.
Nếu điều kiện dinh dưỡng không thích hợp thì sự phát dục thành thục của tuyến sinh
dục cũng không thể thực hiện được. Điều kiện dinh dưỡng không những có ảnh
hưởng lớn đến tỷ lệ thành thục, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản hữu hiệu của
chúng (sức sinh sản hữu hiệu là số trứng đẻ được tính theo mỗi kg thể trọng). Trong
các loài cá nuôi hiện nay, mối quan hệ giữa vấn đề cung cấp thức ăn với sự phát dục
thành thục của tuyến sinh dục của cá bố mẹ rất chặt chẽ, cần đảm bảo những nguyên
tắc sau:
- Thức ăn đủ về chất lượng (các chất như Protein, Gluxit, Lipid).
- Số lượng thức ăn phải thỏa mãn.
- Thức ăn phải được cung cấp theo đúng giai đoạn.
- Đảm bảo thức ăn tự nhiên là chính, có bổ sung thức ăn nhân tạo
b. Yếu tố nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, mỗi loài cá, mỗi giai
đoạn của sự phát triển có giới hạn nhiệt độ khác nhau.
13
Ví dụ: ở cá mè sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 25
o
C là thích hợp. Sinh sản trên
25
o
C là thích hợp.

Tính về nhiệt lượng: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục thường tỷ lệ
thuận với nhiệt lượng. Mỗi một loài cá yêu cầu tổng nhiệt lượng cho thời kỳ thành
thục là khác nhau. Mỗi một giai đoạn phát dục yêu cầu tổng nhiệt lượng cũng khác
nhau.
S = D (t
o
C - t
o
) = Const
Tổng nhiệt lượng của thời kỳ thành thục là tích số tổng nhiệt lượng thời kỳ sinh
trưởng với tuổi thành thục. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự phong phú của thức ăn
trong thủy vực.
Nắm được quy luật về khí hậu, thời tiết để đề ra biện pháp nuôi vỗ cho hợp lý.
Trong điều kiện ở miền Bắc nước ta từ tháng 9 đến tháng 2, nhiệt độ dưới 25
o
C thích
hợp với sinh trưởng, ở thời kỳ này tiến hành nuôi vỗ tích cực, tuyến sinh dục ở giai
đoạn II. Từ tháng 2 đến tháng 9 nhiệt độ trên 25
o
C thích hợp cho sự phát dục, ta
chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục [2].
c. Yếu tố môi trường
Hàm lượng ôxy: mỗi loài cá khác nhau yêu cầu ngưỡng ôxy khác nhau, các giai
đoạn phát dục khác nhau yêu cầu ôxy cũng khác nhau.
Khí cacbonic: CO
2
chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Nếu nồng độ
CO
2
trong nước lớn hơn nồng độ CO

2
trong máu thì CO
2
trong máu không thải ra
ngoài được, quá trình vận chuyển ôxy của Hb từ mang cá vào tế bào bị cản trở. CO
2
nhiều làm giảm độ pH trong nước, trong máu. CO
2
tăng dẫn đến tần số hô hấp tăng,
nếu CO
2
nhiều cá bị ngộ độc CO
2
và chết.
14
Khí H
2
S: H
2
S là khí độc đối với cá, H
2
S kết hợp với ion Fe
2+
trong Hemoglobin
làm mất khả năng tiếp nhận ôxy của Hemoglobin của máu. Mặt khác H
2
S sinh ra quá
trình khử ôxy của các hợp chất chứa lưu huỳnh [2].
d. Ánh sáng
Nhiều thí nghiệm gần đây đã chứng minh rằng, ánh sáng sau khi kích thích vào

cơ quan thị giác của động vật, từ đó có thể thông qua trung khu thần kinh dễ gây lên
hoạt động nội tiết của não thùy thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát dục của động vật.
Ánh sáng còn liên quan trực tiếp đến nhiệt độ của nước, vì vậy ánh sáng sẽ ảnh
hưởng đến sự thành thục của tuyến sinh dục.
e. Vấn đề thay nước và nước chảy
- Thay nước: mục đính của việc thay nước là làm cho nước trong ao luôn ở
trạng thái tốt, nhằm cải thiện vùng nước có lợi cho cá sinh trưởng và phát dục. Lấy
nước vào ao đúng lúc, đúng tiêu chuẩn còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
thực vật phù du, nâng cao mức dinh dưỡng của cá nuôi.
- Nước chảy: nước chảy là phải có lưu tốc nhất định (0,2 - 0,4m/s) và chảy trong
một thời gian nhất định, trực tiếp kích thích cá bố mẹ đang phát dục ở giai đoạn cuối
(giai đoạn IV) tiến tới phát dục thành thục, nâng cao hiệu qủa thúc đẻ.
f. Diện tích và mật độ cá thả
Ao cá bố mẹ phải đủ rộng và sâu tối thiểu là 720m
2
, độ sâu từ 1,5 - 2,0m.
Mật độ thả phải khống chế với cá bố mẹ, mật độ thả phải hợp lí theo từng đối
tượng. Với cá ăn gián tiếp mật độ thấp hơn cá ăn trực tiếp.
Điều kiện ao nuôi, mật độ cá thả có ảnh hưởng đến sự thành thục của cá bố mẹ,
vì vậy các điều kiện như nhiệt độ, ôxy, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên, chất
nước tương đối ổn định, có lợi cho sự sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ [2].
15
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus)
- Thời gian: từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014
- Địa điểm: Trung tâm thực nghiệm trường Đại học Hùng vương
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng cá chạch đồng nuôi trong thùng
- Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi cá chạch đến sinh trưởng.

- Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng cá Chạch đồng
3.2.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản cá chạch đồng khi nuôi trong điều
kiện nhân tạo
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản của cá Chạch đồng nuôi trong điều kiện nhân
tạo ở các tháng trong năm.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Bố trí thí nghiệm các công thức thức ăn, mật độ nuôi cá Chạch đồng
a. Công thức thức ăn
Thí nghiệm được phân thành 3 lô, tương ứng với các công thức thức ăn khác
nhau, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các lô thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên.
Cá ở các lô thí nghiệm được nuôi cùng mật độ 60 con/1m
3
. Cho ăn 2 lần sáng
(30%) và tối (70%), xi phong mỗi lần/ngày trước khi cho ăn buổi sáng. Các điều
kiện về sinh thái, và biện pháp chăm sóc tương đương.
Các công thức thức ăn như sau:
+ Công thức 1: Cám gạo
+ Công thức 2: Bột sắn
+ Công thức 3: Cám ngô
16
Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ bệnh, khả năng sinh trưởng về khối
lượng và chiều dài của cá để xác định được loại thức ăn phù hợp nhất.
b. Công thức mật độ
Thí nghiệm được phân thành 3 lô, tương ứng với các công thức mật độ khác
nhau, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các lô thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên,
được cho ăn thức ăn chung là thức ăn Cargill 7454 (protein 30%). Cho ăn 2 lần
/ngày, xi phong 1 ngày 1 lần và các điều kiện về sinh thái tương tự nhau.
Các công thức mật độ như sau:
+ Công thức 1: 40 con/1m
2

+ Công thức 2: 60 con/1m
2
+ Công thức 3: 80 con/1m
2
Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ bệnh, khả năng sinh trưởng về khối
lượng và chiều dài của cá để xác định được mật độ nuôi phù hợp nhất.
3.3.2. Nghiên cứu chỉ tiêu sinh sản cá Chạch đồng
Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ: có khối lượng từ 15-25g/con được đưa vào nuôi. Nuôi
chung cá đực và cá cái trong thùng 02 thùng
Thức ăn sử dụng nuôi vỗ: Sử dụng thức ăn 28% protein, sử dụng thức ăn như
sau:
Nội dung Thời gian nuôi Loại thức ăn Lượng thức ăn
Nuôi vỗ thành
thục
Tháng 1 đến
tháng 11
Cám Cargill 7644 hàm
lượng protein 28%
1-3 %
Cuối quá trình nuôi vỗ tiến hành thu mẫu mỗi thùng 05 con cá bố mẹ, kiểm tra
độ thành thục của cá, xác định tỷ lệ thành thục và tuổi thành thục của cá.
Tiến hành lựa chọn cá Chạch đồng, quan sát lựa chọn hình thái ngoài để phân
biệt cá Chạch đực cái bằng hình thái. Kiểm tra cá Chạch để xác định thời điểm cá
có độ thành thục cao nhất.
17
Xác định sự thành thục của cá: dựa trên giai đoạn phát triển của trứng, tinh.
Quan sát hình thái bề ngoài về mầu sắc, tuyến sinh dục, ở cá đực tiến hành vuốt
kiểm tra sẹ.
Xác định hệ số thành thục: sau mỗi tháng nuôi, ở mỗi thùng mổ 5 cá cái, 5 cá
đực để xác định các chỉ tiêu sinh sản như khối lượng buồng trứng, đo đường kính

trứng.
3.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu số liệu
a. Chỉ tiêu về môi trường
- Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế bách phân, 2 lần/ngày vào sáng và chiều
- Hàm lượng oxy hòa tan: máy đo oxy, 1 lần/1ngày
- pH: 1 lần/ngày đo bằng giấy quỳ
b. Chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ bệnh
* Theo dõi tỷ lệ cá bị mắc bệnh
Theo dõi hoạt động và sức khoẻ cá, nếu có dấu hiệu bệnh, cá chết tiến hành thu
mẫu, kiểm tra tác nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp phòng và trị bệnh. Xác
định thời điểm giao mùa cá dễ gây bệnh, chủ động phòng bệnh. Theo tài liệu Bệnh
học thủy sản của Bùi Quang Tề.
* Tỷ lệ sống
Được kiểm tra mỗi tháng 1 lần, kiểm tra số lượng cá còn lại của từng bể thí
nghiệm trước và sau tháng thí nghiệm.
Công thức tính tỷ lệ sống (%)
18
Tỷ lệ bệnh% = Tổng số cá bị mắc bệnh
Tổng số cá nuôi
- Sinh trưởng tích lũy: Khối lượng của cá tại thời điểm kiểm tra
- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/con/ngày) =
W
tb2
– W
tb1
t
2
– t
1

Hệ số thành thục =
Khối lượng tuyến sinh dục
Khối lượng cá
Tỷ lệ thành thục =
Số cá thành thục
Số cá kiểm tra
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, ghi chép thường xuyên và đầy đủ. Số liệu sẽ được tổng
hợp và phân tích ANOVA một nhân tố về sự sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05 giữa
các công thức thí nghiệm bằng phần mềm EXCEL và SPSS.
19
Tỷ lệ sống% = Tổng số cá thu được tại cuối tháng nuôi
Tổng số cá ở đầu tháng nuôi
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến sinh trưởng của cá Chạch đồng
4.1.1. Môi trường trong quá trình nuôi chạch đồng

Hình 4.1. Một số thông số môi trường trong quá trình nuôi cá Chạch
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng cũng như các quá trình
sinh trưởng cá. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm cá ngừng các hoạt động bắt
mồi và phát triển của cá. Đối với cá Chạch đồng có thể sống được ở nhiệt độ 19
o
C
- 35
o
C, trong đó thích hợp nhất là 23
o
C - 34
o
C. Qua kết quả ở hình 4.1 cho thấy, do

thí nghiệm được tiến hành từ tháng tư đến tháng 10 nên nhiệt độ ở thí nghiệm
tương đối ổn định trong khoảng từ 23 -28,3
0
C, đây là mức nhiệt phù hợp để nuôi cá
chạch đồng. Giữa các lô thí nghiệm do được bố trí trong cùng khu vực và cùng
điều kiện về thay nước, chăm sóc nên có nhiệt độ tương đương.
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống sinh trưởng cá chạch đồng
Cá Chạch đồng đưa vào thí nghiệm có kích cỡ tương đối đồng đều, cỡ cá trung
bình dao động từ 1,65-1,67g/con, không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý
nghĩa 0,05.
20
Kết quả sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng qua các tháng thí nghiệm được
thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng
khi nuôi ở các mật độ khác nhau (g/con)
Tháng thí nghiệm Mật độ 1 Mật độ 2 Mật độ 3
Bắt đầu nuôi 1,65
a
1,67
a
1,66
a
Tháng thứ 1 2,46
a
2,45
a
2,40
a
Tháng thứ 2 4,70
a

4,63
a
4,56
b
Tháng thứ 3 6,69
a
6,60
a
6,27
b
Tháng thứ 4 8,62
a
8,42
a
7,97
b
Tháng thứ 5 10,36
a
10,11
a
9,55
b
Tháng thứ 6 12,10
a
11,79
a
11,13
b
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Khi bắt đầu nuôi và tháng thứ nhất giữa các mật độ nuôi không có sự khác biệt

về sinh trưởng tích lũy, tuy nhiên từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 nuôi có sự khác
biệt về sinh trưởng cá giữa các mật độ. Mật độ 3 cho sinh trưởng thấp nhất, mật độ
1 (40 con/1m
2
) và 2 (60 con/1m
2
) cho sinh trưởng tương đương nhau và cao hơn
mật độ 3 (80 con/1m
2
) ở mức ý nghĩa α=0,05 do ở mật độ 3 cá phải cạnh tranh điều
kiện về môi trường sống, thức ăn.
21
g/con
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy cá Chạch đồng
Hình 4.2 thể hiện rõ hơn kết quả sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng theo
tháng. Qua biểu đồ cho thấy cá có sinh trưởng tương đối đều qua các tháng. Ở
tháng thứ nhất nuôi, do cá chưa quen với điều kiện nuôi mới nên cho sinh trưởng
thấp hơn, giữa các mật độ nuôi không có sự chênh lệch nhiều. Từ tháng thứ 2 cá đã
quen với môi trường sống nên cho tăng trưởng nhanh hơn và cũng bắt đầu có sự
chênh lệch về sinh trưởng tích lũy giữa các mật độ nuôi.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chạch đồng
Chỉ tiêu theo dõi Mật độ 1
40 con/m
2
Mật độ 2
60 con/m
2
Mật độ 3
80 con/m

2
KLTB khi thả (g/con) 1,65
a
±0,06 1,67
a
±0,13 1,66
a
±0,05
Sinh trưởng tích lũy (g/con) 12,09
a
±0,90 11,79
a
±0,6 11,13
b
±0,31
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 0,058
a
0,056
a
0,052
b
FCR 1,75 1,8 1,9
Tỷ lệ sống (%) 96,67
a
93,33
a
90,0
a
Sau 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy trung bình cá nuôi mật độ 1 đạt cao
nhất là 12,09g/con, mật độ 2 đạt 11,79g/con và thấp nhất là mật độ 3 đạt

11,13g/con. Khi so sánh thống kê ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức mật độ
1 và công thức mật độ 2 không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác biệt giữa công
thức 3 với công thức 1 và 2.
Tương tự như sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của cá chạch đồng khi
nuôi ở các mật độ khác nhau là khác nhau. Sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở
mật độ 1 đạt 0,058g/con/ngày, mật độ 2 đạt 0,056g/con/ngày cao hơn so với sinh
trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 3 đạt 0,052g/con/ngày (α=0,05). Kết quả
này cũng tương đương với nghiên cứu của Bùi Huy Cộng [4] khi nghiên cứu sinh
22
trưởng của cá Chạch trong bể ở mật độ 70 con/1m
2
cho sinh trưởng tuyệt đối đạt
0,059 g/con/ngày.
Bảng 4.2 cũng thể hiện tỷ lệ sống của cá chạch đồng khi nuôi ở các mật độ
khác nhau. Ở mật độ 1 cho tỷ lệ sống đạt 96,67%, ở mật độ 2 cho tỷ lệ sống đạt
93,33% và thấp nhất ở mật độ 3 đạt 90%. So sánh tỷ lệ sống của cá khi nuôi ở các
mật độ cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α=0,05.
FCR của cá Chạch đồng khác nhau khi nuôi ở các mật độ khác nhau. FCR của
cá khi nuôi ở mật độ 80 con/1m
2
là cao nhất 1,9 kg thức ăn/1kg tăng trọng cá, ở
mật độ 40 con/1m
2
đạt 1,75 kg thức ăn/1kg tăng trọng cá, có sự chênh lệch này là
do khi nuôi ở mật độ cao, cạnh tranh về các điều kiện sinh thái làm sinh trưởng của
đạt thấp hơn.
Từ kết quả trên cho thấy, các mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của
cá, tuy nhiên có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá. Như vậy, trong quá trình nuôi
để đảm bảo hiệu quả kinh tế có thể nuôi ở mật độ 60 con/m
2

.
4.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng cá chạch đồng
Cá Chạch đồng được đưa vào thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có
khối lượng từ 1,94 đến 1,99 g/con, giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa P>0,05. Kết quả về sinh trưởng tích lũy của cá Chạch
đồng qua các tháng nuôi được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.3
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
cá Chạch đồng (g/con)
Tháng thí nghiệm Thức ăn 1 Thức ăn 2 Thức ăn 3
Bắt đầu nuôi
1,94
a
1,99
a
1,96
a
Tháng thứ 1
2,42
a
2,51
a
2,35
a
Tháng thứ 2 4,30
a
4,39
a
4,25
a
Tháng thứ 3 6,14

a
6,16
a
5,89
b
Tháng thứ 4 7,93
a
7,81
ab
7,53
b
Tháng thứ 5 9,43
a
9,26
ab
8,92
b
Tháng thứ 6 11,00
a
10,82
ab
10,41
b
23

×