Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

thái độ của xã hội đối với trinh tiết của người phụ nữ khi về nhà chồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.05 KB, 13 trang )

®¹i häc quèc gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc khoa häc x héi vµ nh©n v¨n·
KHOA XÃ HỘI HỌC

BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Đề tài: Thái độ của xã hội đối với trinh tiết của người phụ nữ
khi về nhà chồng hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Anh.
Mã số sinh viên: 10030012
Lớp: K55 – Xã hội học
Nhóm: 3
1 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
DẪN NHẬP
Ngày nay Việt Nam đang dần tiến lên những nấc thang văn minh của nhân loại với
tư tưởng tiến bộ được Tây hóa hơn song cho dù vậy ở nước ta tư tưởng của những người
Phương đông vẫn đanh còn đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ, với những quan
niệm khắt khe đôi khi làm những người phụ nữ cảm thấy ngộp thở và khó sống trong
những quan niệm ấy. Quan niệm về trinh tiết của người phụ nữ ngày nay đã khác trước
nhiều nhưng tại phần đông gia đình Việt Nam vẫn quan niệm rằng trong đêm tân hôn
người con gái sau khi quan hệ với chồng thì phải có một ít máu trong người ở trên giường
đẻ giúp họ đánh giá người con dâu đấy còn trong trắng hay không, đôi khi chỉ là một
đánh giá một chiều và không hiểu biết nhiều laị thêm những quan niêm hà khắc đối với
sự trinh bạch của người phụ nữ đã gây ra những hậu quả đáng buồn đó là những người
phụ nữ không chịu được cảnh bị người nhà ruồng rấy đã tìm đến cách quyên sinh, hoặc
có những người con gái vẫn mong muốn sống nhưng lại có ý định trả thù người khác
bằng cách hành hạ chính bản thân mình để làm cho người khác phải ăn năn và day dứt vì
hành động của họ. Chính vì những quan niệm hà khắc như vậy đã phá hỏng một đời
người con gái cũng bởi vì một chữ trinh.


Những hiểu biết ít ỏi về người con gái đặc biệt là về vấn đè liên quan đến sự thầm
kín ít ai hiểu về tâm lý họ thế nào mà chỉ là những cái nhìn phiến diện một phần dựa trên
kinh nghiêm của bản thân hay khi xen tên phim truyền hình thì đã vội vã cho răngf quan
niệm của mình là đúng ,chình những cái nhìn như vậy đã khiến cho nhiều vợ chồng y tán
vì sức ép của gia đình chính vì vậy đã khiến cho nhiều cảnh con không được biết mặt cha
vì người mẹ bị cho là không còn trinh bạch khi về nhà chồng và bị đuổi đi, chính vì vậy
bao cảnh cái xác người phụ nữ trên sông mà ngày hôm qua vừa là ngày cưới hôm nay đã
là ngày họ phải xa rời cuộc sống. Chẳng lẽ chữ trinh quan trọng với mọi người như vậy
sao? Vì sao khi xác định người ta có tội lại không hỏi nguyên nhân mà lại đã khép tội,
chữ trinh đó khiến bao người phụ nữ phải cam chịu khổ cực chữ trinh ấy khiến bao
người rơi vào cảnh mất nhà. Cũng chính vì những quan niệm khất khe ấy mà nguwowig
phụ nữ rơi vào cảnh tủi nhục không có ai đứng bên bênh vực, họ chỉ là thân gái mỏng
manh thì pahir biết làm sao chống đỡ nổi số phận nghiệt nghã đến như vậy, Có lẽ mọt
chữ trinh quan trọng với nhiều người nhưng đâu phải là tất cả, hoặc có thể khi sinh ra họ
đã không có cái gọi là trinh đã ai đặt ra câu hỏi ấy? Hay nào đã ai đật ra cau hỏi họ xảy ra
tai nạn gì để mất cái quan trong của người phụ nữ mà chính họ cũng không biết không?
Đã có ai thử nghĩ một lần cho người phụ nữ không? Chính vì vậy hàng loạt những hậu
quả thương tâm đã ập xuống người phụ nữ và để lại những hậu quả thương tâm để rồi khi
hiểu ra không thể cứu vãn được.
2 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
Ngày nay trong xã hội học gia đình đã có nhiều nhà xã hội học bàn luận về vấn đề
này, trong quá trình tìm hiểu như vậy các nhà xã hội học cũng đư ra một số lý thuyết để
có thể giải thích một phần nào tình trạng này.
1. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Tất cả các nhà tương tác biểu trưng đều nhất trí về vai trò trung tâm của con người
là khả năng tạo nên và sử dụng những biểu trưng. (Đây là điểm khác nhau với động vật,
là những loài không có khả năng hoặc hạn chế khả năng biểu trưng). Các biểu trưng cho
phép con người hành đồng tương tác để trao đổi ý nghĩa

Các nhà xã hội học thấy rằng thuyết tương tác biểu trưng rất có ý nghĩa nếu ta coi
gia đình như một màn kịch trong đó cấc thành viên đóng vai trò nhất định. Như vậy, mỗi
thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác khi đóng vai trò của mình.
Xã hội đã ổn định cá vai trò trong gia đình: cha, mẹ, anh chị em… Nhưng chung
hơn, việc nhóm các vai trò phụ thuộc vào hai vấn đề:
• Mỗi thành viên tự tìm vai trò của mình (để có thể tòn tại)
• Những đòi hỏi của chức năng gia đình
Mội vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập một
tính cách trong gia đình. Mọi người phải tìm thấy vai trò như vậy. Sự phấn đấu chom một
vai trò biểu hiện trong quyền lực trong gia đình
Khi các thành viên được nhận định trong các vị trí nhất định, các vị trí biểu hiện
sự thỏa hiệp của họ. Khuynh hướng của sự phát triển các vai trò thỏa hiệp để tránh đi sự
phá vỡ vai trò (bỏ bớt những ham muốn để thực hiện các vai trò)
Việc nhóm vai trò trong gia đình còn phụ thuộc vào bản thân gia đình đó. Cần phải
xem xét sự phân công lao động trong việc xem xét nhóm các vai trò
Một nguyên tắc lý thuyết là: nghiên cứu các vai trò trong gia đình là nghiên cứu
quan hệ bên trong gia đình. Điều đó nói lên mọi vai trò trong gia đình đều liên quan chặt
chẽ với nhau.
Như vậy ở thuyết tương tác biểu trưng đã nêu ra rõ rằng mỗi thành viên của mình
để có thể tồn tại như vậy có nghĩa rằng người phụ nữ về nhà chồng phải có chức năng đó
là giữ được sự trinh bạch của mình và đó là một chức năng cơ bản của người phụ nữ có
làm đúng chức năng như vậy thì người phụ nữ khi về nhà chồng với có thể được các
thành viên cảu gai đình nhà chông tôn trọng và chỉ khi được tôn trọng thì người phụ nữ
mới có thể làm tốt được các chức năng của mình tại nhà chồng. Nhưng ở đây ngay từ vai
trò đầu tiên là giữu gìn thì người nhà chồng đã cho rẵng người phụ nữ không đủ khả năng
thì những chức năng tieeos theeo về sau cũng không thể nào làm nổi như vậy người phụ
nữ này ở đay bị nhà chồng coi như không hoàn thành chức năng đã được giao phó và sẽ
bị họ loại bỏ khỏi gia đình vì không thể hoàn thành đúng chức năng của bản thân mình.
3 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học

Khi người phụ nữ không làm được chức năng cơ bản là giữ gìn sự trinh bạch của mình thì
bị gia đình nhà chồng coi như người phụ nữ không thể nào có một vị trí chỗ đững trong
gia đình cũng không thể xác lập một tính cách trong gia đình nhà choongfvaf không thể
biểu hiện quyền lực của mình trong gia đình nhà chồng lúc đó khả năng người phụ nữ
phải luôn núp sau lưng chồng mình là khả năng cao và luôn phải chịu những áp lực lớn từ
phía gia đình nhà chồng như vậy người phụ nhữ luôn phải nỗ lực hết mình để không bị
người khác vin vào cớ không giữ gìn để có thể bắt nạt họ. Việc phân nhóm vai trò này
phụ thuộc vào từng gia đình họ nếu như gia đình xem trọng lễ tiết mà ở Việt Nam hiện
nay hầu hết các gia đình đều mong muốn các cô con dâu phỉa giữ gìn được trước khi có
thể về làm dâu trong gia đình mình vì vậy nếu khi các cô con dau không thể có sự giữ gìn
thì ắt hẳn phải có sự thỏa hiệp với gia đình nhà chông có như vậy họ mới có thể tồn tại
được trong gia đình nhà chông mà không có sự phá vỡ các vai trò của chính họ và có thể
bỏ qua một vai trò để tiếp tục làm những vai trò còn lại của mình nếu không họ sẽ không
được thực hiện nhũng vai trò còn quan trọng hơn những vai trò đầu tiên mà họ chua thể
hoàn thành được vào lúc ban đầu nên phải có sự thỏa hieeoj với gia đình bên chồng mà
sự thỏa hiệp ở đây có nghĩa là họ phải biết nhường nhịn và coi như không có chỗ đứng
trong gia đình nhà chồng và không được quyết định chuyện gì cũng như tham gia bàn
luận những chuyện có liên quan đến gia đình nhà chồng. Trong gia đình Việt Nam
thường quan niệm rằng việc làm kinh tế và chỗ dựa cho cho gia đình đó là người chồng
còn việc nội trợ cho là viecj cảu người phụ nữ như vậy người phụ nữ được coi là nội
tướng trong gia đình chính vì vậy mà người ta quan niêm rằng chỉ khi đâu người phụ nữ
làm tốt được chức năng của mình thì với dẫn đến việc người chồng của họ có thành công
hay không, như vậy thì khi người phụ nữ đã coi như không giữu gìn được sự trinh bạch
thi lập tức bị coi rằng người phụ nữ không có khả năng là nội tướng trong gia đình vì khi
đã mất trong trắng từ lúc mới bước vào gia đình nhà chồng đã không làm tròn bổn phận
của một người con gái đó là gìn giữ cho chồng thì làm sao có thể làm tốt được công việc
nội tướng trong gia đình nhà chồng và như vậy dẫn đến việc là nuôi dạy con không tốt
không thể cáng đáng giúp chồng các công việc nội trợ trong gia đình, không thể giuos
chồng trong công danh thăng tiến và nhiều gia đình còn cho rằng đó chính là vận xui
trông đường công danh của chồng mình. Trong lý thuyết tương tác biể trưng cũng đã nói

rõ rằng các vai trò của những người trong gia đình có liên quan chặt chẽ với nhau do vậy
điều này lý giải vì sao khi gia đình nhà chồng quan niệm rằng khi nguwowid phụ nữ đã
không thể giữ gìn được thì đó là một người phụ nữ dễ dãi thậm chí họ cho đó là một
người hư hỏng không thể tương lai tiếp quảm gia đình nhà chông và cũng không thể nuôi
day con cái một cách đàng hoàng và thành người được nữa như vậy lúc đó người phụ nữ
sẽ bị gia đình nhà chông tước bỏ các chức năng khác mà với lý do là không hoàn thành
được chức năng cơ bản ban đầu của mình. Lúc này cũng theo lý thuyết có nói rằng buộc
4 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
thành viên trong gia đình thay đổi vai trò của mình có ngĩa rằng ở đây người phụ nữu
buộc phải thay đổi vai trò của mình trong gia đình nhà chồng thay vì có tiếng nói trong
gia đình mà phải im lặng nghe theo sự chi phối của gai đình nhà chồng mặc dù đó là công
việc của chính mình phải trực tiếp làm, như vậy sự thay đổi vai trò này cũng gây phiền hà
cho người khác vì lúc đó người phụ nữ không được tự ý quyết định các công việc do
mình đảm nhận mà phải một người đứng ra phán quyết chẳng hạn như chồng hoặc người
nhà gia đình nhà chồng như mẹ chồng của người phụ nữ.
2. Thuyết nữ quyền
Không chỉ có thuyết cơ cấu chức năng có thể giải quyết một phần nào đó về hiện
tượng này mà thuyết nữ quyền trong xã hội học gia đình cũng lý giải về hiện tượng này.
Đây là cách tiếp cận lý thuyết được dùng ở nhiều ngành khoa học xã hội và lấy phụ nữ
làm trung tâm, nhằm mục tiêu mô tả, phân tích đời sống gia đình cũng như xã hội theo
quan điểm phụ nữ. Nó nói lên tính chất nam trị trong gia đình và ngoài xã hôi, và nhận
diện những trở ngại chính đối với bình đẳng cho phụ nữ (Mai Huy Bích 2003:226).
Quan điểm của những người theo thuyết nữ quyền về gia đình cho rằng gia đình là
một hệ thống mang tính thiết chế của các quan hệ và cac ý nghĩa văn hóa, một hệ tư
tưởng. Vì vây, khái niệm phù hợp trong việc phân tích gia đình, những khác biệt và tương
đồng giữa nam và nữ cần phải là khái niệm giới chứ không phải là giới tính. Đặc điểm
đặc thù của các lý thuyết nữ quyền là sự nhấn mạnh đến vấn đề quyền lực, xung đột và
biến đổi của gia đình (Vũ Mạnh Lợi, 2002: 32).
Các tiếp cận nữ quyền nhấn mạnh đến một số chủ đề quan trọng như: phân công

lao động gia đình; quyền lực không ngang nhau trong gia đình biểu hiện thông qua tình
trạng bạo lực gia đình và sự hưởng lợi không ngang nhau của các thành viên trong gia
đình. Một số quan điểm của thuyết nữ quyền (Mai Huy Bích, 2003: 228-229):
• Hệ thông gia đình hiện tồn tại và được tạo ra theo cách thức mang
lại rất nhiều lợi thế cho nam giới và cái giá làm giảm quyền của phụ nữ.
• Quyền lực của nam giới đối với phụ nữ như nguồn gốc của bất bình
đẳng trong gia đình và ngoài xã hội.
• Việc kiểm soát quyền lực cho phép nam giới tạo ra một diện rộng
các vai trò của nam giới và thu chọn đáng kể những lựa chọn dành cho phụ nữ .
• Bất bình đẳng giới trong gia đình phải được giải thích dưới dạng sự
phân công vai trò giới
• Vai trò làm mẹ là một kiến tạo xa hội chứ không phải là một bản
năng tự nhiên
• Hoạt động chăm sóc các thành viên hầu hết đều do người phụ nữ
đảm nhiệm
• Hôn nhân cũng được xem xét như một thiêt chế góp phần tao nên sự
bất bình đẳng mà phụ nữ phải chịu
5 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
Các nhà duy nữ quyền khẳng định sự phân biệt đối xử theo giới của xã hôi học bắt
nguồn từ gia đình – một định chế trong đó công việc của phụ nữ hết sức quan trọng. Họ
cho rằng cái cách phân biệt đối xử theo giới của xã hội được củng cố bởi cách phân biệt
đối xử theo giới của xã hội theo giới trong gia đình. (Richard T. Schaefer 2005:458).
Như vậy thuyết nữ quyền đã giải thích rằng khi một hệ thống gia đình tồn tại được
là do nam giới tọa ra một diện rộng các vai trò của mình và sự lựa chọn dành cho người
phụ nữ bị thu hẹp như vậy có nghĩa rằng khi người phụ nữ phải núp dưới người chồng
của mình thì khi đó vai trò của người phụ nữ bị hạn hẹp trong một khuôn khổ và phải làm
theo một cách thức mà phía người chồng đã đặt ra cho mình, như vậy có nghĩa khi người
vợ bị coi như là đã mất đi một vai trò là gìn giữ thì co nghĩa rằng diên rộng vai trò của
người chồng lại được mở thêm một phần nữa để có thể chi phối được người vợ, khi đó

quyền lực của người phụ nữ trong gia đình sẽ bị thu hẹp trong gia đình thì ắt hẳn quyền
lực của người chồng được tăng lên như vậy ngay từ đầu đã trong gia đình đã có sự bất
bình đẳng trong gia đình thì sự bất bình đẳng trong gia đình ngày càng tăng lên khi người
phụ nữ không thể thực hiện đúng các vai trò của mình khi đó những người phụ nữ phải
chịu sự khuôn phép của gia đình nhà chồng.
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Màng trinh
Dưới góc độ y học, màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm
đạo khoảng 1 cm. Màng sẽ bị rách ở lần giao hợp đầu tiên hoặc do chơi thể thao, chạy
nhảy, đi xe đạp Khi màng trinh bị rách cơ thể chảy một vài giọt máu, hoặc chỉ có chút
chất dịch hơi hồng. Một số bạn gái khi sinh ra đã không có màng trinh hoặc nó đàn hồi
đến mức tiếp tục tồn tại cho đến lần sinh con đầu tiên.
Về quá trình hình thành màng trinh, những nghiên cứu giải phẫu cho thấy trong
thời kì đầu của bào thai, hoàn toàn không có cửa vào âm đạo. Lớp mô mỏng che phủ âm
đạo thời kì này thường sẽ phân chia không hoàn toàn trước khi sinh, hình thành nên màng
trinh. Ở một phần trăm rất nhỏ các bé gái chào đời, lớp mô này đã phân chia hoàn toàn,
hệ quả là đứa trẻ sinh ra mà không có màng trinh.
Các nhà khoa học phân chia màng trinh ra làm nhiều loại khác nhau, về cơ bản có
bảy loại màng trinh trong đó bao gồm: Màng trinh hình lưỡi liềm, màng trinh hình tròn,
màng trinh hình lưỡi, màng trinh hình lá, màng trinh hình cầu, màng trinh Frangé và
màng trinh Labié, màng trinh hình cánh hoa và màng trinh lỗ.
Ngoài những trường hợp trên, có 1% phụ nữ sinh ra đã không có màng trinh do
trong quá trình bào thai phát triển các mô mỏng ở bên ngoài âm đạo đã được biệt hoá.
Như vậy, màng trinh thật ra là một phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển. Có
nhiều bé gái khi sinh ra đã không có màng trinh, trong khi ở một số phụ nữ màng trinh
dầy và che kín âm đạo gây trở ngại khi giao hợp và gây nên triệu chứng vô kinh.
6 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
Vì văn hóa xưa nay coi trọng vấn đề giữ trinh tiết nên việc người phụ nữ còn hay
đã mất màng trinh được người nhiều chú ý. Chính sự hiểu biết thiếu đầy đủ cùng quan

niệm coi trọng màng trinh mà người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu quan hệ lần
đầu không ra máu, mặc dù trên thực tế họ vẫn còn là người trong trắng và chưa từng quan
hệ tình dục với ai trước đó.
Từ lâu, trong các nền văn hoá khác nhau, người ta đã tin rằng lần thâm nhập đầu
tiên vào âm đạo thường làm rách màng trinh và gây ra chảy máu, nên việc phụ nữ ra một
ít máu hồng sau khi quan hệ tình dục được coi như là một bằng chứng của sự trinh tiết và
là thước đo phẩm hạnh của người phụ nữ đó trước hôn nhân. Tuy nhiên, màng trinh
không phải là dấu hiệu tốt cho việc nhận biết một phụ nữ thực sự đã có sự giao hợp lần
nào chưa bởi lẽ một màng trinh bình thường không hoàn toàn chắn kín lỗ âm đạo. Ngoài
ra, không phải lúc nào cũng có chảy máu trong lần thâm nhập âm đạo đầu tiên. Những
chấn thương nhỏ cũng có thể gây nên chảy máu, nhưng thường lành rất nhanh, sau đó
màng trinh vẫn có dạng như chưa hề xảy ra chấn thương trước đó.
Có rất nhiều chấn thương khác nhau có thể xảy ra làm rách màng trinh vì nếu
không gìn giữ cẩn thận, màng trinh cũng dễ bị rách như thường. Các thiếu nữ trong thời
kỳ đi học, nếu chạy đuổi bắt, đùa nghịch, nhảy dây, leo trèo, mà lỡ ngã theo tư thế xoạc
chân thì có thể bị rách màng trinh một cách dễ dàng. Các chấn thương khác liên quan đến
thể thao như đua xe đạp, đua ngựa, thể dục thẩm mỹ nếu tập luyện mà giạng chân sai tư
thế cũng có thể gây rách màng trinh. Trường hợp này xảy ra, nạn nhân cũng bị chảy máu
như trường hợp rách màng trinh khi quan hệ và một vài ngày sau sẽ khỏi nhưng màng
trinh không còn liền lại nữa.
Trường hợp muốn biết màng trinh bị rách vì tai nạn hay vì đã giao hợp nhiều lần
có thể phân biệt rất đơn giản. Màng trinh bị rách vì tai nạn, khi đem sắp xếp lại thì vẫn
thấy còn đầy đủ, không thiếu sót trong hình thể cấu tạo. Trái lại, màng trinh bị rách vì
giao hợp thường không còn đủ hình dáng cấu tạo vì đã bị mòn đi rất nhiều sau những lần
cọ xát và chỉ để lại những vết nhỏ là di tích của màng. Với những cô gái đã mất trinh do
quan hệ tình dục trước đó nếu muốn làm lại màng trinh cũng rất dễ dàng. Với sự phát
triển của y học hiện nay, nhiều nhà phẫu thuật có thể tái tạo, phục hồi màng trinh phụ nữ
để làm giả như chưa từng xảy ra giao hợp.
Cho nên, với tất cả những lí do kể trên, thì sự tồn tại của màng trinh không phải là
một tiêu chí đủ tin cậy để đánh giá trinh tiết và sự trong trắng của người phụ nữ. Bởi lẽ

không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng đều có màng trinh khi sinh ra và cũng không
phải bất cứ người phụ nữ nào còn màng trinh thì điều đó có nghĩa là họ còn trong trắng.
Vì vậy, việc nhìn nhận một người phụ nữ có còn trinh tiết hay không phải căn cứ vào
yếu tố xã hội trong hành vi của người đó.
2. Trinh tiết của phụ nữ
7 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
Nếu như y học nhìn nhận trinh tiết của phụ nữ đơn giản chỉ là cái màng mỏng
manh mà người phụ nữ có từ khi sinh ra và xem nó cũng chỉ là một bộ phận của cơ thể
thì trong quan niệm xã hội ở hầu hết các nền văn hoá trinh tiết không chỉ đơn thuần là
màng trinh mà nó còn bao hàm cả ý nghĩa về phẩm hạnh và đạo đức của người phụ nữ.
Trong từ điển bách khoa toàn thư, trinh tiết được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa
bóng. Theo nghĩa đen, trinh tiết là tình trạng của một người phụ nữ chưa từng có quan hệ
tình dục với một người đàn ông nào và vẫn còn giữ được nguyên vẹn màng trinh. Theo
nghĩa bóng, trinh tiết là trạng thái tốt về tâm hồn và đạo đức của người phụ nữ còn trinh,
hoặc giữ trọn lòng chung thuỷ với chồng. Cách hiểu tương tự về trinh tiết cũng được định
nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Trinh tiết là người con gái còn tân, còn
trong trắng chưa chồng và người con gái đó phải giữ gìn được trọn lòng thủy chung với
chồng”.
Căn cứ vào 2 định nghĩa trên, trong nghiên cứu này khái niệm trinh tiết được hiểu
đồng thời dưới cả 2 góc độ là góc độ sinh học và góc độ đạo đức. Khái niệm trinh tiết
dùng để chỉ người phụ nữ chưa từng có quan hệ tình dục với ai trước khi lập gia đình và
sau khi lấy chồng thì vẫn giữ trọn vẹn được lòng chung thủy với chồng.
Vì trinh tiết là một khái niệm mang tính xã hội nên nó có sự khác nhau trong mỗi
thời kỳ, mỗi một nền văn hóa. Con người ở những nền văn hoá khác nhau quan niệm
khác nhau về cơ thể đàn ông và đàn bà, về ham muốn của họ, về sinh đẻ, về vai trò giới,
quan hệ giữa hai giới và về hôn nhân…Ở một số nơi, tình dục được khuyến khích vì nó
được coi là quan trọng với hạnh phúc của con người. Cha mẹ thường cung cấp thông tin
về tình dục và tạo cơ hội để thanh thiếu niên phát triển kỹ năng làm tình của họ. Trong
khi đó, ở một số nơi khác, tình dục bị chối bỏ, bị coi là nguy hiểm và xấu xa. Tất cả

những gì liên quan đến tình dục đều bị cấm đoán ngoại trừ việc tái tạo nòi giống. Cũng có
một số nền văn hoá trung dung hơn với những cấm đoán chỉ mang tính hình thức vì quan
niệm tình dục là hoạt động tự nhiên, không thể thiếu được của con người. Lại có những
vùng khác trên thế giới tình dục bị hạn chế bởi quan hệ giới bất bình đẳng giữa đàn ông
và đàn bà. Người ta sợ hãi những hậu quả mà tình dục đem lại (Kerten, 1988). Ngoài yếu
tố văn hoá, tình dục còn được quyết định bởi yếu tố xã hội. Ở tất cả mọi nơi, sự cấm kỵ
hay khuyến khích được chấp nhận ở các mức độ khác nhau và điều đó dẫn đến những
khác biệt trong hành vi tình dục ở những nhóm xã hội thuộc các nền văn hoá khác nhau.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trong nghiên cứu “Nam tính và Bạo lực đối với phụ nữ” do Tổ chức Hòa
Bình – Phát triển Tây Ban nha (PyD) đưa ra trong Hội thảo về Nam tính và Phân biệt đối
8 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
xử giới được tổ chức sáng 17/12 tại Hà Nội, đã chỉ ra rằng: Trong hơn 2448 học sinh
(1596 nam – 852 nữ) ở độ tuổi từ 15 – 18 của 16 trường THCS và THPT trên địa bàn Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam thì hầu như tất cả các học sinh nữ và 91%
học sinh nam đồng ý với quan điểm: Phụ nữ cần phải giữ gìn trinh tiết cho đến tận khi kết
hôn. Nghiên cứu này cho thấy hầu hết các em nam và nữ đều coi trọng trinh tiết, sự hy
sinh về gia đình, coi trọng vai trò của gia đình và con cái hơn bản thân của nữ giới. Điều
ấy chứng tỏ những quan niệm truyền thống từ xưa đã ăn sâu vào ý thức của hầu hết người
dân Việt Nam và khó có thể xóa bỏ nó trong một sớm một chiều.
2. Nhưng trong bài báo “Lỡ mất trinh tiết, không phải cuộc đời kết thúc” của
ThS. Nguyễn Thị Minh, chuyên viên tư vấn tâm lý – Học viện Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh thì việc quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là việc quá xa lạ hiện nay,
khi mà văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Bài báo cũng nêu lên rằng, việc
người phụ nữ không còn trinh tiết khi về nhà chồng không còn phải là một “thảm họa”
đối với họ, người phụ nữ vẫn có thể sống tốt, vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng của
mình, không còn quá bị xã hội dè bỉu, coi thường nữa.
3. Trong nghiên cứu “Thái độ xã hội đối với trinh tiết của người phụ nữ - nhìn
từ góc độ giới” của ThS. Bùi Thị Hồng Thái, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã chỉ ra rằng: “Thái độ xã hội đối với những phụ
nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn quá nặng nề như các thời kỳ trước. Tuy
nhiên, sự phán xét nghiêm khắc đối với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của phụ
nữ vẫn tồn tại.” “Xu hướng chung trong nghiên cứu cho thấy quan niệm truyền thống về
trinh tiết của phụ nữ vẫn có những ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối thái độ xã hội đối với
hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân…”
Tóm lại, với những quan điểm khác nhau từ các nghiên cứu, đâu mới là sự phản
ánh đúng hiện thực xã hội nước ta hiện nay về vấn đề hai chữ “trinh tiết”? Và trong tương
lai, quan niệm này sẽ đi về đâu?
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều hậu quả của việc vợ không còn trong trắng
khi về gia đình nhà chồng. Có thể dẫn ra một vài ví dụ như:
Trong một buổi tâm sự của một chị giáo viên trường Tiểu học tên là Lương Thị T
đã tâm sự rằng mặc dù khi chị có hai con với chồng nhưng cho đến bây giờ khi chồng chị
vẫn còn nói bóng nói gió về chuyện trước kia khi khi lần đầu tiên chị quan hẹ với chồng
mà theo quan niệm của chồng chị khi lần đầu tiên quan hệ phải có máu từ người chị ra thì
với chứng tỏ được sự trinh trắng của chị nhiều lúc vợ chồng cãi nhau về điều này và đã
có lúc chồng chị và chj cũng định ra tòa làm đơn ly dị. Chị rất buồn phiền về chuyện này
và cũng không biết làm sao có thể xáo bỏ nỗi nghi ngờ của chồng đối với chị, nhiều lúc
chuyện không ra gì chồng chị cũng chêm việc này vào và cãi nhau khiến bố mẹ phải sang
9 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
can, nhiều lúc chị nghĩ không biết phải làm sao nữa có nên ly dị để cuộc sống thanh thản
hơn hay không nhưng chị lại nghĩ nếu ly dị thì con chị phải sống như thế nào lại phải chia
cắt hai đứa mà khi đó một trong hai đứa lại thiếu tình thương yêu của cha hoặc là mẹ,
như vậy thì chúng nó liệu có phát triển lệch lạc hay không chính vì vậy chị phải sống vớ
chồng đến tận bây giờ, nhiều lúc cũng ức chế và căng thẳng nhưng vì con chị cũng đành
phải chịu cảnh này dù giải thích thế nào chồng chị cũng không nghe nên chị đành nhẫn
nhịn.
Một ví dụ nữa sự trinh trắng cũng làm cho một chị tại xóm 1 thành phố Thanh Hóa

tên là Nguyễn Thị H chị có kể rằng trong đêm tân hôn sau khi quan hệ với chồng mình
người chồng cũng để ý rằng không có máu của vợ trên ga giường và những ngày sau đó
anh không còn tin tưởng vợ mình nữa mà bắt đầu nói bóng nói gió rằng vợ mình đã trao
thân cho một người đàn ông khác mà không phải là mình, từ lúc đó chị sống trong sự tủi
hổ mà chồng chị đem lại hai vợ chồng cũng không còn vui vẻ mặn nồng như hồi yêu
nhau nữa, nhiều lúc chồng chị mượn rượu là đánh chị còn chửi chị là đồ lẳn lơ không giữ
nổi nếp nhà chị thật sự rất đau khổ. Chị đã nghĩ rằng cũng may là chưa có con nếu không
chị không biết phải giải thích thế nào cho con hiểu, nên trong một lần chồng chị uống say
và đánh chị chị đã quyết định ly hôn với chồng, mặc dù chông chị đã cố níu kéo nhưng
chị vẫn quyết tâm ra đi vì chị nghĩ không thể nào sống với một người không tin tưởng
mình đến như vậy vì cho dù thế nào tình yêu giữa chị và anh đã rạn nứt thì chị không thể
nào tiếp tục sống một cách nhục nhã như vậy được dù vẫn còn yêu chồng nhưng chị đã
mất đi niềm hy vọng của mình đối với chồng mình chị cũng cho rằng như vậy không
hạnh phúc và như vậy không còn hi vọng sống cùng chồng mình nữa như vậy cuộc hôn
nhân chưa tròn một năm của chị đã kết thúc trong những giọt nước mắt chia ly của chị.
Hay như vụ việc gây xôn xao dư luận vừa qua của Thùy và người chồng tên là
Duy cùng gia đình người đàn ông này đã ruồng bỏ cô vợ mới cưới vì nghi thấy cô giống
với một diễn viên trong một bộ phim đồi trụy. Cả gia đình người đàn ông này đã cho rằng
cô gái đã mất đi sự trinh trắng và phẩm hạnh của một người con gái vì vậy người chồng
tên Duy và gia đình nhà chồng đã quyết định ruồng bỏ cô vợ này và lấy một người khác.
Tóm laị, chỉ vì một chữ trinh tiết nghe có vẻ nhẹ nhõm nhưng lại mang lại hậu quả
nghiêm trọng cho bao mảnh đời bất hạnh bao nhiêu cuộc đời bị vùi dập, cũng bởi vì chữ
trinh tiết nhưng lại gây ra những cuộc bạo lực gia đình chồng đánh vợ một cách không
thương tiếc, chồng không còn tin vợ mình, vợ chồng không còn hạnh phúc trong cuộc
hôn nhân của mình. Cũng giống như vậy những người phụ nữ phải sống một cách tủi hổ
không thể nào ngẩng đầu lên được không thể hạnh phúc trong sự nghi kị trong sự dè bỉu
của người nhà cũng không thể sống trong một vực thẳm mà mình bị coi là người có tội.
NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
10 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học

Nguyên nhân của sự việc này là: Ngược lại với phương Tây, văn hoá phương
Đông coi trọng người phụ nữ còn trinh và điều này diễn ra ở những nước chịu ảnh hưởng
của hệ tư tưởng Nho giáo. Theo quan điểm của người dân thuộc những nước theo Nho
giáo, “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” và phụ nữ có hai điều quý nhất cần phải gìn giữ là
trinh và tiết, nếu để mất đi họ chẳng còn giá trị gì.
Theo quan niệm truyền thống, người con gái khi còn ở với cha mẹ phải giữ gìn sự
trinh nguyên, không được quan hệ tình dục với ai trước khi lấy chồng. Nếu không còn
trinh trước khi lấy chồng mà bị chồng phát hiện ra, cô gái có thể bị nhà chồng trả về hoặc
sống cam chịu cả đời trong sự hắt hủi của người chồng. Trường hợp cô gái bị mất trinh là
nỗi ô nhục lớn đối với cha mẹ. Kết cục là cô gái và gia đình cô ta sẽ bị dân làng dè bỉu,
cười chê và trong rất nhiều trường hợp họ không còn cách nào khác là phải bỏ làng đi
biệt xứ.
Nhưng không thể nào không nói đến nguyên nhân là do có thể những gia đình lúc
đâu cũng coi trọng sự đẹp đẽ của mình và phải coi trọng giá trị của mình còn hơn là
những thứ khác mắc dù người con dâu có tốt nhưng chỉ cần là thiếu xót mất một thứ đây
thôi cũng không thể nào chấp nhận họ cũng không thể nào bỏ qua dù họ lấy cả tính mạng
của mình ra để đánh đổi.
Nhưng có một vấn đề đáng quan tâm hơn đó là ngày nay khi đất nước đang dần
dần đổi mới thì những giá trị và chuẩn mực đạo đức trong xã hôi đối với người phụ nữ
cũng ngày càng đỡ khắt khe hơn, những người phụ nữ không còn chỉ biết quanh quẩn ở
nhà không phải lý tưởng chỉ còn là chồng con mà họ cũng được ước mơ như những
người nam giới những giá trị của những người phụ nữ cũng được nhìn một cách không
còn khó tính như trước nữa, trong tương lai có lẽ khi đất nước đã dần dần được Tây hóa
thì vấn đề về sự trinh tiết của người phụ nữ khi về nhà chồng cũng không còn là một vấn
đề lớn lao nữa, và sự trinh tiết cũng không còn là một cách nhìn nó là tổng thể đó là tất cả
của người phụ nữ nữa mà ở người phụ nữ còn có nhiều giá trị hơn nữa trong cách nhìn
nhận mới mẻ của những người đã được khai thông về tư tưởng, và vấn đề về sự trinh tiết
của người phụ nữ đã không còn là một vấn đè đè nặng lên đôi vai. Trong tương lai lớp trẻ
ngày càng phát triển khi mà các nền văn hóa được giao du thì sự hiểu biết và những
phong tục tập quán bắt đầu có sự thay đổi thì họ không còn nặng nề và áp đặt người phụ

nữ về những vấn đề ấy.
Khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với những phương tiện kỹ
thuật ngày càng phát triển hơn nữa thì chiếc “hộp đen” về trinh tiết của người phụ nữ
được phần nào có lời giải đáp đó là màng trinh của người phụ nữ có thể bẩm sinh khi sinh
ra trên đời đã không có như ai cũng quan niệm lâu nay rằng người phụ nữ sinh ra là phải
có màng trinh hoặc có thể màng trinh của người phụ nữ mỏng trong lúc họ vận động
mạnh hoặc tập thể dục hoặc có thể trong tai nạn bị mất nên lần quan hệ đầu tiên với
11 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
người chồng không thể rách màng trinh để có máu từ người chảy ra để chứng minh rằng
mình còn trinh trắng như vậy không phải quan niệm lâu nay rằng cứ phải khi đau người
phụ nữ quan hệ lần đầu tiên thì với bị rách màng trinh. Như vậy khi tư tưởng về vấn đè
này thoáng và được công khai thì các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với
những hủ tục về sự trinh tiêt của người phụ nữ và các môn học về sức khỏe sinh sản được
phổ cập vào trong các bặc học thì giờ đây ít có người quan niệm một cách cổ hủ vào vấn
đề trinh tiết của người phụ nữ. Trong tương lai vệc này phát triển hơn trong thời đại bây
giờ thì lúc đó sẽ không ai còn mang một tư tưởng phong kiến về trinh tiết của người phụ
nữ và người phụ nữ cũng được cởi bỏ bởi gông trói vô hình đè nặng lên vai.
KẾT LUẬN
Nói chung vấn đề trinh tiết của người phụ nữ khi bước vào gia đình nhà chồng
hiện nay vẫn còn một số ý kiến được xem là quan trọng và nó là tất cả thể hiện sự đức
hạnh cảu người phụ nữ nhưng vẫn còn một luồng ý kiến xem đó không phải là tất cả của
họ vì còn có những mặt đáng quan tâm hơn vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ trong tương lai
khi phụ nữ bước vào nhà chồng sẽ không còn bị vấn đề trinh tiêt đè nặng lên họ và họ có
thể sống một cách hạnh phúc hơn trong những luồng tư tưởng mới để họ có thể đạt được
những ước mơ của mình cũng như là làm tròn bổn phận của chính mình trong một môi
trường thoáng đãng hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hồng Thái, Thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ - nhìn từ góc độ
giới

12 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học
2. Lê Thái Thị Băng Tâm, Tập bài giảng Xã hội học Gia đình
3. Mai Huy Bích, (2009), Giáo trình Xã hội học Gia đình, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội
4.
5.
13 Nguyễn Thị Hằng Anh
Lớp K55 – Xã hội học

×