Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời ở việt nam xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.84 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: X Ã HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Chủ đề: “Trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời ở Việt Nam xưa và nay”



Hà Nội, 12/2012
Giảng viên: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên : Nguyễn Thị Giang
K55 – XHH
Mã sinh viên: 10030146
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ trong lịch sử, Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và cho
đến ngày hôm nay, có không ít những bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng đó vẫn còn tồn
tại trong nếp sống, suy nghĩ của người Việt. Các cuộc tranh luận về những giá trị chuẩn
mực, đạo đức, tiết hạnh của con người, nhất là phụ nữ vẫn được đề cao và trinh tiết của
phụ nữ vẫn được coi như là thước đo để đánh giá nhân cách của họ. Trong khi hiện nay,
xã hội đang đề cao bình đẳng giới, nhằm khuyến khích phụ nữ bạo dạn hơn, có cơ hội
làm việc, cống hiến và được đối xử công bằng trong tất cả các lĩnh vực. Không có gì có
thể phủ nhận quyền họ được đối xử công bằng cả trong những lĩnh vực, vấn đề nhạy cảm
khác như tình dục,quan hệ…và được xã hội nói chung cũng như nam giới nói riêng có cái
nhìn khoan lượng hơn, thoải mái hơn về vấn đề trinh tiết. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lý
thuyết. Xã hội không thể xóa bỏ sự bất bình đẳng nam nữ, phụ nữ không thể được thông
cảm, đối xử công bằng nếu như vẫn còn quá coi trọng và sùng bái trinh tiết của họ. Nhất
là khi việc quá coi trọng trinh tiết làm mất đi cơ hội của phụ nữ trong việc được lựa chọn
là bạn đời của nam giới. Một thực trạng có thể nhận thấy rõ là trong nhiều năm qua,
không có nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu hay kỹ càng về vấn đề nhạy cảm này, những


đề tài liên quan đến thái độ, vai trò, vị trí, cách nhìn nhận về vấn đề trinh tiết trong việc
lựa chọn bạn đời trước hôn nhân càng vắng bóng.
Trước đây, trong một số tài liệu và nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam cũng có đề
cập đến vấn đề trinh tiết của phụ nữ trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình.Tuy nhiên chỉ
lướt qua rất ít.Có lẽ bởi tâm lý e ngại với những vấn đề nhạy cảm và những vấn đề này
được đánh gía là khó tiếp cận. Những phạm trù thuộc về nhận thức, thái độ và suy nghĩ
của con người thường rất khó khăn cho việc thu thập thông tin và dữ liệu, cũng khó tránh
khỏi việc bị ảnh hưởng bới yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.
Trong một số tài liệu như nghiên cứu của TXD Hoàng - 2009 - Trung tâm nghiên
cứu về Phụ nữ về “thái độ xã hội đối với trinh tiết phụ nữ - nhìn từ góc độ giới” đã đề cập
đến vấn đề trinh tiết của phụ nữ và thái độ của xã hội về vấn đề này.Đây là trong số ít
những nghiên cứu đi vào bàn luận, phân tích sâu. Nghiên cứu này đã đưa ra được những
con số định lượng cụ thể để đánh giá nhận thức của xã hội đối với trinh tiết. Chỉ ra sự
khác biệt trong nhận thức về trinh tiết giữa nam giới và nữ giới, nguyên nhân của sự khác
biệt đó.Đồng thời nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc cần phải có những biện pháp nhằm
thay đổi nhận thức của mọi người về vấn đề trinh tiết, đem lại sự công bằng cho phụ
nữ.Tuy nhiên, nghiên cứu này phân tích nghiêng về khía cạnh giới chứ không tiếp cận
vấn đề này dưới góc độ của xã hội học gia đình.Vì thế nó cũng không đi sâu vào việc
phân tích sự thay đổi, khác biệt về vấn đề trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời qua các
thời kỳ, cũng không chỉ ra được ảnh hưởng của vấn đề này với việc lựa chọn bạn đời như
thế nào.
Hiện nay, những vấn đề liên quan đến vấn đề trinh tiết, sự chấp nhận, lựa chọn bạn
đời cũng chưa được nhiều nghiên cứu đề cập tới một cách thấu đáo.Mặc dù suy nghĩ về
việc tiếp cận với những vấn đề này đã cởi mở hơn trước.Những vấn đề này chủ yếu được
đăng tải, đề cập tới trên các trang mạng về tình dục, giới tính.Trong bài làm này tôi tham
khảo các bài viết trên các trang mạng điện tử là chủ yếu.Vì những nghiên cứu chính thức
chưa có nhiều và khó tìm kiếm. Có thể kể đến một số bài viết như “hơn 91% phụ nữ cho
rằng phải giữ gìn trinh tiết” trên trang MuaChung, “Mất trinh trước khi cưới, gia đình có
hạnh phúc?” bài viết trên trang Tinmoi, nhiều trang mạng khác về những cuộc tranh luận.
tâm sự, góp ý của mọi người có liên quan đến việc mất trinh tiết trước khi cưới có được

tha thứ hay không. Đây là nguồn thông tin hữu ích bởi những vấn đề nhạy cảm phần
đông mọi người muốn nói lên ý kiến nhưng ngại bị lộ mặt.Các trang mạng là nơi thể hiện
rõ nhất những suy nghĩ và mong muốn thực chất của họ.Nhất là suy nghĩ của nam giới về
việc có quyết định lấy một người vợ không còn trinh trắng về làm vợ hay không, hoặc
nếu lâm vào tình trạng đó sẽ làm như thế nào. Tuy nhiên những trang mạng này mới chỉ
dừng lại ở việc tạo môi trường cho mọi người bày tỏ những ý kiến mà chưa có sự khái
quát, đúc rút hay kết luận lại, để hiểu được xu thế chung .Đây là một điểm hạn chế lớn.
Như vậy, chỉ khi đề cập tới vấn đề trinh tiết và ảnh hưởng của nó một cách thẳng
thắn, chân thực, có cái nhìn khách quan, cụ thểmới có thể góp phần thay đổi thái độ, nhân
thức của mọi người, nhất là của nam giới về giá trị của trinh tiết thực chất là gì. Qua việc
phân tích về vấn đề “ trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời trước hôn nhân” sẽ cho các
bạn một cách nhìn mới mẻ, thấu đáo về vấn đề đang còn gây nhiều tranh luận này, khắc
phục được một số hạn chế đã nêu trên.
Phần 2: Nội dung chính.
2.1: Các khái niệm công cụ
Trước hết, để có thể hiểu một cách toàn diện về vấn đề “trinh tiết đối với việc lựa
chọn bạn đời ở Việt Nam xưa và nay, cần hiểu những khái niệm quan trọng “trinh tiết” và
“màng trinh”.
2.1.1: Màng trinh
Là một màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2 – 3cm. Màng
trinh không chỉ có ở cơ thể con người (phụ nữ) mà nhiều loài động vật cũng có màng
trinh.Màng trinh bị rách ở lần giao hợp đầu tiên. Thậm chí, nó mỏng tới mức có thể rách
nếu các các bạn nữ hoạt động mạnh, ngã do chơi thể thao, tư thế hoạt động không đúng
cách, đi xe đạp. Ở một số bạn nữ bẩm sinh đã không có màng trinh. Cũng có những
người màng trinh quá dày, gây cản trở cho việc quan hệ và gây mất kinh nguyệt phải can
thiệp y tế mới rách được.
Hiện nay, xã hội phát triển, công nghệ y học hiện đại cũng phát triển rất nhiều.Xuất
hiện nhiều phòng khám tư, nhiều nơi “vá trinh”. Người con gái khi đã có quan hệ tình
dục, có thể đến những nơi này để có sự can thiệp của khoa học hiện đại, họ sẽ có lại
màng trinh lành lặn như ban đầu.

Màng trinh có nhiều loại. Khoa học hiện nay đã tổng hợp lại có 5 loại màng trinh
cơ bản gồm: Màng trinh hình vành khan, bán nguyệt, khe, khế, cầu nối. Ngoài ra, 1% phụ
nữ sinh ra đã không có màng trinh do trong quá trình bào thai phát triển các mô mỏng
bên ngoài âm đạo đã được biệt hóa. Như vậy, màng trinh thực chất là một phần sót lại
trong thời kỳ thai nhi phát triển.
Văn hóa Việt Nam xưa nay coi trong trinh tiết, nên việc một người phụ nữ còn
màng trinh hay không là một tiêu chí đánh giá quan trọng nhân phẩm của họ. Chính sự
không hiểu biết đầy đủ về màng trinh mà người ta hay đánh đồng khái niệm trinh tiết và
màng trinh với nhau. Điều này khiến nhiều phụ nữ bị mang tiếng oan và chịu thiệt thòi,
nhất là trong đường chồng con. Nếu như quan hệ lần đầu không ra máu, người chồng có
thể quy kết vợ là không còn trinh tiết, trong khi không biết được thực tế nhiều người vẫn
còn trong trắng, chưa quan hệ bao giờ và việc rách màng trinh chỉ là do tai nạn ngoài ý
muốn.
Theo suy nghĩ của nhiều người, lần giao hợp đầu tiên phụ nữ sẽ bị rách màng trinh
và chảy một chút máu hồng.Việc này chứng tỏ người phụ nữ còn trinh tiết. Song với tình
trạng hiện nay, điều đó có còn là căn cứ chính xác khi màng trinh có thể vá lại? Màng
trinh không phải là dấu hiệu duy nhất chứng tỏ người phụ nữ đã có quan hệ tình dục hay
chưa bởi màng trinh bình thường không hoàn toàn chắn hết lỗ âm đạo. Lần quan hệ đầu
tiên không phải người phụ nữ nào cũng chảy máu.
Như vậy, màng trinh chỉ là một tiêu chí để đánh giá phụ nữ đã có quan hệ tình dục
hay chưa, tức còn trinh tiết hay không, chứ không không phải là tất cả.Không phải người
phụ nữ nào không có màng trinh thì không trong trắng, ngược lại, có những người còn
màng trinh nhưng chưa chắc họ còn trinh trắng.Vì vậy, để đánh giá một người con gái có
trinh tiết hay không không nên lệ thuộc hay lấy yếu tố màng trinh.
2.1.2: Trinh tiết
Theo y học, trinh tiết hiểu theo nghĩa là người phụ nữ chưa quan hệ tình dục bao
giờ, nghĩa là còn màng trinh. Đối với nam giới, xã hội không sử dụng khái niệm “trinh
tiết đàn ông” bởi không có căn cứ y học nào có thể chứng minh được điều đó, và người ta
cũng chưa từng nghĩ và đề cập tới. Do vậy, khái niệm “trinh tiết” chỉ được đề cập ở đối
tượng là phụ nữ.

Xét theo khía cạnh văn hóa, trinh tiết không chỉ xem xét ở khía cạnh người phụ nữ
có còn màng trinh hay không mà còn xem xét ở khía cạnh đạo đức, nhân phẩm, lòng thủy
chung với người yêu hay chồng.
Theo từ điển bách khoa toàn thư, khái niệm trinh tiết được hiểu ở cả 2 khía cạnh
nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen chỉ người phụ nữ chưa quan hệ tình dục bao giờ và
giữ nguyên vẹn được màng trinh. Về nghĩa bóng có thể hiểu trinh tiết là trạng thái tâm
hồn, đạo đức tốt, chung thủy với chồng. Trong hầu hết các nền văn hóa, nó là biểu trưng
cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng để
giữ gìn thể xác thuần khiết cả trước và sau hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy
với bạn đời của người phụ nữ, và nói rộng ra là với cả nam giới.
Trinh tiết là biểu tượng của một tình yêu trong sáng, thủy chung, không bị chi phối
bởi dục vọng xác thịt. Đây là một trong những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà dù ở thời đại
nào thì con người cũng ca tụng và hướng tới.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê : “trinh tiết là người con gái còn tân, còn
trong trắng chưa chồng và người con gái đó phải giữ gìn được trọn lòng thủy chung với
chồng”.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm trinh tiết ở cả 2 phương diện là sinh học và đạo
đức.Ở mỗi thời kỳ khác nhau, cách hiểu, suy nghĩ về trinh tiết có sự thay đổi.Điều này
góp phần lý giải nhân thức về trinh tiết đến việc lựa chọn bạn đời ở Việt Nam như thế
nào. Tựu chung, trong bài làm này, tôi tiếp cận khái niệm trinh tiết ở cả 2 khía cạnh. Là
người phụ nữ chưa có quan hệ tình dục với ai trước khi lập gia đình và sau khi lấy chồng
thì chung thủy với chồng kể cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tóm lại, chúng ta không thể đánh đồng 2 khái niệm “trinh tiết” và “màng
trinh”.Bởi chúng không phải là một khái niệm đồng nhất.Viêc đồng nhất hóa 2 khái niệm
này gây nên cách hiểu sai, tạo nên sự phán xét sai đối với nhiều người phụ nữ.và là một
trong những nguyên nhân làm họ không được lựa chọn làm bạn đời của nam giới. Hoặc
nếu có kết hôn cũng không có hạnh phúc, chịu sự ngược đãi của chồng, gia đình chồng
và sự dè bỉu của xã hội.
2.2. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Peter Blau
Ở trên, tôi đã phân tích hai khái niệm cơ bản “màng trinh” và “trinh tiêt”.Việc hiểu

rõ hai khái niệm này sẽ giúp tiếp cận vấn đề trinh tiết đối với việc lựa chọn bạn đời một
cách dễ dàng hơn. Để giái thích vấn đề này, bài làm sử dụng thuyết lựa chọn hành vi hợp
lý của Peter Blau.
Lý thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một
cách có chủ đích, có suy ngĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm
đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuyết trao đổi xã hội theo Peter Blau tập trung vào việc xem xét vấn đề cho và
nhận trong quá trình tương tác. Theo quan điểm của lý thuyết này, các cá nhân hành động
tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần.
Nguyên tắc chung là con người từ chối những hành vi phải chi phí (trả giá) và tìm
kiếm những thiết chế trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí. Con người đã lựa chọn
phương án có hiệu quả nhất trên cơ sở nhận thức phần thưởng và chi phí.
2.3. Áp dụng lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý để phân tích vấn đề trinh tiết
trong việc lực chọn bạn đời ở Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Trong xã hội xưa, nhất là xã hội phong kiến, phụ nữ phải có đủ 4 chữ “công- dung-
ngôn-hạnh”. “Công” là công việc, tài năng, “dung” là nhan sắc. “ngôn” là lới ăn tiếng
nói, “hạnh” là đức hạnh, phẩm giá, đạo đức. Trinh tiết là một phạm trù nằm trong nghĩa
của từ “Hạnh”, nghĩa là nó rất quan trọng và làm nên giá trị đầy đủ của một người phụ
nữ.Hay câu “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” cũng đã thể hiện giá trị, mức độ quan trọng
của trinh tiết người phụ nữ.Đồng thời cho thấy sự coi trọng vấn đề này của xã hội Việt
Nam thời kỳ phong kiến.Người phụ nữ không còn trinh trắng thì với xã hội lúc đó, không
còn giá trị gì.
Thời kỳ phong kiến, những cô con gái từ bé đến khi lấy chồng đều sống trong cảnh
“trướng rủ màn che”, không được hoặc rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là
với người khác giới thì đó lại là điều cấm kỵ. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh này
trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam như “truyện Kiều” hay các tác phẩm thơ
Đường. Theo quan niệm thời đó, con gái khi sống với cha mẹ phải giữ gìn sự trong trắng,
không được quan hệ với ai trước khi lấy chồng. Nếu một người con gái mất trinh thì tất
nhiên sẽ là sự xỉ nhục với gia đình, dòng họ,là nỗi ô nhục của bản thân, bị xã hội lên án,
dè bỉu. Thậm chí có những người lâm vào hoàn cảnh đó còn tự tử hay bỏ quê đi nơi khác.

Đối với những người phụ nữ không giữ được trinh tiết mà để có con với người khác trước
khi lấy chồng sẽ bị cạo đầu, bôi vôi, thậm chí nhiều nơi còn thả bè cho trôi sông. Những
điều này phản ánh thái độ khắc nghiệt của xã hội nói chung đối với những người phụ nữ
không còn trinh tiết trước khi lấy chồng.
Những người phụ nữ sau khi lấy chồng mà không giữ được trinh tiết, thông gian
với người khác thì sẽ bị pháp luật xử phạt.Tuy nhiên trong bài này tồi chỉ đề cập đến
những người không còn trinh tiết trước khi lấy chồng nên tôi không đi sâu phân tích khía
cạnh này.
Như đã nói ở trên, khái niệm “trinh tiết” được hiểu khác nhau qua các thời kỳ và
các nên văn hóa.Trong thời kỳ phong kiến, khái niệm này được coi trọng ở cả hai phương
diện là sinh học và đạo đức.Một câu hỏi đặt ra là nếu một người con gái không còn trinh
tiết trong thời kỳ này có dễ dàng được lựa chọn làm bạn đời của nam giới hay không?Áp
dụng lý thuyết tương tác biểu trưng chúng ta có thể lý giải được điều này.
Về khía cạnh sinh học, một người con gái không còn trinh là người đã từng quan hệ
tình dục trước khi lấy chồng, hay người phụ nữ mà màng trinh không còn nguyên vẹn.
Đây là xét theo quan điểm của số đông. Về khía cạnh đạo đức người con gái không còn
trinh tiết trước khi lấy chồng là người không có nhân phẩm, đạo đức tốt, không có được
sự đoan trang, tính tình lẳng lơ… Những đối tượng này phần đông không được lựa chọn
làm bạn đời lâu dài của nam giới và gia đình họ.
Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý đã nêu rõ, các nhân luôn có những tính toán duy
lý để hành động một cách có chủ đích nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu.
Thuyết cũng khẳng định con người luôn từ chối những hành vi phải chi trả và tìm kiếm
những thiết chế trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí. Như vậy, đối với gia đình nhà
trai, họ có những tính toán duy lý của họ. Đó là phải lựa chọn được một nàng dâu còn
trong trắng, có phẩm hạnh tốt, môn đăng hộ đối, không có tai tiếng gì. Việc lựa chọn
được nàng dâu như thế này khiến họ được hàng xóm, cộng đồng khen ngợi, chúc
mừng.Họ không thể chấp nhận một cô con dâu không còn trinh tiết, bị xã hội dè bỉu và xa
lánh, những người có tính tình không tốt, lẳng lơ thì càng không được lựa chọn. Giả sử
nếu họ chấp nhận người con dâu đó, đồng nghĩa với việc họ chấp nhận việc bị xã hội dè
bỉu cả gia đình mình, con trai mình. Theo tính toán duy lý thì việc này không thể xảy

ra.Mặt khác, trong xã hội phong kiến quyền quyết định hôn nhân của con cái phụ thuộc
nhiều vào quyết định của cha mẹ.Điều này không những tạo nên áp lực lựa chọn vợ của
con trai họ, mà còn mang tính chất rất quan trọng trong việc có lựa chọn người con gái đó
hay không.
Đối với chính nam giới, những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định
lựa chọn bạn đời của mình. Có thể khẳng định rằng phần lớn họ không chấp nhận được
người con gái trinh tiết về làm vợ. Hoặc nếu vì tình yêu mà chấp nhận, họ cũng không
vượt qua được sự ngăn cản của gia đình.Có nhiều nguyên nhân lý giải chó điều này. Thứ
nhất do hệ tư tưởng Nho giáo, truyền thống đã ăn sâu vào suy nghĩ của nam giới phong
kiến. Trong suy nghĩ đó, phụ nữ không được coi trọng, nam giới mới giữ vị trí độc tôn và
số một. Vì vậy, những tai nạn, hay sai lầm của những người con gái đó không dễ dàng
được tha thứ, thậm chí là không thể tha thức được. Trong lịch sử chúng ta có thể thấy nếu
như một người con gái không còn trinh mà lấy chồng, bị chồng phát hiện sẽ bị gia đình
chồng và chồng trả lại cho cha mẹ đẻ. Đối với những người chưa tổ chức kết hôn mà
người phụ nữ bị phát hiện không còn trinh trắng sẽ bị hủy hôn.Nếu lấy chồng mà chồng
chấp nhận sau này cũng bị hành hạ, đánh đạp, xỉ nhục.Trong văn học cũng đã có tác
phẩm nói lên tư tưởng này của nam giới.Trong tác phẩm “chuyện người con gái Nam
Xương” Trương Sinh vì nghi ngờ người vợ của mình không giữ gìn sự trinh tiết mà khiến
người vợ phải nhảy sông tự tử.Như vậy có thể khẳng định hệ tư tưởng là yếu tố quan
trọng quyết định tới nhận thức, thái độ và quyết định lựa chọn bạn đời cả nam giới khi họ
biết người yêu, vợ chưa cưới không còn trinh trắng. Dựa theo thuyết lựa chọn hành vi
hợp lý của Peter Blau, chúng ta có thể lý giải việc làm này như sau: Đồi với việc lấy vợ,
lựa chọn một người phụ nữ đoan trang, chính chuyên, trong trắng là yêu cầu đầu tiên và
mang tính chất quyết định đối với nam giới. Điều này là “phần thưởng” của quá trình duy
lý, tính toán của họ xem nên lựa chọn đối tượng nào để sống cùng mình đến hết đời.Có
nghĩ là, lấy được một người phụ nữ mà có những phẩm chất, nhân cách tốt.còn trinh
nguyên không chỉ được sự đồng ý của gia đình, họ hàng mà còn có được sự chúc phúc
của hàng xóm, xã hội nói chung. Người đàn ông trong xã hội cũ vô vùng coi trọng danh
tiếng. Cũng có câu “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Bởi thế nên, người đàn ông không thể chấp
nhận lấy một người phụ nữ không còn trinh tiết.Những người con gái tính tình lẳng lơ,

không chính chuyên chỉ có vào lầu xanh hay những nơi không thanh sạch, mua vui cho
đàn ông chứ không xứng đáng làm vợ.Hiển nhiên, những người đàn ông không tội gì
chấp nhận một người con gái đã từng có quan hệ tình dục với người đàn ông khác trước
mình. Đó là điều xỉ nhục với anh ta, đồng thời anh ta sẽ bị gia đình, họ hàng phản đối, bị
dư lận khinh miệt, bị bạn bè cười chê. Theo thuyết lựa chọn duy lý thì họ không lựa chọn
phương ân này.
Cũng theo tâm lý học, con người thường có xu hướng lặp lại các hành vi cũ nếu
hành vi đó đã được thực hiện nhiều lần. Dựa vào quan điểm này, có thể giải thích nam
giới trong hoàn cảnh có người yêu hay vợ chưa cưới không còn trinh tiết sẽ xuất hiện suy
nghĩ và trạng thái lo sợ vợ mình sau này sẽ quay lại đường cũ. Hay người phụ nữ đã
buông thả không biết giữ mình thì cũng dễ ngoại tình, phản bội.Cùng với tâm thế mình
luôn là số một của nam giới, họ cũng không chấp nhận trước đó có người đàn ông khác
đã sở hữu vợ mình trước đó.Họ muốn vợ là của mình họ, thuộc quyền sở hữu cá nhân
không ai được xâm phạm.
Từ khi đất nước giàn được độc lập đến trước năm 1986, bước vào thời kỳ mới,
quan điểm về vấn đề trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời có sự thay đổi theo hướng
khoan dung hơn, dễ chịu hơn do sự phát triển của xã hội, sự tiếp cận với kiến thức khao
học và luồng văn hóa ngoại nhập từ phương Tây. Song sự thay đổi này rất chậm chạp và
ít ỏi nên tôi không phân tích kỹ giai đoạn này.
Tựu chung, qua những phân tích trên đây có thể rút ra một nhận định: người phụ nữ
không còn trinh tiết trong thời kỳ này không được các gia đình chấp nhận và không được
nam giới lựa chọn làm bạn đời.
2.4: Áp dụng lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý để phân tích vấn đề trinh tiết
trong lựa chọn bạn đời ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).
Trong xã hội ngày nay, kinh tế phát triển, sự du nhập của các nền văn hóa mới, đặc
biệt là văn hóa phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, quan niệm của mọi người
nói chung và nam giới nói riêng về vấn đề trinh tiết của phụ nữ trước khi kết hôn. Có thể
thấy quan niệm về vấn đề này đã có chút thay đổi so với trước.Tuy nhiên, nhận thức, suy
nghĩ về sự giữ gìn trinh tiết của người phụ nữ vẫn được coi trọng và duy trì chứ không
thay đổi hết hay mất đi hoàn toàn.

Trong một cuộc hội thảo về “Nam tính và phân biệt đối xử giới” được tổ chức vào
sáng 17 tháng 12 năm 2012 của Tổ chức Hòa Bình – phát triển Tây Ban Nha. Khảo sát
quan điểm của các nam thanh thiếu niên khi được hỏi về trinh tiết của người phụ nữ, bạo
lực đối với phụ nữ thực hiện tại 16 trường PTTH và THCS ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng
và Quảng Nam đã đưa ra được một con số đáng chú ý. 91% học sinh nam cho rằng phụ
nữ cần phải giữ gìn trinh tiết cho đến khi kết hôn. Gần 40% học sinh nam cho rằng người
đàn ông có thể bị mất thể diện khi lấy một người phụ nữ không còn trinh tiết.Khoảng gần
một nửa số học sinh nam tin rằng người chồng và gia đình chồng sẽ đánh giá thấp người
phụ nữ nếu như người đó đã mất trinh trước khi cưới.Hơn 45% học sinh nam đồng ý với
quan điểm rằng nếu người phụ nữ mất trinh trước khi cưới thì người phụ nữ đó khó có
thể giữ được hạnh phúc gia đình. Những con số này cho chúng ta một cái nhìn chân thực
về nhận thức, suy nghĩ về sự ảnh hưởng của trinh tiết đến sự lựa chọn bạn đời của các em
lứa tuổi 15 đến 18 là các em vẫn coi trọng giá trị của trinh tiết. Ở lứa tuổi này, các em
tiếp xúc với nhiều luồng kiến thức và văn hóa nhất, tiếp cận thông tin nhanh nhạy nhất.
Tuy nhiên, các em lại không theo xu hướng mới, không coi trọng trinh tiết phụ nữ trước
khi kết hôn mà lại thiên về nếp nghĩ truyền thống. Có thể giải thích điều này là bởi tư
tưởng Nho giáo về nam và nữ giới vẫn chưa được xóa bỏ. Các em thời kỳ này vẫn đang
phát triển về mặt nhận thức, mới chỉ học tập trong môi trường nhà trường, chưa có sự
từng trải và nhiều mối quan hệ phức tạp, đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục,
suy nghĩ của chính cha mẹ các em.
Đối với những người đàn ông trưởng thành, trên thực tế đa số họ vẫn trung thành
với những suy nghĩ cũ. Nghĩa là họ khó mà chấp nhận người yêu hay vợ chưa cưới không
còn trinh tiết.Trên các trang mạng điện tử những ý kiến không chấp nhận người phụ nữ
không còn trinh trắng trước khi lấy chồng chiếm phần trăm lớn. Có thể lấy một số ý kiến
như sau:
“Những cô gái đánh mất trinh tiết thì dù có nói gì đi nữa, họ cũng không nên lên
tiếng vì họ không xứng đáng được lên tiếng”.
(Trích trên trang mạng afamily)
Hay một tâm sự khác cũng trên trang mạng này
“Tôi hiện cũng đang rơi vào hoàn cảnh vừa biết rằng người mình yêu và có ý định

xây đắp tương lai không còn trong trắng.Điều đau đớn là cả hai chúng tôi vẫn còn rất
yêu nhau. Nhưng quả thật, phải là người trong cuộc mới có thể thông cảm được sự đau
đớn mỗi khi nghĩ đến người yêu của mình đã từng ân ái với một người khác. Tôi muốn
gạt bỏ ý nghĩ đó đi để tiếp tục yêu cô ấy.Nhưng có lẽ tôi sẽ không làm được.
Dựa vào lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý chúng ta vẫn có thể giải thích vấn đề
này tương tự như trong thời kỳ phong kiến.Con người có những tính toán duy lý của
mình. Và họ không lựa chọn phương án mà họ phải chi phí. Nghĩa là họ khó mà chấp
nhận được việc phải sống dằn vặt và tâm trạng đau khổ vì vợ không còn trinh
nguyên.Như vậy, có thể khẳng định số đông nam giới hiện nay vẫn không thể lựa chọn
một người phụ nữ không còn trinh tiết làm vợ.
Đối với gia đình chàng trai, tuy hiện nay quyền quyết định lựa chọn bạn đời phụ
thuộc vào con cái, nhưng ý kiến của họ vẫn rất quan trọng. Họ vẫn khó lòng chấp nhận
cho con trai họ lấy một người con gái không còn trong trắng do quan hệ tình dục trước
hôn nhân bởi họ sợ dư luận xã hội, và lo lắng vào đạo đức, phẩm giá của người con dâu
tương lai. Nếu người con gái đó mang thai hoặc con trai họ quyết định cưới thì họ sẽ có
thái độ khinh miệt, không thông cảm cho người con gái này.
Hiện nay do sự thay đổi về lối sống, quan điểm sống của con người cũng có sự thay
đổi. Nhiều người phụ nữ đã quan hệ với người yêu cũ, với người khác nhưng khi đến với
một người đàn ông nào đó lại chung thủy, không có những mối quan hệ ngoài luồng
khác, có nhân cách tốt cũng vẫn được người đàn ông đó lựa chọn làm bạn đời sau này.
Nếu như trước đây trong xã hội phong kiến thì điều này không thể chấp nhận được.Cũng
phải nói thêm rằng để một người đàn ông chấp nhận một người phụ nữ không còn trinh
tiết làm bạn đời là việc khó khăn và chỉ có ở những người đàn ông vị tha, chín chắn và
tình yêu của hai người đủ lớn.Cũng phải nói thêm sự vị tha và lối suy nghĩ mới chỉ có ở
số ít nam giới chứ không phải nhiều người như chúng ta nghĩ.
Tóm lại, trong thời đại hiện nay, tuy vấn đề trinh tiết đối với việc lựa chọn bạn đời
đã được nhìn nhận với thái độ rộng mở hơn, độ lượng hơn, song nhìn chung nam giới và
gia đình của họ khó chấp nhận một người vợ, một người con dâu không còn trinh tiết về
làm thành viên trong gia đình.
Phần 3. Xu hướng của vấn đề trong tương lai

Cùng với sự phát triển của tri thức khoa học, phương tiện thông tin đại chúng, nam
giới nói riêng tiếp cận với nhiều kiến thức khoa học chính xác hơn, đáng tin cậy.Nhiều
người đã biết phân biệt hai khía cạnh màng trinh và trinh tiết, đồng thời không còn quá
coi trọng việc màng trinh có còn hay không.Trên các trang mạng mà tôi thàm khảo, có
nhiều ý kiến của nam giới cho rằng nếu người phụ nữ mất trinh do lý do khách quan
không chỉ được tha thứ mà còn phải yêu thương họ nhiều hơn, cảm thông cho họ nhiều
hơn.Điều này ít được thông cảm trong những thời kỳ trước.
Quá trình bình đẳng giới, đòi quyền bình đẳng cho nữ giới cũng có tác động đến
vấn đề này theo hướng tích cực. Nhiều nam giới cũng hiểu được phụ nữ cần được đối xử
công bằng kể cả về tình dục.
Việc tiếp cận với luồng tư tưởng của phương Tây làm thực trạng quan hệ tình dục
trước hôn nhân diễn ra như là một sự phát triển tất yếu chứ không hẳn là một vấn
nạn.Trong thời đại hiện nay, nhất là trong giới trẻ, ít tìm được người phụ nữ còn trinh
tiết.Cách nói này không cổ vũ cho việc quan hệ tình dục trước hôn nhân mà xem xét nó
trên phuwong diện khách quan. Điều đó là hiện thực đang diễn ra, chúng ta không thể chỉ
phê phán hay đả kích mà cần tìm ra những điểm tích cực và khắc phục những hạn chế. Ví
dụ như nếu hai người nam nữ đã quyết định tiến tới hôn nhân mà vì lý do nào đó chưa
cưới được, họ vẫn có thể quan hệ tình dục an toàn trên tinh thần tự nguyện và có trách
nhiệm.
Xu hướng mới trong tương lai là nhiều bạn trẻ là nam giới sẽ xem xét khía cạnh
người phụ nữ của mình có còn trinh tiết hay không dựa vào cách đối nhân xử thế, tính
nết, sự quan tâm, chăm lo cho gia đình của họ nhiều hơn việc màng trinh còn hay không.
Ngày nay chúng ta đã có thể thấy nhiều đàn ông chấp nhận lấy những người phụ nữ đã
qua một hay nhiều đời chồng hay những phụ nữ đã có quan hệ tình dục trước hôn miễn là
họ thấy hợp về tính cách hay do họ yêu và chấp nhận. Thậm chí có những người đàn ông
không lựa chọn những người phụ nữ vẫn còn trinh tiết ở độ tuổi trưởng thành để kết hôn
bởi họ cho rằng những người phụ nữ ấy sẽ yếu kém trong việc quan hệ tình dục…Sử
dụng thuyết lựa chọn hành vi hợp lý cũng có thể giải thích được xu hướng này. Khi trong
xã hội việc nhiều người con gái không còn trong trắng trước khi kết hôn trở thành một
việc mọi người dần bình thường hóa nó, thì việc tính toán duy lý của nam giới sẽ giảm

bớt đi. Mặt khác, xu thế chung hiện nay là lối sống, mô hình gia đình hạt nhân, nhất là ở
thành phố, các cá nhân ít chịu ảnh hưởng của dư luận hoặc dư luận xã hội về vấn đề đó
cũng không tồn tại lâu dài. Dư luận xã hội đứng trước việc một người con gái không còn
trinh tiết không còn chú ý quá nhiều và không gay gắt như trước. Điều này làm giảm bớt
sự lo lắng trong những tính toán của gia đình chàng trai và cá nhân chàng trai ấy. Như
vậy, nam giới sẽ chọn cho mình phương án hiệu quả nhất trên cơ sở nhận thúc và chi phí
họ bỏ ra. Nghĩa là, họ chấp nhận một người phụ nữ không còn trinh tiết nhưng tính cách
tốt, phầm chất tốt, chung thủy, có thể dảm nhiệm vị trí người vợ, người mẹ tốt; hơn là
chấp nhận lấy một người phụ nữ còn trinh tiết nhưng vụng về, không biết đối nhân xử
thế, không có tính cách tốt.Đồng thời nam giới hiện nay có nhiều tiêu chí lựa chọn bạn
đời không chỉ dừng lại ở việc môn đăng hộ đối, trinh tiết…mà còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như công việc, kinh tế, tri thức của bạn đời.Điều này ít xuất hiện trong thời
kỳ trước.Một thực tế có thể thấy là trong xu thế hiện tại, việc người phụ nữ có công việc
ổn định, có tri thức…là những yếu tố khá quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời của
Nam giới.Như vậy thì yếu tố và tầm quan trọng của trinh tiết được giảm bớt đi chứ không
còn hà khắc như trước.Các bài đăng trên các trang mạng liên quan đến tình dục, giới tính,
vấn đề này cũng được nhìn nhận cởi mở hơn. Ví dụ như trên trang Afamily, phần lớn các
bài đăng trên mục tâm sự liên quan đến vấn đề trinh tiết được mọi người nhìn nhận theo
hướng tích cực như “ mất trinh không có nghĩa là không thể hạnh phúc”, “mất trinh
không đồng nghĩa với hư hỏng”, hay “ bạn trai tôi không quan tâm đến chữ trinh”…
Điều đáng chú ý là nhiều bài tâm sự như thế này là do nam giới viết, chứ không phải nữ
giới tự biện minh cho mình. Và không nên hiểu những bài viết này là thông tin không
đáng tin cậy.Thực chất đây là những thông tin chân thực nhất.Như vậy có thể thấy xu
hướng thay đổi mang tính tích cực của nam giới trong nhận thức và việc lựa chọn bạn đời
của họ.
Tuy nhiên, trong tương lai, một bộ phận nam giới vẫn không thể chấp nhận kết hôn
với người phụ nữ không còn trinh trắng.Mặc dù, sự thông thoáng và cởi mở trong việc
lựa chọn bạn đời của nam giới chúng ta có thế nhìn thấy như phân tích ở trên.Nhưng trinh
tiết trước nay vẫn được coi như là một giá trị truyền thống, một chuẩn mực đạo đức của
người dân Việt Nam. Nó vẫn luôn là thước đo đánh giá một người phụ nữ có đức hạnh,

đoan trang hay không. Không chỉ nam giới mà phần đông phụ nữ vẫn cho rằng cần giữ
gìn trinh tiết trước hôn nhân.Bởi việc giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân thể hiện sự tôn
trọng với chính bản thân người phụ nữ và với chồng tương lai của họ.
Một nghiên cứu về chủ đề tình dục được công bố vào ngày 6/10/2009 do Viện
nghiên cứu phát triển xã hội thực hiện. Nghiên cứu này đã điều tra trong 4 năm (2003-
2007), với sự tham gia của gần 300 người từ 15 đến trên 65 tuổi, ở 4 tỉnh, thành phố là
Hà Nội, Hà Tây cũ, TP HCM và Cần Thơ. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan
niệm, thái độ, hành vi tình dục của bốn thế hệ khác nhau trong vòng nửa thế kỷ qua. Kết
quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có những quan điểm gần như bất biến trong vòng hơn
50 năm qua, như vấn đề trinh tiết của phụ nữ luôn được xem trọng.Như vậy, việc giữ gìn
trinh tiết trước khi kết hôn dù ở thế hệ nào vẫn có những vị trí nhất định.
Việc có coi trọng trinh tiết hay không và có lựa chọn người không còn trinh tiết
làm vợ hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn của nam
giới, suy nghĩ, lối sống của họ và gia đình họ…Nói chung, mỗi người lại có cách lựa
chọn khác nhau phù hợp với quan niệm và lối sống của mình. Nghĩa là sự lựa chọn của
họ phụ thuộc vào việc họ coi cái họ nhận được là gì, phần thưởng đối với họ là gì.Chứ
không thể quan niệm một cách cứng nhắc về vấn đề này.
Qua những phân tích trên, xu hướng chung của vấn đề trinh tiết liên quan đến việc
lựa chon bạn đời trong tương lai sẽ không phát triển theo một con đường thẳng tắp, mà
phát triển theo nhiều con đường, nhiều quan điểm khác nhau. Có nghĩa là, nó không chỉ
phát triển theo hướng coi trinh tiết là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn kết hôn
và người không còn trinh tiết thì không được lựa chon để làm bạn đời; mà còn phát triển
theo một hướng khác nữa là việc bình thường hóa vấn đề trinh tiết trước khi kết hôn, chỉ
coi nó là một tiêu chí bình thường chứ không phải yếu tố quyết định đến việc lựa chọn
bạn đời của nam giới.Bởi xã hội hay bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng có 2 mặt đối
lập nhau, không có sự vật hiện tượng nào chỉ tồn tại một mặt tích cực hoặc tiêu cực, tốt
hay xấu. Cũng như vấn đề trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời, cũng phát triển theo hai
xu hướng truyền thống và hiện đại hóa. Tuy nhiên, dù có phát triển theo hướng nào thì
vẫn phải tuân theo đúng những chuẩn mực, giá trị căn bản của xã hội. Dung hòa giữa
truyền thống và hiện đại. Có cái nhìn vị tha hơn với những người phụ nữ đã từng lầm lỡ

mà có ý hướng thiện, đồng thời không chấp nhận những người dựa vào danh nghĩa “sự
phát triển chung của xã hội” để sống buông thả, không có trách nhiệm với bản thân và xã
hội.
Phần 4: Kết luận
Như vậy, bài làm này đã đưa ra một số nhận định chủ yếu sau. Thứ nhất khẳng
định vấn đề trinh tiết đối với vệc lựa chọn bạn đời trước hôn nhân ở thời kỳ phong kiến là
rất quan trọng, xã hội, gia đình nhà chồng và chồng tương lai không chấp nhận được một
người phụ nữ không còn trinh tiết về làm thành viên trong gia đình. Thứ hai, khẳng định
vấn đề trinh tiết trong việc lựa chọn bạn đời hiện nay đã có những thay đổi theo hướng
cởi mở và độ lượng hơn, song vấn bảo tồn quan điểm cũ, khó chấp nhận một người phụ
nữ không còn trinh tiết làm bạn đời của mình. Thứ ba, bài viết nhấn mạnh xu hướng
trong tương lai của vấn đề.Đó là sự phát triển đa chiều, đa hướng cả vấn đề này và sự
phát triển đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên vẫn nên tuân theo
những chẩn mực, giá trị truyền thống của dân tộc, tránh lối sống buông thả, không có
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1: Lê Thái Thị Băng Tâm. Giáo trình xã hội học gia đình
2: TXD Hoàng. 2009. Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ. “Thái độ xã hội đối với trinh tiết
của phụ nữ - nhìn từ góc độ giới”
3: />sai-cua-minh-574.chn 4: />%BFt#C.C3.A1c_.C4.91.E1.BB.8Bnh_ngh.C4.A9a_v.E1.BB.81_trinh_ti.E1.BA.BFt
5: />c3a109887.html
6: em-ma-khong-con anh-
se-tra-cho-bo-me html
7: />20121217111323374.htm
8: />121143126.html
9: Lê Ngọc Hùng. 2011. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. “Lịch sử và lý thuyết xã
hội học”.

×