Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

công tác xã hội với vị thành niên nghiện game online (địa bàn nghiên cứu xã vinh hưng, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.78 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

------

NGUYỄN QUỐC KHÁ

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VỊ THÀNH NIÊN
NGHIỆN GAME ONLINE
(Địa bàn nghiên cứu xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế)

NIÊN LUẬN III
LỚP CƠNG TÁC XÃ HỘI –KHĨA 32 (2008-2012)
Huế, 06/2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

------

NGUYỄN QUỐC KHÁ

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VỊ THÀNH NIÊN
NGHIỆN GAME ONLINE
(Địa bàn nghiên cứu xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên
Huế)


NIÊN LUẬN III
Lớp CƠNG TÁC XÃ HỘI – KHĨA 32 (2008-2012)
Cán bộ hướng dẫn: Bùi Quang Dũng
Huế, 06/2011

2


Sau một quá trình học tập, đi thưc tế và để có thể hồn thành bài niên
luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa
Lịch sử trường Đại học khoa học Huế đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt
kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho tôi trong ba năm học vừa qua. Đặc biệt,
tôi xin trân trọng biết ơn Thầy giáo Bùi Quang Dũng đã tận tình hướng dẫn
tơi từng bước trong việc thực hiện bài niên luận này với tất cả nhiệt tâm của
một giảng viên trẻ nhưng giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức ở Ủy
ban nhân dân xã Vinh Hưng cùng thôn trưởng thôn Phụng Chánh
cũng như nhân dân trong thơn,xã đã nhiệt tình cung cấp cho em những
thông tin cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành
niên luận này.
Sau cùng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Lớp Công tác xã
hội K32, và người thân luôn quan tâm và ủng hộ tơi hồn thành niên
luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Khá

3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................8
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu.................................................................10
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................11
3. Mục tiêu chung......................................................................................11
3.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................12
5. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................12
5.1. Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................12
5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................12
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.......................................13
6.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................13
6.2. Khách thể nghiên cứu.........................................................................13
6.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................13
6.3.1. Phạm vi không gian.........................................................................13
6.3.2. Phạm vi thời gian............................................................................13
6.3.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu...............................................................13
7. Gỉa thiết nghiên cứu..............................................................................14
8. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
8.1.Phương pháp quan sát.........................................................................14
8.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân..................................................15
8.3.Phương pháp thảo luận nhóm..............................................................15
8.4.Phương pháp thu thập phân tích xử lí tài liệu.....................................16
8.5.Phương pháp vãng gia.........................................................................16

4



9.Bố cục của báo cáo……………………………………………………17.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI
NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1.
Tổng
quan
về
địa
bàn
nghiên
cứu
...........................................................................................................................
18
1.1.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
...........................................................................................................................
18
1.1.1.1. Vị trí địa lí,lịch sử phát triển và tiềm năng thế mạnh của vùng
...........................................................................................................................
18
1.1.1.2.
Tình
hình
phát
triển
kinh
tế


hội
...........................................................................................................................
20
1.1.2. Tổng quan về xã Vinh hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên

Huế
...........................................................................................................................
23
1.1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên
...........................................................................................................................
23
1.1.2.2.
Tình
hình
phát
triển
kinh
tế

hội
...........................................................................................................................
26
1.2.
Một
số
khái
niệm



thuyết
liên
quan
...........................................................................................................................
30
5


1.2.1.
Khái
niệm
Internet
...........................................................................................................................
30
1.2.2.
Khái
niệm
nghiện
...........................................................................................................................
30
1.2.3.
Khái
niệm
nghiện
game
online
...........................................................................................................................
31

1.2.4.
Khái
niệm
vị
thành
niên
...........................................................................................................................
32
1.2.5.
Khái
niệm
Cơng
tác

hội
...........................................................................................................................
32
1.2.6.
Khái
niệm
cộng
đồng
...........................................................................................................................
36
1.3.
Một
số

thuyết
liên

quan
...........................................................................................................................
37
1.3.1.
Thuyết
nhu
cầu
của
con
người
...........................................................................................................................
37
1.3.2.

thuyết
học
tập

hội
...........................................................................................................................
38
1.3.3.

thuyết
vai
trị
...........................................................................................................................
39
1.3.4.




thuyết

hệ

thống
6


...........................................................................................................................
39

Chương 2 THỰC TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME
ONLINE TẠI XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC, THỪA THIÊN
HUẾ
2.1. Khái quát về tình hình nghiện game online trong giới trẻ hiện nay ở Việt
Nam
...........................................................................................................................
41
2.2. Khái quát về tình hình quản lý dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
...........................................................................................................................
45
2.3. Thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn xã Vinh
Hưng.
...........................................................................................................................
47.......................................................................................................................
...........................................................................................................................
2.3.1. Tình hình cơng tác quản lý của chính quyền địa phương đối với các

dịch vụ văn hố thơng tin, các điểm kinh doanh internet trên địa bàn
...........................................................................................................................
47
2.3.2. Thực trạng nghiện game online trên đia bàn
...........................................................................................................................
49
2.3.3. Những biểu hiện của đối tượng nghiện game online
...........................................................................................................................
50
7


2.3.4. Tác hại của nghiên game online đối với vị thành niên
...........................................................................................................................
52
2.3.5. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến vị thành niên nghiện game
online
...........................................................................................................................
55
Chương 3 VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC
TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME ONLINE
3.1. Quan điểm trợ giúp của CTXH đối với vấn đề vi thành niên nghiện
game online
...........................................................................................................................
62
3.2. Phương pháp can thiệp giúp đỡ của ngành CTXH đối với vấn đề này
...........................................................................................................................
63
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng chống nghiện game online dưới
góc nhìn của CTXH

...........................................................................................................................
63
3.4. Xác định vai trị của nhân viên CTXH đối với vấn đề này
...........................................................................................................................
65
3.5. Kết quả đạt được và khó khăn cịn tồn tại.
...........................................................................................................................
67
3.5.1. Những kết quả đạt được
...........................................................................................................................
67
3.5.2. Những khó khăn cịn tồn tại..............................................................68

8


3.6. Những bài học kinh nghiêm trong quá trình thực hành CTXH với vị
thành niên nghiện game online
...........................................................................................................................
68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
...........................................................................................................................
69
2. Khuyến nghi
...........................................................................................................................
70
2.1. Đối với bản thân mỗi cá nhân
...........................................................................................................................
70

2.2. Đối với gia đình
...........................................................................................................................
70
2.3. Đối với nhà trường
...........................................................................................................................
71
2.4. Đối với Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành,
đoàn
thể
...........................................................................................................................
72

9


TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

CTXH

Công tác xã hội

2

NVCTXH


Nhân viên công xã hội

3

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

4

VTN

Vị thành niên

5

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

6

TDTT

Thể dục thể thao

7

HTX


Hợp tác xã

8

BHYT

Bảo hiểm y tế

9

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

10 KHHGD

Kế hoạch hố gia đình

11 THCS

Trung học cơ sở

12 THPT

Trung học phổ thong

13 VPHC

Vi phạm hành chính


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

10


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay trong bối cảnh tồn cầu hố với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kĩ thuật có nhiều cơng nghệ truyền thơng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là
truyền thông đại chúng và đặt biệt là dịch vụ Internet. Sự phát mạnh mẽ của
hệ thơng Internet góp phần đưa Việt Nam tiến vào hội nhập, giúp cho mọi

11


người dân Việt Nam trở thành những công dân quốc tế bình đẳng trên mạng
nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Sự ra đời của Internet có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống của con người trên phạm vi toàntriển
cầu. Internet sẽ giúp chúng ta chúng ta liên lạc với nhau một cách thuận tiện
hơn cho dù bạn đang ở hai đầu của trái đất, Internets sẽ giúp chúng ta nhanh
chóng tiếp cân với tri thức nền văn minh của nhân loại, thoã mãn nhu cầu
vui chơi, học tập, giải trí của con người nhất là một lực lượng lớn thế hệ trẻ,
học sinh sinh viên, vị thành niên của chúng ta.Tuy nhiên ngoài những mặt
tích cực nói trên thì Internet cịn mang đến rất nhiều tiêu cực ảnh hưỏng đến
lối sống, cách ứng xử của đại bộ phận vị thành niên và thanh niên như sự
xâm nhập của các trang web xấu, trang web đồi truỵ, phản động, đặt biệt là
sự lan tràn mạnh mẽ của những loại hình game online trực tuyến mang tính
bạo lực, kích động dễ làm cho các “cơ cậu” thanh thiếu niên, học sinh sinh

viên lâm vào con đường tệ nạn xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
cộng đồng.Theo kết quả điều tra Quốc gia vị thành niên, thanh niên Việt
Nam, thanh thiếu niên sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn so
với để tìm kiếm thơng tin.Phần đơng 68,7% có sử dụng Internet để tán gẫu,
và 61,4% dùng để chơi games và rất nhiều bộ phận vị thành niên trong đó có
học sinh, sinh viên vì say mê chơi các loại game quá nhiều nên đã lâm vào
tình trạng gọi là nghiện game online khơng thốt ra được,và thực trạng này
đang gia tăng gần đây, được rất nhiều các kênh truyền thông đại chúng đề
cập đến trở thành một vấn nạn xã hội khơng thua kém gì vấn nạn nghiện ma
t. Tình trạng nghiện game online nó cịn được ví như một đại dịch nó có
thể lan truyền ở bất kì nơi nào có các dịch vụ Internet, từ thành thị về nơng
thơn, từ miền xuôi ra miền ngược. Nạn nghiện game online trong giới trẻ đã
và đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cả về thể chất lẫn
tinh thần không chỉ là đối với bản thân người nghiện mà còn nảy sinh nhiều
12


tệ nạn khác như cướp giật, bạo lực học đường, bạo lực trên đường phố gây
mất trật tự, an toàn xã hội, một phần không nhỏ thế hệ trẻ đang dần đi vào
ngỏ cụt khơng có lối ra gây biết bao gánh nặng cho mỗi gia đình và tồn xã
hội. Từ những thực trạng chung đó và liên hệ với chuyến đi thực tế vừa qua,
tôi nhận thấy rằng đây cũng là một trong những vấn đề đang nổi lên trên địa
bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa thiên Huế. Thực trạng nghiện
game online trên địa bàn tuy không nổi cộm như vấn đề nghèo đói, bạo lực
gia đình nhưng mức độ lan truyền và phá hoại nhân cách, lối sống của một
bộ phận lớn giới trẻ đặt biệt là vị thành niên là rất lớn. Qua tìm hiểu được
biết rằng vấn đề này đã xuất hiện trong khoảng vài năm trở lại đây nhưng
chưa đựơc các cá nhân, tổ chức, các cơ quan ban ngành quan tâm nghiên cứu
nhiều để giải quyết thực trạng này. Do đó với tư cách là một sinh viên
ngành CTXH tôi mong muốn được tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này, hy vọng

có thể phần nào có thể sử dụng được những kiến thức kĩ năng chun mơn
để có thể tiến hành nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp nhằm giúp mọi người đặt biệt là thế hệ trẻ được nâng cao
nhận thức tiến tới dần dần hạn chế và xoá bỏ thực trạng nghiện game online
này, không chỉ giới hạn trên địa bàn nghiên cứu mà cịn ở phạm vi rộng lớn
hơn. Đó cũng là lí do tơi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Thực trạng nghiện game online trong giới trẻ nói chung đã và đang trở thành
một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng nỗi lên ở nước ta trong những
năm gần đây. Do đó nhìn vấn đề trên quy mơ cả nước thì hầu như vấn đề
chưa được sự quan tâm nghiên cứu nhiều của đội ngũ các nhà khoa học, các
nhà chuyên môn như xã hội học, tâm lý học, y học, giáo dục, các cơ quan,
ban nghành chức năng và cũng như có nhiều các buổi hội thảo, các chương
trình chính sách liên quan đến vấn đề này. Hiện nay trên các diễn đàn thông
13


tin đại chúng chỉ mới xuất hiện những bài báo, những đề tài nghiên cứu nhỏ,
những cuộc điều tra nhỏ liên quan đến thực trạng, nguyên nhân, tác hạị của
việc nghiện game như Tham luận Hội thảo về nghiện Game Online.Tại
Đồng Nai – Ngày 6-8-2009, bài báo Nghiện Internet và trầm cảm.Các cuộc
khảo sát thực trạng nghiện game online của Viện xã hội học Việt Nam. Đề
tài cai nghiện game online của Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng Giáo Phận Sài
Gịn Nhìn chung những cơng trình, đề tài này mới chỉ là những cuộc tìm
hiểu thăm dị mang tính nhỏ lẻ chưa có sự quan tâm thấu đáo của mọi cấp
mọi ngành trong việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề này, đặt biệt là chưa
nhìn nhận giải quyết vấn đề dưới góc nhìn của CTXH cũng như thiếu sự đề
cao vai trò của CTXH trong việc giải quyết thực trạng này. Nếu chúng ta
tiếp tục xem xét vấn đề ở quy mô nhỏ hơn như ở phạm vi một tỉnh, một
vùng như địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế thì

tổng quan nghiên cứu vấn đề này cũng tương tự cụ thể là cho đến hiện nay
hầu như chưa có một cơng trình, hay đề tài nghiên cứu nào về thực trạng vị
thành niên nghiện game online trên địa bàn và sự quan tâm của chính quyền
địa phương cũng còn mờ nhạt. Hầu như từ các cấp các ngành đến người dân
chỉ chú ý đến việc làm sao để phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó lại ít
quan tâm đến nhu cầu giải trí cũng như việc chơi và nghiện game online của
thế hệ trẻ. Đó là một thiếu sót lớn khơng chỉ trên địa bàn nghiên cứu mà còn
gặp phải ở các vùng và tỉnh thành khác. Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề
trên thì đề tài nghiên cứu “thực trạng vị thành niên nghiện game online trên
địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc” có thể nói là lá cờ tiên phong. Do
đó, hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ khơi gợi nhiều ý tưởng
cũng như sự quan tâm của các học giả, các cấp các ngành…đối với vấn đề
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
14


3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phát hiện, mô tả được thực trạng vị thành
niên nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu, tìm ra các ngun nhân
dẫn của vấn đề, thơng qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị, nhằm
nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của nghiện game online nói
chung và cho vị thành niên trên địa bàn nghiên cứu nói riêng. Từ đó hướng
đến cơng tác phịng chống thực trạng này một cách có hiệu quả.
3.2.Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu khái qt về vị trí địa lí và tình hình phát triển kinh tế xã hội tác
động đến vấn đề nghiện game online trong giới trẻ như thế nào?
-Tìm hiểu mơ tả được thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa
bàn nghiên cứu
-Tìm hiểu, phân tích được các nguyên nhân dẫn đến vị thành niên sa vào

nghiện game online
-Trên cơ sở các nguyên nhân đề xuất một số giải pháp và khuyến nghi để
giải quyết, phịng chống vấn đề này có hiệu quả.
-Xác định và nâng cao vai trò trợ giúp của CTXH đối với vấn đề này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu cũng như để có thể thực hành CTXH có hiệu quả
người nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tiếp cận tìm hiểu địa bàn, thu thập và xử lý các thông tin thứ cấp,
sơ cấp về đề tài nghiên cứu.
Thứ hai: Sử dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu làm rõ thực
trạng, lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng vị thành niên nghiện game
online trên địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba: Sử dụng lý thuyết, kỹ năng và các phương pháp chuyên ngành
CTXH tiến hành làm việc với cộng đồng hướng đến đạt được mục tiêu đã đề

15


ra.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1.Ý nghĩa phương pháp luận
-Thông qua việc nghiên cứ vấn đề này, sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức,
sự hiểu biết về những thơng tin liên quan đến “nghiện game online” từ đó
nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về các vấn đề trong xã hội.
-Đề tài cũng sẽ góp phần làm rõ các lý thuyết liên quan như thuyết nhu cầu,
thuyết hành vi, thuyết học tập xã hội…giúp cho chúng ta hiểu và biết cách
vận dụng những lý thuyết này khi nghiên cứu các vấn đề trong đời sống xã
hội như thê nào?
-Đề tài có sự kết hợp vận dụng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn,là cơ hội tốt cho
sinh viên CTXH biết cách vận dụng các kĩ năng, kiến thức, phương pháp và

phẩm chất chuyên môn đã học được trên ghế nhà trường vào trong thực tiễn
khi nghiên cứu đề tài.
5.2.Ý nghĩa thực tiễn
-Từ việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân vị thành niên nghiện
game online, đề tài như là một hồi chông cảnh báo và thức tỉnh thế hệ trẻ
(trong đó có vị thành niên) cũng như các bậc phụ huynh và của cả cộng đồng
về các tác hại do nghiện game gây ra. Từ đó giúp họ thay đổi nhận thức
hướng nhu cầu vui chơi giải trí vào các hoạt động lành mạnh hơn.
-Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành chức
năng trong việc hoạch định các chính sách nhằm giải quyết vấn đề này.
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng vị thành niên nghiện game
online

16


6.2. Khách thể nghiên cứu
-Các đối tượng là vị thành niên có biểu hiện nghiện game online tại xã Vinh
Hưng,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Những người dân, gia đình của các đối tượng có con em đang ở độ tuổi vị
thành niên có biểu hiện nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu.
-Các cán bộ chính quyền địa phương,những người phụ trách công tác quản
lý các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
6.3.1. Phạm vi không gian
Địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế.
6.3.2. Phạm vi thời gian
-Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ 20/05/2011 đến 20/06/2011

6.3.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Do khuôn khổ của một niên luận nên cũng như tính chất, mức độ của vấn đề
nghiên cứu phụ thuộc vào sự phát triển của phương tiện thơng tin như hệ
thống máy tính hiện đại, sự gia tăng của các địa điểm kinh doanh Internet và
các loại hình dịch vụ giải trí trên mạng Internet.Vì thế trong q trình
nghiên cứu đề tài, tơi đã chọn giai đoạn 2009-2011 để làm mốc thời gian
nghiên cứu và đây cũng là giai đoạn mà”nghiện game online”đang trở thành
một thực trạng nhức nhối cần phải giải quyết trên địa bàn nghiên cứu.
7. Gỉa thiết nghiên cứu
- Trên thực tế tại địa bàn, các đối tượng sa vào nghiện game online chủ yếu
là lứa tuổi vị thành niên.
-Công tác tuyên truyền, phòng chống nghiện game online chưa được sự quan
tâm của các cấp cơ quan ban ngành đoàn thể.

17


-Nguyên nhân chính nảy sinh vấn đề trên chủ yếu là do việc thiếu sự quan tâm
và giáo dục con cái trong mỗi gia đình.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng, chống thực
trạng nghiện game online cần có một mạng lưới nhân viên CTXH tham gia với
các cơ quan ban ngành liên quan.
8.Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp quan sát
- Trong suốt quá trình thâm nhập thực tế tơi đã tiến hành quan sát toàn cảnh
chung về đời sống kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực
kinh tế, con người…đặc biệt là đối với vị thành niên sa vào nghiện game online.
-Đề tài này tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp quan sát: quan sát có chuẩn bị,
quan sát tham dự, quan sát công khai, quan sát nhiều lần. Cụ thể là trên cơ sở đã
xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu tôi đã tiến hành công khai các đối

tượng thanh thiếu niên đang mãi mê chơi game tại một quán Internet ở thôn
Phụng Chánh thuộc xã Vinh Hưng,và tôi cũng đã tiến hành vào chơi game cùng
các đối tượng để có cơ hội thuận tiện thực hiện quan sát tham dự, và cũng thực
hiện quan sát nhiều lần các đối tượng chơi game trong các khoảng thời gian khác
nhau để đảm bảo thu thập thơng tin được chính xác ( Hình ảnh minh hoạ trong
phần phụ lục).
Đây là một phương pháp khá hữu hiệu khi thu thập thông tin phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
8.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Để thu thập được những thông tin mới, cụ thể hơn về thực trạng,nguyên nhân
liên quan vấn đề nghiên cứu. Tôi đã tiến hành xây dựng 3 bảng hỏi dành cho 3
đối tượng cung cấp thơng tin khác nhau đó là:
-Bảng hỏi thứ nhất dành cho đối tượng là vị thành niên nghiện game online trên
địa bàn.

18


-Bảng hỏi thứ hai dành cho các cán bộ, viên chức làm cơng tác quản lý tình hình
kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
-Bảng hỏi thứ ba dành cho các hộ gia đình có con em nằm trong độ tuổi vị thành
niên.
(Phần bảng hỏi được minh hoạ trong phần phụ lục)
-Trên cơ sở các bảng hỏi đã được xây dựng sẵn tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu
20 đối tượng là vị thành niên nghiện game online trên địa bàn tập trung chủ yếu
ở 2 thôn Phụng Chánh và thơn Trung Hưng nơi có qn Internet trên địa
bàn.Tiến hành phỏng vấn 10 hộ gia đình, 2 thôn trưởng, 1 cán bộ làm công tác
thống kê, 1 cán bộ phụ trách mảng văn hố thơng tin trên địa bàn xã.
8.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin hữu hiệu phục vụ cho

việc nghiên cứu đề tài. Ngay từ khi xuống địa bàn,cùng ăn ở sinh hoạt với người
dân đặt biệt là được giao lưu làm quen với thanh thiếu niên trong thơn. Tơi đã có
cơ hội tập hợp họ lại tiến hành được 2 buổi thảo luận nhóm:
*Buổi thứ nhất được tiến hành vào lúc 9h-9h30 ngày 18/06/2011. Địa điểm tại
nhà của một người dân trong thôn,với sự tham gia của 7 người trong độ tuổi
trung bình từ 9 đến 18 tuổi. Buổi thảo luận nhóm kéo dài 30 phút. (Nội dung
hướng dẫn thảo luận trình bày ở phần phụ lục.)
*Buổi thứ thảo luận nhóm thứ hai được tiến hành vào lúc 8h30-9h15
ngày 20/06/2011 Địa điểm thảo luận cũng tại nhà một người dân trong thôn
Phụng Chánh
với sự tham gia của 8 người trong độ tuổi vị thành niên có biểu hiện nghiện
game online. Thời gian của buổi thảo luận nhóm là 30 phút. (Nội dung hướng
dẫn thảo luận trình bày ở phần phụ lục.)
8.4. Phương pháp thu thập,phân tích và xử lí tài liệu

19


Đây là một phương pháp mà tôi sử dụng trong suốt q trình nghiên cứu.
Nguồn tài liệu mà tơi sử dụng trong đề tài này bao gồm: Các văn bản, các
báo cáo tổng kết hàng năm tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội xã
Vinh Hưng, tài liệu, các đề tài nghiên cứu thực trạng nghiện game online
trong giới trẻ hiện nay, kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng liên
quan đến thực trạng vị thành niên nghiện game online trong những năm gần
đây. Ngoài ra tơi cịn sử dụng, tham khảo các thơng tin liên quan đề tài
nghiên cứu trên các kênh thông tin đại chúng như mạng Internet, các web
side…để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Trong suốt quá trình nghiên
cứu tơi cịn áp dụng phương pháp phân tích các tài liệu có liên quan, các nghiên
cứu đã có trước đây về vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu tham khảo, so sánh các
khuyến nghị phù hợp với nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó làm luận cứ quan

trọng để nâng cao tính khoa học và thực tiễn của những khuyến nghị đưa ra.
8.5. Phương pháp vãng gia
Đây là một phương pháp đặt thù tự nhiên,nó như là một chuyến viếng thăm nhà
người dân nhưng thơng qua đó ta có thể thu thập được những thông tin cần thiết.
Trong suốt thời gian đi thực tế tại địa bàn, thông qua những lần đi chơi, thăm
viếng nhà người dân đặt biệt là những gia đình có con em ít nhiều sa vào nghiện
game online tơi tiến hành quan sát hồn cảnh sống của gia đình các đối tượng
nghiện game, quan sát cách ứng xử và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình đối tượng. Qua đó thu thập những thơng tin chính xác,để có thể đánh giá rút
ra được những nhận định ban đầu về đề tài nghiên cứu. Trong các buổi thực tế vừa
rồi tôi đã tiến hành thăm viếng vãng gia được 10 nhà người dân trên địa bàn
nghiên cứu.
9. Bố cục của báo cáo

20


Cấu trúc của bài niên luận ngoài phần mở đầu, phần mục lục,phần phụ
lục,tài liệu tham khả, phần kết luận và khuyến nghị thì nội dung của niên
luận gồm có 3 chương:
Chương 1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và các khái niệm, lý

thuyết liên quan
Chương 2.

Thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa

bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Chương 3 .

Vai trị của cơng tác xã hội đối với thực trạng vị thành

niên nghiện game online

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI
NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc
1.1.1.1. Vị trí địa lí, lịch sử phát triển và tiềm năng thế mạnh của vùng

21


*Vị trí địa lí
- Phú Lộc là huyện phía Nam của tỉnh Thừa Thiên – Huế với tổng diện tích:
729,56 km2 (theo thống kê năm 2010) và dân số: 135.225 người (theo thống
kê năm 2010). Song song với quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt Bắc Nam
chạy dọc suốt 65km chiều dài của huyện là bờ biển và dãy núi Trường Sơn
đến tận đỉnh đèo Hải Vân – nơi giáp ranh với thành phố Đà Nẵng.
-Huyện Phú Lộc được chia thành 3 khu vực, từ Thành phố Huế đi vào phía
nam xuống tới thị trấn Phú Lộc được chia thành khu vực I, bên kia Phá Tam
Giang được chia thành khu vực II, từ thị trấn Phú Lộc vào tới thị trấn Lăng
Cô được chia thành khu vực III. Huyện Phú Lộc có diện tích đất liền trải dài
với bờ biển, thị trấn Lăng Cơ rất có tiềm năng về dịch vụ du lịch, là mũi
nhọn về phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc.
- Phú Lộc là huyện nằm phía Đơng Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía

Bắc giáp huyện Phú Vang và Hương Thuỷ. Phía Tây giáp huyện Nam Đơng.
Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng. Phía Đơng giáp biển.
- Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm thị trấn Phú Lộc, thị trấn Lăng
Cô và 16 xã là: Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An, Xuân Lộc, Lộc Hồ, Lộc Điền,
Lộc Trì, Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Bình, Vinh Hiền, Vinh Giang,
Vinh Hải, Vinh Mỹ, Vinh Hưng.
* Lịch sử
Huyện thuộc phủ Thừa Thiên, đặt năm Minh Mạng thứ 15 (1843), tách từ
huyện Phú Vang ra.
Thời Việt Nam Cộng Hồ, tách lập huyện Nam Đơng về phía Đơng Bắc.
Huyện lị là Phú Lộc ở Cầu Hai, có đèo Phú Lộc bao quanh núi Cầu Hai,
cách núi Bạch Mã cao 1450m, nơi nghỉ mát ở phía đèo Hải Vân.Bắc Đường

22


xe lửa và đường ô tô Huế - Đà Nẵng, từ huyện lị qua đèo Phú Gia và Phước
Tường, lại có đường ơ tơ khác, nối với Cha Vơ, Bà Nà và Đà Nẵng.
*Thế mạnh và tiềm năng
- Phú Lộc cũng là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch
và nền kinh tế trang trại nông – lâm nghiệp kết hợp. Từ Quốc Lộ 1A lên
đỉnh Bạch Mã, chỉ có 19 km. Nơi đây có hàng trăm biệt thự kiểu Pháp được
xây dựng từ thập kỷ 30, 40 (thế kỷ XX) thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng cho
du khách.
-Đến với Phú Lộc, du khách sẽ được thưởng ngoạn phong cảnh non xanh,
nước biếc của núi rừng Trường Sơn, đứng cạnh biển Đơng hùng vĩ, hữu tình,
tận hưởng khơng khí mát mẻ, trong lành, ngun sơ của núi Bạch Mã, Túy
Vân, Hải Vân, Linh Thái, đảo Sơn Trà; đắm mình trong làn nước trong xanh
tuyệt đẹp của bãi tắm Lăng Cô, Cảnh Dương; lắng nghe tiếng suối róc rách
từ các điểm du lịch sinh thái Suối Mơ, Suối Tiên, Suối Voi, Thác Nhị Hồ,

Hồ Truồi… Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức các món ăn đặc
sản của đầm Cầu Hai, đầm An Cư; cây trái xứ Nong, Truồi, Nước Ngọt, Mỹ
Lợi đã từng nổi tiếng một thời, chỉ để dâng tiến cho các vua triều Nguyễn ở
kinh đơ Huế.
1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
*Về

Kinh tế

- Năm 2010, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch phát triển khá. Tính đến
tháng 10, doanh thu du lịch ước đạt 247 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ
năm trước; lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá
trị sản xuất ước đạt 381 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2009; tổng thu ngân
sách ước trong năm 2010 ước đạt 123,64 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch…

23


- Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Phú Lộc tiếp tục dịch
chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông
nghiệp. Doanh thu du lịch dự kiến tăng 31%; sản lượng lương thực có hạt 37
nghìn tấn; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 2.500 tỷ đồng và thu ngân
sách 152,3 tỷ đồng...
-Huyện cũng đã xác định kế hoạch năm 2011 là tập trung thực hiện các dự
án du lịch sau khi một số cơng trình được hoàn thành; phối hợp chặt chẽ với
Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nhằm khai thác tối đa tiềm
năng, thế mạnh về dịch vụ - du lịch; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và các
cụm công nghiệp; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình trọng điểm về
phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô; quan tâm đầu
tư các thiết chế văn hố giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đời sống

tinh thần cho người dân.
*Về xã hội
-Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng giải quyết
việc làm và xóa đói giảm nghèo; từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng
công tác giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
nhằm cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Đến năm 2005 khơng cịn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn dưới
10% và năm 2010 cơ bản khơng cịn hộ đói nghèo.
+ Giáo dục-đào tạo: Giữ vững kết quả phổ cập tiểu học cho trẻ em trong
độ tuổi đi học, đảm bảo 100% học sinh tiểu học và nâng tỷ lệ học sinh trung
học cơ sở được học 2 buổi/ngày. Tiến đến phổ cập trung học cơ sở cho
100% dân số trong độ tuổi 15-20 vào năm 2004.
+ Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: phấn đấu đến năm 2005, 100%
số trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ và nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi.
24


Bổ sung thêm các chức danh y học cổ truyền, dược cho tuyến xã. Đến năm
2010 có 7 bác sĩ và 22 giường bệnh trên 1 vạn dân, 50% trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia. Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 23% vào năm
2005 và đến năm 2010 cơ bản khơng cịn tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng
vì thiếu đói. Bảo đảm 95% số hộ được dùng nước sạch vào năm 2010.
+ Văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao: Đẩy mạnh phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hố. Phấn đấu đến năm
2007 có 100% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Xây dựng một số điểm
văn hoá liên vùng, liên xã như ở Lộc An, Lộc Tiến, Vinh Hưng.
- Qui hoạch xây dựng các sân vận động để đến năm 2010 tất cả các xã đều
có sân vận động, câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở. Đầu tư xây dựng nhà thi
đấu thể thao trung tâm, nâng cấp sân vận động Huyện, các cơ sở thể dục thể
thao ở đô thị mới Chân Mây.

- Phát triển mạng lưới truyền thanh các xã, thị trấn, đến năm 2005 có
100% số xã và thị trấn có hệ thống truyền thanh. Xây dựng thư viện trung
tâm Huyện phục vụ nghiên cứu và hưởng thụ văn hoá của dân cư.
- Tiếp tục bảo vệ và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân biết trân trọng và phát huy các giá trị
về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán lành mạnh.
*Về môi trường
- Thực hiện phương trường châm bảo vệ thiên nhiên, đa dạng hoá sinh học
và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, tập trung
chống ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch. Xây
dựng khu xử lý chất thải rắn phục vụ khu Lăng Cô - Chân Mây và vùng phụ
25


×