MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
4
Danh mục các từ viết tắt 4
HCCB : Hội cựu chiến binh 4
HND : Hội nông dân 4
HPN : Hội phụ nữ 4
NNNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 4
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội 4
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân 4
TCTDCT : Tổ chức tín dụng chính thức 4
TCTDPCT : Tổ chức tín dụng phi chính thức 4
Phần I. Mở đầu 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.1. Mục tiêu chung 6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 7
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu 7
1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 7
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 8
1.4.2.1. Số liệu thứ cấp 8
1.4.2.2. Số liệu sơ cấp 8
1
Phần II. Nội dung 10
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địas bàn nghiên cứu 10
1.1. Các khái niệm 10
1.1.1. Khái niệm tín dụng 10
1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức 10
1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 11
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 13
Chương 2. Kết quả nghiên cứu 16
2.1. Về vấn đề tiếp cận vốn vay của các hộ dân 16
2.1.1. Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận 16
2.1.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp
của các hộ 21
2.1.3. Thuận lợi khó và khăn của các hộ dân khi tiếp cận với các nguồn
vốn vay 26
2.1.4.Khó khăn 28
2.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 32
2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn vay của cá các hộ nông dân
trong sản xuất nông nghiệp 32
Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 33
Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 34
2.2.2. Những khó khăn và thuận lợi mà người dân gặp phải trong việc sử
dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp 37
Nguồn: số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012 38
2.2.2.1. Thuận lợi 38
2.2.2.2. Khó khăn 40
Phần III. Kết luận và kiến nghị 42
3.1. Kết luận 42
2
3.2. Kiến nghị 43
3.2.1. Về phía các tổ chức và cơ sở cho vay vốn 43
3.2.2. Về phía các cán bộ địa phương và tổ chức xã hội 43
3.2.3. Về phía hộ nông dân 44
Tài liệu tham khảo 44
3
Danh mục các từ viết tắt
HCCB : Hội cựu chiến binh
HND : Hội nông dân
HPN : Hội phụ nữ
NNNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
TCTDCT : Tổ chức tín dụng chính thức
TCTDPCT : Tổ chức tín dụng phi chính thức
4
Phần I. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng không chỉ đối với các
ngành kinh tế nói chung mà cả trong nông nghiệp nói riêng. Vì vậy việc đầu tư vốn
trong sản xuất nông nghiệp luôn nằm trong chiến lược và chính sách phát triển của nhà
nước. Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ, trong đó hơn một nửa( 6 triệu ) thuộc
diện có thu nhập thấp. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng cần có một
hệ thông tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội. Vì vậy vấn đề đầu
tư vốn và sử dụng vốn càng được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu câu của công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với hơn 80% dân số Việt Nam song ở khu vực nông thôn, nguồn sống chủ yếu
vẫn dựa vào các hoạt động nông nghiệp. Sau 20 năm Đổi mới, nền kinh tế đã có
những thành công đáng kể. Nhờ sản xuất phát triển và thu nhập tăng, nhiều hộ đã có
tích lũy tuy còn rất nhỏ. Tính trung bình mỗi hộ nông dân tích lũy được 3,5 triệu
đồng / năm, tính chung cho toàn nông thôn ( thống kê kinh tế - xã hội năm 2009 của
tổng cục thống kê). Đây là nội lực rất quân trọng để nông thôn đổi mới trang bị và áp
dụng công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.Tuy nhiên nguồn lực cho sản xuất của hộ
còn rất hạn hẹp, bình quân cả nước mỗi hộ chỉ có 0.49ha đất canh tác chia thành 6-7
mảnh khác nhau.Vốn cho sản xuất rất thiếu. Khoảng 90% hộ có nhu cầu vay vốn để
đầu tư chiều sâu. Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức (TDCT) ở nông thôn vẫn
không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của từng hộ. Nhiều hộ tìm đến
các nguồn tín dụng phi chính thức ( TDPCT) để mở rộng sản xuất trong nông nghiệp.
Nhờ có sự quan tâm của nhà nước hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn gần đây
đã có những bước chuyển nhất định. Đến nay, việc cung cấp tín dụng cho nông
nghiệp, nông thôn nước ta bao gồm cả khu vực TDCTvà TDPCT. Trong đó khu vực
TDCT ngày càng phát triển và đa dạng hóa. Mạng lưới cho vay nông nghiệp ngày
càng mở rộng thể hiện ở các ngân hàng thương mại như ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn ( NHNN&PTNT), ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), quỹ
tín dụng nhân dân (QTDND), các tổ chức chính trị xã hội đều mở rộng mạng lưới cho
vay trong các lĩnh vực này. Nguồn vốn doanh số cho vay và dư nợ tín dụng ngày càng
5
tăng (đến 31/10/2008), dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 294.853 tỷ đồng, chiếm
23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế). Đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng
ngày càng được mở rộng với trên 9 triệu hộ dân và doanh nghiệp nông thôn đã tiếp cận
được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong giai đoạn từ 1994-2007, tỷ lệ hộ gia đình
nông thôn vay được của các định chế tài chính đã tăng từ 9% đến 70% ( báo cáo của
ngân hàng nhà nước năm 2009). Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn bó với làng, bản,
thôn, xóm và gần gũi với bà con nông dân.
Quang Phục là một xã thuần nông thuộc huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương toàn xã
có 8 thôn và 7 đội sản xuất, tổng dân số đạt 6.667 người. Người dân chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế
chưa tương xứng với tiềm năng vì lượng vốn còn thiếu. Các tổ chức tín dụng trong xã
khá phong phú nhưng còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn cho người dân.
Câu hỏi được đặt ra : Nguồn vốn vay mà người dân đang tiếp cận để phục vụ sản xuất
nông nghiệp là những nguồn vốn nào ? Việc tiếp cận các nguồn vốn vay đó ra sao?
Người dân sử dụng các nguồn vốn vào những công việc gì? Họ gặp phải những thuận
lợi và khó khăn gì trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn đó?. Để trả lời những
câu hỏi này chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tiếp cận và sử dụng
các nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp tại xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh
Hải Dương ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương và đưa ra một số kiến nghị
một số giải pháp giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và đạt hiệu
quả cao trong việc sử dụng các nguồn vốn đó.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng các nguồn vốn và việc tiêp cận các nguồn vốn đó của
người dân để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn mà người dân tiếp cận.
Nghiên cứu những khó khăn và thuận lợi người dân gặp phải trong việc tiếp cận
các nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn.
6
Kiến nghị một số giải pháp giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn
và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn vốn
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập chung chủ yếu vào nghiên cứu việc tiếp cận vốn vay các hộ nông
dân xã Quang Phục – Tứ Kỳ - Hải Dương, chú trọng những hộ dân đã vay vốn từ các
nguồn vốn và các tổ chức như : NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND, các tổ chức đoàn
thể và cá cá nhân cho vay vốn khác.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi xã Quang Phục – Tân Kỳ-
Hải Dương.
- Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian năm 2011.
- Về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng các nguồn vốn vay, khả năng tiếp cận
các nguồn vốn đó của người dân, việc sử dụng các nguồn vốn đó và những khó khăn,
thuận lợi mà người dân gặp phải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng
trên các phương diện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hộ, đặc điểm tình hình nông thôn
và nông dân trên địa bàn xã và cự ly tiếp cận với các nguồn vốn vay. Xuất phát từ yêu
cầu trên và căn cứ vào những đặc điểm kinh tế xã hội của xã, căn cứ vào mục tiêu, nội
dung nghiên cứu chúng tôi thấy các thôn Bích Lâm, thôn Bích Cẩm, thôn Thái An của
xã Quang Phục là những thôn trong những năm gần đây hoạt động tín dụng tương đối
đa dạng đặc biệt là việc vay và sử dụng vốn của hộ gia đình cho sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy nhóm chọn 3 thôn trên làm địa bàn nghiên cứu trong xã.
Phương pháp chọn hộ nghiên cứu
Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại
diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn một cách có chủ định là 31 hộ
dựa theo danh sách hộ vay vốn trong đó có 4 hộ cho phonge vấn sâu, 7 hộ cho thảo
luận nhóm, 20 hộ cho phỏng vấn bảng hỏi và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ:
nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu được trình bày trong bảng sau:
7
Tên thôn
Số hộ
điều tra
Phân theo mức sống
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá giả
Thôn Bích Lâm 21 10 5 6
Thôn Bích Cẩm 5 1 2 2
Thôn Thái An 5 1 4 0
Tổng 31 12 11 8
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.4.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các phòng ban của ủy can nhân dân xã. Các số liệu
bao gồm: Tình hình kinh tế - xã hội của xã trong những năm gần đây; danh sách các
hộ vay vốn của NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND. Tình hình vay vốn, trả lãi và nợ
gốc của các hộ.
1.4.2.2. Số liệu sơ cấp
Nhóm sử dụng một số phương pháp để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ
một số phương pháp cụ thể sau thông tin.
Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập
những thông tin cụ thể về thực trạng sử dụng các nguồn vốn trong nông nghiệp trong
đó bao gồm:
+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối với những cá nhân là cán bộ một số ban
ngành trong thôn xã và những người hiểu biết những khó khăn thuận lợi trong việc
tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay, thực trạng sử dụng vốn vay của người dân.
Tiến hành phỏng vấn sâu 4 cán bộ xã là: hội trưởng hội nông dân, hội trưởng hội cựu
chiến binh, hội trưởng hội phụ nữ và người phụ trách cho vay vốn của xã tại ngân
hàng NN&PTNT. Cùng với phỏng vấn 4 hộ nông dân trong xã, những người đã vay
vốn. Để tìm hiểu những thông tin chi tiết về những vấn đề vay vốn và sử dụng vốn
trong xã.
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để thu thập số liệu với 20 mẫu
điều tra để tìm cụ thể về vấn đề nghiên cứu. Những mẫu được chọn là những hộ gia
đình chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và đã từng vay vốn ở các ngân
hàng, quỹ tín dụng… và tiến hành trên 3 loại hộ: hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo.
Việc phân loại hộ sẽ cho thấy được sự khác biệt về khả năng tiếp cận và sử dụng của
những nhóm hộ trên trong việc vay vốn.
8
Phương pháp thảo luận nhóm: sử dụng phương pháp PRA thảo luận
nhóm nông dân từ 5-7 người, gồm những người am hiểu về tình hình của địa phương
để tìm hiểu những vấn đề cụ thể có liên quan tới những khó khăn thuận lợi trong việc
tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay của người dân. Trong đó sử dụng công phương
pháp trưng cầu ý kiến và đánh giá xếp hạng cho điểm trong PRA để tìm hiểu những
khó khăn và thuận lợi của các hộ trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay.
Phương pháp quan sát: quan sát trên địa bàn xã để có đánh giá chung về
tình hình kinh tế- xã hội và vẽ sơ đồ thôn bản.
9
Phần II. Nội dung
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địas bàn nghiên cứu
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm tín dụng.
Khái niệm tín dụng: “ tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng
hóa ) giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế khác) và bên đi vay (cá nhân ,doanh
nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay
sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.
1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức
Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam bao gồm hai bộ phận là tín dụng
chính thức và tín dụng không chính thức, hai bộ phận này cùng tồn tại và có sự phân
cấp rõ ràng trong việc cung cấp vốn cho hộ nông dân
Tín dụng chính thức:
Theo Frank_Ellis: Thì tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được tổ chức
theo luật định của quốc gia, bao gồm các Ngân hàng của nhà nước và Ngân hàng tư
nhân, Hợp tác xã tín dụng và một số hình thức khác.
Một số tác giả Việt Nam cho rằng: Tín dụng chính thức là hình thức huy
động vốn và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng
ký và hoạt động công khai theo theo luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính
quyền Nhà nước các cấp. Hình thức này bao gồm hệ thống Ngân hàng kho bạc nhà
nước, hệ thống quỹ tính dụng nhân dân, các công ty tài chính, một số tổ chức tiết
kiệm – cho vay vốn do các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, các chương trình và
dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn tính dụng của Chính phủ và các
tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Á
Châu, quỹ tiền tệ quốc tế và quỹ quốc tế và phát triển nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc.
Tín dụng phi chính thức
Tín dụng không chính thức là tính dụng do các tổ chức, các cá nhân nằm
ngoài các tổ chức chính thức đã kể ở trên thực hiện.
10
Tín dụng không chính thức là hoạt động tín dụng năm ngoài khuôn khổ luật
định của Nhà nước, hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý và giám sát của
chính quyền Nhà nước các cấp.
Cơ chế tín dụng
- Lãi suất: Là giá cả của khoản cho vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá
trị lãi của khoản vay và khoản vay trong một thời gian nhất định.
- Thủ tục cho vay: Là một tập hợp các bước, các công việc cần thiết nhất định
phải tiến hành giữa người đi vay và người cho vay để thực hiện hoàn thành theo một
trình tự một nghiệp vụ tín dụng.
- Thời hạn cho vay: Là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời hạn cho vay bao
gồm:
+ Cho vay ngắn hạn: Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, được xác định phù hợp với chu
kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa đến 12 tháng.
+ Cho vay trung, dài hạn: Đối với khách hàng vay vốn trung, dài hạn nhằm
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn
cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả
nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng ( >12 tháng).
- Mức cho vay:
+ Đối với hình thức cho vay có thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định
trên sơ sở giá trị tài sản thế chấp.
+ Đối với hình thức cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các
tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay.
- Thời gian thu hồi vốn vay: Là thời gian bắt đầu từ khi người vay nhận được
khoản vay đến khi thực hiện trả lần đầu tiên về lãi hoặc nợ gốc.
1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Đối với vấn đề vốn vay ở nông thôn nước ta đã có một số nhận định cụ thể
để đánh giá vấn đề này như sau:
11
Về thị trường vốn tín dụng nông thôn nước ta gồm 2 thành phần là tổ chức
TDCT và tổ chức TDPCT, Kim Thị Dung đã có những đánh giá cụ thể trong nghiên
cứu về :"Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân
huyện Gia Lâm - Hà Nội” như sau: Thị trường vốn tín dụng trong nông thôn của
huyện Gia Lâm khá phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Các hộ
ở nông thôn có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng NN&PTNT chiếm
thị phần lớn nhất và tín dụng không chính thức cũng chiếm thị phần không nhỏ trong
thị trường vốn tín dụng nông thôn. Số hộ nông dân vay vốn và số vốn vay từ các tổ
chức tín dụng chính thống ngày càng tăng, góp phần giảm bớt tín dụng nặng lãi. Hộ
nông dân Gia Lâm đã sử dụng vốn vay có hiệu quả vào nhiều mục địch sản xuất
khác nhau, Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có nhiều tổ chức tham gia năm giữ, quản lý
và xét duyệt cho vay với nhiều mức lãi suất khác nhau, quy trình xét duyệt quá phức
tạp và mất nhiều thời gian, dẫn đến tiêu cực, lãng phí. Mạng lưới hệ thống tổ chức
tín dụng chính thống chuyên nghiệp chưa trải rộng đến thôn xã, cả huyện mới có 6
cụm vì thế hạn chế rất lớn đến việc huy động vốn cũng như cho vay vốn tới hộ nông
thôn.
Về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân vẫn còn nhiều những hạn
chế, theo Đào Văn Hùng trong nghiên cứu: “ Nghiên cứu tiếp theo của tác giả “Báo
cáo phân tích tiếp cận: Nâng cao khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với các dịch
vụ tài chính chính thức ở Việt Nam” đã phân tích sâu về sự tiếp cận tài chính vi mô
của người nghèo ở Việt Nam và ông cho rằng khả năng tiếp cận tài chính vi mô của
những người nghèo nông thôn còn nhiều hạn trong chế đó có về mặt tài sản và về
trình độ học vấn.
Góp phần đánh giá về thực trạng vay và sử dụng vốn vay từ nguồn tín dụng
chính thức của các hộ nông dân một vùng miền núi của tỉnh Bắc Kạn, Nguyễn Đức
Tú (2006), tiến hành đề tài nghiên cứu "Đánh giá thực trạng vay và sử dụng vốn vay từ
nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn". Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị gia tăng do đầu tư vốn tín dụng đem lại là 521
620 000 đồng. Trong đó, các hộ đầu tư vào ngành trồng trọt tạo ra được 202 900 000
đồng; ngành chăn nuôi tạo ra được 175 260 000 đồng; ngành Tiểu thủ Công nghiệp -
Thương mại Dịch vụ tạo ra 148 090 000 đồng. Các kết quả tính toán về giá trị gia tăng
do đầu tư vốn vay vào sản xuất kinh doanh tại Chợ Mới cho thấy có chiều hướng tốt
12
để thực hiện các chương trình đầu tư vốn cho các hộ nông dân góp phần xoá đói giảm
nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, trên thức tế do nhiều nguyên nhân và nguyên
nhân chủ yếu là trình độ sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm của các hộ còn hạn chế
nên nhiều hộ đầu tư vốn chưa mang lại hiệu quả cao, hoặc thua lỗ. Nhìn chung,
thông qua các chương trình đầu tư hỗ trợ, các dự án chuyển đổi cơ cấu ngành nghề
thì tại huyện Chợ Mới đã có nhiều ngành nghề được khôi phục, tạo công ăn việc làm
và tăng thu nhập cho người dân.
Để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tín dụng trong nông
thôn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong các hộ nông dân,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá ở huyện miền
núi tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Linh (2006) đã tiến hành đề tài nghiên cứu "Hiện trạng
và những giải pháp sử dụng vốn tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ -
Thái Nguyên" Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thị trường tín dụng nông thôn và sử
dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Đồng Hỷ. Kết quả nghiên cứu của đề tài
cho thấy, vốn tín dụng có nhiều tác động đến kinh tế hộ nông dân. Kết quả nghiên
cứu của đề tài cho thấy giá trị sản xuất giữa các ngành là khác nhau tuỳ thuộc vào từng
ngành, quy mô sản xuất giữa các ngành và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của
hộ. Giá trị sản xuất của - kinh doanh của hộ tăng lên rõ rệt, thấp nhất là ngành chăn
nuôi và cao nhất là ngành nghề và dịch vụ. Sự phát triển thị trường tín dụng nông
thôn đã phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
Phần lớn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được đầu tư cho phát triển ngành nghề, dịch
vụ, thương mại, trồng trọt, chăn nuôi. Góp phần tích cực vào mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn. Nhờ sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà các hộ nông
dân huyện Đồng Hỷ đã trang bị máy móc thiết bị, công nghiệp mới để cải tạo nền
nông nghiệp thủ công, lạc hậu, nâng cao năng xuất.
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương là một xã thuần nông với diện
tích tự nhiên là 678,18 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 461,46ha chiếm
68,04% còn lại là đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất sản
xuất lúa là 296,66ha chiếm 67,06%, đất trồng cây vụ đông và hoa màu là 34,2ha
chiếm 7,56%, diện tích đất vườn cây và vườn chuyển đổi là 50,99ha chiếm 11,12%,
13
diện tích đất ao là 66,61ha chiếm 16,62%. Qua đó ta thấy tỷ lệ đất nông nghiệp vẫn là
chính vì vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo của kinh tế trong toàn xã.
Nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp là khá lớn
Tổng số hộ dân trong xã là 1836 hộ, có 55,14 % các hộ hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, 14, 92% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, còn lại
19,42% các hộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Lực lượng lao động toàn xã năm
2011có 6.167 nhân khẩu trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm 54,74%.
Lao động cũng chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số lao
động trẻ hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng giảm.
Bình quân thu nhập đầu người năm 2011 là 9.251.770 đồng / 1 người. Bình
quân lương thực đầu người năm 2011 là 489,35kg, bình quân thực phẩm đầu người là
47,11 kg. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm 44,83% (năm 2011) và đang
có xu hướng giảm dần. Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp xây dựng chiếm 34,49%,
dịch vụ chiếm 20,68%. Nhìn chung thu nhập của người dân còn khá thấp so với mặt
bằng chung vì vậy số lượng vốn tích lũy của các hộ dân còn nhiều hạn chế. Toàn xã có
tổng diện tích sản xuất lúa năm 2011 là 296,66ha với năng xuất vụ chiêm đạt 63 tạ/ ha,
vụ mùa đạt 55,54 tạ/ha, năng xuất bình quân cả năm đạt 59,27 tạ/ha, sản lượng
3.516,6kg, thu nhập 22 tỷ 747 triệu 250 ngàn đồng( nguồn : báo cáo kinh tế xã năm
2011). Với diện tích trồng lúa lớn như vậy và là nguồn thu nhập chủ yếu của người
dân cho nên việc sản xuất lúa luôn chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh
tế. Bên cạnh sản xuất lúa thì ngươi dân cũng tích cực tham gia vào trồng cây hao màu
và cây vụ đông, toàn xã có 34,2 ha cây hoa màu và cây vụ đông với tổng thu nhập năm
2011 là 1 tỷ 351 triệu 120 ngàn đồng và góp phần không nhỏ vào tông thu nhập trong
toàn xã. Ngoài ra hoạt động trồng cây ăn quả tại đất vườn nhà và đất chuyển đổi trong
những năm gần đây cũng có sự phát triển với tổng diện tích là 50,99ha mang lại thu
nhập 1 tỷ 186 triệu 434 ngàn đồng. Hoạt động chăn nuôi của người dân trong xã cũng
khá đa dạng. Những hình thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm và đặc
biệt là thả cá. Năm 2011 chăn nuôi cũng đem lại thu nhập khá cao và góp phần không
nhỏ vào tổng thu nhập kinh tế của toàn xã, cụ thể: Giá trị thu nhập từ bê con xuất thịt
là 200 triệu đồng; giá trị thu nhập của đàn lợn là 1 tỷ 310 triệu 200 ngàn đồng; đàn gia
cầm đem lại thu nhập 2 tỷ 975 triệu 400 ngàn đồng ; về cá đạt thu nhập 2 tỷ 762 triệu
500 ngàn đồng ( nguồn từ báo cáo kinh tế xã năm 2011).
14
Hiện nay trong toàn xã đã tiến hành dồn điền, đổi thửa với toàn bộ các thôn.
Việc này khiến cho sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có nhiều chuyển
biến tích cực. Số hộ dân mạnh dạn đầu tư cho phát triển trang trại tạo những khu
chuyển đổi không ngừng tăng lên theo hàng năm. Trong xã có 3 thôn Bích Lâm, Bích
Cẩm, Thái An là có số lượng trang trại được thành lập là nhiều nhất. Những trang trại
tại khu chuyển đổi của người dân chủ yếu phát triển mô hình VAC trong đó chú trọng
đến thả cá và chăn nuôi gia cầm. Việc phát triển mô hình trang trại của các hộ cũng
cần một lượng vốn khá lớn nên phần lớn các hộ đều đi vay vốn để phát triển mô hình
sản xuất của gia đình.
15
Chương 2. Kết quả nghiên cứu
Việc sử dụng vốn cho phát triển nông nghiệp là điều cần thiết cho nền kinh
tế. Tuy nhiên khi nguồn vốn tích lũy của các hộ nông dân còn hạn chế thì các nguồn
vốn vay đóng vai trò khá quan trọng. Tại nông thôn nước ta các nguồn vốn vay được
chia thành 2 nguồn TDCT và nguồn TDPCT. TDCT là hình thức huy động vốn và cho
vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng ký và hoạt động
công khai theo theo luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước
các cấp. TDPCT là hoạt động tín dụng năm ngoài khuôn khổ luật định của Nhà nước,
hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước
các cấp. Hai bộ phận này cùng tồn tại và có sự phân cấp rõ ràng trong việc cung cấp
vốn cho hộ nông dân.
Để tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại xã Quang Phục. Nhóm đã tiến hành khảo sát 31 hộ dân tại 3 thôn
Bích Lâm, Bích Cẩm và Thái An. Trong đó chọn 4 hộ dân cho phỏng vấn sâu, 7 hộ
dân cho thảo luận nhóm và 20 hộ dân cho phỏng vấn bằng bảng hỏi. Tiêu hí chọn hộ là
các hộ đã vay vốn thuộc 3 loại hộ: khá giả, trung bình và nghèo. Trong đó việc xác
định các hộ như sau: Đối với hộ khá giả và các hộ trung bình nhóm tiến hành xác định
bằng việc lấy ý kiến của trưởng thôn và các hộ xung quanh, các hộ nghèo nhóm xác
định bằng việc lấy danh sách từ hộ nghèo từ ủy ban xã và danh sách các hộ vay vốn
NHCSXH từ đó khớp với nhau chọn ra những hộ nghèo đã vay vốn. Tiến hành nghiên
cứu thực tế nhóm đã có được kết quả nghiên cứu như sau:
2.1. Về vấn đề tiếp cận vốn vay của các hộ dân
2.1.1. Thực trạng các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận
Hiện nay trên địa bàn xã Quang Phục có khá nhiều nguồn vốn mà người dân
có thể tiếp cận cho phục cụ sản xuất nông nghiệp trong đó có những nguồn vốn vay
chính thức và phi chính thức. Qua khảo sát cho thấy các nguồn vốn vay này khá đa
dạng với nhiều hình thức cho vay gồm các vay bằng tiền và vay bằng hiện vật trong đó
vay bằng tiền vẫn là chủ yếu. Người dân có thể tiếp cận các nguồn vốn này dưới nhiều
hình thức vay khác nhau và lãi xuất khác nhau.
16
Bảng 2.1. Các nguồn vốn vay mà người dân có thể tiếp cận
Các nguồn vốn vay Hình thức vay
Lãi xuất
( %/ tháng)
Ngân hàng NN& PTNT Thế chấp 1,3
Ngân hàng CSXH Tín chấp 0,65
Quỹ tín dụng Thế chấp 1,7
Vay người thân Tín chấp 0 – 1
Vay đại lý Tín chấp 1,5- 2
Vay từ nguồn khác Tín chấp 2- 3
Nguồn: Số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy trong toàn xã có tất cả 6 nguồn vốn cho vay trong
đó các nguồn vốn chính thức có 2 tổ chức : ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng
CSXH. Các nguồn vốn phi chính thức gồm có khá nhiều nguồn vốn: Quỹ tín dụng,
vốn vay từ người thân, vốn vay từ đại lý và một số nguồn vốn khác. Các nguồn vốn
này có những, đối tượng được vay, hình thức vay và những mức lãi xuất khác nhau
tùy theo quy định riêng của từng tổ chức và cá nhân cho vay vốn.
Đối tượng được vay vốn.
Đa số tổ chức, cá nhân cho vay vốn luôn hướng tới những đối tượng vay vốn là
tất những hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn xã. Tuy nhiên có một số tổ chức, cá
nhân chỉ hướng tới những đối tượng nhất định theo quy định riêng.
Bảng 2.2: So sánh sự khác nhau về đối tượng được vay vốn tại các tổ
chức cho vay vốn.
Tổ chức cho
vay vốn
Đối tượng được vay vốn
NHNN&PTNT
Tất cả những hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn trên địa
bàn xã và phải có tài sản thế chấp.
NHCSXH
-Những hộ thuộc diện hộ nghèo.
- Những gia đình thuộc diện chính sách được nhà nước
quy định.
QTDND Tất cả các hộ là thành viên của QTDND.
Vay người
thân
Những người có mối quan hệ mật thiết với nhau như
anh em trong cùng một gia đình, dòng họ, bạn bè, hàng
xóm láng giềng.
Vay đại lí
Là những hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu mua
những vật dụng, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu… để
phục vụ sản xuất
Vay nơi khác Tất cả các hộ dân
Nguồn: Số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012
17
Theo bảng 2.2. cho thấy các nguồn vốn từ NHNN&PTNT, nguồn vốn từ đại lý
và một số nguồn vốn khác ( cho vay lãi ngày, vay lúa lấy lãi…) thì đối tượng được vay
vốn là tất cả những người dân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Còn lại một nguồn vốn như NHCSXH, QTDND, nguồn vốn từ người thân thì đối
tượng vay thường có những điều kiện riêng theo quy định của mỗi nguồn vốn.
Đối với NHNH&PTNT: Là ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trong khi
vực nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng cho người nông dân vay với mục đích khác
nhau như: sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi…mục đích cho vay rộng nhưng
với điều kiện là các đối tượng vay phải có tài sản thế chấp. Đối tượng được vay vốn là
tất cả những hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn trên địa bàn xã và có tài sản thế chấp
Đối với NHCSXH: Là ngân hàng được chuyển từ ngân hàng phục vụ người
nghèo. Hoạt động cho vay vốn chủ yếu thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như
HND, HCCB, HPN, HTN. Nguồn vốn của ngân hàng CSXH nhận từ ngân sách nhà
nước, một phần từ các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế và một phần từ
NHNH&PTNT theo chương trình xóa đói giảm nghèo hằng năm. Khác với
NHNN&PTNN, để được vay vốn các hộ nông dân phải thuộc diện hộ nghèo hay
những gia đình thuộc diện chính sách được nhà nước quy định.
Trong QTDND: Mặc dù QTDND có thủ tục vay vốn khá đơn giản, tuy nhiên
đối tượng vay vốn chỉ ưu tiên cho các thành viên là thành viên của QTD của xã. Vì
vậy chưa thu hút được sự tham gia vay vốn của người dân.
Với vay người thân: Đối tượng vay là những người có mối quan hệ mật thiết với
nhau như anh em trong cùng một gia đình, dòng họ, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Số
tiền được vay phụ thuộc vào mức độ thân sơ giữa người cho vay vốn và người được
vay vốn. Khi vay anh em người vay vốn không phải thế chấp tài sản mà chủ yếu dựa
vào uy tín của người đi vay vốn.
Vay đại lý: Thực chất đây là hình thức mua chịu và có lãi xuất nên người dân
coi đây là một hình thức vay bằng hiện vật và lãi thường là tính luôn vào giá của sản
phẩm. Vì vậy, những đối tượng được vay chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp
có nhu cầu vay.
Vay nơi khác: Đó là những cá nhân cho vay lãi ngày, vay bằng hiện vật ( vàng,
lúa…) vì vậy đối tượng vay là tất cả những hộ dân trong xã có nhu cầu.
Thủ tục vay vốn.
18
Tùy vào hoạt động của mỗi tổ chức cho vay vốn mà có những quy định khác
nhau về thủ tục vay vốn. Có tổ chức cho vay vốn với thủ tục khá đơn giản, nhanh gọn
nhưng cũng có nhiều tổ chức quy định những thủ tục phiền hà, phức tạp bao gồm
nhiều giấy tờ, nhiều quá trình .
Tại NHNH&PTNT: Những hộ có nhu cầu vay vốn có thể vay qua hai hình
thức : Vay trực tiếp (chủ yếu là các hộ khá, hộ giàu) hoặc vay gián tiếp ( chủ yếu là hộ
nghèo, hộ nông dân thuộc diện chính sách, được ưu tiên) thông qua các hội như HND,
HCCB, HPN, HTN .
+ Hình thức cho vay trực tiếp: Những hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trực
tiếp liên hệ với phòng giao dịch của ngân hàng làm thủ tục vay vốn gồm đơn xin vay
vốn, giấy tờ về tài sản thế chấp do ủy ban xã chứng nhận và dự án sản xuất kinh doanh
cần vay vốn. Về tài sản thế chấp phải đảm bảo đúng pháp lý và phải có giá trị tối thiểu
tương đương với số tiền cần vay. Sau khi được ngân hàng kiểm tra, xác minh tính khả
thi của dự án, tài sản thế chấp có giá trị với thực tế không, nếu ngân hàng xét duyệt thì
hộ sẽ được trực tiếp nhận vốn tại chi nhánh ngân hàng. Khi đến hạn trả hộ trược tiếp
đến ngân hàng làm thủ tục và hoàn trả vốn vay cùng với lãi suất quy định.
+ Hình thức cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các đoàn thể xã
hội như HND, HCCB, HPN, HTN… Hộ nông dân có nhu cầu vay cũng phải làm đơn
xin vay, nói rõ mục đích vay sau đó nộp cho người phụ trách tín dụng. Người phụ
trách tín dụng sẽ tập hợp danh sách kèm theo đơn xin vay vốn ngân hàng cùng với
ngân hàng xét duyệt cho vay, nhận vốn từ những ngân hàng và giao lại cho hộ dân.
Người phụ trách có trách nhiệm theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của những hộ
nông dân và thu hồi nguồn vốn vay và lãi suất vay trả cho ngân hàng. Với hình thức
cho vay này những hộ nghèo, hộ trung bình không có tài sản thế chấp cũng có thể vay
nhưng người phụ trách phải tập hợp được một số hộ có nhu cầu vay vốn nhất định vì
vậy thời gian chờ đợi vốn rất lâu, không đáp ứng vốn kịp thời vụ sản xuất.
Tại NHCSXH: Các hộ muốn vay vốn được vốn thì phải thực hiện các bước:
- Hộ có nhu cầu vay vốn viết đơn xin vay vốn cho tổ trưởng tổ vay vốn. Sau
đó, tổ họp để lập danh sách hộ xin vay vốn của ngan hàng CSXH theo mẫu gửi các tổ
trưởng.
19
- Các tổ chức xã hội như HPN, HCCB,HND đứng ra vay họp lại để bình xét và
lập danh sách các hội viên vay vốn.
- UBND xã xét duyệt danh sách do các tổ vay vốn gửi lên sau đó gửi ngân
hàng CSXH. Ngân hàng CSXH kiểm tra lại hồ sơ xin vay bao gồm đơn và danh sách
vay vốn và trình trưởng ban đại diện hội đồng quản trị huyện phê duyệt.
- Ngân hàng CSXH thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ vay vốn cho
UBND xã biết và hẹn ngày giải ngân.
- UBND xã thông báo kết quả phê duyệt danh sách được duyệt và lịch giải
ngân đến các tổ trưởng vay vốn. Tổ trưởng vay vốn thông báo tới hộ được vay biết
thời gian và địa điểm giải ngân đến từng hộ. Ngân hàng CSXH đến ngày trực tiếp giải
ngân đến từng hộ được vay vốn.
Trong thực tế, quy trình thủ tục xét duyệt cho vay vốn của ngân hàng SCXH
còn nhiều phức tạp từ khi hộ làm đơn đến khi nhận được vốn phải mất vài tháng. Khi
vay các hộ nông dân phải cáo giấy chứng nhận hộ nghèo, giấy chứng nhận gia đình
chính sách gặp khó khăn thì mới được vay vốn này để sản xuất nông nghiệp. Số lượng
vốn có hạn, lãi suất cho vay thấp làm nảy sinh một số tiêu cực về đố tượng cho vay.
Mặt khác, vốn vay được giải ngân thông qua nhiều khâu trung gian sẽ làm tăng chi phí
vốn. Mức lãi suất hiện nay của ngân hàng CSXH áp dụng đối với đối tượng là hộ
nghèo là 0.65%/tháng.
Đối với QTDND: Để được vay vốn ở QTDND thì người dân phải làm những
thủ tục theo tiến trình sau:
- Các cá nhân muốn vay vốn của QTDND thì làm đơn xin vay, nội dung đơn
trình bày mục đích vay, số tiền vay, thời hạn vay và phải có chữ ký của chủ hộ.
- QTDND nhận đơn xin vay vốn trình Hội đòng quản trị quỹ, Hội đòng quản
trị quỹ thông qua đơn xem xét nội dung trong đơn của người vay có thực tế không, có
hợp lý để cho vay không.
- Đơn phê duyệt, người vay phải lý vào cam kết trả nợ đúng hạn, thực hiện
đúng quy định của quỹ.
Hiện nay lãi xuất của QTDND tại xã là 1,7% nên có rất nhiều hộ dân muốn vay
cũng không dám vay.
20
Với các nguồn vốn còn lại: với những nguồn vốn này thì thủ tục vay khá
đơn giản chủ yếu là dựa trên thỏa thuận miệng giữa cá nhân với nhau hoặc chỉ cần viết
giấy vay nợ là các hộ nông dân có thể vay được vốn.
Về lãi xuất vay
Lãi xuất vay của các nguồn vốn cho vốn là không giống nhau. Có những nơi lãi
xuất thấp hoặc không lãi xuất như vay ở NHCSXH ( lãi xuất 0,65%/tháng) và người
thân ( lãi xuất từ 0 – 1%/ tháng) nhưng có những nơi lãi xuất khá cao như ở
NHNN&PTNT ( 1,3%/ tháng) đặc biệt là vay ở đại lý và một số nguồn khác thì lãi
xuất rất cao ( với đại lý là từ 1,5 -2 % còn một số nguồn khác là từ 2 -3 %) ( theo bảng
2.1). Như vậy tại địa phương không có sự thống nhất về lãi xuất và việc này ảnh
hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các nguồn vốn vay của hộ nông dân.
2.1.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn vốn vay cho phát triển nông nghiệp của
các hộ
Các nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận được là khá đa dạng vì vậy việc
vay vốn của người dân là khá nhiều. Có những hộ dân trong xã cùng lúc vay nhiều
nguồn vố khác nhau để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Chúng tôi tiến hành
khảo sát đối với 20 hộ nông dân đã vay vốn trong xã trong đó chia ra các nhóm hộ với
7 hộ nghèo, 5 hộ giàu và 8 hộ trung bình đã cho thấy được mỗi nhóm hộ khác nhau thì
việc lựa chọn tiếp cận các nguồn vốn là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào lãi
xuất và lượng vốn vay của các tổ chức cho vay.
Bảng 2.3. So sánh số lần tiếp cận các nguồn vốn vay khác nhau của 3 loại hộ
Tiêu chí
Số hộ Hộ khá giả Hội trung bình Hộ nghèo
Số hộ Số hộ
Cơ cấu
(%)
Số hộ
Cơ cấu
(%)
Số hộ
Cơ cấu
(%)
Tiếp cận với 1
nguồn vốn khác
nhau
10 0 0,0 5 50,0 5 50,0
Tiếp cận với 2
nguồn vốn khác
nhau
6 3 50,0 2 33,3 1 17,7
Tiếp cận với 3
nguồn vốn khác
nhau
4 2 50,0 1 25,0 1 25,0
Tổng hộ 20 5 8 7
Nguồn: Số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012
21
Trong tổng số hộ được điều tra thì số hộ tiếp cận từ với 1 nguồn vốn là 10 hộ
chiếm 50,0%, số hộ tiếp cận cùng lúc 2 nguồn vốn khác nhau là 6 hộ chiếm 30,0% và
hộ tiếp cận cùng lúc 3 nguồn vốn khác nhau là 4 hộ chiếm 20,0% vốn (theo bảng 2.3).
Thường các hộ lựa chọn cùng lúc nhiều nguồn vốn là do lượng vốn mà hộ cần cho sản
xuất nông nghiệp là khá cao trong khi đó luợng tiền cho vay của nguồn vốn mà hộ
chọn thì không đáp ứng được nhu cầu vì vậy các hộ phải đi vay ở những nơi khác để
có thể đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất của gia đình. Trong đó số hộ khá giả
tiếp cận với chỉ một 1 nguồn vốn là không có mà đa số các hộ tiếp cận với 2 đến 3
nguồn vốn khác nhau, tỷ lệ các hộ khá giả tiếp cận tới 2 nguồn vốn khác nhau trong
tổng số 3 loại hộ chiếm 50,0%, với 2 nguồn vốn khác nhau cũng chiếm tới 50,0%. Đa
phần các hộ trung bình và hộ nghèo đều tiếp chỉ tiếp cận được với 1 nguồn vốn, tỷ lệ
hộ trung bình và nghèo tiếp cận với 1 nguồn vốn trong tổng 3 loại hộ đều chiếm 50,0%
trong khi đó việc tiếp cận từ 2 nguồn vốn trở lên cũng là khá thấp. Trong số những hộ
tiếp cận với 2 nguồn vốn khác nhau thì hộ trung bình chiếm 33,3% còn hộ nghèo chỉ
chiếm 16,7%, và tiếp cận với 3 nguồn vốn khác nhau thì cả hai loại hộ này đều chỉ
chiếm 25%. Điều này cho thấy việc tiếp cận với các nguồn vốn giữa các hộ là không
giống nhau. Những hộ khá giả thì việc tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau dễ
dàng hơn trong khi đó các hộ khác thì việc tiếp cận đó là một khó khăn, đặc biệt là
những hộ nghèo.
Với những nguồn vốn khác nhau thì việc tiếp cận của các hộ cũng có những sự
khác biệt rõ rệt. Qua bảng 2.4 có thể thấy, trong tổng số 20 hộ vay vốn được điều tra
thì có 7 hộ vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT, chiếm tỉ lệ là 35,0%. Trong đó hộ khá
giả là 57.1%, hộ trung bình là 42.9%, hộ nghèo là 0,0%. Sở dĩ việc các hộ nghèo
không vay ở NHNN&PTNT vì do mức lãi suất của NHNN&PTNT còn khá cao, vào
thời điểm điều tra tức là vào năm 2011, mức lãi hàng tháng của ngân hàng này là
1.3%. Đây là mức lãi xuất còn khá cao đối với khả năng chi trả các hộ nghèo và hơn
thế nữa, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc chi trả mức lãi xuất này còn khó khăn
hơn nhiều. Ngoài ra việc những hộ thuộc diên hộ nghèo không vay vốn tại
NHNN&PTNT ta có thể đưa ra các lí do là các diện thuộc hộ nghèo thường vay vốn
tai NHCSXH với mức lãi suất 0.65%, đây là mức lãi xuất thấp hơn nhiều so với
NHNN& PTNT. Bên cạnh đó thủ tục vay vốn ở NHNN và PTNT phức tạp hơn so với
22
ngân hàng CSXH vì khi vay vốn ở ngân hàng CSXH người dân không phải trực tiếp
làm thủ tục mà đã có cán bộ ở các tổ chức trung gian như : HPN, HCCB, HND đứng
ra đảm nhiệm giúp đỡ người dân. Ngoài ra, khi vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT thì
điều kiện phải có tài sản thế chấp mà điều này đối với các diện hộ nghèo là một khó
khăn lớn Việc vay vốn ở NHNN&PTNT chỉ có hộ khá giả có và hộ trung bình vì đây
là những hộ ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác,
bên cạnh đó quy mô sản xuất của các hộ này thường ở quy mô lớn nên nhu cầu vay
vốn rất cao.
Đối với việc vay vốn từ NHCSXH cho phát triển nông nghiệp ta thấy số hộ
vay vốn của ngân hàng CSXH là 12 lượt hộ chiếm 60% trong đó tỉ lệ hộ khá giả là
8.33%, hộ trung bình là 33.33%, hộ nghèo là 58.4%. Hình thức vay vốn ở đây cũng chỉ
là vay tín chấp và ngân hàng chính sách xã hội thường ưu tiên cho các hộ nghèo nên
việc tiếp cận vốn vay của các hộ này là khá dễ dàng. Tuy nhiên ở đây có một điều
nhận thấy tỷ lệ hộ trung bình cũng chiếm một con số tương đối cao là 33,33% và hộ
giàu cũng tham gia vào hoạt động vay vốn này chiếm 8,33%. Lý giải cho điều này,
theo điều tra của nhóm nghiên cứu thì việc những hộ trung bình và hộ khá giả cũng
vay ở NHCSXH là do các hộ này nhờ những hộ nghèo nhưng không muốn vay để vay
hộ và hoạt động cho vay vốn ở NHCSXH xuống các xã hàng đợt là có mức tiền nhất
định với mức cho vay từng hộ nghèo được quy định từ trước, khi số tiền cho những hộ
nghèo có nhu cầu vay vẫn còn dư thì sẽ tiếp tục cho những hộ trung bình và khá giả
được vay. Điều này cho thấy được việc vay vốn của các hộ dân còn có sự khác biệt,
những hộ giàu và trung bình khi muốn vay vốn thì thường tiếp xúc vay ở rất nhiều các
nguồn vốn khác nhau còn những hộ còn nghèo thì thường chỉ có thể vay ở một số
nguồn vố nhất định chủ yếu là những nguồn vốn dễ dàng vay được
Đối với nguồn vốn từ QTDND theo khảo sát 20 hộ thì không có hộ nào vay ở
tổ chức này, theo lý giải chung của các hộ được điều tra thì vay ở đây mức lãi xuất là
khá cao và thời hạn vay ngắn ( thường là từ 6 tháng đến 1 năm) nên đối với sản xuất
nông nghiệp thì việc thu hồi vốn trong thời gian như vậy là khá khó khăn nhất là
những hộ chăn nuôi hoặc trồng cây lâu năm. Tuy nhiên theo khảo sát chung nhất và
phỏng vấn sâu đối với cán bộ xã thì cũng có một số hộ trong xã vay vốn ở quỹ tín
dụng.
Hộp 1
23
….“ Ở xã cũng có một số hộ vay vốn ở QTDND nhưng hầu hết là những hộ
làm ngành nghề buôn bán lớn và đã vay ở nơi khác rồi giờ cần vốn nên phải
vay ở đó”…… ( phỏng vấn sâu cán bộ xã)
Theo điều tra số liệu từ QTDND Tân Kỳ đặt trại đại bàn xã Quang Phục thì
trong năm 2011 toàn xã có 107 lượt người vay với số vốn là 3 tỷ 800 triệu đồng. Như
vậy có thể thấy số hộ vay vốn trong toàn xã tại tổ chức này cúng khá nhiều và việc
những hộ sản xuất nông nghiệp hay các ngành nghề khác với quy mô nhỏ lẻ thì khó có
thể tiếp cận nguồn vốn vay này.
Việc vay vốn từ người thân cũng được các hộ lựa chọn khá nhiều( 10 lượt hộ)
chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ các nhóm hộ chọn nguồn vay này cũng khác nhau trong đó tỉ
lệ hộ khá giả là 20%, hộ trung bình 50%, hộ nghèo 30%. Với nguồn vốn này tỷ lệ hộ
trung bình là những hộ vay chủ yếu và số hộ khá giả và hộ nghèo vay là khá ít. Một số
hộ nghèo cho rằng cũng muốn vay của người thân nhưng thời gian vay là ngắn với khả
năng có thể vay được là không cao nên họ ít vay.
Hộp 2:
“ Gia đình cũng muốn vay của người thân nhưng mình nghèo, khả năng chi
trả là kém nên họ cũng không muốn cho vay còn anh em ruột thịt thì cũng
không có nên không vay được” ( phỏng vấn sâu một hộ nông dân, thôn Bích
Cẩm)
Như vậy với việc tiếp cận vốn của người thân thì khả năng chi trả và mối quan
hệ chính là điều kiện để người dân có thể vay được.
Cuối cùng việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ các đại lý và các nguồn khác
chiếm tỷ lệ khá ít. Với nguồn vay đại lý chỉ có 3/20 hộ đã vay và với những nơi khác
là 2/20 hộ đã vay.Trong nguồn vay đại lý tỷ lệ loại hộ vay là cân bằng nhau ( cùng
33.33%) cho thấy nguồn vay từ địa lý là nguồn vay khá dễ dàng và các loại hộ đều có
cơ hội để tiếp cận. Lý do việc tiếp cận đơn giản là số vốn vay chỉ được ít và mức lãi
xuất tính luôn vào giá thành sản phẩm ( ví dụ : một bao thức ăn cho gia súc có giá 300
ngàn đồng nhưng nếu các hộ nhận mua theo cho vay thì nó sẽ có giá 315 ngàn đồng)
và thời gian để trả nợ phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư của các hộ ( khi các hộ thu
hoạch). Với vốn vay khác thì chủ yếu được các hộ tiếp cận khi cần gấp số vốn và thời
gian trả gốc là rất ngắn với mức lãi xuất cao vì vậy sộ hộ nghèo thường không thể tiếp
cận được hình thức này, một số hộ khá giả không muốn tiếp cận vì họ có khá nhiều
24
nguồn vốn khác tiếp cận cho nên chỉ có những hộ trung bình tiếp cận với nguồn vốn
đó.
Bảng 2.4. Khả năng tiếp cận từng nguồn vốn vay của các hộ
Tiêu chí
Tổng
số lượt
hộ
Hộ khá
giả
Hộ trung
bình
Hộ
nghèo
Số hộ
Cơ cấu
( %)
Số hộ
Cơ cấu
( %)
Số hộ
Cơ
cấu (
%)
Nơi
vay
NHNN&PTNT 7 4 54,1 3 42,9 0 0,0
NHCSXH
12 1 8,3 4 33,3 7 58,4
QTDNĐ
0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Vay người thân
10 2 20,0 5 50,0 3 30,0
Vay đại lý
3 1 33,3 1 33,3 1 33,3
Vay nơi khác
2 0 0,0 2 100,0 0 0,0
Nguồn: Số liệu nghiên cứu thực tế tháng 3 năm 2012
Việc tiếp cận với các nguồn vốn vay còn thể hiện ở lượng vốn mà các hộ được
vay. Nhìn chung lượng vốn vay của các hộ thường giao động từ 5 – 200 triệu. Tuy
nhiên những loại hộ khác nhau thì lượng vốn được vay là không đồng đều, nó phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng trả nợ của từng hộ. Số lượng tiền của các hộ
được vay chủ yếu giao động từ 5 – 50 triệu trong đó có 9 hộ vay từ 1 -20 triệu trong
những hộ đó chủ yếu là những hộ nghèo chiếm 66,7% ( bảng 2.5). Ta có thể thấy tỷ
lệ hộ nghèo tiếp cận với lượng vốn cao là rất ít mà chủ yếu là ở mức tiền vừa phải và
thấp bởi vì những hộ đó chủ yếu vay ở NHCSXH và vay người thân vì vậy lượng tiền
không được cao. Trong khi đó tỷ lệ những hộ giàu tiếp cận nhiều lượng vốn khác nhau
và chỉ có hộ khá giả vay lượng vốn cao trên 100 triệu.Với những hộ trung bình cũng
chỉ tiếp cận với lượng vốn vừa phải chủ yếu là trên 20 triệu tới dưới 85 triệu. Với
lượng vốn chủ yếu các hộ được vay của tất cả các hộ như trên cho ta thấy lượng vốn
mà các hộ được tiếp cận vẫn còn khá hạn chế và những hộ có điều kiện mới có thể tiếp
cận được những lượng vốn lớn còn những hộ không có điều kiện thì lượng vốn chủ
yếu là nhỏ dẫn tới việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ đó gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.5. lượng vốn mà các hộ dân được vay
25