Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con của hộ gia dình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.05 KB, 42 trang )

Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
MỤC LỤC
1
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Lờicảm ơn:………………………………………………………….
PHẦN MỞ ĐẦU:…………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài:……………………………………………….
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:………………………
2.1. Ý nghĩa khoa học:……………………………………………
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:……………………………………………
3. Mục tiêu nghiên cứu:……………………………………………
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:…………………
4.1. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………
4.2. Phạm vi nghiên cứu:………………………………………….
4.3. Khách thể nghiên cứu:………………………………………
5. Câu hỏi nghiên Cứu:…………………………………………….
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu:……………………
6.1. Giả thuyết nghiên cứu:………………………………………
6.2. Khung lý thuyết:………………………………………………
7. Các phương pháp thu thập thông tin:…………………………
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu:……………………………
7.1.1. Phương pháp xử lý số liệu:………………………………….
7.1.2. Mô tả về khảo sát xã hội của đoàn thực tập K52-PN2:…
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:………………………………
8. Những khó khăn gặp phải trong khi khảo sát trên địa bàn
nghiêncứu:………………………………………………………….
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH:…………………………………
Trang
4


5
5
7
7
7
7
8
8
8
9
9
9
9
9
10
10
10
10
10
11
12
2
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI:……………………………………………………………
1. Cơ sở lý luận:…………………………………………………….
2. Tiếp cận lý thuyết:………………………………………………
2.1. Lý thuyết vai trò của Ralp Linton:…………………………
2.2. Lý thuyết xã hội:………………………………………………

2.3. Lý thuyết hành động xã hội:………………………………….
3. Những khái niệm cơ bản có liên quan:………………………
3.1. Khái niệm về định hướng giá trị:…………………………….
3.2. Khái niệm gia đình:…………………………………………
3.3. Khái niệm Dân cư:…………………………………………….
3.4. Khái niệm Nghề nghiệp:………………………………………
3.5. Khái niệm chon nghề:…………………………………………
3.6. Khái niệm giá trị:………………………………………………
3.7. Khái niệm định hướng nghề nghiệp:…………………………
3.8. Khái niệm về hôn nhân:……………………………………….
4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu:…………………………………
5.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:………………………………
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG BẬC HỌC, NGHỀ NGHIỆP VÀ
HÔN NHÂN CHO CON CỦA HỘ GIA ĐINHG CƯ DÂN
VENBIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN
NAY
2.1. Một số nét chung về định hướng bậc học, nghề nghiệp và
hôn nhân cho con cái trong các hộ gia đình:…………………….
2.2. Vậy những quan điểm, xu thế về vấn đề định hướng bậc
học, nghề nghiệp và hôn nhân được các hộ cư dân ven biển lựa
12
12
12
12
13
14
14
14
14
15

16
16
16
17
17
18
23
25
25
26
3
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
chọn để định hướng cho con cái hiện nay là gì?
2.2.1. Những quan điểm và xu thế định hướng về bậc học:………
2.2.2. Những quan điểm và xu thế định hướng về nghề nghiệp:…
2.2.2.1. Hướng nghiệp cho con cái:……………………………….
2.2.3. Những quan điểm và xu thế định hướng về hôn nhân:……
2.2.3.1. Quyết định trong việc kết hôn cho con:…………………
2.2.3.2. Định hướng hôn nhân cho con:…………………………
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng về bậc học,
nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong các hộ gia đình cư
dân ven biển:……………………………………………………….
2.3.1. Ảnh hưởng nghề nghiệp của hộ gia đình tới việc định
hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái:………….
2.3.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp hộ gia đình với việc định hướng bậc
học:…………………………………………………………………
2.3.2. Ảnh hưởng mức sống hộ gia đình với sự lựa chọn định
hướng nghề nghiệp cho con cái:…………………………………
2.3.3. Ảnh hưởng thu nhập hộ gia đình với lựa chọn định hướng

bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái:………………….
2.3.4. Những yếu tố của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc định
hướng hôn nhân cho con cái:……………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:…………………
3.1. Kết luận:……………………………………………………….
3.2. Khuyến nghị:…………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO:………………………………………
26
28
29
30
31
32
33
33
33
35
36
37
39
39
40
42
4
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành báo cáo thực tập của mình, ngoài những nỗ lực của
bản thân, còn có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học của
trường Đại học KHXH&NV và sự ủng hộ góp ý của các bạn sinh viên trong

lớp K52-PN2.
Trước tiên em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong Khoa Xã hội học, những người đã trạng bị cho em những kiến thức cơ
bản nhất. Hơn nữa là các thầy cô giáo trong đoàn thực tập như thầy Hoàng
Hinh, cô Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà, thầy Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh, thầy Tiến
sỹ Trương An Quốc, thầy Trần Xuân Hồng và Ban lãnh đạo Đảng ủy,
UBND cùng toàn thể nhân dân tại địa bàn xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành báo cáo thực tập này.
Đặc biệt, em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phó giáo sư –
Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em đi đúng
hướng nghiên cứu của đề tài thực tập này.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, cùng với việc bản thân
chưa có nhiều kinh nghiệm nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu
xót, còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô cũng
như sự đóng góp của các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 09 năm 2011
5
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế xã hội của
nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển, từ
đô thị đến nông thôn, từ miền núi đến vùng biển. Đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, đặc biệt trong lĩnh
vực đời sống xã hội đã mở ra nhiều ngành nghề thu hút nhiều lao động tham
gia. Tuy nhiên, việc lựa chon bậc học, nghề nghiệp phù hợp với khả năng và
năng lực của mỗi cá nhân, đặc biệt đối với lớp trẻ. Đây là một vấn đề cần

được quan tâm nhiều hơn, bởi thực tế số người tốt nghiệp Trung cấp, Cao
đẳng, Đại học ra trường tìm được một việc làm nhưng không đáp ứng được
yêu cầu công việc vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải. Bên cạnh yếu tố
về bậc học, nghề nghiệp đã và đang được xã hội quan tâm thì yếu tố về hôn
nhân cũng được quan tâm trong xã hội hiện nay.
Bởi vậy việc định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho
giới trẻ hiện nay là rất cần thiết để sau khi tốt nghiệp, số thanh niên có việc
làm đúng với khả năng, năng lực và chuyên môn được đào tạo, tránh tình
trạng nhiều ngành thì thiếu lao động, còn nhiều ngành thì thừa lao động,
lãng phí thời gian và công đào tạo của gia đình cũng như nhà nước. Đòi hỏi
chúng ta cần có sự đầu tư và định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn
nhân một cách đúng đắn cho giới trẻ trong các hộ gia đình hiện nay.
6
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự
hình thành nhân cách và phẩm chất của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha
mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành
người có nhân cách, phẩm chất tốt, có tri thức, có trí tuệ, có ích cho xã hội.
Hơn thế nữa việc chăm sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu cần
thiết, một niềm hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ. Trong gia đình tình
thương đặc biệt sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hóa mà nhà
trường và xã hội không thể có được. Chính vì lẽ đó công tác giáo dục, định
hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong gia đình
chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay
thế.
Gia đình còn là môi trường xã hội hóa đầu tiên mà phần lớn các cá
nhân đều phải trải qua. Do vậy, vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc
giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái cực
kỳ quan trọng. Cha mẹ là người gần gũi với con cái vì vậy vai trò của họ

trong quá trình giáo dục, định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho
con cái cũng rất cần thiết.
Như vây, việc giáo dục, định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân
cho con cái của gia đình trong giai đoạn hiện nay không chỉ là nhà trường
mà còn là sự giáo dục tổng hợp từ nhà trường và xã hội. Có như vậy mới tạo
nên sự giáo dục liên hoàn trong việc giáo dục định hướng cho giới trẻ nói
riêng và góp phần trang bị kiến thức về kỹ năng sống nói chung cho thế hệ
trẻ thanh niên trong giai đoạn hội nhập. Trước thực tế đặt ra, ở nước ta
những năm qua cũng có nhiều nghiên cứu, các bài viết về vấn đề lao động ,
việc làm, tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
đặc biệt là yếu tố gia đình. Sự định hướng của gia đình tác động trực tiếp
7
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
đến tương lai nghề nghiệp sau này của con cái trong gia đình. Đó cũng là lý
do để tôi chon đề tài nghiên cứu này “Định hướng bậc học, nghề nghiệp và
hôn nhân cho con của hộ gia dình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị
trường hiện nay”. Qua khảo sát thực tế tại 3 thôn (Đông Hải, Giang
Sơn, Nhân Hưng) của xã Hải Hòa, huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh Hóa về
việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái của họ với
mong muốn được bổ sung, đóng góp ý kiến về vấn đề bậc học, nghề nghiệp
và hôn nhân để các chủ nhân tương lai của đất nước khi bước vào độ tuổi lao
động đều có những lựa chọn, quyết định đúng đắn để mãi là công dân tốt, có
ích cho xã hội. Thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH đất nước mà
Đảng và Nhà nước đặt ra.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho
con cái của cha mẹ vùng ven biển nơi mà quá trình công nghiệp hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, một ý nghĩa khoa học nhất định. Từ kết quả nghiên cứu

cho ta một cái nhìn tổng quan, biện chứng về định hướng nghề nghiệp cho
con cái của cha mẹ ở các vùng ven biển. Đồng thời có thể giải thích xu
hướng, định hướng nghề nghiệp đó. Để từ đây có thể đóng góp nhỏ nhất
định cho môn xã hội học Giáo dục, xã hội học Nông thôn, xã hội học Gia
đình…
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Qua thực trạng định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con
cái của người dân nông thôn và các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến việc định
hướng đó như: Trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, giới tính của con
cái…Chúng tôi đề xuất những ý kiến, giải pháp giúp cho các bậc cha mẹ
8
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
nhận thức rõ vai trò trong việc định hướng cho con cái. Để có sự định hướng
đúng và phù hợp với điều kiện, với năng lực của con em mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ: “Việc định hướng về bậc
học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái của các hộ gia đình cư dân ven biển
trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Qua khảo sát thực tế của đợt thực tập
tại 3 thôn (Đông Hải, Giang Sơn, Nhân Hưng) của xã Hải Hòa, huyện Tĩnh
gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong khuôn khổ nghiên cứu với đề tài này tôi tập
trung vào những mục tiêu sau:
3.1.Quan điểm của người dân về việc định hướng bậc học, nghề
nghiệp và hôn nhân cho con cái.
3.2. Tìm hiểu xu thế bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân được các gia
đình cư dân ven biển lựa chọ để định hướng cho con cái hiện nay.
3.3.Mối quan hệ giữa điều kiện kimh tế gia đình, nghề nghiệp và trình
độ học vấn của cha mẹ đối với việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con cái hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc định hướng bậc học, nghề
nghiệp và hôn nhân cho con cái của cư dân ven biển tại xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thừi gian: Từ ngày 21 – 25/08/2011.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại thôn Đông Hải, Nhân Hưng,
Giang Sơn của xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4.3. Khách thể nghiên cứu:
9
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình có con đang theo
học các bậc học và có con đang trong độ tuổi hôn nhân.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Quan điểm của người dân về vấn đề định hướng bậc học, nghề
nghiệp và hôn nhân cho con cái như thế nào?
5.2. Xu thế bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân được các gia đình cư
dân ven biển lựa chọn để định hướng cho con cái hiện nay là gì?
5.3. Điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của
cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc định hướng bậc học, nghề nghiệp,
hôn nhân cho con cái?
6. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong các gia đình cư dân ven biển hiện nay đã nhận thức được tầm
quan trọng trong việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con
cái.
- Đa số mong muốn của người dân là muốn con cái lựa chọn bậc học,
nghề nghiệp, hôn nhân phù hợp với con cái.
- Do điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của

người dân khác nhau nên định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho
con cái cũng khác nhau.
6.2. Khung lý thuyết
10
Điều kiện kinh tế,
văn hóa xã hội
Điều kiện kinh tế
gia đình
Chính sách
xã hội
Định hướng bậc học, nghề
nghiệp, hôn nhân cho con
cái
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
7. Các phương pháp thu thập thông tin
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
7.1.1. Phân tích xử lý số liệu
Đề tài được thực hiện có sự tham khảo đọc và phân tích tài liệu, báo
cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010. Phương hướng phát triển kinh tế
- xã hội năm 2011 của xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và một
số tài liệu khác có liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, nghề nghiệp.
Trên cơ sở thu được bảng hỏi dùng nó làm tài liệu cho mình để phân tích
làm nổi bật lên vấn đề nghiên cứu.
7.1.2. Mô tả về khảo sát xã họi học của đoàn thực tập lớp K52-
PN2
Qua đợt thực tập thực tế của lớp K52-PN2 với chủ đề là: “Biến đổi
làng Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Nghiên cứu tại 3 thôn
(Đông Hải, Giang Sơn, Nhân Hưng) của xã Hải Hòa, huyện Tĩnh gia, tỉnh
Thanh Hóa, thì đoàn đã phỏng vấn qua 450 hộ gia đình có con đang theo học

gồm các bậc học và trong độ tuổi hôn nhân thuộc mọi tầng lớp, nghề nghiệp
khác nhau. Kết quả kiểm tra bảng hỏi được xử lý trên máy tính theo chương
trình SPSS nhằm xác lập tương quan giữa các giữ liệu được tìm hiểu.
7.2.Phương pháp phỏng vấn sâu
Tập trung vào vấn đề định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân
cho con cái của các hộ gia đình ven biển. Trong gia đình ai là người đảm
nhiệm chính việc giáo dục về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân
cho con là chủ yếu?
11
Định hướng
bậc học
Định hướng nghề Định hướng hôn
nhân
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Trực tiếp phỏng vấn sâu, người đi phỏng vấn chuẩn bị một đề cương
phỏng vấn sâu được thể hiện bằng một số câu hỏi mở một cách sơ bộ. Tiến
hành 5 bảng phỏng vấn sâu thuộc 5 đối tượng khác nhau mà người trả lời là:
01 chủ hộ gia đình là người buôn bán nhỏ lẻ
01 chủ hộ gia đình là cán bộ công nhân viên chức
01 chủ hộ gia đình làm nghề ngư, đánh bắt thủy sản
01 chủ hộ gia đình với nghề nghiệp tự do
01 đối tượng học sinh THPT
8. Những khó khăn gặp phải trong khi khảo sát trên địa bàn
nghiên cứu
Qua đợt đi thực tế thực tập tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa của đoàn với chủ đề “Biến đổi làng Việt trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay” thì đoàn được đi khảo sát tại 3 thôn (Đông Hải, Nhân Hưng,
Giang Sơn), với ngành nghề chủ yếu là nông, ngư nghiệp, phương tiện đánh
bắt thủy sản chủ yếu là vừa và nhỏ, đánh bắt gần bờ, lao động nhàn rỗi

nhiều, tỷ lệ lao động thấp trên 15 tuổi.
Với đặc điểm như vậy, khi điều tra viên đi phỏng vấn các đối tượng
cũng gặp phải một số trở ngại, khó khăn đối với điều tra viên như: thời gian
đi phỏng vấn các đối tượng họ không có thời gian, gặp phải lúc đối tượng
đang bận, thời gian điều tra viên đi phỏng vấn không trùng khớp với thời
gian nhàn rỗi của người được phỏng vấn.
Với chủ đề nghiên cứu của đoàn là “Biến đổi làng Việt trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay” một số câu hỏi trong bảng hỏi chung của đoàn đưa ra
thì đối tượng được phỏng vấn chưa hiểu hay không hiểu hết vấn đề. Dẫn đến
sự trả lời của đối tượng không đầy đủ và thiếu thông tin khi cung cấp cho
12
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
điều tra viên dẫn đến thông tin không đảm bảo được tính khả thi trong khi
viết báo cáo thực tập.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật,
hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.
(Giáo trình Triết học Mác Lênin 2004). Áp dụng quan điểm này, tôi đi sâu
vào tìm hiểu thực trạng định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân của
cha mẹ chịu ảnh hưởng, chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: Nghề
nghiệp, trình độ học vấn và giới tính của con cái thông qua xử lý tương
quan.
2. Tiếp cận lý thuyết
2.1. Lý thuyết vai trò của Ralph Linton
Theo ông một vai trò là tập hợp những mong đợi, đòi hỏi của xã hội
về các quyền và nghĩa vụ được gán cho mỗi địa vị cụ thể. Những mong đợi

này xác định những hành vi của con người giữ địa vị ấy. Sự thực hiện vai trò
là những hành vi thực tế của một cá nhân chiếm một vị trí nhất định và việc
thực hiện vai trò có thể rất dễ bị thay đổi và có thể tác động bởi hiểu biết của
chúng ta về vai trò, nghĩa là việc nhận biết về vai trò của mình là rất cần
thiết trong mỗi cá nhân khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình.
13
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Một cá nhân có thể chiếm giữ nhiều vai trò và nó là một hệ những hành
động trong một mạng lưới với các hành động của các cá nhân khác.
Vận dụng lý thuyết này vào báo cáo, tôi thấy gia đình có một vị trí
quan trọng, đặc biệt trong sự chăm sóc, giáo dục và định hướng bậc học,
nghề nghiệp cũng như hôn nhân cho con cái. Sự quan tâm chăm sóc và định
hướng của cha mẹ chính là mong đợi của cha mẹ đối với con cái. Tuy nhiên,
sự định hướng, quan tâm, chăm sóc ở mỗi gia đình là không giống nhau mà
nó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của gia đình cũng như sự chịu tác động của
một số yếu tố như: trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ.
Đồng thời sự định hướng này cũng có thể thay đổi cho phù hợp với xu thế
phát triển chung của xã hội.
2.2. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình cá nhân tiếp nhận một hệ thống nhất định về
những tri thức, chuẩn mực xã hội và hoạt động với tư cách là thành viên của
xã hội. Là quá trình cá nhân tiếp thu những văn hóa và học cách đóng vai trò
của mình.
Từ khái niệm trên cho ta thấy các cá nhân không chỉ tiếp nhận những
tri thức và chuẩn mực xã hội một cách máy móc mà còn tham gia vào những
lĩnh vực cụ thể với tư cách là một chủ thể hành động với những vai trò tương
ứng của mình. Trong đó môi trường văn hóa là yếu tố quan trọng để cá nhân
xác định được những giá trị chân thực trong quá trình xã hội hóa. Song môi
trường này lại diễn ra ở nhiều cấp độ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ

quan cũng như khách quan của mỗi cá nhân. Có thể nói gia đình là môi
trường văn hóa đầu tiên của cá nhân mà ở đó cá nhân được tiếp nhận những
giá trị và kinh nghiệm sống của cha mẹ, của những thế hệ người đi trước,
học tập cách ăn nói, đi lại, sinh hoạt ngay từ lúc mới sinh ra và được dẫn dắt
14
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
ngay trong gia đình. Song trên thực tế cho thấy xã hội hóa là quá trình diễn
ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân, nó mang tính kế thừa và phát huy
những giá trị mà cá nhân đó học hỏi và tích lũy được trong thực tiễn cuộc
sống. Những giá trị của việc phát huy này nó lại phụ thuộc vào từng điều
kiện sống cụ thể, vào bối cảnh cụ thể. Chính vì vậy mà nhà xã hội học người
Nga G.Andrreeva cho rằng; “Xã hội hóa là quá trình diễn ra hai mặt, một
mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi
trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản
xuất một cách chủ động, hệ thống các quan hệ xã hội thông qua chính việc
họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.
2.3. Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan điểm của nhà xã hội học người Đức Max Weber cho rằng
hành dộng xã hội là một hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa
chủ quan nào đó, là một hành động có tính đến hành vi của người khác vì
vậy được định hướng đến người khác.
Ông cho rằng đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hoạt
động xã hội của con người. Ở đây em vận dụng lý thuyết này vào đề tài của
mình để nói đến định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái là
hành động xã hội có mục đích, có giá trị và hành động truyền thống mà cha
mẹ mong muốn và hướng tới cho những bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân
phù hợp với khả năng của con.
3. Những khái niệm cơ bản có liên quan
3.1. Khái niệm về định hướng giá trị

Định hướng giá trị là nguồn chính để lĩnh hội giá trị tinh thần và văn
hóa xã hội cũng như việc biến nó thành cái kích thích, cái động cơ, hành vi
thực tiễn người. Việc hình thành các định hướng giá trị chính là việc thúc
15
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
đẩy sự phát triển của cá nhân nói chung. Vấn đề định hướng giá trị rất cấp
bách và nó không những ảnh hưởng tới việc lựa chọn hoạt động sống mà
còn cả việc lựa chọn vị trí, chỗ sinh sống và cả quá trình sống, lối sống của
cả nhóm xã hội khác nhau trong cơ cấu xã hội cụ thể (Trích trong cuốn định
hướng giá trị của sinh viên – con em các hộ khoa học).
3.2. Khái niệm gia đình
“ Gia đình là một thiết chế xã hôi đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà
các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành
viên cùng để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
(Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng, trong xã hội học- Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội).
Hay theo quan điểm chung nhất thì “Gia đình là một nhóm xã hội gồm
hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc quan hệ nhận con nuôi, vừa đáp ứng nhu cầu riêng vừa thỏa mãn những
nhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần”
(Trích tập bài giảng xã hội học Gia đình của Lê Thái Thị Băng Tâm).
Vậy:
Vai trò của gia đình ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành của một
đứa trẻ, đưa ra những giải pháp, phương pháp để con cái học hỏi, phấn đấu
như: vốn sống, kinh nghiệm sống.
Vai trò của con cái: tiếp thu vốn sống, kinh nghiệm sống của cha mẹ,
gia đình để lại. Luôn kính trọng và nghe lời của cha mẹ, gia đình để lại.

Đồng thời con cái cũng có quyền đưa ra những quan điểm, ý tưởng của mình
để cha mẹ, gia đình cùng bàn bạc giải quyết.
16
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Ở đề tài này tôi sử dụng khái niệm hộ gia đình ven biển, hộ gia đình là
khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu xã hội lấy gia đình làm nền
tảng.
3.3. Khái niệm cư dân
Cư dân là số lượng những cá thể con người sinh sống trên một lãnh
thổ hay một vùng địa lý cụ thể. Hay cư dân là nhiều nhà, nhiều người cùng
chung sống với nhau trong một khoảng gian nhất định.
3.4. Khái miệm nghề nghiệp
Theo từ điển Tiếng việt ( Hoàng Phê, Nxb giáo dục Hà Nội: 1994).
Định nghĩa như sau:
Nghề nghiệp là nói đến một trình độ chuyên môn nhất định(thấp hay
cao) được lĩnh hội thông qua hệ thống giáo dục đào tạo hoặc qua kinh
nghiệm của các thế hệ đi trước. Nghề nghiệp được thể hiện trong quá trình
lao động chính và là phương thức hoạt động của con người.
Loại nghề tức là loại hình lao động, ở đề tài này đề cập đến các loại
nghề sau đây:
+ Nhóm nghề buôn bán nhỏ lẻ: Chủ yếu là buôn bán nhỏ, tạp hóa,
hàng khô, hàng vườn tại nhà.
+ Nhóm công chức: Giáo viên, bác sỹ…
+ Nhóm nghề ngư: nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
+ Nhóm nghề tự do: là những hộ vừa chăn nuôi vừa làm những công
việc khác như làm thuê.
3.5. Khái niệm chọn nghề
Chọn nghề là cá nhân lựa chọn một loạt hoạt động, lao động nào đó
trong khuô khổ cấu trúc cán bộ của nền kinh tế quốc dân, được hình thành

trên cơ sở thực tế của việc phân công lao động.
17
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
3.6. Khái niệm giá trị
“Là những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế giới xung
quanh nhằm nêu bật tác động tiêu cực của khách thể ấy đối với con người và
xã hội”.
Xét bề ngoài các giá trị là các đặc tính của sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên, chúng không phải là cái vốn có do thiên nhiên ban cho sự vật, hiện
tượng không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của khách thể mà là do
khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại của xã hội, của con người và trở
thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối tượng với chủ thể giá
trị là những đối tượng lợi ích của nó, còn đối tượng với ý thức của nó thì
chúng đóng vai trò những vật định hướng hàng ngày trong thực tại vật thể xã
hội hiện tượng xung quanh. (Trích từ điển triết học).
3.7. Khái niệm định hướng nghề nghiệp
Là việc trao đổi cung cấp những thông tin về đặc điểm hoạt động và
yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội đặc biệt là các nghề và các nơi
đang rất cần lao động trẻ tuổi có văn hóa, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi
nghề về tình hình phân bổ lao động và yêu cầu điều chỉnh lao động tại cộng
đồng. Ở Việt Nam, Nghề được chia thành các dạng: Nông nghiệp; cán bộ
công nhân viên; giáo viên, kỹ sư, bác sỹ; bộ đội, công an; dịch vụ buôn bán;
các nghề khác.
Địnhhướng nghề nghiệp là việc lựa chọn nghề đó cho con bằng mọi
cách khuyên nhủ, bảo ban và hướng cho con phấn đấu theo nghề đó trong
tương lai.
+ Định hướng nghề cho con trai.
+ Định hướng nghề cho con gái.
18

Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
“Sự định hướng nghề ở các hộ cư dân ven biển với nghề nghiệp khác
nhau nhưng đều cùng căn cứ vào lứa tuổi, trình độ học vấn của con, trình độ
học vấn của bố mẹ”.
(Trích bài giảng xã hội học nghề nghiệp)
3.8.Khái niệm về hôn nhân
Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm chung sống và cùng nhau có trách
nhiệm xây dựng gia đình. Sự nhận thức về mặt pháp lý biểu hiện ở giấy
chứng nhận kết hôn do chính quyền địa phương cấp. Tính chất pháp lý còn
thể hiện ở chỗ từ nay cuộc hôn nhân, cuộc sống của gia đình, quyền lợi của
vợ chồng, cha mẹ, con cái sẽ được chính quyền bảo vệ. (Trích tập bài
giảng xã hội học Gia đình – Lê Thái Thị Băng Tâm).
Hoặc hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được
tập quán và pháp luật công nhận có giá trị lâu dài. Khái niệm “Hôn nhân”
không thể được rút gọn về một tiêu chuẩn riêng như tính hợp pháp hay khả
năng tái sinh học và xã hội. Vì tính chất thể loại đặc biệt của nó được lý giải
bởi cấu trúc bên trong đặc biệt và bởi xã hội đã giao phó cho nó như chức
năng đa dạng nhất mà một phần được thể hiện ở nội dung, nhưng trước hết
là ở sự tổ hợp và ở thứ tự ưu tiên nó cho thấy những biến đổi đa dạng nhất
trong xã hội loài người. Dù sự khác biệt văn hóa thì hôn nhân bất cứ ở đâu,
dù khác nhau ở mức độ trách nhiệm vẫn được công nhận là thể chế xã hội để
đảm bảo là sự kết tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều
hay ít chịu sự điều tiết của xã hội, lý giải sự tiếp tục thừa kế và đòi hỏi sự
tương trợ và hợp tác lẫn nhau của cả đôi bên – ít nhất ở yêu sách
(G.Endrweit&G.Trommsdoff, 1989 Từ điển xã hội học. Nxb thế giới
2002).
19
Khoa xã hội học Báo cáo thực

tập
Như chúng ta đã biết độ tuổi kết hôn luôn được biến đổi theo từng
thời gian, theo thời đại và tùy thuộc và từng phong tục tập quán của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc.
Tóm lại, đề tài định hướng giáo dục con cái của cha mẹ chính là kinh
nghiệm, những hiểu biết của cha mẹ về nghề nghiệp, bậc học , hôn nhân
cũng như phải quan tâm và đầu tư những gì để con cái của mình đạt được
những nghề nghiệp ấy mà họ tích lũy được trong suốt quá trình sống. Con
cái là người tiếp thu những kinh nghiệm hiểu biết và chủ động trong quá
trình học tập, trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, bạn bè. Đồng thời
cha mẹ là người đầu tiên có vai trò quan trọng trong việc định hướng bậc
học, nghề nghiệp, hôn nhân và việc quyết định đầu tiên cho con cái, thời
gian học tập cho con cái. Ở mỗi gia đình với những đặc trưng riêng lại có
những định hướng và mức độ quan tâm khác nhau so với những gia đình
khác. Điều này nó được biểu hiện ở môi trường sống của gia đình cho đến
những yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của cha mẹ.
Như vậy, cùng với lý thuyết về vai trò, lý thuyết xã hội hóa của một
tác nhân và đặc biệt là lý thuyết hành động xã hội hóa gia đình đã cho chúng
ta có một cơ sở lý thuyết để phân tích những khía cạnh mà nhiệm vụ nghiên
cứu đã đề ra.
4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tĩnh Gia là một huyện miền biển, nằm ở cực nam của tỉnh Thanh
Hóa, phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện
Quảng Xương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Với
diện tích là 457,34km
2
Dân số 220.000 người, có bờ biển dài hơn 30km, có
nhiều đảo lớn như đảo Mê, đảo Nghi Sơn. Là vùng bán sơn địa nên có cả
20
Khoa xã hội học Báo cáo thực

tập
vùng núi và vùng đồng bằng. Có đường giao thông quan trọng như quốc lộ
1A, đường sắt Bắc-Nam, hệ thống đường phân bố suốt chiều dài của huyện.
Huyện Tĩnh Gia có lịch sử lâu đời, thời thuộc Hán là phần đát phía đông
nam của huyện Cư Phong, thời Tam quốc là miền đất tương đương của
huyện Thường Lạc, thời Lê Quang Thuận đổi tên là huyện Ngọc Sơn thuộc
phủ Tĩnh Gia gồm cả Ngọc Sơn, Nông Cống và Quảng Xương.
Đầu thế kỷ XX các huyện Quảng Xương và Nông Cống trực thuộc
cấp tỉnh, tên huyện Ngọc Sơn không còn mà gọi là phủ Tĩnh Gia thuộc tỉnh
Thanh Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi phủ thành huyện Tĩnh
Gia, gồm 34 xã và 1 trị trấn.
Hải Hòa là một xã ven biển Bãi Ngang thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh
Thanh Hóa. Với diện tích là 640,3ha, dân số là 1700 hộ trong đó có 7400
khẩu. Nhìn chung các mặt được cụ thể như sau:
* Về kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, sâu bệnh
trên các loại cây trồng, song ngay từ đầu năm các cấp, các ngành từ xã đến
huyện đã chủ động tập trung lãnh đạo, điều hành quyết liệt. Tổng diện tích
gieo trồng là 331ha, đạt 100% kế hoạch.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 652,6 tấn = 76,8% kế hoạch.
Tổng gí trị ngành trồng trọt đạt 17 tỷ đồng.
Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ được ổn định, dịch bệnh
đối với đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ không để dịch bệnh lây
lan. Đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn xã phát triển bình thường.
- Tổng đàn lợn: 700 con so với năm 2009 là 2251 con = 31%
- Đàn trâu bò 552 con so với năm 2009 là 946 con = 58,4%.
- Đàn gia cầm 23765 con so với năm 2009 là 26000 con = 91,4%
21
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập

Về đánh bắt hải sản: nghề đánh bắt hải sản được đầu tư phát triển,
việc nâng cấp, đóng mới, mua sắm ngư cụ được đẩy mạnh, đến nay trên địa
bàn xã đã có 24 tàu từ 90 CP trở lên, 179 thuyền mùng.
* Về giao thông thủy lợi:
- Giao thông: Tập trung chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên
thông đảm bảo sinh hoạt đi lại cho nhân dân. Tuyến đường nhựa từ Trạm y
tế đi lên Tiền Phong dài 795m trị giá 994 triệu đồng nghiệm thu đi vào sử
dụng, giải phóng san ủi đường gò cao Đông Hải.
- Thủy lợi: Thực hiện chương trình 257 của Chính phủ năm 2010, đã
triển khai xây dựng kênh mương kiên cố khu vực thông Trung Chính đi
Xuân Hòa dài 50m tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng. Đã hoàn thành nghiệm
thu đi vào sử dụng có hiệu quả. Đồng thời triển khai làm thủy lợi, nạo vét,
đào đắp kênh mương.
* Về văn hóa xã hội:
Luôn được đẩy mạnh, tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng nâng cao
chất lượng, chuẩn hóa và xã hội hóa giáo dục toàn diện, cơ sở chuyển biến
tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa.
- Năm 2009 – 2010 trường Tiểu học có 413 học sinh, xếp loại học lực
khá, giỏi là 210 học sinh; Trung bình là 74 học sinh; Yếu 3 học sinh. Giáo
viên đạt chuẩn 100% trong đó có 16 giáo viên xuất sắc; 10 giáo viên tiên
tiến và 2 giáo viên giỏi cấp huyện.
- Trường THCS: Tổng số 350 học sinh, lên lớp 93%, học sinh tốt
nghiệp lớp 9 đạt 95%. Trường có 25 giáo viên, có 5 giáo viên đạt chiến sỹ
thi đua và 17 giáo viên giỏi.
22
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
- Trường mầm non tổng số là 210 cháu, số cháu lên lớp 1 là 90 cháu,
đạt bé khỏe, bé ngoan là 98%. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa.

Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học là 22 em, Cao đẳng 21 em.
Cả hai trường giữ vững được danh hiệu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1,
đặc biệt trường Tiểu học đã hoàn thiện chuẩn bị đón nhận trường chuẩn
Quốc gia giai đoạn 2.
Hoạt động văn hóa thông tin thể dục, thể thao chuyển biến tích cực.
Tập trung tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã
hội – quốc phòng an ninh và các ngày lễ lớn của đất nước, tuyên truyền cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”. Năm
2010 có 1475 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 75,3%, trong
đó 800 gia đình đạt “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”.
* Về công tác Y tế:
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, trong năm
đã khám và chữa bệnh cho 924 lượt người. trong đó khám phụ khoa 865 ca,
điều trị phụ khoa 105 ca, các biện pháp khác 16 ca, tiêm phòng cho 67 cháu.
Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, hệ thống Y tế từ thôn đến xã
được củng cố.
* Về quốc phòng-an ninh:
Các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết về Quốc phòng – an ninh được các
cấp, các ngành tiến hành sơ kết, tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện
đồng bộ hiệu quả. Tạo sự ổn định từ cơ sở, nhất là đảm bảo môi trường đã
thu hút đầu tư du lịch biển.
Công tác quân sự quốc phòng địa phương tiếp tục được tăng cường,
nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và biên phòng tiếp tục
23
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
được củng cố vững chắc, chất lượng xây dựng và hoạt động của lực lượng
dự bị, động viên dân quân, chế độ trực, sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp
hình sự được kiềm chế, ý thức chấp hành luật giao thông trong nhân dân

được tăng lên.
Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được đảm bảo, công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tiếp dân, giải quyết đơn
thư, tố cáo chuyển biến tích cực.
5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứ
Xã hội học với tư cách là một ngành khoa học thiên về nghiên cứu
những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Nó ra đời vào những năm 30 của thế kỷ
XIX, ở Việt Nam vào năm 1906 cũng đã nhanh chóng tham gia vào những
nghiên cứu về giáo dục và cũng xây dựng lên chuyên nghành Xã hội học gia
đình để một mặt nghiên cứu những chức năng xã hội của bản thân hệ thống
giáo dục. Mặt khác còn nghiên cứu tác động của xã hội đối với hệ thống
giáo dục.
Vai trò của gia đình trong giáo dục. Gia đình là môi trường giáo dục
quan trọng hàng đầu cho sự phát triển tâm lý, trí tuệ và nhân cách của trẻ
em. Những trẻ em nào sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình đói nghèo
luôn phải chịu hững thiệt thòi to lớn mà sau này sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực
từ phía cộng đồng và nhà nước nhằm mang lại sự công bằng và bình đằng
trong giáo dục.
Từ năm 1992 đến năm 1995 Đề tài KX 07-09 “ Vai trò của con người
trong sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”.
24
Khoa xã hội học Báo cáo thực
tập
Do viện nghiên cứu thanh thiếu niên đảm nhiệm, có những nội dung chính
sau:
Phân tích vai trò của giáo dục trong việc tổ chức đời sống cho các thành
viên, nuôi dưỡng, đào tạo lớp trẻ, hoàn thiện nhân cách con người.
Nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về xã hội, con người, về con
người trong lịch sử hiện tại.
Trách nhiệm và những hạn chế trong giáo dục gia đình trong tình hình

hiện nay, những điều kiện biện pháp, chính sách cần thiết, giúp giáo dục làm
tròn chức năng của mình.
Đề tài về: Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong giáo dục tri thức
và định hướng nghề nghiệp cho con của Tiến sĩ : Nguyễn Thị Kim Hoa
Đi sâu tìm hiểu và thấy được sự thay đổi vai trò người phụ nữ nông
thôn Việt Nam trong các công việc gia đình.
Đề tài chỉ ra được những tác động của nghề nghiệp các gia đình đến
định hướng nghề, bậc học cho con.
Đề tài chỉ ra một cách bức xúc của dư luận xã hội hiện nay: đó là tình
trạng thất nghiệp, không tìm thấy việc làm, nhiều người có trình độ nhưng
không tìm kiếm được việc làm, lại quay về làm nông nghệp đã phần nào tác
động đến ý thức của người làm cha, làm mẹ.
Đề tài còn nói được giá trị truyền thống hiếu học của dân tộc nói chung
và giá trị truyền thống của một vùng quê hiếu học.
Nội dung cơ bản của những công trình nghiên cứu về gia đình là tập
trung phân tích, mô tả tìm ra sự biến đổi về quy mô, kết cấu, chức năng, vai
25

×