ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI
“ĐỊNH HƯỚNG BẬC HỌC, NGHỀ NGHIỆP VÀ HÔN NHÂN CHO CON
CỦA HỘ GIA ĐÌNH CƯ DÂN VEN BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN NAY”
(Khảo sát tại khu 7, 8 của phường Cao Xanh – TP. Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh)
Giáo viên hướng dẫn: Th.s: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên thực hiện : Lục Thị Dì
Lớp : K52 – PN1 – xã hội học
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành báo cáo thực tập của mình, ngoài những nỗ lực của bản
thân, còn có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Xã Hội Học của
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, và sự ủng hộ góp ý của các bạn
sinh viên trong lớp K52 - PN1.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
khoa Xã Hội Học, những người đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản nhất.
Hơn nữa là các thầy cô giáo trong đoàn thực tập như cô Phó giáo sư - Tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Hoa, cô Thạc sĩ Lê Thái Thị Băng Tâm, cô Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hà, thầy Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh, thầy Hoàng Hinh và ban lãnh đạo,
UBND, nhân dân tại địa bàn, các đoàn thể nhân dân của phường Cao Xanh,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn
thành báo cáo thực tập này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Thạc sĩ Lê
Thái Thị Băng Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em đi đúng hướng nghiên
cứu của đề tài báo cáo tập.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn, cùng với việc bản thân chưa
có nhiều kinh nghiệm nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu xót, còn
nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như sự đóng
góp của các bạn ý kiến của các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lục Thị Dì
X· héi häc K52
2
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Phần I: Giới thiệu 5
I.1 Lý do chọn đề tài 5
I.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
I.3 Mục tiêu nghiên cứu 7
I.4 Câu hỏi nghiên cứu 7
I.5 Giả thuyết nghiên cứu 8
I.6 Phạm vi nghiên cứu 8
I.6.1 Phạm vi về vấn đề ngiên cứu 8
I.6.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu 8
I.6.3 Phạm vi về thời gian nghiên cứu 8
I.7 Phương pháp thu thập thông tin 8
I.7.1 Phương pháp phân tích tài liệu 8
I.7.1.1 Phân tích xử lí số liệu 8
I.7.1.2 Mô tả về khảo sát xã hội học của đoàn thực tập K52-PN1 8
I.7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 9
I.8 Những hạn chế trong quá trình khảo sát 9
Phần II: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 11
II.1 Tiếp cận thực tiễn 11
II.1.1 Lý thuyết và vai trò của Ralph Linton 11
II.1.2 Lý thuyết xã hội hóa 12
II.1.3 Lý thuyết hành động xã hội 12
II.2 Hệ thống khái niệm 13
II.2.1 Khái niệm về định hướng giá trị 13
II.2.2 Khái niệm gia đình 13
II.2.3 Khái niệm cư dân 14
II.2.4 Khái niệm nghề nghiệp 14
II.2.5 Khái niệm chọn nghề 14
II.2.6 Khái niệm giá trị 14
II.2.7 Khái niệm về hôn nhân 15
II.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 16
II.3.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh 16
II.3.2 Tổng quan về phường Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh 17
X· héi häc K52
3
Quảng Ninh
Phần III: 21
“Định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con của hộ gia
đình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”
III.1 Một số nét chung về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn
nhân cho con cái trong các hộ gia đình
21
III.2 Những quan niệm, xu thế về vấn đề định hướng bậc học, nghề
nghiệp và hôn nhân được các hộ gia đình cư dân ven biển lựa
chọn để định hướng cho con cái hiện nay là gì?
22
III.2.1 Những quan điểm và xu thế định hướng về bậc học 22
III.2.2 Những quan điểm và xu thế định hướng về nghề nghiệp 31
III.2.3 Những quan điểm và xu thế định hướng về hôn nhân 35
III.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng về bậc học,
nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong hộ gia đình cư
dân ven biển
39
III.3.1 Ảnh hưởng nghề nghiệp của hộ gia đình tới việc định hướng
bậc học, định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân
cho con cái
40
III.3.2 Ảnh hưởng của mức sống hộ gia đình với sự lựa chọn định
hướng nghề nghiệp cho con cái
42
III.3.3 Ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình với lựa chọn định hướng
nghề nghiệp cho con cái họ
42
III.3.4 Những yếu tố của cha mẹ có ảnh hưởng đên việc định hướng
hôn nhân cho con cái
43
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 48
Biên bản phỏng vấn sâu 49
X· héi häc K52
4
DANH MỤC BẢNG- BIỂU
Trang
Bảng 1 Mức chi cho việc học hành của con. 22
Bảng 2 Số con đang theo họccủa các hộ gia đình 23
Bảng 3 Số người học theo bậc học của các hộ gia đình 24
Bảng 4 Số người đang theo học phổ thông của các hộ gia đình 25
Bảng 5.1 Thời gian hướng dẫn con họ ở nhà của học gia đình 26
Bảng 5.2 Mức độ trao đổi của bố mẹ với giáo viên về việc học của con
em mình
26
Bảng 5.3 Bố mẹ dầu tư về đồ dùng học tập cho con 27
Bảng 6 Cha mẹ mong muốn con mình học đến bậc học 30
Bảng 7 Số người định hướng cho con 32
Bảng 8 Hướng nghiệp cho con trai 33
Bảng 9 Hướng nghiệp cho con gái 34
Bảng 10 Cha mẹ mong muốn con trai lấy được vợ có những đức tính 36
Bảng 11 Cha mẹ mong muốn con gái lấy được chồng có những đức tính 37
Bảng 12 Mong muốn con kết hôn ở độ tuổi 38
Biểu 1 Cha mẹ mong muốn con mình học hết đến bậc học 31
X· héi häc K52
5
PHẦN I: GIỚI THIỆU
I.1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế xã hội của nước ta đã có
những bước chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển, từ đô thị đến nông
thôn, từ vùng núi vùng biển đến các ngư dân ngư nghiệp Đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao đặc biệt
trong lĩnh vực đời sống xã hội đã mở ra nhiều ngành nghề thu hút nhiều lao dộng
tham gia. Tuy nhiên việc lựa chọn bậc học, nghề nghiệp phù hợp với khả năng và
năng lực của mỗi các nhân, đặc biệt đối với lứa trẻ, tuổi vẫn đang là một vấn đề
cần được quan tâm nhiều hơn, bởi thực tế số người tốt nghiệp trung học, cao
đẳng, đại học ra trường tìm được một việc làm nhưng không đáp ứng được yêu
cầu công việc vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải. Bên cạnh yếu tố về bậc
học, nghề nghiệp đã và đang nhận được xã hội quan tâm thì yếu tố về hôn nhân
cũng được quan tâm trong xã hội hiện nay.
Bởi vậy việc định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho giới trẻ hiện
nay là rất cần thiết để sau khi tốt nghiệp, số thanh niên có việc làm đúng với khả
năng, năng lực và chuyên môn được đào tạo, tránh tình trạng nhiều ngành thì
thiếu lao động, còn nhiều ngành lại thừa lao động, lãng phí thời gian và công đào
tạo của Nhà nước. Đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu tư và định hướng bậc học,
nghề nghiệp, hôn nhân một cách đúng đắn cho giới trẻ trong các hộ gia đình hiện
nay.
Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình
thành nhân cách và phẩm chất của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không
chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành người có nhân cách,
phẩm chất tốt, có tri thức, có trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm
sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu cấp thiết, một niềm hạnh phúc
của người làm cha làm mẹ. Trong gia đình tình thương đặc biệt sâu sắc của cha
mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hóa lớn mà nhà trường và xã hội không thể có
được. Chính vì lẽ đó công tác giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con cái trong gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức
giáo dục khác không thể thay thế.
Gia đình còn là môi trường xã hội hóa đầu tiên mà phần lớn các các nhân đều
phải trải qua. Do vậy vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục định
hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái cực kỳ quan trọng. Cha
X· héi häc K52
6
mẹ là người gần gũi với con cái vì vậy vai trò của họ trong quá trình giáo dục,
định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái cũng rất cần thiết.
Như vậy việc giáo dục, định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con
cái của gia đình trong giai đoạn hiện nay không chỉ là các nhà trường mà còn là
sự giáo dục tổng hợp từ nhà trường và xã hội. Có như vậy mới tạo nên sự giáo
dục liên hoàn trong lĩnh vực giáo dục định hướng cho giới trẻ nói riêng và góp
phần trang bị kiến thức về kỹ năng sống nói chung cho thế hệ trẻ thanh niên
trong giai đoạn hội nhập. Trước thực tế đặt ra, ở nước ta những năm qua cũng có
khá nhiều các nghiên cứu, các bài viết về vấn đề lao động và việc làm, tư vấn
hướng nghiệp cho thanh niên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố gia
đình. Sự định hướng của gia đình tác động trực tiếp đến tương lai nghề nghiệp
sau này của con cái trong gia đình. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên
cứu này “Định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con của hộ gia
đình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Qua khảo sát
thực tế tại khu 7,8 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh. Đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức sự quan tâm của người dân khu phố 7,8
của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về việc định hướng
bậc học, nghề nghiệp , hôn nhân cho con cái của họ với mong muốn được bổ
sung đóng góp ý kiến về vấn đề bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân để các chủ
nhân tương lai của đất nước khi bước vào độ tuổi lao động đều có những lựa
chọn, quyết định đúng đắn để mãi là công dân tốt, có ích cho xã hội. Thực hiện
thành công công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà
nước đặt ra.
I.2 Tổng quan về vấn dê nghiên cứu.
Lao động, việc làm, nghề nghiệp và hôn nhân là một vấn đề được rất
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Mặt kác, khi nghiên cứu vấn đền này,
các tác giả thường hay đặt mục tiêu tìm hiểu về định hướng bậc học, nghề nghiệp
và hôn nhân, về những dự định việc làm nghề nghiệp nói chung, về hiện trạng
lao động – việc làm - nghề nghiệp hôn nhân xã hội của giới trẻ.
Trên bình diện định hướng về bậc học, nghề ngiệp và hôn nhân ở thanh
niên, nhiều tác giả đã đặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh sắp kết
thúc trường THPT, THCN, CĐ - ĐH, những đối tượng trong độ tuổi kết hôn.
Các tác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh những giá trị khác của
xã hội mà thanh niên cần hướng tới hay những yếu tố như: nơi làm việc, cơ quan,
khu vực làm việc, những tiêu chí hôn nhan và sự hôn nhân,…
X· héi häc K52
7
Tuy nhiên đề tài của tôi khi thực hiện trên địa bàn khu 7, 8 cư đân ven
biển của Phường Cao Xanh – Thành Phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh trong nền
kinh tế thị trường hiện nay là tôi muốn tìm ra những quan điểm mới trong nhận
thức, xu thế của hộ gia đình có con trong độ tuổi đi học, đang theo học và trong
độ tuổi hôn nhân trước sự thay đổi của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu
tố khác như: khoa học kỹ tuật, thông tin đại chúng đã tác động tới những nhận
thức, tư duy của bậc làm cha, làm mẹ đối với con em họ như thế nào? Từ đó đưa
ra sự thay đổi lớn nhất là trong tư duy, nhận thức cuuar giới trẻ đối với xã hội và
suy nghĩ của họ về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân của mình trong tương lai
trong những năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến vai trò của gia đình đối
với việ Quá trình phát triển kinh tế xã hội c giáo dục và định hướng bậc học,
nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái. Nhất là khi nhu cầu xã hội đòi hỏi trình độ
học vấn ngày càng cao thì việc đặt ra đối với phần lớn gia đình là làm sao tạo
điều kiện cho con cái học tập tốt và vấn đề tìm kiếm việc làm cho mỗi thành viên
trong gia đình trong tương lai là vấn đề cần thiết. Điều này xảy ra ở hầu hết các
gia đình ở nông thôn, vùng miền biển, vùng cư dân ngư nghiệp đến đô thị với
nhiều cách thức, phương pháp cùng với mong muốn riêng. Thực tế đã có nhiều
công trình khoa học nghiên cứu về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn
nhân của gia đình trong giáo dục con cái hiện nay.
Ngày nay vấn đề giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân
thực ra là vấn đề quốc giavà của toàn xã hội nói chung cần quan tâm. Vì vậy để
thế hệ trẻ ngày nay cú thể hũa nhập với sự phỏt triển của nhõn loại. ở Việt Nam
những năm trước đây nền kinh tế bao cấp tất cả con em đi học được được bao
cấp của nhà nước. Khi bước sang nền kinh té thị trường, do sự phát triển của xã
hội, số người đi học qúa đông, giáo dục cũng như các quan hệ khác cũng thay
đổi. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh, số trẻ em bỏ học gia tăng,
tỷ lệ thất nghiệp ngày cảng tăng, trong khi đó một số nguồn lực lại dư thừa. Cùng
với sự phát triển của đất nước thì xu hướng hôn nhân ngày nay cũng có sự đổ vỡ
nhiều, tỷ lệ ly hôn cũng tăng lên một cách đáng kể. Chính vì vậy thế hệ trẻ đang
đứng trước thử thách lớn làm sao để cho cuộc sống ổn định, để thức đẩy tiến
trình phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ hiện nay cần được cha mẹ quan tâm hơn
nữa và dẫn dắt trẻ bước vào đời một cách tích cực có hiệu quả trong cuộc sống
và tương lai sau này. Đòi hỏi những người làm cha, làm mẹ phải quan tâm hơn
nữa đến con em mình, hướng dẫn và dẫn dắt các em từng bước để bước vào đời
có những kiến thức và có sự tự tin trong cuộc sỗng với mỗi thời đại mà con
người chúng ta đang sống và tồn tại. Vì lẽ đó mà những thế hệ trẻ trong tương lai
X· héi häc K52
8
cần được sự dìu dắt của cha mẹ và thầy cô. Cha mẹ phải là những người đầu tiên
dìu dẫn và định hướng từng bước để con em mình tiếp thu và nhận thức được
những giá trị của cuộc sống.
I.3 Mục tiên nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ: “Việc định hướng về bậc học,
nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái của các hộ gia đình cư dân ven biển
trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Qua khảo sát thực tế của đợt thực tập
tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong khuôn khổ
nghiên cứu với đề tài này tôi tập trung vào những mục tiêu sau:
I.3.1 Quan điểm của người dân về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con cái.
I.3.2 Tìm hiểu xu thế bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân được các gia đình cư dân
ven biển lựa chọn để định hướng cho con cái hiện nay.
I.3.3 Mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học
vấn của cha mẹ đối với việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con
cái hiện nay.
I.4 Câu hỏi nghiên cứu
I.4.1 Quan điểm của người dân về vấn đề định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con cái như thế nào?
I.4.2 Xu thế bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân được các gia đình cư dân ven biển
lựa chọn
để định hướng cho con cái hiện naylà gì?
I.4.3 Điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ ảnh
hưởng như thế nào đến việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con
cái?
I.5 Giả thuyết nghiên cứu
I.5.1 Trong các gia đình cư dân ven biển hiện nay đã nhận thức được tầm quan
trọng trong việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái.
I.5.2 Đa số mong muốn của người dân là muốn con cái lựa chọn được bậc học,
nghề nghiệp, hôn nhân phù hợp với con cái.
I.5.3 Do điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của người
dân khác nhau nên định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái
cũng khác nhau.
I.6 Phạm vi nghiên cứu
X· héi häc K52
9
I.6.1 Phạm vi về vấn đề nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua quá trình khảo sát thực tế tại phu phố 7
phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
I.6.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu
Phạm vi khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình có con đang theo
học các bậc học và có con đang trong độ tuổi hôn nhân.
I.6.3 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu của đề tài về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con của các hộ gia đình cư dân khu 7, 8 của phường Cao Xanh, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay.
I.7 Phương pháp thu thập thông tin
I.7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
I.7.1.1 Phân tích xử lí số liệu
Đề tài được thực hiện có sự tham khảo đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo
về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội
năm 2011 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và một
số tài liệu khác liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, nghề nghiệp. Trên cơ sở
thu được bảng hỏi dùng nó làm tài liệu cho mình để phân tích làm nổi bật lên vấn
đề nghiên cứu.
I.7.1.2 Mô tả về khảo sát xã hội học của đoàn thực tập K52-PN1
Qua đợt thực tập thực tế của lớp K52 - PN1 đoàn 2 với chủ đề là: “Sự thích
nghi của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Nghiên cứu
tại khu 7,8 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì đoàn
đã phỏng vấn qua 250 hộ gia đình có con đang theo học gồm các bậc học và
trong độ tuổi hôn nhân thuộc mọi tầng lớp, nghề nghiệp khác nhau. Kết quả kiểm
tra bảng hỏi được xử lý trên máy tính theo chương trình SPSS nhằm xác lập
tương quan giữa các dữ liệu được tìm hiểu.
I.7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tập trung vào vấn đề định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái
của các hộ gia đình ven biển. Trong gia đình ai là người đảm nhiệm chính việc
giáo dục về định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con là chủ yếu
Trực tiếp phỏng vấn sâu, người đi phỏng vấn chuẩn bị một đề cương phỏng
vấn sâu được thể hiện bằng một số câu hỏi mở một cách sơ bộ. Tiến hành 5 bẳng
phỏng vấn sâu thuộc 5 đối tượng khác nhau mà người trả lời là:
01 chủ hộ gia đình là người buôn bán nhỏ lẻ
X· héi häc K52
10
01 chủ hộ gia đình là cán bộ công nhân viên chức
01 chủ hộ gia đình làm nghề ngư, đánh bắt thủy hải sản
01 chủ hộ gia đình với nghề nghiệp tự do
01 đối tượng học sinh THPT
I.8 Những khó khăn gặp phải trong khi khảo sát trên địa bàn nghiên cứu
Qua đợt đi thực tập thực tế tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh của đoàn 2 lớp K52 - PN1 với chủ đề nghiên cứu là: “Sự thích ứng
của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Thì đoàn được đi
khảo sát tại 2 khu phố trên 10 khu phố của phường Cao Xanh (khu 7, khu 8).
Khu 7, khu 8 mới được sát nhập vào phường Cao Xanh từ năm 2003, với ngành
nghề chính là ngư nghiệp, phương tiện đánh bắt thủy hải sản chủ yếu là vừa và
nhỏ, đánh bắt gần bờ, lao động nhà rỗi nhiều, vẫn còn một tỷ lệ lao động thấp
trên 15 tuổi (thanh thiếu niên) không biết chữ.
Với đặc điểm khu phố như vậy thì trong khi điều tra viên đi phỏng vấn các
đối tượng cũng gặp phải một số trở ngại, khó khăn đối với điều tra viên như: thời
gian đi phỏng vấn các đối tượng không có thời gian, gặp phải lúc đối tượng đang
bận hay không rảnh, không có thời gian dành cho người đi phỏng vấn, thời gian
đi phỏng vấn của điều tra viên không trùng khớp với thời gian nhàn rỗi, thời gian
của người trả lời phỏng vấn
Với chủ đề nghiên cứu của đoàn là: “Sự thích ứng của cư dân ven biển
trong nền kinh tế thị trường hiện nay” một số câu hỏi trong bảng hỏi chung
của đoàn đưa ra thì đối tượng được phỏng vấn chưa hiểu hay không hiểu vấn đề
được hỏi thế nào? Dẫn đến sự trả lời của đối tượng không đầy đủ và thiếu thông
tin khi cung cấp với điều tra viên dẫn đến điều tra viên không đảm bảo được tính
khả thi trong khi viết báo cáo thực tập.
X· héi häc K52
11
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.1 Tiếp cận lý thuyết
Trong báo cáo này tôi vận dụng một số lý thuyết xã hội học để tìm hiểu và
phân tích vấn đề quan tâm đến việc “định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn
nhân cho con cái của các hộ gia đình cư dân ven biển khu 7,8 phường Cao
xanh, thành phố hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
II.1.1 Lý thuyết vai trò của Ralph Linton
Theo ông một vai trò là tập hợp những mong đợi, đòi hỏi của xã hội về các
quyền và nghĩa vụ được gán cho mỗi địa vị cụ thể. Những mong này đợi xác
định những hành vi của con người được coi là phù hợp hay không phù hợp với
người chiếm giữ địa vị ấy. Sự thực hiện vai trò là những hành vi thực tế của một
cá nhân chiếm một vị trí nhất dịnh và việc thực hiện vai trò có thể rất dễ bị thay
đổi và có thể tác động bởi hiểu biết của chúng ta về vai trò, nghĩa là việc nhận
biết về vai trò của mình là rất cần thiết trong mỗi cá nhân khi thực hiện những
quyền và nghĩa vụ của mình. Một cá nhân có thể chiếm giữ nhiều vai trò và nó là
một hệ những hành động trong một mạng lưới với các hành động của các cá
nhân khác.
Vận dụng thuyết này vào báo cáo, tôi thấy gia đình có một vị trí quan trọng,
đặc biệt trong sự chăm sóc, giáo dục và định hướng bậc học, nghề nghiệp cũng
như hôn nhân cho con cái. Vị trí quan trọng đó được thể hiện ở vai trò của các
bậc làm cha, làm mẹ mong muốn con cái mình sau này có một vị trí/ vị thế trong
xã hội về các quyền và nghĩa vụ được xã hội gán cho mỗi địa vị cụ thể. Sự quan
tâm chăm sóc và định hướng của cha mẹ chính là sự mong đợi của cha mẹ đối
với con cái. Tuy nhiên khi thực hiẹn những vai trò khi định hướng cho con cái
của cha mẹ ở mỗi thời điểm thì nó chiếm một vị thế nhất định và vai trò đó thì
cũng rất dễ thay đổi theo sự biến đổi của xã hội. Vai trò đó nó không tồn tại
trong xã hội một cách trường tồn, cho nên khi định hướng cho cái mình những
bậc làm cha, làm mẹ cũng lựa chọn tình thế bsự thay đổi của xã hội để thay đổi
cách giáo dục, định hướng vai trò của mình với con cái.Nghĩa là việc nhận biết
về vai trò của cha mẹ là rất cần thiết trong mõi hộ gia đình khi thực hiện những
quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái
II.1.2 Lý thuyết xã hội hóa
X· héi häc K52
12
“ Xã hội hóa là quá trình cá nhân tiếp nhận hệ thống nhất định về những tri
thức, chuẩn mực xã hội và hoạt động với tư cách là thành viên của xã hội. Là
quá trình cá nhân tiếp thu những văn hóa và học cách đóng vai trò của mình”.
Từ khái niệm trên cho ta thấy các cá nhân không chỉ tiếp nhận những tri thức
và chuẩn mực xã hội một cách máy móc mà còn tham gia vào những lĩnh vực cụ
thể với tư cách là chủ thể hành động với những vai trò tương ứng của mình.
Trong đó môi trường văn hóa là yếu tố quan trọng để cá nhân xác định được
những giá trị chân thực trong quá trình xã hội hóa. Song môi trường này lại diễn
ra ở nhiều cấp độ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan
của mỗi cá nhân.Có thể nói gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên của cá nhân
mà ở đó mỗi cá nhân được tiếp nhận những giá trị và kinh nghiệm sống của cha
mẹ, của những thế hệ người đi trước, học tập cách ăn nói, đi lại, sinh hoạt ngay
từ lúc mới sinh ra và được dẫn dắt ngay trong gia đình. Song trên thực tế cho
thấy xã hội hóa là quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi các nhân, nó mang
tính kế thừa và phát huy những giá trị mà cá nhân đó học hỏi và tích lũy được
trong thực tiễn cuộc sống. Những giá trị của sự phát huy này nó lại phụ thuộc
vào từng điều kiện sống cụ thể, vào bối cảnh cụ thể. Chính vì vậy mà nhà xã hội
học người Nga G.Andrreeva cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình diễn ra hai mặt,
một mặt cá nhân tiép nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi
trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội, Mặt khác cá nhân tái sản xuất
một cách chủ động, hệ thống các quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham
gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.
Vận dụng cụ thể????
II.1.3 Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan điểm của nhà xã hội học người Đức Max Weber cho rằng hành
động xã hội là một hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan
nào đó, là một hành động có tính đến hành vi của người khác vì vậy được định
hướng đến người khác. Trong quá trình đường lối, qúa trình nội dung Max
Weber phân loại hành động xã hội ra làm bốn loại:
+ Hành động truyền thống
+ Hành động cảm xúc
+ Hành động duy lý về mục đích
+ Hành động duy lý về giá trị
X· héi häc K52
13
Ông cho rằng đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hoạt động xã hội
của con người. ở đây em vận dụng lý thuyết này vào đề tài này của mình để nói
đến định hướng bậc học, nghề ghiệp và hôn nhân cho con cái là hành động xã
hội có mục đích, có giá trị và hành động truyền thống mà cha mẹ mong muốn và
hướng tới cho những bậc họ, nghề nghiệp và hôn nhân phù hợp với khả năng của
con. Để đạt được một kết quả hình dung trước.
II.2 Hệ thống khái niệm
II.2.1 Khái niệm về định hướng giá trị
Định hướng giá trị là nguồn chính để lĩnh hội giá trị tinh thần và văn hóa xã
hội cũng như việc biến nó thành cái kích thích cái động cơ hành vi thực tiễn
người. Việc hình thành các định hướng giá trị chính là việc thúc đẩy sự phát triển
của cá nhân nói chung. Vấn đề định hướng giá trị rất cấp bách và nó không
những ảnh hưởng tới việc lựa chọn hoạt động sống mà còn cả việc lựa chọn vị
trí, chỗ sinh sống và cả quá trình sống, lối sống của cả nhóm xã hội khác nhau
trong cơ cấu xã hội cụ thể (Trích trong cuốn Định hướng giá trị của sinh viên -
con em cán bộ khoa học của Vũ Hào Quang ).
II.2.2 Khái niệm gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,trách nhiệm đạo đức với
nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cùng để thực hiện
tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” (Theo Phạm Tất Dong và Lê
Ngọc Hùng trong xã hội học nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
Hay theo quan điểm chung nhất thì “Gia đình là một nhóm xã hội gồm hai
hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc
quan hệ nhận con nuôi, vừa đáp ứng nhu cầu riêng, vừa thỏa mãn những nhu
cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần” (Trích
Tập bài giảng xã hội học gia đình của Lê Thái Thị Băng Tâm ). Vậy:
- Vai trò của gia đình ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của
một đứa trẻ, đưa ra những giải pháp, phương pháp để con cái học hỏi, phấn đấu
như: Vốn sống, kinh nghiệm sống.
- Vai trò của con cái: Tiếp thu vốn sống, kinh nghiệm sống của cha mẹ, gia đình
để lại. Luôn kính trọng và nghe lời cha mẹ, gia đình để lại. Đồng thời con cái
cũng có quyền đưa ra những quan điểm, ý tưởng của mình để cha mẹ, gia đình
cùng bàn bạc giải quyết.
X· héi häc K52
14
-ỞƠ đề tài này tôi sử dụng khái niệm hộ gia đình ven biển, hộ gia đình là khái
niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu xã hội lấy gia đình làm nền tảng.
II.2.3 Khái niệm cư dân
Cư dân là số lượng những cá thể con người sinh sống trên một lãnh thổ hay
một vùng địa lí cụ thể. Hay cư dân là nhiều nhà, nhiều người cùng chung sống
với nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
II.2.4 Khái niệm nghề nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, NXB giáo dục Hà Nội: 9941) định
nghiã như sau: 994
- Nghề nghiệp là nói đến một trình độ chuyên nhất định (thấp hay cao) được lĩnh
hội thông qua hệ thống giáo dục đào tạo hoặc là học qua kinh nghiệm của các thế
hệ đi trước. Nghề nghiệp được thể hiện trong quá trình lao động chính và là
phương thức hoạt động của con người.
- Loại nghề tức là loại hình lao động, ở đề tài này đề cập đến các loại nghề sau
đây:
+ Nhóm nghề buôn bán nhỏ lẻ: Chủ yếu là buôn bán nhỏ, tạp hóa, hàng khô,
hàng vườn tại nhà.
+ Nhóm công chức: Giáo viên, bác sỹ
+ Nhóm nghề ngư: Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
+ Nhóm nghề tự do: Là những hộ vừa chăn nuôi vừa làm những công việc khác
như làm thuê.
II.2.5 Khái niệm định hướng nghề nghiệp
Là việc trao đổi cung cấp những thông tin về đặc điểm hoạt động và yêu cầu
phát triển của các nghề trong xã hội đặc biẹt là các nghề và các nơi đang rất cần
lao động trẻ tuổi có văn hóa, về yêu cầu tâm sinh lý của mói nghề về tình hình
phân bổ lao động và yêu cầu điều chỉnh lao động tại cộng đồng. ở Việt Nam
nghề được chia thành các dạng: Nông nghiệp; Cán bộ công nhan viên; Giáo viên,
kỹ sư, bác sỹ; Bộ đội, công an; Dịch vụ buôn bán; Các nghề khác.
Định hướng nghề nghiệp là việc lựa chọn nghề đó cho con bằng mọi cách
khuyên nhủ, bảo ban và hướng cho con phấn đáu theo nghề đó trong tương lai.
+ Định hướng nghề cho con trai.
+ Định hướng nghề cho con gái.
“Sự định hướng nghề ở các hộ cư dân ven biển với nghề nghiệp khác
nhau nhưng đều cùng căn cứ vào lứa tuổi, trình độ học vấn của con, trình độ học
vấn của bố mẹ”.
X· héi häc K52
15
(Trích bài giảng xã hội học nghề nghiệp).
II.2.5 Khái niệm chọn nghề
Chọn nghề là cá nhân lựa chọn một loạt hoạt động, lao động nào đó trong
khuôn khổ cấu trúc cán bộ của nền kinh tế quốc dân, được hình thành trên cơ sở
thực tế của việc phân công lao động xã hội.
II.2.6 Khái niệm giá trị
Là những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế giới xung quanh
nhằm nêu bật tác động tiêu cực của khách thể ấy đối với con người và xã hội.
Xét bề ngoài các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng. Tuy nhiên
chúng khônng phải là cái vốn có do thiên nhiên ban cho sự vật, hiện tượng,
không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của khách thể mà là do khách thể bị
thu hút vào phạm vi tồn tại của xã hội, của con người và trở thành cái mang
những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể giá trị là là những đối tượng lợi
ích của nó, còn đối tượng với những ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những
vật định hướng hàng ngày trong thực tại vật thể xã hội hiện tượng xung quanh
(Trích Từ điển triết học).
II.2.5 Khái niệm định hướng nghề nghiệp
Là việc trao đổi cung cấp những thông tin về đặc điểm hoạt động và yêu cầu
phát triển của các nghề trong xã hội đặc biẹt là các nghề và các nơi đang rất
cần lao động trẻ tuổi có văn hóa, về yêu cầu tâm sinh lý của mói nghề về tình
hình phân bổ lao động và yêu cầu điều chỉnh lao động tại cộng đồng. ở Việt
Nam nghề được chia thành các dạng: Nông nghiệp; Cán bộ công nhan viên;
Giáo viên, kỹ sư, bác sỹ; Bộ đội, công an; Dịch vụ buôn bán; Các nghề khác.
Định hướng nghề nghiệp là việc lựa chọn nghề đó cho con bằng mọi cách
khuyên nhủ, bảo ban và hướng cho con phấn đáu theo nghề đó trong tương lai.
+ Định hướng nghề cho con trai.
+ Định hướng nghề cho con gái.
“Sự định hướng nghề ở các hộ cư dân ven biển với nghề nghiệp khác
nhau nhưng đều cùng căn cứ vào lứa tuổi, trình độ học vấn của con, trình độ
học vấn của bố mẹ”.
(Trích bài giảng xã hội học nghề nghiệp).
II.2.8 Khái niệm về mức sống
Mức sống là mức đạt được trong các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh
thần. Trong bài, mức sống được tính theo mức thu nhập bằng tiền VNĐ của
X· héi häc K52
16
người dân tính theo đầu người trong một tháng. Mức sống này được chia thành
4 mức: Mức rất nghèo (100 ngàn đồng), Mức nghèo (từ 100 dến 250 ngàn
đồng), mức trung bình (từ 250 đến 600 ngàn đồng), mức khá (lớn hưn 600 ngàn
đồng). (Trích bài giảng xã hội học kinh tế).
II.2.79 Khái niệm về hôn nhân
Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ được pháp luật
thừa nhận và bảo vệ nhằm chung sống và cùng nhau có trách nhiệm xây dựng gia
đình. Sự nhận thức về mặt pháp lý biểu hiện ở giấy chứng nhận kết hôn do chính
quyền địa phương cấp. Tính chất pháp lý còn thể hiện ở chỗ từ nay cuộc hôn
nhân, cuộc sống của gia đình, quyền lợi của vợ chồng, cha mẹ, con cái sẽ được
chính quyền bảo vệ. (Trích tập bải giảng xã hội học gia đình - Lê Thái Thị
Băng Tâm)
Hoặc hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập
quán và pháp luật công nhận, có giá trị lâu dài. Khái niệm “Hôn nhân” không thể
được rút gọn về một tiêu chuẩn riêng như tính hợp pháp hay khả năng tái sinh
học và xã hội. Vì tính chất thể loại đặc biệt của nó được lý giải bởi cấu trúc bên
trong đặc biệt và bởi xã hội đã giao phó cho nó những chức năng đa dạng nhất
mà một phần được thể hiện ở nội dung, nhưng trước hết là ở sự tổ hợp và ở thứ
tự ưu tiên nó cho thấy những biến đổi đa dạng nhất trong xã hội loài người. Dù
sự khác biệt văn hóa thì hôn nhân bất cứ ở đâu, dù khác nhau ở mức độ trách
nhiệm vẫn được công nhận là thể chế xã hội để đảm bảo là sự kết tục hợp pháp,
thường được xã hội bảo vệ và ở mức độ nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội,
lý giải sự tiếp tục thừa kế và đòi hỏi sự tương trợ và hợp tác lẫn nhau của cả đôi
bên - ít nhất ở yêu sách (G.Endrweit & G.Trommsdoff, 1989 Từ điển xã hội
học . XNB thế giới 2002:222)
Như chúng ta đã biết độ tuổi kết hôn luôn được biến đổi theo từng thời
gian, theo thời đại và tùy thuộc vào từng phong tục tập quán của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc.
Tóm lại đề tài định hướng giáo dục con cái của cha mẹ chính là những
kinh nghiệm, những hiểu biết của cha mẹ về nghề nghiệp, bậc học, hôn nhân
cũng như phải quan tâm và đầu tư những gì để con cái của mình đạt được những
nghề nghiệp ấy mà họ tích lũy được trong suốt quá trình sống. Con cái là người
tiếp thu những kinh nghiệm hiểu biết và chủ động trong quá trình học tập, trong
các mối quan hệ với giá đình, nhà trường, bạn bè, khu phố. Đồng thời cha mẹ là
người đầu tiên có vai trò quan trọng trong việc định hướng bậc học, nghề nghiệp,
hôn nhân và việc quyết định đầu tư tiền bạc cho con cái, thời gian học tập cho
X· héi häc K52
17
con cái. Ở. ở mỗi gia đình với những đặc trưng riêng lại có những định hướng và
mức độ quan tâm khác nhau so với những gia đình khác. Điều này nó được biểu
hịên ở môi trường sống của gia đình cho đến những yếu tố như trình độ học vấn,
nghề nghiệp, thu nhập của cha mẹ.
Như vậy cùng với lý thuyết về vai trò, lý thuyết xã hội hóa của một cá c
nhân và đặc biệt là lý thuyết hành động xã hội hóa gia đình đã cho chúng ta có
một cơ sở lý thuyết để phân tích những khía cạnh mà nhiệm vụ nghiên cứu đã đề
ra.
II.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
II.3.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh vên biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
thuộc vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt
Nam. Di sản thế giới Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh này. Theo kết quả điều tra
01/04/2009 dân số tỉnh là 1.144.381 người, 187người/km
2
có diện tích là
6.110.813 km.
Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoàng Mô, huyện Bình
Liên. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vùng, huyện Vân Đồn. Điểm
cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều điểm cực
đông trên đất liền là Mũi Gót ở Đông Bắc, xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái,
ngoài khơi là mũi Sa vĩ. Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉn Bắc Giang, phía
Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp
huyện Phông Thành và thị trần Đông Hưng (tỉnh Quảng Ninh - Trung Quốc) với
cửa khẩu Móng Cái và Trịnh Tường. Đường biên giới Trung Quốc dài 132,8km.
Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp
vào vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế nên chính phủ xếp Quảng
Ninh vào nhóm các tỉnh Đồng Bằn Sông Hồng.
Quảng Ninh là trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, đồng thời là một trong 4 trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã 2 làn được UNEESSCOnessco công
nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạng. Quảng Ninh có 3 khu kinh tế Vân
Đồn, 2 trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa 2
nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010 Quảng
Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam.
X· héi häc K52
18
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một
tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản (về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì
riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng,
cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong cả nước và xuất khẩu,
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh.
Quảng Ninh được xác định là một điểm của vành đai kinh tế, Vịnh Bắc
Bộ là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam - Ninh - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống cảng biển nước sâu, có năng lực bốc xếp cho
tàu hàng vạn tấn tạo ra nhiều thuận lợi cho nghành vận tải đường biển giữa nước
ta với các nước trên thế giới.
Tỉnh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới đặc biệt cửa
khẩu Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các
nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước
trong khu vực. Quảng Ninh được xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước
(2010) sau thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến
hết năm 2010 GDP đầu người là đạt 1580 USD năm. Năm 2009 lương bình quân
của lao động trên địa bàn tỉnh ước tính gần 4,6 triệu đồng, công nhân mơ ước đạt
trên 6 triệu tỉnh phấn đấu 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 11%. Trong những năm
qua, nhờ chién lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như tỉnh Quảng
Ninh mà đời sống của người dân ở đây ngày càng được nâng cao.
II.3.2 Tổng quan về phường Cao Xanh,thành phố Hạ Long-Tỉnh Quảng
Ninh.
II.3.2.1 Đặc điểm địa hình
Cao xanh là phương thuộc trung tâm của thành phố Hạ Long phía Đông
phường Cao Thắng, phía Tây giáp Vịnh Hạ Long, phía Nam giáp phường Yết
Kiêu và phường Trần Hưng Đạo, phía Bắc giáp phường Hà Khánh. Diện tích
tính tự nhiên của phường là 710 ha; Dân số 17.905 với 4.591 hộ, 10 khu phố và
128 tổ dân. Thành phần dân tộc: Kinh chiếm đa số 17.587/17.905 chiếm
99,73%; Hoa 30/17.905 chiếm 0,16%; Tày 15/17.905 chiếm 0,08%; Sán Dìu
2/17.905 chiếm 0.01% và Thái 1/17.905 chiếm 0.005%. Tôn giáo đa số theo đạo
phật, công giáo chiếm 0.16% (30 người). Theo số liệu thống kê đến hết
31/12/2009. Tỷ lệ hộ dân có mức sống khác chiếm 38%; Trung bình chiếm
60.4%; hộ nghèo chiếm 0.8%.
X· héi häc K52
19
Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981, trên cơ sở tách ra từ thị trấn
Cao Thắng, thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh thành 2 phường Cao Thắng và Cao
Xanh. Năm 1994 phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã Thành Công
thành phố Hạ Long.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, với những thành tích đã đạt được, sau
20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường
Cao Xanh đã vinh dự 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao
động hạng nhì và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ, Ban ngành của trung
ương, tỉnh và thành phố.
II.3.2.2 Về kinh tế xã hội
Những năm gần đây phường Cao Xanh có tốc độ phát triển đô thị hóa
nhanh, dân số có học tăng lớn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 8% đến 12%/năm.
tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 6 đến 8.5 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyêrn dịch nhanh theo hướng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và
ngư nghiệp. độ thi hóa của phường từng bước được đổi mới, kết cấu hạ tầng cơ
sở được đầu tư đồng bộ, đời sống của phần đông dân cư được cải thiện và nâng
cao rõ rệt. Các ngành dịch vụ, sản xuất kinh doanh có lợi thế của địa phương
được phát triển như: Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến các sản phẩm từ gỗ,
thương mại. Thu hút tất các nguồn đầu tư để phát triển kinh tế, giải quyết việc
làm cho trên 300 lao động/năm. Phường cũng thu hút các dự án đầu tư phát triển
đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở. Các dự án phát triển đô thị như khu độ thị mới
phường Cao Xanh - Vựng Đông; Cao Xanh - Hà Khánh A;B. đường tỉnh lộ
337
II3.2.3 Về văn hóa xã hội
Phường triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa” đến nay 100% các khu phố đã xây dựng và
thực hiện tốt quy ước ở khu dân cư. Hàng năm số tổ dân phố đạt tiên tiến xuất
sắc chiếm 25%, gia đình văn hóa chiếm 95%, 100% các khu phố hoàn thành các
chỉ tiêu về thu và các khoản thuế, quỹ và đóng góp theo quy định thường xuyên
duy trì từ 2 - 3 khu phố đạt tiên tiến xuất sắc được thành phố cấp bằng công
nhận khu phố văn hóa, 6/10 khu phố đã có nhà sinh hoạt cộng đồng.
Từ năm 2006 địa phương đã đầu tư xây dựng khu vui chơi cho thanh thiếu
niên với diện tích trên 100m2 gồm các hạng mục: Sân vận động, nhà phục vụ,
sân khấu biểu diễn. Hàng năm đã tổ chức trên 30 giải thể thao, hàng trăm buổi
liên hoan văn hóa văn nghệ và đón các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh đến
X· héi häc K52
20
biểu diễn. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương bác
Hồ vĩ đại, đã ngày càng thu hút nhiều đối tượng và nhân dân tham gia, góp phần
lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội. Như hoạt động củaảu các câu lậc bộ
bóng đá khu 7, cầu lông, bóng bàn, thái cực trường sinh, thuyền chài
Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công và đối tượng xã hội.
Hiện trên địa bàn có 120 thương binh, 15 bệnh binh, 115 gia đình liệt sỹ, 09
quân nhân bệnh nghề nghiệp và trên 50 đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội.
Trạm y tế phường được đầu tư xây dựng kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc
gia từ năm 2006. mạng lưới cán bộ y tế thôn bản và cộng tác viên dân số được
kiện toàn đủ 10/10 khu phố. Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho trên 1200
lượt người hàng năm. Trong đó khám và cấp thuốc miễn phí cho 252 lượt trẻ em
dưới 5 tuổi, bệnh nhân tâm thần 108 lượt, bệnh nhân lao 72 lượt, tiêm chủng mở
rộng 712/302 lượt trẻ em dưới 1 tuổi. Thực hiện hiệu quả các chương trình tư
vấn phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng. Ngoài ra còn một số chương trình
và công tác phòng chống khác.
Công tác giáo dục theo kết quả năm học 2009 - 2010 thì đối với khối tiểu
học tỷ lệ lên lớp thẳng là 99.1%, hoàn thành chương trình bạc tiẻu học là 100%,
100% học sinh thực hiện đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh. Đối với khối THCS
xét tốt nghiệp THCS đạt 100%, học sinh có học lực khá giỏi đạt 69% (tăng 20%
so với năm học trước), hạnh kiểm tốt khá đạt 98.5%. Chất lượng đại trà và đào
tạo mũi nhọn ở cả 2 khối tăng từ 9 - 12% so với năm học trước. Cơ sở vật chất
đầu tư cho công tác dạy và học được quan tâm. UBND phường đã chỉ đạo rà
soát và đề nghị phòng giao dục và đào tạo thành phố khai giảng lớp phổ cập giáo
dục xóa mù chữ tại khu 7 (tháng 12 năm 2010). Vận động 13 trẻ em trong độ
tuổi vào lớp một đầu năm học (2010 - 2011).
Trên địa bàn phường hiện có 4 trường học, 31 cơ quan trung ương, tỉnh và
thành phố, 62 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tư nhân vừa và nhỏ), 162 hộ kinh
doanh trên địa bàn, 164 phương tiện đánh bắt thu mua thủy hải sản vừa và nhỏ,
14 phương tiện vận chuyển hành khách vật liệu xây dựng, 14 nhà nghỉ, 1 phòng
khám bệnh đa khoa khu vực, 1 trạm y tế và 12 cơ sở giáo dục mầm non trong và
ngoài công lập, 1 chợ (SATO) với trên 200 hộ kinh doanh, dịch vụ giải trí có 14
quán Internet.
Những năm gần đây Cao Xanh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tăng trưởng
kinh tế hàng năm từ 8 - 10%. tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 6 - 8.5 tỷ
đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng thương mại,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngư nghiệp.
X· héi häc K52
21
Phường có 6 khu phố văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Khu 5 và 6 là
khu dân cư nghèo nhất, chủ yếu sống bằng khai thác than thổ phỉ. Còn khu 7, 8
được sát nhập vào phường Cao Xanh từ năm 2003. Ngành nghề chính là ngư
nghiệp, phương tiện đánh bắt thủy sản chủ yếu là vừa và nhỏ, đánh bắt gần bờ.
Lao động nhàn rỗi còn nhiều, vận còn một tỷ lệ thấp lao động trên 15 tuổi (thanh
thiếu niên) khong biết chữ.
Về lao động: Lực lượng lao động nhập cư hàng năm nhiều, hiện có trên
3500 lao động nhập cư. Số lao động địa phương chuyển đi nơi khác kiếm sống
không nhiều.Hiện có gần 1000 lao động địa phương không có việc làm ổn định.
Về công tác an ninh quốc phòng: Lực lượng an ninh chính trị - trật tự an
toàn xã hội luôn xung kích trong phong trào bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Sẵn sàng đối phó với mọi
âm mưu của kẻ địch và đấu tranh chấn áp các loại tội phạm, xây dựng và duy trì
tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.
X· héi häc K52
22
PHẦN III: NỘI DUNG CHÍNH
“ĐỊNH HƯỚNG BẬC HỌC, NGHỀ NGHIỆP VÀ HÔN NHÂN CHO CON
CỦA HỘ GIA ĐÌNH CƯ DÂN VEN BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN NAY”
III.1 Một số nét chung về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân
cho con cái trong các hộ gia đình
Khi nói đến gia đình thì mọi người nghĩ ngay đến những người thân cùng
sống trong tổ ấm của mình. Trong tiềm thức của mọi người luôn có gia điình là
chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi nuôi dưỡng họ khôn lớn và trưởng thành.
Gia đình vừa là không gian sống vừa là nơi để mọi người tổ chức sản xuất, sinh
hoạt và vui chơi, giải trí và đặ biệt gia đình là nơi được mọi người thể hiện tình
cảm sâu sắc nhất của mình mà hiếm có nơi nào có thể chiếm chỗ được. Gia đình
luôn có tính kế thừa và phát huy những giá trị về kinh nghiệm, tri thức, giá trị
văn hóa, phong tục tập quán của lớp người đi trước từ ông bà, bố mẹ, anh chị em
cho tới bạn bè, hàng xóm, họ hàng thân quen để làm vốn sống cho mình trong
tương lai.
Tuy nhiên, khi trong xã hội có nhiều biến đổi và phát triển thì gia đình
cũng ít nhiều có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện mới. Mỗi cá nhân
không chỉ hấp thụ những kiến thức trong gia đình mà còn hướng ra bên ngoài xã
hội nữa. Song để thích nghi với môi trường xã hội không phải là vấn đề đơn giản
mà đòi hỏi mỗi cá nhân khi tham gia phải tuân theo những quy tắc chuẩn mực
của xã hội. Chính điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải ra sức học tập trau dồi những
tri thức ở bên ngoài. Nhưng nếu chỉ biết lao đầu vào học tập không thì cung
chưa đủ, nó sẽ giống như con tàu không có người điều khiển, lênh đênh trên
biển. Do đó để đạt được kết quả theo ý muốn thì mỗi cá nhan cần phải có những
định hướng cụ thể.
Trong gia đình bố mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm hơn, họ sẽ
là người dẫn dắt và từng bước định hướng cho con em mình theo con đường
được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Song bên cạnh đó thì cũng phải phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của gia đình. Trong số những định hướng thì định hướng về
bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân được hầu hết các gia đình coi trọng và coi nó
như là bổn phận và trtách nhiệm của mình khi trong gia đình có con cái trong độ
tuổi đi học, trong độ tuổi kết hôn và trưởng thành. Nhưng những sự định hướng
X· héi häc K52
23
này lai không đồng thời diễn giống nhau giữa các gia đình mà nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của mỗi bậc cha mẹ hay gia đình.
III.2 Vậy những quan điểm, xu thế về vấn đề định hướng bậc học, nghề
nghiệp và hôn nhân được các hộ cư dân ven biển lựa chọn để định hướng
cho con cái hiện nay là gì?
III.2.1 Nnhững quan điểm và xu thế định hướng về bậc học
Như chúng ta đã biết trình độ học vấn của mỗi cá nhân thường gắn liền với
cấp học hay bậc học mà cá nhân đó đạt tới. Khi bậc học càng lên cao thì hàm
lượng về chất xám của nó cũng biến đổi và phát triển phong phú hơn. Để đạt
được bậc học cao trong học tập thì trước hết đòi hỏi mỗi cá nhân khi tham gia
phải thể hiện là mình có năng lực tiếp thu và lĩnh hội những tri thức ấy. Tính cấu
trúc của bậc học hôn được đề cao, nghĩa là một người muốn học cao thì trước
hết anh ta phải hoàn thành khoá học ở cấp dưới trước đó hoặc là phải có nhận
thức tương đương. Do vậy qua đợt khảo sát thực tế tại địa bà khu 7,8 của
phường Cao Xanh thì người dân cũng nhận thấy được sự cần thiết và tạo điều
kiện cho con em mình được tiếp thu đầy đủ những kiến thức và được gia đình
đầu tư, chú trọng và quân tâm.
Theo nguồn dữ liệu SPSS - Số liệu khảo sát trên địa bàn cảu đề tài này thì
hầu hết các hộ gia đình đều có sự chi tiêu về học tập một khoản tương đối cao so
với các khoản chi tiêu cho gia đình trong một năm. Trong năm 2010 việc chi cho
việc học tập của con em cũng được xếp ở mức cao được thể hiện ở bảng sau:.
Bảng 1: Mức chi cho việc học hành của con
Số tiền Số hộ gia đình Tỷ lệ % hộ gia đình
Dưới 2 triệu 23 9,3
Từ 2 – 5 triệu 48 19,5
Từ 5 – 10 triệu 49 19,9
Trên 10 triệu 117 46,8
Tổng 250 100
( Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài)
Khi đó chỉ có một hộ duy nhất chi một năm trong học tập của con em
mình là 300.000đồng/năm chiếm 0.4%, mức cao nhất được hộ gia đình đầu tư
về mặt học tập là 80.000.000đồng/năm chiếm 0.8%, những năm con số đó chỉ
lưu động lại ở một số hộ gia đình và chiếm tỷ lệ ít. Còn ở mức đại đa số đầu tư
X· héi häc K52
24
(23/250 hộ) là ở mức 10.00.000đồng/năm chiếm 9.3%. Tiếp đó là 17/250 hộ ở
mức 4.000.000đồng/năm chiếm 6.9%. Ngoìa ra còn có một số khoản chi khác
đã được hầu hết các hộ gia đình chi cho con em mình học tập. Điều đó chứng tỏ
rằng vấn đề học tập đã được các bậc cha mẹ, hộ gia đình quan tâm và có sự định
hướng, đầu tư cho con em mình.
Từ những vấn đề này, ta thấy các hộ gia đình cư dân ven biển đã có bước
đầu định hướng cho việc học tập của con em mình.
Bảng 2: Số con đang theo học của các hộ gia đình
SsSố người đang theo
học
Số hộ gia đình Tỷ lệ % hộ gia đình
0 29 11,6
1 108 43,2
2 102 40,8
3 11 4,4
Tổng 250 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát các đề tài)
Ở bảng 21 - Trong số những người được hỏi thì có 108/250 số hộ gia
đình có một người đang theo học chiếm 43,2%, tiếp đó là có 102/250 số hộ gia
đình có người đang theo học chiếm 40,8%. Sau đó là 11/250 số hộ gia đình có
người đang theo học chiếm 4,4% . Bên cạnh đó thì vẫn còn một số hộ (29/250)
không có con theo học chhiếm 11,6%. Điều này cho ta thấy các bậc phụ huynh
phần lớn đã có cái nhìn đầu tiên cho việc định hướng giúp con em mình có một
tương lai sau này. Trong quá trình đi khảo sát thì cô Dung cho biết:
“Cô có 2 mặt con trai, thằng cả năm nay đang học lớp 11, còn thằng em
út học lớp 8. Bố mẹ mong cho tụi nó học hết cấp III, song còn đứa nào thi được
vào đại học hoặc cao đẳng thì học chứ sống ở vùng biển này thì khó khăn, vất
vả lắm. Trước đây ngày nào cả cô và chú cũng lênh đênh trên biển suốt khổ và
cực lắm cháu à mà cuộc sống vẫn túng thiếu, không đủ ăn, đủ mặc, chi cho cuộc
sống hàng ngày. Giờ thì mong cho hai thằng nó học đến nơi đến chốn sau này
có một công việc ổn định thoát được cái cảnh nghèo khó của bố mẹ nó là tốt
lắm rồi”.
(Trích PVS số 1, nữ 38 tuổi)
X· héi häc K52
25