Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn để dạy tốt phần động cơ đốt trong công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
Trường THPT A Nghĩa Hưng
ĐỂ DẠY TỐT PHẦN
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
CÔNG NGHỆ 11
Người làm đề tài: VŨ ĐỨC CHÍNH
Môn : CÔNG NGHỆ
Tổ : THỂ DỤC – CÔNG NGHỆ

Nghĩa Hưng, ngày 03/02/2011

Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
1/- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao
động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo
ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ
cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi
trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang
đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường
cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên
lý làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề
giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế
hiện nay các trường đều chưa có đầy đủ các mô hình thực tế của động cơ nhưng lại
được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng với dạy học theo công nghệ
hiện đại như máy chiếu đa năng, Máy chiếu vật thể, Máy tính phục vụ cho việc ứng
dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp. Đó chính là lý do của đề
tài này.
2/- Mục đích của đề tài:
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải


pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần
cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống của động cơ đốt trong được tốt hơn.
Với môn Công nghệ 11 phần động cơ đốt trong gắn liền các khái niệm, cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, của các hệ thống. Một bước rất quan trọng để
hình thành khái niệm và nguyên lý hoạt động của các hệ thống là dẫn dắt học sinh
đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động. Ở đây việc áp dụng các phương
tiện dạy học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình
thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình
2

thành kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến
thức mới.
Làm cơ sở để giảng dạy các bài tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động
các hệ thống của động cơ đốt trong. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất
đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ.
3/- Khách thể, đối tượng nghiên cứu và khảo sát:
Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những
thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy
học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng
thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộ
khoa học - công nghệ. Do đó môn Công nghệ trong trường THPT chỉ tập trung
nghiên cứu các đối tượng về:
+ Các dạng nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin phổ biến được sử dụng trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, như vật liệu cơ khí, vật liệu kỹ thuật điện, năng lượng
dầu mỏ(xăng, dầu ), điện năng, cơ năng, bản vẽ kỹ thuật.
+ Các phương tiện kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và cách sử dụng
chúng, như các dụng cụ cầm tay, các loại dụng cụ đo và kiểm tra, các loại máy móc
- thiết bị kỹ thuật
+ Các quá trình kỹ thuật - công nghệ điển hình trong sản xuất công nghiệp, như quá
trình truyền và biến đổi các dạng chuyển động và năng lượng, quá trình sản xuất,

truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, các quá trình và phương pháp gia công
vật liệu kỹ thuật, quá trình thu phát năng lượng điện từ
Như vậy đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ rất phong phú, đa dạng,
thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp (cơ khí, động lực,
điện kỹ thuật, điện tử )
Nội dung và mức độ phản ánh những đối tượng trên được thể hiện trong
chương trình và hệ thống tài liệu giáo khoa của môn học. Chúng được lựa chọn và
sắp xếp thành các phân môn cụ thể đó là.
+ Vẽ kỹ thuật - Gia công vật liệu - Động cơ đốt trong Chương trình lớp 11.
+ Kỹ thuật điện - Điện tử. Chương trình lớp 12.
3

Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài là kinh nghiệm ứng dụng
Công nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một
số Hệ thống của động cơ đốt trong phạm vi từ Bài 25 đến Bài 30 Môn Công nghệ
lớp 11. Các bài này thuộc Chương 6 “Cấu tạo động cơ đốt trong ”. Trong quá trình
giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về nguyên lý hoạt động của các hệ
thống ở động cơ đốt trong vì nó rất trìu tượng không nhìn thấy được. Đây cũng là
những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của các cơ cấu trong các hệ thống. Khi giảng dạy bài này giáo viên cần dạy
theo phương pháp dạy học như thế nào để:
+ Học sinh nắm được cấu tạo chung của hệ thống, hiểu được các sơ đồ khối của các
hệ thống, từ đó tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của các hệ thống.
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế.
4/- Nhiệm vụ của đề tài:
Qua nhiều năm công tác giảng dạy lớp 11

THPT, tôi cảm thấy có rất nhiều
khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của
các hệ thống. Hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đang là

một bước đột phá để tìm ra phương pháp giảng dạy mới. Chính vì vậy việc nghiên
cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp học sinh nắm được cấu
tạo nguyên lý hoạt động các Hệ thống của động cơ đốt trong được dễ dàng hơn.
Thời gian nghiên cứu từ năm học 2001-2002 đến nay thông qua các quá trình sau:
- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nâng
cao chất lượng bài soạn.
- Qua quá trình dự giờ thăm lớp trao đổi với đồng nghiệp.
- Qua quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược của học sinh.
- Qua quá trình tìm tòi tài liệu, mô hình động trên mạng Internet.
5/- Tác dụng của đề tài:
Đề tài mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm và
hưởng ứng phong trào của ngành đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy cụ thể là những giờ dạy truyền thống đang được thay thế bằng Giáo án điện tử.
Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn kỹ thuật khô khan, trừu
4

tượng nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ môn
khoa học kỹ thuật này.
Phần II
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/- Cơ sở khoa học của đề tài.
Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và
đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy
học nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước
đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học

sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và
nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng
học sinh là một vấn đề quan trọng.
* Phương pháp đặc trưng của bộ môn:
- Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội
kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng
dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.
2/- Cơ sở thực tiễn của đề tài này.
a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy
theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực
quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm
cho học sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của các hệ thống .
5

Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không có
hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểu
gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề. Không hiểu được quá
trình chuyển động của các hệ thống như thế nào, Không hiểu được sự biến đổi năng
lượng trong quá trình tiếp cận với kiến thức kỹ thuật.
* Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy
học ở mức độ cao, dễ thực hiện.
* Hạn chế:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể.
- Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt việc khó tưởng
tượng quá trình hoạt động của các hệ thống.
- Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng
kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp

dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy phần các Hệ thống của
động cơ đốt trong giúp cho các em học sinh tiếp cận cấu tạo, nguyên lý của các hệ
thống này một cách đơn giản và rõ ràng hơn.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp của
mình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc các hệ thống của
Động cơ đốt trong dành cho học sinh lớp 11 THPT.
b/ Đề xuất hướng dạy mới.
- Dùng POWERPOINT để thiết kế và trình chiếu bài giảng.
- Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng
như cấu tạo chung của các hệ thống.
- Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các hệ
thống để nắm được nguyên lý hoạt động.
- Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02, phần mềm Media Player
Classie và Macro Media Flash Player 7.0 r14, Macro Media Flash Player 8.0 r22,
MP10setup.exe để đọc các Video Clip và chạy các liên kết trong bài giảng. Dùng
phần mềm GIF Animator, Flash Player để thiết kế ảnh động.
6

Chương II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/- Căn cứ vào chương trình tài liệu:
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 các bài từ 25 đến bài
30 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban nhìn chung là phù
hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Khi trình bày
nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trìu tượng, vì không nhìn
thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó tiếp thu
bài.
2/- Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:
Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít. Hiện nay trong
tình hình thực tế ở trường THPT Mô hình, tranh vẽ của chương trình phân ban

Công nghệ 11 có nhưng ít và không đầy đủ đặc biệt là mô hình động vì vậy rất khó
khăn cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Hiện nay với trường THPT A Nghĩa Hưng Có 1 điều kiện thuận lợi là có
máy chiếu đa năng, máy tính sách tay, máy chiếu vật thể, có các phòng chuyên
dùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử nên việc ứng dụng công nghệ thông
tin với bài giảng là rất thuận lợi.
3/ Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là
Học sinh ở vùng nông thôn nông nghiệp thuần tuý. Trình độ nhận thức các em
không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa
bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương
pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy
7

nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát các hình
động sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, giúp
cho các em được hình thành các khái niệm kỹ thuật và tiếp thu bộ môn khoa học kỹ
thuật này.
4/ Căn cứ vào nội dung của từng bài dạy:
Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng tâm
theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng ta không lựa chọn
phù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và trìu tượng. Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy
các em sẽ hiểu ngay được quá trình biến đổi năng lượng, đường đi của các hệ thống
như thế nào chính là điều kiện để các em tiếp thu bài nhanh nhất, giúp cho các em
nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC.
1/ Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo của Hệ thống bôi trơn hình 25.1 SGK Công
nghệ 11 chiếu trên POWERPOINT giới thiệu cho học sinh quan sát và nắm được
cấu tạo chung của hệ thống.
Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1- Các te 2. Lưới lọc dầu 3. Bơm dầu
4. Van an toàn 5. Bầu lọc li tâm 6. Van khống chế dầu
8

7. Két làm mát 8. Đồng hồ đo áp suất 9. Đường dầu chính
10. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu 11. Đường dầu bôi trơn trục cam
12. Đường dầu bôi trơn các hệ thống phụ
Sau khi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống giáo viên
chuyển sơ đồ hình 25.1 SGK về sơ đồ khối để học sinh nắm được các bộ phận của
hệ thống. Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệ
thống. Sơ đồ khối được thể hiện như sau: (Thiết kế cho chuyển động từng bộ phận
đồng thời nêu công dụng của từng bộ phận đó trong hệ thống)
Sơ đồ khối của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Nhiệm vụ của các bộ phận chính:
- Các te dùng để chứa dầu bôi trơn.
- Bơm dầu có nhiệm vụ tạo sự tuần hoàn của dầu trong hệ thống.
- Bầu lọc dầu dùng để lọc sạn bẩn trong quá trình bôi trơn.
- Két làm mát làm mát cho dầu khi nhiệt độ dầu cao.
- Van 4 và van 6 giúp cho hệ thống làm việc được bình thường.
2/ Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống bôi trơn trong
từng trường hợp bằng hình ảnh Flash Player như sau:
Các te dầu
Bơm dầuBầu lọc dầu
Két
làm

mát
Các bề mặt ma sát cần bôi trơn
Van an toàn 4
Van
nhiệt 6
9

Cho HS quan sát chuyển động theo sơ đồ khối để tìm hiểu các trường hợp :
Trường hợp 1 khi nhiệt độ dầu bôi trơn bình thường: Giáo viên dùng sơ đồ
khối có các mũi tên tạo hiệu ứng chuyển động cho học sinh quan sát đường đi của
dầu bôi trơn trong trường hợp làm việc bình thường. Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết
ngay được đường đi của dầu bôi trơn và chỉ ra được nguyên lý làm việc của hệ
thống không thấy có gì khó khăn.
Bơm dầu hút dầu từ Các te đẩy qua Bầu lọc, Khi nhiệt độ dầu bôi trơn còn
thấp dầu khó đi qua két làm mát vì vậy van nhiệt mở để dầu đi đến đường dầu
chính, đến bôi trơn cho các bề mặt ma sát sau đó trở về Các te.
Mô phỏng 1 Chuyển động của hệ thống trường hợp làm việc bình thường.
Các bề mặt ma sát
Bơm dầu
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi
dầu
Két
Làm
mát
10

Bầu
lọc

Giáo viên tiếp tục trình chiếu chuyển động thứ 2 trong trường hợp dầu bôi
trơn có nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép. Lúc này học sinh quan sát chuyển
động của hiệu ứng trình chiếu trên POWERPOINT sẽ thấy được khi dầu nóng quá
giới hạn cho phép van 6 sẽ đóng lại và dầu đi qua két được làm mát trước khi đưa
đến các bề mặt ma sát rồi trở về Các te.
Chuyển động 2 được thể hiện như sau: Bơm dầu hút dầu từ các te qua bơm
đẩy vào bầu lọc, lúc này nhiệt độ dầu cao lên loãng van 6 đóng lại toàn bộ dầu đi
qua két làm mát được quạt gió làm mát rồi đến đường dầu chính để đi bôi trơn cho
các bề mặt ma sát rồi trở về các te.
Mô phỏng 2 Chuyển động của hệ thống trường hợp dầu quá nóng.
Các bề mặt
ma sát
Bơm
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi
dầu
Bầu
lọc
Két
làm
mát
Các te
dầu

11

Mô phỏng 3 Chuyển động của hệ thống trường hợp áp suất dầu đường ống cao.
Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động 3: Trường hợp hệ thống bị quá
tải do áp xuất dầu trong đường ống tăng lên để bảo vệ cho các thiết bị thì Van an
toàn mở đưa dầu trở về trước bơm. Khi quan sát chuyển động Học sinh sẽ thấy ngay
được van 4 mở dầu đi tắt về các te. Hoạt động được diễn ra theo sơ đồ sau:
Giáo viên cho học sinh quan sát một lần nữa toàn bộ 3 trường hợp xảy ra
trong quá trình hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức để học sinh nắm chắc
được nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Kết luận:
- Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được Bơm
dầu hút từ Các te qua Bầu lọc, qua Van nhiệt đến Đường dầu chính để bôi trơn các
bề mặt ma sát của Động cơ, sau đó trở về Các te.
- Trường hợp nếu nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định trước, Van nhiệt đóng lại dầu
sẽ chuyển qua Két làm mát, được làm mát trước khi chảy vào Đường dầu chính.
- Trường hợp áp suất dầu trên các đường ống vượt quá mức cho phép, Van an toàn
sẽ mở để 1 phần dầu chảy về trước Bơm dầu đảm bảo an toàn cho hệ thống.
B. HỆ THỐNG LÀM MÁT
1/ Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước
Các te dầu
Bơm
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi
dầu
Bầu

lọc
Các bề mặt
ma sát
Két
làm
mát
12

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước
Giáo viên dùng sơ đồ trên giới thiệu cho học sinh về cấu tạo các bộ phận của
Hệ thống làm mát sau đó chuyển về sơ đồ khối. Dùng phương pháp vẽ trên
POWERPOINT và trình chiếu Sơ đồ khối chỉ cần giới thiệu các chi tiết chính của
hệ thống như sau:
Sơ đồ khối hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức
Giáo viên dựa vào sơ đồ khối dùng các câu hỏi để cho học sinh trả lời và tìm
được nhiệm vụ của các chi tiết chính trong hệ thống làm mát cụ thể như sau:
- Bơm nước: Tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.
- Áo nước: Chứa nước để thu nhiệt của các chi tiết cần làm mát.
Két

làm

mát
Van
Nhiệt
Bơm
nước
Áo nước
làm mát
Quạt gió

13

- Két làm mát: Làm mát cho nước nóng từ trong áo nước chuyển ra.
- Van hằng nhiệt: Dùng để điều chỉnh nước theo nhiệt độ đi tắt về bơm, qua
Két làm mát hoặc cả 2 đường.
- Quạt gió làm tăng tốc độ làm mát của két nước.
2/ Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước:
Giáo viên giới thiệu 1 trong 2 hoạt động của hệ thống làm mát như sau:
Hình động hoạt động của hệ thống làm mát ở 3 chế độ khác nhau
14

Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn quan sát chuyển động của hệ thống theo
ba màu của mũi tên thể hiện 3 chế độ làm việc của hệ thống.
Sau đó Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống theo sơ
đồ khối sử dụng hiệu ứng trên POWERPOINT trình chiếu trong từng trường
hợp:
+ Trường hợp thứ nhất: Khi động cơ mới nổ máy: Đường dẫn chuyển động của
các mũi tên nhỏ màu xanh để thể hiện đường đi của nước làm mát. Khi học sinh
quan sát chuyển động sẽ dễ dàng nêu được nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Mô phỏng 1 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước < 75
0
C
+ Trường hợp 2 Khi nhiệt độ > 75
0
C van nhiệt mở một phần nước đi theo đường
nước chính qua Két làm mát rồi trở về bơm. Đồng thời một phần nước đi theo
đường nước phụ về Bơm.
Két

làm


mát
Van
Nhiệt
Bơm
nước
Áo nước
làm mát
Quạt gió
15

Mô phỏng 2 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước > 75
0
C
+ Trường hợp 3 khi nhiệt độ > 85
0
C Van nhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ
mở đường nước chính toàn bộ nước được đưa qua Két làm mát được Quạt gió
làm mát rồi trở về Bơm .
Sơ đồ khối chuyển động của nước như sau:
Mô phỏng 3 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước > 85
0
C
Kết luận: Khi động cơ làm việc nước trong áo nước nóng dần lên
Van
Nhiệt
Bơm
nước
Áo nước
làm mát

Quạt gió
Két

làm

mát
Quạt gió
Bơm
nước
Két

làm

mát
Van
Nhiệt
Áo nước làm
mát
16

- Khi nhiệt độ trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước (<75
0
C ) van nhiệt
đóng đường nước chính về két làm mát, mở đường nước phụ nước đi tắt về bơm
rồi đi vào áo nước.
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước gần đến giới hạn định trước (>75
0
C ) van
nhiệt mở cả 2 đường để nước vừa chảy qua két được làm mát, vừa đi qua đường
nước tắt chảy về bơm rồi được đưa đến các áo nước.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước ( >85
0
C ), Van
nhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ, mở đường nước chính toàn bộ nước nóng
đi qua Két làm mát được quạt gió làm mát rồi được bơm hút đưa trở lại áo nước
của động cơ.
C. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG
CƠ XĂNG
1/ Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
a/ Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
- Học sinh đã được nghiên cứu sơ bộ về phần cấu tạo chung của động cơ đốt trong
vì vậy yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sau
Hình 1: Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
Dùng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt học sinh hiểu được cấu tạo của hệ
thống. ( So sánh giữa Xe máy và Ôtô tại sao xe máy không cần có Bơm xăng).
Vì thời gian có hạn và xuất phát từ hướng đổi mới giảm tải của chương trình
nên chỉ yêu cầu học sinh vẽ và tìm hiểu cấu tạo trên sơ đồ khối của hệ thống còn
Bộ chế hoà
khí
Xi lanh
Bầu lọc xăng
Bơm xăng
Thùng xăng
Đường dẫn xăng
Đường dẫn không khí
Đường hoà khí
Bầu lọc
Không khí
17


giới thiệu cho các em biết sau này nếu theo chuyên ngành Cơ khí Động lực sẽ được
học đầy đủ hơn ở chương trình Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học.
b/ Hoạt động tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống.
Giáo viên dùng sơ đồ khối trên POWERPOINT sử dụng các hiệu ứng chuyển
động cho học sinh quan sát hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ
Xăng dùng bộ chế hoà khí. Đường dẫn màu đỏ thể hiện đường đi của nhiên liệu từ
thùng chứa qua bầu lọc vào bơm rồi đến bộ chế hoà khí, sau khi có đường không
khí dẫn vào rồi đến đường hoà khí vào xi lanh. Sau khi cho học sinh quan sát Giáo
viên đặt các câu hỏi dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống để
học sinh tự xây dựng lên nguyên lý làm việc.
Sau khi học sinh xây dựng song nguyên lý làm việc giáo viên cho học sinh
quan sát lại trình chiếu trên POWERPOINT một lần nữa hiệu ứng của chuyển động
nguyên lý làm việc của sơ đồ khối hệ thống điều này sẽ giúp cho học sinh hiểu và
nắm chắc ngay phần nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và
không khí động cơ Xăng dùng bộ chế hoà khí. Khi đó học sinh chưa hiểu được phần
hoà khí trong bộ chế hoà khí diễn ra như thế nào? lúc này Giáo viên cho học sinh
quan sát thêm hình vẽ sau sử dụng hiệu ứng chuyển động tạo thành hoà khí ở trong
bộ chế hoà khí đơn giản như sau:
Hình 2. Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí đơn giản.
Po
P1
18

2/ Hệ thống phun xăng
a/ Tìm hiếu Cấu tạo của hệ thống phun xăng
Giáo viên giới thiệu sơ đồ khối Trên POWERPOINT cho Học sinh quan sát
và đặt các câu hỏi để học sinh nêu được nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống.
Học sinh đã được nghiên cứu phần hệ thống dùng bộ chế hoà khí ở đây giáo
viên chỉ cần giới thiệu thêm sự khác biệt về mặt cấu tạo đó là sự thay thế bộ chế hoà
khí bằng Bộ điều chỉnh áp suất, các cảm biến, bộ điều khiển phun và vòi phun xăng.

Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống phun xăng
Hình 4. Sơ đồ hệ thống phun xăng trực tiếp vào trong xi lanh
Bộ điều
Khiển phun
Đường ống
hút
Bầu lọc khí
Xi lanh
Động cơ
Các cảm
biến
Thùng
xăng
Bầu
lọc
xăng
Bơm
xăng
Bộ điều
chỉnh P
Vòi
phun
Đường xăng chính
Đường xăng hồi
Đường điều khiển tín hiệu
Đường không khí
Đường hoà khí
19

b/ Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống:

Cho Học sinh quan sát chuyển động bằng cách dùng POWERPOINT tạo các
hiệu ứng ở từng bộ phận chuyển động, Học sinh sẽ nắm ngay được đường đi của
nhiên liệu và không khí, cũng như khi nào thì Bộ cảm biến sẽ điều khiển kim phun
phun nhiên liệu vào trong đường ống hút. Trong phần trình bày nguyên lý làm việc
của hệ thống này chỉ cần lưu ý điểm khác biệt so với hệ thống cung cấp nhiên liệu
dùng bộ chế hoà khí đó là:
+ Hệ thống này có nhiều ưu điểm hơn vì nó tiết kiệm nhiên liệu sự hoà trộn nhiên
liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ, Nó đảm bảo cho động cơ làm việc
bình thường khi góc đặt động cơ thay đổi tuỳ ý.
GV cho học sinh quan sát quá trình làm việc của hệ thống phun xăng bằng
đoạn phim mô phỏng về quá trình phun xăng của động cơ của hãng xe For Việt nam.

Ford 01.swf

Ford 02.swf
Video: Hoạt động của quá trình phun xăng trong động cơ.
D. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG
ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN
1/ Cấu tạo của hệ thống:
Giáo viên vẽ sơ đồ khối hình 28.1 (SGK trang 124)trên POWERPOINT để
mô tả cấu tạo của hệ thống chỉ rõ từng bộ phận và nêu nhiệm vụ của chúng. So sánh
với động cơ xăng để chỉ ra sự khác biệt đó là: Bơm cao áp, Vòi phun, bầu lọc tinh,
Đường hồi dầu rò rỉ.
Thùng
nhiên
liệu
Bầu
lọc
thô
Bơm

chuyển
Nhiên liệu
Bầu
Lọc
tinh
Bơm
cao áp
Vòi
phun
Bầu
Lọc khí
Xi
lanh
20

Hình 1 Sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Điêzen
Dùng các liên kết trên POWERPOINT để nhấn chuột vào từng bộ phận cấu
tạo của hệ thống. Khi nhấn chuột vào bộ phận nào thì bộ phận đó xuất hiện.
a/ Thùng nhiên liệu b/ Bầu lọc thô

c/ Bơm chuyển nhiên liệu d/ Bầu lọc tinh
e/ Bơm cao áp: f/ Vòi phun
21

g/ Bầu lọc không khí
Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ của từng bộ phận khác biệt so với hệ thống của
động cơ xăng cụ thể là:
+ Bơm cao áp: Có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng thời điểm và
phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ để vòi phun phun nhiên liệu vào xi
lanh

+ Vòi phun có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào trong xi lanh để hoà khí diễn ra
hoàn hảo, tạo điều kiện cho nhiên liệu bốc cháy thuận lơị.
+ Bầu lọc tinh lọc sạch cặn bẩn để bảo vệ cho Bơm cao áp và vòi phun.
+ Đường ống hồi dầu có nhiệm vụ đưa dầu rò rỉ ở Vòi phun và dầu thừa ở Bơm cao
áp về thùng chứa.
2/ Nguyên lý làm việc:
Giáo viên cho học sinh quan sát video hoạt động của hệ thống (Dùng
liên kết đến Video hệ thống cung cấp nhiên liệu).
22

Trong quá trình cho học sinh quan sát Giáo viên giải thích các hoạt động của
Video cho học sinh để Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc. (Nguồn lấy trong
mạng internet từ “ tvtl.bachkim.com.vn” ).
Lúc này Học sinh tạm thời công nhận nguyên lý hoạt động. Sau khi quan sát
song Giáo viên quay trở lại sơ đồ khối trong SGK để xây dựng nguyên lý hoạt động
bằng các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống.
Hình 2 Sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Điêzen
Thùng
nhiên liệu
Bầu lọc
thô
Bơm chuyển
Nhiên liệu
Bầu lọc
Tinh
Bơm cao
áp
Vòi phun
Bầu lọc
K. khí

Xi lanh
23

Giáo viên dùng hiệu ứng các đường dẫn chuyển động của mũi tên để học sinh
nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống: Bắt đầu từ Bơm chuyển nhiên liệu
nhấp nháy sau đó các đường dẫn dầu chuyển động để đưa nhiên liệu và không khí
vào xi lanh của động cơ. Học sinh kết hợp giữa 2 hoạt động Video và hiệu ứng trên
sơ đồ khối sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Kết luận:
Bơm chuyển nhiên liệu hút dầu từ thùng chứa qua bình lọc thô vào bơm rồi
chuyển qua bình lọc tinh đến khoang hút của bơm cao áp. Cuối kỳ nén Bơm cao áp
bơm lượng nhiên liệu với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xi lanh động cơ.
nhiên liệu sẽ được hoà trộn với khí nén và tự bốc cháy. Lượng nhiên liệu thừa ở
bơm cao áp và dầu rò rỉ ở vòi phun sẽ theo đường hồi dầu trở về thùng chứa dầu.
E. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
1/ Cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm:
Giáo viên dùng hiệu ứng để đưa ra cấu tạo của từng chi tiết trong hệ thống và
giải thích rõ cụm bán dẫn CDI. Giáo viên giới thiệu sự thay thế của bánh đà từ tính
cho Ma nhê tô. (Dùng liên kết giới thiệu qua cấu tạo của các chi tiết của hệ thống
đánh lửa trên xe máy. Chụp chi tiết thật chiếu trên POWERPOINT)
CDI
Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
CDI – Tụ điện – Sự phóng điện – Sự đánh lửa
1
2
3
4
24

Hình 1. Cấu tạo của bánh đà từ tính trên xe máy thay thế cho Ma nhê tô

Hình 2. Biến áp đánh lửa
Hình 3. Cấu tạo của CDI ( Cụm bán dẫn đánh lửa)
a/ Hình dáng vỏ bên ngoài b/ Cấu tạo bên trong
25
Cuộn dây nguồn
Cuộn dây điện
chiếu sáng
Cuộn dây
Điều khiển
Nam châm vĩnh
cửu

×