Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đông thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.25 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔNG THÀNH
3
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 3
1.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 4
1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔNG THÀNH
11
2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 11
2.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 11
2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 22
2.1.2.1 Tính giá nhập kho nguyên vật liệu 22
2.1.2.2 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu 24
2.1.3 Phương pháp hoạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 26
2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 33
2.2.1 Tài khoản và sổ kế toán sử dụng 33
2.2.2 Hoạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty 34
2.2.3 Hoạch toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty 44
2.3 Kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔNG THÀNH
56
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 56
3.1.1 Những thành tựu đạt được tại Công ty 56
3.1.2 Những tồn tại trong Công ty 58
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 59
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty 60


3.3.1 Lập phiếu giao nhận chứng từ 60
3.3.2 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 63
3.3.3 Lập bảng tổng hợp xuất nhập tồn 64
3.3.4 Hoạch toán kiểm kê nguyên vật liệu 64
3.3.5 Về tính giá nguyên vật liệu 64
KẾT LUẬN
66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
67
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NVL: Nguyên vật liệu
NPL: Nguyên phụ liệu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SX : Sản xuất
GTGT: Giá trị gia tăng
XNK: Phòng xuất nhập khẩu
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ Đồ Hạch Toán Chi Tiết Theo Phương Pháp Thẻ Song Song . 27
BẢNG BIỂU
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU 37
Danh điểm vật tư: 152.1 37
Biểu 2.17: Sổ Chi Tiết Thanh Toán Với Người Bán 47
Biểu 2.21: Bảng Phân Bổ Nguyên Vật Liệu 54
Biểu 2.25: Biên Bản Kiểm Kê Vật Tư Sản Phẩm Hàng Hóa 53
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia

hoạt động sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận và
Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành cũng không nằm ngoài
mục đích đó. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì nhiệm vụ đặt ra
cho các nhà quản lý là luôn tìm tòi tất cả các biện pháp tối ưu nhất để giảm
bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Chi phí NVL là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
kinh doanh, nó chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp vì vậy chỉ cần có một biến động nhỏ về chi phí
NVL cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức hạch toán NVL tốt sẽ góp
phần đảm bảo tốt công tác quản lý. Sử dụng tốt hợp lý NVL sẽ tránh được
tình trạng thua lỗ và góp phần tăng lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ
Đông Thành, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường và được sự
hướng dẫn của Thầy Phan Trung Kiên cũng như các anh chị ở phòng kế toán
của công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Kế toán nguyên vật liệu tại
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành” làm chuyên đề tốt
nghiệp.
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương ( không kể phần mở đầu
và phần kết luận ):
Chương 1 : Đặc Điểm và Tổ Chức Quản Lý Nguyên Vật Liệu tại
Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành.
Chương 2 : Thực Trạng Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công ty
TNHH XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Đông Thành.
Chương 3 : Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Kế Toán Nguyên
Vật Liệu Tại Công Ty TNHH XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Đông Thành.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
được tìm hiểu , vận dụng kiến thức chuyên ngành vào viêc quan sát đánh giá

thực tế công tác Tổ chức quản lý Nguyên Vật Liệu tại Công ty.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy Phan Trung Kiên đã hướng dẫn em thực
hiện Báo Cáo chi tiết này.
Do khả năng tổng hợp, phân tích và nghiên cứu của em còn hạn chế
bản Báo Cáo chi tiết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến từ cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn để Báo Cáo
chi tiết và chuyên đề thực tập ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔNG THÀNH
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành là doanh nghiệp
chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc với số lượng lớn, các sản phẩm đa
dạng, mẫu mã phong phú, do vậy lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho sản
xuất chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất. NVL dùng cho sản xuất có
những đặc điểm và đặc trưng như:
+ NVL tiêu hao cho sản xuất rất đa dạng về chủng loại.
+ Mỗi loại NVL đều có những đặc tính riêng nhưng có đặc điểm chung
là chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, khí hậu nên không có khả năng bảo quản
trong thời gian dài.
+ Về mặt hiện vật, các loại NVL tiêu hao cho sản xuất của công ty chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và bị tiêu hao toàn
bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể của
sản phẩm. Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh
doanh nhất định nên khi tham gia vào sản xuất giá trị của NVL được tính hết
một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên
tục và có hiệu quả. Công ty đã sử dụng một lượng nguyên vật liệu lớn,

phong phú, đa dạng với nhiều nhóm, nhiều thứ có quy cách khác nhau như:
vải, chỉ, mác, … trong mỗi loại lại chia thành nhiều loại khác nhau theo quy
cách, tính năng, đặc điểm riêng của nó.
VD: Vải có các loại: Vải dệt kim, vải kẻ, vải micro trơn,…
Vật liệu không chỉ khác nhau về chủng loại mà còn khác nhau về
nguồn cung cấp (cùng là vải nhưng lại mua của các nguồn cung cấp khác
nhau). Phòng tổ chức hành chính phải năng động, chủ động khai thác nguồn
cung cấp đúng, đủ nguyên vật liệu, giá cả phù hợp.
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Việc nhập nguyên vật liệu của công ty phải được thực hiện theo kế
hoạch trên cơ sở yêu cầu của phân xưởng sản xuất có nhu cầu về sử dụng
vật liệu (dựa trên nhu cầu sản xuất). Đảm nhiệm nhiệm vụ thu mua là bộ
phận cung ứng của phòng tổ chức hành chính và tuỳ theo tình hình cả Công
ty mà giám đốc quyết định sử dụng từng nguồn vốn để nhập vật liệu cho phù
hợp với kết quả, tối ưu nguồn vốn tự có hoặc vốn vay.
Vật liệu nhập về được bảo quản trong kho vật tư của công ty. Vì vậy
công ty phải có biện pháp thu mua vận chuyển bảo quản tốt để tránh mất
mát, hư hỏng làm giảm số lượng, chất lượng vật liệu, phục vụ tốt cho quá
trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu phải quản lý chặt chẽ hai khâu giá cả và định
mức tiêu hao. Giám đốc Công ty căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư do các
cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của đơn vị mình và chịu
trách nhiệm về tính chính xác của định mức đó. Như vậy, công tác hoàn
thiện định mức tiêu hao vật tư cần phải được đơn vị thường xuyên thực hiện
dưới sự tác động tích cực của việc nâng cấp máy móc, thiết bị, áp dụng khoa
học kỹ thuật và các phong trào sáng kiến cải tiến hợp lý sản xuất
Tại công ty chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm (từ 60% - 70%). Do vậy việc quản lý và hạch toán chi phí nguyên
vật liệu chính xác, khoa học giúp cho quá trình quản trị, phân tích, đánh giá
tìm ra các giải pháp tiết kiệm có một ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá

thành sản phẩm, tăng sức cạnh trạnh trên thị trường nhằm ổn định và đưa
Công ty từng bước phát triển.
1.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty:
Trong Công ty, vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về
công dụng, tính năng lý hóa, phẩm cấp chất lượng. Mặt khác NVL lại
thường xuyên biến động. Do đó để quản lý và hạch toán được NVL cần thiết
phải tiến hành phân loại vật liệu. Trên cơ sở kết quả phân loại, tùy thuộc vào
công dụng , tính năng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại vật liệu mà
có biện pháp quản lý, hạch toán phù hợp.
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Căn cứ vào công dụng kinh tế của vật liệu, vai trò của vật liệu trong
quá trình sản xuất, toàn bộ NVL của Công ty được phân thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty, là
cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm, vật liệu chính gồm các loại vải.
- Phụ liệu: chỉ các loại, mác, cút có vai trò nhất định trong quá trình
sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu công nghệ, kỹ thuật quản lý, làm tăng chất
lượng của sản phẩm.
- Nhiên liệu: các loại nhiên liệu như dầu Diezel, dầu Omega, dầu
Silicon, xăng, điện, được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình
sản xuất tại các phân xưởng may, cắt, đóng gói, tạo điều kiện cho quá trình
sản xuất diễn ra bình thường.
- Phụ liệu khác: băng dính, chổi, áo bảo hộ, kìm, gang tay, ny lon,
thùng carton, bìa cứng, Và được thể hiện trên biểu 2.1 sau:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.1: Bảng Kê Các Loại Nguyên Phụ Liệu
Khăn bông Chỉ tơ các màu
Vải bông trắng Chỉ may 500m màu trắng
Vải nhung Chỉ tơ trắng
Vải phin Dây dệt các loại
Vải cotton Dây cont các loại

Vải micro kẻ Mác nhãn các loại
Vải lụa xốp Thẻ bài treo các loại
Vải gấm Túi pe to các loại
Vải hoa ren Thùng C/T các loại
Vải ren 2 lớp Thẻ nhựa
Vải tricot 3 màu Túi PE các loại
Băng dính 1.2cm Vách
Băng dính 5cm Xăng
Chỉ may 2000m Dầu
Chỉ 40/2-5000m màu Than
Chỉ 40/2-2500m màu Chổi
Tơ 150D màu khác Áo bảo hộ
Tơ 150D trắng Kìm
Đệm thùng Gang tay
Dây luồn chun Ny lon
Móc nhựa Thùng carton
Băng dính 5cm Bìa cứng
Chỉ may 5000m màu …
Hạch toán và phân loại NVL theo cách này đã đáp ứng được yêu cầu phản
ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Để đảm bảo thuận tiện,
tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối
với từng loại, từng thứ NVL, trên cơ sở hạch toán theo vai trò và công dụng
của NVL công ty đã tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm vật
liệu".
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.2: SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
Danh điểm này được sử dụng thống nhất trong toàn công ty, trong danh
điểm vật tư, tên gọi của từng loại vật tư được mã hoá theo tên của vật tư và
theo đặc tính của từng loại vật tư. Khi nhìn vào một danh điểm vật tư bất kỳ
nhân viên trong công ty dễ dàng nhận ra đó là loại vật tư nào và có đặc tính

gì. VD: Vải tricot 3 màu có mã vật tư là VTRICOT3 được hiểu như sau:
Chữ V là ký hiệu cho biết loại NVL đó là vải, TRICOT là tên của một loại
vải, 3 là ký hiệu của số màu sắc của vải (do vải là vật tư chính nhưng cùng
một chất liệu vải lại có nhiều màu sắc rất khác nhau nên công ty đã lập ra
hẳn một bảng màu được đánh số thứ tự từ 1, 2, 3 và quy định chung cho
tất cả các loại vải).
1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
Ký hiệu
Tên, nhãn hiệu, quy cách
NVL
ĐVT
Đơn giá
hạch
toán
Ghi
chú
Nhóm Danh điểm
1521 NVL chính
VMK Vải micro kẻ m
VGAM Vải gấm m
VLUA Vải lụa m

1522 Phụ liệu
PC5000MRT Chỉ may 5000m màu trắng cuộn
PC603TRANG Chỉ may 60/3 màu trắng cuộn
PCHUN Chun dẹt m
DBAC Dây lõi bấc m

1523 Nhiên liệu
X92 Xăng 92 lít

NLDTCO Dầu trơn chỉ Omega lít
NLDĐ Dầu Diezel lít

1524 Phụ liệu khác
BIA Bìa lót thùng Tờ
PTE1 Túi PE các loại Cái
K1K Kim máy 1 kim Cái

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Như chúng ta đã biết NVL là thực thể chính cấu thành nên giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, nó thường chiếm 70% - 80% giá thành
sản phẩm. Vì vậy việc quản lý tốt khâu thu mua, dữ trữ, sử dụng và bảo
quản NVL là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó cũng là yêu
cầu đặt ra và được coi trọng tại Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ
Đông Thành.
+ Ở khâu thu mua:
Căn cứ vào mã hàng sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ ước tính được số
nguyên vật liệu cần tiêu hao cho sản xuất, sau đó phòng kỹ thuật sẽ lập lên
Bảng kế hoạch tiêu hao NVL và gửi cho phòng kế hoạch nghiệp vụ- xuất
nhập khẩu. Căn cứ vào Bảng kế hoạch này phòng kế hoạch nghiệp vụ- xuất
nhập khẩu sẽ đảm nhận việc thu mua NVL. Do đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty, NVL mua về nhập kho phục vụ cho nhu cầu sản xuất đều
do Giám đốc ký. Phó Giám đốc chỉ được ký khi có sự uỷ quyền của Giám
đốc. Sau khi giấy đề nghị mua vật tư được Giám đốc ký duyệt, phòng kế
hoạch nghiệp vụ- xuất nhập khẩu sẽ tìm kiếm nhà cung cấp và gửi đơn đặt
hàng. Phòng kế hoạch nghiệp vụ- xuất nhập khẩu có nhiệm vụ quản lý số
lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá vật tư thu mua và chi phí thu
mua cũng như việc thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ thời gian
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ở khâu sử dụng: Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất
theo đơn đặt hàng chiếm 95% tổng doanh thu, hàng tiêu thụ nội địa chỉ
chiếm 5% tổng doanh thu. Do vậy, không có một định mức tiêu hao NVL
chuẩn nào cho tất cả các sản phẩm và mỗi đơn đặt hàng khác nhau với yêu
cầu kỹ thuật khác nhau thì phòng kỹ thuật lại phải xây dựng một định mức
tiêu hao NVL chuẩn cho từng loại sản phẩm đó. Định mức tiêu hao NVL
này được tính toán rất cẩn thận để vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Ở khâu dự trữ và bảo quản:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Phòng kỹ thuật công ty phải đảm nhận nhiệm vụ tính toán mức dự trữ
NVL cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
bình thường, không ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng NVL hoặc gây ra
tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Đồng thời việc tổ chức bảo quản
NVL ở công ty được tiến hành và giám sát rất chặt chẽ. NVL nhập kho phải
được bảo quản rất cẩn thận, phải tránh những nơi ẩm thấp, cộng thêm điều
kiện khắc nghiệt của thời tiết có thể làm cho các loại vải, bông, dễ hút ẩm,
dễ bị ố, mốc gây hao hụt, các loại ô rê, móc, kẹp dễ bị han gỉ, làm cho
lượng NVL tiêu hao lớn, gây lãng phí NVL. Hiện nay, Công ty quản lý
nguyên vật liệu ở một kho chung gọi là kho nguyên phụ liệu của Công ty.
Kho là điểm xuất phát cũng là điểm cuối cùng của quá trình sản xuất, do đó
việc tổ chức bảo quản kho nguyên phụ liệu của công ty tuân theo quy định
trong quy chế hoạt động quản lý kho chung đó là sắp xếp khoa học nguyên
phụ liệu theo ngăn, theo thứ tự, đảm bảo cách mặt đất và tường 20 ÷ 30 cm
để chống ẩm thấp, bố trí ở những vị trí hợp lý tránh những ảnh hưởng khắc
nghiệt của thời tiết, tránh những nơi dễ bắt lửa. Đồng thời hệ thống kho tàng
bảo quản NVL của công ty còn được trang bị các thiết bị phương tiện tương
đối hiện đại thuận tiện cho việc bảo quản nhằm hạn chế những thiệt hại,
giảm chi phí bảo quản cho công ty.
Người chịu trách nhiệm bảo quản và sắp xếp nhập kho nguyên vật liệu

là thủ kho và chỉ có một người theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về số
lượng trên thực tế. Theo định kỳ thủ kho phải sắp xếp lại nguyên phụ liệu để
phát hiện các trường hợp nguyên phụ liệu có được bảo quản tốt hay không,
thứ tự sắp xếp đã hợp lý chưa, nguyên phụ liệu có bị ẩm mốc hay không
đồng thời đề phòng cháy nỗ.
Ngoài ra để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công
tác quản lý NVL trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán nhất là kế toán NVL
đã và đang hoàn thiện mình thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số
lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị
NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
+ Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng, tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh.
+ Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho,
phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp
có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Mỗi năm, đến ngày 31-12 công ty tiến hành kiểm kê số nguyên phụ
liệu tồn kho. Công tác kiểm kê do phòng xuất nhập khẩu, kế toán và thủ kho
kết hợp tiến hành. Mục đích của cuộc kiểm kê là xác định chính xác số
lượng và giá trị nguyên phụ liệu hiện có, phát hiện kịp thời và xử lý các
trường hợp hao hụt, hư hỏng mất mát, ứ đọng, kém phẩm chất trên cơ sở đó
đề cao trách nhiệm của thủ kho và cán bộ sử dụng, từng bước chấn chỉnh và
đưa vào nề nếp công tác quản lý nguyên phụ liệu.
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔNG THÀNH
2.1 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XNK thủ công mỹ

nghệ Đông Thành.
2.1.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
Hạch toán chi tiết vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và
phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất – tồn
kho từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá
trị. Vật liệu ở công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành rất đa
dạng, các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên hàng ngày, do đó
nhiệm vụ của kế toán chi tiết vật liệu là vô cùng quan trọng và không thể
thiếu được.
† Chứng từ sử dụng.
- Phiếu Nhập kho.
- Phiếu Xuất kho.
- Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Biên bản kiểm nghiệm.
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
- Hoá đơn GTGT.
- Phiếu chi, Giấy báo nợ.
† Thủ tục quy trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
* Nhập vật liệu gia công:
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết giữa Công ty TNHH XNK thủ
công mỹ nghệ Đông Thành các hãng nước ngoài, toàn bộ vật liệu được bên
nước ngoài chuyển sang cho công ty. Các nhân viên phòng xuất nhập khẩu
(phòng XNK) có trách nhiệm hoàn tất thủ tục giao nhận và tổ chức vận
chuyển vật liệu về kho của Công ty. Tại đây, căn cứ vào Packing List (bảng
thể hiện mã hàng, loại vải) để kiểm tra vật liệu. Nếu số lượng và loại vải thực
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
tế vận chuyển về kho có gì sai lệch với bảng mã hàng, nhân viên phòng XNK
phải lập biên bản và gửi giấy mời phía công ty nước ngoài đã ký hợp đồng
sang giải quyết. Nếu vật liệu thực tế nhập về phù hợp với bảng mã hàng thì

nhân viên phòng XNK lập phiếu nhập vật liệu. Phiếu nhập vật liệu được lập
thành 3 liên:
+ Liên 1: Một liên phòng XNK giữ.
+ Liên 2: Một liên thủ kho giữ.
+ Liên 3: Một liên phòng kế toán giữ làm căn cứ ghi sổ.
Trên phiếu nhập vật liệu chỉ ghi số lượng thực nhập và yêu cầu thủ kho
ký vào. Phiếu nhập vật liệu là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, trên thẻ
kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và được thể hiện trên biểu 2.3 sau:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.3 Phiếu Nhập Kho
(Phiếu nhập kho số: 291)
Đơn vị: CÔNG TY TNHH XNK
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ĐÔNG THÀNH
Mẫu: 01-VT
Theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 14 tháng 9 năm 2006 của
Bộ trưởng BTC
Ngày 05 tháng 12 năm 2011
Số: 291
Nợ
TK:152.1
Có TK: 331
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Đức Giang
Theo hoá đơn số: 0078578 ngày 05 tháng 12 năm 2011
Nhập tại kho: nguyên phụ liệu Địa điểm:…………………………
STT
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm

Mã số ĐVT Số lượng
Theo
chứng từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Vải bông trắng m 1.133 1.133
2 Vải nhung m 1.212 1.212
3 Vải cotton m 878 878
Cộng 3.223 3.223
Tổng số tiền (viết bằng chữ): 0 đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………
Ngày 05 tháng 12 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
* Nhập nguyên vật liệu mua ngoài:
Để đảm bảo đủ vật liệu cho sản xuất, phòng xuất nhập khẩu (Phòng
XNK) phải lập kế hạch sản xuất trong tháng và phải nghiên cứu, khảo sát thị
trường và lên kế hoạch thu mua từng loại vật liệu. Vật liệu của Công ty được
mua từ nhiều nguồn khác nhau: từ các công ty dệt may trong nước hoặc
nhập khẩu từ nước ngoài.
Khi hàng đến kho của Công ty, căn cứ vào hoá đơn và hợp đồng nhận
hàng Công ty sẽ tiến hành kiểm nghiệm vật tư. Ban này tiến hành kiểm
nghiệm nguyên vật liệu nhập kho về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng
loại và phản ánh kết quả vào biên bản giám định vật tư sau đó giao cho
phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ.
Nếu không đúng số lượng, chất lượng, quy cách ban kiểm nghiệm sẽ
lập thêm biên bản yêu cầu giao lại cho đơn vị giải quyết.
Phiếu nhập vật liệu chia thành 03 liên:

- Liên 01: Lưu tại phòng XNK.
- Liên 02: Thủ kho giữ.
- Liên 03: Phòng kế toán.
VD:.Phiếu nhập kho ngày 09 tháng 12 năm 2011, căn cứ vào hoá đơn
số 0078955 Công ty mua nguyên vật liệu chính của công ty Sao Bắc, thanh
toán ngay bằng tiền mặt, số liệu cụ thể tại biểu 2.4 sau:
Biểu 2.4: Số Liệu Nguyên Vật Liệu Chính Mua Vào
Tên nguyên vật liệu ĐVT
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
(VNĐ)
1. Vải Micro kẻ M 1.314 19.500 25.623.000
2. Vải gấm M 1.420,50 20.000 28.410.000
3. Vải lụa xốp M 1.527,30 20.000 30.546.000
Cộng 84.579.000
và được thể hiện ở biểu 2.5: Hóa đơn GTGT như sau:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.5: Hóa Đơn GTGT
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-
3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ký hiệu: EN/ 2008B
Số: 0078955
(Ngày 09 tháng 12 năm 2011)
Đơn vị bán hàng: Công ty Sao Bắc.
Địa chỉ: Hà Nội

Số tài khoản: ……………………
Điện thoại:……………………… MS: 0101522683
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Tiến Đạt
Đơn vị: Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành.
Địa chỉ: Ninh Bình
Số tài khoản: ……………………
Hình thức thanh toán: TM………………MS: 0102005625.
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
A B C 1 2 3
1 Vải Micro kẻ M 1.314 19.500 25.623.000
2 Vải gấm M 1.420,50 20.000 28.410.000
3 Vải lụa xốp M 1.527,30 20.000 30.546.000
Cộng tiền hàng: 84.579.000
Thuế suất: 10 % Tiền thuế GTGT: 8.457.900
Tổng cộng tiền thanh toán: 93.036.900
Số tiền viết bằng chữ: Chín mươi ba triệu không trăm ba mươi sáu nghìn
chín trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Từ hoá đơn ta có biên bản kiểm nghiệm được thể hiện ở biểu 2.6 như
sau:
Biểu 2.6: Biên Bản Kiểm Nghiệm

Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Mẫu số: 05NT
(ngày 09 tháng 12 năm 2011)
Số: 0234
- Căn cứ vào hoá đơn số 0078955 ngày 09/ 12/ 2011 của Công ty
TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành.
- Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông Nguyễn Tiến Sinh Trưởng phòng XNK
Ông Nguyễn Tiến Đạt Người mua hàng
Ông Đỗ Văn Bạc Trưởng phòng KCS
Bà Trần Thị Hảo Thủ kho
Đã kiểm nghiệm số vật liệu dưới đây:
Mã vật

Tên nhãn hiệu
vật tư
ĐVT Số lượng
Theo
chứng từ
Thực
nhập
Đúng
quy cách
Không
đúng
quy cách
VMK Vải Micro kẻ M 1.314 1.314 1.314
VGAM Vải Gấm M 1.420,50 1.420,50 1.420,50
VLUA Vải Lụa xốp M 1.527,30 1.527,30 1.527,30
Ý kiến của ban kiểm nghiệm:

Đã nhận đủ số lượng và chất lượng của vật liệu trên.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm, lập phiếu nhập kho được thể hiện ở
biểu 2.7 như sau:
Biểu 2.7: Phiếu Nhập Kho
(Phiếu nhập kho số: 300)
Đơn vị: CÔNG TY TNHH XNK
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ĐÔNG THÀNH
Mẫu: 01-VT
Theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 14 tháng 9 năm 2006 của
Bộ trưởng BTC
Ngày 09 tháng 12 năm 2011
Số: 300
Nợ TK:152.1
Có TK: 111
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Trí Dũng
Theo hoá đơn số: 0078955 ngày 09 tháng 11 năm 2011
Nhập tại kho: nguyên phụ liệu Địa điểm:…………………………
STT
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
Mã số ĐVT Số lượng
Theo
chứng từ
Thực

nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Vải Micro kẻ M 1.314 1.314 19.500 25.623.000
2 Vải Gấm M 1.420,50 1.420,50 20.000 28.410.000
3 Vải Lụa xốp M 1.527,30 1.527,30 20.000 30.546.000
Cộng 84.579.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi bốn triệu năm trăm bảy mươi chín
nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………
Ngày 09 tháng 12 năm 2011
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
* Nhập vật liệu do tiết kiệm được:
Sau khi tiếp nhận vật liệu tiết kiệm được từ phân xưởng, nhân viên
phòng XNK cùng thủ kho lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập
thành 2 liên:
+ Liên 1: Một liên thủ kho giữ.
+ Liên 2: Một liên phòng XNK giữ.
Trên phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Chỉ tiêu giá trị
được tính bằng 50% của 80% giá vật liệu thực tế trên thị trường. Phiếu nhập
kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho. Ở phân xưởng, các nhân viên hạch
toán theo dõi số lượng các loại vật liệu đó, cuối tháng lập báo cáo gửi lên
phòng kế toán để kế toán theo dõi.
* Nhập kho phế liệu thu hồi:
Phế liệu thu hồi được tiến hành nhập kho giống như đối với vật liệu
mua ngoài. Sau khi nhập phế liệu từ phân xưởng chuyển đến, nhân viên
phòng XNK lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Một liên thủ kho giữ.
+ Liên 2: Một liên phòng kế toán giữ.

+ Liên 3: Một liên phòng XNK giữ.
Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu
* Xuất kho vật liệu gia công:
Căn cứ vào Hợp đồng và định mức vật liệu sản xuất hàng gia công đã
được ký kết, phòng XNK lập ra kế hoạch sản xuất cho phân xưởng trong
tháng. Căn cứ vào bảng kế hoạch đó, lập phiếu xuất kho và xuất vật liệu cho
phân xưởng. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Một liên thủ kho giữ.
+ Liên 2: Một liên phân xưởng giữ.
+ Liên 3: Một liên phòng kế toán giữ.
Phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và là căn cứ để thủ kho ghi vào
thẻ kho và được thể hiện qua biểu 2.8 sau:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.8: Phiếu Xuất Kho
Đơn vị: CÔNG TY TNHH XNK
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ĐÔNG THÀNH
Mẫu: 02-VT
QĐ số:48 /2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 9 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 12 năm 2011
Số: 290
Nợ TK:154
Có TK:152.1
Họ tên người nhận hàng: Trần Trọng Thành. Địa chỉ (bộ phận):…………….
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất sản phẩm.
Xuất tại kho: Công ty
Stt

Tên nhãn hiệu,
quy cách,

số
ĐVT Số lượng
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Khăn Bông m 978 978
2 Vải Hoa Ren m 1.234 1.234
3 Vải tricot m 645,9 645,9
Cộng 2.857,9 2.857,9
Xuất, Ngày 10 tháng 12 năm 2011
Phụ trách bộ
phận sử dụng
Phụ trách cung
tiêu
Người nhận Thủ kho Thủ trưởng
đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ
tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
* Xuất kho vật liệu mua ngoài:
Để đảm bảo đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất,
phòng XNK căn cứ vào sản lượng định mức và định mức tiêu hao vật liệu
trong sản xuất để lập kế hoạch sản xuất và ra lệnh xuất kho và căn cứ vào
lệnh xuất kho để lập phiếu xuất kho thành 3 liên. Khi lĩnh vật liệu, đơn vị
lĩnh phải đem phiếu xuất kho này xuống kho, thủ kho ghi lại số thực xuất

vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho thu lại phiếu của các đơn vị, tính ra tổng số
vật liệu đã xuất rồi đối chiếu với thẻ kho và ký vào 3 liên:
+ Liên 1: Một liên phòng XNK giữ.
+ Liên 2: Một liên phân xưởng giữ.
+ Liên 3: Một liên phòng kế toán giữ.
VD: Phiếu xuất kho số 300 ngày 04 tháng 12 năm 2011 Công ty xuất
nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm.
Vải Micro kẻ: 652,90m
Vải gấm: 1.500m
Vải lụa xốp: 1.600m
và sẽ được thể hiện trên biểu 2.9 như sau:
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biểu 2.9: Phiếu Xuất Kho
Đơn vị: CÔNG TY TNHH XNK
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ĐÔNG THÀNH
Mẫu: 02-VT
QĐ số:48 /2006/QĐ-BTC
Ngày 14 tháng 9 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 04 tháng 12 năm 2011
Số: 300
Nợ TK:154
Có TK:152.1
Họ tên người nhận hàng: Trần Mạnh Tuấn. Địa chỉ (bộ phận):……………
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất sản phẩm.
Xuất tại kho: Công ty
Stt
Tên nhãn hiệu,

quy cách,

số
ĐVT Số lượng
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Vải Micro kẻ M 652,90 652,90 19.869,14 12.972.562
2 Vải Gấm M 1.500 1.500 19.900 29.850.000
3 Vải Lụa xốp M 1.600 1.600 20.000 32.000.000
Cộng 74.822.562
Xuất, Ngày 04 tháng 12 năm 2011
Phụ trách bộ
phận sử dụng
Phụ trách cung
tiêu
Người nhận Thủ kho Thủ trưởng
đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ
tên)
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty
2.1.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
* Đối với nguyên vật liệu gia công nhập kho:
Đối với nguyên vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng
mà không đánh giá về mặt giá trị. Tuy nhiên, đối với những chi phí vận
chuyển, bốc dỡ vật liệu từ nơi giao nhận về Công ty theo từng đơn đặt hàng
được tính là giá thực tế của vật liệu gia công nhập kho. Khoản chi phí thực
tế này được phân bổ cho khối lượng vật liệu xuất dùng để làm căn cứ xác

định giá gia công sản phẩm.
VD: Theo hợp đồng gia công số 138/LSG/2011 được ký kết giữa công
ty và hãng WANHSIN. Ngày 18/12, công ty nhận tại cảng Hải Phòng
25.483 m vải các loại và một phụ liệu kèm theo. Chi phí vận chuyển từ cảng
về kho Nguyên liệu của công ty là: 2.255.000 (VNĐ). Khoản chi phí vận
chuyển cho số hàng trên được theo dõi trên sổ chi tiết riêng. Sổ chi tiết này
sử dụng để theo dõi chi phí vận chuyển, bốc dỡ thuê ngoài của các loại
NVL. Số chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ cho số vật liệu chính xuất
dùng để xác định đơn giá gia công.
* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho:
Vật liệu của công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau: mua từ
các công ty may trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài nên giá mua và chi
phí mua là khác nhau. Để xác định giá trị thực tế của bộ phận vật tư mua
ngoài này, công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán. Có thể xảy ra các
trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Vật liệu mua ngoài do bên bán vận chuyển thì giá vốn
thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên Hóa đơn GTGT (có bao gồm
chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế Nhập khẩu (nếu có) nhưng không bao gồm
thuế GTGT).
VD: Theo Hoá đơn GTGT số 0046444, ngày 3/12/2011, Công ty mua
2684,5 m vải dệt kim của công ty dệt Nam Định, hình thức thanh toán: trả
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
sau. Số hàng trên được công ty dệt Nam Định vận chuyển đến kho Nguyên
phụ liệu.
Tổng giá thanh toán: 22.029.426 đồng. Trong đó:
Tiền hàng: 20.026.751 đồng
Thuế GTGT: 2.002.675 đồng
Vậy trị giá thực tế nhập kho của số vải trên là: 20.026.751 đồng
+ Trường hợp 2: Vật liệu mua ngoài mà phải thuê bên ngoài vận
chuyển, bốc dỡ thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho được xác định theo

công thức sau:

VD: Theo hóa đơn GTGT số 0046456, ngày 11/12/2011, Công ty mua
1.125 m vải ren hoa của Công ty Tân Việt với hình thức thanh toán là trả
bằng tiền mặt. Số hàng trên được vận chuyển đến kho Nguyên phụ liệu.
Tổng giá thực tế vật liệu nhập kho: 11.250.000 đồng. Trong đó:
Tiền hàng (Chưa thuế GTGT): 9.876.000 đồng
Chi phí thu mua : 1.374.000 đồng
+ Trường hợp 3: Vật liệu mua ngoài do Công ty tự vận chuyển thì giá
vốn thực tế vật liệu nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT nhưng không
có chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí
nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung.
VD: Theo hóa đơn GTGT số 0046465, ngày 21/12/2011, Công ty mua
596 m vải cotton. Số hàng trên được chuyển đến kho Nguyên phụ liệu.
Tổng giá thực tế vật liệu nhập kho: 4.172.000 đồng (Chưa gồm thuế
GTGT và chi phí vận chuyển bốc dỡ).
*Đối với vật liệu tiết kiệm nhập kho.
Vật liệu tiết kiệm là phần chênh lệch giữa định mức vật liệu kế hoạch
của công ty giao với số lượng vật liệu phân xưởng thực hiện sản xuất. Trị
=
Giá mua
chưa có
thuế GTGT
+
Chi phí
thu mua
+
Thuế Nhập
khẩu
(nếu có)

Giá trị thực
tế vật liệu
nhập kho

×