Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

đổi mới công tác quản lí tiền lương tại xí nghiệp vận tải đường sắt thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.24 KB, 56 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng hóa
thì tiền công là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tiền lương là một nhân tố vật chất quan trọng trong
việc kích thích người lao động tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
động viên người lao động nâng cao trình độ lành nghề, gắn trách nhiệm của
người lao động với công việc để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng của nó mà mỗi xí nghiệp, công ty hiện nay cần phải
áp dụng hình thức trả lương và quản lý lương như thế nào cho nó phù hợp với tính
chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thu được hiệu
quả kinh tế cao và là đòn bẩy mạnh mẽ kích thích đối với người lao động.
Tiền lương là động lực kích thích người lao động phát huy hết khả năng tiềm
tàng của mình, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức cũng như sự
phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề nhận thức đúng đắn bản chất và
vai trò của tiền lương và chính sách tiền lương ngày càng trở nên cấp thiêt.
Xí nghiệp vận tải đường sắt Thái Nguyên cũng là một doanh nghiệp nhà
nước hoạt động tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Vấn đề tiền lương cũng là
một trong những vấn đề quan trọng. Thực hiện quản lý tốt chi phí này sẽ giảm
được đáng kể chi phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Trong những
năm qua xí ngiệp đã thực hiện tốt các chế độ tiền lương tiền thưởng nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số những bất cập: trình độ quản lý của cán bộ tiền lương,
quy chế trả lương, tiền lương nhận được còn chưa phản ánh hết trình độ của họ…
Trong thời gian thực tập ở Xí nghiệp vận tải đường sắt Thái nguyên, nhận
thấy vai trò to lớn của công tác quản lý tiền lương đối với sự phát triển của Xí
nghiệp nên em đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài "Đổi mới công tác quản
lí tiền lương tại xí nghiệp vận tải đường sắt Thái Nguyên”.
SV: Hà Thị Trang  1  Lớp:
K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT THÁI NGUYÊN
1.1. Khái quát chung về Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt Thái Nguyên.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt
Thái Nguyên.
* Tên và địa chỉ của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp Vận tải Đường Sắt Thái Nguyên
Tên trực thuộc : Công ty Gang Thép Thái Nguyên
Địa chỉ : Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên
Giấy phép kinh doanh: 30369, cấp ngày 27/10/1994
Tài khoản : 710A 08023 – Ngân hàng Công thương Lưu Xá
Tỉnh Thái Nguyên
Lĩnh vực kinh doanh : Vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường sắt
Điện thoại/ Fax : 02803832246
* Thời điểm thành lập.
Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt được thành lập ngày 15/5/1963 theo quyết
định số 829 của bộ công nghiệp, Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt được công ty
xác định là một đơn vị phục vụ dây chuyền luyện kim của tổng công ty Gang
Thép Thái Nguyên, kế hoạch sản xuất kinh doanh và hạch toán trực thhuộc
Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp
Nhiệm vụ của xí nghiệp là công tác vận chuyển và xếp dỡ bằng các thiết bị
hoạt động trên các tuyến đường sắt trong công ty nhằm phục vụ dây truyền sản
xuất luyện kim và cán thép của Công ty Gang Thép Thái Nguyên bao gồm: Vận
chuyển xếp dỡ hàng hoá của các đơn vị thành viên trong công ty luân chuyển
cho nhau tiếp nhận hàng hoá: Than mỡ, than cốc, phôi thép, phế thép từ bên
ngoài vào bằng phương tiện vận chuyển đường sắt của hệ thống đường sắt quốc
gia, song song với nhiệm vụ vận chuyển, xếp dỡ nguyên liệu cho đầu vào phục
SV: Hà Thị Trang  2  Lớp:
K4QLKT

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
vụ sản xuất của công ty, xí nghiệp còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp phương
tiện và vận chuyển xếp dỡ hàng hoá bán thành phẩm, chất thải rắn về kho và ra
bãi thải bằng phương tiện vận chuyển đường sắt.
Đồng thời xí nghiệp còn đảm nhận việc sửa chữa lớn, sửa chữa thường
xuyên các thiết bị vận chuyển xếp dỡ và các tuyến đường sắt, phục vụ nhu cầu
vận chuyển, xếp dỡ của các đơn vị thành viên trong công ty, đúng về chủng loại
thiết bị phục vụ, kịp thời theo địa điểm và thời gian các đơn vị yêu cầu. Đây
cũng là yêu cầu hết sức khó khăn đố với xí nghiệp vì các tuyến đường sắt là
đường riêng biệt, bãi xếp đỡ của các đơn vị thành viên ngắn mà yêu cầu lại đúng
địa điểm quy định đã được xây dựng cố định và cũng tại một địa điểm nhất định.
Từ yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, kết cấu các ngành, nghề của xí nghiệp hết
sức đa dạng, bao gồm hầu như toàn bộ các ngành nghề mà ngành đường sắt
quốc gia có: điều độ chạy tàu, thông tin tín hiệu, trực ban trưởng tàu, móc nối,
gác ghi, tài xế, đốt lò đầu máy… và các ngành cơ khí khác như: sửa chữa đường
sắt thu nhỏ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành cơ khí, xong tính chất các công
việc có khác là phục vụ vận chuyển cho dây chuyền sản xuất luyện kim với các
thiết bị vận chuyển xếp dỡ bằng đường sắt chuyên dùng.
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất luyện kim cán thép của Công ty, tổ chức sản
xuất của Xí nghiệp không ngừng đổi mới để phù hợp với đặc thù riêng của Xí
nghiệp và yêu cầu chung của Công ty cũng như yêu cầu quản lý của thời kỳ đổi
mới. Thời kỳ cao điểm nhất của xí nghiệp có tới gần 1600 công nhân viên tổ
chức sản xuất đựợc sắp xếp thành 14 đơn vị phòng ban.
Trong thời kỳ đổi mới, để phù với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp, của công
ty và cơ chế quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp đã tổ chức sắp xếp lại kết cấu tổ
chức sản xuất và quản lý của Xí nghiệp được thể hiện ở sơ đồ sau:
SV: Hà Thị Trang  3  Lớp:
K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN

Sơ đồ 1.1 : Bộ máy quản lý của Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt

(Nguồn: Phòng kế toán)
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và phân xưởng:
- Giám đốc Xí nghiệp: Điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp theo
quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các quy chế của công ty, thực hiện
công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, tổ chức thực hiện kinh tế nội bộ đến các
phân xưởng và các tổ sản xuất, thực hiện tiết kiệm, phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc Xí nghiệp: Là người hỗ trợ giám đốc để đảm bảo cho công
tác quản lý
Xí nghiệp gồm có hai phó giám đốc:
SV: Hà Thị Trang  4  Lớp:
K4QLKT
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Đội
bảo
vệ
Phòng
kỹ
thuật

thiết bị
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
PXSC
đường sắt
PXVD
đầu máy
cần cẩu
Ga
trung
tâm
Các tổ sản xuất
Các tổ sản xuất
Các tổ sản xuất
Phòng
kế toán
thống
kê tài
chính
PXSC
đầu máy
toa xe
Các tổ sản xuất
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
+ Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc toàn bộ khâu
sản xuất, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giám sát các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Xí nghiệp.

+ Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm đầy đủ vật chất cho khâu sản
xuất, theo dõi kỹ thuật sản phẩm sản xuất ra, xác định tình trạng hiện tại các
thiết bị máy móc của Xí nghiệp đang quản lý, đảm bảo chất lượng tốt.
- Phòng kế hoạch kinh doanh với chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch giá thành, dự thảo các hợp đồng kinh tế,
điều độ tác nghiệp sản xuất hàng ngày, hàng tuần về công tác vận chuyển, xếp
dỡ hàng hoá phục vụ các đơn vị trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật thiết bị với nhiệm vụ thiết kế và xây dựng các phương án
kỹ thuật, đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm
bảo công tác mua bán vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp.
- Phòng kế toán thống kê và tài chính với chức năng nhiệm vụ là thống kê
và hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất của Xí nghiệp, lập báo cáo tài chính,
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp hàng tháng, quý, năm và
quản lý tài chính của Xí nghiệp đảm bảo đúng cơ chế quản lý và hạch toán của
nhà nước, của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính với nhiệm vụ xây dựng và tổ chức đào tạo cán bộ,
tổ chức thực hiện công tác nhân sự, quản lý lao động, xây dựng các chỉ tiêu định
mức lao động cho các công đoạn sản xuất, các công việc cụ thể và quản lý sử dụng
quỹ tiền lương, tiền thưởng của Xí nghiệp, tổ chức giải quyết các chế độ liên quan
đến người lao động theo chế độ quy định của Nhà nước và về công tác hành chính,
trang bị điều kiện làm việc cho văn phòng Xí nghiệp và văn phòng các đơn vị.
- Đội bảo vệ với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quản lý các phương án
bảo vệ an ninh, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ mà ban chỉ huy quân sự tỉnh thành phố giao.
Với đặc điểm riêng của Xí nghiệp nên địa bàn hoạt động của Xí nghiệp
rộng khắp toàn khu Gang Thép, địa điểm xa nhất là Ga Trại Cau thuộc địa phân
Mỏ sắt Trại Cau cách trụ sở của Xí nghiệp 25 Km.
SV: Hà Thị Trang  5  Lớp:
K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN

1.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất luyên kim, cán thép của công ty, tổ chức sản
xuất của XN không ngừng đổi mới để phù hợp với đặc thù riêng của XN và yêu
cầu chung của công ty cũng như yêu cầu quản lý chung của thời kỳ đổi mới.
Quy trình công nghệ của XN là vừa sửa chữa thiết bị vừa vận chuyển, có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sao cho đảm bảo thiết bị được vận chuyển an toàn
nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giá thành vận tải hạ. Quy trình công
nghệ được biểu hiện qua 4 giai đoạn.
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất
(Nguồn: phòng kỹ thuật thiết bị)
*Chức năng của các bộ phận:
- Phân xưởng sửa chữa đầu máy toa xe: có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ các
thiết bị từ sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa cơ, sửa chữa điện, gia
công chế tạo hàng hóa cơ khí đáp ứng yêu cầu sử dụng thiết bị của XN.
- Phân xưởng sửa chữa đường sắt: có nhiệm vụ quản lý, sửa chữa lớn, sửa
chữa thường xuyên các tuyến đường sắt, sản xuất tà vệt bê tông đáp ứng yêu cầu
sửa chữa đường sắt.
- Phân xưởng đầu máy cần cẩu: có nhiệm vụ quản lý vận hành đầu máy, cần
cẩu đáp ứng đủ sức kéo và năng lực xếp dỡ bằng cần cẩu phục vụ nhu cầu sản
xuất của XN và toàn Công ty.
- Ga trung tâm: làm nhiệm vụ vận chuyển và xếp dỡ thủ công, đáp ứng đủ,
kịp thời yêu cầu sản xuất của các đơn vị trong công ty và trong toàn bộ XN.
SV: Hà Thị Trang  6  Lớp:
K4QLKT
Phân xưởng
sửa chữa đầu
máy toa xe
Phân xưởng
sửa chữa đường
sắt

Phân xưởng
đầu máy cần
cẩu
Ga trung tâm
điều hành
vận chuyển
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ
NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT THÁI NGUYÊN
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương tại XN
2.1.1. Phân tích tình hình lao động
2.1.1.1. Quy mô và kết cấu lao động
Kể từ ngày thành lập đến nay, do thời gian và yêu cầu của sản xuất, lao
động của xí nghiệp luôn có sự biến động cả về số lượng và chất lượng năm 2010
tổng sô lao động của toàn Xí nghiệp là 323 người. Lực lượng lao động trong Xí
nghiệp bao gồm những người đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào
tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho đến người lao động phổ thông. Cơ cấu
lao động của công ty được phản ánh qua bảng sau:
SV: Hà Thị Trang  7  Lớp:
K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Bảng 2.1: Cơ cấu về lao động Xí Nghiệp qua 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ phát
triển (%)
Bình quân 3
năm
Số

lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
2009/2008 2010/2009 2008 - 2009
1. Tổng lao động 402 100 355 100 323 100 88,3 90,99 89,6
2. Phân theo TCLĐ 94,1
LĐ trực tiếp 328 81,59 320 90,14 290 89,78 97,56 90,63 94,1
LĐ gián tiếp 74 18,41 35 9,86 33 10,22 47,30 94,29 70,8
3. Phân loại theo trình độ
Đại học 17 4,23 35 9,86 35 10,83 205,88 100 152,94
Cao đẳng 42 10,45 3 0,84 3 0,93 7,14 100 53,57
Trung cấp 61 15,17 57 16,06 57 17,65 93,44 100 96,72
Công nhân 282 70,15 260 73,24 228 70,59 92,2 87,69 89,95
4. Phân loại theo giới tính
Nam 250 62,19 273 76,9 243 75,23 109,2 89,01 99,11
Nữ 152 37,81 82 23,1 80 24,77 53,95 97,56 75,76
(Nguồn : Phòng tổ chức tài chính)
SV: Hà Thị Trang  8  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Qua bảng lao động ta nhận thấy:

Qua 3 năm tổng lao động của Xí nghiệp theo hướng giảm xuống, cụ thể
năm 2010 giảm so với năm 2009 là 9,01%, năm 2009 giảm so với năm 2008 là
12% do CBCNV nghỉ chế độ và về theo Nghị định 110 và có sự điều chuyển
sang đơn vị khác.
Theo giới tính, năm 2010 lao động nam của Xí nghiệp là 243 người,
chiếm 75,23%, lao động nữ chiếm 24,47%. Tỷ lệ nam chiếm đa số tổng lao động
của xí nghiệp. Điều này phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp. Lao động nữ làm việc chủ yếu trong các bộ phận quản lý và phục vụ
như phòng kế toán , phòng kinh doanh, bộ phận dọn dẹp vệ sinh…
Theo tính chất lao động, Xí nghiệp làm trong lĩnh vực vận chuyển và khai
thác nên cần nhiều lao động trực tiếp hơn gián tiếp. Lao động trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn 89,78%, lao động gián tiếp 10,22%. Tỷ lệ lao động quản lý là hợp lý
trong tổng lao động làm cho bộ phận quản lý gọn nhẹ thuận lợi cho việc điều
hành của xí nghiệp.
Về trình độ lao động cũng được nâng lên
+ Trình độ đại học tăng 18 người từ 17 người năm 2008 lên 35 người năm
2009 tương ứng tỷ lệ tăng 105,8%
+ Trình độ cao đẳng giảm 39 người từ 42 người năm 2008 xuống 3 người
năm 2009 tương ứng với tỷ lệ giảm 92,85%
+ Số lượng công nhân kỹ thuật giảm 22 người từ 282 xuống tới 260 người
tương ứng với 7,8%
Qua phân tích trên ta thấy Xí nghiệp đã chú trọng đến tình hình sử dụng
lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để nâng
cao nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, từ đó sẽ nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động.
SV: Hà Thị Trang  9  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Trình độ tay nghề của công nhân cũng ảnh hưởng nhiều đến tiền lương và
vấn đề quản lý tiền lương của xí nghiệp. Sau đây là cơ cấu trình độ lao động và

tay nghề lao động bậc thợ
Bảng 2.2 : Cơ cấu bậc thợ công nhân của xí nghiệp từ 2008 - 2010
Bậc
thợ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ phát
triển (%)
Số
lượng
(người
)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người
)
Tỷ lệ
(%)
2009/2008 2010/2009
1 102 36,17 35 13,46 25 10,96 34,31 71,42
2 49 17,38 105 40,38 96 42,1 214,3 91,43
3 24 8,51 45 17,3 39 17,1 187,5 86,67
4 26 9,22 20 7,7 24 10,52 76,92 120
5 54 19,15 30 11,53 28 12,28 55,56 93,33

6 27 9,6 25 9,62 16 7,02 92,6 64
7 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 282 100 260 100 228 100
(Nguồn : Phòng tổ chức tài chính)

Qua bảng trên ta thấy bậc thợ trong xí nghiệp có sự biến đổi theo thời gian.
Năm 2008 thợ bậc 1 chiếm 36,17% trong tổng số công nhân nhưng đến năm 2009
chỉ còn 13,46% và đến năm 2010 còn 13,15%. Trong đó thợ bậc 2 đã có sự tăng
lên đáng kể năm 2008 chiếm 17,38%, năm 2009 chiếm 40,38%, năm 2010 42,1%.
Thợ bậc 3 tăng từ 8,51% năm 2008 lên 17,3% năm 2009 và 17,1% năm 2010.Thợ
bậc 4,5,6 cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể.
Qua bảng trên ta cũng nhận thấy công nhân có bậc thợ trung bình 2/7 và 3/7
chiếm tỷ lệ cao (>50%) trong tổng số công nhân, bậc thợ trung bình của nhà máy
là 2,5 điều này chứng tỏ tay nghề của công nhân xí nghiệp chưa được nâng cao.
SV: Hà Thị Trang  10  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Để khuyến khích lao động trong sản xuất, mỗi năm Xí nghiệp đều tổ chức thi
nâng bậc, tạo điều kiện những người thực sự có năng lực có thể phát huy mọi tiềm
năng của mình. Tuy nhiên để đáp ứng sự phát triển không ngừng của khoa hoc
công nghệ, Xí nghiệp cần có kế hoạch nâng cao chất lượng lao động (thể hiện
công nhân số bậc 4,5,6 sẽ tăng lên) để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi 2008 – 2010
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tuổi
SL
(người)
Tỷ trọng
(%)

SL
(người)
Tỷ trọng
(%)
SL
(người)
Tỷ trọng
(%)
< 30 155 38,55 134 37,74 117 36,22
30-40 83 20,65 79 22,25 75 23,21
41-45 54 13,43 44 12,39 39 12,07
45-50 59 14,68 50 14,08 47 14,55
51-55 51 12,69 48 13,52 45 13,93
Tuổi bình quân 30 30
30
(Nguồn : Phòng tổ chức tài chính)
Tuổi bình quân của toàn Xí nghiệp là 30 cho thấy xí nghiệp có đội ngũ lao
động trẻ là đông hơn lao động lành nghề và giàu kinh nghiệm. Cho nên Xí
nghiệp nên chú trọng công tác đào tạo cán bộ lao động. Như vậy Xí nghiệp có
đội ngũ lao động trẻ và nhiệt huyết với nghề, có thể tiếp thu khoa học và sử
dụng tốt máy móc thiết bị mới.
2.1.1.2. Công tác đào tạo lao động
-Xác định nhu cầu đào tạo.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và kế hoạch sản xuất hàng năm tiếp
theo của Xí nghiệp phòng tổ chức hành chính lập phương án sử dụng lao động,
và xác định nhu cầu đào tạo.
-Lập kế hoạch đào tạo
Trưởng phòng tổ chức hành chính tập hợp nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo
chung của xí nghiệp, trình giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt. Kế hoạch
đào tạo bao gồm nội dung sau:

+Mục đích yêu cầu đào tạo
SV: Hà Thị Trang  11  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
+ Nội dung đào tạo
+ Nghề đào tạo
+ Trình độ đào tạo
+ Hình thức đào tạo
+ Danh sách đào tạo
+ Nơi đào tạo
+ Thời gian thực hiện
+Kinh phí đào tạo
Bảng 2.4: Kế hoạch đào tạo nhân lực 3 năm 2008- 2010
(Nguồn : Phòng tổ chức tài chính)
Qua bảng kế hoạch đào tạo nhân lực ta thấy mỗi năm xí nghiệp đều có kế
hoạch cụ thể đào tạo nguồn nhân lực cho xí nghiệp. Mỗi năm kế hoach đào tạo
nhân lực về ngành nghề có sự khác nhau căn cứ vào tình hình thực tế của xí nghiệp.
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp
SV: Hà Thị Trang  12  Lớp: K4QLKT
Ngành nghề Năm 2008
(người)
Năm 2009
(người)
Năm 2010
(người)
Bổ túc CNKT nghề cần cẩu 5 2
Nghề vận hành xe đổ xỉ lò cao 6 2 3
CN trưởng dồn 13
Nghề ghép nối 6
Hóa vận 1
Nghiệp vụ bảo vệ 2 2 3

Bổ túc CNKT nghề hóa vận
Đào tạo tại chức 5 2 2
CN dỡ liệu 1 5
NV giao nhận hàng hóa 8
CN gác chắn 1
Bổ túc CNKT xe đổ xỉ lò cao 2
Khách hóa vận đường sắt 26
CN sửa chữa đường sắt 1 5
Bổ túc trưởng tàu (CNKT) 10 25
Bổ túc thi nâng bậc 31 56 30
Sát hạch công nhân trực tiếp
chạy tàu ga
123 97 102
Tổng 214 189 174
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
2.1.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh
Xí nghiệp Vận Tải Đường Sắt trực thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên,
là một DN Nhà nước được thành lập từ rất lâu. Với bề dày lịch sử và kinh
nghiệm kinh doanh trên thị trường, XN đã không ngừng mở rộng thị trường,
khách hàng của XN không chỉ bó hẹp trong phạm vị Công ty Gang Thép mà còn
rất nhiều các DN trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đó được thể hiện
qua bảng sau:
SV: Hà Thị Trang  13  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Bảng 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
(VNĐ)
Năm 2009
(VNĐ)

Năm 2010
(VNĐ)
Chênh lệch 3 năm
2009/2008 2010/2009
Tổng doanh thu 38 417 371 457 32 691 583 474 34 838 842 309 -14,9 6.57
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ
- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK
phải nộp
Doanh thu thuần 38 417 371 457 32 691 583 474 34 838 842 309 -14,9 6.57
Giá vốn hàng bán 32 617 984 423 28 516 809 238 30 283 801 935 -12,57 6.20
Lợi nhuận gộp 5 799 387 034 4 174 774 236 4 555 040 374 -28 9.11
Chi phí bán hàng 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2 043 805 740 3 258 466 812 5 446 388 590 59,43 67.15
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 3 755 581 294 916 307 424 - 891 348 216 -75,6 -197.28
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 42 277 560 42 500 000 1 372 369 860 0,52 3129.11
Chi phí hoạt động kinh doanh tài chính 29 582 500 31 865 000 1 366 678 498 7,72 4188.96
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 12 695 060 10 635 000 5 691 362 -16,22 -46.48
Các khoản thu nhập bất thường 0
Chi phí bất thường 0
Lợi nhuận bất thường 0
Tổng lợi nhuận trước thuế 3 768 276 354 926 942 424 - 885 656 854 -75,4 -195.55
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 0
Lợi nhuận sau thuế 3 768 276 354 926 942 424 - 885 656 854 -75,4 -195.55
(Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Hà Thị Trang  14  Lớp: K4QLKT

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ở trên và kết quả tính toán các chỉ
tiêu ta thấy tổng doanh thu của năm 2010 tăng so với năm 2009 là
2.147.258.835 đ và về số tương đối tăng 6,57% và doanh thu thuần cũng tăng
bằng với tổng doanh thu. Như vậy chứng tỏ hàng của xí nghiệp có chất lượng rất
tốt không bị giảm trừ doanh thu.
Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 6,2% về số tương đối và về mặt tuyệt
đối tăng 1.766.992.697 đ so với năm 2009. Lợi nhuận gộp cũng tăng 9.11%
và về số tuyệt đối tăng 380.266.138đ năm 2010 so với năm 2009. Như vậy
chứng tỏ giá vốn bỏ ra để thu được lợi nhuận gộp của năm 2010 so với năm
2009 đã tiết kiệm hơn, làm cho lợi nhuận gộp cũng được tăng hơn 2,91% so
với mức tăng của giá vốn .
Chi phí quản lý của xí nghiệp năm 2010 tăng cao so với năm 2009 là
67,15% về số tuyệt đối tăng 2.187.921.778 đ trong khi lợi nhuận gộp chỉ tăng
có 9,11% ( CPQL DN tăng gần gấp 5 lần lợi nhuận gộp) có lẽ đây cũng là
nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của xí
nghiệp bị lỗ tới 885.656.854 đ năm 2010. Do vậy mà lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp đã giảm 1.812.599.278 đ về số tuyệt đối, về số tương đối
giảm 195,55% so với năm 2009 .
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng lên tới 1.329.869.860đvề
số tương đối tăng 3129,11 % so với năm 2009. Bên cạnh đó thì chi phí về hoạt
động tài chính bỏ ra còn tăng cao hơn cụ thể là tăng tới 1.334.813.498 đvề số
tương đối tăng 4198,86% nhưng trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động tài
chính giảm 46,48% về số tuyệt đối giảm 4.943.638 đ. Như vậy có thể nói xí
nghiệp đã bỏ ra số chi phí quá cao trong khi lợi nhuận thu về thì lại thấp cũng có
thể do dây là bước đầu của việc xí nghiệp đang có xu hướng mở rộng và chuyển
hướng sang hướng hoạt động kinh doanh.
Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2010 giảm so với năm 2009 là
-1812599278đ về số tương đối giảm 199,55%, do khoản chi phí quản lý doanh
nghiệp và chi phí hoạt động tài chính năm 2010 tăng đột biến.

SV: Hà Thị Trang  15  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Kết luận: Doanh thu và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2010 đều
tăng so với năm 2009 nhưng do chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tù hoạt
động kinh doanh tài chính tăng mạnh hơn cả doanh thu của xí nghiệp nên làm
cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm mạnh so với năm 2009
2.1.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Xem xét, đánh giá khái quát tình hình biến động của tài sản và nguồn
vốn sẽ cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tài chính trong kỳ, quá
trình sản xuất kinh doanh trong kỳ có hiệu quả hay không. Điều đó cho phép
xí nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh và dự
đoán được nhu cầu vốn, tài sản và xu hướng phát triển mới của xí nghiệp.
Trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý tài sản và nguồn vốn
hiện có của xí nghiệp.
SV: Hà Thị Trang  16  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch (%) 2008- 2010
2009/2008 2010/2009
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
11 040 469 736
15 085 449 058 25 531 206 136 36,63 69.24
I. Tiền
185 398 919
50 053 535 161 968 926 223.59
1. Tiền(111,112,113)
185 398 919
11 181 624 10 586 469 -5.322617
II. Các khoản phải thu

7 216 980 333
11 547 114 502 18 983 508 048 60 64.40
1. Phải thu của khách hàng
569 304 393
32 924 735 144 892 088 -94,2 340.07
2. Phải thu nội bộ
6 582 522 392
11 382 963 494 18 737 881 392 72,93 64.61
-Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
6 582 522 392
8 500 612 220 12 778 550 474 29,14 50.33
-Phải thu nội bộ khác 2 882 351 274 5 959 330 918 106.75
3. Các khoản phải thu khác
65 153 548
131 226 273 100 734 568 101,4 -23.24
III. Hàng tồn kho
638 090 484
3 484 771 121 6 359 644 778 446,12 82.50
1. Nguyên liệu vật liệu tồn kho
3 559 060 418
3 420 174 030 5 638 160 612 -3,9 64.85
2. Công cụ dụng cụ trong kho
44 848 255
56 212 260 77 303 358 25,33 37.52
3. Chi phí SXKD dở dang 635 795 977
4. Thành phẩm tồn kho
34 181 811
8 384 831 8 384 831 -75,46 0.00
IV. Tài sản lưu động khác 3 509 900 26 084 384 643.17
1. Tạm ứng 3 509 900 21 629 839 516.25

2. Chi phí trả trước 4 454 545
B. Tài sản cố định và đàu tư dài hạn
76 510 018 790
66 114 070 303 54 527 027 743 -13,58 -17.53
I. Tài sản cố định
76 510 018 790
65 593 102 970 54 527 027 743 -14,27 -16.87
1. TSCĐ hữu hình
76 510 018 790
65 593 102 970 54 512 527 743 -14,27 -16.89
-Nguyên giá
203 451 574 077
203 451 574 077 199 274 830 166 0 -2.05
-Giá trị hao mòn lũy kế
-126 941 555 287
-137 858 471 107 -144 762 302 423 -8,6 5.01
SV: Hà Thị Trang  17  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
2. TSCĐ vô hình 14 500 000
-Nguyên giá
20 265 765
20 265 765 38 265 765 0 88.82
- Giá trị hao mòn lũy kế
-20 265 765
- 20 265 765 - 23 765 765 0 17.27
II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 520 967 333
TỔNG TÀI SẢN
87 550 488 526
81 199 519 361 80 058 233 879 -7,2 -1.41


Nguồn vốn
A. NỢ PHẢI TRẢ 18 788 175 266 13 360 765 871 14 586 018 562 -28,88 9.17
I. Nợ ngắn hạn 18 776 409 241 13 360 765 871 14 586 018 562 -28,84 9.17
1. Nợ dài hạn đến hạn trả
2. Phải trả cho người bán 317 194 418 222 025 945 429 096 480 -30 93.26
3. Người mua trả tiền trước

190 700 720
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 52.410.368 37 481 542 -28,48 -100.00
5. Phải trả công nhân viên 2 462 971 373 1 400 860 324 1 480 481 746 -43,12 5.68
6. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 15.856.673.960 11 523 276 008 12 146 551 086 -27,33 5.41
7. Các khoản phải trả phải nộp khác 87.159.122 177 122 052 339 188 530 103,2 91.50
II. Nợ khác 11.766.025
1. Chi phí phải trả 11.766.025
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 68.762.313.260 67 838 753 490 65 472 215 317 -1,34 -3.49
I. Nguồn vôn, quỹ 68.327.800.378 67 838 753 490 65 472 215 317 -0,71 -3.49
1. Nguồn vốn kinh doanh 67.121.377.255 67 697 550 454 67 394 007 931 0,58 -0.45
2. Lợi nhuận chưa phân phối 1 206 423 123 141 203 036 -1 921 792 614 -88,3 -1461.01
SV: Hà Thị Trang  18  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 434.512.882
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 155.585.544
2.Quỹ quản lý cấp trên 278.927.338
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 87.550.488.526 81 199 519 361 80 058 233 879 -7,25 -1.41
(Nguồn: Phòng Kế toán )
SV: Hà Thị Trang  19  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Qua bảng trên ta thấy rằng tổng tài sản(nguồn vốn) của công ty năm 2010
giảm so với năm 2009 là 1.141.285.482 đồng(ứng với tỷ lệ -1,4%)
*Phân tích cơ cấu tài sản

Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 10.445.757.078 đồng điều này chứng tỏ quy mô của xí nghiệp đang
được tăng lên, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhân tố này là do:
-Lượng tiền năm 2010 tăng lên so với năm 2009 tương ứng tăng lên
223,59% chứng tỏ xí nghiệp có khả năng huy động vốn tốt.
-Các khoản phải thu tăng lên 7.436.393.546 đồng tương ứng 64,4% cho
thấy xí nghiệp không gặp nhiều khó khăn trong qua trình thu hồi nợ.
-Hàng tồn kho của xí nghiệp tăng 2.874.873.657 đồng tương ứng với
82,5% là do:
+ Các loại tài sản ngắn hạn khác tăng 22.574.484 đồng tương ứng
643,17% điều này là do các khoản tạm ứng tăng.
+ Tài sản dài hạn năm 2010 giảm 11.587.042.560 đồng tương ứng giảm
17,53% chủ yếu do tài sản cố định giảm 11.066.075.227 đồng tương ứng giảm
16,87% do một số tài sản của xí nghiệp đã hết khầu hao.
+ Tài sản cố định
Xí Nghiệp Vận Tải Đường Sắt Thái Nguyên là một doanh nghiệp dịch vụ,
là đơn vị trực thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên nên đa phần máy móc
thiết bị của XN đều do Công ty điều chuyển xuống. Với đặc điểm kinh doanh là
vận chuyển và xếp dỡ các thiết bị hoạt động trên các tuyến đường sắt trong
Công ty nhằm phục vụ dây truyền luyện kim và cán thép của Công ty Gang
Thép Thái Nguyên nên TSCĐ chiếm phần lớn giá trị trong tổng giá tri TS của
XN. Từ Bảng cân đối kế toán năm 2010 của XN ta có:
SV: Hà Thị Trang  20  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản cố định của xí nghiệp vận tải đường sắt
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1. TSCĐ hữu hình
65 593 102 970 54 512 527 743
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
203 451 574 077 199 274 830 166

Giá trị hao mòn lũy kế
-137 858 471 107 -144 762 302 423
2. TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Giá trị hao mòn lũy kế
3. TSCĐ vô hình
14 500 000
Nguyên giá . TSCĐ vô hình 20 265 765 38 265 765
Giá trị hao mòn lũy kế - 20 265 765 - 23 765 765
Tổng tài sản 65 593 102 970 54 527 027 743
(Nguồn: Phòng kế toán)
Giá trị TSCĐ của XN vào đầu năm 2010 là: 65.593.102.970 (đồng)
Giá trị TSCĐ của XN vào cuối năm 2010 là: 54.527.027.743 (đồng)
Từ chỉ tiêu trên ta thấy XN đã giảm TSCĐ. Đầu năm 2010 TSCĐ chiếm
81,93% trong tổng giá trị tài sản của XN, tới thời điểm cuối năm TSCĐ chỉ còn
68,11% trong tổng giá trị tài sản.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích sự biến động của nguồn vốn để qua đó đánh giá sự biến động của
các nguồn vốn trong doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình
hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
SV: Hà Thị Trang  21  Lớp: K4QLKT
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
=
65.593.102.970
80.058.233.879
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
năm 2009
=

= 81.93%
881,93%81.
981.93173868
81.93173868
1.500409451
54.527.027.743
80.058.233.879
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
năm 2010
=
= 68,11%
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Tổng cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp giảm đi 1.141.285.482 đồng .
Nguyên nhân ảnh hưởng tình hình này là do:
Nợ phải trả tăng lên 1.225.252.691 đồng tương ứng tăng 9,17%. Là do
nợ ngắn hạn tăng 1.225.252.691 đồng.
Khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng 162.066.478 đồng ứng với tỷ lệ
tăng 91,5 %, khoản phải trả người lao động tăng 79.621.422 đồng hay tăng
5,68% cho thấy hoạt động sản xuất trong năm tăng, đáp ứng việc làm ổn định
cho người lao động nhưng XN cần có kế hoạch trả lương cho người lao động kịp
thời để đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, khuyến khích người lao
động tăng năng suất sản xuất sản phẩm trong XN.
XN không có các khoản vay; nợ dài hạn, đây là một cố gắng rất lớn XN.
Điều này cho thấy tình hình tài chính của XN ngày càng vững mạnh, không cần
phải vay mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng của XN.
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 2.366.538.173 đồng tương ứng với 3,57%
nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là 65.472.215.317
đồng giảm 2.366.538.173 đồng tương ứng 3,57% và nguồn vốn kinh doanh giảm
303.542.523 đồng, lợi nhuận chưa phân phối giảm 2.062.995.650 đồng.
2.2. Thực trạng công tác quản lí tiền lương tại xí nghiệp vận tải đường sắt

Thái Nguyên
2.2.1. Quy chế quản lý và phân phối tiền lương của Xí nghiệp
2.2.1.1 Căn cứ xây dựng quy chế
- Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ 28/2010/NĐ-CP quy định mức
lương tối thiểu chung
-Căn cứ vào nghị định 86/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007
- Căn cứ vào Nghị định 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004
-Căn cứ thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003
-Căn cứ vào nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002
- Căn cứ vào Nghị định 3/2001/NĐ-CP ngày 1/11/ 2001
SV: Hà Thị Trang  22  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
-Căn cứ vào Điều lệ tổ chức hoạt động của Xí nghiệp vận tải đường sắt
Thái Nguyên.
2.2.1.2. Một số quy định trong quy chế quản lý tiền lương
- Trường hợp CBCNV nghỉ phép, nghỉ việc, nghỉ ốm… thì hưởng theo
chế độ nhà nước qui định.
- Đơn giá ban hành trong quy chế đã bao gồm tổng thể tiền lương sản
phẩm, công việc. Khi các đơn vị có nhu cầu hỗ trợ như: cẩu, cần trục, móc cáp,
hàn điện, hàn hơi…thì các đơn vị tự thỏa thuận thanh toán tiền lương cho nhau.
Các quyết định giao việc chỉ có ý nghĩa về mặt tổ chức, không để thanh toán
tiền lương.
- Các sản phẩm phát sinh (ngoài phụ lục đơn giá) mức chi phí tiền lương
được gói gọn theo khối lượng, chất lượng nhiệm vụ giao.
- Các cán bộ phục vụ, phụ trợ, xác định theo biên lao động, trả lương bằng
70% đến 80% lương sản phẩm bình quân sản xuất, có xem xét đến nhóm cấp
bậc công việc bình quân và tùy thuộc vào vị trí, nhiệm vụ cụ thể.
- Học tại chức, học nâng cao trình độ, học nâng bậc, hội họp do xí nghiệp
triệu tập từ 01 ngày trở lên tiền lương trả tương đương với tiền quản lý chung
của xí nghiệp nhưng có xét đến chênh lệch hệ số với hệ số lương bình quân quản

lý và không quá 100% lương cấp bậc.
- Thực hiện khoán gọn tiền lương theo khối lượng và kết quản sản
xuất(tấn, m3, thanh…).
- Mọi sản phẩm đều phải được nghiệm thu chất lượng, nhập kho XN.
- Thực hiện trả lương theo đơn giá và khối lượng, chất lượng công việc
được xác định trong phiếu nghiệm thu.
2.2.1.3. Phân phối tiền lương ở đơn vị bộ phận
* Phân phối tiền lương theo lương cơ bản và chất lượng lao động gồm:
- Lương vòng I: Phân phối một phần tiền lương theo lương cơ bản và ngày
công thực tế của CBCNVC. Có thể phân phối từ 50% đến 70% lương cơ bản và
SV: Hà Thị Trang  23  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
ngày công của từng người, mức độ phân phối tiền lương theo lương cơ bản tùy
vào sự phức tạp và nhiệm vụ chung của xí nghiệp.
- Lương vòng II: Phân phối tiền lương còn lại theo cách phân phối đều, theo
ngày công lao động hoặc phân phối theo chất lượng lao động và ngày công thực
tế. Việc phân loại chất lượng lao động và ngày công thực tế. Việc phân loại chất
lượng lao động và hệ số để phân phối lương theo phân loại lao động do đơn vị
quy định. Xí nghiệp trả lương cho CBCNVC vào 21 hàng tháng.
* Phân phối tiền lương theo chất lượng lao động
Tiền lương phân phối theo chất lượng lao động, tính chất công việc được giao,
ngày công lao động thực tế của công nhân viên. Ở phương pháp náy, đơn vị bộ
phận phân loại lao động và vị trí làm việc theo loại A, B, C. Hệ số để phân loại
tiền lương do XN quy định. Trong phương pháp này ưu tiên công nhân viên có
hệ số lương cao hơn, song tùy thuộc vào từng trường hợp.
- Về trình độ được xác định theo:
+ Trình độ chuyên môn, tay nghề làm công việc hiện tại.
+ Sức khỏe
+ Vị trí được phân công
+ Ý thức trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ được giao

+ Chấp hành sự phân công của đơn vị, bộ phân.
* Phân phối lương lao động quản lý và phục vụ quản lý
- Lao động quản lý gồm các viên chức chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ở
các phòng chức năng, ở đơn vị sản xuất theo quy định của công ty về tổ chức bộ
máy của XN.
- Lương lao động quản lý, phục vụ quản lý được tính trên cơ sở khoán hệ
số lương cho các phòng, đơn vị. Hệ số lương khoán được xác định như sau:
Khoán HSL QL chung = 0.6 x HSLCB của phòng, bộ phận + 0.45 x HSL QL
bình quân toàn XN x Biên chế LĐ của phòng bộ phận
SV: Hà Thị Trang  24  Lớp: K4QLKT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP  ĐH KT& QTKD TN
Hệ số quản lý bình
quân toàn xí nghiệp
=
Tổng HSL CB toàn xí nghiệp
Tổng biên chế lao động toàn xí nghiệp
+ Cán bộ quản lý cấp cao của Xí nghiệp có 2 người với hệ số lương bình
quân là 5,65
+ Lao động gián tiếp có 31 người với hệ số lương cấp bậc bình quân
là 3,23
+ Lao động trực tiếp có 290 người với hệ số lương cấp bậc bình quân
là 2,46
Hệ số lương cấp bậc bình quân toàn đơn vị:
(2 x 5,65) + (3,23 x 31) +( 290 x 2,46)
= 2,55
323
Ngoài ra khi tính toán HSL phòng hành chính quản trị được nhân với hệ số
0,96 . Phòng kỹ thuật nhân với hệ số 0,985.
Lương bộ
phận bảo vệ

=
90% x lương
bình quân quản

+
Hệ số lương bình quân bảo vệ x
Biên chế
HSL bình quân quản lý
Lương bộ
phận nhà an
ca
=
80% x lương
bình quân
quản lý
+
Hệ số lương bình quân cấp bậc x Biên chế
HSL bình quân quản lý
-Khi phân phối tiền lương thống nhất phân phối lương quản lý và phục vụ
như sau:
+ 70% quỹ lương quản lý phân phối theo lương cơ bản của công nhân viên
+ 30% còn lại phân phối theo bình quân lao động.
* Tiền lương chức danh
SV: Hà Thị Trang  25  Lớp: K4QLKT

×