Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương xí nghiệp Thanh Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.95 KB, 44 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một công cụ phục vụ quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cung cấp
những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm
như nhà đầu tư, Ngân hàng, Nhà nước…
Một Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức công tác tốt sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát
triển của đất nước. Lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh và
nó là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó tiền lương là
biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động, theo thời gian, theo sản phẩm, khối lượng công việc phát triển kinh tế gia
đình nhằm tái sản xuất lao động, mua sắm các thiết bị cần thiết để cải tạo đời sống vật
chất, tinh thần. Vì vậy đòi hỏi kế toán Tiền lương phải đảm bảo tính đúng và thanh toán
kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng
năng suất lao động và cải thiện đời sống của người lao động. Nhận biết được tầm quan
trọng của tiền lương trong doanh nghiệp nên em đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương” để làm chuyên đề thực tập của mình.
5. Ngoài phần mở đầu, kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm sản xuất khẩu Thanh Lộc.
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm sản xuất khẩu
Thanh Lộc
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng các anh chị của Xí
nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian thực tập. Tuy em đã cố gắng nhiều nhưng do hạn chế về thời
gian và kiến thức, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện



Võ Thị Hoài Thanh
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 1 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1. Khái niệm:
Tiền lương ( hay tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất lao động, bù
đắp hao phí lao động của công nhân viên bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Các khoản trích theo lương:
- BHXH chính là các khoản tính và chi phí để hình thành lên quỹ BHXH, sử dụng
để chi trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao
động.
- BHYT là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự
đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm và sử dụng
quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
- BHTN là chính sách để người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao
động, đồng thời chính sách BHXH nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp
- Kinh phí công đoàn là khoản trích nộp sử dụng với mục đích cho hoạt động của
tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.
1.1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao
động. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho
người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động
đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền
lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi
con người.

- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp các nhà quản lý sử dụng
quỹ tiền lương có hiệu quả nhất tức là hợp lý hóa chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có
lãi. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tiền lương của doanh nghiệp, để từ đó
doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo
- Ngoài tiền lương người lao động còn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợ cấp
BHXH, BHYT,…các khoản này cũng trợ giúp động viên người lao động.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 2 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Phản ánh đày đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên và
các khoản liên quan khác cho công nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng.
- Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
- Định kỳ, phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương.
1.2. Các hình trả lương trong doanh nghiệp
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc
kỹ thuật hoặc chức danh và thay bậc lương quy định.
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng( số lượng)
sản phẩm công việc đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.
Hình thức này gồm những loạitrả lương như sau:
- Trả lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động được
theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản
phẩm.
Tiền lương
sản phẩm.
- Trả lương sản phẩm gián tiếp: áp dụng đối với những công nhân phục vụ mà
công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc đạt và vượt mức của công
nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.

Tiền lương
sản phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: là hình thức tiền lương trả cho người lao động
gồm: tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thưởng tính theo tỷ lệ lũy tiến, căn
cứ vào mức lao động đã quy định.
Tiền lương
SP lũy tiến
=
Đơn giá
lượng
SP
x
Số lượng
SP đã
hoàn
thành
x
Đơn
giá
lượng
SP
x
Số lượng SP
vượt kế
hoạch
x
Tỷ lệ tiền
lương lũy
tiến
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 3 Lớp: KTTH5_12

=
Khối lượng SPHT x Đơn giá tiền lương sản phẩm
=
Đơn giá Tiền lương
gián tiếp
Số lượng sản phẩm hoàn
x thành của công nhân
sản xuất chính
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Ngoài tiền lương theo sản phẩm hoặc theo
thời gian, người công nhân còn nhận thêm khoản tiền thưởng theo qui định: Thưởng tiết
kiệm nguyên vật liệu, thưởng hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng cao
- Tiền lương theo sản phẩm tập thể: Trước hết tíh tiền lương chung cho cả tập thể
sau đó tiến hành chia lương cho từng người trong tập thể( tổ).
1.2.3. Hình thức khoán lương
Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc
theo đúng chất lượng được giao.
Tiền lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ hoàn thành phần trăm công việc
1.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
1.3.1. Quỹ tiền lương
1.3.1.1. Khái niệm:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo số công nhân viên
của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương.
1.3.1.2. Phân loại quỹ lương: Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương tính theo thời gian,tiền lương tính theo sản phẩm và lương khoán
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ
qui định.
-Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép…
- Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ…

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…
Về phương diện hạch toán , tiền lương công nhân viên của doanh nghiệp sản xuất được
chia thành tiền lương chinh và tiền lương phụ.
Trong đó:
+ Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính gồm: tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp làm
đêm, phụ cấp thêm giờ)
+ Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian lao động nghỉ phép,
nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ
ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan… được hưởng lương theo chế độ.
1. 3.2. Các khoản trích theo lương
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 4 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
1.3.2.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương (gồm
tiền lương cấp bậc và khoản phụ cấp khác như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đất đỏ, phụ
cấp thâm niên… của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng) phải trả cho cán bộ
công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ
lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng.
Trong đó 18% tính vào chi phí sản xuất, 8% trừ vào thu nhập của người lao động.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH quản lý.
Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị
ốm đau, thai sản… trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH (phiếu nghỉ hưởng BHXH, các
chứng từ khác có liên quan). Cuối tháng (quý) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản
lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại doanh nghiệp.
1.3.2.2. Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ này được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải
trả công nhân viên trong kỳ.

Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ bảo hiểm y tế theo tỷ lệ 4,5% trên
tổng số tiền lương cơ bản cúa công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương người lao
động
1.3.2.3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả
cho công nhân viên
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương
phải trả cho công nhân viên trong tháng, trong đó 2 % tính hết vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
1.3.2.4. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ)
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho
công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương
phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó
1% đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở.
1.4. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 5 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
1.4.1. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công( Mẫu 01- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương(Mẫu 02- LĐTL)
- Phiếu nghỉ thưởng bảo hiểm xã hội( Mẫu 03- LĐTL)
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội( Mẫu 04- LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc việc hoàn thành
- ….
1.4.2. Sổ sách sử dụng
1.4.2.1. Sổ kế toán chi tiết
- Hình thức nhật ký chung: Các sổ/ thẻ kế toán chi tiết( sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân
hàng, sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng, sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả nhà

cung ứng, Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm, Thẻ kho/ sổ
chi tiết vật tư )
- Hình thức chứng từ ghi sổ: chứng từ ghi sổ,các sổ thẻ/ kế toán chi tiết(Sổ quỹ tiền mặt,
sổ tiền gửi ngân hàng, Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư, thẻ tài sản cố định, )
- Hình thức Nhật ký -Sổ cái: Các sổ/ thẻ kế toán chi tiết (Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân
hàng, Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư, thẻ tài sản cố định, )
- Hình thức Nhật ký - Chứng từ: Bảng kê, Các sổ /thẻ kế toán chi tiết(Sổ quỹ tiền mặt, sổ
tiền gửi ngân hàng, Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư, thẻ tài sản cố định, )
1.4.2.2.Sổ kế toán tổng hợp
- Hình thức nhật ký chung: Sổ nhật ký chung và Sổ cái ,Sổ tổng hợp về tình hình tăng
giảm tài sản cố định, Sổ tổng hợp vềtình hình tăng giảm công cụ dụng cụ, Bảng tổng hợp
nhập xuất tồn kho
- Hình thức chứng từ ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái
- Hình thức Nhật ký- Sổ cái: Sổ nhật ký- Sổ cái
- Hình thức Nhật ký- Chứng từ: Sổ nhật ký -chứng từ, sổ cái.
1.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.1. Tài khoản sử dụng
1.5.1.1. Tài khoản 334: “ Phải trả công nhân viên”
- Nội dung: Tài khoản này dung để phản ánh tài khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả thuộc về thu nhập của nhân viên trong công
Kết cấu
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 6 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
TK 334 -
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, và
thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã các khoản khác phải trả cho công nhân
ứng cho công nhân viên. viên và BHXH.
- Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương - Các khoản tiền công phải trả cho lao động
của công nhân viên. thuê ngoài.
- Kết chuyển lương công nhân đi vắng

chưa lĩnh
Số dư: Các khoản tiền lương, tiền
, thưởng BHXH và các khoản khác còn
phải trả công nhân viên.
TK 334 có 2 TK cấp 2: + TK 3341- Phải trả công nhân viên trong doanh nghiệp
+ TK 3348- Phải trả người lao động thuê ngoài( thời vụ)
1.5.1.2. TK 338” Phải trả phải nộp khác”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338
Nợ TK 338 Có
- Kết cấu chuyển giá trị tài sản thừa vào - Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa rõ
các tài khoản liên quan nguyên nhân).
- BHXH phải trả cho CNV - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập
- KPCĐ chi tại đơn vị thể( đã xác định được nguyên nhân).
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào
cơ quan quản lý quỹ BHXH, quỹ BHYT chi phí sản xuất kinh doanh.
và KPCĐ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tính trên - Các khoản thanh toán với công nhân viên về
doanh thu nhận trước (nếu có). tiền nhà, điện nước ở tập thể.
Các khoản phải trả phải nộp khác. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
- Trích BHXH, BHYT trừ vào lương của
công nhân viên.
- Các khoản phải trả khác
Số dư: Số tiền còn phải trả, còn phải nộp.
- Trị giá tài sản phát hiện thừa còn chờ giải
quyết
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 7 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Tài khoản 338 được chi tiết:
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội

+ TK 3384: Bảo hiẻm y tế
+ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
1.5.2. Trình tự hạch toán
1.5.2.1. Phương pháp hạch toán tiền lương
TK 334
TK 111, 112 TK 622, 623, 627, 641, 642

Tiền lương và các khoản Tiền lương và các khoản phụ cấp
trích theo lương phải trả người lao động ở các BP
TK 111, 112 TK 3383

Chi tiền cho nhân viên BHXH trả thay lương
tạm ứng lương ( Trợ cấp ốm đau, thai sản )
TK 512 TK 353
Trả lương thưởng cho người Tiền thưởng phải trả cho người
LĐ bằng SP, hàng hóa lao động
TK333( 33311) TK 335
Thuế GTGT( nếu có) Tiền lương nghỉ phép thực tế
phải trả cho người lao độn
Sơ đồ 1. Phương pháp hạch toán tiền lương

SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 8 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
1.5.2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương
TK 338

TK 111, 112 TK 622, 627, 641, 642
Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương( 23 % )
đã thanh toán cho cấp trên
TK 334 TK 334

BHXH trả thay lương Khấu trừ vào lương các khoản
trích ( 9.5 %)
Sơ đồ 2. Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 9 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN KINH DOANH LÂM SẢN XUẤT
KHẨU THANH LỘC
2.1. Khái quát chung về Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm sản xuất khẩu Thanh
Lộc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm
sản xuất khẩu Thanh Lộc
2.1.1.1. Quá trình hình thành
Xí nghiệp CBKD Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Lộc là một xí nghiệp hoạt động chuyên sâu
trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng tinh chế sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
Tên công ty: Xí nghiệp CBKD Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Lộc
Trụ sở việc: Đường số 11- khu công nghiệp Hòa Khánh - Quận Liên Chiểu-TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 05113.731.877
Fax: 05113.731.855
Mã số thuế:4000321561 - 001
Xí Nghiệp CBKD Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Lộc được thành lập từ năm 2006,là chi
nhánh của Công Ty TNHH CBKD Lâm Sản XK Và TMDV Thanh Lộc tại Duy Xuyên -
Quảng Nam.
Xí Nghiệp Thanh Lộc được mua lại từ Lâm Trường Sông Nam cũ tại đường Số 11-KCN
Hòa Khánh-Liên Chiểu- TP Đà Nẵng.Đến năm 2008 di dời xây dựng mới cũng trên tuyến
đường trên với tổng vốn đầu tư là 15.000.000.000vnđ( Mười lăm tỷ đồng).
Người đứng đầu Chi nhánh là ông Lê Anh Tuấn giữ chức vụ Giám Đốc.
Ngành nghề kinh doanh của XN là: Tinh chế sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, hàng mộc
dân dụng( Có nguồn gốc hợp pháp), gia công cưa xẻ gỗ, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận
chuyển.

Do mới thành lập nên Xí Nghiệp gặp khó khăn và thuận lợi như sau:
- Thuận lợi: Để phát triển mở rộng sản xuất của công Ty,đưa các mặt hàng dân
dụng vào thị trường ngoài tỉnh thành phố,hội nhập kinh tế thế giới Xí nghiệp đã có máy
móc thiết bị ,nhà xưởng ,sản xuất hàng lâm sản xuất khẩu được mua lại từ lâm trường SN
cũ,nên hàng hóa làm ra có nơi tiêu thụ.
- Khó khăn: Vì mới được thành lập và gặp cơn bão số 6 nên quá trình sản xuất gặp
nhiều khó khăn,làm chậm trễ tốc độ sản xuất kinh doanh.
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 10 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản Xuất
Khẩu Thanh Lộc
2.1.1.1. Chức năng
- Thu mua nguyên vật liệu liên quan đến quá trình chế biến tinh chế, đồ mộc xuất
khẩu và gỗ xây dựng cơ bản nội địa, tối đa hóa lợi nhuận nhằm đảm bảo sự sống cho xí
nghiệp, đảm bảo việc làm cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.
2.1.1.2. Nhiệm vụ
Xí nghiệp có ngành nghề kinh doanh đặc thù là chế biến lâm sản xuất khẩu chủ yếu là đồ
gỗ nên có các nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trên cơ sở do Công ty đề ra, chịu trách
nhiệm trước Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp và với khách hàng
của mình.
- Có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụ với Công ty, đồng thời
tăng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất.
- Ưu tiên sử dụng lao động trong địa phương. Thực hiện đúng chính sách và pháp
luật đối với người lao động. Tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng , nâng cao trình độ cho cán
bộ, nhân viên trong Xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
- Bảo vệ môi trường và trật tự an ninh xã hội trong khu vực.

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Ghi chép sổ sách đầy đủ và quyết toán đúng theo quy định của pháp luật kế toán
thống kê hiện hành và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
- Thực hiện các chế độ, chính sách quản lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý tài sản, chính sách cán bộ, tài chính tiền lương công bằng
trong thu nhập.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh phát triển kế hoạch và mục tiêu
chiến lược của công ty.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 11 Lớp: KTTH5_12
GIÁM ĐỐC
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
.
.
Sơ đồ 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp
2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận
Giám đốc: là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và trước cơ quan Nhà
nước. Giám đốc Công ty quyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc các vấn đề cần thiết, điều hành
công việc do giám đốc phân công; đôn đốc và giám sát hoạt động của các bộ phận trong
công ty.
Phòng kinh doanh
Là bộ phận rất quan trọng trong công ty, góp phần lớn trong sự thành công và phát
triển của công ty. Phòng có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn hàng, nhà cung cấp và đầu vào
của sản phẩm như: gỗ, vis, keo, đinh,…và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, ính giá tahnhf
cho sản phẩm. ngoài ra phòng còn tham mưu cho Ban Giám đốc trong quả trình ký kết
hợp đồng kinh tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh và cùng với các phòng ban chức năng
khác lập kế hoạch cho các bộ phận trực thuộc để tổ chức kinh doanh hiệu quả.

Phòng kế toán
Là bộ phận giúp cho giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán hành chính, thống
kê công tác kế toán tì chính, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán của xí nghiệp. Lập kế
hoạch tài chính hàng năm, tìm biện pháp, giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đồng vốn có
hiệu quả.
Xưởng PU, hoàn thiện sản phẩm
Tổ chức lắp ráp, phun sơn, nhúng dầu, đóng gói bao bì hoàn thiện
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 12 Lớp: KTTH5_12
PHÓ GIÁM ĐỐC
XƯỞNG
XẺ
XƯỞNG
TCSX
XƯỞNG
PU,
HÒAN
THIỆN
SP
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒN
G KINH
DOANH
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.1.4. Sơ đồ hình thức kế toán tại xí nghiệp
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp

2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng

Lập kế hoạch tài chính, lên báo cáo tổng hợp, lập các bảng phân bổ và kết chuyển
tài khoản. Phân tích hoạt động kinh tế, kết hợp với các phòng ban công ty thiết lập các
định mức chi phí, định mức khoán doanh thu và các loại định mức nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh, quan lý sử dụng vốn, vật tư hàng hóa phù hợp với đặc điểm kinh doanh
ngành hàng và điều lệ công ty. Có trách nhiệm trong việc thực hiện các chế độ báo cáo,
quyết toán theo định kỳ về hoạt động tài chính của công ty. Chịu tách nhiệm trước Giám
đốc công ty và các cơ quan quản lý nhà nước về việc chỉ đạo hướng dẫn cách lập báo cáo
và kiểm tra công tác kế toán của các kiểm toán viên.
Kế toán kho
Căn cứ vào các định mức nguyên vật liệu thiết lập phiếu xuất kho. Hàng tháng
khóa sổ lập biên bản kiểm kê kho vào ngày cuối tháng( nhập- xuất- tồn ). Biên bản có
chữ ký của thủ kho. Cuối mỗi quý có phân tích chi phí vật liệu phụ dùng để phục vụ công
tác sản xuất.
Kế toán tiền lương và BHXH, kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ thanh toán tiền
lương và BHXH theo chế độ hiện hành cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty theo
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 13 Lớp: KTTH5_12
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
KHO
KẾ TOÁN
TIỀN
LƯƠNG $
BHXH,
VỐN BẰNG
TIỀN
KẾ TOÁN
NGUYÊN
VẬT LIỆU
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc

quyết định của giám đốc, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.Ngoài ra còn nhập các phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở, mở sổ theo dõi các
khoản thu, chi bằng tiền mặt phát sinh hằng ngày tại Công ty, đồng thời theo dõi tình hình
chi trả qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Và có trách nhiệm bảo quản tiền mặt, theo dõi
các khoản thu, khoản chi tiền mặt hằng ngày và phản ánh vào sổ quỹ. Cuối tháng tính ra
số tồn quỹ gửi cho kế toán trưởng.
2.1.5. Hình thức kế toán áp dụng tại xí nghiệp
2.1.5.1. Sơ đồ hình thức kế toán
Tại công ty sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức chứng từ ghi sổ và được thể hiện
qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chứng từ ghi sổ
Chứng từ
Sổ quỹ Bảng tổng Sổ kế toán
hợp chứng từ chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ Chứng từ ghi sổ
ghi sổ
Bảng tổng hợp
Sổ cái chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.5.1.2. Trình tự ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ.

Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 14 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng
để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tỏng số
phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân
đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được
lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số
dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng Tổng hợp chi tiết.
2.5.1.3. Một số chỉ tiêu khác
2.6.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản
Xuất Khẩu Thanh Lộc
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây( 2011- 2013)
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng doanh thu 7.106.525.256 24.775.969.320 34.038.404.300
2 Tổng chi phí 6.598.046.980 23.147.163.024 31.713.059.009
3 Tổng nguồn vốn 13.629.638.896 32.222.897.798 30.065.115.942
4 Vốn chủ sở hữu 13.328.377.955 15.966.183.210 17.291.306.127
7 Tổng LN trước thuế 508.478.276 1.628.806.269 2.325.345.491
8 Nộp NSNN 419.983.471 124.770.000 79.520.000
9 Tỷ suất LN trên VCSH 3,8% 10,2% 13,4%
10 Tỷ suất LN/Nguồn Vốn 3,7% 5,1% 7,7%

11 Tỷ suất LN/ doanh thu 7,2% 6,6% 6,8%
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 15 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp chế
biến kinh doanh Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Lộc
2.2.1. Đặc điểm về lao động
Thuận lợi
-Nguồn lao động hiện nay so với năm 1999: số lao động không có chuyên môn kỹ
thuật giảm 4,93%, còn số lao động trình độ sơ cấp , trung cấp, cao đẳng , đại học đều tăng
lên cả về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu lao động
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu
nhanh khoa học kĩ thuật.
Khó khăn
- Lực lượng có trình độ cao còn ít
- Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 20%)
- Năng suất lao động vẫn còn thấp
- Quỹ thời gian lao động chư sử dụng hết
2.2.2. Các hình thức trả lương tại Xí nghiệp
+ Tiền lương hàng tháng được nhận là tổng tiền lương cấp bậc và lương công việc cụ
thể:
- Lương cấp bậc: áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của chính phủ ra
ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương
trong các công ty nhà nước.
- Lương công việc: Công ty xây dựng bảng lương công việc cho từng chức danh
công việc cụ thể.
Tiền lương cấp bậc = [ hệ số lương cấp bậc+ phụ cấp (nếu có) x lương tối thiểu chung]
+ Công ty đang áp dụng chủ yếu là hình thức trả lương theo thời gian: Cách tính
lương:
Lương Hệ số lương x lương cơ bản
thời = x Số ngày làm việc thực tế

gian Tổng số ngày làm việc trong tháng
+ Các khoản phụ cấp: Hệ số lương x lương cơ bản x Hệ số phụ cấp
Tại công ty chỉ có 1 khoản phụ cấp đó là khoản phụ cấp trách nhiệm
Cụ thể như sau
- Giám đốc : 0.3
- Phó giám đốc: 0.2
- Trường phòng: 0.2
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 16 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
Tổng lương = Lương thời gian + Các khoản phụ cấp trách nhiệm
Lương thực nhận = Tổng lương - Các khoản khấu trừ và trích theo lương
Theo quy định hiện hành những ngày nghỉ họp công nhân viên hưởng 100% lương cấp
bậc, những ngày nghỉ ốm, nghỉ chữa bệnh, tai nạn lao động công nhân được hưởng trợ
cấp BHXH 75%
Các khoản khấu trừ:
- BHXH = Hệ số lương x lương cơ bản x 7 %
- BHYT = Hệ số lương x lương cơ bản x 1,5 %
- BHTN = Hệ số lương x lương cơ bản x 1%
Ví dụ: Trong tháng 06 năm 2014 ông Trần Minh Lợi Kế toán trưởng công ty có
Hệ số lương: 5.2
Số ngày làm việc thực tế: 25.5 ngày
Hệ số lương:5.2
Hệ số PCTN: 0.3
Lương cơ bản quy định là: 1.150.000đ
Vậy tại tháng 06 năm 2014 lương của ông
Lương 3.54 x 1.150.000
thời = x 25.5 = 5,865,000 (đ)
gian 26
- Phụ cấp trách nhiệm: = 5.2x 1.150.000x 0.2=1.196.000(đ)
Tổng lương = lương thời gian + phụ cấp trách nhiệm

= 5.865.000 + 1.196.000 = 7.061.000 (đ)
Các khoản khấu trừ:
+ BHXH = 5.2 x 1.150.000 x 8% = 478.400 (đ)
+ BHYT = 5.2 x 1.150.000 x 1.5% = 89.700 (đ)
+ BHTN = 5.2 X 1.150.000 x 1 % = 59.800 (đ)
Lương thực nhận = Tổng lương - các khoản trích theo lương
= 7.061.000 - 627.900 = 6.433.100 (đ)
Đối với nhân viên khác trong bộ phận văn phòng và công nhân sản xuất ” Tiền lương và
các khoản trích theo lương” được tính tương tự.
2.2.3. Quỹ lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 17 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.2.3.1. Quỹ lương
- Tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) của nhân viên do Giám đốc quyết
định dựa theo trình độ học vấn, chuyên môn, năng lực kỹ thuật của nhân viên và theo
thang bảng lương đã được đăng ký với Sở Lao động TB & XH TP Đà Nẵng; Được quy
định rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng lao động.
- Thời gian tính lương: từ ngày 01 của tháng đến ngày 31 của tháng hiện tại( Chỉ tính
ngày làm việc thực tế, không tính ngày Nghỉ).
- Tiền lương được trả mỗi tháng một lần vào ngày mùng 1 hàng tháng. Trường hợp
ngày mùng 1 trùng với ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ hàng tuần, tiền lương sẽ được thanh toán
vào ngày trước đó.
- Lương tính theo giờ : Lương tháng + Lương thưởng / Số ngày làm việc thực tế / 8
giờ.
a. Lương tính theo công thức sau: Lương tháng + lương thưởng – Các khoản trừ
b. Lương tháng: Hệ số cấp bậc của mã công việc x Lương tối thiểu của Xí nghiệp
( Ghi rõ trong Hợp đồng lao động hoặc phụ lục hợp đồng)
c. Lương thưởng: Khoản lương thưởng theo quy định của Xí nghiệp
● Tiền điện thoại: Các cán bộ hoặc nhân viên thường xuyên liên hệ với bên ngoài phải sử
dụng điện thoại di động thì sẽ được tiền phụ cấp điện thoại, số tiền cụ thể do Ban giám

đốc quyết định và được tính theo tháng.
● Công tác phí:
● Tiền bù tháng trước: Là số tiền mà tháng trước Xí nghiệp tính thiếu cho nhân viên
• Làm thêm ngoài giờ:
Người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động về việc làm thêm giờ do
yêu cầu của công việc, tuy nhiên phải tính toán chế độ nghỉ bù đúng theo luật định
+ Đối với ngày lễ tết:
Tiền tăng ca = (Lương cấp bậc +Lương thưởng) : 24 :8 x số giờ tăng ca thực tế x 3
- Nhân viên được dừng máy 05 phút trước khi hết thời gian làm việc (hoặc thời gian
tăng ca) để vệ sinh máy móc thiết bị, vị trí làm việc hoặc khu vực được phân công.
d. Các khoản trừ, bao gồm:
● Tiền Bảo hiểm:
- Hàng tháng nhân viên sẽ phải đóng Bảo hiểm và phí công đoàn, mức đóng cụ thể như
sau:
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm xã hội : 8%
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 18 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
+ Bảo hiểm y tế : 1,5%
+ Tổng = 10,5% * Mức lương tham gia BHXH tại thời điểm tính.
● Tiền truy thu Bảo hiểm ( nếu có):
- Tiền truy thu BH: Khi nhân viên hết thời gian thử việc, được nhận chính thức Công
ty tham gia bảo hiểm cho nhân viên, thời gian đóng bắt đều kể từ tháng nhân viên vào làm
việc( Nếu nhân viên vào Công ty làm việc trước hoặc ngày 15 của tháng), hoặc tháng kế
tiếp( Nếu nhân viên vào làm việc sau ngày 15 của tháng. Mức truy thu được tính theo quy
định như trên.
- Tiền điện thoại: Là chi phí cước điện thoại hàng tháng mà Công ty đã thanh toán
giúp nhân viên với nhà cung cấp.
● Tiền trừ BHLĐ, trừ tiền bồi thường thiệt hại( nếu có):
- Tiền trừ BHLĐ dành cho những nhân viên mua thêm BHLĐ hoặc nhân viên sử

dụng chưa hết khấu hao ( 3 tháng) đã nghỉ việc, đơn giá tính theo giá mà Công ty mua
của nhà cung cấp( Có thể thay đổi theo thời gian).
- Nếu nhân viên làm hư hại hoặc mất mát công cụ, dụng cụ, vật phẩm….của Công ty
thì sẽ phải bồi thường theo quyết định tại cuộc họp.
● Tiền thuế thu nhập cá nhân:
- Nhân viên có thu nhập cao thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
2.2.3.2. Các chế độ tiền lương tại Xí nghiệp
- Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định chung của Nhà nước và các xí
nghiệp, doanh nghệp vận dụng để trả lương cho người lao động – căn cứ vào chất lượng
và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
- Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân những người lao động trực tiếp và trả
lương theo kết quả kinh doanh.
Theo quy định hiện hành những ngày nghỉ đi họp công nhân viên hưởng 100% lương cấp
bậc, những ngày nghỉ ốm, nghỉ chữa bệnh, tai nạn lao động công nhân được hưởng trợ
cấp bảo hiểm xã hội 75%
Ví dụ : Cách tính các khoản thanh toán BHXH cho ông Phạm Anh Tuấn ở bộ
phận văn phòng trong tháng nghỉ 3 ngày do ốm, với hệ số lương 2.78, lương cơ bản:
1.150.000đ. Tỷ lệ trích 75%, nên số tiền mà ông Tuấn nhận được là:
BHXH = x 3 = 368.885 (đ)
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 19 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.2.4. Kế toán tiền lương tại Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản Xuất Khẩu
Thanh Lộc
2.2.4.1.Kế toán chi tiết tiền lương tại Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản Xuất
Khẩu Thanh Lộc
a. Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công ( Mẫu số S02- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương( Mẫu số S02- LĐTL)
- Phiếu chi
- Bảng phân bổ tiền lương( Mẫu số 11- LĐTL)
- Sổ chi tiết( Mẫu số S02- DN)

b. Tài khoản sử dụng: TK 334- ” Phải trả công nhân viên”: TK này dùng dể phản
ánh các tài khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của
công ty về tền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm và các khoản phải trả khác về
thu nhập của CNV.
c. Phương pháp hạch toán:
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng ngày các trưởng phòng, ban, phân xưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ
phận mình để chấm công của từng người vào “Bảng chấm công”. Cuối tháng thống kê
căn cứ vào ký hiệu chấm công cuả từng người để tính ra số ngày theo từng loại tương
ứng để ghi vào các cột quy ra công tuừ bảng chấm công. Sau đó chuyển một số chứng
từ liên quan sang phòng kế toản để theo dõi hạch toán lao động . Bước tiếp theo kế
toán tiền lương sẽ kiểm tra đưa kế toán trưởng kiểm tra và ký, giám đốc kiểm tra ký,
sau đó kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương và viết phiếu chi lương. Sau
đó lập bảng phân bổ tiền lương và lập sổ chi tiết
2.2.4.2. Kế toán tổng hợp tiền lương tại Xí nghiệp chế biến kinh doanh Lâm Sản
Xuất Khẩu Thanh Lộc
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 20 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
XÍ NGHIỆP CBKD LÂM SẢN XUẤT KHẨU THANH LỘC Mẫu số: S02 – LĐTL
BỘ PHẬN: VĂN PHÒNG Ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-
Ngày 20/03 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
BẢNG CHẤM CÔNG
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Ghi chú :
Chủ nhật : 0
Ngày làm việc : x
Hội họp : H
Nửa ngày công : /


SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 21 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
XÍ NGHIỆP CBKD LÂM SẢN XUẤT KHẨU THANH LỘC Mẫu số:S02 – TT
BỘ PHẬN: VĂN PHÒNG Quyết định số 15/2006QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 07năm 2014
STT Họ và Tên Chức Hệ số N.công Tiền Tiền Các khoản phải nộp Tổng
vụ Lương Lương lương BHXH BHYT BHTN Tổng nhận
thực tế PCTN 8% 1,5% 1% cộng
I Ban giám đốc
1 Lê Quốc Hùng GĐ 6.3 25 7,245,000 2,173,500 579,600 108,675 72,450 760,725 8,657,775
2 Lê Thị Dung PGĐ 5.6 24.5 6,311,200 1,288,000 504,896 94,668 63,112 662,676 6,936,524
3 Trần Minh Lợi KTT 5.2 24.5 5,860,400 1,196,000 468,832 87,906 58,604 615,342 6,441,058
II Phòng kế toán
4 Lê Thị Dung NV 3.1 24 3,422,400 273,792 51,336 34,224 359,352 3,063,048
5 Nguyễn Thị Trang NV 3 25 3,450,000 276,000 51,750 34,500 362,250 3,087,750
III Phòng kinh doanh
6 Phạm Văn Tuấn NV 2.78 23.5 3,005,180 240,414 45,078 30,052 315,544 2,689,636
Tổng cộng 23.5 29,316,596 4,657,500 2,343,534 439,413 292,942 3,075,889 30,875,791

Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập trình Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc
XÍ NGHIỆP CBKD LÂM SẢN XUẤT KHẨU THANH LỘC Mẫu số:S02 – LĐTL
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 22 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
BỘ PHẬN: SẢN XUẤT Ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-
Ngày 20/03
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
BẢNG CHẤM CÔNG

Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Ghi chú :
Chủ nhật : 0
Ngày làm việc : x
Hội họp : H
Nửa ngày công : /
XÍ NGHIỆP CBKD LÂM SẢN XUẤT KHẨU THANH LỘC Mẫu số: S02 – TT
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 23 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
BỘ PHẬN: SẢN XUẤT Quyết định số 15/2006QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 07 năm 2014
STT Họ và Tên Chức Hệ số N.công Tiền Các khoản phải nộp Tổng
vụ Lương lương BHXH BHYT BHTN Tổng nhận
thực tế (8%) (1,5%) (1%) cộng
I Xưởng Xẻ
240
30,243,560 2,419,485 453,653 302,436 3,175,574 27,067,986
1 Nguyễn Cao La CN 2.7 25 3,105,000 248,400 46,575 31,050 259,482 2,845,518
2 Trần Minh Quân CN 3.1 25.5 3,636,300 290,904 54,545 36,363 303,883 3,332,417
… ….
II Xưởng PU 250 31,212,756 2,497,020 468,191 312,128 3,277,339 27,935,417
1 Lê Anh CN 2.8 24.5 3,155,600 252,448 47,334 31,556 263,711 2,891,889
2 Lê Trương Sa CN 3.3 23.5 3,567,300 285,384 53,510 35,673 298,117 3,269,183
… ….
III Tổ tinh chế sản xuất 230 29,256,201 2,340,496 438,843 292,562 3,071,901 26,184,300
1 Hoàng Hùng CN 2.7 25.5 3,167,100 253,368 47,507 31,671 264,672 2,902,428
2 Lê Anh Hoàng CN 2.6 25 2,990,000 239,200 44,850 29,900 259,867 2,730,133

… ….
Tổng cộng
720
90,712,517 7,257,001 1,360,688 907,125 9,524,814 81,187,703
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập trình Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc

XÍ NGHIỆP CBKD LÂM SẢN XUẤT KHẨU THANH LỘC
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 24 Lớp: KTTH5_12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TOÀN XÍ NGHIỆP
Tháng 07 năm 2014

Tiền lương và thu nhập nhận được

Cấc khoản phải nộp

Bộ phận Lương Phụ Khoản Tổng BHXH BHYT BHTN Tổng cộng Tổng nhận

thực tế cấp khác cộng (8%) (1,5%) (1%)

Văn phòng 29,316,596 4,657,500 1,500,000 35,474,096 2,345,328 439,749 293,166 3,078,243 32,395,853
Sản xuất 90,712,517

90,712,517 7,257,001 1,360,688 907,125 9,524,814 81,187,703
Tổng cộng 120,029,113 4,657,500 1,500,000 126,186,613 9,602,329 1,800,437 1,200,291 12,603,057 113,583,556

Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp
Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương tháng 06/2014 đã được duyệt ở các bộ phận, kế toán lập phiếu chi để xuất quỹ tiền mặt

thanh toán cho công nhân viên.
SVTH: Võ Thị Hoài Thanh Trang 25 Lớp: KTTH5_12

×