SKKN - 2011
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY VÀ HỌC
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
SINH HỌC 12
Giáo viên : Nguyễn Minh Tuấn
Tổ : Hóa – Sinh CN
Trường THPT Lê Quý Đôn
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
1
SKKN - 2011
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực
trong học tập của học sinh, chuyển từ việc tiếp thu kiến thức thụ động, thầy giảng, trò
ghi sang hướng dẫn người học chủ động trong quá trình tiếp nhận tri thức, dạy cho
người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy
phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân
Tiến hóa là tích hợp của các khoa học trong sinh học, đặc trưng bởi tính lý thuyết
và khái quát cao, nội dung kiến thức Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Sinh
học 12 là nội dung khó, phức tạp, đòi hỏi tính khái quát cao nên việc dạy và học phần
này càng đòi hỏi đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Qua thực tế giảng dạy trong năm học này, tôi đã áp dụng phương pháp : “Hệ
thống hoá kiến thức trong dạy và học Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa –
Sinh học 12 ’’.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Xây dựng được quy trình và các biện pháp cụ thể về rèn luyện kĩ năng “Hệ thống hoá
kiến thức trong dạy và học Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12 ’’
góp phần vào việc dạy học theo chuẩn KTKN và đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng tư liệu, sơ đồ, bảng, biểu…để dạy học Chương I. Bằng chứng và cơ
chế tiến hóa – Sinh học 12
2. Xây dựng được quy trình chung và các biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng hệ
thống hoá cho học sinh trong dạy học Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh
học 12
3. Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả theo hướng
dạy học theo chuẩn KTKN và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đối
với Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
2
SKKN - 2011
Đề tài tập trung nghiên cứu việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống hoá
trong dạy học phần tiến hoá lớp 12 THPT . Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nội dung
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12 trên đối tượng cụ thể là học
sinh các lớp 12 A10, A11, A15 trường THPT Lê Quý Đôn - HP.
PHẦN HAI : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong dạy học khi học nội dung nào đó người ta sâu chuỗi các nội dung lại thành
một tổ hợp hệ thống logic gọi là HTH (Hệ thống hóa kiến thức).
Hoạt động tư duy HTH được thực hiện trong quá trình học tập dưới hai hình thức:
- Phân chia toàn thể các đối tượng riêng lẻ nào đó ra các nhóm hoặc các lớp nhất định.
- Xếp đặt tài liệu học tập vào các hệ thống nhất định nào đó.
Kĩ năng hệ thống hóa trong học tập là khả năng vận dụng thành thạo các thao
tác tư duy, để sắp xếp kiến thức đã học vào những trật tự logic chặt chẽ khác nhau,
tuỳ theo mục đích cần hệ thống.
Rèn luyện kĩ năng HTH còn giúp cho học sinh hiểu được các khái niệm tiến hóa trong
mối quan hệ với các khái niệm khác, vạch ra bản chất các học thuyết tiến hóa cổ điển,
thuyết tiến hóa hiện đại…, đồng thời còn kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh sau
một chương ở mức độ cao hơn.
II. THỰC TRẠNG
Ở các lớp cấp dưới, các kiến thức sự kiện thường là riêng lẻ như thực vật, động
vật, sinh thái, di truyền, sinh lí…, với các cây, con cụ thể. Khi huy động các kiến thức
đó để chứng minh cho chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, buộc ta phải nêu đặc
điểm của các lớp, ngành bằng cách lập bảng so sánh, từ đó rút ra tính quy luật (Sinh
giới ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí). Hoặc khi
giải thích về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, quá trình hình thành loài,
việc hướng dẫn học sinh lập các sơ đồ lôgic là hết sức cần thiết để hình thành những mô
hình kiến thức, tạo biểu tượng cho quá trình nhận thức. Chẳng hạn khi tìm hiểu quan
niệm của Lamac và quan điểm của Đacuyn nếu chỉ nghe giáo viên giảng một chiều thì
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
3
SKKN - 2011
khó mà lĩnh hội, ghi nhớ được, nhưng nếu học sinh tự nghiên cứu và rút ra kết luận từ
việc quan sát tranh sơ đồ về sự hình thành đặc điểm thích nghi ở hươu cao cổ theo hai
quan niệm trên thì học sinh sẽ hiểu được ngay và nhớ được lâu hơn, vì các em đã phải
qua một quá trình suy nghĩ, tìm tòi, đối chiếu, phân tích so sánh.
Khi thực hiện dạy học phần tiến hoá – Sinh học 12, có rất ít tranh, ảnh và các
phương tiện trực quan; hơn nữa do đặc trưng chuyên môn rất khó và trừu tượng gây ra
rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học, đặc biệt khó khăn trong việc tự học, tự đánh
giá của HS.
II. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1 - Quy trình chung rèn luyện các kĩ năng hệ thống hóa
2 - Biện pháp rèn luyện các kĩ năng Hệ thống hóa kiến thức cho HS
Thực hiện quy trình theo 5 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ: - GV nêu tình huống, xác định nhiệm vụ học tập cho HS:
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12 có mấy nội dung lớn? Mỗi nội
dung đó có những có những kiến thức cơ bản nào? Hoàn thành bản đồ kiến thức và
bẳng so sánh theo mẫu sau :
a. Bản đồ kiến thức Chương I : Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
4
Thu
nhận
thông
tin
Xử lí
thông
tin
Thông
báo kết
quả
hoặc diễn
đạt kết
quả
Vận
dụng,
ghi nhớ
kết quả
Xác
định
nhiệm
vụ
TIẾN HÓA
SKKN - 2011
b. Bảng so sánh các học thuyết tiến hoá:
CHỈ TIÊU SO SÁNH
HỌC THUYẾT
LAMAC
HỌC THUYẾT
ĐACUYN
THUYẾT TIẾN HÓA
HIỆN ĐẠI
1. Nguyên nhân
2. Cơ chế
3. Quá trình hình thầnh
đặc điểm thích nghi
4. Quá trình hình thành
loài
Bước 2: Thu thập thông tin: - HS thực hiện đọc SGK, tài liệu tham khảo để lập dàn ý
trả lời cho các yêu cầu trên.
Bước 3: Xử lí thông tin: - HS lập bảng, vẽ sơ đồ …
a. Bản đồ kiến thức Chương I : Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
5
BẰNG CHỨNG T.H CƠ CHẾ TH
…
…
………… …… …………
…
…
……
…
…
…
…
…
…
TIẾN HÓA
BẰNG CHỨNG T.H CƠ CHẾ TH
B/c
giải
phẫu
so
sánh
B/c
phôi
sinh
học
B/c
địa
lí
sinh
vật
học
B/c
TB
học
và
SH
p.tử
Các
học
thuyết
tiến hóa
Q/trình
h/thành
q/thể
thích
nghi
- Loài
- Q/trình
h/thành
loài
Thuyết
tiến hóa
Lamac
Thuyết
tiến hóa
Đacuyn
Thuyết
tiến hóa
hiện đại
- Nguyên nhân
- Cơ chế
- H/thành đặc điểm
t/nghi.
- H/thành loài
Thuyết
tiến hóa
tổng
hợp
Thuyết
tiến hóa
bằng
các ĐB
trung
tính
- K/n đ.đ
t/n
- Cơ chế
- Sự hợp lí
tương đối
- K/n loài
- Cơ chế
cách li
- Các con
đường
h/thành loài
- Tiến
hóa nhỏ
- Tiến
hóa lớn
Các NTTH:
- Đột biến
- CLTN
- Các yếu tố ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên
- Di – nhập gen
SKKN - 2011
b. Bảng so sánh các học thuyết tiến hoá:
CHỈ TIÊU SO HỌC THUYẾT HỌC THUYẾT THUYẾT TIẾN HÓA
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
6
SKKN - 2011
SÁNH LAMAC ĐACUYN HIỆN ĐẠI
1. Nguyên nhân Môi trường sống
thay đổi chậm chạp
và liên tục
- Đấu tranh sinh
tồn
- Biến dị cá thể
- Các nhân tố tiến hoá:
đột biến, CLTN, di
nhập gen, các yếu tố
ngẫu nhiên, giao phối
không ngẫu nhiên
2. Cơ chế - Do sinh vật tự chủ
động thích ứng với
sự thay đổi của môi
trường
- CLTN - Sự biến đổi t/s alen
và tpkg của quần thể.
- TH nhỏ và TH lớn
3. Quá trình hình
thầnh đặc điểm
thích nghi
Do sự tương tác giữa
sv với môi trường
theo kiểu “sử dụng
hay kkhông sử dụng
các cơ quan” luôn
được DT cho thế hệ
sau
Do sự phân hoá
về khă năng sinh
sản và khả năng
sống sót của các
cá thể khác nhau;
CLTN đào thải
những cá thể
mang biến dị kém
thích nghi,
- Cơ sở di truyền của
quá trình hình thành
quần thể thích nghi.
- Thí nghiệm chứng
minh vai trò của
CLTN trong quá trình
hình thành quần thể
thích nghi.
4. Quá trình hình
thành loài
Từ một loài tổ tiên
ban đầu, do môi
trường thay đổi theo
nhiều hướng, các sv
được tập luyện để
thích ứng với môi
trường mới
Các loài trên Trái
đất đều được tiến
hoá từ một gốc
chung dưới tác
động của CLTN
- Hình thành loài khác
khu vực địa lí: do cách
li địa lí.
- Hình thành loài cùng
khu vực địa lí:
+ Cách li tập tính;
cách li sinh thái
+ Lai xa và đa bội hoá
Bước 4: Trình bày, thông báo kết quả: - HS tiến hành độc lập hoặc theo nhóm, trình
bày, giải thích, … kết quả hệ thống kiến thức. Nêu những nhận xét, kết luận đã tìm
được. Qua sơ đồ HTH kiến thức, HS tự nhận thức được phổ rộng kiến thức của
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
7
SKKN - 2011
chương; bên cạnh đó, nội dung cần khắc sâu hơn cả là: Cơ chế TH → Thuyết TH
tổng hợp → Các NTTH.
Bước 5: Vận dụng, ghi nhớ: - GV ra thêm các câu hỏi, bài tập vận dụng và nâng cao để
HS thực hiện.
Các câu hỏi TNKQ đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của HS:
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ĐÁNH GIÁ HS
Câu 1. Nhân tố tiến hóa là các nhân tố
A. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. tham gia vào hình thành loài.
C. làm phân hóa các kiểu gen.
D. làm biến đổi kiểu hình.
Câu 2. Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen và loại bỏ nó khỏi
quần thể nhưng rất chậm là chọn lọc chống lại
A. thể đồng hợp. B. thể dị hợp.
C. alen lặn. D. alen trội.
Câu 3. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố tiến hoá nào có hướng xác định?
A. Đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 4. Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) ở vùng nhân của vi khuẩn chi có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng
nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen
trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể
sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (3), (4).
Câu 5. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
8
SKKN - 2011
A. nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình
thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các
chức năng khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo
giống nhau.
Câu 6. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác
nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan.
B. hình thái, cấu tạo của phôi qua các giai đoạn phát triển của phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 7. Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường sống.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi, gây ra các đột biến.
Câu 8. Theo Lamac, sự hình thành đặc điểm thích nghi là do
A. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng
các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.
B. trên cơ sở biến dị, di truyền và CLTN. Các dạng kém thích nghi bị đào thải, giữ
lại những dạng thích nghi nhất dưới tác dụng của CLTN.
C. kết quả của 1 quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình
đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN.
D. sự tác động của môi trường tới sinh vật với theo kiểu “các cơ quan được sử
dụng luôn được di truyền cho các thế hệ sau”.
Câu 9. Để giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới, Đacuyn đã
đưa ra cơ chế tiến hoá chính là
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
9
SKKN - 2011
A. đấu tranh sinh tồn. B. biến dị cá thể.
C. chọn lọc tự nhiên. D. chọn lọc nhân tạo.
Câu 10. Ở vùng bị ô nhiễm bụi than của Manchetxtơ, màu đen ở bướm bạch
dương từ đâu mà có?
A. Do ô nhiễm gây đột biến. B. Đột biến này vốn có nhưng rất ít.
C. Vì bụi than đã nhuộm hết chúng. D. Bướm đen nơi khác phát tán đến.
Câu 11. Theo Ơnxt Mayơ (1942): Loài là gì ?
A. Loài là 1 hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau
trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li
sinh sản với những nhóm quần thể khác.
B. Loài là 1 nhóm cá thể có những kiểu gen chung về hình thái, sinh lí, có khu
phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách
li sinh sản với những nhóm cá thể thuộc loài khác.
C. Loài là 1 nhóm cá thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu
phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách
li sinh sản với những nhóm cá thể thuộc loài khác.
D. Loài là 1 hoặc 1 nhóm quần thể có những kiểu gen chung về hình thái, sinh lí,
có khu phân bố không xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với
nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.
Câu 12. Hạt phấn của loài A có n = 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B
có n = 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng dị tứ bội có số nhiễm sắc thể là
A. 24. B. 12. C. 14. D. 10.
Câu 13. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho
nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tượng di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại
không quá lớn.
D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
10
SKKN - 2011
Câu 14. Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. biến đổi cấu trúc di truyền (tần số alen và thành phần kiểu gen) của quần thể
dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền (tần số alen và thành phần kiểu gen) của quần thể dẫn
tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 15. Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các
alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể
bởi
A. quá trình giao phối. B. di nhập gen.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Trong quá trình dạy – học Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa – Sinh học 12,
với bài kiểm tra trắc nghiệm trên, kết quả kiểm tra ở các lớp được hệ thống hóa kiến
thức (lớp 12 A10 và 12A11) luôn cao hơn ở lớp không được hệ thống (12A15).
+ Độ linh hoạt và nhanh nhậy trong việc tiếp thu kiến thức, độ bền kiến thức ở các lớp
12A10 và 12A11 tốt hơn ở lớp 12A15, điều đó cho thấy việc sử dụng các biện pháp
HTH trong dạy học tiến hóa là rất có hiệu quả.
+ Sử dụng sơ đồ, bảng HTH… để tổ chức hoạt động học tập của HS khiến các em phải
tích cực tư duy, tự lực, chủ động giải quyết các tình huống nhận thức trong học tập mà
giáo viên yêu cầu, nhờ đó mà kiến thức hình thành được ở các em vững chắc và lâu bền
hơn.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Có rất nhiều phương pháp, biện pháp được sử dụng trong dạy học theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Tuỳ từng bài, từng phần, tuỳ thuộc
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
11
SKKN - 2011
đối tượng học sinh, người giáo viên sẽ sử dụng 1 hay nhiều phương pháp thích
hợp. Trên đây là một phương pháp mà tôi đã sử dụng trong các giờ dạy học và ôn
tập ở các lớp 12: A10, A11, A15. Hy vọng được đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
công tác dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ngày
càng phát huy hiệu quả.
Hải An, tháng 2 năm 2011
Người viết
Nguyến Minh Tuấn
NGUYỄN MINH TUẤN THPT LÊ QUÝ ĐÔN
12