Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Gía vàng hiện tượng nóng lên của thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.94 KB, 36 trang )

TÊN ĐỀ TÀI : “GIÁ VÀNG – HIỆN TƯỢNG NÓNG LÊN CỦA THẾ
GIỚI HAY TRỞ VỀ KỶ BĂNG HÀ”
LỜI MỞ ĐẦU:
Năm 2009 là năm mà các nhà đầu tư trên thị trường vàng VN phải
chao đảo cùng thị trường và dè dặt khi đưa ra các quyết định của
mình trên thị trường này. Giá vàng kết thúc năm 2009 với mức giảm
nhẹ trong phiên giao dịch cuối cùng. Tuy nhiên, tính ra trong năm
2009 này, vàng đã tăng ở mức mạnh nhất trong vòng 9 năm qua.
Với sự biến động mạnh mẽ như vậy của giá vàng mà năm 2009 là
dấu ấn ghi nhận từng ngày, từng giờ vàng nhảy múa hay lên xuống
như đồ thị hình sin. Nhưng biên độ lên chiếm chủ yếu và đã đẩy giá
vàng tiến tới những kỷ luật mới. Với xu thế và tình hình như vậy, một
câu hỏi đặt ra là “Xu thế biến động của giá vàng sẽ như thế nào
trong năm 2010 và trong cả dài hạn”. Rất nhiều ý kiến, đánh giá
nhận định, phân tích của các chuyên gia, công ty, tổ chức… và của
chính nhà đầu tư đã được đưa ra làm cho thị trường vàng ngày càng
nóng lên. Năm 2009 là năm đây biến động của giá vàng nên nhóm
chúng tôi lấy năm này để phân tích sự biến động của nó và dự đoán
xu thế trong dài hạn. Trong bài trình bày sẽ gặp nhiều thiếu, mong
nhận được sự đóng góp chân thành của các bạn. Nhóm chúng tôi xin
chân thành cám ơn!
I. Nhìn lại sự biến động giá vàng năm 2009
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại thị trường vàng của VN trong năm
2009 qua những sự kiện đáng chú y sau.
Thứ nhất: giá vàng VN lập kỷ lục
Giá vàng trong nước liên tục tăng theo giá vàng thế giới từ quy 1 đến
quy 3 khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo các
nhà đầu tư kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và
mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày 11/11/2009 là ngày
đáng ghi nhớ của nhà đầu tư khi giá vàng lần lượt chinh phục các
mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ


đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước
hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng. Trong khi đầu năm giá vàng trong
nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 29/12, giá
1
vàng ở mức 26,7 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng
8,7 triệu đồng/lượng, tương đương 48.33% so với đầu năm.
Biểu đồ giá vàng thế giới (www.kitco.com)
Biểu đồ giá vàng Việt Nam năm 2009 (www.giavang.net)
Thứ hai: Giá vàng trong nước thường xuyên chênh lệch nhiều
so với giá vàng thế giới
Nhìn chung, giá vàng trong nước năm nay biến động cùng chiều với
giá vàng thế giới. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-
2
cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước năm nay
có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới tới cả triệu
đồng/lượng.
Vào giữa quý 1, người dân ồ ạt bán vàng để chốt lời ở mức giá 19-20
triệu đồng/lượng, trong khi doanh nghiệp mạnh tay gom mua để
xuất khẩu. Giá vàng trong nước lúc này thấp hơn giá vàng thế giới
1,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi vào giữa quý 4, các nhà đầu tư lại tranh nhau mua vàng,
giá vàng trong nước lại thường xuyên cao hơn giá thế giới. Trong
ngày sốt đỉnh điểm 11/11, giá vàng trong nước có lúc cao hơn giá
vàng thế giới 3,6 triệu đồng/lượng.
Thừa hoặc thiếu cung vàng là lý do chính mà các công ty kim hoàn
đưa ra để lý giải cho sự vênh giá trên. Tuy nhiên, sự lệch giá này là
kết quả của hoạt động ghìm giá hoặc thổi giá của giới đầu cơ.
Sự lên xuống của tỷ giá USD/VND thị trường tự do ở nhiều thời điểm
cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến giá vàng trong nước
không tăng giảm cùng biên độ với giá vàng thế giới, thậm chí biến

động ngược chiều với giá vàng thế giới.
Thứ ba: Vàng mất đi vai trò là “vịnh tránh bão” hàng đầu cho
các nhà đầu tư khi thị trường ngoại hối, bất động sản và
chứng khoán biến động.
Giá vàng Việt Nam cũng như giá vàng thế giới năm nay lập kỹ lục khi
khủng hoảng tài chính không còn căng thẳng như năm 2008, đồng
thời lạm phát đã không còn là mối lo cho hầu hết các quốc gia trên
thế giới.
Với sự hỗ trợ của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD luôn
được nâng đỡ mỗi khi có những thông tin kinh tế bất lợi. Xu hướng
3
chủ yếu của tỷ giá USD duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Vì
vậy, đồng USD là “vịnh tránh bão” hàng đầu năm nay trên thị trường
thế giới thay vì vàng như trước đây.
Thứ tư: Vàng trở thành kênh đầu tư sinh lợi cao
Dù nhiều nhà đầu tư vàng giá xuống trong nước đã thua lỗ đậm
trong quý 4, vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt trong năm nay.
Theo số liệu hãng tin tài chính Bloomberg cung cấp, trong 11 tháng
đầu năm nay, các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp trên thế
giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp đó là thị
trường hàng hóa với mức lợi nhuận 36%, vàng (34%), chứng khoán
(29%), trái phiếu doanh nghiệp (23%), và trái phiếu chính phủ (8%).
Năm nay sẽ là năm tăng giá thứ 9 liên tục của vàng thế giới.
Trong nước, giá vàng từ đầu năm tới ngày 24/12 đã tăng gần gấp
rưỡi, chỉ số VN-Index tăng 51,8%, còn lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn
1 năm ở điểm đầu năm nay vào khoảng 8%.
Thứ năm: Tâm lý đám đông và hệ quả “đánh xuống”
Năm 2009, chúng ta lại tiếp tục chứng kiến tâm lý đám đông của các
nhà đầu tư vàng nhỏ lẻ ở trong nước. Trong quý 1, các nhà đầu tư tỏ
ra sáng suốt khi bán vàng chốt lãi ở các mức giá 19-20 triệu

đồng/lượng. Trong quý 2 và quý 3, do sức hút từ sự phục hồi của thị
trường chứng khoán và nhà đất, thị trường vàng trong nước khá
trầm lắng mặc dù giá vàng lần lượt chinh phục các mốc 21-22 triệu
đồng/lượng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng giá vàng khó có thể tăng xa hơn
nên đã vay vàng để bán, với hy vọng khi nào giá xuống sẽ mua vào
để trả nợ. Đến đầu quý 4, khi giá vàng tiến về 26 triệu đồng/lượng,
nhiều người bắt đầu thực sự lo ngại về khoản nợ bằng vàng của
mình. Tới lúc này, nhiều người cuống cuồng mua vào để thanh toán
số vàng đã vay nhằm cắt lỗ, khiến tình hình nguồn cung vàng trong
4
nước thêm phần căng thẳng giữa lúc hoạt động nhập khẩu vàng
chưa được nối lại. Nhiều người không vay vàng cũng mất hết kiên
nhẫn khi thấy giá vàng liên tục leo thang nên cũng ồ ạt đi mua.
Thứ sáu: Quyết định can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà
nước
Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước,
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nối lại hoạt động nhập khẩu
vàng nhằm hạ nhiệt thị trường. Quyết định được công bố vào chiều
ngày 11/11 này được xem như một liều thuốc giải nhiệt hiệu quả và
kịp thời đối với cơn sốt vàng đang ở đỉnh điểm. Trước đó, hoạt động
nhập khẩu vàng đã bị tạm ngừng một năm rưỡi.
Sau khi vấn đề nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có
những biến động mạnh do xu hướng leo thang của tỷ giá USD thị
trường tự do. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục sau khi
Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và
thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11.
Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị
trường tự do và nguồn cung vàng không còn khan hiếm, giao dịch
trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.

Thứ bảy: Đi tìm quy chế quản lý các sàn giao dịch vàng
Quản lý sàn vàng là một vấn đề lớn được các cơ quan chức năng cân
nhắc trong năm nay. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ
hai phương án về quản lý sàn vàng: một là chấm dứt hoạt động sàn
vàng; hai là tiếp tục cho hoạt động thì chỉ cho phép các ngân hàng
thương mại được mở sàn, đồng thời mức ký quỹ có thể lên tới mức
100%.
Với diễn biến phức tạp của giá vàng trong nước như trên, giá
vàng trong nước năm 2010 sẽ diễn biến như thế nào? Liệu
5
rằng giá vàng có lập được những kỷ lục mới so với năm 2009
hay không và xu thế biến động trong dài hạn như thế nào?
II. Các số liệu mới về giá vàng và sự biến động đầu năm 2010:
1. Giá vàng biến động trong 3 tháng đầu năm 2010:
07-03-2010 09:11:46 Vàng nhãn hiệu rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu
trên thị trường Hà Nội mua vào 26,7 triệu đồng/lượng, bán ra 26,78
triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 40.000 đồng và 30.000 đồng/lượng so
với trong tuần. Vàng miếng SBJ tại hệ thống Sacombank trên toàn
quốc mở cửa sáng thứ 7 giao dịch ở mức 26,77 - 26,79 triệu
đồng/lượng (mua vào - bán ra), đồng loạt tăng 60.000 đồng/lượng
trên cả giá mua và bán.
Vàng miếng AAA tại Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam cũng điều
chỉnh tăng giá mua - bán lên mức 26,67 - 26,77 triệu đồng/lượng
(cập nhật lúc 8 giờ 15).
Khi thị trường chưa xác định rõ hướng đi thì từ đầu tuần đến nay,
nhà đầu tư vẫn án binh bất động. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM
cho biết lượng giao dịch trong tuần qua rất chậm. Người mua, bán
thưa thớt với số lượng nhỏ lẻ. Giao dịch vẫn trầm lắng trong khi giới
đầu tư thế giới đang chờ đợi đà tăng giá trong tuần tới.
05-03-2010 12:04:44 Sau nhiều phiên tăng liên tục, giá vàng trong nước sáng

5/3 quay đầu điều chỉnh giảm nhẹ theo thế giới
Giá vàng trong nước
Nguồn tin: Công ty vàng bạc đá quý Tp Hồ Chí Minh - JSC (đơn vị tính: đồng / chỉ)
Cập nhật lúc 14:22 05/03/2010
Tp Hồ Chí Minh
Loại Mua Bán
Vàng
SJC 1L
26.720 26.780
Vàng
SJC 5c
26.720 26.800
Vàng 26.720 26.810
Hà Nội
Loại Mua Bán
Vàng
SJC
26.700 26.780
Nha Trang
6
SJC 2c
Vàng
SJC 1c
26.720 26.810
Vàng 24
K
25.980 26.780
Vàng 18
K
19.040 20.240

Vàng 14
K
14.560 15.760
Đà Nẵng
Loại Mua Bán
Vàng
SJC
26.710 26.760
Loại Mua Bán
Vàng
SJC
26.700 26.760
Cần Thơ
Loại Mua Bán
Vàng
SJC
26.700 26.760
+ Giá vàng trong nước phiên sáng nay, 3/3, chỉ tăng từ 100.000 -
120.000 đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng, trong khi giá vàng thế
giới có mức tăng điểm mạnh mẽ, gần 15 USD/ounce so với phiên hôm
qua, lên mức 1.133,15 USD/ounce.
Giá vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quí Sài Gòn chi nhánh
Hà Nội giao dịch lúc 11 giờ 15 phút là 26,65 triệu đồng/lượng (mua
vào) và bán ra là 26,76 triệu đồng/lượng, tăng 120.000 đồng/lượng so
với cùng thời điểm sáng qua.
Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu và SBJ của Ngân
hàng Sacombank-SBJ cũng có mức tăng tương ứng khi niêm yết ở mức
giá 26,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,76 triệu
đồng/lượng.
Việc giá vàng giao dịch quanh mức 26,66 triệu đồng/lượng trong gần

một tháng nay khiến không khí giao dịch trên thị trường vàng diễn ra
khá buồn tẻ.
+ Giá vàng tại thị trường trong nước sau Tết đã liên tục tăng giá.
Hôm qua 21/2, giá vàng SJC mua vào - bán ra ở mức 26,5-26,75 triệu
đồng/lượng. Vàng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu
tương ứng là 26,6-26,8 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch trước Tết, giá vàng đã tăng gần 500.000
đồng/lượng.
7
Giá vàng trong nước duy trì quanh mức 26,40 triệu đồng/lượng.Giá
vàng miếng các thương hiệu trong nước ngày cuối tuần (30/1) đứng phổ
biến ở mức 26,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và trên 26,42 triệu
đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm này sáng qua, giá vàng gần
như không có thay đổi gì đáng kể.Mua vào vẫn là xu hướng chính trên
thị trường vàng, tuy chưa đủ mạnh để tạo ra sự chuyển biến mạnh về
khối lượng giao dịch. Giới kinh doanh vàng cho biết, họ kỳ vọng, sau
Tết Nguyên đán, tình hình giao dịch sẽ có sự khởi sắc rõ rệt hơn.
+ Lúc 18 giờ chiều 9-2, giá vàng thế giới ở mức 1.067,2 USD/ounce, tăng 5,8
USD/ounce so với mức giá chốt phiên liền trước. Cùng lúc, giá vàng miếng các nhãn
SJC, SBJ, PNJ-DAB chốt ở mức 25,16 triệu đồng/lượng (thu vào) và 25,26 triệu
đồng/lượng (bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng so với giá chốt chiều 8-2.
Tuy giá vàng SJC bán ra trên thị trường ngày 9-2 cao hơn so với ngày 8-2
nhưng lượng người đổ xô đến các cửa hàng của SJC tại TPHCM vẫn đông
nghẹt. Theo Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC, trong ngày 9-2, lượng
vàng giao dịch của SJC tăng lên khoảng 40.000 lượng.Hiện nay giá bán ra
của SJC thấp hơn giá thị trường khoảng 70.000 – 100.000 đồng/lượng.
+ Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều thay đổi so với dịp cuối tuần vừa rồi,
trong khi giá vàng thế giới mở cửa trên đà đi xuống. Vàng vẫn đang chịu áp lực mất
giá trước xu hướng mạnh lên của tỷ giá USD và yếu tố mùa thấp điểm của tiêu thụ
trang sức.

Lúc 9h30 sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước phổ
biến ở mức trên 26,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và quanh 26,65 triệu
đồng/lượng (bán ra). So với thời điểm sáng thứ Bảy tuần trước, giá
vàng miếng một số thương hiệu hiện đã được điều chỉnh tăng thêm
khoảng 10.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng tại một số nơi giảm
10.000 đồng/lượng
Vàng SBJ giao dịch tại hệ thống Sacombank từ thời điểm mở cửa đã
được duy trì ở mức 26,59 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,63 triệu
đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý
Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC từ thời điểm 9h25 ở mức tương
ứng lần lượt là 26,55 triệu đồng/lượng và 26,61 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Hà Nội, Bảo Tín Minh Châu lúc 9h35 báo giá vàng Rồng
Thăng Long ở mức 26,56 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,64 triệu
đồng/lượng (bán ra). PNJ Hà Nội cùng thời điểm công bố giá vàng PNJ
Phượng Hoàng ở mức 26,55 triệu đồng/lượng và 26,63 triệu
8
đồng/lượng.
Sau khi khởi động năm mới Canh Dần ở ngưỡng giá gần 27 triệu
đồng/lượng, giá vàng trong nước đã liên tục đi xuống theo giá vàng thế
giới. Tuy nhiên, giá vàng trong nước hiện vẫn đang cao hơn giá vàng
thế giới một khoảng không nhỏ
+ Giá vàng thế giới giảm sau khi FED quyết định giữ nguyên
lãi suất ở mức thấp. Sáng nay (28/1), giá vàng thế giới mở
cửa ở mức 1.085 USD/ounce và dao động trong khoảng
1.085-1.090 USD/ounce. Giá vàng trong nước ổn định quanh
mức 26,3-26,4 triệu đồng/lượng
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý
Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 08 giờ sáng nay là 26,36 - 26,44 triệu
đồng/lượng, giảm 20-30 nghìn đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ), giá vàng SBJ niêm

yết ở mức 26,36 - 26,40 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, đến cuối buổi sáng giá vàng trong nước đã tăng nhẹ trở
lại mức ban đầu. Cụ thể, giá vàng SJC tăng 30 nghìn đồng/lượng lên
mức 26,39 - 26,47 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, giá vàng thế
giới được giao dịch ở mức 1.088,60 – 1.089,10 USD/ounce. Nếu quy
đổi theo tỷ giá USD/VND là 18.479 đồng thì giá vàng thế giới tương
đương là 24,858 - 24,869 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong
nước đang cao hơn vàng thế giới khoảng 1,6 triệu đồng/lượng.
Trên sàn Giao dịch vàng Sài Gòn, giá vàng giao dịch lúc 10h40 sáng
nay ở mức 24,160 triệu đồng/lượng. Tổng khối lượng giao dịch đạt
40 lượng, trị giá 966,4 triệu đồng.
Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ, giá vàng trên sàn lúc 10h40 giao
dịch ở mức 24,220 triệu đồng/lượng. Tổng khối lượng giao dịch đạt
150 lượng, trị giá hơn 3,6 tỷ đồng.
+ Giá vàng trên thị trường châu Á sáng nay (26/1) dao động
trong khoảng 1.095-1.103 USD/ounce, giá vàng trong nước
cũng tăng nhẹ 10-20 nghìn đồng/lượng
Trên sàn Giao dịch vàng Sài Gòn (ACB), giá vàng mở cửa phiên giao
dịch sáng nay ở mức 24,520 triệu đồng/lượng. Lúc 11 giờ, giá vàng
trên sàn được giao dịch ở mức 24,459 triệu đồng/lượng. Tổng khối
9
lượng giao dịch đạt 100 lượng, tương đương giá trị giao dịch hơn 2 tỷ
đồng.
Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ, giá vàng mở cửa sáng nay ở mức
24,650 triệu đồng/lượng. Lúc 11h00, giá vàng trên sàn SBJ giao dịch
ở mức 24,500 triệu đồng/lượng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 380
lượng, trị giá 9 tỷ đồng.
Một tuần biến động mạnh của giá vàng
23:46 16-01-2010
Sau khi liên tục trồi sụt quanh ngưỡng 27 triệu đồng/lượng trong suốt tuần, giá vàng trong

nước cuối tuần này mất hơn 100.000 đồng/lượng so với tuần trước
Với giao dịch chậm chạp trên thị trường vàng vật chất, giá vàng trong nước không còn được neo
cao so với giá thế giới như trước. Tuần này cũng ghi nhận những diễn biến mới trong việc đóng
cửa các sàn giao dịch vàng, với các văn bản chỉ đạo mới của cơ quan chức năng và công tác thực
hiện của các sàn.
Sáng cuối tuần 16/1, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước được niêm yết ở mức xấp xỉ
26,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và trên dưới 26,85 triệu đồng/lượng (bán ra). Các mức giá này
đã giảm khoảng 100.000 đồng/lượng so với mức giá của ngày hôm trước, đồng thời cũng thấp
hơn khoảng 100.000 đồng/lượng so với mức giá cuối tuần trước.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trong buổi sáng công bố giá vàng SJC cho thị trường
Tp.HCM ở mức 26,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,84 triệu đồng/lượng (bán ra). Hệ thống
Sacombank niêm yết giá vàng miếng hiệu SBJ ở các mức tương ứng lần lượt là 26,76 triệu
đồng/lượng và 26,80 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Hà Nội, vào cuối ngày giao dịch, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) để giá
vàng SJC ở mức 26,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,96 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tuần này, giá vàng trong nước đã điều chỉnh về mặt bằng chung với giá vàng thế giới, thậm chí có
thời điểm còn thấp hơn giá vàng thế giới. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước
hiện chỉ cao hơn khoảng 100.000 đồng/lượng.
2. Thưch trạng giá vàng từ các doanh nghiệp, công ty kinh doanh vàng,
những quan điểm, nhận định và bức xúc của họ:
Chủ Nhật, 28/02/2010
“Than thở” vì không được nhập vàng
Đã 3 tuần kể từ khi NHNN yêu cầu Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng cường bán
vàng miếng ra thị trường để đưa giá vàng trong nước về ngang giá thế giới, giá vàng trong
nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 600.000 - 700.000 đồng/lượng.
10
Một dây chuyền đóng gói vàng miếng SBJ của Sacombank-SBJ tại TPHCM - Ảnh: Reuters.

Nhiều doanh nghiệp kim hoàn đang nhấp nhổm không yên vì đã nộp đơn xin nhập khẩu
vàng, nhưng chưa được cấp phép.

Mức chênh lệch “khó chấp nhận”
Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp vào thị trường vàng vật chất bằng cách
yêu cầu SJC bán vàng ra thị trường. Cùng với đó, SJC cũng là doanh nghiệp duy nhất được
cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng trong đợt nhập khẩu đầu năm nay.
Hiện chưa có con số chính xác về khối lượng vàng được công ty này nhập về, nhưng ước
tính có ít nhất 8 tấn vàng đã được SJC nhập trong tháng 2/2010. Song song với việc nhập
vàng, SJC cũng tăng cường bán vàng miếng ra thị trường để bình ổn giá.
Theo ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh của SJC, vào ngày 5/2, ngay sau
chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, SJC đã tung ra 30.000 lượng vàng, từ khối lượng bán ra
chỉ vài ba ngàn lượng mỗi ngày trước đó. Từ thời điểm đó tới nay, SJC đã bán ra cho
người dân và các đối tác là doanh nghiệp trên 150.000 lượng vàng, phục vụ mục đích bình
ổn thị trường.
Một lãnh đạo doanh nghiệp kim hoàn phía Nam cho hay, cùng với SJC, hai ngân hàng
thương mại lớn nữa có hoạt động kinh doanh vàng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu (ACB) và Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng được
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu (không chính thức) bán ra hàng chục ngàn lượng vàng để can
thiệp thị trường vào ngày 5/2.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, có thể nói biện pháp can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhà
nước thông qua SJC vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cụ thể, nếu lấy tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Vietcombank ở mức 19.100 VND/USD
để quy đổi giá vàng thế giới lúc 11h40 ngày 26/2 là 1.110 USD/oz, cộng thêm 1% thuế
11
nhập khẩu và 30.000 phí gia công mỗi lượng vàng, thì mức giá này tương ứng với 25,85
triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, SJC công bố giá vàng miếng thương hiệu này bán ra cho thị trường
TPHCM ở mức 26,43 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 580.000
đồng/lượng.
Thậm chí, ngay trước thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, khi người dân tăng mua vào nhằm
tranh thủ giá vàng thế giới có sự điều chỉnh giảm mạnh, giá vàng trong nước đã có lúc cao
hơn giá vàng trong nước cả triệu đồng mỗi lượng.

Trong khi đó, theo đại diện của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng trong
nước chỉ cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 80.000-100.000 đồng/lượng là hợp lý. “Mức
chênh lệch cao hơn mức này là khó chấp nhận”, đại diện này nói.
Doanh nghiệp kim hoàn bức xúc
Trao đổi với báo chí, đại diện nhiều doanh nghiệp vàng đang tỏ ra khá bức xúc vì chưa
được cấp phép nhập khẩu vàng.
“Do không được nhập khẩu vàng và không được kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài,
chúng tôi phải mua bán đối ứng vàng tại thị trường trong nước. Hiện nay, SJC phát giá bao
nhiêu thì chúng tôi phải mua với giá bấy nhiêu và bán ra ở mức cao hơn chút đỉnh để kiếm
lời”, đại diện của PNJ nói.
Cũng theo đại diện của PNJ, để giá vàng hạ, giải pháp là không nên để việc nhập khẩu
vàng tập trung vào một đầu mối duy nhất là SJC như hiện nay.
“Không ai có thể dự báo chính xác được giá vàng thế giới nên các doanh nghiệp kim hoàn
bán bao nhiêu vàng trong ngày là phải mua vào bấy nhiêu để cân đối trạng thái. Nếu được
phép nhập vàng thì chúng tôi sẽ chủ động hơn trong việc mua bán và yên tâm khi bán vàng
ra thị trường sát với giá thế giới”, đại diện này nói.
Ông Khánh cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước hiện đang chỉ để một đầu mối là SJC được
nhập vàng có thể xuất phát từ chỉ đạo của Chính phủ. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại văn bản số 369/TB-VPCP ban hành ngày 30/12/2009, để tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm rà soát lại tất cả
các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành thành một nghị định
quản lý đối với vàng, theo hướng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với loại hàng hóa đặc biệt này.
“Vì vàng được xem là hàng hóa đặc biệt nên có lẽ Ngân hàng Nhà nước không cho nhập
đại trà mà muốn có sự tập trung để thuận tiện cho việc quản lý”, ông Khánh nói.
12
Tuy nhiên, theo ông Khánh, sự chênh lệch giá vẫn còn tồn tại giữa giá vàng trong nước và
giá vàng thế giới là một bằng chứng cho thấy, nguồn vàng mà SJC được nhập về từ đầu
năm tới nay vẫn chưa đủ sức bình ổn thị trường như mong muốn của Ngân hàng Nhà nước.
“Để giá vàng trong nước về ngang giá thế giới như mục tiêu thì cần có thêm một số đơn vị

nữa được nhập vàng. Như thế, sẽ tránh được tình trạng dư luận cho rằng thị trường vàng
đang xảy ra hiện tượng độc quyền hay làm giá”, ông Khánh đề xuất.
Nhập vàng: Sao chỉ một đầu mối?
Cho các ngân hàng thương mại và các công ty lớn kinh doanh vàng nhập vàng thì
mới mong kéo giá trong nước ngang giá thế giới.
Sau một tháng khoảng 4 tấn vàng đã được nhập về nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn
gần 1 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Điều này đang khiến nhiều doanh nghiệp và nhà
đầu tư đặt ra vấn đề phải chăng Ngân hàng Nhà nước “bốc thuốc” chưa đúng.
Còn hàng nhưng không dám bán
Ông Đỗ Xuân Quỳnh, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội),
cho rằng mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng thông qua Công ty
SJC là đưa giá vàng trong nước ngang giá thế giới, qua đó kéo giá USD tiền mặt tại thị
trường tự do ngang với giá của ngân hàng. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép
SJC được phép nhập khẩu vàng không hạn chế số lượng khiến các doanh nghiệp kinh
doanh vàng khác đang phải kinh doanh trong tình trạng thiếu bình đẳng, tạo nên tình trạng
độc quyền. Trong việc nhập khẩu này, một lượng lớn ngoại tệ được cấp cho SJC để nhập
hàng ngàn tấn vàng.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận
(PNJ), nếu chỉ một mình Công ty SJC nhập vàng thì khó đưa giá trong nước ngang giá thế
giới. Vì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong tình cảnh còn hàng trong kho
nhưng không dám bán vì bán ra mà không có nguồn để mua vào sẽ dẫn đến tình trạng mất
cân đối nguồn hàng. Do đó, hàng vẫn còn trữ trong kho nhưng vẫn phải mua lại của các
bạn hàng khác với giá cao tương ứng với giá thị trường. Do đó, giá giao dịch vẫn luôn cao
chứ không thể hạ thấp xuống được.
Theo bà Cúc, trước thông tin cho phép nhập vàng, có những đơn vị mạnh dạn tung hàng
bán theo thị trường nhưng sau đó lại không được cấp quota nên buộc phải mua lại hàng của
các doanh nghiệp theo giá thị trường với giá cao. Ngay cả doanh nghiệp mua với số lượng
lớn còn phải gom hàng giá cao để bán thì đương nhiên giá vàng vẫn tiếp tục cao. Đây là
tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp. Trong khi đó, SJC có quyền quyết về giá vì chủ
động nguồn hàng, đủ cân đối cung cầu. Điều này cũng gây bất bình đẳng cho các doanh

nghiệp mà cũng không giúp bình ổn được giá vàng trong nước.
Bà Cúc cũng cho rằng mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là ghìm giá xuống nhưng
phương pháp chưa phù hợp nên dù có tung hàng với số lượng lớn thì giá vẫn không xuống.
13
“Cần phải cho các ngân hàng thương mại và các công ty lớn kinh doanh vàng nhập vàng
thì mới mong kéo giá trong nước ngang giá thế giới. Điều này cũng tạo sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các doanh nghiệp” - bà Cúc nói
III. Phân tích nguyên nhân biến động, xu thế biến động của giá vàng trong
trung và dài hạn: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho giá vàng trong nước
biến động mạnh. Cụ thể như biến động về giá dầu trên thế giới, tỷ giá của
đồng USD biến động, các hoạt động xuất nhập khẩu vàng của các quốc gia
có số lượng vàng dự trữ lớn, các nhà đầu cơ… Nhưng xét cho cùng thì giá
vàng trong nước luôn theo sát giá vàng thế giới chiều tỷ lệ thuận. Điều này
đã được thực tiễn chứng minh tất nhiên cũng có những chênh lệch nhất định.
1. Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn và sinh lời cao chứ không phải để dùng làm
đồ trang sức:
Khả năng sinh lợi của một kênh đầu tư luôn đi kèm với yếu tố rủi ro, khả
năng sinh lời càng cao thì tỉ lệ rủi ro càng lớn. Trong các kênh đầu tư như đề
cập, kênh đầu tư vàng được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, là “chiếc hầm
trú ẩn an toàn của giá trị”; do đó rất nhiều người dân mua vàng cất trữ cho
mục đích đầu tư dài hạn.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua,có khá nhiều nhà đầu tư phải chịu lỗ nặng
từ kênh đầu tư vàng trong nước do giá vàng biến động mạnh. Giá vàng trong
năm 2009 có nhiều đợt biến động mạnh, có lúc giá vàng vật chất tăng - giảm
vài triệu đồng/lượng chỉ trong 1 ngày do chịu tác động chủ yếu từ yếu tố tâm
lý của nhà đầu tư.
Vàng sẽ ít có những đợt biến động mạnh như thời gian qua, tuy nhiên vẫn là
kênh đầu tư sinh lợi tốt và nên chiếm tỷ trọng nhất định trong danh mục của
nhà đầu tư
Vàng trở thành kênh đầu tư sinh lợi cao

Dù nhiều nhà đầu tư vàng giá xuống trong nước đã thua lỗ đậm
trong quý 4, vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt trong năm nay.
Theo số liệu hãng tin tài chính Bloomberg cung cấp, trong 11 tháng
đầu năm nay, các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp trên thế
giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp đó là thị
14

×